1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp phát triển năng lực chuyên biệt môn lịch sử cho học sinh lớp 9 tại trường thcs nga thanh thông qua dạy học bài 4 các nước châu á

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp phát triển năng lực chuyên biệt môn Lịch sử cho học sinh lớp 9 tại trường THCS Nga Thanh thông qua dạy học bài 4: Các nước Châu Á
Tác giả Trịnh Thị Sáu
Trường học Trường THCS Nga Thanh
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hoá
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 9 TẠI TRƯỜNG THCS NGA THANH THÔ

Trang 1

\

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

CHUYÊN BIỆT MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 9 TẠI TRƯỜNG THCS NGA THANH THÔNG QUA DẠY HỌC

BÀI 4: CÁC NƯỚC CHÂU Á

Người thực hiện: Trịnh Thị Sáu Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thanh SKKN thuộc môn: Lịch sử

THANH HOÁ NĂM 2024

Trang 2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2.1.Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường 3

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.3.1 Định hướng các năng lực chuyên biệt được hình thành trong

2.3.2 Sử dụng các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển

2.3.2.1 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch

* Danh mục SKKN đã được hội đồng SKKN ngành Giáo dục và

đào tạo Huyện, tỉnh xếp loại từ C trở lên

* Phụ lục: Một số hình ảnh về tiết học Lịch sử phát triển năng lực

chuyên biệt cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Nga Thanh năm học

2023- 2024

Trang 3

1.1 Lí do chọn đề tài

Trước xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế- xã hội phải chuyển mình Điều đó đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục và đào tạo

Nền giáo dục nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang định hướng phát triển năng lực của người học - từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh làm được cái gì qua việc học Nhưng phần lớn kiến thức sách giáo khoa (SGK) là lý thuyết, dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm nhiều Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan, chính xác (chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá trình Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn Làm sao để giáo viên dạy học gắn liền lý thuyết với thực tế cuộc sống, dạy cho học sinh học, không chỉ để học sinh biết, hiểu, mà còn phải biết vận dụng, trải nghiệm vào cuộc sống và hơn thế nữa là sáng tạo phát minh ra vấn đề mới để ứng dụng vào cuộc sống làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn Từ đó, học sinh sẽ hứng thú học tập, đam mê học tập và không ngừng nghiên cứu

Cũng như các môn học khác, môn Lịch sử cấp trung học cơ sở (THCS) đã

và đang đổi mới đồng bộ từ nội dung chương trình sách giáo khoa (SGK) đến phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực của người học Do vậy, giáo viên dạy học cần gắn liền lý thuyết với thực tế cuộc sống, không chỉ dạy cho học sinh học kiến thức để biết, hiểu, mà còn phải biết vận dụng sáng tạo, biết ứng dụng vào cuộc sống Từ việc truyền cho các em tinh thần yêu thích bộ môn Lịch sử đến khơi gợi niềm say mê, ham muốn khám phá đất nước, con người… Qua đó giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, yêu lịch

sử dân tộc Vì thế, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực chuyên biệt môn Lịch sử cho các em là cần thiết

Trong SGK Lịch sử lớp 9, các bài học đều có thể định hướng phát triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt Nhưng trong phạm vi đề tài này tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu "Một số giải pháp phát triển năng lực chuyên biệt môn Lịch sử cho học sinh lớp 9 tại trường THCS Nga Thanh thông qua dạy học bài 4: Các nước Châu Á”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Sáng kiến kinh nghiệm mong muốn tìm hiểu rõ hơn về các năng lực chuyên biệt môn Lịch sử cho học sinh lớp 9

Thấy rõ mối quan hệ tương hỗ giữa kiến thức và phát triển năng lực

Tạo điều kiện cần thiết cho học sinh thực hành làm quen với các câu hỏi và bài tập trải nghiệm sáng tạo giúp phát triển các năng lực lịch sử

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu cụ thể là học sinh lớp 9 trường THCS Nga Thanh năm học 2023 – 2024

Những phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực chuyên biệt môn Lịch sử cho học sinh

Trang 4

Những kinh nghiệm được rút ra cho học sinh lớp 9 trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn sau khi được trải nghiệm qua một bài học cụ thể

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Tìm đọc tài liệu có liên quan đến việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt môn Lịch sử

Nghiên cứu thực tế thông qua việc tìm hiểu thực trạng của học sinh, tổ chức thực hiện trực tiếp ở lớp 9A, 9B trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn

Phương pháp quan sát: Tôi tiến hành quan sát các hoạt động học của học sinh để tìm nguyên nhân vì sao học sinh chưa chú ý nhiều đến môn Lịch sử và

đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: gặp trực tiếp những giáo viên có kinh nghiệm, những nhà quản lý xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề liên quan đến

đề tài

Sử dụng phương pháp thống kê để xử lí số liệu, phân tích, tổng hợp số liệu đúc rút kinh nghiệm để hoàn thiện đề tài "Một số giải pháp phát triển năng lực chuyên biệt môn Lịch sử cho học sinh lớp 9 tại trường THCS Nga Thanh thông qua dạy học bài 4: Các nước Châu Á”

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Khái niệm về năng lực

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về năng lực Có ý kiến cho rằng: “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống

đa dạng của cuộc sống”

Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định

Như vậy, năng lực là sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn

bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp Khác với phương pháp dạy học theo định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu

ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của học sinh

Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực chuyên biệt Các năng lực chung cùng với năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học

Trang 5

Định hướng chương trình giáo dục đã xác định một số năng lực, những năng lực chung mà học sinh cần phải có như:

Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí bản thân

Năng lực xã hội bao gồm: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

Năng lực công cụ bao gồm: Năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin

2.1.2 Năng lực chuyên biệt môn Lịch sử

Bên cạnh các năng lực chung, giáo viên lịch sử phải hướng tới hình thành được các năng lực chuyên biệt cho học sinh

Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên

cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt Năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử được hình thành trên cơ sở những năng lực chung, kết hợp với đặc thù môn Lịch sử và chương trình giáo dục phổ thông

Năng lực chuyên biệt cần hình thành và phát triển cho học sinh trong môn Lịch sử ở cấp THCS là:

Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử

Năng lực thực hành bộ môn Lịch sử

Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các

sự kiện lịch sử với nhau

Năng lực so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa

Năng lực nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề, nhân vật lịch sử

Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra

Trong quá trình học, học sinh có thể đạt được các năng lực chuyên biệt của môn học ở mọi tình huống của tiết học

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường

Nhà trường luôn chú trọng đến việc xây dựng môi trường học tập của học sinh theo các các chủ đề giáo dục Nhà trường đã đưa ra một mô hình thực hành: Học để biết - học để làm - học để cùng chung sống - học để tự khẳng định mình

Do vậy, bên cạnh các tài liệu dạy học về kiến thức thì các phương tiện dạy học cũng được nhà trường chú trọng như lắp đặt hệ thống ti vi, máy chiếu ở mỗi lớp học nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tích hợp liên môn đạt hiệu quả cao

Tuy nhiên, điều kiện về tài chính của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn nên cũng ảnh hưởng đến việc mua sắm thêm các tài liệu dạy học mới, mang tính cập nhật, tính thời sự

2.2.2 Thực trạng về phía giáo viên

Trong những năm qua, tôi được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phối hợp với công nghệ thông tin điện

tử Qua nghiên cứu tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Lịch sử cấp THCS của Bộ

Trang 6

giáo dục và Đào tạo năm 2014, tôi hiểu được nhiều điều về việc cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt môn Lịch sử cho học sinh

Hiện nay, tôi đã và đang được tham gia bồi dưỡng thường xuyên các đợt tập huấn về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 Trong

đó có nội dung về dạy học phát triển phẩm chất và năng lực Đó là điều kiện thuận lợi giúp tôi hiểu rõ hơn về dạy học phát triển năng lực để tìm ra được các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, sáng tạo

Qua điều tra thực tế, tôi thấy số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp dạy học phát huy năng lực học sinh chưa nhiều Trong dạy học Lịch sử hiện nay, một số giáo viên chưa tìm được cho mình những biện pháp thích hợp để hình thành và phát triển năng lực học sinh Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Lịch sử, tôi nghĩ việc phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh là cần thiết

2.2.3 Thực trạng về phía học sinh

Sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở ”nên cũng tạo điều kiện,

cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo Các em chủ động trong việc tìm kiếm tài liệu, kiến thức trên cơ sở dựa vào yêu cầu của giáo viên và nguyện vọng của chính mình; giúp các em phát huy được năng lực của chính mình, chủ động, tích cực hơn trong việc lĩnh hội kiến thức cũng như vận dụng kiến thức trong thực tiễn

Mặc dù vậy, đa số các em không thích học lịch sử Nhiều em còn “mơ hồ”

về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới Các em còn thiếu các kỹ năng cơ bản của

bộ môn và năng lực vận dụng kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn

đề thực tiễn Đặc biệt là năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử như năng lực so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; năng lực nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề, nhân vật lịch sử; năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra còn yếu

Trước thực trạng trên, tôi tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực chuyên biệt

ở lớp 9A, 9B đầu năm học 2023 - 2024 ở trường THCS Nga Thanh và kết quả như sau:

Lớp

Số học sinh (HS)

Đánh giá năng lực chuyên biệt môn Lịch sử

Trang 7

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Định hướng các năng lực chuyên biệt được hình thành trong tiết học

Trước hết, giáo viên phải tìm hiểu kĩ tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Lịch

sử cấp trung học cơ sở của Vụ giáo dục trung học, Bộ giáo dục và đào tạo năm

2014 Nghiên cứu SGK, các tài liệu liên quan, xác định trong tiết học với nội dung kiến thức ấy có thể phát triển được những năng lực chuyên biệt nào cho học sinh Không nhất thiết bài học nào cũng phải phát triển đầy đủ các năng lực, các năng lực ấy có thể đan xen hoặc trùng nhau

Sau khi nghiên cứu tài liệu và SGK bài 4 “Các nước Châu Á”(Lịch sử 9), tôi định hướng được các năng lực chuyên biệt sẽ hình thành trong tiết học như sau:

Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử: Trình bày hiểu biết

về châu Á, tình hình chung của châu Á về chính trị, kinh tế trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, trình bày nét chính về một số nước phát triển như Ấn Độ, Hàn Quốc, sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và công cuộc cải cách mở cửa từ 1978 đến nay của đất nước Trung Quốc (gắn với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc qua các thời kỳ)

Năng lực thực hành bộ môn lịch sử: Quan sát, xác định vị trí của châu Á trên quả địa cầu, vị trí của một số nước phát triển như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc trên bản đồ châu Á, kết hợp với lược đồ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa để giới thiệu khái quát về Trung Quốc, đặc biệt là một số hình ảnh về sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay Cập nhật, khai thác hình ảnh, thông tin về các cuộc chiến tranh xâm lược ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai, một số hình ảnh về sự phát triển đất nước ở Ấn

Độ, Hàn Quốc để phục vụ cho bài học

Năng lực nhận xét, đánh giá từ những vấn đề, sự kiện lịch sử: đánh giá về đường lối đổi mới (gắn với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc) và thành tựu tiêu biểu trong công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (từ 1978 đến nay), đặc biệt là sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay; nhận xét “thế kỉ 21 là thế kỷ của châu Á”

Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra: Việt Nam học tập một số kinh nghiệm từ thắng lợi của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay; về vấn đề biển Đông với trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay

2.3.2 Sử dụng các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt môn Lịch sử

Các phương pháp để dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Lịch

sử là phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, dạy học nêu vấn đề, dạy học theo

dự án Trong bài 4 (Lịch sử 9) tôi sử dụng các phương pháp phù hợp là phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, dạy học nêu vấn đề

2.3.2.1 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử

Trang 8

Đồ dùng trực quan được chia thành 3 nhóm chính: nhóm đồ dùng trực quan hiện vật, đồ dùng trực quan tạo hình, đồ dùng trực quan qui ước

Ở bài 4 (Lịch sử 9), tôi sử dụng nhóm đồ dùng trực quan tạo hình (hình ảnh), đồ dùng trực quan qui ước (bản đồ lịch sử, lược đồ) nhằm phát triển năng lực thực hành bộ môn lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử Tôi hình thành cho học sinh năng lực quan sát, đọc và trình bày diễn biến trên bản đồ, lược đồ và biết khai thác nội dung cần thiết thông qua bản đồ, lược đồ

Các bước được thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Tôi chiếu và cho các em quan sát bản đồ châu Á, vị trí của châu Á trên quả dịa cầu, vị trí của Trung Quốc trên bản đồ châu Á, kết hợp với lược đồ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sau ngày thành lập

Bước 2: Hướng dẫn học sinh biết tên của bản đồ, lược đồ, đọc bản chú giải

để hiểu rõ nội dung các kí hiệu thể hiện trên bản đồ, lược đồ

Bước 3: Tôi hướng dẫn học sinh quan sát, xác định bản đồ châu Á, vị trí của châu Á trên quả địa cầu, kết hợp với kênh chữ trong SGK trả lời câu hỏi: Em hãy nêu vài nét chung về tình hình châu Á? Học sinh quan sát lược đồ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trình bày hiểu biết tổng quát về Trung Quốc Sau đó, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung các sự kiện lịch sử, kiến thức lịch sử trong SGK, dành thời gian 2 phút để học sinh chuẩn bị

Bước 4: Tôi yêu cầu học sinh lên trình bày trên bản đồ Học sinh sẽ thấy được châu Á là châu lục lớn và đông dân nhất thế giới, chiếm 29,9% diệ tích; có

4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới Đây là châu lục có dân số đông nhất thế giới Bao gồm 6 khu vực: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Trung

Á, Tây Á và Bắc Á Học sinh quan sát vị trí của Trung Quốc trên bản đồ châu Á, kết hợp với lược đồ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoanêu được Trung Quốc

là một nước lớn ở châu Á và trên thê giới với diện tích 9.596.560 km2, dân số gần 1,3 tỷ (2002)

Sau khi học sinh trình bày xong, học sinh khác nhận xét, tôi sẽ đánh giá và cho điểm miệng đối với học sinh trình bày tốt Với những học sinh trình bày chưa tốt, tôi động viên, rút kinh nghiệm cho các em về cách dùng từ, cách chỉ trên lược đồ Với việc làm này, tôi đã hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng chỉ lược đồ và biết khai thác nội dung lịch sử thông qua lược đồ, tranh ảnh Đồng thời, hình thành năng lực tái hiện sự kiện lịch sử cho học sinh, giúp các

em tự tin để trình bày tốt vấn đề lịch sử

2.3.2.2 Dạy học nêu vấn đề (dạy học nêu và giải quyết vấn đề)

Dạy học nêu vấn đề bao gồm trình bày nêu vấn đề, bài tập nêu vấn đề (bài tập nhận thức)

Trong phương pháp này, tôi sử dụng trình bày nêu vấn đề để phát triển năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra Giáo viên cũng cần lưu ý bằng những câu hỏi vận dụng kiến thức vào thực tiễn thì câu trả lời là đáp án mở, không có lời giải cố định Học sinh có thể đưa ra những cách giải quyết khác nhau với lập luận chặt chẽ, hợp lý đều đúng

Trang 9

Ở bài 4 (Lịch sử 9) khi tìm phần II: Trung Quốc, giáo viên nêu câu hỏi liên

hệ để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh

Câu hỏi: Từ thắng lợi của công cuộc cải cách ở Trung Quốc, Việt Nam đã rút ra những bài học kinh nghiệm gì?

Để trả lời được câu hỏi đó học sinh dựa vào đường lối đổi mới của Đảng ta

đã đề ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (1986) Từ đó, vận dụng vào công cuộc phát triển đất nước để trình bày Với cách ra các câu hỏi như vậy đã góp phần quan trọng trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh

Cũng trong phương pháp dạy học nêu vấn đề, tôi sử dụng bài tập nêu vấn

đề (bài tập nhận thức) nhằm phát triển năng lực nhận xét, đánh giá từ những sự kiện, vấn đề lịch sử Ở bài 4 (Lịch sử 9), trước khi tìm phần II: Trung Quốc, tôi tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Nêu bài tập nhận thức

Tôi giao bài tập cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những hiểu biết của em về Trung Quốc hiện nay và mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc?

Bước 2: Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề

Để làm bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh về nhà khai thác thông tin trên mạng Intenet, kết hợp với nội dung phần II(SGK).Đến giờ học, tôi kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các em Đây là bài tập phát triển nhiều năng lực của học sinh Qua việc chuẩn bị bài của học sinh, tôi đánh giá được năng lực tự học, năng lực khai thác công nghệ thông tin, khả năng viết văn của các em

Bước 3: Kết luận (Thảo luận kết quả, đánh giá)

Qua ý kiến của một số học sinh trình bày bài tập của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung, sau đó, tôi chốt ý đúng về Trung Quốc hiện nay là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tiềm lực kinh tế đứng thứ hai thế giới Liên hệ sự việc 2014, Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 ở vùng biển Việt Nam và ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung quốc hiện nay… Qua kiểm tra việc làm bài tập của các em

có tác dụng rất tốt trong việc phát triển năng lực nhận xét, đánh giá từ những sự kiện, vấn đề lịch sử

2.3.2.3 Các phương pháp khác

Phương pháp tự học cá nhân là cốt lõi ngoài ra kết hợp thêm các phương pháp khác như: phương pháp khám phá, phương pháp cặp đôi hợp tác…để học sinh cùng nhau khám phá kiến thức, hình thành các năng lực chuyên biệt

2.3.3 Sử dụng các kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực 2.3.3.1 Kỹ thuật đặt câu hỏi

Trong dạy học, hệ thống câu hỏi của giáo viên giúp học sinh suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học và phát triển được năng lực Có nhiều cách đặt câu hỏi như câu hỏi mở, câu hỏi theo cấp độ nhận thức nhưng trong đề tài này tôi tập trung vào các câu hỏi trải nghiệm sáng tạo vì nó tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng lực chuyên biệt của bộ môn Lịch sử dễ hơn và đạt kết quả cao hơn

Trang 10

Câu hỏi và bài tập trải nghiệm sáng tạo là hình thức đơn giản nhất của hoạt động học trải nghiệm sáng tạo vì nó dễ dàng áp dụng ngay trên lớp mà không hề gây phức tạp và tốn kém Được làm quen với các câu hỏi trải nghiệm sáng tạo học sinh sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong học tập, thấy việc học có ý nghĩa hơn Để làm được điều này, giáo viên cần chuẩn bị trước các nội dung bài học có liên quan đến các vấn đề thực tiễn cuộc sống, giao trách nhiệm cho các

em tìm hiểu trước tiết học và trải nghiệm sáng tạo sau tiết học

Trong Bài 4 Các nước châu Á (Lịch sử 9), tôi đã vận dụng các câu hỏi và bài tập trải nghiệm sáng tạo sau để phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh Câu hỏi và bài tập trải nghiệm sáng tạo Phát triển năng lực

1 Trình bày những hiểu biết của em về Trung

Quốc hiện nay và mối quan hệ giữa Việt Nam

với Trung Quốc?

Phát triển năng lực nhận xét, đánh giá từ những vấn đề, sự kiện lịch sử

2 Theo em, từ thắng lợi của công cuộc cải

cách ở Trung Quốc và thất bại của công cuộc

cải tổ ở Liên Xô, Việt Nam đã rút ra những bài

học kinh nghiệm gì cho đất nước ta?

Phát triển năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn

đề thực tiễn đặt ra

Sau khi biên soạn các câu hỏi và bài tập trải nghiệm sáng tạo, tôi yêu cầu học sinh nghiên cứu trước ở nhà Tôi sẽ căn cứ vào thời gian và điều kiện học trên lớp để áp dụng linh hoạt các câu hỏi và bài tập đó Tôi sử dụng kết hợp với nhiều loại câu hỏi khác nữa, thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học, nhằm phát triển được năng lực và phẩm chất cho học sinh

Các em có thể cùng nhau quan sát, xác định bản đồ châu Á, vị trí của châu

Á trên quả địa cầu, kết hợp với kênh chữ trong SGK để trình bày những hiểu biết về châu Á; quan sát các hình ảnh về sự phát triển đất nước ở Ấn Độ, Hàn Quốc để đánh giá về sự tăng trưởng nhanh về kinh tế sau khi giành độc lập Quan sát lược đồ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trình bày hiểu biết tổng quát về Trung Quốc; các hình ảnh trong công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc để đánh giá về sự phát triển mọi mặt của Trung Quốc, đặc biệt là một số hình ảnh về sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay 2.3.4 Sử dụng hình thức “bài lên lớp”, tổ chức dạy học theo định hướng năng lực

Hình thức của tiết học này là “bài lên lớp” dạy kiến thức và kĩ năng mới, tôi đã thực hiện theo các bước dưới đây:

Trước hết: Tổ chức lớp

Thứ hai: Định hướng cho hoạt động của học sinh(nêu rõ mục tiêu tiết học, nhiệm vụ của học sinh…)

Trang 11

Thứ ba: Kiểm tra kiến thức cũ, liên hệ những kiến thức đã học và sắp học của học sinh

Thứ tư: Quá trình lĩnh hội kiến thức mới song song với quá trình phát triển năng lực trong những tình huống cụ thể (thể hiện trong giáo án minh họa) Thứ năm: Quá trình hình thành kĩ năng mới (thể hiện trong giáo án minh họa) Thứ sáu: Củng cố và dặn dò

2.3.5 Đánh giá năng lực

Đánh giá năng lực có sự khác biệt so với đánh giá kiến thức kĩ năng Đánh giá năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học trong một bối cảnh có ý nghĩa Cụ thể là đánh giá khả năng của học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào giải quyết các tình huống trong học tập hoặc trong cuộc sống hàng ngày

Để đánh giá được các năng lực chuyên biệt trong bài 4(Lịch sử 9), giáo viên cần xác định rõ ràng mỗi câu hỏi sẽ hướng tới đánh giá năng lực nào và mức độ cần đạt được Giáo viên cần kết hợp sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, các phương tiện dạy học đặc trưng của môn Lịch sử như bản

đồ, lược đồ, tranh ảnh trong đánh giá Việc sử dụng kết hợp các phương tiện này vào quá trình đánh giá không chỉ xem xét năng lực sử dụng phương tiện đơn thuần mà cao hơn là học sinh phải thấy được mối quan hệ các sự kiện, nhân vật lịch sử trong mối quan hệ với thời gian

Ở bài 4 (Lịch sử 9), tôi đánh giá năng lực dựa vào các câu hỏi và bài tập Tôi cho một số câu hỏi và bài tập phát triển năng lực để học sinh nghiên cứu chuẩn bị trước ở nhà Đầu tiết học, lớp trưởng thu về và nộp cho giáo viên Hết tiết học tôi lại yêu cầu học sinh về nhà làm lại một số câu hỏi và bài tập đã cho trước đó, hôm sau cô giáo thu lại, chấm để thấy được sự phát triển năng lực của học sinh có tiến bộ như thế nào trước và sau khi học xong bài học

2.3.6 Giáo án minh họa về phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh trong dạy học

LỊCH SỬ 9: TIẾT 5 - BÀI 4: CÁC NƯỚC CHÂU Á

A Mục tiêu

1 Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh:

- Biết được tình hình chung của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Biết được một số nét chính về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; đặc điểm đường lối đổi mới và thành tựu tiêu biểu trong công cuộc cải cách - mở cửa (từ 1978 đến nay), đặc biệt là sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay

2 Năng lực, kĩ năng:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề

- Năng lực lịch sử (Năng lực chuyên biệt):

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử

Trang 12

+ Biết xác định vị trí của châu Á trên quả địa cầu, vị trí nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau ngày thành lập trên lược đồ Nhận xét về thành tựu của Trung Quốc trong công cuộc cải cách, mở cửa (từ 1978 đến nay)

+ Biết liên hệ thực tế, mở rộng kiến thức, vận dụng vào bài học

3 Phẩm chất:

Giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết quốc tế, đặc biệt là đoàn kết với các nước trong toàn khu vực để cùng hợp tác phát triển, xây dựng xã hội tốt đẹp, công bằng, văn minh

B Thiết bị dạy học và học liệu

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Máy chiếu, tài liệu tham khảo, phiếu học tập

- Bản đồ châu Á… tranh ảnh liên quan

2 Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ

2 Phương pháp - Kĩ thuật:Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh Cụ thể:

GV chiếu các hình ảnh về Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ Yêu cầu HS xem các hình ảnh và nêu tên các nước

3 Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS

4 Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS xem một số hình ảnh về Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và đặt câu hỏi: Quan sát các hình ảnh trên gợi cho em biết đến những nước nào, thuộc châu lục nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: Quan sát các hình ảnh, trả lời câu hỏi của GV

B3: Báo cáo, thảo luận

II Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tình hình chung (Thời gian 16 phút)

Trang 13

1 Mục tiêu: : HS biết được tình hình chung của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

2 Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa, suy nghĩ cá nhân, trả lời các câu hỏi của giáo viên

3 Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên

4 Tổ chức thực hiện:

a Hình thức tổ chức: Hình thức “bài lên lớp”, cá nhân, nhóm, cặp đôi

b Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn

đề, PP sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử, phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận, tự học… Kĩ thuật đặt câu hỏi, học tập hợp tác…

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên(GV): Chiếu bản đồ châu Á(phụ lục 1), qun

sát châu Á trên quả địa cầu(phụ lục 2), lược đồ các khu

vực châu Á(phụ lục 3), yêu cầu học sinh(HS) quan sát

(phát triển năng lực thực hành bộ môn Lịch sử)

? Em hãy nêu vài nét chung về tình hình châu Á?

Châu Á là châu lục lớn và đông dân nhất thế giới,

chiếm 29,9% S; có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện

nay của thế giới, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong

phú Châu Á gồm 6 khu vực: Đông Á, Nam Á, Đông

Nam Á, Trung Á, Tây Á và Bắc Á

- HS đọc SGK mục I

- Thảo luận cặp đôi:

?Em hãy cho biết tình hình châu Á trước chiến tranh

thế giới lần thứ hai như thế nào?(phát triển năng tái

hiện sự kiện lịch sử)

- Đều bị các nước tư bản phương Tây nô dịch, bóc lột

(trừ Nhật Bản và phần lãnh thổ Liên Xô thuộc châu Á)

? Sau chiến tranh thế giới thú hai phong trào giải phóng

dân tộc ở châu Á diễn ra như thê nò?

(phát triển năng lực tái hiện sự kiện lịch sử)

- Sau 1945 phần lớn đều giành được độc lập(Trung

Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam )

Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu GV khuyến khích

học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học

tập GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc bằng hệ thống câu

hỏi gợi mở:

HS quan sát các hình ảnh(phụ lục 4,5), trả lời câu

hỏi:

?Từ nửa sau thế kỷ XX tình hình châu Á ra sao?

- Châu Á không ổn định vì những cuộc chiến tranh xâm

lược của các nước đế quốc hoặc những cuộc xung đột,

* Chính trị:

- Trước 1945: Các nước Châu Á là thuộc địa của đế quốc thực dân

- Sau chiến tranh: + Phong trào đấu tranh bùng nổ khắp Châu Á

+ Từ cuối những năm

50 phần lớn các nước châu Á giành được độc lập

- Từ nửa sau thế kỷ

XX, tình hình Châu Á không ổn định

Trang 14

tranh chấp biên giới lãnh thổ, khủng bố

HS quan sát các hình ảnh(phụ lục 6,7,8,9,10,11), trả

lời câu hỏi:

?Nhận xét về sự phát triển kinh tế của một số nước ở

châu Á?(phát triển năng lực thực hành bộ môn Lịch

sử)

GV: Tuy từ nửa sau thế kỷ XX châu Á không ổn định

nhưng nhiều nước đạt được sự tăng trưởng nhanh

chóng về kinh tế như Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc,

Nhật Bản, Xin-ga-po

GV giới thiệu đôi nét về Ấn Độ, Hàn Quốc từ 1945

đến 1991:

* Ấn Độ:

- Là một nước lớn, đông dân ở miền Nam châ- Á

Trước năm 1945 là thuộc địa của Anh Bị thực dân Anh

bóc lột nặng nề, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân

Ấn Độ dã bùng nổ nhưng đều bị đàn áp Từ cuối thế kỷ

XIX, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân

được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đòi độc

lập dâng cao trong cả nước Năm 1947, Ấn Độ giành

độc lập

- HS quan sát các hình ảnh(phụ lục 7,8)

- Từ năm 1991, Ấn Độ bắt đầu công cuộc cải cách kinh

tế, trong đó ưu tiên hàng đầu việc cải tổ kinh tế nhà

nước, nhằm biến Ấn Độ thành một quốc gia vững mạnh

và đạt được nhiều thành tựu như thực hiện cuộc “Cách

mạng xanh” trong nông nghiệp, sự phát triển của công

nghiệp phần mềm, các ngành công nghiệp thép, xe

hơi,

* Hàn Quốc: HS quan sát các hình ảnh(phụ lục 10)

- Nằm ở phía Nam Bán đảo Triều Tiên; trong chiến

tranh thế giới thứ 2 Hàn Quốc bị Nhật Bản chiếm đóng

Ngày 15/8/1945, Hàn Quốc giành độc lập Hiện nay,

Hàn Quốc vẫn là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 châu

Á và thứ 15 trên thế giới

- Quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc được mệnh

danh là "Kỳ tích sông Hàn" Đây là quá trình phát triển

kinh tế với tốc độ cao do Tổng thống Pác Chơng Hi

khởi xướng, kéo dài từ thời hậu Chiến tranh Triều Tiên

+ Nhiều cuộc chiến tranh xâm lược xảy ra

ở Đông Nam Á và Trung Đông

+ Tranh chấp biên giới, đòi ly khai, khủng bố

* Kinh tế:

- Một số nước đạt được những thành tựu

to lớn về kinh tế: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po…

- Ấn Độ: thực hiện cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, sự phát triển của công nghiệp phần mềm

Trang 15

cho đến thời kì khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997

Để có được nền kinh tế phát triển được cả thế giới biết

đến với cái tên "Kỳ tích sông Hàn", Hàn Quốc đã áp

dụng chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại, sử dụng

xuất khẩu làm động lực tăng trưởng và tận dụng tối đa

các điều kiện thuận lợi của bối cảnh chính trị - an ninh

thời kỳ Chiến tranh lạnh

-> Sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế của nhiều

nước châu Á, nhiều người dự đoán rằng: “Thế kỷ 21 là

- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả

- GV bổ sung phần phân tích, nhận xét, đánh giá, kết

quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Chính

xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

- “Thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu Á”

Hoạt động 2 Trung Quốc (Thời gian 15 phút)

a Mục đích: Biết được một số nét chính về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và công cuộc cải cách - mở cửa (từ 1978 đến nay), đặc biệt là sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay

b Nội dung: HS nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi của GV

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện :

a Hình thức tổ chức: Hình thức “bài lên lớp”, cá nhân, nhóm, cặp đôi

b Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử, phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận, tự học… Kĩ thuật đặt câu hỏi, học tập hợp tác… Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên (GV): Chiếu bản đồ châu Á(phụ lục

1), lược đồ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

sau ngày thành lập(phụ lục 4), yêu cầu học sinh

(HS) quan sát (phát triển năng lực thực hành

ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa?

+ Nhóm 3, 4: Nêu nội dung đường lối đổi mới

Trang 16

và thành tựu tiêu biểu trong công cuộc cải cách

- mở cửa của Trung Quốc(từ 1978 đến nay), đặc

biệt là sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung

Quốc từ năm 1991 đến nay(phát triển năng lực

thực hành bộ môn Lịch sử; năng lực tái hiện

sự kiện lịch sử)

Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu HS thảo luận

nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi,

hỗ trợ HS

GV hướng dẫn HS xác định vị trí của Trung

Quốc trên bản đồ châu Á và giới thiệu khái quát

về Trung Quốc (phát triển năng lực thực hành

bộ môn Lịch sử; năng lực tái hiện sự kiện lịch

sử)

(giới thiệu khái quát về Trung Quốc: diện tích,

dân số, điều kiện tự nhiên)

Nhóm 1.2:

? Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời

trong hoàn cảnh nào? (phát triển năng lực tái

hiện sự kiện lịch sử)

+ Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống

Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến

kéo dài tới 3 năm (1946-1949), giữa Quốc dân

đảng -Tưởng Giới Thạch (Mĩ giúp đỡ) và Đảng

Giáo viên kết luận: Nước Cộng hòa nhân dân

Trung Hoa được thành lập Đây là một sự kiện

có ý nghĩa đối lớn với đất nước, nhân dân Trung

Quốc và thế giới

+ Nhóm 3,4:

? Trình bày nội dung chính đường lối đổi mới

của Trung Quốc?

a Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

* Hoàn cảnh:

- Từ 1946 - 1949 diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản -> Đảng Cộng sản giành thắng lợi

* Sự thành lập:

- 1/10/1949 nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời

Trang 17

?Công cuộc đổi mới của Trung Quốc đã đạt

được những thành tựu gì?

- GV nêu thêm về thành tựu khoa học – kỹ

thuật: Trung Quốc là nước thứ 3 trên thế giới

phóng thành công tàu vũ trụ

HS quan sát các hình ảnh(phụ lục 13,14,15)

? Nhận xét về thành tựu của Trung Quốc trong

công cuộc cải cách, mở cửa?

GV nhấn mạnh vị thế của Trung Quốc, nhất là

về tiềm lực kinh tế Đặc biệt từ năm 1991 đến

nay

? Tình hình đối ngoại của Trung Quốc?

Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động và thảo

GV bổ sung phần phân tích, nhận xét, đánh giá,

kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học

sinh Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

cho học sinh

- 12/1978 Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới

* Nội dung:

- Xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc

- Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm

- Thực hiện cải cách - mở cửa

-> nhằm mục tiêu hiện đại hoá, đưa đất nước Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, văn minh

* Thành tựu:

- Kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP hằng năm 9,6% năm, tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng 15 lần

- Đời sống nhân dân được cải thiện

-> Năm 2010 trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới

* Đối ngoại: Bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông cổ, Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác trên thế giới; thu hồi Hồng Công (7-1997), Ma Cao(12-1999)

* Ý nghĩa:

- Trung Quốc thu được kết quả to lớn, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc

tế

- Hiện nay, Trung Quốc đang đứng thứ hai thế giới

về kinh tế

C Hoạt động luyện tập (Thời gian 5 phút)

a Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình chung của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai và nét chính về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và công cuộc cải cách - mở cửa (từ năm 1978 đến nay)

b Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi

c Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w