2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 42.3 Các biện pháp để sử dụng giải quyết vấn đề 52.3.1 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường bên ngoài, bên trong lớphọc thật thâ
Trang 1MỤC LỤC
g
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.3 Các biện pháp để sử dụng giải quyết vấn đề 5 2.3.1 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường bên ngoài, bên trong lớp
học thật thân thiện, gần gũi cho trẻ hoạt động
5
2.3.2 Biện pháp 2: Tạo cho trẻ cảm xúc tích cực khi đến lớp bằng
cách linh hoạt thay đổi các hoạt động trong giờ đón trẻ
9
2.3.3 Biện pháp 3: Thông qua các trò chơi bồi dưỡng rèn luyện kỹ
năng sống cho trẻ
10
2.3.4 Biện pháp 4: Thể hiện cách giao tiếp, ứng xử trong mối quan
hệ với đồng nghiệp, với trẻ tại lớp học.
11
2.3.5 Biện pháp 5: Công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ
huynh học sinh trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc
13
Trang 21 Mở đầu.
1.1 Lý do chọn đề tài.
Chúng ta đã biết trong bối cảnh ngày nay, các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng thì đời sống con người được nâng lên rất cao, kinh tế xã hội được phát triển mạnh Công tác giáo dục ở các bậc học được chú trọng cao Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan, là những thế hệ tương lai của đất nước, nên cần có sự chăm sóc và giáo dục tốt ngay khi trẻ đang còn ở trong trường mần non Trẻ cần được chăm sóc
ở môi trường giáo dục thật tốt, để trẻ phát triển toàn diện để phát triển về mọi mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội Chính vì thế, trong những năm học gần đây Đảng, Nhà nước đã đầu tư kinh phí, xây dựng các phòng học mới hiện đại, khang trang hơn Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, mức độ 2 nhiều hơn; Việc mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các trường mầm non được quan tâm nhiều hơn giúp cho các trường xây dựng môi trường học tập cho trẻ phù hợp với đặc điểm nhận thức và tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi Thông qua hoạt động Học bằng chơi, chơi mà họctrẻ được hoạt động trải nghiệm; đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Trong đó điển hình là phong trào Xây dựng trường, lớp học hạnh phúc
Trường học hạnh phúc là trường học có thầy cô và các em nhỏ vui sống trong yêu thương, chia sẻ và thông cảm với nhau Đồng thời nơi đó là một mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường, mỗi ngày đến trường
là một ngày vui Ở đây trẻ có quyền được đối xử công bằng, không phân biệt, không xúc phạm danh dự, thân thể của trẻ.Các thầy cô giáo là tấm gương tốt, đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh
Còn lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trẻ cảm nhận được hạnh phúc và đều có cảm giác “mong muốn” được đến trường.Khi đến lớp sẽ có được
sự hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm.Khác với những lớp học từ xưa, lớp học truyền thống cũ, lớp học hạnh phúc là lớp học mang cảm giác nhẹ nhàng, vui vẻ, tràn đầy yêu thương và hạnh phúc tạo cảm giác mong muốn được đến trường học lớp học, không áp đặt trẻ, không áp lực trẻtheo khuôn mẫu mà định hướng để trẻ được học và làm theo những gì mình yêu thích
và say mê nhưng vẫn đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với nội dung chương trình
và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Cụ thể là: Các hoạt động trong ngày trở thành những bài học thú vị qua những trò chơi và những hoạt động trải nghiệm Trẻ được yêu thương gần gũi với bạn bè và cô giáo, trẻ sẽ cảm thấy đây như ngôi nhà thứ 2 của mình Đồng thời, sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn Sở dĩ bản thân nhận thức tốt chúng ta cần rèn luyện cho mình tính tập trung sự yêu thích và sự tò mò, khám phá
Trên thực tế với khái niệm về trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc là một chuyên đề mới, muốn đạt theo đúng nghĩa với tên chuyên đề thì phải cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo quản lý nhà trường, sự nổ lực, nhiệt huyết, quyết tâm của đội ngũ giáo viên, sự hứng thú tham gia của trẻ và sự ủng hộ của phụ huynh, có như thế thì phong trào xây dựng trường học hạnh phúc mới được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả
Trang 3Bản thân là một giáo viên mầm non, với nhiệm vụ là chăm sóc giáo dục trẻ, làm sao cho trẻ được khỏe mạnh phát triển cân đối hài hòa về thể chất, và tinh thần Trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời người lớn và tham gia các hoạt động ở lớp một cách sôi nổi, đạt mục đích yêu cầu của bài học là mong muốn và là trách nhiệm của người mẹ thứ hai của trẻ, vì vậy tôi đã đặt ra cho mình nhiệm vụ phải tạo cho các con có một lớp học hạnh phúc, tạo một môi trường hoạt động thân
thiện, vui vẻ “Khi trẻ đến lớp phấn khởi, vui vẻ thì các cô cũng sẽ cảm thấy vui
vẻ và hạnh phúc tràn đầy”, đúng với mục tiêu cần hướng tới đó là luôn trao sự
yêu thương, chia sẻ, tôn trọng và an toàn cho nhau Đó cũng là giá trị cốt lõi trong việc xây dựng trường lớp học hạnh phúc mà nhà trường và bản thân đang hướng tới
Hiểu được tầm quan trọng đó đã khiến tôi suy nghĩ, tìm tòi và trăn trở
tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp mầm 1 trong trường mầm non Hà Long” làm đề tài
nghiên cứu của mình Trong quá trình nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mọng nhận được các ý kiến đóng góp bổ sung để để tài được hoàn thiện và có thể áp dụng rộng rãi vào quá trình thực hiện chuyên đề Xây dựng lớp học hạnh phúc ở các trường mầm non
1.2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc là một trong những mục tiêu, cũng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục huyện nhà trong năm học
2023-2024 Xây dựng lớp học hạnh phúc với nội dung cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là trẻ 3-4 tuổi lớp Mầm 1 tại trường mầm non Hà Long
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát, điều tra:
- Phương pháp trò chuyện, trao đổi, đàm thoại với giáo viên, phụ huynh:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp trải nghiệm, thực hành
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Căn cứ vào kế hoạch số 103/KH-SGD&ĐT Tỉnh Thanh Hóa ban hành kế
hoạch năm học với chủ đề: ‘‘ Xây dựng trường mầm non hạnh phúc lấy trẻ làm trung tâm
Căn cứ vào công văn số 468/PGD&ĐT ngày 28/09/2023 Thực hiện kế hoạch số 43/KH-MNHL ngày 02 tháng 10 năm 2023 của trường mầm non Hà Long về kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc năm học 2023-2024, đến tất cả cán bộ, giáo viên nhân viên trong nhà trường
Qua nhiều năm công tác và trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy hiện nay việc giáo dục cũng như tổ chức các hoạt động tạo cho trẻ một môi trường giáo dục vui vẻ, an toàn và đầy tình yêu thương là điều rất cần thiết giúp trẻ phát triển một cách toàn diện Trong xã hội hiện đại ngày nay con người chúng ta điều chạy theo các tiêu chí: Có nhiều cơ sở vật chất tốt, hiện đại, các
Trang 4giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy, giáo viên dạy giỏi mà không biết rằng yếu tố quan trọng về sự hoàn hảo đó có mang đến cho trẻ một môi trường yên bình và hạnh phúc Chính vì vậy, bản thân mỗi giáo viên chưa đặt đúng vị trí trung tâm của trẻ trong các hoạt động mà vai trò của cô giáo vẫn chiếm vị trí lớn.Môi trường trong và ngoài lớp chưa đáp ứng các yêu tố thân thiện, sạch đẹp để lôi cuốn trẻ tích cực hoạt động một cách vui vẻ.Tôi luôn mong muốn “Mỗi ngày đến trường đối với các con sẽ là một ngày vui và một niềm hạnh phúc”
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình trước khi áp dụng“ Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp mầm 1 trong trường mầm non Hà Long” Bản thân tôi có
những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1 Thực trạng chung
- Đối với chuyên đề: “ xây dựng trường học hạnh phúc” Ban giám hiệu
trường mầm non Hà Long luôn dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để tìm tòi, nghiên cứu đi đến vận dụng thực hiện có hiệu quả Là những người đi đầu trong việc đổi mới tư duy giáo dục theo hướng mở và luôn tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tiếp cận với quan điểm và phương pháp giáo dục hiện đại, tiên tiến như Stem… -Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, sinh hoạt, dự giờ, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đầy đủ các nội dung về chuyên đề:
“Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc” ở từng nhóm lớp trong trường
- Giáo viên có trình độ môn đạt chuẩn và trên chuẩn, có nhiều năm kinh
nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
Tuy nhiên bên cạnh đó xây dựng trường, lớp hạnh phúc là chuyên đề mới
nên kiến thức của giáo viên về chuyên đề còn chưa sâu
2.2.2 Thực trạng của bản thân.
Bản thân được tham gia các chuyên đề đầu năm do nhà trường tổ chức Đặc biệt bản thân tôi luôn tự trau dồi và tìm hiểu các trang mạng về giáo dục mầm non, tìm hiểu cách xây dựng mô hình lớp học hạnh phúc từ đồng nghiệp trong và ngoài trường học
Bản thân luôn yêu trẻ, tâm huyết với nghề, luôn chịu khó học hỏi, nghiên cứu để tìm ra các biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đem lại hiệu quả cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
Bản thân tôi luôn tâm huyết dành thời gian hướng dẫn phụ huynh để phụ huynh cùng phối hợp cùng cô giáo để chăm sóc giáo dục trẻ.Chính vì vậy tôi luôn được sự tín nhiệm và sự tin cậy của phụ huynh
Tập thể phụ huynh trong lớp rất quan tâm đến tình hình sức khỏe và chương trình hoạt động một ngày của trẻ ở trên lớp Luôn đồng hành cùng cô trò, sẵn sàng phối hợp khi cần thiết tạo sự đồng bộ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
Tuy nhiên, sự phối kết hợp với giáo viên và phụ huynh trong việc thực hiện ý tưởng tạo một môi trường, một lớp học hạnh phúc cho các con chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn
2.2.3 Thực trạng của học sinh.
Lớp Mầm 1 có 32 trẻ, đa số trẻ đều là các bé khỏe mạnh, nhanh nhẹn khi tham gia các hoạt động trong lớp do cô giáo tổ chức
Trang 5- Một số trẻ trong lớp còn e dè, nhút nhát và thiếu sự tự tin, không dám thể hiện mình khi tham gia các hoạt động với các bạn, với cô, đặc biệt là khi xuất hiện trước đám đông Trẻ chưa mạnh dạn bộc lộ tâm tư, nguyện vọng của bản thân trẻ với cô giáo và với người lớn
Từ những thuận lợi và khó khăn trên kết quả khảo sát đầu năm học vào tháng 9 năm học 2023-2024 cho trẻ lớp tôi như sau:
Bảng khảo sát trước khi thực hiện biện pháp
TT Nội dung khảo sát
Tổng
số trẻ trong lớp
Kết quả khảo sát
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ lệ
%
1 Trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái 32 18 56,3 14 43,7
2 Trẻ mạnh dạn, gần gũi tự tin, tích cực 32 18 56,3 14 43,7
3 Trẻ thân thiện, đoàn kết với bạn 32 17 53,1 15 46,9
4 Trẻ chủ động phối hợp với bạn,
5 Trẻ bộc lộ tâm tư, nguyện vọng và
Kết quả khảo sát cho thấy, số trẻ đạt các nội dung khảo sát đang còn thấp chưa được trên 60% Trong khi đó số trẻ chưa đạt lại ở mức trên 50% Đứng trước thực trạng trên bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng tổ chức tốt lớp học hạnh phúc cho trẻ lớp tôi
2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức - Xây dựng môi trường bên
ngoài, bên trong lớp học thật thân thiện, gần gũi cho trẻ hoạt động.
* Lập kế hoạch:
-Tôi căn cứ vào: Chương trình giáo dục mầm non của độ tuổi 3-4 tuổi Theo thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 được sửa đổi bổ sung Theo thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 và thông tư 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 để xây dựng cụ thể chi tiết Bám sát kế hoạch của nhà
trường
- Thời gian tôi thực hiện là trong năm học 2023 - 2024
- Dự tính nguồn kinh phí để thực hiện biện pháp huy động từ phụ huynh của lớp mầm 1 Bên cạnh đó phối kết hợp với phụ huynh cùng thực hiện các giải pháp tác động đến trẻ
=> Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm vì có cơ sở khoa học để thực hiện các biện pháp đạt hiệu quả.
*Xây dựng môi trường bên ngoài, bên trong lớp học thật thân thiện, gần gũi cho trẻ hoạt động.
Trước tiên bản thân tôi phải là người giáo viên hạnh phúc, vui vẻ khi được đến trường vì nhà trường luôn xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc.Ở trong lớp học hạnh phúc các con luôn được yêu thương, bảo vệ an toàn và được tôn trọng Tôi hiểu là để tạo môi trường lớp học hạnh phúc, không phải là điều gì to tát mà bằng những việc rất nhỏ hàng ngày, hằng giờ Một không gian học tập
Trang 6nhẹ nhàng nó rất ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, tạo ra hứng thú của trẻ, nó cũng tạo cảm giác thoải mái của trẻ Tôi chú trọng bắt đầu xây dựng từ môi trường bên ngoài, bên trong lớp học.Trong từng góc tôi luôn mang đến cho trẻ một không gian học tập nhẹ nhàng và rất gần gũi với bản thân trẻ Để trẻ hòa mình cùng thiên nhiên Lớp học hạnh phúc là tạo cho trẻ cảm giác an toàn, nhẹ nhàng cho trẻ Ngay từ khi trẻ bước vào cổng trường đã cảm nhận thấy hạnh phúc vì không gian bên trong có một khuôn viên đẹp một môi trường rất đẹp
Hình ảnh trường mầm non Hà Long
Với đôi bàn tay khéo léo của các cô, đã trồng cây cảnh, trang trí Nhờ sự chăm sóc cho cây hoa, cây cảnh tươi tốt
Để trẻ có thể học quan sát cây trong khuôn viên trường trong giờ hoạt động ngoài trời Tạo cảm giác trẻ vui khi đến trường Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và cùng với nhà trường, đã có những khu vui chơi như , khu phát triển vận động với nhiều đồ chơi như cầu trượt, nhà bóng, đu quay, xích đu…
Ngoài ra bản thân tôi và các cô cùng trang trí các mảng tường đẹp, mới lạ mang tính giáo dục lễ giáo Trẻ biết về ngày tết nguyên đán, ngày tết trung thu, trẻ được tham ra rất nhiều hoạt động trải nghiệm…
Hình ảnh: Trẻ tham quan trải nghiệm tại vườn bưởi Hà Long
Hình ảnh: Hình ảnh trẻ được trải nghiệm vui tết trung thu.
Trong những hoạt động trải nghiệm trẻ được hòa mình với một không gian
và không khí như ở ngoài cuộc sống thật hàng ngày của trẻ
Ở trong ngày tết trung thu nhà trường và các cô cũng tổ chức cái tết trung thu cho các bé rất hoành tráng Nhà trường và các cô tổ chức múa lân, nhà trường còn phát quà cho các bé thuộc gia đình khó khăn, các bé khuyết tật, trẻ mồ côi…
Để các bé cảm nhận trọn vẹn ngày tết trung thu của các bé Tạo cảm giác các bé rất vui khi đến trường, đến học
Trong các giờ học ngoài trời tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, cho trẻ có cảm giác hòa mình với cuộc sống đời thường, trẻ có cảm giác muốn đến lớp
Ví dụ: Trò chơi nhảy bao bố; Tung vòng cổ chai; chơi thả thuyền giấy…
Ở ngoài hành lang lớp tôi chú trọng trồng nhiều cây cảnh ở để trẻ có thể hoạt động ở góc thiên nhiên trong hoạt động góc như cây hoa sống đời, hoa ngọc thảo, hoa thược dược
Bước vào bên trong lớp học tôi chú trọng đến việc trồng cây xanh trong lớp học, bởi nó giúp không khí thêm trong sạch, thoáng mát giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, tâm hồn được thoải mái, hít thở không khí trong lành một cách nhẹ nhàng Qua đó cô còn dạy trẻ biết chăm sóc cây cối, hoa lá, cô dạy trẻ không tự ý hái hoa, ngắt lá Qua đó hình thành cho trẻ tình yêu lao động, yêu thiên nhiên hơn Để đảm bảo sựan toàn cho trẻ tôi chọn cây xanh màu sắc tươi, màu sắc đẹp, dễ sống trong môi trường không có ánh sáng, dễ chăm sóc Để cây luôn tươi tốt, tôi chú ý đến việc chăm sóc cây Tôi phải chọn cây thanh lọc không khí, cây không có gai, không
có độc Tạo cảm giác gần gũi, mát mắt, làm trang trí lớp học
Trang 7Ví dụ: Trồng các cây chi lan vũ nữ, cây hoa ngọc thảo, cây lục thảo cổ,
cây lan đoàn kiếm … trong cácchậu nhựa đểở sát chân lan can, kệ tủ, treo trên cửa sổ của phòng học
Trong quá trình thực hiện với thực tế lớp tôi với nguồn kinh phí nhà trường hạn hẹp nên không thể mua toàn bộ cây xanh, chậu hoa trang trí cho lớp học Do đó tôi đã vận động các bậc phụ huynh ủng hộ với nhiều loại cây khác nhau theo khả năng, sau đó tôi lựa chọn các loại cây phù hợp trồng trong lớp học mà vẫn đảm sự
an toàn cho các con lại vừa có ý nghĩa giáo dục với trẻ
Để tạo môi trường lớp học thân thiện tôi đã cho trẻ cùng cô trang trí các mảng hoạt động bằng những hình ảnh, hoạt động thực tế của trẻ ở trường Những gam màu do cô và trẻ cùng nhau lựa chọn, để kích thích sự chủ động cũng như tôn trọng sở thích của trẻ Và các mảng hoạt động này được thay đổi thường xuyên theo chủ đề để tránh sự nhàm chán cho trẻ và tạo hứng thú khi trẻ đến lớp Tôi luôn xây dựng lớp học hạnh phúc theo từng chủ đề
Hình ảnh trẻ cùng cô trang trí các mảng chủ đề
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật” tôi lại cho các bé thay các biểu tượng
của mình cho phù hợp chủ đề vừa giúp trẻ lĩnh hội, nhớ kiến thức một cách tốt nhất lại vừa khiến trẻ rất thích thú Với chủ đề này tuần 1 cho trẻ khám phá thế giới các loài hoa, tôi chuẩn bị hình ảnh các loài hoa cho bé tự lựa chọn loài hoa
bé thích để gắn vào ô của mình Tuần 2 khám phá về thế giới cây xanh tôi thay vào đó là thẻ loại cây cho bé tự lựa chọn cây bé thích để gắn vào ô của mình… Với hoạt động này tôi nhận thấy các cháu đều vô cùng phấn khích khi đến lớp.Đối với các ngày lễ mùng 8/3, 20/11…Cô dạy trẻ làm bưu thiếp, cắt dán, gắn hoa Nhờ đôi bàn tay khéo léo của trẻ gắnbông hoa, làm ra các bưu thiếp
Để chính tay các bé được tặng mẹ, tặng bà, tặng cô Tạo cho trẻ cảm giác phấn khởi, vui vẻ, hạnh phúc khi chính tay mình làm ra sản phẩm
Hình ảnh: Các bé làm bưu thiếp
=> Qua biện pháp này, tôi thấy trẻ lớp tôi rất hào hứng khi đến lớp, bên cạnh đó trẻ mạnh dạn hơn và tích cực phối hợp với cô và bạn để cùng trang trí các mảng tường,tham gia các hoạt động Biết nói lên suy nghĩ và cảm nhận của mình về trường, lớp…
2.3.2 Biện pháp 2: Tạo cho trẻ cảm xúc tích cực khi đến lớp bằng cách linh hoạt thay đổi các hoạt động trong giờ đón trẻ.
Lớp học hạnh phúc là lớp học xuất phát từ một trái tim yêu thương Ở trong lớp học có cô và trẻ Mọi cảm xúc riêng của cô và trẻ, các sáng tạo của cô
và trẻ đều được tôn trọng, chứ không áp đặt theo một khuôn mẫu, rập khuôn Cô cảm thấy rất hạnh phúc, rất vui vẻ khi mỗi ngày đến lớp dạy các con thơ Hãy cứ hình dung mỗi buổi sớm nghe các con nói líu la líu lo, chúng kể mọi chuyện ởnhà cho cô nghe, cô luôn lắng nghe trẻ nói và cô cùng trò chuyện với trẻ sẽ cảm thấy một ngày mới tràn niềm vui và hạnh phúc Không chỉ vậy mà cũng tạo niềm tin cho phụ huynh khi gửi con với cô giáo, khi phụ huynh trao con cho cô cảm thấy được yên tâm hơn và chính điều đó cũng là niềm hạnh phúc của một người giáo viên Khi đón trẻ cô phải là người ân cần, niềm nở Thân thiện với phụ huynh Âu yếm khi đón trẻ vào lớp
Trang 8Trước đây khi trẻ đến lớp giáo viên thường cứng nhắc cho trẻ chào cô giáo
theo kiểu thông thường “Con chào cô ạ” và “Cô chào con” khiến cho không khí
đầu tiên đến lớp của trẻ đã nhàm chán, đơn điệu.Và điều quan trọng là trẻ không hề thấy hào hứng, có trẻ còn nhõng nhẽo, mếu máo khi rời bố mẹ Nhưng tôi đã thay đổi cách chào bằng nhiều hình thức khác nhau tạo ra một không khí tươi vui, rộn rã khi trẻ đến lớp.Hoạt động này khiến trẻ cảm giác hào hứng, vui vẻ khi đến lớp Vui vẻ chia tay bố mẹ để vào lớp học với cô, trẻ cảm thấy hạnh phúc ngay từ khi bước vào lớp Hoạt động này cũng không khó để
cô và trẻ thực hiện, không tốn kém nhiều kinh phí Mà nó là cái tâm của người giáo viên và sự tâm huyết với nghề của người giáo viên.Từ đây người giáo viên và trẻ cũng trao nhau niềm vui, hạnh phúc
Tôi thực hiện bằng cách tạo ra các “menu” chào với các biểu tượng cảm xúc khác nhau.Hình ảnh in màu Trước khi tôi thực hiện, tôi đã cho trẻ ngồi theo hình chữ u, để trẻ có thế dễ quan sát Tôi giơ các biểu tượng có hình ảnh, tôi giải thích với trẻ.Nói ý nghĩa các biểu tượng và hướng dẫn trẻ các chào cô, cách thể hiện với các biểu với các biểu tượng, tạo cảm giác trẻ rất là phấn khởi, vui vẻ khi vào lớp với các cô
- Biểu tượng Hug: Trẻ và cô chào nhau bằng chiếc ôm ấm áp
- Biểu tượng High five: Trẻ và cô chào nhau bằng cách đập haitay vào nhau
- Biểu tượng Hand shake: Cô và trẻ bắt tay nhau
- Biểu tượng First Bump: Cô và trẻ chào nhau bằng cách chạm đấm tay Màn chào hỏi đặc biệt theo ý của trẻ đang diễn ra đầu mỗi buổi sáng tại lớp tôi phụ trách Trước khi các bé vào lớp, tạm biệt bố mẹ, các bé vào lớp với cô
Các con sẽ lựa chọn cách chào cô theo ý thích của bé trong một “ Menu lựa chọn” Các biểu cảm của cảm xúc được cô dán ngay cửa lớp Tùy theo từng lựa chọn của bé, cô giáo có thể ôm, đập tay, bắt tay, nhún nhảy
Trẻ tự chọn màn chào hỏi theo biểu tượng cảm xúc và được cô giáo đáp lại với nụ cười vui vẻ Nhìn con thơ chủ động vươn người lên đập tay, nhí nhoáy lắc mông hoặc sà vào lòng cô giáo khi vừa đến cửa, các phụ huynh cũng nở nụ cười yên tâm khi gửi con ở lớp
Ví dụ: Phụ huynh của cháu Hoàng Bảo Yến chia sẻ: “Tôi thấy đây là một
cách chào hỏi rất mới mẻ, thân thiện và con tôi luôn có cảm hứng từ đầu giờ sáng đi học Tôi cũng muốn các cô giáo có thể lồng ghép các hoạt động khác nhau trong chương trình học, để các con có thể học hỏi được nhiều kiến thức tốt
Để các bé cảm nhận tình yêu thương của cô, các con vừa học vừa chơi, cọ sát nhiều phương pháp học mới Từ đó các bé cảm thấy gần gũi với cô, được yêu thương, được hạnh phúc Từ đó phát triển tính mạnh dạn, phát triển tư duy tốt cho trẻ, phát triển khả năng tưởng tượng”
Tuy nhiên, bản thân tôi khi thực hiện cũng gặp phải những khó khăn nhất định.Vì ở lứa tuổi khả năng nhận thức của trẻ chưa phát triển hết, trẻ chưa thực hiện được luôn hoặc trẻ còn nhút nhát, rụt dè, thiếu tự tin Có những bé rất là tự tin chọn biểu tượng và thực hiện biểu tượng để chào cùng cô Có những bé còn rụt rè nên còn lưỡng lự mãi, đang còn chậm Có bé nhanh nhẹn thì các bạn đã lựa chọn mỗi hình thức chào hỏi đa dạng theo từng ngày, có những bé ngày nào cũng chỉ chọn đi chọn lại một biểu tượng cố định theo sở thích riêng của mình Nhưng
Trang 9tôi luôn tin rằng chỉ cần sự yêu thương bằng cả tấm lòng của cô, với sự nhiệt tình, tâm huyết đối với trẻ.Cô nhẹ nhàng hướng dẫn của cô thì việc gì cũng có thể làm được Không chỉ ở việc đón trẻ, thời gian tới tôi cũng sẽ hướng đến việc triển khai những hoạt động trong lớp như hoạt động trò chuyện sáng, hoạt động học, hoạt động chơi ngoài trời…để tạo được sự gần gũi, không khí vui tươi và hứng khởi cho trẻ trong những giờ hoạt động sau đó
Hình ảnh: Trẻ tham gia tích cực các hoạt động trên lớp =>Sau một thời gian thực hiện giải pháp này, thì lớp tôi luôn có tiếng cười rộn rã từ cửa lớp.Các cháu luôn mạnh dạn, tự tin và vô cùng thoải mái, vui
vẻ khi đến lớp Điều tuyệt vời hơn nữa là các con không chỉ thực hiện các cách chào ở trên lớp mà khi về nhà các con cũng chủ động thực hiện với mọi người thân trong gia đình Kết quả phản hồi từ cha mẹ cũng vô cùng tích cực.
2.3.3 Biện pháp 3: Thông qua các trò chơi bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.
Sử dụng những lời nói yêu thương, nhẹ nhàng, biết chia sẻ và lắng nghe sẽ hướng mỗi con người đi về con đường hạnh phúc.Nó sẽ giúp cho mọi người xây dựng cho chính mình và cho người khác tình yêu thương, lòng nhân ái và sự cảm thông.Đối với cô giáo, cũng như với trẻ, lời nói dịu dàng dễ nghe, những lời khen chân thành, những lời cảm ơn, những lời xin lỗi khi ta sai và hơn hết là biết lắng nghe để thấu hiểu có thể làm thay đổi mối quan hệ ngay trong lớp học.Chính vì vậy
“Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để yêu thương”.
Tôi đã lựa chọn các bài tập, xem tranh ảnh, vi deo, các trò chơi về cách thể hiện tình cảm, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn với nhau để trẻ thực hành, nhiều tình huống tôi tạo ra bất ngờ để trẻ xử lý tìnhhuống đó như thế nào? Qua đó rèn luyện cho trẻ kỹ năng sống cơ bản như biết chào hỏi khi gặp mọi người, biết nói lời cảm
ơn khi nhận quà, nhận được sự giúp đỡ từ người khác, biết xin lỗi khi sai, biết chơi đoàn kết với bạn, nhường nhịn nhau, hợp tác với bạn trong khi chơi và đặc biệt rèn
tự tin trong giao tiếp…
Ví dụ: Khi lớp có trẻ bị ốm nghỉ ở nhà, tôi sẽ tổ chức cho trẻ vẽ tranh tặng
bạn, chúc bạn chóng khỏe Hoặc trò chơi nhìn hình ảnh trên khuôn mặt nói lên biểu hiện biểu cảm gì? Và có những biểu cảm gì tốt cho sức khỏe?
Kết thúc các trò chơi tôi thường đặt ra các câu hỏi cho trẻ như: Bây giờ các con cảm thấy như thế nào? Các con có chia sẻ những lời thật lòng hay bắt buộc? Con cảm thấy thế nào khi được những người khác lắng nghe mình?
=> Thông qua cách chia sẻ này tôi cảm nhận được thấy niềm vui và sự thoải mái, hòa đồng của các con khi được đến lớp Trẻ thân thiện và gần gũi với các bạn hơn Qua đó trẻ biết bộc lộ tâm tư, nguyện vọng và ý tưởng của bản thân.
2.3.4 Biện pháp 4: Thể hiện cách giao tiếp, ứng xử trong mối quan hệ với đồng nghiệp, với trẻ tại lớp học.
Để có một lớp học hạnh phúc thì phải xuất phát từ trái tim yêu thương, đối
xử công bằng với mọi trẻ Trẻ phấn khởi, vui vẻ đến lớp thì đầu tiên chính là giáo viên khi đến lớp là người hạnh phúc Người giáo viên chính là trái tim của lớp học, một trái tim ấm áp trong một cơ thể tràn đầy năng lượng tích cực sẽ khiến giáo viên yêu nghề hơn
Trang 10Cô giáo luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, mọi hành vi, cử chỉ, lời nói của cô đều phải chuẩn mực và đúng tác phong sư phạm của một nhà giáo, bản thân tôi lúc nào cũng tự nhắc nhở bản thân luôn tạo mối quan hệ đoàn kết, yêu thương giúp đỡ, nhường nhịn nhau với đồng nghiệp, biết kiềm chế cảm xúc
cá nhân, không để cảm xúc tiêu cực bị chi phối đặc biệt là giữa hai giáo viên ở trong cùng một lớp, ngay từ đầu năm học khi được phân công đứng cùng lớp với nhau, để luôn có sự thống nhất, đoàn kết, bảo ban, hỗ trợ nhau trong công việc, tôi và một cô giáo nữa trao đổi thẳng thắn thống nhất về cách làm việc, cách tổ chức các hoạt động, cách giáo dục trẻ như thế nào?
Ngoài những giờ lên lớp, những buổi trưa nghỉ ngơi chị em hay tâm sự, chia sẻ cùng nhau về cuộc sống, góp ý cho nhau những gì chưa làm được và tìm
ra biện pháp khắc phục, tranh thủ làm đồ dùng đồ chơi để dạy trẻ, cùng nhau thảo luận về chuyên môn để cùng nhau tiến bộ
Kết quả: Hai cô giáo trong nhóm lớp đều đạt giáo viên giỏi cấp trường,
cấp huyện.
*Sẵn sàng nói lời xin lỗi và nhận trách nhiệm về mình
nếu chưa đúng.
Xin lỗi là một vẻ đẹp đáng quý trong giao tiếp giữa con người với con người Xin lỗi là một hành động nhận khuyết điểm, sai lầm của mình Đồng thời là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị mình làm tổn thương, thiệt hại.Khi xin lỗi chúng ta cũng cần phải thể hiện rõ cho đối phương thấy sự chân thành trong lời xin lỗi của mình Qua đó mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong lớp trở nên tốt đẹp hơn, có sự sẻ chia, thấu hiểu và đặc biệt là sự tin tưởng lẫn nhau
để có thể làm tốt mọi nhiệm vụ và trách nhiệm của một người giáo viên mầm non trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc nói riêng và để mỗi ngày đến trường với trẻ sẽ là một ngày đầy ắp tiếng cười, niềm hân hoan nói chung
* Đối với đồng nghiệp:
Trong mối quan hệ với đồng nghiệp không tránh khỏi những lúc va chạm, thậm chí làm tổn thương đến họ Điều đó sẽ khiến cho bầu không khí trong lớp học lúc nào cũng căng thẳng và đương nhiên sẽảnh hưởng đến kết quả hoạt động Đặc biệt có thể điều đó sẽ chuyển cảm xúc tiêu cực đến trẻ trong lớp của
mình.Vì vậy “Khi mình thực sự xin lỗi về điều mình đã gây ra và mình tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình thì sự tổn thương mà người kia đang có sẽ tan biến hoàn toàn bởi lời xin lỗi của ta” Khi chúng ta chân thành xin lỗi thì tổn
thương trong họ sẽ được vơi dịu đi rất nhiều từ đó quan hệ đồng nghiệp cũng trở lên tốt đẹp và lâu dài hơn cả trong và ngoài công việc
* Đối với trẻ:
Không chỉ với đồng nghiệp mà ngay cả với trẻ lời xin lỗi chân thành từ cô giáo cũng rất cần thiết để xây dựng một lớp học hạnh phúc với đầy tiếng cười và sựan vui Những lời xin lỗi đối với trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cách chúng
ta xin lỗi trẻ cũng chính là cách chúng ta dạy trẻ xin lỗi Chính vì vậy mà cô cần phải là một tấm gương sáng để trẻ noi theo Cô không phân biệt mối quan hệ giữa
cô và trẻ, trong các hoạt động diễn ra trên lớp nếu như vô tình cô khiến trẻ cảm thấy tủi thân, phiền lòng Lúc này cô hãy sẵn sàng xin lỗi con và nhận trách nhiệm
về mình nếu cô chưa đúng Dùng lời nói nhẹ nhàng, xin lỗi một cách chân thành