Thực tế ở trường mầm non Điền Hạ đã quan tâm đến việc cho trẻ đọc sách và làm quen với sách ở các góc đọc sách của lớp, nhà trường.Tuy nhiên việc xây dựng một thư viện chuẩn và đọc sách
Trang 1Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, “Sách” đóng vai trò rất quan trọng, là chìa khóa vạn năng mở cánh cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người
“Sách” thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy cho chúng ta biết sống có ích và sống có lý tưởng Sách là kho tàng tri thức đối với tất cả mọi người bởi sách ghi lại những kiến thức, những giá trị của cuộc sống mà người đi trước đã kiếm tìm, học tập, trải nghiệm và truyền lại cho thế hệ sau [1]
Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực qui định trường mầm non đạt chuẩn phải có thư viện chuẩn Vai trò của thư viện theo đó được nâng cao là linh hồn, là trung tâm văn hoá của nhà trường, có nhiệm vụ phục vụ công tác dạy và học của giáo viên và học sinh góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao tri thức rèn luyện kỹ năng nhằm phát triển con người toàn diện
Đối với các trường mầm non thì thư viện nhà trường còn có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp cho các em nhận thức về cuộc sống, về thế giới xung quanh một cách tốt hơn Hơn nữa qua hoạt động thư viện nó có thể thúc đẩy lòng ham học hỏi, ham khám phá góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho các em Giúp trẻ có tâm thế sẵn sàng khi bước vào tiểu học
Với lứa tuổi mầm non là thời kỳ khởi đầu rất quan trọng đối với sự phát triển của các con Xây dựng và bồi dưỡng cho trẻ những thói quen tốt đẹp đồng nghĩa với việc giúp trẻ tích lũy một nguồn vốn cho tương lai Tạo dựng thói quen đọc sách và yêu sách là một việc làm quan trọng của gia đình và nhà trường, để giúp trẻ có một nguồn vốn dồi dào cho việc hình thành và phát triển nhân cách Sách luôn là một kho tàng để giúp trẻ có thể khám phá, tìm hiểu và học nhiều điều hay, những cuốn sách có nội dung lành mạnh, tranh minh họa đẹp mắt sẽ làm cho trẻ cảm thấy thích thú vô cùng giúp việc học và nhớ của các
bé đạt kết quả tốt hơn
Thực tế ở trường mầm non Điền Hạ đã quan tâm đến việc cho trẻ đọc sách
và làm quen với sách ở các góc đọc sách của lớp, nhà trường.Tuy nhiên việc xây dựng một thư viện chuẩn và đọc sách ở thư viện là một điều hết sức mới mẻ với
cả cô và trẻ trong nhà trường vì vậy còn nhiều hạn chế như: Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu như: thiếu kệ, tủ, giá đựng sách Các đầu sách còn ít chưa đủ theo nhu cầu, chưa phong phú các loại sách hầu như chưa có sách tham khảo, chưa có nguồn sách sáng tạo, tự làm Không
có nhân viên thư viện biên chế giáo viên phải làm công tác kiêm nhiệm nên không có nghiệp vụ khó khăn trong công tác xây dựng hồ sơ quản lý thư viện và
tổ chức các hoạt động thư viện Giáo viên và trẻ chưa được tiếp xúc với thư viện
vì vậy chưa biết qui trình hoạt động của thư viện, các khu vực sách trong thư viện, trẻ chưa có kỹ năng tuân thủ theo nội qui của thư viện Bên cạnh đó Đa số phụ huynh chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc cho trẻ đọc sách và tham gia vào các hạt động đọc sách cùng con
Trang 2Vì vậy vấn đề đặt ra là quản lý, chỉ đạo như thế nào, xây dựng kế hoạch ra sao để nhà trường, giáo viên, trẻ và phụ huynh cùng tham gia xây dựng Từ thực trạng trên, với vai trò trách nhiệm của một cán bộ quản lý được phân công phụ trách chỉ đạo công tác thư viện nhà trường, bản thân tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ,
tìm tòi và mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện chuẩn tại trường mầm non Điền Hạ, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng về công tác thư viện và hoạt động của thư viện trường Mầm non Điền Hạ
- Nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp thư viện nhà trường hoạt động có hiệu quả và ngày một tốt hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của giáo viên, học sinh trong nhà trường Xây dựng thói quen đọc sách cho bạn đọc Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong công tác chỉ đạo hoạt động thư viện nhà trường
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện chuẩn tại trường Mầm non Điền Hạ, huyện Bá Thước
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Sưu tầm tài liệu, đọc tài liệu, tra cứu thông tin
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tế, thu thập các thông tin, thống kê số liệu, phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm
để kiểm tra tính khả thi của đề tài
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm
2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận
Thư viện là nơi tàng trữ, lưu giữ bảo quản sách báo, tạp chí, tài liệu và tổ
chức cho người đọc khai thác sử dụng Thư viện không những là cơ sở vật chất
trọng yếu, nó đảm bảo số lượng và chất lượng sách nghiệm vụ của giáo viên và sách tham khảo dùng chung, sách thiếu nhi mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá khoa học của giáo viên và học sinh trong những buổi ngoại khoá
Thư viện trường học là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục; là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường; là công cụ phục vụ mục tiêu đổi mới phương pháp dạy - học, là nơi hội
tụ kiến thức, tri thức của loài người Nó không chỉ giúp cho thầy và trò nhà trường dạy tốt, học tốt mà nó còn góp phần mở mang trí óc, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng văn hóa cá nhân.[4]
Trang 3Nhiệm vụ của thư viện trường học là cung ứng đầy đủ các loại sách, báo nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và học sinh Sưu tầm và giới thiệu những sách báo cần thiết phục vụ giảng dạy, học tập nghiên cứu khoa học, bổ sung kiến thức của các môn học, góp phần vào việc phát triển năng lực học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường Tổ chức các hoạt động để thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động theo các chủ đề phù hợp với mục tiêu chương trình kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục nhà trường Thư viện trường học sẽ khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu
về thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh Hơn thế nữa, thư viện trường học còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng Tổ chức quản lý và xây dựng
kế hoạch hoạt động đúng nghiệp vụ thư viện từ đó “xây dựng và phát triển văn hóa đọc” trong nhà trường [2]
Đối với trẻ mầm non nếu làm tốt công tác thư viện trường học sẽ tạo ra một môi trường giáo dục vô cùng thuận lợi để từ đó trẻ tự rèn luyện tính độc lập,
tư duy và thói quen tự học Hình thành cho các em tình cảm đúng đắn, giúp các
em hiểu thêm về con người, về đất nước, về cuộc sống
Được tiếp xúc với sách trẻ được tiếp cận với trí tuệ, công sức của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, giáo dục Qua đó, hình thành
ở các em đức tính khiêm tốn, thấy được ý nghĩa to lớn của lao động trí óc, sự kiên nhẫn và cần cù của nhiều thế hệ trong và ngoài nước Chính điều này sẽ dần hình thành cho các trẻ chí hướng phấn đấu để đạt được ước mơ trong cuộc đời mình.[1]
Trong thực tế đối với giáo dục mầm non việc cho trẻ tiếp xúc với sách đi đôi với việc tạo điều kiện cho trẻ được tìm tòi, khám phá bằng nhiều hình thức
đa dạng theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi” nhận thức của các em còn hạn chế nên khả năng lựa chọn, phân tích chưa tốt Nếu thư viện tổ chức đa dạng, phong phú các hoạt động dựa trên đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ có tác dụng tốt trong việc hình thành tư tưởng, tình cảm trẻ Vì vậy, để thư viện nhà trường hoạt động hiệu quả và thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông việc tuyên truyền thu hút bạn đọc phải gắn liền với việc dạy và học Phải lấy mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ năm học của nhà trường làm mục tiêu và nhiệm
vụ của thư viện nhà trường
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2.2.1 Thuận lợi
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bá Thước trong việc thực hiện các nhiệm vụ
Phòng thư viện được bố trí ở tầng 1 thuận lợi cho mọi trẻ được trẻ được tiếp cận với thư viện, đáp ứng diện tích theo qui định
100% đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn Có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
Trang 4Một số giáo viên đã quan tâm đến việc cho trẻ đọc sách thông qua góc sách ở lớp
Đa số trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, thích tham gia các hoạt động
Một số phụ huynh quan tâm đến các hoạt động của con khi ở trường
2.2.2 Khó khăn
Đối với bậc học mầm non từ trước tới nay chưa có qui định về xây dựng thư viện trong nhà trường mà chỉ tận dụng các khu vực trong trường và các lớp
để xây dựng các góc đọc sách cho trẻ làm quen Tuy nhiên khi thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ban hành qui định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông có hiệu lực từ ngày 07/01/2023 thì nhà trường mới bắt đầu xây dựng thư viện nên chưa có kinh nghiệm và chưa có thư viện mầm non chuẩn nào của mầm non ở địa phương để học hỏi
Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu như: thiếu kệ, tủ, giá đựng sách Các đầu sách còn ít chưa đủ theo nhu cầu, chưa phong phú các loại sách hầu như chưa có sách tham khảo, chưa có nguồn sách sáng tạo, tự làm
Chưa có nhiều không gian mở bên ngoài thư viện để thu hút trẻ đọc sách, khơi gợi đam mê đọc sách
Không có nhân viên thư viện mà do giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên được phân công phụ trách công tác thư viện không có nghiệp vụ thư viện nên khó khăn trong làm hồ sơ và tổ chức các hoạt động thư viện Bên cạnh đó giáo viên kiêm nhiệm vẫn phải trực tiếp giảng dạy ở lớp nên chưa có nhiều thời gian đầu
tư xây dựng kế hoạch, nghiên cứu để tổ chức phong phú các hoạt động thư viện
Đa số giáo viên chưa quan tâm đến việc cho trẻ đọc sách ở thư viện 100% giáo viên chưa biết qui trình vận hành của thư viện chuẩn, chưa chủ động tham gia vào “Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam”, chưa chủ động sử dụng nguồn sách tham khảo, sách nghiệp vụ ở thư viện vào công tác giảng dạy
Đa số trẻ chưa có kỹ năng, thói quen đọc sách ở thư viện, chưa tuân thủ theo nội qui của thư viện, chưa đam mê với việc đọc sách
Phụ huynh chưa nhận thấy được tầm quan trọng cho trẻ đọc sách nên chưa quan tâm, chưa thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe, chưa chủ động mượn sách
ở thư viện nhà trường
Kết quả khảo sát thực trạng trước khi thực hiện đề tài nghiên cứu
*Kết quả khảo sát trên trẻ
ST
T Nội dung khảo sát
Số người khảo sát
Kết quả
Số
ngườ i
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
1 Số trẻ được làm quen với thư viện 194 0 0 194 100
2 Trẻ được tham gia làm sáchtruyện sáng tạo 194 100 51,5 94 49,5
Trang 53 Trẻ biết qui trình hoạt động của thư viện 194 0 0 194 100
4 Trẻ biết kí hiệu của các khuvực sách trong thư viện 194 0 0 194 100 5
Trẻ được tham gia vào
“Ngày sách và văn hoá đọc
Việt Nam”
6 Trẻ có kỹ năng đọc sách 194 92 47,4 102 52,6
* Kết quả khảo sát giáo viên và phụ huynh
ST
T Nội dung khảo sát
Số người khảo sát
Kết quả
Số
ngườ i
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
1
Giáo viên đã quan tâm
đến việc cho trẻ đọc
sách
2
Giáo viên biết qui trình
vận hành của thư viện
chuẩn
3 Giáo viên chủ độngtham gia văn hoá đọc 27 10 37,3 17 62,7
4 Giáo viên chủ động chotrẻ làm sách sáng tạo. 27 6 22,2 21 77,8
5
Làm tốt công tác tuyên
truyền, phối kết hợp với
cha mẹ trẻ và cộng
đồng về việc cho trẻ
đọc sách
6
Số cha mẹ trẻ tích cực
hưởng ứng tham gia vào
các hoạt động và đọc
sách cùng con
Nhìn vào bảng khảo sát thực trạng cho thấy 100% trẻ chưa được làm quen với thư viện, chưa biết được qui trình hoạt động của thư viện đối với trẻ, chưa biết và tuân thủ theo các nội qui của thư viện, đặc biệt chưa từng được tham gia vào các hoạt động “Ngày sách và văn hoá đọc việt Nam”
Bên cạnh đó mới chỉ có 51,8% giáo viên a quan tâm đến việc cho trẻ đọc sách ở lớp và 100% giáo viên chưa biết qui trình vận hành của thư viện, chưa có thói quen sử dụng nguồn tài liệu tham khảo ở thư viện vào công tác giảng dạy Chỉ có 1/3 phụ huynh tích cực tham gia các hoạt động cùng con
Trang 62.2 Các giải pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện chuẩn tại trường mầm non Điền Hạ, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá.
2.2.1 Giải pháp 1: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện phù hợp với điều kiện thực tiễn
Xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương vừa đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi, đem lại hiệu quả thiết thực sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường
Ngay từ đầu năm học bản thân đã chú ý, lựa chọn giáo viên phụ trách công tác thư viện để tham mưu cho đồng chí Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ Sau đó chỉ đạo giáo viên làm công tác thư viện căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở GDĐT, Phòng GDĐT và đặc biệt là thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT qui định tiêu chuẩn thư viện giáo dục mầm non và phổ thông và điều kiện thực
tế của nhà trường nghiên cứu, chia sẻ, chỉ đạo giáo viên phụ trách thư viện xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện cụ thể, chi tiết về việc xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, các đầu sách, cách trang trí phù hợp với đặc điểm của trẻ mầm non, cách tổ chức các hoạt động cụ thể để trình Hiệu trưởng và được đồng chí Hiệu trưởng phê duyệt Sau đó nhà trường cùng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và Hội cha mẹ học sinh phối hợp thực hiện
Về cơ sở vật chất xây dựng kế hoạch có phòng thư viện đảm bảo diện tích qui định, xác định nhà trường đang xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1 thì diện tích phòng thư viện phải đảm bảo theo tiêu chuẩn tối thiểu của mức độ
1 Tuy nhiên nhà trường chưa có phòng thư viện riêng vì vậy nhà trường đã xin
ý kiến chỉ đạo của cấp trên sử dụng một phòng học chưa dùng ở tầng 1 để làm thư viện đảm bảo diện tích theo qui định và thuận tiện cho mọi trẻ được tiếp cận với thư viện Sau đó sắp xếp phân các khu vực trong thư viện như: Khu vực lưu trữ tài nguyên thông tin, khu vực mượn trả và đặc biệt là có đủ không gian đọc cho giáo viên và trẻ, sàn được trải thảm để chống ẩm, chống nóng Ánh sáng đảm bảo có đầy đủ ánh sáng tự nhiên và nhân tạo Có trang bị 3 quạt trần quạt mát cho trẻ vào mùa hè Có hệ thống phòng cháy chữa cháy
Trang 7Căn cứ vào điều kiện thực tế xây dựng kế hoạch mua sắm thêm kệ tủ, giá sách, bàn, ghế Tuy nhiên do điều kiện còn nhiều khó khăn chưa mua đủ theo nhu cầu nên chúng tôi còn phải xây dựng kế hoạch phối hợp với phụ huynh và cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường tận dụng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương như gỗ, bìa cattong, lốp xe… để làm giá đựng sách, bàn, ghế
Xây dựng kế hoạch mua bổ sung nguồn tài nguyên thông tin thư viện đảm bảo theo tiêu chuẩn mức 1 là mỗi trẻ có ít nhất 02 bản sách, mỗi giáo viên có ít nhất 03 bản sách Đảm bảo đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục mầm non
Tiếp theo xây dựng kế hoạch cho từng tháng với các nội dung cụ thể, rõ ràng giúp xác định được công việc cần làm trong tháng, biện pháp để thực hiện các nội dung
Ví dụ: Kế hoạch tháng 9 năm 2023
Tháng 9/ 2023
- Vệ sinh các tủ, kệ đựng sách, tranh và thiết bị
- Cho giáo viên mượn sách tham khảo và sách nghiệp vụ
- Tiếp tục bổ sung nguồn sách cho thư viện
- Tổ chức tiết đọc thư viện
- Giới thiệu sách theo chủ đề
- Lau quét sạch sẽ
- Dựa vào thời gian thực hiện các chủ đề sắp xếp cho giáo viên mượn nhanh chóng
- Phối hợp với nhà trường và giáo viên các lớp huy động quyên góp và làm sách tranh sáng tạo
- Phối hợp với giáo viên các lớp
tổ chức tiết đọc thư viện theo lịch phân công
- Giới thiệu các cuốn sách chủ
đề “Trường mầm non” “Bản
Trang 8- Vận động tiếp phong trào tặng sách cho thư viện trường, với thông điệp: “góp một cuốn sách hay đọc ngàn cuốn sách hay”
Thân”
- Tuyên truyền rộng rãi trên trang thông tin nhà trường, tuyên truyền ở cổng trường và góc trao đổi ở các lớp
Xây dựng kế hoạch tuần: Ví dụ kế hoạch tuần 2 từ 11-15/9/ 2023
Thứ/ngày Nội dung công việc Người thực hiện
Hai
11/9
- Cho CBGV mượn sách
- Tổ chức tiết đọc thư viện lớp MGN B1
- Làm vệ sinh kho sách
- Nhân viên thư viện
- GVCN lớp B1
Ba
12/9
- Cho CBGV mượn sách
- Tổ chức tiết đọc thư viện lớp MGN B2
- Làm vệ sinh kho sách
- Nhân viên thư viện
- GVCN lớp B2
Tư
13/9
- Cho CBGV mượn sách
- Tổ chức tiết đọc thư viện lớp MGN B3
- Bổ sung một số phụ lục
- Nhân viên thư viện
- GVCN lớp B2
Năm
14/9
- Cho CBGV mượn sách
- Tổ chức tiết đọc thư viện lớp MGB C1
- Làm vệ sinh kho sách
- Nhân viên thư viện
- GVCN lớp C1
Sáu
15/9
- Cho CBGV mượn sách
- Tổ chức tiết đọc thư viện lớp MGB C2
- Nhân viên thư viện
- GVCN lớp C2 Với việc xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp tình hình thực tế nhà trường
đã có phòng thư viện đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất và tài nguyên thông tin theo qui định Xây dựng kế hoạch tháng, tuần cụ thể giúp người phụ trách chủ động hơn trong tổ chức các hoạt động thư viện
2.2.2 Giải pháp 2: Tham khảo, nghiên cứu, trau dồi thêm nghiệp vụ thư viện.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện có lẽ việc khó khăn nhất là công tác xử lý nghiệp vụ thư viện Bản thân cán bộ quản lý và giáo viên được phân công phụ trách công tác thư viện không có chuyên môn, nghiệp vụ thư viện Nhận thức rõ điều đó khi được Hiệu trưởng phân công chỉ đạo, hỗ trợ giáo viên phụ trách công tác thư viện ngoài việc tiếp thu chuyên đề do Phòng giáo dục đào tạo triển khai tập huấn về nghiệp vụ thư viện bản thân còn chủ động tham mưu với hiệu trưởng tổ chức các buổi tham quan, học hỏi ở các trường bạn Tuy nhiên chưa có trường mầm non nào trên địa bàn huyện Bá Thước có thư viện chuẩn để tham quan, học hỏi vì vậy chúng tôi phải tổ chức đi thăm quan học hỏi
ở các trường tiểu học trên địa bản huyện như tham gia cùng đoàn tổ chuyên môn
Trang 9cốt cán bậc Mầm non tham quan tại trường Tiểu học Thiết ống, nhà trường tổ chức thêm cho thăm quan học hỏi tại trường Tiểu học Điền Lư từ đó được hướng dẫn, trau dồi thêm nghiệp vụ sau đó chọn lọc, nghiên cứu, áp dụng cho phù hợp với bậc học, đơn vị mình
Bên cạnh đó bản thân và giáo viên phụ trách thư viện mượn thêm các tài liệu về nghiệp vụ để nghiên cứu, tham khảo và cùng chia sẻ thêm làm sao để phân loại được theo từng loại sách, phân loại, sắp xếp như thế nào cho đúng Cách mã hoá từng loại sách, đóng dấu như thế nào Sau khi học hỏi, nghiên cứu chúng tôi tiến hành phân thành 3 loại sách: Sách thiếu nhi, sách tham khảo và sách nghiệp vụ Do đặc thù bậc học không có sách giáo khoa Sau đó tiến hành làm hồ sơ quản lý thư viện như vào sổ đăng ký tổng quát, đăng ký cá biệt Xây dựng sổ mượn sách giáo viên, sổ mượn sách học sinh và sổ theo dõi lượt đọc…
Trau dồi thêm cách trang trí, sắp xếp thư viện khoa học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non do trẻ chưa biết đọc chỉ làm quen với các con số, chữ cái, màu sắc nên chúng tôi qui định từng loại sách theo màu và con
số Ví dụ: Sách thiếu nhi qui định là khu vực có quả xoài màu vàng chứa số 1, sách tham khảo là quả táo màu đỏ chứa số 2, sách nghiệp vụ là quả táo màu xanh chứa số 3 Căn cứ theo từng kí hiệu mà người đọc dễ dàng lựa chọn được khu vực sách mà mình muốn đọc
Trên tường chúng tôi trang trí thêm các câu châm ngôn về đọc sách để thu hút trẻ vừa tạo môi trường tăng cường tiếng việt cho trẻ như “Đọc muôn cuốn sách, biết ngàn điều hay” “Mỗi ngày chăm đọc sách, trí tuệ sẽ đong đầy” hay bảng nội qui thư viện, các câu nói hay về việc đọc sách
Trang 10Bên cạnh đó chúng tôi học hỏi được cách xây dựng không gian đọc sách
mở ngay bên cạnh thư viện tạo không gian cho trẻ đọc sách thoải mái, không gò
bó cho trẻ
Sau quá trình tham khảo, nghiên cứu trau dồi thêm nghiệp vụ thư viện chúng tôi đã hoàn thiện được bộ hồ sơ quản lý thư viện đạt chuẩn Xây dựng được môi trường thư viện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non, thú hút trẻ
2.2.3 Giải pháp 3: Huy động nguồn lực sưu tầm, bổ sung nguồn tài nguyên thông tin thư viên
Việc xây dựng nguồn tài nguyên thông tin là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển của thư viện vì nguồn tài nguyên thông tin có phong phú thì mới thu hút được bạn đọc, thu hút được phụ huynh, giáo viên và trẻ từ đó mới khơi gợi niềm đam mê và hình thành văn hoá đọc Vì vây ngoài nguồn tài nguyên thông tin do đã có trong thư viện chúng tôi tăng cường tổ chức các hoạt động sưu tầm, bổ sung các đầu sách, sách báo, nguồn thiết bị trong thư viện phong phú như:
Tổ chức ngày hội quyên góp sách Chúng tôi kêu gọi các phụ huynh và trẻ quyên góp các quyển sách đã đọc cho thư viên và đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nguồn Trẻ thì quyên góp truyện tranh, phụ huynh quyên góp các quyển sách về nuôi dạy con cái hay các cuốn sách về trồng trọt, chăn nuôi, giáo viên