1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5 6 tuổi b trường mầm non hoằng sơn 2

18 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI B

TRƯỜNG MẦM NON HOẰNG SƠN 2

Người thực hiện: Hoàng Thị OanhChức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoằng Sơn 2SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HOÁ, NĂM 2024

Trang 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2.1 Thuận lợi 3

2.2.2 Khó khăn 3

2.2.3 Bảng khảo sát thực trạng: (Tháng 9 năm 2023) 3

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4

2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục theo hướng giáo dục lấy trẻlàm trung tâm 4

2.3.2 Giải pháp 2: Luôn giữ an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi 6

2.3.3 Giải pháp 3: Tôn trọng cảm xúc của trẻ 8

2.3.4 Giải pháp 4: Giáo viên tạo động lực, niềm vui và truyền cảm hứng cho trẻthông qua các hoạt động trong ngày 9

2.3.5 Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh 14

2.4 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 15

2.4.1 Đối với trẻ 15

2.4.2 Đối với bản thân 16

2.4.3 Đối với phụ huynh 16

2.4.4 Đối với nhà trường 16

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16

3.1 Kết luận 16

3.2 Kiến nghị 17

Trang 3

1 PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài

Bác Hồ nói: "Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hoá" Sảnphẩm của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lực của sựphát triển đất nước, trong tương lai, đó chính là thế hệ trẻ Vì vậy việc chăm sócgiáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục,nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này Muốn đượcnhư vậy ngay từ lứa tuổi mầm non, trẻ cần phải có cơ hội để được phát triển toàndiện bởi lứa tuổi mầm non chính là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bảnngã Mà giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, làngành học đầu tiên, là mắt xích đầu tiên, có một vị trí, vai trò quan trọng, tạo tiềnđề về vật chất và tinh thần cho trẻ tiếp thu tốt chương trình giáo dục phổ thông.Muốn vậy phải xây dựng một môi trường hạnh phúc và bắt đầu từ lớp học hạnhphúc.

Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trẻ đều có cảm giác muốn đến“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến trường sẽ có nhiều điều thíchthú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động Lớp học hạnh phúc là yêuthương, an toàn và tôn trọng, lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện vàvui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoảimái khi trẻ đến lớp Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuônmẫu mà cô đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và

say mê Ở đó, trẻ không học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gì có ý

nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua cáctrò chơi và những trải nghiệm vui vẻ.

Lớp học hạnh phúc là nơi giúp cho cô và trẻ hình thành và duy trì cáctrạng thái cảm xúc tích cực Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trườnghọc đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc Được tham gia vào các lớphọc hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh,góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.

Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày trẻ đến trường làmột ngày vui, cô giáo đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ côvới trẻ là động lực để trẻ vươn tới tri thức? Xây dựng lớp học hạnh phúc là việclàm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc vớisự phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn bănkhoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo củagiáo viên Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thựchiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn Xuất

phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp xây dựng lớp họchạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi B trường mầm non Hoằng Sơn 2”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng lớp 5-6 tuổi B trường mầm non Hoằng Sơn 2 do tôiphụ trách năm nay, tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc trẻngại nói lời yêu thương, thể hiện tình cảm kém, rụt rè.Trên cơ sở đó đưa ra

những giải pháp xây nhằm tạo ra một lớp học hạnh phúc là nơi mang lại môi

Trang 4

trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạodựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh Tạo ra sự tôn trọng đối với trẻ,giúp trẻ được thoải mái phát huy khả năng của mình Giúp cho giáo viên có giảipháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự căng thẳng trong quá trình dạyhọc và giáo dục của mình Từ đó trở nên yêu nghề và thành công trong sựnghiệp trồng người của mình Giúp cho mục tiêu xây dựng trường lớp hạnhphúc thành công Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ đặc biệt lànâng cao tỷ lệ trẻ đến trường.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi B trườngmầm non Hoằng Sơn 2.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để làm tốt các nhiệm vụ nghiên cứu tôi sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp lý thuyết.

- Phương pháp phỏng vấn sâu.- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp điều tra theo hệ thống câu hỏi- Phương pháp thống kê bằng toán học

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Lớp học hạnh phúc là nơi vừa mang lại môi trường phát triển toàn diện,kích thích hứng thú học tập - vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòngcho phụ huynh Trước khi đến trường, mỗi trẻ phải là đứa trẻ được quan tâm,được giáo dục trong gia đình Sự phối hợp của gia đình và nhà trường là vô cùngquan trọng và thật cần thiết.

Trong nhà trường, giáo viên chính là chủ thể tích cực đem lại bầu khôngkhí thân thiện, yêu thương Giáo viên cần được tôn trọng, được đặt niềm tin Khiđó giáo viên sẽ có các phương pháp dạy học tích cực, biến bài học như một câuchuyện, một trò chơi, thiết lập được mối quan hệ tốt với trẻ, để có thể khích lệ,hỗ trợ trẻ kịp thời, để tạo cho trẻ cảm giác được an toàn, được quan tâm và yêuthương trong lớp học Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ góp phần tạo nên một môitrường học đường mà ai tham gia cũng đều cảm thấy hạnh phúc. Vậy liệu trẻ cóthực sự được yêu thương, được giáo dục một cách chuẩn mực khi đến trường?Liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ, hòa đồng cùng giáo viên và các bạn khi đếnlớp? Làm sao để có môi trường học tập, vui chơi đủ tốt giúp trẻ phát triển toàndiện?

Trong bối cảnh mà những vấn đề học đường vẫn đang được nhắc đến mỗingày, đây hẳn là những câu hỏi mà bất cứ phụ huynh nào cũng thắc mắc, trăntrở Nhận thức được điều đó bản thân tôi thấy cần thực hiện nghiêm túc công tácxây dựng ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ “lớp học hạnh phúc”

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2023- 2024 tôi phụ trách lớp 5-6 tuổi B với 30 trẻ, trẻ ở cùngmột độ tuổi và đa phần trẻ là người địa phương, phụ huynh của lớp rất quan tâmtạo điều kiện đưa các bé đi học đầy đủ và chuyên cần, tuy nhiên khả năng tiếpthu của trẻ không đồng đều, một số trẻ rụt rè ngại giao tiếp, một số trẻ khác lại

Trang 5

quá năng động Vì vậy tôi luôn mong muốn mang lại cho trẻ một môi trườnggiáo dục tốt nhất, mong muốn dạy trẻ có những kĩ năng nhanh nhẹn, khéo léo,mạnh dạn, tự tin năng động trong các hoạt động, sáng tạo và thể hiện hết khảnăng của mình trong các hoạt động học cùng như hoạt động vui chơi.

Là một giáo viên tôi hiểu rằng “Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô vàtrẻ đều có cảm giác muốn đến" Trẻ sẽ thích đến trường nếu như ở đó trẻ đượclên tiếng và được lắng nghe một cách đầy tôn trọng Thay vì la mắng, dọa dẫm,hãy cho trẻ được được nói ra cảm xúc của mình trong môi trường học đường.Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn Từ đó, rèn luyện ýthức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình.Tôn trọng cảmxúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc.

Để có một lớp học hạnh phúc thì cần phải có một ngôi trường hạnh phúc,trước tiên cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mựchành xử tích cực Chuẩn mực giữa cô và trẻ, giữa giáo viên với giáo viên, giữagiáo viên với BGH nhà trường và giáo viên với phụ huynh Và điều quan trọngnữa muốn trẻ hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc Đối với cácbậc phụ huynh, mỗi ngày đưa các con đến trường thấy các cô vui vẻ hạnh phúcnở nụ cười trên khuôn mặt là họ cảm thấy yên tâm khi cho con đi học Một môitrường học tập chỉ có thể có hạnh phúc nếu các mối quan hệ được xây dựng vàdựa trên yêu thương và tôn trọng.

Từ các yếu tố đó tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp xây dựng lớp họchạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi b trường mầm non Hoằng Sơn 2” trong quá trình

thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

2.2.1 Thuận lợi

Trường đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất khang trang, đồ dùng đồ chơiđảm bảo phục vụ cho việc dạy học và vui chơi của cô và trẻ Là một giáo viên gắnbó lâu năm với trường lớp, tôi luôn cố gắng phấn đấu, học hỏi trau dồi kiến thứccho bản thân Đối với trẻ tôi luôn yêu thương và quan tâm đến trẻ Trong quátrình giảng dạy tôi luôn tìm tòi và tạo các hoạt động giúp trẻ hứng thú và vui vẻđến lớp.

Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, đầu tư về cơ sở vật chấtcho lớp Chuyên môn nhà trường hướng dẫn làm các tranh ảnh, bảng biểu, môhình thể hiện được một số góc trải nghiệm cần thiết cho trẻ để trẻ được thựchành, làm quen ở mọi lúc mọi nơi.

Trẻ đi học chuyên cần nên có nền nếp học tập, trẻ biết quan tâm, chia sẻgiúp đỡ cô giáo và bạn bè.

Phụ huynh lớp tôi rất quan tâm đến con Ban phụ huynh lớp tích cực phốihợp với giáo viên lớp tổ chức các hoạt động của nhà trường như ngày hội đếntrường của bé, tổ chức vui trung thu, tham gia các buổi thăm quan dã ngoại, múahát chúc mừng các ngày hội của địa phương và một số hoạt động khác của lớp.

2.2.2 Khó khăn

Số trẻ đông nên GV gặp khó khăn trong việc bao quát trẻ.

Một số gia đình cha mẹ quá quan tâm, cưng chiều trẻ, cho trẻ nghịch điệnthoại, xem ti vi nhiều dẫn đến trẻ có thói quen ỷ lại, không chủ động, thiếu tự tinkhi giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh dẫn đến một số trẻ bị tự kỉ

Trang 6

Một số trẻ hiếu động, chưa biết đoàn kết với bạn khi chơi, khả năng tiếpthu của trẻ không đồng đều.Trẻ chưa thật sự biết lắng nghe lời cô giáo dạy.

2.2.3 Bảng khảo sát thực trạng: (Tháng 9 năm 2023)STTNội dung khảo sáttrẻSố

Đầu nămSố

Tỷ lệ%

Số trẻchưa

Tỷ lệ%1 Trẻ tự tin, vui vẻ, thích đến lớp, thân thiện và chia sẻ cảm xúc với

cô và các bạn

2 Trẻ tích cực hứng thú khi tham gia vào các hoạt động. 13 43% 17 57%

3 Trẻ thể hiện được các cảm xúc và tình cảm của mình với mọi người

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục theo hướng giáodục lấy trẻ làm trung tâm

Xây dựng môi trường hạnh phúc giúp cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi.Từ đấy trẻ sẽ hứng thú hơn vào các hoạt động học Tôi luôn tạo cho trẻ hứng thúkhi đến lớp Bản thân tôi có suy nghĩ để trẻ được hạnh phúc khi đến lớp Ngườiđầu tiên là giáo viên Vì giáo viên có hạnh phúc khi truyền đạt thông điệp niềmhạnh phúc đến các con thì các con mới cảm thấy hạnh phúc.

Đối với trẻ mầm non việc trang trí hình ảnh không chỉ đẹp, ngộ nghĩnhmà còn phải phù hợp với từng chủ đề và từng góc chơi Vì vậy tôi luôn phốihợp cùng đồng nghiệp cùng lớp xây dựng môi trường hạnh phúc theo từng chủđề Tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi - khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ,hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theonhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hìnhthành Bên canh đó trẻ nhỏ luôn yêu thích cái đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là vôcùng phong phú do vậy môi trường lớp học xung quanh trẻ là một yếu tố cựckỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy sáng tạo Nắm bắt được điều đó bảnthân tôi luôn tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái để trẻ coi lớp học như ngôi nhàcủa mình mà ở đó trẻ được tham gia hoạt động vệ sinh, trang trí, sáng tạo theomình Vì vậy tôi đã khuyến khích trẻ sưu tầm đồ chơi, tranh ảnh để trang trílớp học theo chủ đề nhằm kích thích tính tích cực hoạt động của bản thân trẻcũng như khả năng hoạt động một cách có chủ định.

Từ đó tôi đã trang trí và xây dựng các góc chơi ở lớp mình một cách

Trang 7

sáng tạo theo hướng mở lấy trẻ làm trung tâm một cách linh hoạt, tôi tạo cácgóc phù hợp đảm bảo diện tích cho số trẻ hoạt động thoải mái, mầu sắc hàihoà Các góc chơi phải đảm bảo đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động, ở các góc chơiphải trang trí mở cho trẻ hoạt động, vị trí giá đồ chơi vừa tầm với trẻ để trẻ dễlấy và dễ cất.Với mỗi chủ đề khác nhau trẻ sẽ được chơi những nội dung khácnhau phù hợp với chủ đề đó.

Hình ảnh trẻ chơi ở góc nghệ thuật Hình ảnh trẻ chơi ở góc phân vai

Chẳng hạn như với chủ đề: “Nước và một số hiện tượng tự nhiên” ở gócxây dựng tôi trang trí các hình ảnh về khu du lịch sinh thái, bãi biển Khi chơi ởgóc này với những hình ảnh tôi trang trí này trẻ sẽ có ý tưởng là xây khu nghỉdưỡng FLC hoặc xây khuôn viên bãi biển Sầm Sơn…Mặt khác tôi còn chuẩn bịcác nguyên vật liệu rời để trẻ lắp ghép tạo thành sản phẩm xếp vào góc xây dựngcủa mình.

Hình ảnh: Trẻ chơi xây dựng bãi biển Sầm Sơn

Ở góc phân vai tôi đã làm mô phỏng một số đồ dùng trong sinh hoạthằng ngày, các loại củ quả, các món ăn quen thuộc gần gũi với trẻ, bên cạnh đótôi còn trang trí bảng thời trang của bé với các loại trang phục, mũ, dép, túisách… làm từ xốp và các nguyên vật liệu phề thải Tôi còn may những bộtrang phục nấu ăn như tạp giề, mũ, khẩu trang May cả những bộ trang phụcbác sỹ, bộ đội cùng với tất cả đồ dùng dụng cụ phục vụ nghành nghề để phụcvụ cho hoạt động chơi của trẻ.

Hình ảnh: Trẻ vui chơi tái tạo lại công việc hàng ngày

Với mục đích là tạo cho trẻ được thoả mãn nhu cầu vui chơi, khơi gợi ướcmơ nghành nghề, trẻ tập làm những công việc bố mẹ thường làm hằng ngày nhưđi chợ, nấu ăn và bày bàn ăn, làm bác sỹ…Từ đó trẻ hoạt động tích cực, hứngthú, không còn nhàm chán

Ở góc nghệ thuật thì tôi chuẩn bị các nguyên vật liệu phế thải, tự nhiênsẵn có như bìa cattông, vỏ ngao, hạt gấc, len, tăm bông, các loại hạt …để trẻ tựdo sáng tạo các tác phẩm của mình.

Từ cách trang trí đó mà trẻ lớp tôi hoạt động tích cực, hứng thú, say mê,không còn nhàm chán, dập khuôn, máy móc như trước nhằm phát huy hết tàinăng của trẻ.

2.3.2 Giải pháp 2: Luôn giữ an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi

Môi trường giáo dục an toàn đối với trẻ lứa tuổi mầm non bao gồm antoàn về thể chất và an toàn về mặt tinh thần Cô giáo và trẻ phải được bảo vệ,không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường trẻ có cảmnhận được sự ấm áp như ở nhà, các con phải được đảm bảo an toàn mọi lúc, mọinơi.

An toàn thể chất là tạo môi trường lớp học an toàn, không nguy hiểm chotrẻ Các con được đảm bảo chế độ ăn uống, nhà truòng có cơ sở vật chất đầy đủ,bếp ăn đảm bảo bếp một chiều và nguồn thực phẩm nhà trường mua có nguồngốc rõ ràng hằng năm được kí hợp đồng với bên cung ứng thực phẩm, thực

Trang 8

phẩm tươi ngon đảm bảo các chỉ số đinh dưỡng, thực đơn phù hợp theo mùa Nhà trường không có trường hợp ngộ độc thực phẩm các cháu đến trườngđều khoẻ mạnh, ăn hết suất, được tham gia các hoạt động thể dục thể thao Cáccon luôn được đảm bảo an toàn Các cô luôn chú ý bao quát trẻ mọi lúc mọi nơivới mục tiêu trẻ luôn được an toàn Tôi thường chia lớp thành các nhóm nhỏ đểcác con hoạt động, có những hoạt động các con tham gia cả lớp nhưng vẫn đượcđảm bảo an toàn tuyệt đối Bản thân tôi luôn sắp xếp, kiểm tra đồ dùng đồ chơisau mỗi buổi học, buổi chơi, loại bỏ đồ chơi sắc nhọn gây nguy hiểm cho trẻ.Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài đặc biệt là phòng vệ sinh của các contôi luôn chú ý sàn nhà vệ sinh phải khô, các đồ dùng vệ sinh chất tẩy rửa tôi đểlên kệ cao, chậu, thùng tôi luôn úp khô không chứa nước trong nhà vệ sinh, cáccon rất có ý thức xếp hàng và cất gọn dép lên giá.

An toàn tinh thần là các con phải có một tâm thế gọi là vui mừng, phấnkhởi nhất và cảm nhận thấy vui vẻ khi đi học Và biện pháp đầu tiên khi nghĩđến an toàn về tinh thần chính là ở bản thân cô giáo Cô là món ăn tinh thần củacác con, là một giáo viên chuẩn nghề nghiệp, tôi đã nắm bắt được tâm lý của cáccon theo đúng lứa tuổi, việc nắm bắt được tâm lý của các con nghĩa là mình đãnắm bắt được niềm vui ước muốn và cũng như khát khao của trẻ Bản thân luônân cần, gần gũi và giao lưu tình cảm với trẻ Biết được các con cần gì bản thântôi có phương pháp nói chuyện trao đổi dạy dỗ nhẹ nhàng, luôn động viên khíchlệ trẻ kịp thời, đồng thời bản thân không được vi phạm những điều giáo viênkhông được làm đối với trẻ, luôn làm việc theo tâm, làm việc luôn đặt lợi íchcủa các con lên hàng đầu Muốn vậy bản thân tôi phải có kiến thức đạt chuẩn,phải biết dạy trẻ thật ân cần và tình cảm nhằm gây hứng thú và kích thích sựham học từ trẻ.

Hình ảnh cô ân cần, dạy dỗ trẻ

Trẻ đến trường học luôn vui vẻ phấn khởi thì luôn chào ông bà bố mẹ và cô giáo để đi vào lớp một cách thoải mái khi đó bố mẹ sẽ yên tâm công tác và đây gọi là ngôi trường hạnh phúc

Hình ảnh:Trẻ vui vẻ đến lớp chào cô và tạm biệt mẹ

Việc giữ an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi là vô cùng cần thiết bởi trẻ lứatuổi này rất hiếu động, dễ tổn thương tình cảm Chính vì vậy để xây dựng lớphọc hạnh phúc cho trẻ việc đảm bảo an toàn về thể chất, an toàn về tinh thần chotrẻ ở mọi lúc mọi nơi là điều bản thân tôi rất chú ý thực hiện.

2.3.3 Giải pháp 3: Tôn trọng cảm xúc của trẻ

Để có thể thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc trước hếtbản thân tôi luôn tìm tòi nghiên cứu nắm vững các phương pháp và biện phápthực hiện tạo ra môi trường hạnh phúc đúng nghĩa, mỗi ngày đến trường là mộtngày vui, tạo sân chơi cho trẻ vừa học vừa chơi giúp trẻ lĩnh hội kiến thức mộtcách nhẹ nhàng.

Tôi luôn tạo cho trẻ có cơ hội thể hiện và được công nhận giá trị bản thâncủa trẻ.Tôn trọng là một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đócòn cảm xúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản của con người

Trang 9

về thái độ của chính mình đối với, sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan,với người khác và với bản thân Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếucủa sự phát triển con người như là một nhân cách và có rất nhiều cảm xúc, cảmxúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ

Những buổi đầu đến lớp các trẻ gặp không ít khó khăn vì cô mới bạn mớirồi lớp học mới, nắm bắt được đặc điểm này tôi bắt đầu quan sát và dạy dỗ từngtrẻ để nắm bắt đặc điểm của từng cá nhân trẻ để có phương pháp giáo dục phùhợp Tôi luôn động viên khích lệ trẻ tự tin vào bản thân: “Việc này dễ, cô nghĩnhất định con sẽ làm được”, “con đã rất cố gắng lần sau làm tốt hơn nhé”, “conrất giỏi cô khen con”, “con cố gắng con sẽ làm được”… khuyến khích trẻ thamgia, hợp tác để cùng phát triển Khuyến khích trẻ trao đổi, hợp tác thực hiện ýtưởng chơi Khuyến khích trẻ tham gia thảo luận xây dựng nội quy lớp học, xâydựng quy tắc hoạt động trong các góc Khuyến khích trẻ hợp tác chuẩn bị, làmđồ dùng, đồ chơi, trang trí, sắp xếp, vệ sinh môi trường hoạt động cùng cô.

Khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định hay lựa chọn theo khả năng,nhu cầu của bản thân trước và trong khi chơi Trẻ được lựa chọn theo yêu cầu,khả năng của bản thân, trẻ được lựa chọn góc chơi, khu vực chơi, trẻ được lựachọn đồ chơi, trẻ được lựa chọn vai chơi Trẻ được đưa ra quyết định trong quátrình chơi, trong quá trình chơi đôi khi trẻ được thay đổi luật chơi cho phù hợpvới hoàn cảnh thực tế diễn ra khi chơi

Tôi thường dành thời gian vào lúc đón và trả trẻ để hiểu về trẻ nhiều hơntôi nói chuyện chia sẻ với trẻ và lắng nghe trẻ Trong tất cả các hoạt động mộtngày của trẻ tôi luôn lắng nghe, hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết Chấp nhận các ýkiến của trẻ Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình Hỗ trợnhóm trẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc, nếu trẻ không giải quyết được, tôihỗ trợ trẻ tìm cách giải quyết Không vội vàng can thiệp vào các tình huống xảyra trong khi chơi, bình tĩnh lắng nghe để trẻ tự giải quyết tình huống và đưa ranhững lời khuyên phù hợp Luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ Khen ngợi, độngviên những thành công dù nhỏ của trẻ một cách kịp thời Không chê cười khi trẻthất bại, động viên để trẻ tiếp tục cố gắng.

Thay vì la mắng dọa dẫm, cứ để trẻ tự nhiên nếu có sai, trẻ được nói racảm xúc của mình Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn.Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thânmình Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như

duy trì các “Trạng thái cảm xúc tích cực” Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên

một môi trường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc Được tham gia vào

các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân “Thiết lập được các tình cảm

Trang 10

sự tin tưởng và cảm giác an toàn ấm áp cho trẻ khi trẻ đến với lớp học.

Hoạt động học:

Hoạt động học là một trong 9 hoạt động trong một ngày của trẻ ở trườngmầm non Để trẻ luôn cảm thấy thoải mái và tự tin, có hứng thú trong mỗi hoạtđộng học, thì giáo viên cần tạo điều kiện để trẻ là người chủ động tìm hiểu vàgiải quyết vấn đề, phát huy động viên trẻ sáng tạo, cô giáo chỉ đóng vai trò làngười đặt vấn đề và hỗ trợ định hướng trẻ Trẻ lưa tuổi mầm non “học bằngchơi, chơi mà học” Vì vậy trong mọi giờ học để trẻ hứng thú và không nhàmchán bản thân tôi thường hay lồng ghép các trò chơi động tĩnh xen kẽ nhau Vàluôn thay đổi phương pháp lên lớp để tiết học không bị khô khan, trẻ khôngnhàm chán

VD: Hoạt động học: Làm quen với toán “Nhận biết số lượng trong phạmvi 6” tôi không chỉ cho trẻ ngồi học thao tác với những lô tô trong bộ toán màbản thân đã được chuyên môn hướng dẫn làm đồ dùng trực quan phù hợp vớichủ đề để trẻ thao tác trên các đối tượng đó.

Hình ảnh giờ học làm quen với toán

Hay đối với hoạt động học âm nhạc: Sau khi được tập huấn bồi dưỡng về“Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc tiếp cận đa văn hóa ở các cơ sở giáo dụcmầm non” do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoằng Hóa tổ chức tôi đã ápdụng và tổ chức linh hoạt các hoạt động giáo dục âm nhạc trẻ đã lĩnh hội kiếnthức một cách thoải mái, vui vẻ và nhẹ nhàng nhất Trẻ được cảm nhận khônggian âm nhạc đầy mầu sắc Thông qua hoạt động âm nhạc ở trường mầm non trẻthể hiện được cảm xúc, không khí vui tươi phấn khởi và hạnh phúc khi đến lớp.

Hình ảnh:Trẻ vui vẻ tham gia hoạt động học âm nhạc đa văn hóa

Với giờ học tạo hình cũng vậy: Trước kia với hoạt động tạo hình các côthường chọn đề tài dễ như “ vẽ hoa” “vẽ cây” vừa nhanh vừa sẵn các nguyênvật liệu như bút chì, bút màu mà trẻ đã được thực hành hàng ngày, gây tâm lýnhàm chán cho trẻ, tuy nhiên ngay từ đầu năm học khi lập kế hoạch họat độngtôi luôn tìm tòi, vận dụng nhũng đề tài đổi mới, sáng tạo, lựa chọn các nguyênvật liệu gần gũi, sẵn có như: lá khô, que, sỏi, đá, hạt đậu, hạt ngô, len để trẻthỏa sức sáng tạo, có bạn dùng hạt đậu xếp thành cánh hoa, dùng ống hút nhúngmàu rồi thổi thành hình bông hoa, hay có bạn dùng những chiếc lá tạo nhữngcon rất ngộ nghĩnh, hay đôi khi chỉ là in mầu từ đôi bàn tay để tạo hình các convật

Hình ảnh:Trẻ làm sư tử từ bìa và lá cây

Hoạt động ngoài trời

Với bản tính của trẻ là thích tìm tòi, khám phá, nên việc cho trẻ được trảinghiệm, trực tiếp cảm nhận sự vật hiện tượng qua các giác quan: được sờ, cầm,ngửi, cảm nhận, là vô cùng quan trọng, trẻ sẽ thấy hứng thú và say mê với việchọc hơn so với phương pháp truyền thống "cô nói trẻ nghe" Vì vậy khi cho trẻra hoạt động ngoài trời trẻ sẽ được thoả sức khám phá những sự vật hiện tượngxung quang mình, chẳng hạn như trẻ sẽ được thoả sức chơi với cát nước, hay

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:09

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w