- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc tiếp cận đa văn hóa - Trẻ tự tin mạnh dạn thể hiện các ca khúc âm nhạc tiếp cận đa văn hóaqua trang phục và đạo cụ của nhiều vùng miền k
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trang 2MỤC LỤC
Trang
1 Mở đầu 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu 1
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2
2.3 Các giải pháp pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3
2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch nội dung giáo dục âm đa văn hóa theo chủ đề 3
2.3.2 Giải pháp 2: Xây dựng môi trường tạo cảm xúc cho trẻ hứng thú hoạt động âm nhạc tiếp cận đa văn hóa 6
2.3.3 Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động âm nhạc tiếp cận đa văn hóa thông qua các hoạt động 8
2.3.4 Giải pháp 4: Phối kết hợp phụ huynh trong hoạt động âm nhạc tiếp cận đa văn hóa cho trẻ 17
2.4 Hiệu quả của một số giải pháp giúp trẻ hứng thú trong việc tiếp cận âm nhạc đa văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi B trường Mầm non Hoằng Sơn 2 18
3 Kết luận, kiến nghị: 19
3.1 Kết luận: 19
3.2 Kiến nghị 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 31 Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Âm nhạc là một phương tiện kỳ diệu và tế nhị nhất để truyền đạt lời kêugọi của những cái tốt đẹp và nhân đạo Nó dẫn dắt trẻ vào thế giới của điềuthiện, tạo ra sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng tạo củatrí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được
Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc Trẻthích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc Mục đích củagiáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ Giáo dục âmnhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương conngười; hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thểnhư: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người Giáo dục âm nhạccòn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ pháttriển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi Quá trình trẻtiếp xúc và hoạt động âm nhạc đa văn hóa như học hát, nghe hát, vận động theonhạc, chơi trò chơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhâncách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ
và thể lực
Đối với trẻ mầm non đã và đang lớn lên trong môi trường khác biệt sovới thế hệ cha ông Thời đại 4.0 cho trẻ cơ hội thụ hưởng những giá trị mớinhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều quan ngại về những người làm văn hóa giáodục Chính vì thế, để con người hướng tới những văn minh hiện đại mà khôngquên đi những giá trị văn hóa, các nét đặc trưng của từng vùng miền khác nhaucủa dân tộc Việt Nam Âm nhạc Việt Nam thể hiện tính đa dạng: vừa truyềnthống, vừa hiện đại, vừa mang tính đặc trưng của âm nhạc truyền thống, đồngthời thể hiện tính đa dạng về văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam trong sự hoànhập với âm nhạc ở khu vực và thế giới Thì việc đưa trẻ mầm non tiếp cận vớivăn hóa truyền thống là việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay
Chính vì thế, tôi đã suy nghĩ và quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp
giúp trẻ hứng thú trong việc tiếp cận âm nhạc đa văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi B
trường Mầm non Hoằng Sơn 2”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc tiếp cận đa văn hóa
- Trẻ tự tin mạnh dạn thể hiện các ca khúc âm nhạc tiếp cận đa văn hóaqua trang phục và đạo cụ của nhiều vùng miền khác nhau
- Trẻ hiểu được nội dung giá trị âm nhạc đa văn hóa qua mỗi bài hát
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú trong việc tiếp cận âm nhạc đa văn hóacho trẻ 4-5 tuổi B trường Mầm non Hoằng Sơn 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trực quan, quan sát hoạt động của trẻ
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm
Trang 42 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đa văn hóa trong giáo dục âm nhạc là việc kết hợp nhiều sản phẩm âmnhạc với sắc thái khác nhau trong cùng một hoạt động giáo dục âm nhạc hoặc làviệc giáo viên lựa chọn những nội dung âm nhạc của các dân tộc trong nướchoặc nhạc nước ngoài để dạy trẻ
Thông qua hoạt động giúp trẻ có thêm hiểu biết và tôn trọng giá trị truyềnthống văn hóa của các vùng miền, yêu thích bài hát, thích nghe hát, thích hát vàthể hiện mô phỏng một số động tác phù hợp với giai điệu bài hát Bên cạnh đógiúp cho giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng trong việc dạy trẻ mầm non tiếp cậnvới đa văn hóa và tổ chức linh hoạt các hoạt động giáo dục, hình thành kiếnthức, hiểu biết và gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng truyền thống của mỗi dântộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ
Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hóa nhằm trang
bị kiến thức cho trẻ về sự đa dạng văn hóa về âm nhạc của các dân tộc cùng sinhsống trên địa bàn, hình thành thái độ tôn trọng giá trị truyền thống văn hóa về
âm nhạc, phát triển khả năng cảm thụ nhạc, nhận biết đặc trưng 1 số thể loại âmnhạc phù hợp với độ tuổi, kĩ năng sử dụng các phương tiện nghệ thuật để thểhiện bản thân qua sản phẩm âm nhạc
Từ những cơ sở trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ cần phải làm gì để
“giúp trẻ hứng thú trong việc tiếp cận âm nhạc đa văn hóa” sao cho phù hợp với
độ tuổi, với tâm sinh lí của trẻ, với từng nội dung hoạt động, mà vẫn đảm bảođúng phương pháp của chương trình giáo dục mầm non
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2023 – 2024, bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạytại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B, có tổng số 32 trẻ: Trẻ học rất ngoan, có nề nếp họctập, mỗi một hoạt động học tập trẻ rất tích cực Trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ chăm sóc giáo dục trẻ có những thuận lợi và khó khăn như sau
* Thuận lợi:
- Trường mầm non Hoằng Sơn 2 là trường đạt chuẩn quốc gia Ban giámhiệu nhà trường có trình độ chuyên môn cao 100% đạt trên chuẩn, có kinhnghiệm quản lý, làm việc có kế hoạch cụ thể khoa học sáng tạo
- Đội ngũ giáo viên trong trường có trình độ 100% đạt chuẩn và trênchuẩn Đa số là giáo viên trẻ năng động, nhiệt tình sáng tạo tâm huyết yêu nghềmến trẻ Môi trường làm việc luôn dân chủ, kỹ cương, tình thương và tráchnhiệm Là một đơn vị chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nên hầu hết thời gian củatrẻ là ở trên lớp có điều kiện tiếp xúc nhiều với môi trường giáo dục mà cô giáo
đề ra
- Về phía bản thân là một giáo viên trẻ luôn mang trong mình lòng nhiệthuyết năng động sáng tạo, yêu nghề mến trẻ làm việc với tinh thần trách nhiệmcao, luôn có tinh thần tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn
tự rèn luyện, tìm tòi những phương pháp hay để giúp trẻ hững thú hơn trong tất
cả các hoạt động ở trường
- Trẻ đi học đầy đủ, cùng độ tuổi, đã có một số kỹ năng cơ bản biểu diễn
và cảm thụ âm nhạc
Trang 5- Bên cạnh đó các bậc phụ huynh đã quan tâm hơn đến bậc học mần nonnên họ có ý thức cho con đi học đều, đúng độ tưổi, đưa đón đúng giờ quy định
và phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên, nhà trường để có biện pháp giáo dục trẻtốt nhất
- Trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động vì trẻ thường thích nhạc trênnền tảng tittok, sôi động, hài hước… nên khi chọn những bài hát nhẹ nhàngnhư hát ru, các vùng miền cho trẻ thì chưa tạo được hứng thú trẻ chưa tham giatích cực
*Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát qua 4 nội dung, kết quả trêntrẻ như sau:
Bảng khảo sát thực trạng, tháng 9 năm 2023 STT Nội dung
Số trẻ khảo sát
Kết quả Đạt Chưa đạt
Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
1
Trẻ hứng thú tham gia
vào hoạt động âm nhạc
tiếp cận đa văn hóa
Trẻ hiểu được nội
dung giá trị âm nhạc
đa văn hóa qua tác
phẩm âm nhạc
9 28% 23 72%
Từ kết quả khảo sát trên, tôi đã áp dụng đề tài “Một số giải pháp pháp
giúp trẻ hứng thú trong việc tiếp cận âm nhạc đa văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi B
trường Mầm non Hoằng Sơn 2”.
2.3 Các giải pháp pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch nội dung giáo dục âm đa văn hóa theo chủ đề.
Dựa trên mục tiêu giáo dục mầm non, mục tiêu của lĩnh vực giáo dục âmnhạc, tôi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ Kếhoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ được lồng ghép vào
Trang 6việc lập kế hoạch giáo dục năm, tháng, tuần và kế hoạch ngày.
- Đối với kế hoạch năm, theo khung chương trình năm học, căn cứvào điều kiện thực tiễn của lớp học, tôi lựa chọn và bố trí nội dung hoạt độnggiáo dục âm nhạc đảm bảo sự đa dạng văn hoá trong giáo dục âm nhạc: đadạng loại hình âm nhạc, đa dạng văn hoá các dân tộc, đa dạng hình thức tổchức ; đan xen các hoạt động giáo dục các kỹ năng về nghe nhạc, ca hát, hoạtđộng, trò chơi âm nhạc, chơi nhạc cụ dân gian; tổ chức các hoạt động giáo dục
âm nhạc mọi lúc mọi nơi theo chế độ sinh hoạt Trong đó, tôi luôn chú ý tổchức các hoạt động phù hợp với đời sống hằng ngày của trẻ, phù hợp với vănhoá bản địa nơi mà trẻ sinh sống, nhất là hoạt động văn hoá lễ hội dângian nhằm giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc
Trong kế hoạch năm, từng nội dung nên được bố trí lồng ghép mộtcách hợp lý để có sự liên kết từ hoạt động trước đến hoạt động tiếp theo nhằm tạo
sự khác biệt về văn hoá, giúp trẻ nhận thức về sự đa dạng văn hoá trong âm nhạc
- Đối với kế hoạch tuần/tháng, tôi thiết kế các hoạt động giáo dục âm nhạc
ở mọi lúc mọi nơi để có thể khai thác hết các nội dung giáo dục cũng như tăng
sự tiếp xúc, tiếp nhận sự đa dạng văn hoá cho trẻ qua âm nhạc Các nội dunggiáo dục âm nhạc cần tập trung theo một chủ đề, sự kiện nào đó để khai thác vàgiúp trẻ hiểu sâu về nét văn hoá đó
Ví dụ: Trong một bài hát (cụ thể là bài hát “Nhà của tôi”) tôi có thể sử
dụng nhiều tone nhạc khác nhau để khai thác khả năng của trẻ như: Nhạctanggo, nhạc remix, nhạc Pop,…trẻ được tiếp cận và thể hiện dòng nhạc màhứng thú giúp cho tiết học cực kỳ sôi động Phần nghe hát và trò chơi âm nhạcđược liên kết với nhau vô cùng logic, tôi chuẩn bị rất nhiều dụng cụ âm nhạcđẹp mắt, thu hút để trẻ tự do lựa chọn Tôi kết hợp các dòng nhạc mới, nhạcnước ngoài phù hợp với độ tuổi khiến cho phần nghe hát và phần trò chơi cónhiều sự mới lạ, tăng chất lượng hoạt động của trẻ trong tiết dạy
Hiểu được điều đó bản thân tôi đã dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh lýcủa trẻ, dựa vào mục tiêu chương trình, nội dung chủ đề, điều kiện trang thiết bị
đồ dùng của lớp để xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung cho trẻ làm quenvới hoạt động âm nhạc năm học 2023 - 2024 như sau:
Thời gian Chủ đề Dạy hát+VĐ Nghe hát Nhạc
Ngày vui của bé,
Em đi mẫu giáo, Bàn tay cô giáo, Hello (lời chào)
Đi học, cô giáo, Địu con đi nhà trẻ
Chickendance,Make acricle,Angrybird,BabyShark,Aramsam sam,
Ru con mùa đông, trống cơm,Bạn ơi lắng nghe
23/10/2023
-
17/11/2023
Gia đình Nhà của tôi, cả nhà
thương nhau, bầu và
bí, mẹ yêu con
Chỉ có 1 trên đời,cho con, ru con
Trang 7…
20/11/2023
-
15/12/2023
Nghề nhiệp Cô giáo miền xuôi,
bác đưa thư vui tính,cháu thương chú bộ đội, cháu yêu cô chú
công nhân
Lý kéo chài, màu
áo chú bộ đội, Đi cấy, anh phi công
Gà trống mèo con
và cún con, Cá vàngbơi, chú ếch con, Con chuồn chuồn
Lý hoài nam, tôm
cá cua thi tài, chị ong nâu và em bé
15/01/2024
-
16/02/2024
Thế giới thực vậtTết nguyên đán
Lý cây xanh, em yêu cây xanh, mùa xuân đến rồi
Hoa trong vườn, Inh lả ơi, em đi giữa biển vàng…
19/02/2024
-
15/03/2024
Phương tiệngiao thông
Đường em đi, em đi qua ngã tư đường phố, em đi chơi thuyền
Gửi anh một khúc dân ca anh phi công ơi Nhớ lời cô dặn
18/03/2024
-
12/04/2024
Nước và một số HTTN
Cho tôi đi làm mưa với, hè đến, mùa xuân đến
Mưa rơi, mưa bóng mây
Mùa xuân ơi
-Múa với bạn Tây Nguyên, Xòe hoa, yêu Hà Nội,
Borboletinha
Ca - chiu - sa, Bác Hồ người cho em tất cả, gà gáy le te
- Đối với kế hoạch hoạt động cụ thể: Tuỳ theo nội dung hoạt động giáodục, tôi thiết kế các hoạt động với đa dạng hình thức để tạo cơ hội cho trẻ tiếpxúc với sự đa dạng, được phối hợp hoạt động với nhiều bạn và chủ động tự tinthể hiện văn hoá cá nhân Chuẩn bị các câu hỏi gợi mở, những lời động viên,khuyến khích để kích thích trẻ khám phá những nét văn hoá mới trong bàihát/bản nhạc, tự tin thể hiện sáng tạo nghệ thuật theo cách riêng của trẻ, tôntrọng sự thể hiện nghệ thuật của các bạn khác
Ví dụ: Hoạt động dạy trẻ nghe nhạc - nghe hát bài Bạn ơi lắng nghe (dân
ca Ba Na - Sưu tầm dịch lời: Tô Ngọc Thanh): Cho trẻ cảm thụ các âm thanhtrong tự nhiên; cho trẻ xem tranh về nội dung bài hát (dòng suối, đàn cá, rẫy lúatrong nắng, đàn chim câu…); cho trẻ nghe giai điệu bài hát; cho trẻ nghe tiếngnhạc cụ đặc trưng của dân ca Ba Na trong bài hát; cho trẻ chơi với nhạc cụ…Gợi
ý cách đặt câu hỏi gợi mở, động viên, khuyến khích trẻ:
+ Con cảm nhận thế nào về bài hát/nội dung/giai điệu của bài hát?
+ Con thấy bài hát này hay nhất ở điểm gì?
+ Con thích điều gì nhất trong bài biểu diễn của bạn?
+ Con muốn biểu diễn bài hát này như thế nào? Con có cách biểu diễn nàokhác?
Trang 8âm nhạc tốt nhất.
*Môi trường bên ngoài lớp học:
- Thực hiện nội dung “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”trường mầm non Hoằng Sơn 2 đã quy hoạch và thiết kế khuôn viên nhà trườngphù hợp với không gian, diện tích của trường, tạo cho trẻ cảm giác thân thiện,gắn bó, giàu tình yêu thương, có tính mở, giúp trẻ phát huy tính tích cực tronghoạt động, kích thích nhu cầu tìm hiểu về các nền văn hoá khác, tôn trọng vănhoá khác biệt của các bạn, giúp trẻ thích nghi với môi trường văn hoá đa dạng
Thiết kế các môi trường nghệ thuật âm nhạc mang đậm bản sắc văn hoáđịa phương trong khuôn viên bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên dễ kiếm theovùng, miền: các bộ gõ tự chế bằng các vật liệu tái chế; ống tre/gỗ, chuông gió,
vỏ sò/ốc đặt ở nơi có gió nhẹ, nơi mà trẻ có thể chạm tay vào khi chúng vuichơi; các nhạc cụ, trang phục của địa phương và các vùng miền…
Hình ảnh: Trang trí môi trường ngoài lớp
*Môi trường trong lớp học:
Đối với môi trường bên trong lớp học, tôi đã chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi,trang thiết bị dạy học tôi chuẩn bị bảo đảm về số lượng và chất lượng để có thể
tổ chức được các hoạt động giáo dục âm nhạc có sự đa dạng văn hoá, tạo cơ hộicho trẻ lựa chọn các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ âm nhạc theo ý thích và phù hợpvới các bài hát theo từng chủ đề
Tôi luôn tìm tòi những dụng cụ, đạo cụ âm nhạc theo từng vùng miền tôisắp xếp các phương tiện âm nhạc gọn gàng vừa tầm với trẻ, các đồ dùng ở góc
âm nhạc tôi thiết kế treo vừa tầm với của trẻ để trẻ dễ dàng lấy và cất Trẻ đượcquan sát hình dáng của nhạc cụ, được nghe âm sắc của nhạc cụ và khi âm thanhnhạc cụ vang lên trẻ cảm nhận được sự kì diệu, lạ lẫm, đáng yêu và có thể khiếntrẻ thích thú và mong muốn được “chơi” nhạc cụ đó Do đó, tuỳ theo điều kiện
có thể, chuẩn bị một số nhạc cụ phù hợp cho trẻ làm quen Một số nhạc cụ phùhợp cho trẻ sử dụng như mõ, trống lắc, đàn dân tộc, các loại nhạc cụ gõ…
Ví dụ: Khi trẻ hát bài hát Lí cây xanh, tôi tìm hiểu về văn hoá Nam Bộ,
thì giá góc cũng có những đạo cụ, trang phục thể hiện được nét đặc trưng như:khăn rằn, áo bà ba để trẻ chọn Hay khi trẻ múa bài Múa với bạn Tây Nguyên(Phạm Tuyên), giá góc cũng phải có những đạo cụ và trang phục chất liệu dântộc Tây Nguyên… Hay khi dạy trẻ vận động theo nhạc phong cách hiện đại nhưJazz, Rock… thì có trang phục hiện đại…
Trang 9cô khích lệ cảm nhận, bộc lộ cảm xúc với tác phẩm âm nhạc.
*Hoạt động âm nhạc tiếp cận đa văn hóa trong giờ học:
Hình thức cho trẻ làm quen với âm nhạc thông qua hoạt động học tập làhình thức cơ bản và chủ yếu, vì nó thực hiện được mục đích yêu cầu của âmnhạc Kiến thức mà trẻ thu nhận được có hệ thống lôgíc Hoạt động học “làmquen với âm nhạc” đưa thế giới âm nhạc đến với trẻ bằng nhiều phương pháp,hình thức khác nhau Các phương pháp, hình thức đó gắn liền với nhau mộtcách chặt chẽ Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chế nhất định
Vì vậy khi dạy trẻ “làm quen với âm nhạc” tôi phải lựa chọn áp dụng cácphương pháp giáo dục theo Chương trình Giáo dục mầm non, linh hoạt hìnhthức tổ chức theo điều kiện thực tế, tránh áp đặt trẻ phải nhận định đặc điểm cốđịnh của một nền văn hoá mà tạo cơ hội cho trẻ được làm quen, trải nghiệm vàcảm nhận về một nền văn hoá thông qua âm nhạc Một hoạt động giáo dục âmnhạc, giáo viên có thể tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau, mỗi hoạt độngchọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động
+ Đối với dạy hát: tập trung vào nội dung chính là tập cho trẻ hát thuộcbài hát, hát rõ lời, đúng giai điệu, đặc biệt đối với các làn điệu dân ca
+ Đối với nghe hát: chủ yếu là trẻ được nghe giáo viên hát, trẻ cảm nhậnđược tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng với những trạng thái cảmxúc có trong các bài hát/ bản nhạc mang nét văn hoá (thể loại, giai điệu) mới đốivới trẻ
Do đó, khi thể hiện các bài hát cho trẻ nghe, tôi chú ý các yêu cầu về kĩthuật âm nhạc như khi hát ru cần nhẹ nhàng, sâu lắng thể hiện các nốt luyến láymềm mại, đúng với tính chất của làn điệu dân ca và văn hoá vùng miền để trẻ cóthể cảm nhận được những khác biệt trong âm nhạc, khác biệt trong văn hoá
+ Đối với vận động theo nhạc: tôi gợi mở, kích thích để trẻ được thể hiệntheo cách riêng của mình Với mỗi bài hát/bản nhạc nên cho trẻ làm quen 2 - 3cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loạihình tiết tấu và không nhàm chán
Lựa chọn các bài hát/bản nhạc có giai điệu vui tươi, rộn ràng, kích thíchtrẻ vận động hoặc các bài hát có lời dễ vận động minh hoạ, bắt chước theo
Ví dụ: Bắt chước các con vật trong bài hát Con cò cánh trắng, Phi
ngựa…; bắt chước theo hành động Em chơi đu, Tập tầm vông… hay các bài hátnước ngoài như If you’re happy (vỗ tay), Make a circle (tạo vòng tròn)…
Tôi giới thiệu và hướng dẫn trẻ sử dụng một số nhạc cụ gõ đơn giản củadân tộc như trống, phách tre, song loan… kết hợp vận động, đọc đồng dao Haynhạc cụ gõ nước ngoài như Ma-ca-rat gõ tiết tấu phối hợp đệm theo khi hát
+ Đối với trò chơi âm nhạc: tôi hướng dẫn trẻ cách chơi rõ ràng, cụ thể,cho trẻ cơ hội được sáng tạo trong khi chơi; khuyến khích sự hợp tác, phối hợp,
Trang 10chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn trong nhóm Lựa chọn các bài hát/bản nhạc cho giai điệu, tiết tấu nhanh để kích thích trẻ thi đua hoặc các bài hát
có thể kết hợp các phương thức vận động thành trò chơi thoả mãn được “tínhhiếu động” của trẻ
Ví dụ: Bài hát Bắc kim thang - Dân ca Nam Bộ, trẻ vừa hát vừa có thể
chơi trò chơi xoay lưng, ngoắc chân, nhảy lò cò quanh vòng Hay bài Xỉa cá Dân ca Nam Bộ kết hợp trò chơi xếp chân như nu na nu nống… Hay các bài hátnhạc nước ngoài không lời có tiết tấu nhanh có thể sử dụng trong mọi trò chơithi đua xem đội nào nhanh như nhạc Angry bird, Baby Shark…
mè-+ Đối với hoạt động biểu diễn: Để tổ chức hoạt động biểu diễn hiệu quả,giáo viên cần dự kiến các tiết mục biểu diễn mà trẻ đã được học từ các hoạtđộng trước đó Đây là cơ hội để cho trẻ tiếp cận với sự đa dạng văn hoá trong
âm nhạc, giao lưu âm nhạc, giao lưu văn hoá, thưởng thức nét văn hoá củangười khác mang đến và thể hiện nét văn hoá của cá nhân trẻ trước tập thể Do
đó, việc truyền tải các thông điệp văn hoá cần thể hiện ngay từ những lời giớithiệu cho đến việc sắp xếp các tiết mục, chuẩn bị đồ dùng, trang phục và khônggian (sân khấu) sao cho mang màu sắc văn hoá của mỗi tiết mục âm nhạc lànhững yếu tố cần thiết để giáo dục trẻ thông qua hoạt động biểu diễn âm nhạc.Nên cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị để tạo cảm hứng cho trẻ trước khibiểu diễn và cũng để trẻ hiểu hơn về thông điệp mình cần truyền tải đến ngườikhác (người xem - khán giả)
Hình ảnh: Trẻ tự lựa chọn bài hát và phong cách biểu diễn
Tôi cũng kết hợp với các tổ chức, cá nhân giới thiệu loại hình nghệ thuậtbiểu diễn cùng với âm nhạc và tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên sânkhấu thực thụ để tạo cơ hội cho trẻ được thực sự tham gia vào một hoạt độngnghệ thuật, hiểu về sự đa dạng văn hoá trong nghệ thuật, trong các thể loại âmnhạc và có được những cảm xúc âm nhạc thăng hoa như một người nghệ sĩ, vídụ: biểu diễn múa, hát, nhạc, nhạc kịch…
Hình ảnh: Trẻ biểu diễn các bài hát
Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo tiếp cận đa vănhoá, cô phải luôn là tấm gương về sự tôn trọng tính đa dạng văn hoá, tôn trọng
sự khác biệt, tôn trọng mọi trẻ và cách thể hiện của trẻ thông qua hoạt động âmnhạc
Ví dụ: Ở chủ đề “Quê hương- Đất nước - Bác Hồ”
Đề tài: - Trẻ biểu diễn làn điệu dân ca đã học
+ Bài hát: “ Xòe hoa” Dân ca Thái
+ Bài hát: “Borboletinha” Dân ca nước Bồ Đào Nha
+ Bài hát: “Trống cơm” Dân ca Bắc Bộ
- Nghe hát: Hoa thơm bướm lượn Dân ca Quan Họ Bắc Ninh
Cô tổ chức dưới hình thức chương trình
1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú: