1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5 6 tuổi a4 tại trường mầm non hoằng quỳ

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Xây Dựng Lớp Học Hạnh Phúc Cho Trẻ 5-6 Tuổi A4 Tại Trường Mầm Non Hoằng Quỳ, Hoằng Hoá, Thanh Hoá
Tác giả Đoàn Thị Hồng Thắm
Trường học Trường Mầm Non Hoằng Quỳ
Chuyên ngành Chuyên môn
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hoá
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 80,23 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO TRẺ 5-6 TUỔI A4 TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOẰNG QUỲ, HOẰNG HÓA, THANH HÓA Người thực hi

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO TRẺ 5-6 TUỔI A4 TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOẰNG QUỲ, HOẰNG HÓA, THANH HÓA

Người thực hiện: Đoàn Thị Hồng Thắm Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Hoằng Quỳ SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

STT Nội dung Trang

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

nghiệm

3

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 2.3.1 Giải pháp1: Tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu tài

liệu về các nội dung xây dựng lớp học hạnh phúc.

4

2.3.2 Giải pháp 2: Học cách lắng nghe và tôn trọng cảm xúc

của trẻ

5

2.3.3 Giải pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc 5 2.3.4 Giải pháp 4: Xây dựng lớp học hạnh phúc lấy trẻ làm

trung tâm qua các hoạt động học

10

2.3.5 Giải pháp 5: Xây dựng lớp học hạnh phúc qua các hoạt

động khác

14

2.3.6 Giải pháp 6: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà

trường

17

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói “Dù khó khăn đến đâu

cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”, vì thế trong nhiều năm qua ngành Giáo dục đã phát động nhiều phong trào thi đua như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Trường

học Hạnh phúc” trong toàn ngành Giáo dục Có thể nói với tinh thần thẳng thắn, nhìn vào sự thật, đối diện với chính mình các cuộc vận động và phong trào thi đua nói trên đã và đang thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục có thêm sức mạnh để hoàn thiện thiên chức “Trồng người” của mình

Đối với bậc học mầm non thì “Lớp học hạnh phúc” phải thực sự như

ngôi nhà thứ 2 của trẻ Ở đó trẻ được yêu thương, che chở Trẻ tự tin thể hiện các năng lực bản thân, tạo điều kiện được chăm sóc, được chơi đùa một cách thoải mái Cô giáo phải thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ, trẻ cảm nhận được

sự ấm áp từ cô giáo, bạn bè

Ở lớp, mỗi cá nhân cảm thấy được hạnh phúc, sự quan tâm, yêu thương Phụ huynh thấy việc đưa trẻ đến lớp thực sự hữu ích Trẻ vui vẻ, hào hứng khi được đi học

Môi trường lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ Trong lớp học không thể thiếu được sự thoải mái hạnh phúc của cô và trò - sự yên tâm tin tưởng của phụ huynh Do đó để lớp học có sự chú ý, thu hút trẻ Tôi cần tạo nên một môi trường lớp học hạnh phúc

Để câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, bản thân tôi đã đặt ra câu hỏi: “Liệu trẻ đã được yêu thương, được giáo dục một các toàn diện khi đến trường Liệu trẻ có được thoải mái, vui

vẻ hòa đồng cùng cô giáo và các bạn khi đến lớp Làm sao để có được môi trường học tập đủ tốt để học sinh phát triển toàn diện”

Với tôi, hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến" Khi đến lớp trẻ sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm Đặc biệt, một nhiệm vụ quan trọng nhất đối với giáo viên mầm non, là đón những mầm non bỡ ngỡ, thật nhanh chóng tạo một môi trường mới hoàn toàn tin tưởng để mỗi ngày đến trường với các em là một ngày vui, được học tập, được vui chơi, được yêu thương, được ấp ủ những ước

mơ non của trẻ Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi A4 tại trường mầm non Hoằng Quỳ, Hoằng Hoá” 1.2 Mục đích nghiên cứu

Lớp học hạnh phúc là nơi mà cả thầy cô, phụ huynh và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc Đó là nơi mà các thầy cô tìm được niềm đam mê, nhiệt huyết giảng dạy của mình Đối với phụ huynh, một trường học hạnh phúc là nơi họ muốn gửi gắm con em mình, để cho chúng được phát triển tốt nhất, nơi họ có

Trang 4

thể tin tưởng giao phó tương lai của con em mình, ở đó trẻ có được tình yêu thương của cô giáo và các bạn

Lớp học hạnh phúc là nơi không có bạo lực học đường, không có những vụ đánh nhau, xô xát giữa học sinh, những tai nạn đáng tiếc như tự tử vì áp lực, nơi

ấy trẻ được đảm bảo an toàn

Lớp học được xem là hạnh phúc khi ở đó không có những hành vi, lời lẽ vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhà giáo Đặc biệt, đó

là nơi phải biết tôn trọng sự khác biệt, không áp đặt một cá nhân lên cái chung của tập thể, trẻ có sự tôn trọng của cô giáo và các bạn

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

“Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi A4 tại trường mầm non Hoằng Quỳ, Hoằng Hoá”

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng những phương pháp sau:

Phương pháp thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài:

Phân tích, so sánh, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài

Phương pháp trực quan minh họa:

Phương pháp trực quan giúp trẻ nhớ lâu hơn là hình thức dạy học sử dụng những phương tiện dạy học trực quan như: Tranh ảnh, hình vẽ, màu sắc bắt mắt

để thu hút và kích thích sự tìm tòi của trẻ

Phương pháp dùng lời:

Đây là phương pháp dùng lời nói để truyền tải kiến thức cho trẻ Ở giai đoạn này là giáo viên tôi sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu để trẻ có thể tiếp thu kiến thức được tốt nhất

Phương pháp thực hành, trải nghiệm:

Là tổ chức các hoạt động trải nghiệm giúp cho trẻ được trải qua các hoạt động, được làm, được tiếp xúc trực tiếp, bằng nhiều hình thức khác nhau

Phương pháp giáo dục tình cảm và khích lệ:

Cô giáo luôn gần gũi với điệu bộ, nét mặt, lời nói để tạo cho trẻ những cảm xúc gần gũi, thân thiện, thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp, gắn bó với bạn bè và mọi người xung quanh trẻ

Phương pháp đánh giá, nêu gương:

Nên khích lệ những việc làm, hành vi, lời nói tốt của trẻ Ở lứa tuổi mẫu giáo thì cô nên khen, nêu gương và khích lệ trẻ làm được những việc tốt, có thể chê nhưng cần phải nhẹ nhàng , khéo léo

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Hạnh phúc là một từ vay mượn trong tiếng Hán với hai thành tố có giá trị đẳng lập: “hạnh” có nghĩa gốc là “may mắn”, còn “phúc” có nghĩa gốc là “tốt lành” Tựu trung lại, hạnh phúc có nghĩa là may mắn tốt lành Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, là mưu cầu “Khát khao của tất cả chúng sinh”

Là thước đo đúng đắn nhất về sự tiến bộ của xã hôi Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sáng tạo và thực hiện đam mê của mình Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hân hoan, thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất và sự vừa lòng của cả đời sống tinh thần Có rất nhiều định nghĩa về hạnh phúc

Trang 5

Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường Lớp học hạnh phúc là nơi

khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày

vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm

Để có một lớp học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa cô với đồng nghiệp, với Ban giám hiệu nhà trường và với phụ huynh Và điều quan trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc Kể

cả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa

Lớp học hạnh phúc là phải để: “Trẻ là ngọn nến thắp sáng niềm hạnh phúc của cha mẹ và cô giáo” Ngọn nến muốn sáng cần có bàn tay nâng niu từ nhiều

khía cạnh gia đình, trường học, xã hội Khi mỗi ngày đến trường của con là một ngày vui, hạnh phúc đó sẽ lan tỏa đến thầy cô và cha mẹ vậy nên chúng ta hãy

hành động “Để trẻ luôn tỏa sáng”.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Thuận lợi

Trường mầm non Hoằng Quỳ là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 có đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ

Bản thân là giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có trách nhiệm trong công việc, linh hoạt có nhiều phương pháp giáo dục đổi mới, ham học hỏi để rút ra kinh nghiệm cho bản thân

Trẻ đi học đều nên luôn tham gia đầy đủ các hoạt động theo quy chế 1 ngày và lớp luôn đạt tỉ lệ chuyên cần cao Trẻ trong lớp khỏe mạnh, phát triển bình thường

Các bậc phụ huynh thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình ở lớp

và cùng phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, nhiệt tình tham gia ủng hộ các phong trào của lớp

Khó khăn

Một số trẻ hiếu động hay nói tự do, không tập trung học tập, chưa có nề

nếp, chưa biết cách chơi cùng bạn, ngôn ngữ còn khá nhiều hạn chế Số trẻ khác được bao bọc từ nhỏ nên còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin và chưa biết cách giải quyết các mâu thuẫn Bên cạnh đó một số trẻ lại sống khép kín mình, không cởi mở khi giao tiếp, chưa biết bộc lộ cảm xúc và thể hiện mong muốn của bản thân Khi đến lớp còn ngại ngùng chưa giám thể hiện tình cảm yêu thương với

cô và các bạn

Phụ huynh học sinh còn nóng vội trong việc dạy con, thường đặt áp đặt trẻ

và quá kỳ vọng vào con em mình Một số phụ huynh đi làm xa, ít quan tâm đến trẻ, để con ở nhà với ông bà nên việc phối hợp với giáo viên và nhà trường có nhiều khó khăn

Tôi tiến hành khảo sát trên trẻ và thu nhận kết quả sau:

Trang 6

Bảng khảo sát trước khi thực hiện giải pháp (Tháng 9/2023)

Nội dung

Tổng số trẻ

Mức độ % trên trẻ Đạt Chưa đạt Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số lượng

Tỉ lệ

%

Trẻ chủ động tự tin giao tiếp với mọi

Trẻ hòa đồng với bạn bè, biết thể hiện

tình cảm yêu thương, chia sẻ, với cô và

các bạn

Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động,

hứng thú, yêu thích đến trường, lớp 30 13 43% 17 57%

Từ số liệu điều tra thực tế trên cho thấy trẻ hầu như không mấy hứng thú khi đến lớp học, các hoạt động trẻ tham gia một cách hời hợt không hào hứng Nhiều cá nhân trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp, trẻ thường sống khép kín mình dẫn đến thực trạng lớp học không khí không được vui tươi và điều đó cũng dễ dẫn đến việc kiến thức trẻ được tiếp nhận không được hiệu quả

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Giải pháp1 Tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu tài liệu về các nội dung xây dựng lớp học hạnh phúc.

Để có thể thực hiện tốt hoạt động “Xây dựng môi trường giáo dục lớp học hạnh phúc” trước hết là giáo viên mầm non tôi không chỉ nghiên cứu nắm vững

mục đích yêu cầu của hoạt động mà tôi còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện tạo ra môi trường hạnh phúc đúng nghĩa, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tạo sân chơi cho trẻ vừa học vừa chơi và giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ Vì vậy để xây dựng được một lớp học hạnh phúc nhằm phát huy tính tích cực của trẻ đến trường thì giáo viên cần:

Giáo viên phải nắm được nội dung chương trình năm học và chương trình

giáo dục mầm non ngay từ đầu năm học Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường,

bộ tiêu trí, văn bản về xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc giáo viên xây dựng kế hoạch cho lớp mình và thực hiện kế hoạch phù hợp

Tham gia các lớp bồi dưỡng, kiến tập chuyên môn do nhà trường và khối

đề ra Đưa các nội dung chuyên đề vào làm trọng tâm để thảo luận sôi nổi Rút kinh nghiệm và chia sẻ với đồng nghiệp về những kinh nghiệm, sáng tạo của mình khi thực hiện chuyên đề

(Tham dự tập huấn chuyên môn nghiệp vụ)

Trang 7

Tự học hỏi qua internet, tham khảo tài liệu sách báo, tham khảo các module mầm non về việc xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc, về các chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Học hỏi cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, tăng cường sản phẩm của trẻ Tham khảo, xây dựng nhiều hoạt động chơi tại các góc chơi

Tham quan các trường bạn để học hỏi cách trang trí sáng tạo môi trường lớp học, cách tổ chức các hoạt động để tạo nên một lớp học hạnh phúc

2.3.2 Giải pháp 2 Học cách lắng nghe và tôn trọng cảm xúc của trẻ

Khi được xem chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” Thật sự đó là một chương trình quá hay, tuyệt vời, tôi không kìm nổi những cảm xúc của mình, và tôi nhìn thấy trong đó có hình ảnh của tôi Tôi cảm thấy mình còn quá nhiều điểm yếu và thiếu nhiều điều chưa làm được cho các con của mình Từ đó tôi bước đầu nghiên cứu và băt đầu thay đổi chính mình

Những buổi đầu khi có trẻ tôi gặp khá nhiều khó khăn vì chưa quen nếp của trẻ, trẻ nghỉ hè lâu nên các kỹ năng đơn giản nhất trẻ không đạt, rồi tính cách trẻ khác nhau…Tôi bắt đầu quan sát chú ý đến từng trẻ rồi tính cách trẻ, dần dần tôi quen nếp của trẻ và trẻ bước đầu theo nếp của cô Cứ như vậy qua mấy tháng đầu năm học tôi đã hiểu hết tính của trẻ Tôi đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với bản thân trẻ, không so sánh với trẻ khác Kiên nhẫn với trẻ, chờ đợi trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời

Luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân: Ví dụ: “Cô nghĩ nhất định con sẽ làm được”, “Lần sau con sẽ làm tốt hơn”…khuyến khích trẻ tham gia, hợp tác

để cùng phát triển Khuyến khích trẻ trao đổi, hợp tác thực hiện ý tưởng chơi Khuyến khích trẻ tham gia thảo luận xây dựng nội quy lớp học, xây dựng quy tắc hoạt động trong các góc Khuyến khích trẻ hợp tác chuẩn bị, làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí, sắp xếp, vệ sinh môi trường hoạt động cùng cô Khen gợi, động viên những thành công dù nhỏ của trẻ một cách kịp thời không chê cười khi trẻ thất bại, động viên để trẻ tiếp tục cố gắng

(Cô và trẻ trong giờ hoạt động học) Tôi thường giành thời gian vào lúc đón và trả trẻ để hiểu về trẻ nhiều hơn tôi nói chuyện chia sẻ với trẻ và lắng nghe trẻ Trong tất cả các hoạt động một ngày của trẻ tôi luôn lắng nghe, hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết Chấp nhận các ý kiến của trẻ Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình Hỗ trợ nhóm trẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc, nếu trẻ không giải quyết được, tôi

hỗ trợ trẻ tìm cách giải quyết Khi trẻ mắc lỗi, thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúc của mình Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực

2.3.3 Giải pháp 3 Xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc

Đây là biện pháp quan trọng mà người giáo viên cần phải có đó là sự sáng tạo trong thiết kế xây dựng, cách sưu tầm các nguyên liệu, xây dựng mô hình, sắp xếp bố trí các góc hoạt động trong và ngoài lớp cho trẻ giúp trẻ có điều kiện tiếp cận với những cách học mới gây được sự tò mò thích khám phá trong trẻ

Trang 8

(Trẻ đến lớp chọn hành động cảm xúc) Trẻ học bằng chơi, qua chơi mà học chính vì vậy, ngay từ đầu năm học giáo viên của lớp đã tạo môi trường học tập tích cực để trẻ được học được trải nghiệm và khám phá ở mọi lúc mọi nơi Để trẻ hoạt động có hiệu quả tôi sáng tạo trang trí môi trường lớp học hạnh phúc ngay từ ngoài cửa lớp học

Đó là một menu lựa chọn “hành động cảm xúc” của trẻ và sẽ được cô giáo linh hoạt chào đón theo yêu cầu Hay trên phía cửa lớp đó là những lời chào mừng ngộ nghĩnh dành cho trẻ tạo không khí vui tươi ngay từ ngoài cửa lớp Bên cạnh đó tôi còn trang trí thêm một bảng lưu giữ lại các khoảnh khắc đáng yêu của học sinh qua các chủ đề sự kiện khác nhau

Góc nghệ thuật: Tôi trang trí nhưng bức tranh mẫu của cô tranh được làm

từ các nguyên liêu phế thải, tự nhiên sẵn có như lá cây khô, tranh từ hoa khô, giấy báo,… mang tính nghệ thuật cao hấp dẫn và lôi cuốn trẻ Tôi còn chuẩn bị sẵn nhiều nguyên vật liêu sẵn có từ thiên nhiên cho trẻ tự do sáng tạo trên mọi chất liệu

Đồ dùng học liệu góc nghệ thuật được tôi phân loại theo chất liệu, chủng loại Những đồ dùng đó được tôi sắp xếp vào những rổ học liệu có đánh dấu tên

kí hiệu Trẻ có thể sưu tầm các nguyên vật liệu và mang đến bỏ vào rổ theo đúng kí hiệu Qua đó trẻ biết được công dụng của các nguyên liệu từ các loại phế thải hàng ngày

(Đồ chơi làm từ nguyên liệu phế thải)

Góc xây dựng: tôi hướng trẻ xây dựng những ngôi nhà công trình cây

xanh rời cho trẻ tự do lắp ghép xây dựng theo các công trình theo ý trẻ muốn Tôi chuẩn bị các giá kệ mở, các khối, hình, nguyên vật liệu có các kích

cỡ, chất liệu khác nhau như các vỏ hộp bánh, mứt, hộp sữa cho trẻ xếp chồng làm thành ngôi nhà, phương tiện giao thông, con vật Trẻ chơi góc này phản ảnh biểu tượng và hiểu biết của trẻ về thế giới vật chất thông qua hình khối Trẻ biết lắp ráp, xếp những “công trình” bằng các vật liệu khác nhau, bố cục hợp lý

và sáng tạo Trong khi trẻ chơi, cô theo dõi giúp đỡ bằng cách: tham gia ý kiến, cung cấp thêm đồ chơi bổ sung vào những vật liệu xây dựng sẵn có

Góc phân vai: là góc chơi sáng tạo tiêu biểu nhất Trẻ đóng vai người

khác, qua đó phản ảnh hiểu biết của trẻ về các hoạt động và mối quan hệ xã hội Trẻ thích chơi đồ chơi gần giống như vật thật Trẻ tự lập kế hoạch và điều khiển trò chơi trong nhóm Biết thể hiện mối quan hệ qua lại, phối hợp giữa các nhóm chơi trong chủ đề chơi chung, giúp đỡ nhau khi chơi và nhận xét đánh giá lẫn nhau

(Trẻ tập làm thợ trang điểm) Trẻ được sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu để tái hiện lại nét đặc trưng trong cuộc sống

Góc thư viện được xem là một trong những chủ đề hay nhất, để giúp

những bạn nhỏ thiếu nhi phát huy sức phát minh sáng tạo của mình, giáo viên

đã thiết kế xây dựng một khoảng trống thư viện yên tĩnh, thích mắt

Trang 9

Tại góc thư viện này, các bé hoàn toàn có thể ngồi học và xem các loại sách truyện về những chủ đề khác nhau… Từ đó những bé hoàn toàn có thể hiểu giá trị của việc học tập và đọc sách là rất thú vị Để trang trí góc thư viện mầm non thật phù hợp, thì tôi phải lên ý tưởng trước, và chuẩn bị những đồ cần thiết

để trang trí góc thư viện sao cho trẻ có cảm giác thoải mái và yên tĩnh khi chơi ở góc này Ngoài ra, các cô giáo có thể sử dụng những hình vẽ của các bạn nhỏ như: Bé đang đọc sách để có một góc thư viện nổi bật và nhiều ý nghĩa

(Trẻ ngồi xem sách ở góc thư viện)

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một trong những chủ đề dành cho trẻ mầm non không thể bỏ qua Dù trẻ học trường quốc tế hay trường bình dân, thì việc học kỹ năng sống cũng được đưa vào chương trình dạy trẻ

Với chương trình này không chỉ dạy bằng sách và hành động, mà cô giáo thường thiết kế những hình dán trang trí góc kỹ năng sống để trẻ thích thú, hiểu nhanh hơn Việc trang trí góc kỹ năng sống là công việc rất quan trọng mang tính nghệ thuật, sáng tạo cao Nó đòi hỏi sự đầu tư về nguyên vật liệu, tạo ra nhiều góc kỹ năng sống hay, ý nghĩa và dễ thương Ngoài ra, điều này còn giúp trẻ tiếp xúc sớm với cái đẹp, phát triển tư suy, trí tưởng tượng phong phú

( Trẻ tập làm các hoạt động kĩ năng sống)

Góc thiên nhiên: Trong lớp mầm non là một công cụ trực quan giúp trẻ

được quan sát làm quen với tự nhiên, qua đó ngày càng tăng tri thức về tự nhiên Một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc trang trí góc thiên nhiên để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu gồm: Các thực vật được bày trí trong góc không được quá nhiều, việc đa dạng các thực vật sẽ làm cho trẻ khó khăn trong việc nhận ra các đặc điểm mang tính quy luật của đối tượng trẻ quan sát

(Trẻ chăm sóc cây góc thiên nhiên) Nên hướng dẫn trẻ làm quen các đối tượng trong không gian hẹp trong góc thiên nhiên Sự thu hẹp khoảng không của các đối tượng tạo ra sự gần gũi với trẻ, trẻ có cơ hội nhìn ngắm và theo dõi sự phát triển, thay đổi của đối tượng hơn Góc thiên nhiên sẽ được bàn tay bé lao động hằng ngày chăm bón sẽ giúp cây cối ngày một tăng trưởng Qua quy trình lao động quan sát cây mình chăm nom lớn lên từng ngày, bé sẽ hình thành tình yêu với việc lao động, có nghĩa vụ

và trách nhiệm trong việc làm của mình

2.3.4 Giải pháp 4 Xây dựng lớp học hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm qua các hoạt động học.

Với hoạt động âm nhạc

Trẻ mầm non phát âm còn chưa chuẩn vì thế giáo viên cần chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai rèn luyên cho trẻ Để có một tiết học sôi nổi và hào hứng ngay từ đầu, người giáo viên phải tự luyện đàn, giọng hát và nghe hát để giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác Việc tổ chức các hoạt động âm nhạc cần phong phú, đa dạng Trẻ học hát, nghe nhạc vận động, trò chơi âm nhạc kết hợp một cách sinh động Tôi luôn dạy trẻ một

Trang 10

cách linh hoạt, không cứng nhắc theo một khuôn mẫu gò bó Vừa kết hợp phương pháp truyền thống vừa sáng tạo để làm mới mỗi tiết dạy

Ví dụ: Với hoạt động hát “Cái mũi”, tôi và trẻ cùng hòa mình hát những

câu hát vui tươi về cái mũi – một bộ phận trên cơ thể của con người, trẻ mạnh dạn hát theo tổ, nhóm và thích lên biểu diễn trên sân khấu

( Trẻ hoạt động âm nhạc) Phần trò chơi “nhảy theo dấu chân” trẻ tham gia nhảy theo dấu chân khớp với tiếng trống, tiếng nhạc cô bật Qua đó tôi thấy giờ học vui vẻ, trẻ cảm thấy hạnh phúc, thêm yêu cơ thể và biết giữ gìn cơ thể luôn sạch sẽ

Với hoạt động phát triển thể chất

Hoạt động phát triển thể chất là một hoạt động nhằm rèn luyện thể chất, phát triển vận động cho trẻ Đặc biệt là đầu năm học, kỹ năng vận động đi chạy nhảy, trèo ghế, trèo thang, ném bóng, chuyền bóng của trẻ vẫn còn yếu, khả năng giữ thăng bằng và kiểm soát cơ thể còn kém Nên trong những giờ hoạt động phát triển vận động đi, chạy nhảy, trèo ghế, trèo thang, bật qua dây, tôi luôn chú ý chuẩn bị các điều kiện cần thiết và an toàn để trẻ được thoải mái luyện tập không lo bị ngã, và đặc biệt chú ý đến đội hình luyện tập

Ví dụ: Với đề tài “bò thấp chui qua cổng thể dục” tôi tổ chức cho trẻ

chương trình “chúng tôi là chiến sĩ” tạo những con đường hầm với độ dễ khó khác nhau, trẻ đóng vai các chiễn sĩ bộ đội cụ hồ đang hăng say luyện tập

Ở phần cuối của chương trình, trẻ tham gia chuyển lương thực như mì tô, bánh mì, sữa đến giúp từng người dân nghèo Cuối giờ học, tôi cho trẻ thể hiện cảm xúc khi giúp đỡ người khác lúc khó khăn với các bạn Qua đó trẻ cảm nhận giờ học vui vẻ, biết sẻ chia với mọi người trong cuộc sống

(Trẻ hoạt động thể chất)

Với hoạt động làm quen với văn học

Văn học là một trong những hoạt động trẻ rất thích thú, tích cực hoạt động

và giúp trẻ khắc sâu tốt các nội dung mà giáo viên muốn giáo dục

(Trẻ hoạt động giờ văn học) Với lợi ích mà hoạt động này mang lại nên tôi đã tích cực lồng ghép nội dung hạnh phúc trong các tiết học

Chính vì vậy khi dạy trẻ tôi đã chú ý sưu tầm một số câu chuyện, bài thơ hay phù hợp với lứa tuổi của trẻ có nội dung giáo dục trẻ như: Chú vịt xám, Cô giáo của con, Lấy tăm cho bà, Chim câu ngoan lắm, Cô bé quàng khăn đỏ

Với hoạt động tạo hình

Khi chúng ta nói trẻ thật sự có hứng thú với hoạt động tạo hình là chúng

ta đã thừa nhận trẻ có ý thức và hiểu rõ ý nghĩa của môn học đối với bản thân mình qua quá trình tiếp xúc với đối tượng học thì bản thân trẻ mới thấy được ý nghĩa của môn học từ đó tạo cho trẻ có được sự say mê hứng thú Khi đó sẽ trở bền vững và sâu sắc ở lứa tuổi mầm non Với trẻ tạo hình không phải là một môn học khó khăn mà đó là môn học giúp trẻ thỏa mái, vui vẻ, trẻ có những ý tưởng mới Sự hướng dẫn của cô tác động đến trí tuệ tình cảm của trẻ góp phần

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w