1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 4 5 tuổi a1 tại trường mầm non mỹ tân huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIANCHO TRẺ 4 - 5 TUỔI A1 TẠI TRƯỜNG MẦM NON MỸ TÂN,

HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Phạm Thị HươngChức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Mỹ TânSKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

Nội dungTrang

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 32.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

2.3.3 Tổ chức trò chơi dân gian thông qua các hoạt động trải

2.3.4 Phối hợp với phụ huynh tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho

trẻ, giúp trẻ biết yêu văn hóa của dân tộc mình 142.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16

Trang 3

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu không chỉ lo lắng, đấu tranh chodân tộc, cho đời sống của đồng bào trong cảnh nước mất nhà tan cũng như khiđất nước thống nhất mà Người còn quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc,giáo dục trẻ em Đây luôn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu củaNgười và trong cuộc đời cách mạng, Người đã hết lòng chăm sóc, dạy dỗ lớpMầm non cho Tổ quốc Những lời dạy của Người với các cô giáo hay với các

cháu nhỏ đều ngắn gọn, dễ nhớ, giản dị, gần gũi nhưng hết sức sâu sắc: “Làm

mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ” [1]

Bác đã nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ, biết học hành là

ngoan” [2] với câu nói nhắn nhủ của người cũng là điều mà người muốn căn

dặn cho mọi thế hệ sau về nhiệm vụ, vai trò của người lớn trong việc chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục trẻ thơ Với vai trò to lớn ấy, bậc học Mầm non là bậc họcnền tảng, là cơ sở, tạo tiền đề cho các bậc học tiếp theo Chúng ta đều hiểu,trong bất kì thời đại nào, trẻ em luôn cần được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáodục đúng đắn Trẻ em như những hạt mầm chứa đựng bao nhiêu tiềm năng, sứcmạnh và khao khát vươn lên Vậy hãy tạo cho những hạt mầm đó mảnh đất tốtlành, mạch nguồn ánh sáng để nó phát triển tốt nhất, đó là trách nhiệm của mỗichúng ta.

Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vuichơi Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập, mà quantrọng nhất trẻ cần phải được thỏa mãn nhu cầu vui chơi Xuất phát từ vai tròquan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em, tôi nhận thấy việc tổ chức chotrẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa Khi trẻchơi các trò chơi còn giúp trẻ phát huy khả năng phản xạ, phán đoán và tư duylogic

Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứađựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo Trò chơi dân gian không những nângcánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còngiúp trẻ hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước… Những trò chơiđơn giản, âm điệu vui tươi, sống động, nhí nhảnh gần gũi với cuộc sống giúp trẻthêm hào hứng học tập và sống hồn nhiên hơn Mặt khác, các trò chơi dân gianthường diễn ra ngoài trời sẽ đưa trẻ gần với thiên nhiên hơn, trẻ có nhiều cơ hộitìm hiểu, quan sát về môi trường tự nhiên hơn Có những trò chơi không đòi hỏidụng cụ, nhưng trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non vẫn vô cùng thu hút với trẻnhỏ bởi sự thú vị, rộn ràng và đặc biệt là có thể chơi cả khi ít hay nhiều bạn nhưtrò chơi “Chi chi chành chành”, “Nu na nu nống”, “Lộn cầu vồng”…

Trò chơi dân gian đã từng là trang kí ức đậm nét về quê hương, làng xómtrong mỗi tâm hồn con người Việt Nam Những tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ,tiếng cót két, cọt kẹt của chiếc võng đưa nôi trong những trưa hè râm ran tiếngve có lẽ trẻ con thời nay không có cơ hội được cảm nhận, thay vào đó là nhữnghình ảnh siêu nhân, trò chơi game, trò chơi điện tử thông qua tivi, ipad, điệnthoại,… Chúng ta không phủ nhận những lợi ích từ công nghệ 4.0 song nếuchúng ta phụ thuộc vào nó quá nhiều sẽ biến con người thành cỗ máy và đã là

Trang 4

máy móc thì sẽ không có cảm xúc, không có tình cảm giữa con người với conngười Với trẻ con, việc lạm dụng quá nhiều công nghệ trẻ sẽ bị lôi cuốn vàonhững trò chơi điện tử, trong đó có nhiều trò chơi bạo lực gây những hậu quả vềsức khỏe, tinh thần

Đối với trẻ Mầm non, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nóđã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiệnnhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của trẻ với bạn bè Quatrò chơi dân gian, thế giới xung quanh đối với trẻ trở nên đẹp hơn, rộng mở hơn.Vì vậy, việc tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động học tập, vui chơi củatrẻ tại trường Mầm non mang lại ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực, trítuệ, khả năng hoạt động nhóm tập thể, sự gắn kết của các mối quan hệ trongcuộc sống.

Năm học 2023 – 2024, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4 - 5 tuổi A1,Trường Mầm non Mỹ Tân Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáodục và đặc biệt khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian ở lớp cũng như tại đơnvị của tôi, tôi nhận thấy: Khi tổ chức trò chơi, hình thức tổ chức của giáo viênđôi lúc chưa sáng tạo, thủ thuật để hướng dẫn tổ chức còn chưa thu hút trẻ nêntrẻ tham gia chơi chưa có hiệu quả Mặt khác, do đặc điểm tâm sinh lí, thể lựccủa trẻ không giống nhau, khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều nên khitham gia chơi chưa tích cực Vẫn còn trẻ chưa biết cách chơi hoặc chơi cònchậm Khi chơi, trẻ chưa biết cách giao lưu các nhóm chơi với nhau Tuy trẻ dễdàng tham gia chơi các trò chơi dân gian do cô tổ chức nhưng cũng nhanh chán,nhanh bỏ cuộc Vì vậy, việc tổ chức trò chơi dân gian đạt hiệu quả chưa cao.Vậy “Chúng ta cần phải làm gì? Làm như thế nào? Và tổ chức ra sao? Bằngnhững biện pháp gì?” để tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian một cáchhiệu quả nhất, đó là điều mà bản thân luôn băn khoăn, trăn trở Từ những lí dotrên, với lòng đam mê, nhiệt huyết, yêu nghề, sự tìm tòi sáng tạo và thực tiễngiảng dạy của mình, tôi mạnh dạn nghiên cứu, triển khai đề tài sáng kiến kinh

nghiệm: “Một số giải pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 4 - 5 tuổi A1 tại

Trường Mầm non Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa”.

- Trẻ có kĩ năng tự tổ chức một số trò chơi dân gian phù hợp.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu các tài liệu lí thuyết, nghiên cứu thực tiễn về nội dung tổ chức

trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 tuổi A1.

Trang 5

- Trẻ 4 - 5 tuổi A1 tại Trường Mầm non Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc, tỉnhThanh Hóa.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết: Thu thập, phân tích,tổng hợp các tài liệu lí luận về quá trình tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ lứatuổi 4 - 5 tuổi.

- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát tình hình thực tế

về đặc điểm, khả năng của trẻ khi tham gia vào các trò chơi dân gian ở nhóm lớp - Phương pháp thống kê sử lí số liệu: Đánh giá kết quả đạt được và so sánhkết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp.

- Phương pháp thực hành trải nghiệm: Vận dụng các hình thức để trẻ được thựchành và trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chơi trò chơi dân gian cho trẻ.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trò chơi dân gian là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc Là loại tròchơi do nhân dân nghĩ ra, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đượcdùng để dạy trẻ học nói, học đếm, học tính toán,… Trò chơi dân gian là mộthình thức văn hóa phản ánh cuộc sống của mỗi dân tộc, mỗi địa phương qua cácthời kì lịch sử Chính vì vậy, mỗi dân tộc, mỗi địa phương đều có những trò chơicủa dân tộc mình, các trò chơi đó lưu truyền và trường tồn theo thời gian.

Khi nói đến trò chơi dân gian, PGS.TS Nguyễn Văn Huy - Giám đốc Bảo

tàng dân tộc học Việt Nam đã nói rằng: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể

thiếu những trò chơi Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻcon mà nó còn chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo vàgiàu bản sắc Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻphát triển tư duy và sáng tạo, mà còn giúp trẻ hiểu về tình bạn, tình yêu giađình, quê hương đất nước.”[3] Hướng đến mục tiêu: “Xây dựng trường học

thân thiện - học sinh tích cực”, đưa trò chơi dân gian vào nhà trường là điều hếtsức cần thiết, không những góp phần rèn luyện sức khoẻ, kĩ năng ứng xử hợp lícác tình huống trong cuộc sống thói quen và kĩ năng làm việc còn kích thích học

sinh học tập tốt: “chơi vui học càng vui” Sau những giờ học, trò chơi dân gian

là món ăn tinh thần bổ ích sảng khoái cho các cháu, tạo không khí vui tươi cởimở, giúp các cháu gần gũi thân thiện nhau hơn bởi những trò chơi mang tính hàihước dí dỏm, thể hiện sự tương tác khi chơi Trò chơi dân gian được gắn liền vớimôi trường sống Nó thường đơn giản, dễ chơi, vật dụng dễ tìm không tốn tiền,dễ tổ chức dù trong không gian chật hẹp như góc sân, lớp học Tất cả những tròchơi có chung một mục đích rèn luyện sức khoẻ, nhanh tay, tinh mắt, sáng tạo,khéo léo, vun đắp tình cảm hồn nhiên vô tư cho trẻ nhất là trẻ độ tuổi Mầm non.

Để văn hóa truyền thống thấm dần vào tâm hồn trẻ thơ thông qua tổ chức tròchơi dân gian cho trẻ là rất phù hợp Sự kết hợp giữa các trò chơi dân gian, tròchơi có tính trí tuệ trong giải toán tuổi thơ, trò chơi có tính ứng xử trên cơ sở xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực sẽ giúp trẻ được ôn luyện, trau dồithêm kiến thức về lịch sử dân tộc, văn hóa dân gian,… Giáo sư, tiến sĩ, nhà sử

học Nguyễn Khắc Thuần cũng nhận định: “Không chỉ là trò chơi mà trò chơi

Trang 6

dân gian còn là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Do đó trò chơi dân gian cầnđược duy trì và phát triển Để làm được điều này đòi hỏi ngành giáo dục cầnquan tâm hơn nữa đến trò chơi dân gian Hơn nữa không nên dừng lại ở việckhuyến khích mà phải thiết kế được một chương trình hướng dẫn cụ thể cách tổchức các trò chơi dân gian vào trường học.”[4]

Điểm đặc biệt của trò chơi dân gian đó chính là sự gắn kết với môi trườngthiên nhiên Chính điều này làm cho trẻ hoà mình với thiên nhiên hơn, hiểu vàcó ý thức bảo vệ thiên nhiên hơn Ngoài việc tạo sân chơi bổ ích, vui vẻ qua tròchơi, trò chơi dân gian còn giúp các em rèn luyện kĩ năng trong cuộc sống.

Thực tế hiện nay có rất nhiều trò chơi cho trẻ em, chúng ta không thể phủnhận những trò chơi hiện đại cũng giúp trẻ phát triển nhưng mặt trái của nó vẫnchưa được kiểm soát chặt chẽ Trò chơi dân gian được hình thành từ rất lâunhưng vẫn có nhiều thế mạnh riêng Giáo viên có thể sử dụng những vật liệu sẵncó, thậm chí không cần đồ dùng, dụng cụ mà chỉ cần trẻ chơi với nhau Điều nàyrất phù hợp với tình hình thực tế của bậc học Trẻ em được tiếp cận và trực tiếptham gia chơi các trò chơi dân gian sẽ giúp cho trẻ sớm hình thành các thói quenhoạt động có hệ thống, tính tập thể, giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, linh hoạt hơntrong mọi hoạt động Thông qua trò chơi dân gian trẻ sẽ phát triển được các giácquan như thị giác, khứu giác, thính giác, xúc giác,… phát triển trí nhớ, phát triểntư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ.

Nhận thấy được tầm quan trọng trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻnhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin để lĩnh hội tri thức và trở thành những con ngườimới sáng tạo, tự tin, chủ động và là người có ích cho xã hội, tôi đi sâu vàonghiên cứu và đưa ra các biện pháp, những việc làm cụ thể nhằm giúp phát huyhết khả năng tiềm ẩn của trẻ thông qua các trò chơi dân gian.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Qua quá trình thực hiện sáng kiến, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

2.2.1 Thuận lợi

- Năm học 2023 – 2024, tôi được Ban Giám hiệu nhà trường phân công phụtrách lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi A1 với tổng số trẻ là 26 cháu Phần lớn các cháu ởthôn bản lân cận, trẻ trong cùng một độ tuổi nên rất thuận lợi cho các hoạt độngcủa trẻ tại lớp

- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu nhà trường, nhiệttình, tâm huyết bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để từng bước nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp bản thân học hỏi thêmnhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Lớp được phân công 2 giáo viên phụ trách có trình độ trên chuẩn, là giáoviên nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, luôn gương mẫu trong các nhiệm vụ đượcgiao, luôn tâm huyết với nghề và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giáo viênphụ trách nhóm lớp để cùng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ.

Trang 7

không thể diễn ra trong suốt một hoạt động của trẻ mà chủ yếu là lồng ghép vàtích hợp vào các hoạt động khác.

- Đa số trẻ em là con em nông thôn, bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà với ông bànên một số phụ huynh ít quan tâm đến cho trẻ chơi trò chơi dân gian mà chủ yếucho trẻ chơi trò chơi hiện đại, cho xem vô tuyến, điện thoại thông minh quánhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tiếp thu và tập trung của trẻ với các trò chơidân gian cũng như các hoạt động vui chơi khác.

- Quan điểm của một số phụ huynh chỉ chú trọng đến việc học, chưa chú ý tạođiều kiện để cho trẻ được hoạt động vui chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian

Kết quả trên trẻ

Số trẻ Tỉ lệ%

Số trẻ Tỉ lệ%1 Trẻ tích cực, hứng thú tham gia trò chơi dân gian. 26 21 80,8 5 19,2

Trẻ có hiểu biết về những nét văn hóa của dân tộc thông qua trò chơi dân gian.

Trẻ thuộc các bài đồng dao trong các trò chơi và hiểu được luật chơi, cách chơi.

4 Trẻ đoàn kết, biết quan tâm chia sẻ cùng bạn khi chơi. 26 22 84,6 4 15,4Từ những thuận lợi, khó khăn và kết quả như trên, xuất phát từ đặc điểmchung của trường, của lớp và tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi dân giancho trẻ, tôi đã nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân giannhằm phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, ngôn ngữ và tình cảm xã hội chotrẻ 4 - 5 tuổi như sau:

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Lựa chọn, sưu tầm và xây dựng kế hoạch tổ chức các trò chơi dângian phù hợp với lứa tuổỉ Mầm non giúp trẻ hứng thú hơn khi chơi

Trò chơi dân gian nói một cách đơn giản là những trò chơi mô phỏng lại

sinh hoạt thường ngày của người dân Việt Nam ta Và dựa trên sự sáng tạo, làmmới của mọi người nhằm có thể cho ra một trò chơi gắn liền với truyền thống

Trang 8

của dân tộc Thông thường, các hình ảnh được xuất hiện trong những trò chơidân gian thường tái hiện lại cuộc sống thường ngày của mọi người, kết hợp vớicác giai điệu êm tai, câu ca hấp dẫn tăng thêm độ thú vị cho mỗi trò chơi Đồngthời các trò chơi dân gian cũng mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa của người dânViệt Nam.

Để truyền đạt và tổ chức tốt được trò chơi dân gian cho trẻ, tạo hứng thú ởtrẻ khi tham gia chơi, chơi trò chơi một cách nhiệt tình, không chán thì giáo viênphải có kiến thức về các trò chơi dân gian, có nhiều trò chơi hay cho trẻ chơi vớicác cách chơi khác nhau, lời đồng giao khác nhau Hiểu được điều đó, tôi đãtranh thủ quỹ thời gian ít ỏi để tham khảo các tài liệu sách báo để tìm các tròchơi dân gian Tôi đã lên mạng tra cứu và tìm về được rất nhiều các trò chơi dângian rất bổ ích mà cuộc sống của thời đại công nghiệp hóa đã làm cho nhữngđứa trẻ ngày nay không còn được biết đến nữa như: Chơi u, Trồng nụ trồng hoa,Thả đỉa ba ba, Rồng rắn lên mây, đánh chuyền, Không chỉ đơn thuần là tìmtên trò chơi mà tôi còn cẩn thận tìm hiểu cả cách chơi, luật chơi, sưu tầm nhữngbài đồng dao gắn liền với trò chơi đó, sau đó tôi ghi vào một cuốn sổ Tôi đã ghitừng trò chơi một với đầy đủ cả cách chơi, luật chơi, bài đồng dao khi chơi và ýnghĩa của trò chơi đó Bên cạnh đó, việc lựa chọn, chuẩn bị dùng đồ chơi của cáctrò chơi dân gian cũng vô quan trọng Đồ dùng phải đa dạng và phong phú,mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng tròchơi Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứngmà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.

Sau khi sưu tầm các trò chơi xong, tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch tổchức các trò chơi dân gian đó theo từng tháng trong năm học cụ thể như sau:

Tháng 9/2023 Bịt mắt bắt dê, Chi chi nhành chành, Thả đỉa ba ba, KéocoTháng 10/2023 Rồng rắn lên mây, Kéo cưa lừa xẻ, Ném vòng cổ chai,Bịt mắt bắt dê.Tháng 11/2023 Nhảy sạp, Nhảy bao bố, Vuốt hột nổ, Mèo đuổi chuột,Thả đỉa ba ba, Ném vòng cổ chai, Rồng rắn lên mây.Tháng 12/2023 Mèo đuổi chuột, Nhảy lò cò, Nhảy bao bố, Cơm canhrau muống.Tháng 1/2024 Ô ăn quan, Vật chân vật tay, Trồng nụ trồng hoa, Đếmnhanh nói nhanh, Mèo đuổi chuộtTháng 2/2024 Vuốt hột nổ, Nhảy lò cò, Ném còn.

Tháng 3/2024 Bịt mắt bắt dê, Cướp cờ, Thả đỉa ba ba.Tháng 4/2024 Kéo co, Lộn cầu vồng, Dung dăng dung dẻTháng 5/2024 Ô ăn quan, Trồng nụ trồng hoa, Mèo đuổi chuột.

Trang 9

Nhìn vào bảng kế hoạch của từng tháng, có thể thấy mỗi tháng tôi đều đưa 1 2 trò chơi mới vào để cho trẻ chơi Trong tháng có cả trò chơi cũ và trò chơi mớiđể trẻ chơi đan xen.

-Sau khi lập kế hoạch, tôi tìm hiểu, nghiên cứu ra cách tổ chức hay nhất tạohứng thú cho trẻ Với những bài đồng dao cũ hay không phù hợp với nhận thứccủa trẻ Mầm non thì tôi sưu tầm hay sáng tác ra lời ca khác có cùng vần điệu đểtrẻ hứng thú tham gia nhằm mang tính giáo dục cao với trẻ.

Ví dụ: Với bài “Lộn cầu vồng” có lời cũ và lời mới như sau:

Lộn cầu vồngNước trong nước chảy

Có cô mười bảyCó chị mười baHai chị em taCùng lộn cầu vồng

Lộn cầu vồngNước sông đang chảy

Có con cá nhảyVào mạn thuyền ta

Lắng nghe lời caHai ta cùng lộn.

Ví dụ: Với bài “Nu na nu nống” có lời cũ và lời mới như sau:

Nu na nu nốngĐánh trống phất cờ

Mở cuộc thi đuaChân ai sạch sẽGót đỏ hồng hàoKhông bẩn tí nàoĐược vào đánh trống.

Nu na nu nốngĐánh trống phất cờ

Bộ đội Cụ HồNgày đêm vất vảCanh giữ đất trờiCho cháu vui chơi

Học hành tiến tớiChú Bộ đội ơiƠn chú suốt đời

Nu na nu nốngNu nống nu na.

Với trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) khả năng chú ý có chủ định và nhận thứccủa trẻ đã hơn nhiều so với lứa tuổi trước, trẻ có thể chơi được những trò chơidài hơn, khó hơn và trò chơi phải giúp trẻ phát triển tư duy, sự linh hoạt, sángtạo, gây được hứng thú và thu hút sự tham gia của trẻ Vì vậy, tôi lựa chọnnhững trò chơi dân gian cho trẻ như: “Nhảy lò cò”, “Ô ăn quan”, “Nhảy dây”,“Cơm canh rau muống”, Việc lựa chọn những trò chơi, những bài đồng daophù hợp với lứa tuổi của trẻ là rất cần thiết Nếu trò chơi và lời ca phù hợp sẽgóp phần giáo dục cho trẻ phát triển toàn diện về mặt nhân cách Trẻ sẽ hàohứng hơn khi tham gia chơi và đặc biệt trẻ hiểu được nội dung của trò chơi.

2.3.2 Tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ thông qua một số hoạt độngtrong ngày

Chơi là nhu cầu, là hoạt động độc lập, sáng tạo, tự do và tự nguyện của trẻ,chơi là học và trẻ học qua chơi Vui chơi ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diệncủa trẻ Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường Mầm non được bắt đầu từ

Trang 10

hoạt động đón trẻ và kết thúc là hoạt động trả trẻ Mỗi một hoạt động đều nhằmđạt được một mục đích nhất định Vì thế hoạt động nào cũng có tính chất riêngcủa nó Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thứccho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khámphá các hiện tượng tự nhiên, các âm thanh của cuộc sống và phát triển thể chấtcân đối qua hoạt động trò chơi dân gian và chơi tự do Hay ở hoạt động góc, trẻlại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kĩ năng chơi theo nhóm Chínhvì vậy, tôi lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chấtcủa từng hoạt động trong ngày.

* Hoạt động Đón trẻ

Hoạt động đón trẻ nhằm mục đích giúp trẻ có tâm thế thoải mái, hứng thúkhỏe khoắn bước vào các hoạt động trong ngày Do đó việc lựa chọn trò chơidân gian vào thời điểm này là phù hợp và rất cần thiết Thực tế với trẻ 4 – 5 tuổiA1 lớp tôi, đa số bố mẹ đi làm công nhân hoặc làm nương rẫy từ sáng sớm nêntrẻ phải dậy sớm cùng bố mẹ chuẩn bị cho viêc đi học với một tâm thế vội vàng,không hứng thú Vì thế, buổi sáng đón trẻ còn khóc, làm nũng, uể oải Chính vìvậy, trong công tác đón trẻ hàng ngày, tôi thường xuyên lồng ghép các trò chơidân gian vào nhằm đánh thức sự tỉnh táo, sự hứng thú, sôi động và trí tò mò chotrẻ, chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ ở các hoạt động tiếp theo Trong thời điểm đóntrẻ, ngoài việc nhắc trẻ cất đồ đùng cá nhân, trò chuyện về chủ đề đang học cùngvới trẻ thì tôi lựa chọn một vài ngày trong tuần để tổ chức cho trẻ chơi một sốtrò chơi dân gian ngắn mang tính chất nhẹ nhàng và chơi theo nhóm Tôi ưu tiênchọn những trò chơi đơn giản và đặc biệt những trò chơi đó ít phải chuẩn bị đồdùng, dụng cụ.

Ví dụ: Ở chủ đề “Bản thân”, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Chi chi

chành chành”, tôi thực hiện ở tuần 3 tháng 9

Sau khi trò chuyện với trẻ, tôi tiến hành cho trẻ chơi trò chơi “Chi chichành chành” Ở trò chơi này thì không phải chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ, địađiểm nên tôi cho trẻ chơi ngay ở trong lớp học

Cách tiến hành: Tôi chia trẻ ra các nhóm, mỗi nhóm 5 đến 7 trẻ Mỗi nhóm

tôi gợi ý cho trẻ cử ra 1 người điều khiển Tôi phổ biến luật chơi cách chơi vàcho trẻ chơi Khi trẻ chơi, tôi đọc đồng dao cùng trẻ, bao quát trẻ, chú ý khuyếnkhích những học sinh còn chậm, trẻ đọc đồng dao chưa rõ ràng giúp trẻ pháttriển ngôn ngữ mạch lạc, hứng thú và chia sẻ cùng bạn trong khi chơi.

Trẻ chơi trò chơi “Chi chi chành chành”

Trang 11

Tiếp theo, ở các chủ đề khác, tôi cũng vẫn lựa chọn những trò chơi phù hợpcho trẻ chơi ở giờ đón trẻ như: Lộn cầu vồng, Kéo cưa lừa Xẻ, Oẳn tù tì ,…

Như vậy, tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ trong hoạt động đón trẻ bướcđầu tôi đã thấy trẻ hào hứng tham gia, cả những trẻ nhanh nhẹn và cả những trẻnhút nhát dần bước đầu tham gia chơi cùng các bạn Sau khi cho trẻ chơi, tôithấy trẻ đã rất vui vẻ và biết chia sẻ cùng bạn, trẻ bước vào các hoạt động tiếptheo đầy hứng khởi, hiệu quả.

* Hoạt động ngoài trời

Hoạt động ngoài trời là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với sự pháttriển của trẻ Đây là một trong những hoạt động vui chơi có ý nghĩa vô cùngquan trọng, giúp trẻ được hít thở không khí trong lành, được quan sát và ngắmnhìn thế giới xung quanh mà trẻ hứng thú nhất Đồng thời góp phần củng cốkiến thức đã học Đối với hoạt động ngoài trời, tận dụng không gian rộng vàthoáng mát, tôi đã tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian vận động nhằm rènluyện và phát triển thể lực, trí tuệ cho trẻ Tôi thường lựa chọn những trò chơimang tính tập thể, thể hiện tính đoàn kết như: Kéo co, Rồng rắn lên mây, Thảđĩa ba ba, bịt mắt bắt dê, Nhảy lò cò, Kéo co, Mèo đuổi chuột, Kéo cưa lừaxẻ, Tôi đã lựa chọn và tổ chức cho trẻ vào hoạt động ngoài trời một cách phùhợp Để tạo sự thoải mái với một môi trường mới với luồng không khí mới, tôiđã cho trẻ được hoạt động ngoài trời bằng các buổi tham quan các địa điểm khuvực ngoài trường Mầm non Đây cũng là dịp để giáo viên rèn cho trẻ khả năngchơi theo nhóm và ý thức tập thể

Ví dụ: Chủ đề “Nghề nghiệp” thứ tư, tuần 3, tôi cho trẻ chơi trò chơi “Kéo

cưa lừa xẻ” như sau:

Chuẩn bị: Với trò chơi này, tôi chỉ cần chuẩn bị sân chơi sạch sẽ, thoáng

mát Trò chơi này không yêu cầu đồ dùng dụng cụ.

Tiến hành: - Quan sát có mục đích: Quan sát cửa hàng mộc tại địa điểm

gần trường Sau khi quan sát, trò chuyện về đồ dùng, dụng cụ và sản phẩm củanghề mộc xong, tôi cho trẻ chào cảm ơn bác thợ mộc rồi về sân trường chơi tròchơi dân gian “Kéo cưa lừa xẻ”.

- Sau khi quan sát có mục đích, tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách bất ngờ:có 1 hộp quà của người bí mật tặng và cho trẻ khám phá (trong hộp quà có cácdụng cụ của nghề thợ mộc) Tôi và trẻ đàm thoại về các món quà đó.

- Giáo viên giới thiệu: Có 1 trò chơi đã miêu tả lại một trong những côngviệc của các bác thợ mộc Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Kéo cưalừa xẻ”.

- Tôi giới thiệu trò chơi, cách chơi và hướng dẫn trẻ chơi Để chơi được tròchơi này việc đầu tiên là tôi dạy cho trẻ đọc thuộc bài đồng dao “Kéo cưa lừaxẻ”.

Vì đây là lần đầu tiên trẻ được chơi cho nên tôi sẽ cùng chơi với trẻ đồngthời hướng dẫn và bao quát khuyến khích nhắc nhở trẻ.

Sau khi tổ chức cho trẻ chơi, tôi nhận thấy còn vài trẻ chậm do chưa thuộclời của bài đồng dao, vẫn còn nhút nhát, rụt rè Tuy vậy, đa số trẻ rất hứng thú,đoàn kết, chia sẻ cùng bạn chơi.

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w