1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học đồ chơi và sử dụng một cách có hiệu quả tại trường mầm non nga bạch

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Chỉ Đạo Giáo Viên Làm Đồ Dùng Dạy Học, Đồ Chơi Và Sử Dụng Một Cách Có Hiệu Quả Tại Trường Mầm Non Nga Bạch
Tác giả Hoàng Thị Hạnh
Trường học Trường Mầm non Nga Bạch
Chuyên ngành Quản lý
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Nga Sơn
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 342 KB

Nội dung

Có thể dùng luôn những đồ vật thôngthường trong sinh hoạt hằng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi, trò chơi và chế tạo đồ chơi, trò chơi bằng những vật thu lượm

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC,

ĐỒ CHƠI VÀ SỬ DỤNG MỘT CÁCH CÓ HIỆU QUẢ

TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA BẠCH

Người thực hiện: Hoàng Thị Hạnh Chức vụ: Phó Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Bạch SKKN lĩnh vực: Quản lý

Trang 2

NGA SƠN, NĂM 2024

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 52.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 7

Giải pháp 1: Định hướng kế hoạch, thời gian làm đồ dùng dạy học,

Giải pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao kiến thức kỹ năng làm đồ dùng,

đồ chơi cho đội ngũ giáo viên thông qua họp chuyên môn. 8Giải pháp 3: Tổ chức cho giáo viên thực hành ứng dụng làm đồ

dùng dạy học, đồ chơi theo phương pháp Steam. 11

Giải pháp 4: Tích lũy, làm phong phú nguồn đồ dùng dạy học, đồ

Giải pháp 5: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, đồ chơi vào các

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

Trang 3

Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thốngGiáo dục quốc dân thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3-72tháng tuổi Đây là giai đoạn khởi đầu quan trọng, đặt nền móng cho sự hìnhthành và phát triển nhân cách con người “Mục tiêu của giáo dục mầm non làgiúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành nhữngyếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành vàphát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mangtính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy vàphát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấphọc tiếp theo và cho việc dạy học suốt đời”[1] Để đạt được mục tiêu này chúng

ta cần thực hiện ba nội dung đó là chăm sóc- nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Mộttrong ba nội dung quan trọng đó chính là giáo dục Trong giáo dục trẻ được “Học bằng chơi, chơi mà học”Vì thế để đạt được mục tiêu giáo dục thì việc sửdụng đồ dùng đồ chơi trong các hoạt động giáo giục là một yếu tố vô cùng cầnthiết, bởi vì: Vui chơi là “hoạt động chủ đạo”, là “cuộc sống” của trẻ nhỏ Đồngthời là phương tiện hiệu quả nhất để phát triển các chức năng tâm - sinh lý vàhình thành nhân cách trẻ Sự sáng tạo thông qua chơi giúp trẻ em phát triển toàndiện về thể chất và tinh thần Để thực hiện được hoạt động vui chơi trẻ cần phải

có đồ dùng, đồ chơi Đồ dùng, đồ chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớitrẻ, nó cần cho trẻ như thức ăn, nước uống hàng ngày

Trẻ em rất yêu thích đồ chơi Ngoài việc giải trí, đồ chơi có tác dụng giáodục cao, nhất là trong những năm đầu đời của mỗi con người Mỗi món đồ chơi,

ít nhất cũng cung cấp một cơ hội để trẻ tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ.Các món đồ chơi tốt sẽ tham gia vào quá trình nhận thức, tác động tích cực tớicác giác quan của trẻ, khuyến khích phát huy trí tưởng tưởng, cho trẻ cơ hội họctập kỹ năng tương tác với bạn và nhiều kỹ năng khác

Đồ chơi là một phần quan trọng trong hoạt động vui chơi của trẻ mầmnon Là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, đem lại niềm vui cho trẻ Khi trẻđược thao tác với đồ chơi, được hoạt động trải nghiệm, được thể hiện những nhucầu cá nhân sẽ là khởi nguồn của những cảm xúc, tình cảm tích cực giúp trẻ pháttriển toàn diện

Đồ chơi tự tạo có muôn hình, muôn vẻ, bởi chúng được tạo ra từ nhữngvật liệu sẵn có, dễ kiếm, dễ làm Nguồn đồ chơi tự tạo là vô tận, làm đồ chơi tựtạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo Có thể dùng luôn những đồ vật thôngthường trong sinh hoạt hằng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự nhiên làm

đồ chơi, trò chơi và chế tạo đồ chơi, trò chơi bằng những vật thu lượm được.[2]Chính đồ chơi là sợi dây bền chắc nhất liên kết trẻ với nhau để cùng chơi, cùnghành động và để duy trì hứng thú của trẻ với trò chơi Đồ chơi giúp trẻ khám pháthế giới xung quanh qua những đặc điểm, tính chất cụ thể Đồ chơi còn làphương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ giữa người với người trong

xã hội, dần dần trẻ biết gia nhập vào các mối quan hệ đó Hoạt động với đồ chơi

Trang 4

vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay của trẻ khéo léo,phối hợp vận động nhịp nhàng giúp cơ thể phát triển cân đối, hài hòa Đồng thờitích lũy dần những kinh nghiệm, vốn tri thức chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào họccác lớp tiếp theo và có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này.

Với phương châm: “Học bằng chơi, chơi mà học”[3] thì đồ dùng dạy học,

đồ chơi là phương tiện để trẻ hoạt động vui chơi Ngoài đồ dùng dạy học ra, đồchơi vốn là thứ trẻ yêu thích nhất, không có đồ chơi trẻ không có phương tiện,môi trường để hoạt động và thực hiện các trò chơi Cách thức chơi với đồ chơi

và những thứ đồ chơi mà trẻ yêu thích được thay đổi theo sự phát triển và hiểubiết của trẻ thì chính đồ chơi đó lại trở thành đồ dùng dạy học của trẻ, giúp trẻ

có nhiều cơ hội trải nghiệm và lĩnh hội các kiến thức thông qua đồ chơi được sửdụng trong các trò chơi Vì vậy càng có nhiều cách để trẻ chơi với một đồ chơithì trẻ càng có cơ hội dạy học và tích lũy kiến thức theo các cách khác nhau

Thực tế cho thấy trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nướcngày nay đồ chơi công nghiệp rất đa dạng và phong phú kể cả về chủng loại,mẫu mã, hình dáng, màu sắc Song không phải đồ chơi nào cũng bổ ích, có loạimang tính bạo lực phi giáo dục như gươm, súng nhựa Thế nhưng nhiều giađình do có điều kiện kinh tế, có gia đình thì nuông chiều con nên chưa lựa chọn

đồ chơi phù hợp để mua cho trẻ chơi Và khi công việc cuộc sống mỗi gia đìnhbộn bề thì người lớn lại càng không có thời gian để cùng con trẻ làm những đồchơi đơn giản mà bổ ích cho trẻ chơi trong khi trẻ thì luôn có nhu cầu đồ chơimới

Từ nhận thức trên, tôi thiết nghĩ việc trang bị các kiến thức và nâng cao

kỹ năng làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho giáo viên mầm non trong nhà trường

là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích vì đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo là mộthoạt động mang tính sáng tạo và độc đáo Sự sáng tạo và độc đáo được thể hiện

ở chỗ cùng một nguyên vật liệu mỗi người lại có ý tưởng riêng, cách thức riêng

để tạo ra sản phẩm theo phong cách của mình Chính vì vậy để phát huy năng

lực sẵn có của mỗi người tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và sử dụng một cách có hiệu quả tại trường mầm non Nga Bạch” với mong muốn góp sức nhỏ bé của mình trong

việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non mà ở một góc độ nhấtđịnh nào đó được bắt đầu từ đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này nhằm:

-Thứ nhất: Đánh giá thực trạng về công tác làm đồ dùng dạy học, đồ chơi

của các giáo viên trong nhà trường

- Thứ hai: Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm;

phát huy tính sáng tạo, sự kiên trì, tính khéo léo, kỹ năng làm và sử dụng đồdùng dạy học, đồ chơi cho giáo viên trong trường

- Thứ ba: Làm phong phú hơn số lượng đồ dùng dạy học, đồ chơi trong

quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ Bên cạnh đó phát huy được tính tự lập, khả

Trang 5

năng sáng tạo, ý thức tiết kiệm, ý thức bảo vệ môi trường và biết chia sẻ kinhnghiệm giữa các đồng nghiệp với nhau.

- Thứ tư: Tìm ra một số giải pháp chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi từ các

nguyên vật liệu khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả toàn diện về các lĩnh vựcgiáo dục cho trẻ

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu một số giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồchơi và sử dụng chúng một cách có hiệu quả

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Lựa chọn các nguồn tài liệu có nội dung liên quan đến đồ dùng, đồ chơi để vận dụng và đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện cho phù hợp như: Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu chuẩnhướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non, chương trình Bồi dưỡngthường xuyên

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát quá trình giáo viên và trẻ tham gia các hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi và hiệu quả đạt được trong quá trình trẻ hoạt động với đồ dùng đồ chơi, nhằm điều tra khảo sát khả năng đạt được của giáo viên tại trường Sau khi quan sát thu thập những vấn đề liên quan

và ghi chép lại một cách cụ thể, chính xác

+ Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin để giáo viên nắm bắt một

số nội dung liên quan đến việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi

- Phương pháp trực quan, minh họa: Sử dụng các mô hình hoặc các video có liên quan đến đồ dùng đồ chơi nhằm phục vụ cho quá trình làm đồ dùng

đồ chơi của cô và trẻ

- Phương pháp dùng lời nói: Nhằm gợi mở hướng dẫn cho giáo viên và trẻtrong quá trình làm đồ dùng đồ chơi

- Phương pháp đánh giá, nêu gương: Đánh giá cao những giáo viên và trẻ

đã tích cực tham gia phong trào làm đồ dùng đồ chơi và khen thưởng kịp thờinhững giáo viên có sự sáng tạo trong hoạt động

Từ thực tế của nhà trường bản thân đã đưa ra một số giải pháp chỉ đạogiáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi mộtcách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục trong nhàtrường

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

2.1 Cơ sở lý luận:

Có thể nói, đồ chơi là những dạng đồ vật không thể thiếu vắng trong các trò chơicủa bất cứ đứa trẻ nào Trong đồ chơi, thể hiện tình cảm điển hình của đồ vậtchính là hình dáng tổng quát của đồ chơi giúp trẻ có thể tái tạo và thể hiệnnhững hành động tương ứng với đồ vật ấy Đối với trẻ đồ chơi là người bạnđồng hành không thể thiếu trong mỗi trò chơi, là một trong những phương tiện

để trẻ thực hiện các trò chơi Chính trò chơi đã giúp trẻ tự tạo ra hoàn cảnh chơi,hình thức chơi, không gian chơi theo đúng ý tưởng của mình Nhu cầu về đồ

Trang 6

chơi của trẻ là thiết yếu và vô tận, bởi vì đồ dùng đồ chơi đóng vai trò quantrọng đối với sự phát triển tâm - sinh lý, trí tuệ, thể lực, tình cảm thẩm mĩ và gópphần hình thành nhân cách trẻ thơ Tuy nhiên, có thể chúng ta không có tiềnmua hoặc không có khả năng mua tất cả các đồ chơi cho trẻ Để thỏa mãn hoạtđộng vui chơi của trẻ, chúng ta có thể tự làm lấy đồ chơi cho trẻ Đồ chơi tự tạođược làm từ nguyên vật liệu dễ kiếm và cũng dễ chế tạo những sản phẩm gầngũi với hoạt động của trẻ và luôn đổi mới.[4]

Việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu sẵn có ởđịa phương phù hợp với trẻ mầm non có ý nghĩa rất lớn góp phần thúc đẩy sựphát triển quá trình giáo dục bao gồm: Phát triển vận động giúp trẻ luyện vậnđộng các cơ tay, sự khéo léo của bàn tay, ngón tay và luyện vận động đi, chạy,nhảy, bật… Phát triển nhận thức giúp trẻ luyện các giác quan (thị giác, thínhgiác, xúc giác…) nhận biết môi trường xung quanh, so sánh, học đếm, địnhhướng trong không gian, giải quyết vấn đề…Phát triển ngôn ngữ là cung cấpvốn từ, kích thích trẻ nói, giúp cho trẻ làm quen với thơ, truyện, đóng kịch…Phát triển cảm xúc, tình cảm nhằm gợi cho trẻ những cảm xúc tình cảm khácnhau (vui nhộn, thoải mái, âu yếm, nhẹ nhàng) Phát triển xã hội giúp trẻ biếthợp tác chia sẻ, quan tâm đến mọi người…[5]

Đồ dùng đồ chơi là sách giáo khoa của trẻ, là người bạn thân thiết khôngthể thiếu được đối với trẻ, nó là món ăn tinh thần của trẻ mầm non; nó cần chotrẻ như thức ăn, nước uống hàng ngày Được chơi với đồ chơi trẻ say mê hoạtđộng, giúp trẻ phát triển về trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ và phát triển nhân cáchtheo đặc điểm tâm sinh lý Vì vậy giáo viên cần phải tìm tòi sáng tạo nhiều đồdùng, đồ chơi để làm và dạy trẻ làm để trẻ tự mình sáng tạo ra sản phẩm vàthành quả của trẻ

Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức cáchoạt động để giúp trẻ em phát triển toàn diện Muốn trẻ chơi tốt thì phải có đồdùng đồ chơi, ngoài nguồn đồ dùng đồ chơi do nhà trường cung cấp thì đồ dùng

đồ chơi do giáo viên tạo ra cũng vô cùng đa dạng và phong phú Một trongnhững yêu cầu của chương trình Giáo dục mầm non là tạo điều kiện thuận lợicho trẻ được tích cực tìm tòi, khám phá mọi lứa tuổi Khi làm đồ chơi phải đảmbảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ và phải giúp trẻ pháttriển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phảiphù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ Bên cạnh đó cầncăn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non như:

Đối với trẻ nhà trẻ các cháu còn nhỏ cô giáo phải là người đóng vai tròchủ đạo vì trẻ chưa thể làm đồ chơi một mình được mà phải có người lớn hỗ trợ Đối với trẻ mẫu giáo 3, 4 tuổi thì trẻ đã biết sử dụng màu sắc để tạo rađược các sản phẩm đơn giản cô giáo là người đóng vai hỗ trợ những chi tiết khókhi thực hiện Còn đối với trẻ 5 tuổi thì trẻ đã có thể tự mình làm được đồ dùng

đồ chơi theo ý tưởng của mình mà không cần đến những người lớn, đồ dùng đồchơi làm được thường có màu sắc sặc sỡ, hình dạng phong phú, hấp dẫn hơn Vìvậy, tôi căn cứ vào các tài liệu hướng dẫn sau đây:

Trang 7

Căn cứ theo sách hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dụcnhóm trẻ 12-36 tháng tuổi, lớp 3, 4, 5 tuổi của đồng tác giả: TS Lê Thu Hương,

TS Trần Thị Ngọc Trâm, TS Lê Thị Ánh Tuyết nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.[6]

Căn cứ theo thông tư 28/2016/TT- BGDĐT ngày 30/12/2016 ban hànhchương trình giáo dục mầm non.[7]

Căn cứ Thông tư số 36/2011/TT- BGDĐT ngày 17/8/2011 ban hànhchương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non (MODULE MN 30:

“Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo”.[8]

Căn cứ Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 ban hành chươngtrình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non (M0DULE GVMN 22: Làm

đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên liệu địa phương).[9]

Dựa trên các tài liệu và thực tế nhà trường bản thân đã đi sâu nghiên cứu,tìm hiểu nhằm chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi, qua đó xác định đây làmột việc làm vô cùng cần thiết để phát huy tinh thần tự giác tích cực, lòng yêunghề, sự say mê sáng tạo của đội ngũ giáo viên nhằm tạo ra sản phẩm mang lạihiệu quả trong việc tổ chức cho trẻ học và chơi

2.2 Thực trạng.

*.Thuận lợi:

- Đối với nhà trường:

+ Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục huyện Nga Sơn, các cấp uỷĐảng chính quyền địa phương tạo điều kiện bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị

đồ dùng đồ chơi tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường hoạt động một cách tíchcực

+ Trường mầm non Nga Bạch nằm trên địa bàn thuộc khu vực vùng venbiển Cũng chính từ miền này là cơ sở tạo điều kiện cho việc tìm kiếm nguyênvật liệu dễ dàng, thuận lợi đa dạng và phong phú tạo điều kiện cho việc làm đồdùng dạy học, đồ chơi cho trẻ

- Đối với giáo viên:

Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, đoàn kết hăng say công

tác, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường đặc biệt là việc làm đồdùng đồ chơi phục vụ cho trẻ, có nhiều giáo viên có năng khiếu tạo hình và khảnăng sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động củatrẻ

- Đối với học sinh:

Các cháu ngoan đi học đều, trẻ đến trường được học đúng độ tuổi nênviệc triển khai thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục của nhà trường diễn rathuận lợi

- Đối với phụ huynh:

Đa số phụ huynh quan tâm đến con em, có ý thức phối hợp với nhà trường

và giáo viên trong chăm sóc giáo dục trẻ

* Khó khăn:

Trang 8

Trong quá trình thực hiện bên cạnh những thuận lợi thì bản thân cũng gặpnhững khó khăn như sau:

- Đối với nhà trường

Hằng năm nhà trường đã mua sắm đồ dùng đồ chơi nhưng chưa đồng bộ

và hiện đại

Kinh phí của nhà trường đầu tư hỗ trợ cho giáo viên mua thêm nguyên vậtliệu khi cần thiết để làm đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế

- Đối với giáo viên:

Số lượng giáo viên còn thiếu so với định biên, chỉ có 1 giáo viên/nhóm,lớp Vì đặc thù riêng của ngành học, giáo viên phải đứng lớp cả ngày, thời giandành cho việc tìm kiếm và làm đồ dùng dạy học, đồ chơi còn ít, phần lớn chỉtrong thời gian hè, ngày nghỉ và tranh thủ quĩ thời gian còn lại trong ngày

Vẫn còn một số giáo viên còn hạn chế trong việc hiểu cách làm, biết cáchvận dụng và khả năng sáng tạo khi làm đồ dùng, đồ chơi

Một số giáo viên chưa phát huy hết tác dụng của những đồ dùng dạy học,

đồ chơi đã có

- Đối với học sinh:

Số lượng học sinh/nhóm lớp đông nên ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻđặc biệt là việc trẻ tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô giáo

- Đối với phụ huynh:

Vẫn còn một số ít phụ huynh đi làm ăn xa nên chưa quan tâm đến con em,việc phối hợp với nhà trường và giáo viên trong chăm sóc giáo dục trẻ còn hạnchế, đặc biệt là việc ủng hộ các nguyên vật liệu cho giáo viên làm đồ dùng đồchơi

* Kết quả của thực trạng:

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và động viêncác giáo viên ở các nhóm lớp tự làm đồ dùng, đồ chơi nhưng để đáp ứng đượcvới yêu cầu thì phần nào đó còn hạn chế, số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho cáchoạt động giáo dục đã có nhưng chưa phong phú về hình thức và chủng loại Để

có những biện pháp chỉ đạo phù hợp ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát chấtlượng đầu năm kiểm tra kiến thức, kỹ năng của giáo viên và trẻ kết quả như sau: Tổng số giáo viên: 23 cô

Tổng số học sinh: 345 cháu

Trong đó: Học sinh nhà trẻ: 51 cháu; học sinh mẫu giáo: 294 cháu

(Bảng khảo sát đầu năm học- phụ lục 1)

Xuất phát từ thực tế trên, làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê hứng thúvới đồ chơi và cách làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, làm thế nào để giáo viên và trẻnâng cao kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiênnhiên, nguyện vật liệu tận dụng và các nguyên vật liệu khác sẵn có của địaphương để giảm bớt chi phí mua đồ dùng, đồ chơi có sẵn, đắt tiền mà nhiều khikhông phù hợp với lứa tuổi, làm thế nào để khi có đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấpdẫn: Sẽ lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia hoạt động, tôi quyết định lựa chọn cácgiải pháp trọng tâm để thực hiện có hiệu quả như sau:

Trang 9

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Giải pháp 1: Định hướng kế hoạch, thời gian làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho giáo viên.

Để có đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ không phải bất cứ lúc nào giáoviên cũng có thời gian để làm, hơn nữa các giáo viên ít có cơ hội học hỏi lẫnnhau nâng cao kiến thức kỹ năng làm đồ chơi Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào đểmình hoàn toàn chủ động có nhiều đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo trong suốtnăm học Vì thế ngay từ đầu năm học bản thân đã xây dựng kế hoạch về việc chỉđạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi theo từng đợt sau đó tham mưu với Ban giámhiệu về kế hoạch đã xây dựng, Ban giám hiệu đã thống nhất và duyệt kế hoạch

mà Tôi đưa ra, cụ thể:

Đợt 1: Làm đồ dùng làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, trang trí môi trường

giáo dục chuẩn bị cho năm học mới với nội dung xây dựng môi trường giáo dụclấy trẻ làm trung tâm

Đợt 2: Tham gia hội thi: “Đồ dùng đồ chơi sáng tạo” cấp trường chào

mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

* Biện pháp thực hiện:

- Chỉ đạo giáo viên trong toàn trường tham gia làm đồ dùng đồ chơi dựthi

Trang 10

- Chỉ đạo các giáo viên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ trẻ ở các nhómlớp tham gia ủng hộ nguyên vật liệu và cùng giáo viên làm đồ dùng đồ chơitham gia hội thi đạt kết quả.

* Kết quả: 14/14 nhóm lớp tham gia; 2 giải nhất, 4 giải nhì; 5 giải ba và 3giải khuyến khích

Đợt 3: Phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi lập thành tích

chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 08/03

- Chỉ đạo giáo viên thực hiện trang trí theo chủ đềtrên các nhóm lớp

- Mỗi lớp làm ít nhất 3 bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động

* Kết quả: Các lớp trang trí theo đúng chủ đề: Mảng chính và các góc mở

- Mỗi lớp làm được 5 bộ đồ dùng phục vụ cho hoạt động góc

Ngoài ra trong cả năm học Tôi cũng định hướng cho giáo viên có kếhoạch bổ sung đồ dùng dạy học, đồ chơi tự làm theo tháng, theo chủ đề Giáoviên căn cứ vào chương trình của từng độ tuổi, từng chủ đề xem độ tuổi đó, chủ

đề đó có những trò chơi gì, bài học gì, cần những đồ dùng dạy học đồ chơi nào,cái gì đã có và có thể vận dụng được, còn cái gì chưa có để chủ động làm

Ví dụ: Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi đang thực hiện chủ đề “Bản Thân”, chủ

đề tiếp theo là chủ đề “Gia Đình” thì ngoài những đồ dùng dạy học, đồ chơi đã

có thì cần phải chủ động bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi mới đầy đủ và phù hợpcho chủ đề “Gia Đình”

Sau khi kế hoạch được duyệt tôi đã triển khai cho giáo viên thực hiệntheo các nội dung kế hoạch nhà trường đã xây dựng

Kết quả: Từ việc xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể đã định hướng

cho giáo viên trong việc sắp xếp thời gian và công việc một cách hợp lý để thamgia vào quá trình làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo Giáo viên đã xác định được việccần thiết của việc làm đồ dùng đồ chơi và vai trò của đồ dùng đồ chơi trong cáchoạt động giáo dục, từ đó giáo viên ngày càng tích cực hơn tham gia vào việclàm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động để giúp trẻ học và chơi mộtcách hứng thú, tích cực

(Hình ảnh 1: Môi trường các nhóm lớp đầu năm học- Phần phụ lục)

2.3.2 Giải pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao kiến thức kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho đội ngũ giáo viên thông qua họp chuyên môn.

Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng dạy học, đồ chơicho đội ngũ giáo viên là một việc làm vô cùng cần thiết bởi vì muốn tạo ranhững đồ chơi đẹp phong phú hấp dẫn trước hết bản thân mỗi giáo viên cần phải

có kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi Vì vậyTôi luôn xác định rõ mục đích, nội dung và hình thức bồi dưỡng cho giáo viên

Trang 11

như thế nào để đạt hiệu quả Trong các buổi họp chuyên môn tôi đã tiến hànhbồi dưỡng cho giáo viên như sau:

* Mục đích của việc bồi dưỡng:

Nhằm nâng cao vốn kiến thức, kỹ năng cho giáo viên trong việc làm đồdùng, đồ chơi cho trẻ và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ giáo viêntrong phong trào làm đồ dùng, đồ chơi

Phát huy óc sáng tạo, kỹ năng làm, rèn luyện tính kiên trì, khả năng khéoléo của đôi bàn tay cho cô và trẻ

Đưa việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trở thành hoạt động thường xuyêncủa nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình giáo dụcmầm non và tạo môi trường giáo dục thân thiện, an toàn

* Nội dung của việc bồi dưỡng:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm đã làm đồ dùng, đồ chơi từ cácnguyên vật liệu khác nhau ở mỗi lớp, mỗi cá nhân giáo viên

Giúp nhau thực hành làm các đồ dùng dạy học, đồ chơi theo ý tưởngriêng và cách làm của mỗi người

* Hình thức bồi dưỡng:

Giáo viên được thảo luận trao đổi, chia sẻ để hiểu và nắm vững các kiếnthức cơ bản về đồ dùng dạy học, đồ chơi

- Các khái niệm:

+ Đồ dùng dạy học: Là những đồ vật dùng để minh họa nội dung bài dạy

và làm cho lời nói của giáo viên cụ thể, dễ hiểu hơn

+ Đồ chơi là “Đồ vật dùng vào việc vui chơi, giải trí” Trong quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em, đồ chơi được hiểu là: Các sản phẩmhoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế hoặc được nêu rõ để trẻ em sử dụng khi vuichơi Đồ chơi là đồ vật để trẻ chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu, sở thích của trẻ, đôikhi không cần có sự giúp đỡ hay hướng dẫn của người lớn

+ Đồ chơi tự tạo: Là những đồ vật được chế tạo từ các nguyên vật liệuđơn giản, dễ kiếm (nguyên vật liệu tự nhiên; nguyên vật liệu đã qua sử dụng)

- Tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi đối với sự phát triển tâm - sinh lý,trí tuệ, thể lực, tình cảm thẩm mỹ và góp phần hình thành nhân cách trẻ thơ Đối với phát triển trí tuệ: Trong quá trình chơi với đồ dùng đồ chơi trẻđược tiếp xúc với nhiều nguyên vật liệu khác nhau (lá cây, gỗ, nhựa ) qua đótrẻ biết được những thuộc tính và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi sao cho phùhợp Điều này góp phần không nhỏ vào việc phát triển khả năng quan sát, ghinhớ có chủ định và làm giàu vốn sống, kinh nghiệm cho trẻ

Đối với phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội: Trong quá trình chơi với đồdùng đồ chơi, trẻ sẽ học cách giao tiếp ứng xử một cách tự nhiên, nhẹ nhàng,qua đó góp phần hình thành nhân cách cho trẻ Trẻ thích thú, hào hứng khi đượcchơi với chính đồ chơi do cô giáo mình làm ra trẻ có cơ hội được trải nghiệmnhững cảm xúc đặc biệt như tình yêu thương, lòng mong muốn được làm nhữngđiều tốt đẹp cho người thân và học cách ứng xử phù hợp Điều đó góp phần làmphong phú thêm đời sống tâm hồn trẻ Từ đó sẽ hình thành ở trẻ thái độ biết trân

Trang 12

trọng, giữ gìn sản phẩm lao động của cô giáo, đồng thời giáo dục ý thức tiếtkiệm cho trẻ cũng như thói quen biết bảo vệ môi trường xung quanh.

Đối với phát triển thể lực: Đồ chơi còn giúp phát triển thể lực, sức khỏecho trẻ Khi được chơi với đồ chơi yêu thích trẻ sẽ có trạng thái tinh thần vui vẻsảng khoái, các trò chơi xếp hình bằng vỏ bao diêm xâu vòng bằng các loại hộthạt là phương tiện góp phần rèn luyện, phát triển các tố chất vận động, kỹ năngvận động và phát triển các nhóm cơ của trẻ

Đối với phát triển thẩm mỹ: Trong quá trình chơi với các đồ chơi yêuthích trẻ quan sát, tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng, điều đó sẽ giúp trẻ nhận racái đẹp về màu sắc, hình dáng, bố cục nhận ra những nét độc đáo tạo nên sựhấp dẫn của đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo, gợi cho trẻ sự thích thú, phát triểnkhả năng cảm thụ cái đẹp, tạo ra những rung động tinh tế trong tâm hồn trẻ Sựphong phú đa dạng trong vẻ đẹp của đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo chính làyếu tố kích thích sự xuất hiện của những rung động, những xúc cảm thẩm mỹ,hình thành nên tình cảm thẩm mỹ giúp trẻ biết thưởng thức và mong muốn tạo racái đẹp trong tự nhiên, cuộc sống và nghệ thuật

- Ý nghĩa của đồ dùng đồ chơi: Việc làm đồ dùng đồ chơi có ý nghĩa rấtlớn: Nó làm phong phú hơn số lượng đồ dùng đồ chơi trong quá trình chăm sóc

và giáo dục trẻ Giúp giáo viên chủ động trong việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơitrong các hoạt động Phát huy được tính tự lập, khả năng sáng tạo, ý thức tiếtkiệm, bảo vệ môi trường và biết chia sẻ kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp vớinhau Có thể phối hợp với phụ huynh trong việc đóng góp các nguyên vật liệu

để làm đồ dùng đồ chơi

- Những yêu cầu sư phạm đối với đồ dùng đồ chơi:

+ Đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo tính giáo dục: Có hình dáng màu sắc, âmthanh hấp dẫn trẻ Phản ánh các sự vật hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ

Là phương tiện giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện

+ Đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo an toàn vệ sinh: Làm đồ dùng đồ chơibằng những nguyên vật liệu dễ lau rửa Phải sơn đồ dùng đồ chơi bằng nhữngloại sơn không độc hại Các bộ phận chi tiết nhỏ của đồ dùng đồ chơi cần đượcgắn chắc chắc và không có cạnh sắc nhọn Các nguyên vật liệu để làm đồ dùng

đồ chơi phải được làm sạch trước khi tạo thành đồ chơi

+ Đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo tính thẩm mỹ: Đồ dùng đồ chơi phảiđẹp, hình dáng kích thước màu sắc bố cục của sản phẩm phải thể hiện sự hài hòacân đối, sự trau chuốt gọn gàng trong từng sản phẩm

+ Đồ dùng đồ chơi phải mang tính thực tiễn: Phản ánh được xã hội mà trẻđang sống

* Các nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi gồm có:

+ Nguyên vật liệu thiên nhiên: Lá cây, cành cây, hoa quả và hạt; Vỏ ngao,

vỏ ốc, trai, hến, sò; Rơm rạ, vỏ trứng, lông gà; Tre nứa, cói, gỗ, sọ dừa

+ Nguyên liệu tái sử dụng (sẵn có): Giấy bìa, họa báo, bưu thiếp, và vỏhộp cattong; Các loại, vải vụn, bít tất găng tay cũ, len; Vỏ hộp chai nhựa…

Trang 13

+ Nguyên vật liễu mua sẵn: Xốp màu, giấy màu, giấy trang kim, bóngkính, dây kim tuyến, đất nặn….

* Quy trình hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi: Giáo viên nghiên cứu tàiliệu sau đó đưa ra cách làm, khuyến khích những giáo viên có cách làm hay độcđáo và sáng tạo

Ngoài ra tôi còn hướng cho giáo viên tham khảo cách làm đồ dùng đồchơi trên truyền hình, trên mạng Internet và một số tài liệu như: tập san, tạp chígiáo dục đó là: Tài liệu hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệuthiên nhiên của Thạc sỹ Nguyễn Thị Bách Chiến chuyên viên vụ giáo dục mầmnon[10] Tài liệu Hướng dẫn tạo hình bằng nguyên vật liệu thiên nhiên của tácgiả Phạm Thị Việt Hà- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam[11], MODULE MN 30:Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo Hay làm đồ chơi STEM cho trẻ mầm nongiúp trẻ phát triển toàn diện

Kết quả: Thông qua các buổi họp chuyên môn tôi đã lồng ghép bồi dưỡng

kiến thức làm đồ dùng đồ chơi cho giáo viên và tôi đã thu được kết quả đáng kể.Đội ngũ giáo viên nhà trường đã nắm được kiến thức làm đồ dùng dạy học, đồchơi cho trẻ Mọi người đều phấn khởi và khẳng định họ học được nhiều điều bổích như cách làm, kỹ năng làm và nhất là kỹ thuật làm nhanh hơn, chính xác hơn

và có những đồ dùng dạy học, đồ chơi mà theo họ cách làm dễ hơn nhưng tạosản phẩm lại đẹp hơn Mỗi giáo viên đã tích lũy được kinh nghiệm quý báu chobản thân và tự làm đồ dùng đồ chơi phục vụ thiết thực cho các hoạt động học tập

và vui chơi của trẻ giúp trẻ phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong mọihoạt động

2.3.3 Giải pháp 3: Tổ chức cho giáo viên thực hành ứng dụng làm đồ dùng dạy học, đồ chơi theo phương pháp Steam.

Giáo dục Steam đang trở thành xu hướng trong giáo dục hiện nay trongcác trường mầm non Đối với trẻ mầm non, giáo dục Steam mang lại nhiều lợiích giúp trẻ phát triển toàn diện: Cho trẻ cơ hội học tập và trải nghiệm; khuyếnkhích trẻ khám phá, tìm tòi; phát huy năng lực tư duy sáng tạo, tư duy logic vàkhả năng giải quyết vấn đề; có cơ hội ứng dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế

để tạo ra các sản phẩm có nghĩa; khơi dậy niềm yêu thích của trẻ Đồ chơi sángtạo Steam mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ trong quá trình học tập, rèn luyệncác kỹ năng và tư duy, trẻ được thỏa sức tìm tòi, khám phá theo sở thích củamình

Sau khi triển khai bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên thông qua các khoáhọc đào tạo bồi dưỡng, thông qua các buổi dự giờ, sinh hoạt chuyên môn cấptrường, cấp tổ thì đội ngũ cán bộ giáo viên đã được trang bị các kiến thức, kỹnăng làm đồ dùng đồ chơi và đặc biệt là phương pháp áp dụng giáo dục Steam.Bước tiếp theo tôi tổ chức cho giáo viên thực hành ứng dụng làm đồ dùng dạy

học, đồ chơi theo phương pháp Steam, một phần giúp cho đội ngũ giáo viên

củng cố cách làm, qui trình làm, mặt khác quan trọng hơn cả là có nhều đồ dùng

đồ chơ để thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ và khuyến khích sự tự học và sángtạo của các giáo viên trong trường Để động viên và khuyến khích tinh thần làm

Trang 14

đồ dùng đồ chơi chúng tôi gắn kết quả làm đồ chơi tự tạo vào tiêu chí thi đuatrong năm học để các lớp và giáo viên phấn đấu.

Để tạo thành phong trào lớn và phát huy hết các thế mạnh của từng giáoviên Tôi chỉ đạo cho giáo viên thực hiện làm theo hình thức chia các lớp làmthực hành theo nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm

Nhóm 1: Khối nhà trẻ và Khối 3 tuổi

Nhiệm vụ: Thực hành làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ các nguyên vậtliệu thiên nhiên: Lá cây, vỏ cây, cành cây, hạt đậu, hạt lạc, hạt vừng, các loại hạttrái cây, tre, trúc, cói đay, rơm, rạ, bẹ ngô…

Nhóm2: Khối 4 tuổi.

Nhiệm vụ: Thực hành làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ các nguyên vậtliệu tái sử dụng sẵn có: Vải, len, sợi, giấy bìa, họa báo, bưu thiếp, hộp cattongchai, lọ…

Trong quá trình chuẩn bị làm đồ chơi tôi thường nhắc nhở giáo viên phảiluôn quan tâm đến các loại màu sắc (xanh, đỏ, vàng ) hình dáng (tròn, dài,nhọn, bẹt ) tính chất (cứng, mềm, xốp, ráp ) tạo điều kiện để dạy trẻ sao chophù hợp với từng độ tuổi và khi trẻ tiếp xúc trực tiếp trẻ sẽ nhận ra được đồdùng đồ chơi đó được tạo nên từ nguyên vật liệu gì

* Thực hành làm đồ dùng dạy học, đồ chơi:

Nhóm 1: Làm đồ chơi, đồ dùng dạy học từ nguyên vật liệu thiên nhiên:

Từ đôi bàn tay khéo léo các cô khối nhà trẻ và 3 tuổi đã thỏa sức sáng tạonên những sản phẩm mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao

+ Từ lá cây, cành cây, hoa quả và hạt: Các loại lá cây, cành cây có nhiềumàu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau và rất dễ kiếm từ thiên nhiên để làmthành các đồ chơi vô cùng phong phú theo ý thích Từ lá cây có thể làm thành đồchơi con cá, con bướm, cái kèn…Quả cà pháo, quả bàng gắn lại với nhau tạothành con gà, con vịt, con kiến (phục vụ cho hoạt động khám phá hoa học)…Một số loại hột hạt có thể xâu lại thành chuỗi vòng cho trẻ chơi Các loại hạthồng xiêm, hạt mít, hạt vải, hạt na…cho trẻ chơi xếp hình, đếm

+ Vỏ ốc, ngao, trai, hến, sò: Là nguyên vật liệu rất dễ kiếm và có thể làmthành các đồ chơi như: Xâu các vỏ ốc để tạo thành chuỗi vòng cổ, gắn các vỏngao, hến tạo thành hình thù các con vật, cây cối hay sơn các màu khác nhau lên

vỏ ngao, hến cho trẻ chơi các trò chơi phân biệt, đếm, thậm chí những chiếc vỏtrai có kích thước khác nhau để làm bộ đồ nấu ăn: vỏ to làm nồi, chảo, vỏ nhỏlàm bát, đĩa (phục vụ ở góc đóng vai trong nhóm chơi bán hàng)

+ Rơm rạ, vỏ trứng, lông gà…

Trang 15

Rơm, rạ là nguyên vật liệu rất dễ kiếm ở vùng nông thôn, vì vậy giáo viên

có thể tận dụng để làm các đồ chơi đơn giản như búp bê, mũ, ổ gà, ổ chim Đan, tết: thành cái làn, mũ, xoong, nồi, chảo rán, bát thìa, cốc uốngnước… phục vụ cho các buổi chơi và các trò chơi đóng vai; các con vật, cáchình khối … Tết thành con tôm, con cá, con cua (các con vật sống dưới nước đểphục vụ chủ đề thế giới động vật, cái đĩa, cái bát, cái cốc… (đồ dùng ăn uống)phục vụ cho khám phá khoa học, nhận biết và các hoạt động khác Bện thànhnhững sợi dây tròn, dây dẹt (Để dạy học: Nhận biết dài- ngắn; tròn, dẹt; Để chơi:Chơi kéo co, nhảy dây) các thảm tròn, thảm hình chữ nhật, thảm vuông, thảmhình tam giác (làm đồ dùng học toán: Nhận biết hình tròn, vuông, chữ nhật, tamgiác; Để chơi : ngồi chơi ô ăn quan, chồng nụ chồng hoa, nu na nu nống…)nhằm ôn lại các trò chơi truyền thống, các trò chơi dân gian phục vụ một số nộidung trong chuyên đề “Lấy trẻ làm trung tâm” Những chiếc lông gà sau khiđược rửa sạch, phơi khô giáo viên làm thành những quả cầu lông để chơi tròchơi tung- bắt, làm đuôi cho con công hoặc trang trí vương miện

+ Tre, trúc, song mây: Từ những nan tre nhỏ làm sạch đánh bóng trơn,ghép lại với nhau, sau đó dùng keo 502 và mạt cưa để đính chúng lại cho chắc,sau đó ghép lại thành lăng Bác Hồ (ở góc chơi xây dựng) Từ các ống, các đoạntre ngà, trúc vàng có màu vàng óng rất đẹp, với kích thước dài ngắn, to, nhỏkhác nhau có thể làm bộ lồng ghép, bộ gõ, bộ lăn, xúc xắc, cán cờ, đũa dài, đũangắn, làm tầu hỏa, làm cối giã gạo, làm thùng xách nước…những đoạn trúc nhỏhơn có thể làm đồ chơi xâu hạt

Nhóm 2: Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ các nguyên vật liệu tái sử dụng

sẵn có tại địa phương:

Từ những vật tưởng chừng như bỏ đi như chai nhựa, lọ, bìa catstong, lõicuộn giấy vệ sinh… nhưng qua đôi bàn tay của mình các cô giáo khối 4-5 tuổi

đã làm được những bộ rối vô cùng đẹp mắt, hay bộ đồ dùng phát triển kỹ năngsống cho trẻ, bộ đồ chơi ở các góc hay các loại phương tiện giao thông… Ngoài

ra, qua các tiết học steam cô và trò cũng tạo ra được những con vô cùng ngộnghĩnh và đáng yêu hay những bức tranh đẹp, sáng tạo từ những nguyên liệu hếtsức đơn giản và gần gũi

+ Từ giấy gấp thành máy bay, mũ calô, chim, con thuyền, bông hoa, cáimáy ảnh, con ếch… Vỏ hộp bánh làm thành ti vi, bộ bàn ghế và các con vật nhưcon mèo, con chó, con lợn… Lõi chỉ bằng gỗ thì làm bánh xe lăn, bằng giấy thìcắt thành khoanh nhỏ nhuộm màu làm đồ chơi xâu hạt Bao diêm cũ bọc giấymàu làm đồ chơi xếp hình, làm xúc xắc cho trẻ nhà trẻ

+ Từ vải vụn, len, bít tất, găng tay cũ có thể làm thành những con rối trongcác câu chuyện, may váy cho búp bê…

+ Từ chai, lọ nhựa, hộp sữa chua có thể làm thành con công, con thỏ, conlợn, trống cơm, xúc xắc…Những ống nhựa, dây nhựa truyền huyết thanh bỏ đi

có thể rửa sạch làm ống nghe cho trẻ chơi trò chơi bác sĩ…Những miếng xốpchèn hàng cũng có thể tạo ra nhiều đồ chơi lý thú như cắt bộ ghế, bộ ấm chén, tủ

Trang 16

quần áo, con cá, con chim bồ câu Những dây buộc hàng bằng ni lông các màuđan thành những bộ lồng rất đẹp không kém lồng nhựa.

Nhóm 3: Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ các nguyên liệu khác: Qua

những tiết học Steam của hoạt động tạo hình cô và trẻ đã làm được rất nhiềunhững bức tranh đẹp, sáng tạo từ những nguyên liệu hết sức đơn giản như bìacác tông, vỏ hạt dẻ cười, xốp bọc quả… Hay từ những vỏ hộp sữa, xốp… cô trò

đã tạo hình thành những bác nông dân vô cùng ngộ nghĩnh và đáng yêu Ngoài

ra các cô tổ mẫu giáo 5-6 tuổi còn làm được rất nhiều các loại phương tiện giaothông khác nhau từ những vỏ chai nhựa, can nước giặt hay vỏ hộp sữa, xốp màu,xốp dạ, bóng kính:

Từ xốp màu, xốp dạ có thể làm thành những bát hoa, vườn hoa, vườn cây

ăn quả, vườn rau cho trẻ quan sát, hay làm thành những con chuồn chuồn, conbướm trang trí cho cửa ra vào, tạo nên những hình ảnh bắt mắt Bóng kính làmnhững bao đựng sản phẩm tạo hình cho trẻ, bên ngoài bao dán những hình ảnhbằng xốp vừa trang trí và làm ký hiệu riêng cho trẻ…

Khi thực hiện làm đồ dùng đồ chơi tôi nhắc nhở và khuyến khích giáoviên thường kết hợp nhiều màu sắc để tạo nên những đồ dùng đẹp, sinh động,hợp sở thích của trẻ Chất liệu làm đồ dùng đẹp, bền, giá thành thấp, tiết kiệm,hiệu quả giá trị sử dụng cao nhiều nhất đó là các đồ dùng làm từ nguyên vật liệuthiên nhiên và nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương Đặc trưng của trẻ mầm non

là thích khám phá, vì thế đồ dùng, đồ chơi làm ra phải đảm bảo an toàn, khônggây thương tích, có độ bền cao Đặc biệt, các đồ dùng đồ chơi phải đẹp mắt thìtrẻ sẽ rất hứng thú khi sử dụng

Một lưu ý quan trọng khi làm đồ dùng đồ chơi là đối với trẻ nhà trẻ chưathể tham giam làm đồ dùng đồ chơi cô có thể để trẻ quan sát cô làm Đối với trẻmẫu giáo đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi trẻ đã có thể làm đồ dùng đồ chơi cùng cô Vìvậy giáo viên cần động viên khuyến khích để trẻ làm cùng cô

Trong quá trình thực hiện tôi yêu cầu giáo viên đưa ra nhiều nguyên vậtliệu để tìm hiểu, khám phá ý tưởng của trẻ để phát huy tính tích cực cho trẻ như:

vỏ chai lọ (Nước khoáng, C2, lon bia, vỏ thạch, can nhựa ) và hỏi trẻ có thể làmđược những đồ chơi gì? Ví dụ trẻ có thể nói (làm con lợn, búp bê, máy bay,thuyền buồm ) Sau đó giáo viên có thể nói thêm những sản phẩm mà nhữngnguyên vật liệu trên có thể làm để mở rộng sự hiểu biết cho trẻ

Trong khi làm cô giúp trẻ rèn kỹ năng phân loại từ đơn giản đến phức tạpcác loại đồ chơi, xắp xếp chúng thành những đồ dùng phục vụ cho việc học, việcchơi Trong khi cùng trẻ làm đồ dùng, đồ chơi thì yêu cầu giáo viên phải hướngdẫn các bước làm cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu để trẻ có thể làm được

Ví dụ: Chuẩn bị nguyên liệu để làm “Con công” thì phải chuẩn bị được các

nguyên vật liệu đó là: xốp màu, vỏ hộp sữa chua, thìa sữa chua, keo nến, hộtvòng; Hay để làm con “Gà mái” cần có: rơm, keo nến, hạt na, chỉ buộc; Làmcon “Hươu cao cổ” cần có: cói khô, xốp màu, que kem; Làm con bướm, con cácần có: vỏ ngao, vỏ trai, hạt vòng, xốp màu; Làm “Thuyền buồm” cần có: Vỏ

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w