1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4 5 tuổi tại lớp mẫu giáo nhỡ b2 trường mầm non thiết ống huyện bá thước tỉnh thanh hóa

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚCCHO TRẺ 4-5 TUỔI TẠI LỚP MẪU GIÁO NHỠ B2TRƯỜNG MẦM NON THIẾT ỐNG HUYỆN BÁ THƯỚC,

TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Lục Thị LiênChức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường mầm non Thiết ỐngSKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2024

THÁNG 9,NĂM 2023

Trang 2

STTNội dungTrang

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 32.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 42.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc 42.3.2

Giải pháp 2: Động viên khích lệ trẻ coi trẻ là trung tâm để hìnhthành cho trẻ tính tự lập và mạnh dạn tự tin trong mọi hoạtđộng.

102.3.3 Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp ứng dụng công nghệ thôngtin trong việc giáo dục cho trẻ. 122.3.4 Giải pháp 4: Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua các hoạtđộng giáo dục trải nghiệm. 142.3.5 Giải pháp 5: Gắn kết phụ huynh để trao đổi cách giáo dục trẻ 16

Trang 3

1.1 Lý do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết đến câu nói của hiền từ Thích Nhất Hạnh “Thầy côgiáo hạnh phúc sẽ làm thay đổi cả thế giới” [1] câu nói ấy mang đầy đủ ý nghĩavà giá trị vô cùng ngọt ngào như muốn gửi đến tất cả thầy cô đang xây dựng lớphọc hạnh phúc hướng tới những đứa trẻ hạnh phúc Một đứa trẻ hạnh phúc sẽgóp phần tạo nên một xã hội hạnh phúc, một đất nước hạnh phúc.

Mục tiêu của nghành giáo dục và đào tạo trong thời đại mới là hướng tớixây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tích cực hướng tới xâydựng “Trường học hạnh phúc” Đó cũng là một trong những tiêu chí nhằm đổimới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục và đào tạo.

Xuất phát từ thực tiễn của nền giáo dục và định hướng phát triển lâu dàicủa nhà trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn thì việc tạo ramôi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu “Trường học hạnhphúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà cònlà khát vọng của toàn xã hội đã và đang hướng tới Để có trường học hạnh phúcthì phải có những lớp học hạnh phúc Lớp học hạnh phúc là nơi mà thầy cô, tròvà các bậc cha mẹ học sinh đều cảm thấy hạnh phúc trong suốt quá trình dạy vàhọc, đó là nơi trẻ được tự tin, năng động luôn mong chờ và được yêu thương.Lớp học hạnh phúc là nơi trẻ là trung tâm của mọi hoạt động, tâm lý thoải máidễ dàng tiếp thu kiến thức hợp tác với thầy cô và các bạn

Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóngvai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê, vừamang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơicủa trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh

Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học bằng chơi, chơi mà học” nênviệc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ Môi trường áp dụng cácphương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi,khám phá cho trẻ Chính vì vậy, xây dựng trường học hạnh phúc với những lớphọc hạnh phúc là xu thế tất yếu trong giáo dục hiện nay.[2]

Thực tế đầu năm học 2023 - 2024 lớp tôi phụ trách có nhiều phụ huynh cònbao bọc, nuông chiều, sợ hãi ngăn cấm con Không thể phủ nhận rằng, cách giáodục con cái của phụ huynh là không đúng nhưng các bậc phụ huynh vẫn dạy contheo kiểu bề trên, áp đặt và ít khi thấu hiểu con cái Điều đó đã làm ảnh hưởngđến việc cô thực hiện tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ ngay tại lớp học dẫnđến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ chưa đạt kết quả cao Tôimong các bậc phụ huynh hãy bỏ đi phương pháp giáo dục đã cũ, bỏ đi sự áp đặt,bỏ đi tư tưởng bề trên, Mà hãy tiếp nhận cách giáo dục mới không chỉ dừng lại ởmối quan hệ cha mẹ và con cái, mà đó còn là bạn bè, là tri kỉ từ nhỏ đến khitrưởng thành Con sẽ luôn hạnh phúc, con sẽ luôn vui vẻ và con sẽ có nhữngthành công của riêng mình Chính vì mong muốn giúp trẻ lớp tôi phát triển toàndiện các mặt: đức, trí, thể, mỹ và góp phần đặt nền móng cho sự hình thành vàphát triển nhân cách của trẻ để trẻ luôn hạnh phúc về sau Vì thế việc cấp thiếtcần đặt ra hiện nay là xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lớp học hạnhphúc mang đến tình yêu thương, ấm áp để trẻ có thể phát triển toàn diện cần có

Trang 4

biện pháp giáo dục phù hợp nhằm giáo dục cho trẻ

Là một người giáo viên mầm non, bản thân luôn băn khoăn chăn trở làmthế nào để trẻ của mình có được hạnh phúc, sự tự tin, biết tìm tòi khám phá thế

giới xung quanh đó cũng chính là lý do tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp

xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi tại lớp mẫu giáo nhỡ B2,Trường mầm non Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”

để tạo sự gần gũi thân thiện giữa cô và trẻ, trẻ với trẻ và xây dựng được

lớp học hạnh phúc, vui vẻ cho trẻ

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Tôi quyết định lựa chọn đề tài này với mục đích tìm ra một số biện pháp đểxây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ lớp mẫu giáo Nhỡ B2,Trường mầm nonThiết Ống Để xây dựng lớp học hạnh phúc mang lại môi trường phát triển toàndiện, kích thích hứng thú học tập vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hàilòng cho phụ huynh

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp để xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ lớp mẫu giáo 4 –5 tuổi, tại Trường Mầm Non Thiết Ông.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, tham khảo tài liệu quasách Chương trình giáo dục mầm non chuyên đề mạng Internet, báo

Phương pháp khảo sát điều tra thực tế thu thập thông tin khảo sát các hoạtđộng của trẻ trong lớp để nhận biết về khả năng tiếp thu và nhận thức của trẻ.

Phương pháp thống kê, xử lý, số liệu: Thống kê xử lý, số liệu trong bảngkhảo sát trước và sau khi áp dụng biện pháp.

Phương pháp nghiên cứu dùng lời: Cô giáo dùng lời nói để hướng dẫn trẻhoạt động học, hoạt động chơi

Phương pháp trò chơi: Sử dụng các trò chơi để tổ chức cho trẻ chơi, giúptrẻ dễ nhớ và ghi nhớ lâu, tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.

Phương pháp thực hành: Tổ chức các hoạt động, hoạt động vui chơi, hoạt độngtham quan bằng nhiều hình thức khác nhau để trẻ được tham gia hoạt động trảinghiệm.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Hạnh phúc là cảm xúc của con người, cảm thấy vui sướng, hài lòng trongcuộc sống khi được thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu về tinh thần và vật chất.Không có hạnh phúc riêng lẻ mà hạnh phúc của mỗi cá nhân gắn liền với hạnhphúc của tập thể, của xã hội Trong lớp học hạnh phúc có sự tương tác chủ độngtích cực từ phía nhà tổ chức và chủ thể thực hiện với xúc cảm dương tính

Từ cảm hứng của báo cáo, Tiến sỹ Kim Gwang Jo, Giám đốc UNESCOkhu vực tại Bangkok (Thái Lan) đã nghiên cứu và xây dựng Dự án trường họchạnh phúc nhằm kêu gọi thay đổi cơ bản hệ thống giáo dục các quốc gia Vươntới ước mơ lớn nhất của con người là cảm nhận và tìm được ý nghĩa, hạnh phúctrong cuộc sống Dự án như một sáng kiến toàn cầu với tầm nhìn xa hơn về cáclĩnh vực học tập truyền thống, đặc biệt xem xét mối quan hệ tương tác giữa hạnhphúc và chất lựợng giáo dục và đựợc coi là mục tiêu xuyên suốt của dự án.[3]

Trang 5

Bác Hồ đã từng khẳng định rằng: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyềnđược sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc” [2]

Như vậy, hạnh phúc là mưu cầu của mỗi cá nhân, là đích vươn đến, mụctiêu phấn đấu trong cuộc đời mỗi con người, trong lĩnh vực giáo dục của mỗiquốc gia

Vào ngày 22/4/2019, Bộ GD&ĐT đã tổ chức lễ phát động Triển khai kếhoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường họchạnh phúc Tại đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nêu ra 3 yếu tốcốt lõi trong một trường học hạnh phúc, đó là: yêu thương, an toàn và tôn trọng.Theo ông, đây cũng chính là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong

nhà trường phấn đấu thực hiện[2]

Trong năm học 2023 - 2024 Phòng giáo dục và đào tạo huyện Bá Thướccũng đưa ra nhiệm vụ giáo dục cụ thể với chủ đề năm học là “xây dựng trườngmầm non hạnh phúc lấy trẻ làm trung tâm” Nhiệm vụ trọng tâm đã thôi thúcbản thân tôi tìm tòi, học hỏi, bồi dưỡng bản thân, hướng tới lớp học hướng tớihọc sinh thân yêu của mình để làm sao trẻ duy trì các trạng thái cảm xúc tíchcực, cảm thấy hạnh phúc Tham gia vào lớp học hạnh phúc sẽ thiết lập được tìnhcảm lành mạnh, góp phần vào sự phát triển nhân cách tốt đẹp cho mỗi cá nhân.Đây chính là nơi mà mỗi cá nhân muốn đến và có sự mong chờ, hứng thú, rungcảm, mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui.

Việc xây dựng lớp học hạnh phúc được nhà trường đặc biệt quan tâm, chỉđạo là nhiệm vụ quan trọng chiến lược, đảm bảo trẻ em được phát triển toàndiện Cũng từ đó bản thân tôi cảm thấy mình cần học hỏi, tìm hiểu phương phápgiáo dục mới áp dụng ngay tại lớp học để giúp trẻ vui tươi, hạnh phúc khi đếnlớp sẽ tự tin hơn và làm chủ được cuộc sống của mình.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:* Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo huyệnBá Thước, Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện trang bị đầy đủ về cơ sởvật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp, phòng học rộng rãi, thoáng mát.

- Phòng giáo dụcvà đào tạo Huyện Bá Thước hướng dẫn chỉ đạo tổ chứcsinh hoạt chuyên môn cụm, hội thảo chuyên môn qua đó tổ chuyên môn nhàtrường thường tổ chức sinh hoạt và xây dựng tiết dạy mẫu giúp cho tôi củng cốkiến thức bồi dưỡng về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của mình.

- Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều, nhanhnhẹn tiếp thu bài tốt.

- Phụ huynh quan tâm, nhiệt tình ủng hộ cùng phối hợp với các cô trongviệc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

* Khó khăn :

Bên cạnh những thuận lợi còn tồn tại những mặt hạn chế như:

- Môi trường trong và ngoài lớp học mà đặc biệt là môi trường trong lớpvẫn còn nhiều tồn tại hạn chế như chưa biết cách trang trí sáng tạo theo hướngmở để trẻ được trải nghiệm và thỏa mãn trí tưởng tượng của trẻ Nên nhiều trẻchưa thực sự cảm thấy hào hứng, yêu thíc đến trường mỗi ngày

- Đa số trẻ chưa mạnh dạn tự tin để chủ động tham gia các hoạt động Vì

Trang 6

thế giáo viên rất khó

- Trẻ chưa hòa đồng giao tiếp với bạn bè và cô giáo.Nhiều trẻ còn nhútnhát, ngại giao tiếp.

- Đa số trẻ chưa hứng thú nhiều khi tham gia các hoạt động chung.

- Do thói quen khi trẻ ở nhà được bố mẹ, ông bà nuông chiều nên khônghào hứng khi phải đi học.

Từ những nguyên nhân trên, trước khi áp dụng các giải pháp mới tôi đã tiếnhành khảo sát chất lượng trẻ thông qua bảng khảo sát sau đây.

Lớp tôi phụ trách với tổng số học sinh là 34 trẻ trong đó 11 nam và 23 nữ.

STTNội dung đánh giáSĩ sốtrẻ

Trước khi áp dụng giải pháp

mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5tuổi tại lớp mẫu giáo nhỡ B2, Trường mầm non Thiết Ống, huyện Bá Thước,tỉnh Thanh Hóa”

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc.

Xây dựng môi trường theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm đã được chứngminh là một phương pháp mang lại hiệu quả cao trong công tác chăm sóc, giáodục trẻ nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, đáp ứng được nhu cầu học và chơi.Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp vàngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triểnthể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ,kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo, là phương tiện, điều kiện để trẻ pháttriển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹnăng xã hội, tạo tiền đề vững chắc sự phát triển nhân cách của trẻ Đây làphương pháp không mới song việc thực hiện đảm bảo theo quan điểm vẫn cònnhiều vấn đề cần học tập vì mỗi năm đối tượng trẻ là khác nhau về nhận thức,điều kiện thực tiễn cũng có nhiều thay đổi Chính vì vậy, ngay đầu năm họcchúng tôi đã cùng giáo viên trong lớp lên kế hoạch xây dựng môi trường lớp họclấy trẻ làm trung tâm.

* Xây dựng môi trường hạnh phúc trong lớp:

Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học

Trang 7

thêm lôi cuốn trẻ tôi đã tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinhđộng, những nhân vật ngộ nghĩnh… không gian hợp lí, cách sắp xếp phù hợp,gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ Phản ảnh các hoạtđộng, cuộc sống văn hóa của địa phương, luôn thay đổi với mục đích tạo môitrường chữ cái ngay tại lớp, tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ

Các góc được bày biện hấp dẫn Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặctrưng cho từng góc tuy nhiên cũng phải đáp ứng và tạo ra các cơ hôi học tậpkhác cho trẻ, đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phùhợp với mục tiêu chủ đề/ hoạt động và hứng thú của trẻ; có nguyên vật liệumang tính mở (lá cây, hột hạt…), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoànthiện…Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm Đồ dùng, đồ chơi,nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí của trẻ mầm non.Để tạo cho trẻ hứng thú với các mảng hoạt động và tạo điều kiện cho trẻnhận biết nội dung của các hoạt động đó, tôi đã tập trung trẻ cùng tham gia thảoluận dưới dạng kể chuyện sáng tạo, giới thiệu, hướng dẫn trẻ cách chơi, tạo cơhội để trẻ được giao lưu, trò chuyện cùng nhau

Ví dụ Góc nghệ thuật: Tôi trang trí nhưng bức tranh được làm từ các

nguyên liệu phế thải, tự nhiên sẵn có như tranh đá, tranh từ cách nắp chai mangtính nghệ thuật cao hấp dẫn và lôi cuốn trẻ, tranh trẻ và cô cùng thực hiện bằngnhiều nguyên vật liệu vỏ ngao, sò ốc hến đá cuội nắp chai, tăm bông, len, rơmrạ, bẹ ngô, ống hút mo cau , và các loại nhạc cụ được làm từ hộp bánh bìa cáttông Tôi còn chuẩn bị sẵn nhiều nguyên vật liêu cho trẻ thoả sức sáng tạo.

(Hình ảnh xây dựng môi trường hạnh phúc trong lớp)

Ví dụ trong giờ chơi hoạt động góc trẻ được trải nghiệm các trò chơi gắnliền với thực tế hằng ngày Trẻ sẽ được cười nhiều hơn vui chơi nhiều hơn

Với việc xây dựng môi trường giáo dục trong lớp học phù hợp các góc theohướng mở giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách linh hoạt, sáng tạo sẽ thu hút

Trang 8

được trẻ, kích thích tính tò mò, ham tìm tòi khám phá những điều mới lạ ở trẻ,với nhiều góc chơi và cùng nhiều đồ dùng đồ chơi hấp dẫn đẹp mắt sẽ giúp trẻtham gia hăng say hơn trong các hoạt động Điều này còn là động lực, kích thíchlòng yêu nghề của giáo viên trong trường, không ngừng trau dồi và phát triểnnăng lực cá nhân, góp phần tích cực trong việc giáo dục cái đẹp, kỹ năng sốngcho trẻ

(Hình ảnh trẻ chơi các trò chơi theo vai bé làm bác sỹ)

Với môi trường trong lớp giúp trẻ được trải nghiệm ,khám phá học hỏi cáchchăm sóc bản thân,hiểu dược sự yêu thương của người thân

Trang 9

(Hình ảnh trẻ chơi các trò chơi khi bé làm mẹ)

Với tính tò mò và sự sáng tao,khi trẻ được tham gia các hoạt động trảinghiệm trẻ sẽ rất hứng thú và thích khám phá.

(Hình ảnh trẻ chơi các trò chơi khi bé làm bố)

Với phương trâm học mà chơi,chơi mà học sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục trẻ

Trang 10

(Hình ảnh trẻ tham gia trò chơi bé mua,bán hàng)

* Xây dựng môi trường hạnh phúc ngoài lớp:

Đối với trẻ mầm non, môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cựctrong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ.Để tạo cho trẻ có nhiều cơ hội được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế,nhà trường sắp xếp các khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi Tạo điều kiệnđể trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh, từng bước cung cấpcác biểu tượng phong phú về đối tượng giúp trẻ tự khám phá bằng cách huyđộng sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lí khác nhau để lĩnh hộicác khía cạnh khác nhau của sự vật Với việc được tiếp xúc với môi trườngngoài lớp học đẹp mắt, hấp dẫn kích thích sự chú ý của trẻ, trẻ thích quan sát,tìm hiểu và khám phá mọi vật xung quanh hơn.

Trong năm học 2023 - 2024 nhà trường việc xây dựng môi trường xungquanh được nhà trường đặc biệt quan tâm Tạo được nhiều khu vực vui chơi cóý nghĩa, bổ ích, trẻ có nhiều không gian tham quan, trải nghiệm và vui chơi hơn.

Ví dụ: Trong giờ dạo chơi ngoài trời với không gian rộng tôi áp dụng nhiềutrò chơi vận động khắc nhau để trẻ được vui, trẻ thoải mái, được chơi với cô vàcác bạn tạo sự gần gũi giữa trẻ với trẻ, cô với trẻ, trẻ sẽ được cười nhiều hơn vàhạnh phúc hơn khi được tham gia.

(Hình ảnh trẻ chơi ngoài sân trường)

Giờ thể dục không gian tập ngoài trời thoáng mát có các ký hiệu về chữcái, chữ số, các hình được vẽ lên sân ở mỗi vị trí trẻ đứng Cô thường mở các bàihát mà trẻ yêu thích và tập kết hợp các động tác thể dục khớp với lời bài hát

Trang 11

nhằm giúp trẻ vui tươi phấn khởi, sức khoẻ tốt, khởi động cho một ngày hoạtđộng ở trường

(Hình ảnh trẻ tập thể dục sáng)

Thực tế cho thấy với mong muốn trẻ có nhiều không gian để vui chơi vàhọc tập, ban giám hiệu cùng tập thể giáo viên trong nhà trường đã nỗ lực và tậndụng mọi không gian trong khuôn viên trường để tạo ra những khu vực đẹp mắt,sạch sẽ, an toàn, thân thiện đặc biệt khi trẻ được trải nhiệm trong môi trườngnhư vậy giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn

Với mục tiêu tất cả trẻ đều được hạnh phúc khi tới lớp Tôi thường tròchuyện và cho trẻ tham quan trải nghiệm ở xung quanh sân trường, vườn hoa,hành lang, khu trải nghiệm để kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.

Ví dụ: Đốí với khu vực “vườn hoa của bé” Cô cùng trẻ sưu tầm cây, hoa,hướng dẫn trẻ trồng, chăm sóc, tưới nước, nhổ cỏ… cho cây Thông qua cácbuổi dạo chơi ngoài trời, khám phá thiên nhiên.

Trang 12

(Hình ảnh trẻ khám phá thiên nhiên)

Ví dụ: Khu vực chơi với cát sỏi: Ở khu vực này trẻ sẽ được chơi với cát,sỏi, nước Để trẻ chơi có hiệu quả tôi thường trò chuyện với trẻ và hướng dẫn trẻchơi vẽ hình lên cát hay đếm sỏi

2.3.2 Giải pháp 2: Động viên khích lệ trẻ coi trẻ là trung tâm để hìnhthành cho trẻ tính tự lập và mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động.

Để trẻ sau này trở thành một người con ngoan, trò giỏi, có đạo đức tốt, biếtquan tâm, yêu thương giúp đỡ mọi người, trở thành một người con hiếu thảo vớicha mẹ, ông bà thì hơn ai hết ở lứa tuổi này sự quan tâm, chia sẽ yêu thươngtrong môi trường gia đình và lớp học, trường học là vô cùng quan trọng, là nềntảng vững chắc để trẻ trở thành một con người có nhân cách tốt trong tương lai.

Trong các hoạt động học tôi luôn tìm tòi những câu truyện, bài thơ có tínhgiáo dục cao về tình yêu thương, chia sẻ phù hợp với từng chủ đề Qua đó tôilồng giáo dục trẻ tình yêu thương đối với những người thân trong gia đình Biếtyêu thương giúp đỡ những người già yếu, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn,biết yêu thương chăm sóc những con vật gần gũi…

Ví dụ: Truyện: Ai đáng khen nhiều hơn, Ba cô gái, Bầy chim thiên nga,Bông hoa cúc trắng,… Hay những bài thơ như: Thương ông, Làm anh, Tìnhbạn…

Ví dụ: Thông qua họat động âm nhạc tôi dạy trẻ những bài hát thể hiện tìnhcảm yêu thương như: Cả nhà thương nhau, gia đình nhỏ hạnh phúc to, em yêucô giáo em, cháu yêu bà, …

Giáo dục trẻ phải dựa trên nhu cầu, hứng thú, hiểu biết và kinh nghiệmriêng, cách học riêng của từng trẻ nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả Mỗi đứatrẻ là cá thể riêng biệt, có khả năng và nhịp độ phát triển riêng [3] Mọi sự thayđổi của trẻ đều được tôi ghi nhận quan sát Ngay từ từ đầu năm học tôi đã bắtđầu quan tâm, chú ý đến từng cá nhân, từng tính cách của các con Khuyếnkhích trẻ trao đổi, hợp tác thực hiện ý tưởng chơi (cùng hoạt động và giúp đỡ lẫnnhau) Trẻ được lựa chọn góc chơi, khu vực chơi, trẻ được lựa chọn đồ chơi, trẻ

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:23

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w