1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp nhà trẻ hoa mai 1 trường mầm non thị trấn ngọc lặc

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI LỚP NHÀ TRẺ HOA MAI 1 TRƯỜNG MẦM NON THỊ... Một lớp học k

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI LỚP NHÀ TRẺ HOA MAI 1 TRƯỜNG MẦM NON THỊ

Trang 2

TT TIÊU ĐỀ Trang

1.1 Lý do chọn đề tài

Tài liệu tham khảo

Danh mục SKKN được công nhận các năm

Trang 3

1.1 Lý do chọn đề tài

Nếu ai đó hỏi bạn hạnh phúc là gì? Thật không đơn giản để trả lời phải không ạ Bởi hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc được biểu thị bởi cảm giác vui vẻ, thoả mãn, hài lòng, và sự đủ đầy Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi chúng ta và đặc biệt đối với trẻ nhỏ Trẻ được hạnh phúc trong môi trường gia đình và trẻ cũng cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội và môi trường xã hội của trẻ chính là trường học, là lớp học hạnh phúc

Bởi lẽ! Hạnh phúc là điều mà hàng ngàn đời nay mỗi chúng ta luôn mong muốn đạt được trong cuộc đời mình Ở mỗi thời điểm, mỗi địa điểm khác nhau, chúng ta sẽ mong muốn hạnh phúc với những nội hàm khác nhau Tôi rất tâm đắc với tựa đề “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới”, được mượn từ lời nói của ''Thiền sư Thích Nhất Hạnh'', trong một chủ đề pháp thoại dành cho những người làm giáo dục Câu nói bao hàm tất cả những giá trị và vị ngọt hướng gửi đến những ai làm về giáo dục

Vậy lớp học hạnh phúc phải là! Một lớp học khi nó hội tụ đủ 3 yếu tố: Yêu thương, an toàn và tôn trọng, lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục tạo cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp Là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác vui vẻ hạnh phúc, khi đến trẻ sẽ có hứng thú học tập và vui chơi Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, thỏa mãn niềm đam mê, được học các bài học thông qua các trò chơi hấp dẫn, không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích, các bài học được thông qua những trải nghiệm thú vị ''Mỗi ngày đến trường là một ngày vui'' đó chính là một trong những tiêu chí quan trọng mà tất cả các trường học trên toàn quốc đều đang hướng đến Trong lớp học không thể thiếu được sự thoải mái, niềm hạnh phúc của cô và trò - sự yên tâm tin tưởng của phụ huynh

Do đó để có một lớp học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa cô với phụ huynh Và điều quan trọng nữa muốn trẻ được hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc Các bậc phụ huynh cũng vậy, mỗi ngày đưa con đến trường đều cảm thấy yên tâm

Đối với trẻ Mầm non nhất là trẻ trong độ tuổi nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi Ở lứa tuổi này các bé còn nhỏ nên việc chăm sóc hết sức vất vả, đặc biệt là những cháu đi chưa vững, nói chưa được và nhiều trẻ lần đầu tiên đến lớp, cũng là lần đầu rời xa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà Những ngày đầu trẻ mới đi học còn lạ môi trường, lạ cô, lạ các bạn nên tâm lí của trẻ chưa ổn định Trẻ quấy khóc, la hét mệt mỏi, hay buồn ngủ, không muốn ăn uống gì, thường xuyên có những cơn hoảng sợ

Vậy để các bậc cha mẹ yên tâm, các cô giáo phụ trách các lớp mầm non nói chung và giáo viên phụ trách lớp nhà trẻ nói riêng đã thực sự vừa là cô giáo, vừa là người mẹ hiền, luôn trấn an trẻ, dỗ dành, vỗ về yêu thương trẻ để trẻ cảm nhận sự gần gũi như mẹ của bé ở nhà Bên cạnh đó để giúp trẻ nhanh chóng làm quen được với lớp, bản thân mỗi giáo viên cần thu hút trẻ hướng vào các hoạt động như: Trò chơi, hát, đọc thơ, kể chuyện, chơi vận động nhằm thu hút trẻ để

Trang 4

trẻ quên đi nỗi nhớ người thân từ đó trẻ không quấy khóc và mệt mỏi, dạy trẻ tập nói, dạy trẻ chào hỏi, dỗ dành trẻ ăn hết xuất, cho các bé ngủ ngon giấc Tôi luôn nghĩ rằng với mong muốn lớn nhất là làm sao chăm sóc cho các bé khoẻ, dạy cho các bé ngoan, mở ra trước mắt các bé một thế giới đầy kỳ thú để các bé thoải mái tìm tòi và khám phá, tạo cho các bé các sân chơi để các bé có dịp trải nghiệm những gì bé được cô dạy ở trường và cả những gì bé tự khám phá được

Tuy nhiên bên cạnh hình tượng những ''Cô giáo mầm non'' luôn gắn bó

với nghề với những công việc không tên, với những khó khăn, vất vả những tình yêu thương dành cho trẻ khó diễn tả bằng lời Thì hiện nay một vấn đề không thể không nhắc tới đó là trong thời gian vừa qua, rất nhiều vụ bạo hành trẻ em cả về thể chất lẫn tinh thần tại các trường mầm non đã liên tục xảy ra Báo chí, xã hội lên tiếng và các cơ quan chức năng đã vào cuộc Nhưng thực trạng này vẫn chưa chấm dứt mà đâu đó vẫn còn rất nhiều trẻ mầm non ở các cơ sở giáo dục đang phải chịu những trận đòi roi, mắng nhiếc từ chính cô giáo mầm non, để rồi trên mạng xã hội lại dấy lên những câu chuyện buồn Chính vì lẽ đó mà tâm lý của các bậc phụ huynh khi cho con học tại các trường mầm non nói chung luôn

cảm thấy bất an khi đưa con đến trường

Đứng trước thực trạng như vậy, một câu hỏi lớn đặt ra với bản thân tôi và

giáo viên Mầm non nói chung là làm thế nào để ''Mỗi ngày trẻ đến trường là một ngày vui'' và phụ huynh luôn tin tưởng vào cô giáo Vậy việc xây dựng

trường học hạnh phúc nói chung và lớp học hạnh phúc nói riêng là một việc làm cấp thiết hiện nay tại các cơ sở giáo dục mầm non Từ những lý do trên mà tôi

đã chọn đề tài: ''Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp nhà trẻ Hoa Mai 1 trường Mầm non Thị Trấn Ngọc Lặc" Làm đề tài nghiên cứu trong

Đồng thời qua tìm hiểu thực trạng lớp học mầm non hiện nay và đặc biệt là lớp nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi Hoa Mai 1 tôi phụ trách, tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chưa hào hứng đến lớp, không biết chơi cùng bạn bè, chưa biết chia sẻ khi chơi, còn rụt rè Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc

Giúp cho trẻ được hạnh phúc mỗi khi đến lớp, phát triển toàn diện về cả Đức - Trí - Thể - Mỹ, duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực Thiết lập được tình cảm lành mạnh, góp phần vào sự phát triển nhân cách tốt đẹp cho trẻ

Giúp giáo viên sáng tạo hơn trong việc tạo không khí, không gian lớp học để đón trẻ tới lớp và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất, đồng thời giáo viên nhận được sự tin tưởng, yêu quý của phụ huynh và trẻ

Trang 5

Giúp cho mục tiêu xây dựng trường lớp hạnh phúc thành công Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, đặc biệt là nâng cao tỷ lệ trẻ đến trường

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

''Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp nhà trẻ Hoa Mai 1 trường Mầm non Thị Trấn Ngọc Lặc"

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp như:

Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận: Nghiên cứu tài liệu sách, các phương tiện thông tin đại chúng để thu thập các cơ sở lý luận, phân tích tổng hợp tìm hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ 24- 36 tháng tuổi

Phương pháp điều tra thực tiễn và thu thập thông tin: Điều tra, khảo sát tình hình thực tiễn, những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, từ đó sẽ lựa chọn các giải pháp phù hợp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ

Phân tích, thống kê, thực nghiệm và xử lý số liệu: Đánh giá kết quả, phân tích kết quả, xử lý số liệu phù hợp và so sách kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp

Trang 6

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận

Như chúng ta đã biết! Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là khâu đầu tiên trong sự nghiệp gieo hạt cho đời của người thầy giáo, cô giáo Trong đó giáo viên mầm non là người đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách tâm lý trẻ Cô luôn giữ vai trò là người tổ chức hướng dẫn, người hợp tác cùng trẻ, giúp đỡ trẻ để trẻ có cơ hội hòa nhập với cuộc sống Cô giáo chính là điểm tựa của trẻ, là người khai thác tiềm năng vốn có ở trẻ để nâng sự phát triển của trẻ lên tầm cao mới

Người xưa có câu "Tâm hồn trẻ lên ba, tài người già trăm tuổi" câu nói ấy

đã phần nào thể hiện sự đa dạng về tâm lý của trẻ em 2 đến 3 tuổi Trong giai đoạn phát triển tâm lý này, trẻ rất tò mò về các sự vật xung quanh Trẻ sẽ bắt đầu hành trình khám phá của mình thông qua các trò chơi đa dạng và ngày càng mang tính phức tạp, trẻ bắt đầu hiểu được thế nào là kích thước, hình dạng, âm thanh và sự vận động của các sự vật Thông qua đó, các vận động tinh và vận động thô cùng với các khả năng quan sát, tưởng tượng của trẻ được kích thích phát triển vượt bậc

Hơn nữa tâm lý trẻ giai đoạn này còn có những đặc điểm nổi bật khác Như ngôn ngữ ở độ tuổi này cũng phát triển rất nhanh chóng Trẻ hiểu rõ lời người lớn nói và cũng nhanh nhẹn làm theo các hiệu lệnh Trẻ rất thích tập nói những câu dài và thích giao tiếp với bạn bè và người lớn Tuy nhiên vì còn đang tập nói nên trẻ chưa thể diễn đạt được hết những mong muốn, suy nghĩ của mình với người lớn, nhiều khi trẻ la hét, khóc thét là do trẻ đang khó chịu hay bực bội

điều gì đó Vậy nên những ngày đầu tiên đến trường, trẻ không thể tránh khỏi

những lo lắng, nhiều trẻ không giấu được nỗi sợ hãi Nhiều trẻ bỡ ngỡ hay khóc, không chịu vào lớp, không chịu bỏ đồ dùng cá nhân ra khỏi người cứ ôm khư khư vào lòng đồ dùng của mình, không chịu ăn, uống và mang đến cho các bậc phụ huynh không ít những lo lắng Có phụ huynh còn òa khóc khi để con lại trường, có phụ huynh vừa nhìn con lưu luyến vừa lau nước mắt Các nhà tâm lý đã kết luận: Lần đầu tiên đi học, đa số nỗi sợ hãi của trẻ đều bắt nguồn từ tâm lý

bất ổn của cha mẹ mình

Trên cơ sở đặc điểm tâm lí lứa tuổi 24-36 tháng và những thực tế này thật khó khăn cho giáo viên lớp nhà trẻ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ Do đó để trẻ sớm thích nghi, đòi hỏi ở các cô giáo phải có lòng kiên nhẫn, sự tận tâm, bao dung, yêu thương trẻ như con của mình, cần nhẹ nhàng, ân cần cởi mở với trẻ, để cho trẻ yên tâm trong những ngày đầu đến lớp, giúp trẻ có cảm giác an toàn Vì vậy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo những phương pháp mới, nghiên cứu làm sao để xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc, giúp trẻ sớm thích nghi với lớp học, tạo được nhiều sự hứng thú và sáng tạo của trẻ, để trẻ ham thích đi học, thích đến lớp vui chơi với các bạn, yêu cô giáo, phụ huynh yên tâm, vui vẻ gửỉ con cho cô giáo ở trường

Và để xây dựng được lớp học hạnh phúc thì điều đầu tiên chúng ta phải hiểu được ''Hạnh phúc'' là gì? Trong cuốn Đạo đức học Nicomachean, Aristotle đã nói rằng ''Hạnh phúc'' là điều duy nhất mà con người mong muốn Không giống như giàu có, danh dự, sức khỏe hay tình bạn Trong Báo cáo về Hạnh

Trang 7

phúc Thế giới năm 2015, Richard Layard, giám đốc Chương trình Hạnh phúc tại Trung tâm Hiệu quả Kinh tế tại Trường Kinh tế Luân Đôn, và Tiến sĩ Ann Hagell đã nghiên cứu về sức khỏe và tinh thần của trẻ em trên toàn thế giới, đã đưa ra các khuyến nghị cụ thể để cải thiện các điều kiện đó Họ lưu ý vai trò quan trọng của môi trường giáo dục đối với hạnh phúc của trẻ em Các chuyên gia cũng đã khẳng định rằng đáp ứng nhu cầu của trẻ em đồng nghĩa với việc mang đến cho trẻ niềm hạnh phúc

Như vậy! Việc xây dựng lớp học hạnh phúc giúp giáo viên và trẻ hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho trẻ thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp ở trẻ, là điểm đến mà mỗi chúng ta đều cảm thấy muốn đến, khi đến có những hứng thú, có niềm vui, có sự mong chờ, có rung cảm Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thỏa mãn Trẻ đến trường như thế nào là hạnh phúc, có thể quy thành một mệnh đề:

''Mỗi ngày đến trường là một ngày vui'' Bên cạnh đó, trẻ cảm thấy có niềm tin,

có rung động, có động lực khi đến lớp và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp

2.2 Thực trạng

Năm học 2023- 2024 tôi được nhà trường phân công thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục tại nhóm lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng Qua tìm hiểu, nghiên cứu một số giải pháp xây dựng lớp mầm non hạnh phúc tôi thấy đây là một ý tưởng mà tôi rất tâm đắc và nhận thấy có tính khả thi cao Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

2.2.1 Thuận lợi:

Trường mầm non Thị Trấn Ngọc Lặc là trường Mầm non trọng điểm của huyện Ngọc Lặc, trường có bề dày thành tích trong nhiều năm qua đã được nhà nước ghi nhận phong tặng nhiều danh hiệu cao quý, đặc biệt là được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, đây là một điều khích lệ lớn nhất cho tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường cố gắng vươn lên

Trường được xây dựng kiên cố nhà 2 tầng khang trang sạch đẹp nằm ngay trung tâm thị trấn, có phòng học đầy đủ, thoáng mát, rộng rãi, đầy đủ bàn ghế, có sân chơi thoáng mát sạch sẽ, có nhiều cây xanh, an toàn, khuôn viên được trang trí đẹp, gần gũi, thân thiện phù hợp với trẻ Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các môn học tương đối đầy đủ

Ban Giám hiệu Nhà trường có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý và có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp

Bản thân tôi là giáo viên được phân công ở lớp Hoa Mai 1 có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, nắm vững phương pháp, tâm huyết với nghề, coi các cháu như con đẻ của mình, biết phối hợp nhịp nhàng trong công việc, tôi luôn không ngừng tự học tự bồi dưỡng, giữ gìn phẩm chất đạo đức tốt, để xứng đáng là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo

Trẻ lớp tôi đều có chung một độ tuổi, đa số các cháu đều ngoan ngoãn, đi học chuyên cần, chấp hành các nội quy của lớp khi được cô hướng dẫn.

Trang 8

Đa số phụ huynh đã quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường nói chung và những hoạt động của lớp nói riêng

2.2.2 Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi trên thì bản thân còn gặp một số những khó khăn như: Các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi hiện đại phục vụ công tác chăm sóc trẻ chưa thực sự đầy đủ

Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, do đặc thù phụ huynh chủ yếu là công nhân làm ăn xa nhà

Trẻ chưa có kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, trẻ chưa mạnh dạn, tự tin…

2.2.3 Kết quả thực trạng trước khi nghiên cứu SKKN

Từ cơ sở lý luận cùng với thuận lợi và khó khăn trên, bản thân đã dành thời gian nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi, thu thập những tài liệu, sách báo, thông tin để tích luỹ những kinh nghiệm, sáng tạo cái mới, cái đẹp, cái ý tưởng độc đáo bổ ích Từ đó tìm ra các hình thức tổ chức khả quan nhất, phù hợp nhất để truyền đạt kiến thức đến trẻ nhanh nhất, hiệu quả cao nhất Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non Thị trấn Ngọc Lặc

Khảo sát thực trạng trẻ biết nhường nhịn khi tham gia chơi cùng nhau, trẻ vui vẻ hào hứng khi tới lớp, trẻ biết hợp tác chia sẻ khi được giao nhiệm vụ Với tổng số cháu: 19 cháu, bước đầu khảo sát kết quả cho thấy:

Kết quả khảo sát đầu năm học 2023 – 2024 T

T

Nội dung

Tổng số học sinh

1 Trẻ biết nhường nhịn khi tham

2 Trẻ vui vẻ, hào hứng khi tới

3 Trẻ biết hợp tác, chia sẻ khi

Dựa vào bảng điều tra thực tế trên tôi nhận thấy trẻ chưa vui vẻ hào hứng khi tới lớp, chưa biết nhường nhịn khi chơi cùng bạn Khả năng hợp tác khi được giao nhiệm vụ của trẻ ở lớp còn hạn chế, xa bố mẹ, trẻ còn sợ hãi chưa cảm thấy an toàn Bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra các giải pháp để trẻ cảm thấy thật hạnh phúc khi tới trường, tới lớp Qua quá trình tôi được đào tạo trong trường sư phạm, qua học tập chuyên đề và qua thực tế dạy trẻ tôi đã tìm ra được một số giải pháp giúp lớp tôi thực hiện tốt chủ đề “Xây dựng lớp hạnh phúc”

2.3 Các giải pháp thực hiện

2.3.1 Giải pháp 1: Đổi mới phương pháp dạy học, tạo môi trường an

toàn cho trẻ

Đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi cách dạy học truyền thống

chuyến sang dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động một cách linh hoạt, nhẹ nhàng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được tự khám phá kiến thức,

Trang 9

khám phá những điều chưa biết và không còn thụ động tiếp thu kiến thức theo sự sắp đặt dập khuân của cô giáo Đổi mới phương pháp dạy học chính là giúp trẻ phát triển năng lực, trí tuệ, sáng tạo của riêng mình Do đó đối với mỗi giáo viên để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thì trước tiên bản thân phải thay đổi ngay từ nhận thức, làm thế nào để luôn tạo cho trẻ sự an toàn vui vẻ khi trẻ đến trường

Tôi cảm thấy mình thật may mắn và đến với nghề giáo viên mầm non có lẽ là bởi chữ “duyên” định mệnh từ đó Tôi dường như được trẻ hóa, được sống lại tuổi thơ của mình bên những đứa trẻ Niềm vui của cô đơn giản chỉ là được thấy các con của mình vui khỏe hằng ngày khi tới lớp Cô vui khi các con biết cầm bút vẽ nghệch ngoặc… Cô cười khi các con biết và thực hành được những hành động ngộ nghĩnh cùng cô… Cô hạnh phúc là khi đón chào một tuần mới sau hai ngày cuối tuần cô bế và hỏi trẻ, ''Các con có nhớ cô giáo không?'' Trẻ trả lời với cô ''Có ạ'' Niềm vui của các cô giáo mầm non đến từ những điều thật sự bình dị

Tôi luôn học cách dịu dàng, phải tạo cảm giác an toàn, vui vẻ mỗi khi các con đến trường, đến lớp Ngay cả khi các con nôn trớ, những lúc các con khóc nhớ bố mẹ… Tuy nhiên những điều đó chưa bao giờ làm tôi mất đi tình yêu với trẻ Cảm giác thật hạnh phúc khi các con ngô nghê gọi ''Cô Thương ơi '', dường như tiếp thêm tình yêu thương thay vì trách nhiệm, nhất là khi chúng tôi phải vào nhiều vai trong một ngày, vừa là mẹ, vừa là cô giáo, vừa là thầy thuốc, có lúc lại là một chuyên gia tâm lý Thật không dễ dàng gì!

Hình ảnh cô ân cần bế và hỏi trong giờ đón trẻ

Bên cạnh những niềm vui ấy tôi cũng không tránh khỏi giây phút thổn thức khi nghĩ về nghề,đôi lúc tôi cũng cảm thấy áp lực không khỏi nản lòng, mệt mỏi khi có vết xước trên tay trẻ, vết muỗi cắn ở đâu đó trên cơ thể, bị phụ huynh trách móc khi các trẻ trong lớp cào cấu nhau và một ngày trôi qua ở

mỏiấy dần qua nhanh bởi mỗi ngày tôi được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ những gương mặt thơ ngây, ngắm nhìn những ánh mắt to tròn của các con tôi cảm thấy những lời trách móc kia chỉ là một nét chấm phá trong muôn vàn nét chấm phá khác trong bức tranh muôn màu của cuộc sống đời thường mà thôi.

Dẫu biết rằng hiện nay giữa “dư luận trái chiều” đang đổ dồn về nghề giáo, nhất là cô giáo mầm non, có thể đâu đó có những ánh mắt thiếu thiện cảm… Chính vì lẽ đó tôi luôn suy nghĩ: Làm thế nào để trẻ có cảm xúc vui vẻ và tạo cho

Trang 10

trẻ những tiếng cười ngay khi bước chân vào cửa lớp? Đồng thời phụ huynh có nhũng ánh nhìn thiện cảm tin tưởng cô giáo, và tôi chợt nghĩ ra ý tưởng đón trẻ ngay tại lớp bằng một ''MENU cảm xúc, Lớp học hạnh phúc'' khi đến lớp trẻ được tự do lựa chọn cách chào mà mình thích và sau đó cô giáo sẽ chào đón trẻ theo cách mà trẻ chọn Vì khi chào đón trẻ như vậy tôi thấy các cháu rất vui vẻ và phấn khích khi vào lớp học.

Ví dụ: Trẻ chọn biểu tượng hình hai bàn tay thì cô và trẻ sẽ đập hai tay

vào nhau và hô ''yeah''; Nếu trẻ chọn biểu tượng xin hào hello thì cô và trẻ sẽ giơ tay lên hello, hoặc trẻ chọn biểu tượng bắt tay thì cô và trẻ bắt tay nhau tình cảm Với từng trẻ, bản thân tôi chú ý luôn động viên kịp thời, tôn trọng sự lựa chọn và tạo cho trẻ những tâm thế thoải mái ngay từ khi đến lớp

Hình ảnh cô và trẻ vui vẻ đập tay, bắt tay trong giờ đón trẻ

Sau khi áp dụng tôi thấy trẻ bắt nhịp nhanh hơn với lớp học, trẻ tự tin hơn khi đến lớp và sự dỗi hờn, khóc lóc thậm chí gào thét dần được thay thế bằng nét mặt buồn và nụ cười dần tươi trên mỗi khuôn mặt khi được đến lớp

Bản thân tôi đã thực sự thấy được niềm vui, thấy hạnh phúc, thấy mình lại là người có lý tưởng trong cuộc sống và công việc, sống tích cực hơn, cười nhiều hơn, lắng nghe, tôn trọng, quan tâm bản thân nhiều hơn Tôi nhìn mọi việc theo chiều hướng tích cực, nghĩ đến những điều tích cực, nhìn người khác bằng ánh nhìn yêu thương, bao dung và muốn lan tỏa niềm vui của mình cho người khác Tôi đã biết giáo dục bằng cả trái tim và khối óc, trái tim để yêu thương, để tôn trọng, để lắng nghe, khối óc để biết kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, biết chơi cùng trẻ nhiều hơn, tôi đã trao đi những cái ôm, trao đi những nụ cười Để đón nhận tình yêu thương từ những điều bình dị nhất từ các bé

Không những vậy bản thân tôi luôn nổ lực học hỏi, tìm tòi sáng tạo, cải tiến

và đổi mới phương pháp giáo dục để cho việc nuôi dạy trẻ ngày càng tốt hơn

Có thể nhận thấy rằng! Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trí thức, có khoa học, có tình yêu nhân loại, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, mà còn tạo nên những con người lương thiện giàu lòng vị tha, giàu mơ ước và sáng tạo Tất cả những phẩm chất ấy cần được bắt đầu hình thành từ lứa tuổi mầm non, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai Vậy trong các hoạt động cô giáo phải tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tương tác, giao lưu với bạn, với cô Đặc biệt là các hoạt động phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, tình hình của

Trang 11

lớp để đa số trẻ có thể tham gia và thực hiện Qua đó giúp trẻ tự tin, hào hứng trong mọi hoạt động với cô và các bạn

Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch đưa ra mục tiêu nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi, với trẻ của lớp tôi, tôi đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương trình theo quy định kế hoạch đưa ra Tôi thực hiện từng bước, đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, xây dựng có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục như chuyên đề giáo dục STEAM, và các phương pháp dạy học sáng tạo khác như:

Tôi lồng phương pháp giáo dục thông qua ''Hoạt động trải nghệm''

hướng trẻ làm trung tâm tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá những cái mới, những kỹ năng trẻ được thỏa sức sáng tạo theo đúng nghĩa ''Chơi mà học, học bằng chơi''

Ví dụ: Hoạt động trải nghiệm dán hoa tặng cô nhân dịp 20/11 Từ những

hoạt động tưởng chừng như đơn giản đấy đã giúp trẻ hứng thú hoạt động, giờ học trở nên hào hứng, vui vẻ hơn Đặc biệt là qua hoạt động tôi lồng giáo dục để trẻ hiểu thêm về ý nghĩa của ngày 20/11 là ngày tết của các thầy cô

Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ dán hoa tặng cô 20/11

Phương pháp dạy học trải nghiệm được sử dụng đa dạng, ngoài mô hình giáo dục truyền thống tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục tiên tiến như: Montessori, Steam là những phương pháp giáo dục hướng đến GD lấy trẻ làm trung tâm, dựa trên nền tảng tự do, cho phép trẻ được tự tiếp xúc, ứng xử, khám phá một cách tự nhiên với môi trường xung quanh

Bên cạnh đó việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho trẻ Mầm non cũng đã góp phần tạo nên môi trường phát triển toàn diện cho trẻ Trẻ được tiếp cận với thế giới công nghệ từ sớm, góp phần hình thành tư duy công nghệ, tạo dựng nguồn hành trang vững chắc cho tương lai Cụ thể, khi tổ chức các hoạt động ''Nhận biết'' thông qua giáo án điện tử, tôi xây dựng các nội dung về cơ bản sử dụng hình ảnh động, làm những đoạn video ngắn, gần gũi với trẻ nhằm thu hút trẻ hứng thú để giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, ngôn ngữ

Ví dụ: Ở chủ đề động vật với đề tài nhận biết ''Một số con vật trong gia

đình" tôi đã tìm cắt ghép một đoạn video ngắn, sống động về một số con vật sống trong gia đình để cho trẻ quan sát những đặc điểm nổi bật của chúng, nói đến bộ phận nào có thể quay gần lại, phóng to sẽ giúp trẻ dễ dàng nhận biết và phát âm rõ dàng về tên gọi, tiếng kêu Mặt khác trẻ còn được quan sát tỉ mỉ về dáng đi của những con vật hai chân và những con vật có 4 chân từ đó sẽ gắn

Trang 12

kết sự say mê của trẻ qua hoạt động nhận biết tập nói, tính tò mò, óc sáng tạo của trẻ về các con vật xung quanh

Như vậy qua việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin giúp bản thân giáo viên thiết kế ra những bài dạy trực quan, sinh động, tạo nên môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực Không chỉ nghe, nhìn, mà trẻ còn được thực hành nội dung bài học một cách bài bản thông qua các đoạn video sinh động, hấp dẫn Từ đó, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả giác quan lẫn nhân cách

Đặc biệt là chuyên đề đưa phương pháp giáo dục STEAM giúp trẻ hình

thành và phát triển các kỹ năng cần thiết: Nhờ vào việc kết hợp các kiến thức từ

nhiều môn học khác nhau từ công nghệ, khoa học, kỹ thuật, toán học cho đến nghệ thuật, phương pháp giáo dục STEAM giúp trẻ rèn luyện và phát triển nhiều kỹ năng đơn giản nhất Trong quá trình được hoạt động ở lớp cùng cô, các bé sẽ được tự do tìm tòi, khám phá, làm thí nghiệm khác nhau Trẻ vừa được thỏa thích vui chơi cùng bạn và cô, đồng thời bước đầu phát triển nhiều kỹ năng sơ đẳng Chương trình giáo dục STEAM tạo môi trường vừa học vừa chơi, mang đến tâm thế vui vẻ thu hút trẻ ham đến lớp và cảm giác hạnh khi được đến lớp cùng cô và các bạn vui đùa, học tập Giúp trẻ phát triển toàn diện về ''Đức - Trí - Thể - Mỹ''

Ví dụ: Chủ đề ''Ngày tết và mùa xuân'' Tôi lên dự án STEAM cho trẻ làm

đề tài ''Tạo hình bông hoa bằng bông tăm'' với các nguyên vật liệu đơn giản, dễ sử dụng như hộp đựng nước màu, bông tăm, giấy A4 cô vẽ cành sẵn Tôi cho trẻ ngồi thành các nhóm Trẻ dùng bông tăm chấm màu vào các cành cô vẽ sẵn để tạo thành bông hoa Sau khi trẻ trực hiện xong tôi cho trẻ trưng bày sản phẩm để cùng ngắm, nhận xét sản phẩm của bạn và của mình

Hình ảnh trẻ hoạt động STEAM '' Tạo hình bông hoa bằng bông tăm ''

Qua hoạt động này tôi thấy trẻ rất hào hứng, phấn khởi, bởi trẻ được thỏa sức làm theo điều mình muốn, được tự tay tạo ra sản phẩm trẻ thật sự hạnh phúc khi được là chính mình

Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học thì xây dựng môi

trường giáo dục an toàn đối với trẻ lứa tuổi mầm non, đặc biệt là độ tuổi 24-36

tháng tuổi cũng vô cùng quan trọng Để có môi trường an toàn thì điều đầu tiên phải đảm bảo 2 yếu tố bắt buộc đó là an toàn về ''Thể chất'' và ''Tinh thần'' Cô giáo và trẻ phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường trẻ có cảm nhận như ở nhà Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là các con được đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ các chất đủ định lượng Các con được đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi Tôi dạy trẻ một số kỹ năng khi ra ngoài như kỹ năng đi cầu thang tôi luôn cho các con xếp hàng và đi theo hàng

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w