1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4 5 tuổi lớp b3 tại trường mầm non điền quang huyện bá thước tỉnh thanh hóa

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi lớp B3 tại trường mầm non Điền Quang, Huyện Bá Thước, Tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Giáo Viên, Trường Mầm Non Điền Quang
Trường học Trường Mầm Non Điền Quang
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 554,17 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước và để có một thế hệ trẻ có điều kiện phát triển toàn diện thì môi trường lớp học là yếu tố góp phần

Trang 1

Nội dung TRANG Mục lục

2.3.1: Biện pháp 1: Xây dựng lớp học an toàn 4 2.3.2: Biện pháp 2: Xây dựng lớp học hạnh phúc bằng tình yêu

2.3.3: Biện pháp 3: Tôn trọng cảm xúc, sự khác biệt của trẻ: 7 2.3.4: Biện pháp 4: Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua các hoạt

2.3.5: Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh xây dựng lớp học

Tài liệu tham khảo

Trang 2

1.1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước

và để có một thế hệ trẻ có điều kiện phát triển toàn diện thì môi trường lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ Trong lớp học không thể thiếu được sự thoải mái, hạnh phúc của cô và trò, sự yên tâm tin tưởng của phụ huynh Do đó để lớp học có sự chú ý, thu hút trẻ Tôi cần tạo nên một môi trường lớp học hạnh phúc

Hạnh phúc đối với lứa tuổi trẻ mầm non đó là khi đến lớp trẻ được làm những điều mà mình yêu thích và say mê Cảm xúc trẻ được hân hoan, vui mừng, thoải mái khi được khen ngợi Lớp học hạnh phúc là cô và trẻ có một môi trường an toàn, an toàn về thể chất và cả tinh thần Ở lứa tuổi này trẻ có tính cách tò mò, tìm tòi và khám phá đó là điểm khác biệt ở trẻ mầm non Vì vậy mà tôi vẫn luôn tôn trọng những sự khác biệt đó của trẻ Khi trẻ được yêu thương, trìu mến, tôn trọng thì hầu hết các con đều rất vui mừng và cảm thấy hạnh phúc Trẻ cũng rất lo sợ khi bị thờ ơ, lạnh nhạt Lớp học hạnh phúc là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp và được “Học bằng chơi, chơi bằng học”, khơi gợi niềm yêu thích được thông qua các trò chơi

và những trải nghiệm qua các hoạt động trong ngày.[1]

Phát động phong trào “Trường học Hạnh phúc” trong toàn ngành Giáo dục Có thể nói với tinh thần thẳng thắn, nhìn vào sự thật, đối diện với chính mình các cuộc vận động và phong trào thi đua nói trên đã và đang thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục có thêm sức mạnh

để hoàn thiện thiên chức trồng người của mình

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học,lớp học hạnh phúc” là một phong trào lớn có qui mô rộng và có thời gian thực hiện Là giáo viên mầm non, tôi luôn mong muốn trường tôi là trường mầm non hạnh phúc, lớp tôi là lớp mầm non hạnh phúc mang đến tình yêu thương, ấm áp để trẻ có thể phát triển toàn diện Chính vì vậy chúng tôi luôn có ý thức trong việc góp phần nhỏ của mình vào việc xây dựng một trường mầm non hạnh phúc nói chung và lớp chúng tôi thành một lớp mầm non hạnh phúc nói riêng.[2]

Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để “mỗi ngày đến trường đều trở thành một ngày thật hạnh phúc với trẻ”, tìm ra những giải pháp phù hợp để khắc phục tồn tại, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy các cháu của nhà trường, của lớp tôi ngày một tốt hơn Với những kinh nghiệm đã có, tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh

phúc cho trẻ 4-5 tuổi lớp B3 tại trường mầm non Điền Quang, Huyện Bá Thước, Tỉnh Thanh Hóa”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc tìm hiểu thực trạng của lớp học phụ trách, tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ ngại nói lời yêu thương, thể hiện tình cảm kém, rụt rè.Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc.Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được những

Trang 3

áp lực, sự căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình Từ đó trở nên yêu nghề và thành công trong sự nghiệ trồng người của mình.Giúp cho trẻ được hạnh phúc mỗi khi đến trường, lớp, trẻ có cảm giác “Lớp học là ngôi nhà thân yêu” Giáo dục đạo đức, tình cảm cho trẻ.Trẻ hứng thú, tích cực học tập.Giúp cho mục tiêu xây dựng lớp hạnh phúc thành công Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biện là nâng cao tỷ lệ trẻ đến trường

1.3 Đối tượng nghiên cứu

“Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi lớp B3 tại trường mầm non Điền Quang - Huyện bá thước – Tỉnh Thanh Hóa”

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát, dùng lời nói, làm mẫu

- Phương pháp thực hành

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp

- Phương pháp động viên, khuyến khích

2 Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của Đất nước Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo

Giáo dục với vai trò quan trọng của mình cũng cần phải được nhìn nhận, được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học và nhà trường phải trở thành trường học hạnh phúc,lớp học hạnh phúc ở đó mọi người đều

có được cảm giác vui vẻ vì đạt được ý nguyện

Lớp học hạnh phúc tạo nên sự hứng thú cho trẻ lẫn giáo viên, giúp trẻ tích lũy kiến thức qua hoạt động trải nghiệm, duy trì cảm xúc tích cực [2]

Lớp học hạnh phúc là lớp học có sự tương tác chủ động, tích cực với xúc cảm Là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ, khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thỏa mãn

Lớp học hạnh phúc khiến cô và trò đều cảm thấy phấn khởi khi đến trường Là nơi giúp cô và trẻ hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp [3]

Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ cô trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Xây dựng lớp học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này

Vì vậy, là một giáo viên, thực hiện phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc thực sự là một ý tưởng mà tôi rất tâm đắc và nhận thấy có tính khả thi cao

Trang 4

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thuận lợi:

Năm học 2023- 2024 được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo B3 (4

- 5 tuổi), lớp tôi có 23 cháu, nữ: 14, nam: 9

Luôn nhận được sự quan tâm của phòng Giáo dục & Đào tạo huyện, ban giám hiệu nhà trường, giáo viên được tham gia học hỏi các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, tham gia tiếp thu các chuyên đề, tiết dạy thao giảng trao đổi, rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm để tăng thêm sự hiểu biết về kiến thức về xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ

Lớp học khang trang, môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của lớp tương đối đầy đủ, đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ

Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn cố gắng học tập, yêu nghề, mến trẻ say sưa với công việc, có kiến thức ứng dụng công nghệ, luôn chịu khó sưu tầm các nguyên vật liệu sáng tạo cho trẻ hoạt động

Nhà trường có nhiều giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy hỗ trợ, góp ý giúp tôi xây dựng những ý tưởng thành hiện thực

Một số phụ huynh có nhận thức tốt và quan tâm hơn đến sự phát triển của con mình nên tích cực phối hợp và hưởng ứng các phong trào sưu tầm, góp các nguồn nguyên vật liệu cùng cô làm các đồ dùng tạo môi trường đa dạng cho trẻ hoạt động trải nghiệm Phụ huynh yên tâm, tin tưởng gửi con đến trường

2.2.2: Khó khăn:

* Đối với giáo viên

Cách tạo môi trường cho trẻ hoạt động của giáo viên còn nghèo nàn, các bài tập sơ sài, các nguyên vật liệu mở còn hạn chế, các trò chơi chưa phong phú, hấp dẫn trẻ, trẻ chưa thực sự có cơ hội để khám phá, trải nghiệm

Một số phụ huynh còn xem nhẹ việc chăm sóc - giáo dục, xem việc hoạt động vui chơi của trẻ ở độ tuổi mầm non chỉ là sự tiêu khiển cho vui, chưa ý thức được vui chơi đóng vai trò chủ đạo quyết định ý thức và sự phát triển tri thức cho trẻ

Một số gia đình cha mẹ quá cưng chiều, quá bao bọc, cho trẻ xem điện thoại, tivi quá nhiều, khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, không chủ động, thiếu tự tin

* Đối với trẻ

Đa số trẻ là dântộc thiểu số vốn từ chưa phong phú nên còn khó khăn trong giao tiếp giữa cô và trẻ

Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều.Một số trẻ hiếu động, chưa biết đoàn kết với bạn khi chơi Trẻ chưa thật

sự sáng tạo trong suy nghĩ

Có trẻ bị hội chứng tăng động

* Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm

Được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp B3 với số trẻ 22, tôi khảo sát chất lượng trẻ thu được kết quả như sau:

Trang 5

Stt Nội dung khảo sát Tổng số trẻ

Kết quả trước khi thực hiện Đạt Tỷ lệ % Đạt Tỷ lệ %

1 Trẻ thân thiện vui vẻ, tựtin khi tới trường, tới lớp. 22 13 59 9 41

2

Trẻ tích cực hứng thú khi

tham gia vào các hoạt

động

3

Trẻ thể hiện được các cảm

xúc và tình cảm của mình

với mọi người xung

quanh

4

Trẻ vui vẻ hòa đồng, đoàn

kết, hợp tác với bạn trong

mọi hoạt động

Nhìn vào kết quả mà tôi khảo sát được tôi nhận thấy kết quả chưa cao, Nhiều trẻ còn nhút nhát thu mình, chưa hòa đồng với các bạn trong các hoạt động Trẻ chưa thể hiện được cảm xúc của mình với mọi người xung quanh Chính vì vậy tôi đã đưa ra một số biện pháp để xây dựng lớp học hạnh phúc sau:

2.3 Các giải pháp thực hiện

2.3.1 Xây dựng lớp học an toàn

Môi trường giáo dục an toàn đối với trẻ 4-5 tuổi bao gồm an toàn về

“thể chất” và “tinh thần” Các con được đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi Lớp học hạnh phúc, điều đầu tiên cần xây dựng đó chính là môi trường giáo dục “An toàn”

Các cô luôn chú ý bao quát trẻ khi trẻ ra khám phá hoạt động ngoài trời hay giao lưu tập thể các lớp trong khối cũng như giao lưu toàn trường luôn được đảm bảo Có những hoạt động chúng tôi chia trẻ theo nhóm và có hoạt đông các con tham gia cả lớp nhưng vẫn được đảm bảo an toàn 100 % Luôn đặt an toàn của trẻ lên hàng đầu

Tôi luôn sắp xếp, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi sau mỗi buổi học, buổi chơi kết thúc, loại bỏ đồ chơi sắc nhọn ngây nguy hiểm cho trẻ Luôn chú ý

vệ sinh sạch sẽ môi trường trong và ngoài, đặc biệt là phòng vệ sinh của các con tôi luôn chú ý sàn nhà vệ sinh phải khô, các đồ dùng chất tẩy rửa tôi để lên kệ cao, chậu, thùng tôi luôn úp khô không chứa nước trong nhà vệ sinh, các con rất có ý thức xếp hàng và cất gọn gàng dép lên giá đúng nơi quy định

Trang 6

Hình ảnh: Cô dọn vệ sinh, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng sau mỗi ngày

học đảm bảo an toàn cho trẻ

Để trẻ có một tâm thế gọi là vui mừng, phấn khởi nhất và cảm nhận thấy vui vẻ khi đi học biện pháp đầu tiên khi nghĩ đến an toàn về tinh thần chính là ở bản thân cô giáo Cô là tinh thần món ăn của trẻ, tôi đã nắm bắt được tâm lý của trẻ theo đúng độ tuổi, việc nắm bắt được tâm lý của trẻ nghĩa

là mình đã nắm bắt được niềm vui ước muốn và cũng như khát khao của trẻ

Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi, động viên trẻ như “Con cần gì” “ Cô nghĩ

là còn làm được”.Biết được trẻ cần gì bản thân tôi có phương pháp như nói chuyện trao đổi dạy dỗ nhẹ nhàng, luôn động viên khích lệ trẻ kịp thời, tôi khen trẻ chứ không chê bai hay trì trích trẻ đồng thời bản thân không được vi phạm những điều giáo viên không được làm đối với trẻ

Hình ảnh: Cô trò chuyện với trẻ

Trang 7

Tôi luôn làm việc theo tâm, làm việc luôn đặt lợi ích của trẻ nên hàng đầu, khi cô đặt trẻ nên hàng đầu thì cô phải cho trẻ một tâm thế tin tưởng, có tin tưởng thì mới có thể yên tâm và có yên tâm thì trẻ mới ngoan Trẻ đến lớp học với một niềm vui thì đấy gọi là lớp học hạnh phúc bởi môi trường hạnh phúc khi đứa trẻ được hạnh phúc

2.3.2 Xây dựng lớp học hạnh phúc bằng tình yêu thương

Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui Với hoạt động đón trẻ đó là cảm xúc đầu tiên trong một ngày của trẻ Vì thế bản thântôi luôn tạo tiếng cười vui vẻ, không khí thoải mái cho trẻ ngay khi trẻ đến lớp.Khi trẻ vừa tới lớp được cô chào đón với nụ cười thật tươi, với những điệu nhạc nhí nhảnh, với những cái đập tay, bắt tay, cùng những vòng tay yêu thương của cô với những nụ hôn trên

má đó là những cảm xúc hạnh phúc đầu tiên khởi động cho một ngày mới Với phương châm “Nụ cười của trẻ là niềm hạnh phúc của cô và bố mẹ”, trẻ đến lớp học với một niềm vui, phấn khởi thì đó là lớp học hạnh phúc Vì chỉ khi các trẻ hạnh phúc thì đó mới là lớp học hạnh phúc

Môi trường ngoài cửa lớptôi cho trẻ lựa chọn cách chào hỏi bằng cách tự lựa chọn các kí hiệu theo cảm xúc và tôi đáp lại bằng hành động Trẻ thoải mái lựa chọn những hình thức chào hỏi mà trẻ thích

Hình ảnh: Các hình ảnh trẻ được tự do lựa chọn để chào cô khi đến lớp.

Trang 8

+ Hình ảnh bàn tay: Tùy vào cách lựa chọn của trẻ, cô sẽ đập tay, bắt tay với trẻ và quan trọng hơn nữa là cô phải nở một nụ cười thật yêu thương với trẻ Lúc đó trẻ sẽ không còn cảm giác nặng nề rằng, sợ hãi, buồn bã đó là cô giáo

mà trẻ sẽ cảm nhận được không khí thoải mái giống như là những người bạn thân thiết với nhau

+ Hình ảnh trái tim yêu thương: Tôi nhẹ nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng và thì thầm nói với trẻ: “Hôm nay cô thấy con rất là đáng yêu, chào mừng con đến lớp học nhé” Với trẻ nhỏ chỉ cần một ánh mắt trìu mến, một cái ôm nhẹ nhàng và một lời thì thầm yêu thương, một lời động viên cố gắng, như vậy trẻ sẽ thấy mình hạnh phúc cả ngày

Hình ảnh: Cô và trẻ lựa chọn hình thức chào hỏi

+ Với hình nốt nhạc: Cô và trẻ có thể cùng nhau thể hiện cảm xúc yêu thương kết hợp với những vũ điệu của cơ thể như: Lắc lư, nhún nhảy… tùy theo cảm xúc của trẻ cô sẽ hưởng ứng theo và trao cho trẻ một nụ cười thật tươi

+ Với chiếc môi xinh: Một cái ôm nhẹ nhàng, cô trò chạm má, trẻ cảm nhận được hơi ấm của cô giống như mẹ hiền, một niềm vui, niềm hạnh phúc khi đến lớp

Khi cô nở nụ cười thì đó là niềm hạnh phúc của trẻ Vì vậy mà khi trẻ đến lớp cô giáo hãy luôn trao cho trẻ những nụ cười tươi tắn nhất Trẻ cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương mà cô sẽ đem lại cho trẻ cả ngày ở trên lớp

Hạnh phúc không phải là cái gì đó quá to tát, không phải là những món quà tặng trẻ, chỉ đơn giản những cái ôm ấm áp, những nụ cười yêu thương, những cử chỉ thân mật, những lời nói đúng mực Đó là điều hạnh phúc nhất của trẻ khi đến lớp

2.3.3 Tôn trọng cảm xúc, sự khác biệt của trẻ:

Cảm xúc là biểu hiện rõ ràng nhất của cái tôi cá nhân Do đó cảm xúc của trẻ rất cần được tôn trọng Cảm xúc của trẻ được tôn trọng là một trong các yếu

tố tạo nên lớp học hạnh phúc Bởi dù ở lứa tuổi nào trẻ cũng có những vui, buồn, phẫn nộ … như người lớn Giáo viên cũng không nên quá áp đặt trẻ thực hiện theo yêu cầu của mình mà nên linh hoạt để trẻ được thoải mái hoạt động, làm

Trang 9

những điều mình thích ở trong giới hạn cho phép Đây chính là cơ hội để cho trẻ bộc lộ hết khả năng, tính cách cũng như cá tính riêng của mình Từ đó, giáo viên

và gia đình có thể dễ dàng định hướng, áp dụng các phương pháp giáo dục thích hợp

Là một giáo viên dạy trẻ 4-5 tuổi, ở lứa tuổi này trẻ rất hiếu động Những buổi đầu nhận lớp chúng tôi cũng gặp không ít những khó khăn Tôi bắt đầu quan sát chú ý đến từng trẻ, lắng nghe để thấu hiểu dần dần tôi đã nắm bắt được tính cách cũng như thói quen của trẻ để dần đưa trẻ vào nề nếp một cách nhẹ nhàng không áp đặt và tạo sự gần gũi với trẻ

Trẻ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó các em được chia sẻ và được lắng nghe, được thể hiện một cách đầy tôn trọng Thay vì chúng ta la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, tạo cơ hội để trẻ được nói ra cảm xúc của mình trong môi trường lớp học Điều đó sẽ giúp trẻ ngoan hơn, mạnh dạn, tự tin hơn

Từ đó giúp trẻ rèn luyện có ý thức tốt hơn và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình

Ví dụ: Tôi thấy trẻ nói bậy, tôi sẽ không mắng hay quát trẻ mà lại trực tiếp nói nhẹ nhàng với trẻ: “Con nói như vậy là không ngoan, chưa lễ phép, lần sau con không nói như vậy nữa”

Đặc biệt ở lớp tôi còn có cháu mắc chứng “tăng động” Trẻ luôn hiếu động, nhận thức và cảm xúc của trẻ luôn khác biệt với các trẻ trong lớp Tuy vậy bản thân tôi luôn tôn trọng sự khác biệt của trẻ đó Đối với trẻ mắc chứng “tăng động” tôi luôn kiên nhẫn hướng dẫn định hướng trẻ trong mọi hoạt động, không nóng vội để dần dần trẻ hòa nhập với các trẻ trong lớp

Trong các hoạt động của trẻ, tôi luôn tôn trọng năng lực, sở thích của mỗi trẻ và trao quyền làm chủ cho các con cũng như tôn trọng tình cảm, cảm xúc của các con Sự tôn trọng sở thích tình cảm của trẻ không chỉ ở trong hoạt động học

mà trong giờ hoạt động ở khu vực trẻ có thể tự lựa chọn khu vực chơi, các hoạt động theo sở thích và năng lực của mình Trẻ được chơi tự do, chơi không có sự can thiệp của người lớn, được tự lựa chọn chơi cái gì, chơi như thế nào, chơi bao lâu… tùy thuộc vào nhu cầu, hứng thú và sở thích của trẻ Hơn nữa trẻ được tự

do khi chơi sẽ dễ dàng hợp tác hơn khi tiếp nhận các nguyên tắc của người lớn Vai trò của tôi để trẻ được chơi tự do là: Chuẩn bị môi trường an toàn, cung cấp vật liệu chơi phong phú và cho trẻ thời gian Tuy nhiên, tôi luôn quan sát theo dõi trẻ trong các hoạt động Bằng những cái bắt tay, lời cảm ơn và nụ cười hiền hậu khi cô giáo nhập vai chơi với trẻ … cô giáo chỉ đóng vai trò định hướng đối với trẻ, khuyến khích mà không can thiệp làm gián đoạn chu trình làm việc của trẻ Trong quá trình trẻ chơi, trẻ tự do khám phá không gian chơi tại các góc tôi lặng lẽ quan sát, ghi chép chi tiết từng hoạt động mà trẻ tham gia Cách trẻ giao tiếp, những cảm xúc khi đối mặt với bỡ ngỡ, tự giải quyết những khó khăn … là những thống kê quan trọng để tôi đưa ra những đánh giá khách quan về năng lực

sở thích của trẻ Từ đó tôi đã hiểu được tính cách riêng biệt của mỗi trẻ để có định hướng giáo dục trẻ tốt hơn

Trang 10

Hình ảnh: Trẻ chơi ở khu vực phân vai.

2.3.4 Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua các hoạt động trong ngày.

* Xây dựng lớp học hạnh phúc trong hoạt động thể dục sáng

Sau giờ đón trẻ là vào giờ thể dục sáng luôn được diễn ra đều đặn hàng ngày Trẻ được hòa mình vào các hoạt động đầy hứng thú với những bản nhạc sôi động nhí nhảnh Khi tiếng nhạc vang lên trẻ háo hức mong chờ, với giờ thể dục sáng giúp cho trẻ có tinh thàn thoải mái, sảng khoái, trẻ thấy thích thú để bước vào hoạt động tiếp theo trong một ngày ở trường mầm non thân yêu

Hình ảnh: Giờ thể dục sáng của trẻ

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w