1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của học sinh phổ thông (trên cứ liệu khảo sát học sinh lớp 9, trường Trung học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình

111 20 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của học sinh phổ thông (trên cứ liệu khảo sát học sinh lớp 9, trường Trung học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh)
Tác giả Lã Thị Thủy
Người hướng dẫn GS.TS Nguyễn Văn Khang
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2015
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 28,99 MB

Nội dung

Luận văn Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của học sinh phổ thông (trên cứ liệu khảo sát học sinh lớp 9, trường Trung học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh) góp phần vào làm rõ thêm đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của học sinh cũng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, đặc biệt là những ảnh hưởng của ngôn ngữ nói tới ngôn ngữ viết của học sinh phổ thông.

Trang 1

TRUONG DAI HQC SU PHAM TP HO CHi MINH

Lã Thị Thủy

DAC DIEM NGON NGU NOI VA NGON NGỮ

VIET CUA HQC SINH PHO THONG

(trên cứ liệu khảo sát học sinh lớp 9, trường Trung

Trang 2

TRUONG DAI HQC SU PHAM TP HO CHi MINH

Lã Thị Thủy

DAC DIEM NGON NGU NOI VA NGON NGỮ

VIET CUA HQC SINH PHO THONG

(trên cứ liệu khảo sát học sinh lớp 9, trường Trung

học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS NGUYEN VĂN KHANG

Thành phố Hồ Chí Minh — 2015

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình

nào

Tác giả luận văn

Trang 4

Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS

Nguyễn Văn Khang Nhân đây, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Khang - Người thầy đã tận tình giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận

văn này

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tắt cả các thấy, cô giáo, những người đã trực tiếp giúp tác giả nâng cao vốn kiến thức ngôn ngữ

trong thời gian theo học chương trình thạc sĩ ngơn ngữ khố 2012 - 2014 tại

trường Đại học Sư phạm Thành phó Hồ Chí Minh

Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, các em học sinh, những

người đã động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 1.1 Những vấn đề chung về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ

1.1.1 Đặc điểm của ngôn ngữ nói 4 1.1.2 Đặc điểm của ngôn ngữ viết 11 1.1.3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 18 1.2 Giới thiệu cảnh huống ngôn ngữ của trường Trung học cơ sở Hồ Van Long, quận Bình Tân, thành phó Hồ Chí Minh .25

.27

Chương 2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGU VIET CUA HQC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HỖ VĂN

LONG, QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH 29

2.1 Thực trạng ngôn ngữ nói của học sinh trường Trung học cơ sở Hồ

'Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chi Minh .29

2.1.1 Về phương diện ngữ âm 29 2.1.2 Về phương diện từ ngữ 33 2.1.3 Về phương diện ngữ pháp 4I 2.2 Thực trạng ngôn ngữ viết của học sinh trường Trung học cơ sở Hồ Van Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh -43

2.2.1 Về phương diện từ ngữ 44 2.2.2 Về phương diện ngữ pháp 49

2.3 Tiểu kí 70

Chuong 3 NHUNG NHAN TO ANH HUONG DEN NGON NGU NOI VA NGON NGU VIET CUA HQC SINH VA GIAI PHAP DE NANG CAO NANG LUC VE NGON NGU CUA HQC SINH TRUONG TRUNG HOC

CO SO HO VAN LONG, QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHÓ HÒ CHÍ

Trang 6

học sinh trường Trung học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành

phố Hồ Chí Minh 73

3.1.1 Môi trường giao tiếp 73

3.1.2 Ảnh hưởng của ngôn ngữ mạng 71

3.1.3 Ý thức học tập và rèn luyện ngôn ngữ của học sinh 79

3.1.4 Các nguyên nhân khác 80

Trang 7

1 Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết vốn có những đặc điểm rất khác nhau và

đòi hỏi người sử dụng, đặc biệt là học sinh phải biết nhận diện, phân biệt sự

khác nhau ấy để vận dụng nó trong giao tiếp một cách có hiệu quả Tuy nhiên,

sau một thời gian giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở, chúng

tôi nhận thấy học sinh, do sự tác động của nhiều yếu tố đã sử dụng ngôn ngữ nói

và ngôn ngữ viết chưa phù hợp Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến việc viết văn

cũng như sử dụng ngôn ngữ trình bày trong các văn bản có tính khoa học Nhận

thấy việc khảo sát cách sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của học sinh

cũng như phân tích các nhân tố có ảnh hưởng tới việc sử dụng ngôn ngữ của học

sinh đề từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng “viết như nói, nói như viết” của học sinh là điều cần thiết Đó cũng chính là lí do của đề tai “DAC ĐIỂM NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT CỦA HỌC SINH PHO

THÔNG ( trên cứ liệu khảo sát học sinh lớp 9, trường Trung học cơ sở Hồ

Van Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh )”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Thông qua khảo sát việc sử dụng tiếng Việt của

học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, luận văn mong muốn góp phần vào làm rõ thêm đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của học sinh cũng như mối quan hệ giữa ngôn

ngữ nói và ngôn ngữ viết, đặc biệt là những ảnh hưởng của ngôn ngữ nói tới

ngôn ngữ viết của học sinh phô thông Qua đó, luận văn đưa ra những ý kiến

đóng góp vào việc giảng dạy môn Ngữ văn nói chung, tiếng Việt nói riêng trong

nhà trường nhằm nâng cao khả năng nói và viết tiếng Việt của học sinh

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề đạt được mục đích trên, luận văn đề ra những

Trang 8

1 Nêu được cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài, cụ thể là liên quan đến ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

2 Giới thiệu những nét cơ bản về môi trường dạy học của trường Trung

học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh (có tác động đến tiếng Việt của học sinh)

3 Khảo sát đặc điểm sử dụng tiếng Việt của học sinh trường Trung học cơ

sở Hồ Văn Long khi viết cũng như khi nói Trong đó chú trọng tác động của ngôn ngữ nói tới ngôn ngữ viết

4 Chỉ ra những nhân tố tạo nên những ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết để trên cơ sở đó đề ra cách khắc phục

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : Tiếng Việt của học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh - nơi chúng tôi

đang giảng dạy

- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong các bài kiểm tra, các bài thi của học

sinh và quan sát tiếng Việt các em học sinh sử dụng khi phát biểu trong lớp cũng, như khi giao tiếp với bạn bè

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp của ngôn ngữ học xã hội và phương pháp phân tích lỗi của dụng

học

Phương pháp của ngôn ngữ học xã hội nhằm điều tra thực tế ảnh hưởng của

tiếng Việt nói đến tiếng Việt viết của học sinh

Phương pháp phân tích lỗi của dụng học nhằm thống kê, phân loại những

lỗi xuất hiện trong bài văn của học sinh

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Về mặt lý luận: Đề tài góp phần chứng minh cho luận điểm: giữa ngôn

Trang 9

- VỀ mặt thực tiễn: Từ việc chỉ ra năng lực ngôn ngữ của học sinh Trung

học cơ sở hiện nay và năng lực vận dụng chúng như thế nào, luận văn bước đầu

khái quát hướng sử dụng ngôn ngữ của học sinh Trung học cơ sở, hi vọng sẽ

giúp cho việc dạy - học tiếng Việt có hiệu quả hơn

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận luận văn gồm 03 chương: Chương I: Cơ sở lý luận của đề tai

Chương 2: Khảo sát thực trạng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của học sinh

trường Trung học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phó Hồ Chí Minh Chương 3: Những nhân tố ảnh hưởng đến ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của học sinh và giải pháp để nâng cao năng lực về ngôn ngữ của học sinh trường

Trang 10

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Những vấn đề chung về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Khi chữ viết chưa ra đời, con người giao tiếp với nhau bằng lời nói Sau này, khi sáng tạo ra chữ viết, con người dùng chữ viết cùng với tiếng nói để giao tiếp với nhau

Chữ viết ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử văn minh nhân

loại, và từ đó hình thành hai dạng: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

1.1.1 Đặc điểm của ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày Xét theo lĩnh vực hoạt động, ngôn ngữ nói được sử dụng trong các trường hợp như: - Trao đáp trong sinh hoạt gia đình ( lời chào hỏi, lời trò chu! giữa các thành viên trong gia đình, lời tâm sự, trao đổi, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến đời sống gia đình, )

~ Trao đáp trong sinh hoạt học đường, ở nơi làm việc gồm có: lời giảng bài,

lời thuyết trình, trao đáp giữa các thành viên trong đơn vị, lời phát biểu, nhận

xét,

~ Trao đáp trong sinh hoạt xã hội gồm có: những trao đáp có tính chất giao

dịch mua bán, cung cấp dịch vụ, thương lượng trong mua bán, ; những trao

đáp nhằm cung cấp hoặc trao đổi thông tin về sản phẩm ; những trao đáp

trong hoạt động vui chơi giải trí

Ngôn ngữ nói có những sự khác biệt cơ bản so với ngôn ngữ viết Những

đặc điểm tạo nên sự khác biệt đó là:

1.1.1.1 Tính tự nhiên và tính nhất thời

Giao tiếp bằng lời nói có đặc tính tự nhiên, trực tiếp, và ít gọt giữa so với

Trang 11

mục đích nào đó Ngôn ngữ nói thường trải ra một cách tự nhiên, ít gò bó Người nói ngôn ngữ thứ nhất có khả năng phát ra một trường dài, thường là các

ngữ đoạn ngắn hơn một câu và các ngữ đoạn này đường như thiếu sự liên kết bề

mặt như cách tổ chức một văn bản viết Do đó, các văn bản nói không có tính cố

định trong không gian và sẽ mất đi theo thời gian, nó chỉ mang tính chất nhất

thời

Ngôn ngữ nói có tính tự nhiên bởi nó được dùng trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân: một mẫu tâm sự, một câu thăm hỏi người thân hay bạn bè, một

lời đàm tiếu về cách thức ăn ở, một thái độ trước những biến đồi đột ngột của

thời thiết, một phản ứng tức thì trước những thông tin “nóng hổi” trong cuộc sống thường ngày Đó là những đề tài giao tiếp không được chuẩn bị từ trước

Do đó, cả người nói và người nghe không có sự chuẩn bị trước về mặt từ ngữ,

cách tô chức, sắp xếp văn bản

Ngôn ngữ nói cũng được sử dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp xã hội không mang tính chính thức Đây là những hoàn cảnh giao tiếp mang tính chất tự nhiên, tự phát mà ở đó thái độ, tâm lí của các nhân vật giao tiếp có vai trò

quan trọng trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ Cùng một nội dung muốn truyền đạt nhưng khi vui người ta sẽ có cách nói khác với khi buồn và tùy thuộc vào thái độ của người nghe mà cách nói năng của người nói sẽ thay đổi trực tiếp trong cuộc giao tiếp Tính tự nhiên trong việc thể hiện cảm xúc của con người là một trong những yếu tố tạo nên tính tự nhiên của ngôn ngữ nói

Khác với ngôn ngữ viết, người tạo lập văn bản và người tiếp nhận văn bản giao tiếp gián tiếp với nhau thông qua văn bản Khi giao tiếp gián tiếp thông qua

văn bản, người tiếp nhận có thể đọc đi đọc lại nhiều lần nội dung văn bản cũng

như người viết có điều kiện trau chuốt, gọt giũa từ ngữ và tổ chức, sắp xếp văn

bản sao cho mạch lạc Trong khi đó ngôn ngữ nói hướng vào sự trí giác một

Trang 12

ngôn ngữ nói, người nói không có nhiều điều kiện để chuẩn bị về mặt từ ngữ và người nghe phải tiếp nhận một cách trực tiếp Bởi nếu một nội dung giao tiếp mà

phải lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo nên tâm lí ức chế, bực tức, khó chịu cho người

nói và hoạt động giao tiếp sẽ khó thành công Do đó, người nghe cần chú trong

việc lĩnh hội nội dung chính mà người nói muốn nói, muốn truyền đạt hơn là

phần ngôn ngữ được diễn đạt

Tính tự nhiên cũng có nguyên nhân từ dính đức thời, tức tính không dàn

dựng trước hoặc không được lập trình trước Người nói có thể chuẩn bị một số

ý cơ bản trước khi gặp gỡ trò chuyện với đối tượng mà mình quan tâm Nhưng

trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không ai có thể chuẩn bị đầy đủ, chỉ tiết nội

dung của một cuộc trò chuyện như khi soạn thảo văn bản viết Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày, ở đó người nói và

người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau Người nói và người nghe thường xuyên đưa ra các lượt lời và thường xuyên đổi vai cho nhau Ngoại trừ phát ngôn đầu của người nói thứ nhất là có chủ đích, các phát ngôn kế tiếp của người nói khơng

hồn tồn phụ thuộc vào chủ định của người ấy mà phụ thuộc rất lớn vào hồi

đáp tức thời của người nghe Do đó các yếu tố ngôn ngữ xuất hiện tức thời,

mang tính phản ứng tự nhiên đối với hồn cảnh Trong ngơn ngữ nói, người nói

và người nghe hồn tồn khơng làm chủ để tài giao tiếp Đề tài giao tiếp thường trực tiếp nảy sinh trong quá trình giao tiếp Phản ứng của các nhân vật giao tiếp

cũng mang tính tức thời Do không thể hoạch định cụ thể toàn bộ nội dung thông

tin và cũng không thể lường trước được hồn cảnh phát ngơn nên chu thé giao tiếp không thể định sẵn được phát ngôn nào sẽ nói trước, phát ngôn nào sẽ nói sau Điều đó có thẻ dẫn đến hiện tượng thừa ý, lặp ý, các ý sắp xếp không theo

trình tự hợp lí, thiếu mạch lạc như trong ngôn ngữ viết

Tuy nhiên, tính tự nhiên và tính nhất thời của ngôn ngữ nói không đồng

nghĩa với “tự do”, “hồn nhiên”, hoặc “phi nghệ thuật” Bởi cũng giống như ngôn

Trang 13

một hoạt động giao tiếp như nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp Bên cạnh đó ngôn ngữ nói còn chịu sự chỉ phối của những quy định mang màu sắc văn hóa, phong cách ứng xử chung của cộng đồng người bản ngữ Ngôn ngữ nói của bất kì một thứ tiếng nào trên thế giới cũng có những quy định mang tính ràng buộc, gắn liền với tư duy, phong tục, đời sống

văn hóa tỉnh thần của cả dân tộc Có thê thấy được điều đó qua một minh chứng

cụ thể là hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt Tiếng Việt có một số lượng từ ngữ xưng hô khá phong phú Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể sử

dụng nó một cách tùy tiện Mỗi từ ngữ xưng hô mang những sắc thái tình cảm khác nhau Vì vậy, việc lựa chọn và sử dụng những từ ngữ xưng hô không chỉ

cần phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp mà còn phù hợp với phong tục, nghỉ thức giao tiếp mang tính xã hội

1.1.1.2 Tính trực tiếp

Khi sử dụng ngôn ngữ viết làm phương tiện giao tiếp thì người viết và người đọc giao tiếp với nhau một cách “gián tiếp” thông qua văn bản Còn khi giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, cả người nói và người nghe đều giao tiếp trực tiếp với nhau Khi muốn nói điều gì, người nói sẽ phát đi một chuỗi âm thanh Đồng thời, người nghe cũng lập tức tiếp nhận và giải mã các tín hiệu âm thanh ấy Do

được trực tiếp lĩnh hội thông tin nên người nghe cũng có cơ hội để hỏi lại và có thể được giải thích ngay tại chỗ Ngược lại, người nói cũng có cơ hội đề trình

bày lại điều mình muốn nói Điều này đóng góp một cách đáng kể vào sự thành công của một cuộc trò chuyện

Tính trực tiếp của ngôn ngữ nói không chỉ được thê hiện ở sản sinh ra

lời nói một cách trực tiếp của người nói và sự lĩnh hội lời nói một cách trực tiếp

của người nghe mà còn thể hiện ở việc người nói sử dụng những phương tiện “phi ngôn ngữ

gồm ngữ điệu, đáng vẻ, điệu bộ, ánh mắt, cử chỉ của người nói

Trang 14

Ngữ điệu là yếu tố đáng quan tâm hơn cả Ngữ điệu là tập hợp của các yếu

tố âm thanh như cao độ, trường độ, trọng âm, âm hưởng, âm sắc Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh

hay yếu, liên tục hay đứt quãng, nghĩa là có thể có những đường nét ngữ điệu

khác nhau có khả năng diễn đạt toàn bộ tính chất phức tạp, tỉnh tế, đa dạng của

những tình cảm, những ý nghĩ và cả những tâm trạng Do đó ngữ điệu chẳng

những là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ hay bổ sung thông tin mà còn có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói Ngữ điệu là yếu tố mang tính trực tiếp Nó

xuất hiện và bộc lộ một cách trực tiếp, mang tính nhát thời, tính tự nhiên mà chỉ

ngôn ngữ nói mới có

Ngoài ngữ điệu, khi giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, người nói còn sử dụng

các phương tiện hỗ trợ khác như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, để diễn đạt phần

thông tin của mình Ngôn ngữ nói được sử dụng trong tình huống giao tiếp trực tiếp, mặt đối mặt Nhờ vào tính trực tiếp của tình huống giao tiếp cụ thể mà người nói có thể tạo ra những phát ngôn đề người đối thoại có thể hiểu được một

cách dễ dàng Bên cạnh đó, người nghe với tư cách là người lĩnh hội văn bản

hoàn toàn có thể dựa vào nét mặt, ánh mắt, của chỉ, cũng như giọng điệu của

người nói để hiểu đúng ý định mà người nói muốn thể hiện Nhờ có thể quan sát mặt đối mặt mà hai phía người nói và người nghe có thể cùng thương lượng,

nghĩa hoặc làm tăng hoặc giảm tác động của phát ngôn đối với bên còn lại 1.1.1.3 Tinh khong got gitta

Như trên đã nói, ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói dùng trong

giao tiếp hàng ngày Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ nói diễn ra mau lẹ, tức thời nên

người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giữa các phương tiện ngôn ngữ và người

nghe cũng phải tiếp nhận, lĩnh hội kịp thời, ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích

kĩ Mặt khác, do sự thân mật của các nhân vật giao tiếp mà người ta có thê dễ

dàng tha thứ cho nhau khiến cho sự diễn đạt trở nên tự nhiên, mộc mạc Khi giao

Trang 15

ngôn trong một thời gian tương đối ngắn Trong điều kiện khẩn trương và liên tục của đối thoại trực tiếp thì người nói sẽ không sử dụng những câu nói có kết

cấu ngữ pháp hoàn chỉnh, ngữ nghĩa chặt chẽ mà sẽ sử dụng các hình thức tỉnh

lược hoặc bỏ lửng và các yếu tố dư thừa, yếu tố lặp một cách dài dòng, lủng củng Đối thoại trực tiếp và ngữ cảnh đối đáp khiến cho ngôn ngữ nói sử dụng rộng rãi các hình thức tỉnh lược thành phần cú pháp Ví dụ: Có người khẽ nói: -_ Bẩm, đễ có khi đê vỡ ! Ngài cau mặt, gắt rằng: -_ Mặc kệ ! Roi ngôi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thay dé lai: - Có ăn không thì bốc chứ ! Thây đề vội vàng : - Dạ, bẩm, bốc ( Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay )

Những hình thức tỉnh lược theo kiểu như trên là thường gặp trong ngôn ngữ

nói Có khi người ta còn nói bằng một sự im lặng, một sự để trồng, nói bằng nét

mặt, cử chỉ Ngữ cảnh đối đáp cho phép người ta hiểu được nội dung của những, câu nói khơng hồn chỉnh này Vì người nói và người nghe giao tiếp mặt đối mặt

với nhau nên người nói biết chỉ cần nói thế nào, nói đến đâu là vừa đủ hiểu

Ví dụ:

-_ Anh này lại say khướt rồi !

Han xéng lai gan, đảo ngược mắt giơ cái tay lên nửa chừng:

-_ Bẩm không ạ, bẩm thật là không say Con đến xin cụ cho con đi ở tù, nếu mà không được thì thì Thưa cụ

Trang 16

Ở ví dụ trên ta thấy Chí Phèo chỉ cần nói “Thi ” 1a Ba Kiến đã lập tức

hiểu ngay được ý định hung dữ của Chí Phèo Loại câu mới nói nửa lời đã hiểu

rõ như vậy thường xuyên xuất hiện trong ngôn ngữ nói Hiện tượng tỉnh lược

thành phần cũng rất đa dạng và nhiều khi chúng ta không thể xác định rõ được

loại hình kết cấu của câu nói là như thế nào

Vĩ dụ:

- Không được, anh Keng ơi ! Anh mà làm thế rồi rối như canh hẹ

- Rối tôi cũng làm Dứt khoát

( Nguyễn Kiên, Anh Keng )

Loại câu như “Dư khoát ” thật khó có thể xác định được thành phần tỉnh lược

Ngôn ngữ nói, để cho dễ theo dõi, dễ tiếp nhận, người ta cũng thường dùng

các yếu tố dư như các hình thức lặp, nghỉ vấn, cảm thán, các trợ từ, ngữ khí từ Các từ thường được lặp lại như: rằng, thì, mà, là, vấn đề là, đại khái, về việc

này,

Ví dụ:

- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đáy ạ Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá !

- ỞGia Lâm lên ạ ! Lúa má dưới ta thế nào, liệu có cấy được không bác ?

- Chả cấy thì lấy gì mà ăn Cấy tắt ông ạ Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này nhiều

- Thì vưỡn ! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ

Ong Ido rit một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu : “Hừ, đánh nhau cứ

đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư Hay đáo để”

( Kim Lân, Làng )

Những yếu tố dư, yếu tố lặp này một mặt làm cho ngươi nói có thể bày tỏ tình cảm, thái + mặt cũng làm cho người nghe kịp theo dõi, kịp hiểu Nhờ

Trang 17

luôn mới mẻ, ít có tình trạng lặp di lặp lại một vài kiểu cú pháp quen thuộc như

trong ngôn ngữ viết Điều này khiến cho việc giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ

nói bớt đi sự nhàm chán, đơn điệu hoặc căng thẳng không cần thiết Tuy nhiên,

cái gọi là yếu tố dư trong ngôn ngữ nói không phải là vô ích mà nó cũng có tác

dụng truyền tin Bởi khi đánh giá lượng thông tin trong câu văn của ngôn ngữ

nói chúng ta phải căn cứ vào hiệu quả tiếp nhận của người nghe trong thực tế Vì

vậy, yếu tố dư khiến cho việc tiếp nhận tin không bị gián đoạn do hoàn cảnh đối

thoại trực tiếp “lời nói gió bay” gây ra

Tom lại, ở ngôn ngữ nói tồn tại hai xu thế trái ngược nhau Một mặt ngôn

ngữ nói dùng các kết cấu tỉnh lược, mặt khác ngôn ngữ nói lại dùng các kết cấu cú pháp có xen nhiều yếu tố dư, yếu tố lặp lại, có khi dài dòng, lủng củng Sở dĩ có hai xu thế này là do sự giao tiếp trực tiếp, không chuẩn bị trước

1.1.2 Đặc điểm của ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết không chỉ khác nhau ở hình thức tồn tại trong môi trường vật lí ( âm thanh - chữ viết ) mà còn ở cách chúng tái

hiện hiện thực khách quan Ngôn ngữ viết trình bày sự vật và hiện tượng dưới dạng sản phẩm hoàn chỉnh hơn là những quá trình Trong khi ngôn ngữ nói xác định lĩnh vực sáng tạo chủ yếu của nó là những quá trình, những hình ảnh sinh

động của hiện thực khách quan thì ngôn ngữ viết được dàn trải trên trang giấy

hoặc màn ảnh, màn hình Ngoài những thuộc tính riêng vốn có của mình, ngôn

ngữ nói và ngôn ngữ viết còn khác nhau ở chỗ chúng được phát triển theo các chức năng chuyên biệt, tùy thuộc vào ý muốn khai thác tiềm năng ngôn ngữ theo

các định hướng khác nhau của con người Ngôn ngữ viết trong thế đối sánh với ngôn ngữ nói có những đặc điểm khác biệt như sau:

1.1.2.1 Tính hoàn chỉnh và tính cổ định

Trang 18

cũng khác nhau và trí nhớ của con người cũng là hữu hạn Vì vậy, khi giao tiếp

bằng ngôn ngữ nói, người nói thường phải nhắc lại câu nói để người nghe kịp

lĩnh hội nội dung câu nói một cách trực tiếp, tức thời Tuy nhiên, vì trí nhớ của con người có hạn nên khi sử dụng ngôn ngữ nói, chúng ta cũng thấy xảy ra hiện

tượng “tam sao thất bản” Chính vì vậy, việc sử dụng chữ viết trong ngôn ngữ

viết thực sự là một việc làm có giá trị rất lớn Saussure đã từng nhận định : “Trái

với những phương tiện biểu hiện thị giác ( dấu hiệu hàng hải ) vốn có thể có những kết hợp cùng một lúc nhiều chiều, những phương tiện biểu hiện thính giác chỉ sử dụng tuyến thời gian mà thôi; những yếu tố của nó hiện ra lần lượt

cái này tiếp theo cái kia, làm thành một chuỗi Đặc điểm này lộ rõ khi người ta

biểu hiện các yếu tố đó bằng chữ viết và đem tuyến không gian của những dấu hiệu văn tự thay thế cho sự kế tiếp trong thời gian.”

Bản chất cố định cho phép người đọc có điều kiện đọc lại, phân tích,

nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo nội dung người viết muốn truyền đạt Việc lưu trữ thông tin bằng chữ viết cũng giúp thế hệ sau có thể bổ sung những khiếm khuyết về kiến thức của thế hệ trước Nói cách khác, nó giúp chúng ta phát triển cách nhìn phê phán đối với kiến thức và những tư tưởng của các xã hội trước, và do đó, giúp xã hội phát triển không ngừng Có thể nói, chữ viết khiến cho ngôn ngữ viết có thể vượt qua giới hạn của không gian và thời gian cũng như khắc

phục được những hạn chế của con người về nhận thức, về trí nhớ, về hoàn cảnh

giao tiếp Nhờ sự ghi chép bằng chữ viết trong văn bản mà ngôn ngữ viết đến

được với đông đảo người đọc trọng phạm vi không gian rộng lớn và thời gian lâu dài

Tuy nhiên, giao tiếp bằng ngôn ngữ viết đòi hỏi cả người tạo lập và người

lĩnh hội văn bản phải tuân thủ những qui định về ngữ pháp cũng như tuân thủ

những chuẩn mực, những quy tắc về cách viết, cách trình bày, chính tả của một ngôn ngữ nhất định Cụ thể: muốn viết và đọc văn bản, cả người viết và người

Trang 19

Các sản phẩm bằng ngôn ngữ viết tồn tại lâu bền và có định hơn các sản phẩm lời nói Do đó chúng cũng phù hợp hơn để lưu giữ các sự kiện thông tin Thực tế đã chứng minh, những thông tin quan trọng thường được ghi lại bằng chữ viết, các văn bản viết cũng là căn cứ, là cơ sở để phân định đúng sai trong

các trường hợp có tranh cãi Và cũng thật hiếm khi chúng ta tin vào lời nói miệng vì “lời nói gió bay”

1.1.2.2 Tinh không đối mặt và tính bền vững

Ngôn ngữ nói được sử dụng trong giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt Ở đó, người nói trực tiếp tạo lập văn bản và người nghe trực tiếp lĩnh hội văn bản Nếu ngôn ngữ nói đòi hỏi người nghe phải lĩnh hội nhanh chóng, kịp thời

¡ dung

câu nói thì ở ngôn ngữ viết, người đọc có thể đọc đi đọc lại nội dung văn bản mà

không phải đảm bảo yêu cầu trực tiếp, nhất thời Khi sử dụng ngôn ngữ viết, người viết và người đọc giao tiếp gián tiếp thông qua các văn bản Nói cách

khác, khi viết, người viết thường bị tách biệt khỏi người đọc Do đó, người viết có thể đọc lại cái mình vừa viết xong, có thể dừng lại nửa chừng mà không ngại

đối tượng tham gia giao tiếp cắt ngang, có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt

giữa từ ngữ, câu văn, đôi khi có thê thay đổi toàn bộ nội dung muốn diễn đạt

Ngôn ngữ viết tuy không có ngữ điệu và sự phối hợp của các yếu tó hỗ trợ

như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, nhưng nó được sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu văn tự, của các hình ảnh minh họa, các bảng biểu, sơ đồ Trong ngôn ngữ viết, ngữ điệu tồn tại dưới dạng dấu câu Chính vì thế, ngoài trật tự sắp

xếp các từ, các thành phần câu, các dấu câu cũng góp phần không nhỏ trong việc

nâng cao hiệu quả của việc diễn đạt Ví dụ:

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học Chúng thẳng tay chém giết

những người yêu nước thương nòi của ta Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta

trong những bề máu

Trang 20

Đoạn văn này sử dụng phép điệp cấu trúc, trật tự xuôi của các thành phần câu, giọng văn đõng dạc, đanh thép, các dấu chấm câu, chủ yếu là đề diễn đạt

mối quan hệ giữa các thành phần trong lời nói Nhưng nếu được nghe trực tiếp

lời của Hồ Chủ tịch, chúng ta sẽ thấy rõ hơn sức mạnh tó cáo của đoạn văn

Vì ngôn ngữ nói được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp trực tiếp mặt đối

mặt nên người nói có thễ căn cứ vào điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, của người nghe

để điều chỉnh phát ngôn của mình sao cho phù hợp nhất Còn đối với ngôn ngữ viết, do hoàn cảnh giao tiếp gián tiếp mà người viết phải hình dung ra phản ứng

của người đọc để lựa chọn và sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp nhất nhằm đạt

được hiệu quả giao tiếp

Tom lại, trong điều kiện giao tiếp không đối mặt, người viết không tương tác trực tiếp với người đọc nên người viết có điều kiện tổ chức, sắp xếp nội dung muốn diễn đạt, điều mà chúng ta khó có thể làm được trong ngôn ngữ nói

1.1.2.3 Tính gọt giữa

Tính gọt giữa là một đặc điểm nỗi bật của ngôn ngữ viết Do không bị chỉ

phối bởi yếu tố thời gian nên người viết có điều kiện chọn lọc từ ngữ và cách

diễn đạt như mong muốn của mình Trong ngôn ngữ viết, từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác Đồng thời, tùy thuộc vào

phong cách ngôn ngữ của văn bản mà người viết sử dụng với tần số cao các từ ngữ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục, Về câu, trong ngôn ngữ viết thường có

những câu đài, câu nhiều thành phần nhưng được tô chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ

các quan hệ từ và trật tự sắp xếp các thành phần câu phù hợp

Tính gọt giũa của ngôn ngữ viết được thể hiện ở việc kết hợp các phương tiện ngôn từ một cách công phu và sáng tạo đề tạo ra những tác phẩm có giá trị

về tư tưởng và nghệ thuật Nhận định sau của Tơ Hồi về sự chọn lựa, sáng tạo

ngôn ngữ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du có thê minh chứng cho điều này: “Xin kể hai ví dụ Câu thơ Nguyễn Du có chữ

Trang 21

Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ

“áy” là tiếng vùng quê đấy Quê vợ Nguyễn Du ở Thái Bình, Nguyễn Du đã ở

lâu đất Thái Bình, “cỏ áy" có nghĩa là có vàng úa Tiếng “áy" ở Thái Bình đã đi vào văn chương “Truyện Kiều ” và trở thành tuyệt vời

Ví dụ nữa, ba chữ “bên duyên tơ” ở “Truyện Kiêu ” Thông thường, ta hiểu “bén duyên ” có thể gân gũi với câu tục ngữ “Lửa gân rơm lâu ngày cũng bén ” Nhưng không phải Trong nghề ươm tơ, lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta ngâm tầm vào nội nước nóng, rồi đem guéng ra, với tơ lên quay vào guông, người nhà nghề gọi là “tơ bén ” Nếu chỉ viết “bén duyên ” không thì còn có thể

ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rồ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và

sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tầm Nguyễn Du đã trau doi ngôn ngữ, đêm ngày mài giữa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào !”

( Tơ Hồi, Mơi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của

tiếng Việt )

Dẫn chứng trên cho thấy, trong ngôn ngữ viết, chúng ta không chỉ lựa chọn

từ ngữ đạt đến độ chính xác khi sử dụng mà còn hướng đến yếu tố nghệ thuật

Nếu ở ngôn ngữ nói chúng ta không chú ý đến chuẩn mực thì ngược lại, ngôn ngữ viết lại rất chú ý đến chuẩn mực Ở ngôn ngữ viết, dùng thô âm, biến âm địa phương sẽ gây trở ngại cho sự giao tiếp bởi vì đây là sự giao tiếp mang, tính chính thức xã hội diễn ra ở tất cả các vùng của đất nước Muốn cho người đọc đễ dàng thông hiểu, người ta không thể giữ nguyên thói quen phát âm của một địa phương hẹp Người ta thấy cần phải hướng về cái gì là chung, là phổ

biến cho mọi vùng Cho nên có nhu cầu về chuẩn mực, hướng về chuẩn mực

trong phát âm là một trong những đặc điểm nỗi bật của ngôn ngữ viết Bởi chuẩn mực trong phát âm sẽ là chuẩn mực trong chữ viết

Trang 22

Ngôn ngữ viết còn chú ý lựa chọn từ ngữ phù hợp nhất với nội dung cần

biểu đạt, với mục đích của người viết để tạo nên những cảm xúc thâm mĩ, thúc đầy hoạt động thẩm mĩ của người doc

Tính gọt giũa của ngôn ngữ viết còn được thể hiện ở việc lựa chọn những

biến thể cùng nghĩa trong hệ thống đề đạt được hiệu quả giao tiếp tối ưu Chẳng, hạn, trong tiếng Việt có rất nhiều từ cùng mang nghĩa “chết” ( không tồn tại về mặt thể xác ) như qua đời, mắt, toi, bỏ mạng, hỉ sinh, với những sắc thái tình cảm khác nhau Vì vậy khi sử dụng, người viết cần phải lựa chọn sao cho phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, nội dung giao tiếp

Việc sử dụng từ ngữ trau chuốt, gọt giữa trong ngôn ngữ viết ngoài tác

dụng tạo nên những xúc cảm thâm mĩ cho người đọc còn để tránh sự tầm

thường, dung tục Ví dụ:

Tôi ngôi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thầy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mắt đi bỗng lại mơn man khắp da thịt Hơi quân áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra

lúc đó thơm tho lạ thường

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bằu sữa nóng của

người mẹ, dé ban tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng

( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tính gọt giũa của ngôn ngữ viết còn thể hiện ở phương diện cú pháp Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ viết về phương diện cú pháp là ưa dụng những kết cấu hồn chỉnh, khơng thừa không thiếu thành phần Đặc điểm này trái ngược

Trang 23

không dùng các kết cấu tỉnh lược và kết cấu có yếu tố dư Ngay cả trong những,

lúc dùng lời như : đọc báo cáo ở hội nghị, phát biểu ý kiến thì cái ngữ cảnh

bao gồm cả hai phía người nói và người nghe cũng khác với ngữ cảnh đối đáp trên Thường là một phía trình bày, một phía tiếp nhận, ít xảy ra những lời đối

đáp giữa hai cá nhân như ở ngôn ngữ nói Bởi vậy, ngôn ngữ viết phải dùng

những kết cấu hồn chỉnh Người ta khơng được phép tạo ra tình trạng ngờ vực nội dung câu nói vì phải phỏng đoán thành phần tỉnh lược Hơn nữa, đề tài và nội dung giao tiếp phức tạp cũng khiến cho kết cấu tỉnh lược tỏ ra không thích hợp Tính chất nghiêm chỉnh của sự giao tiếp cũng không cho phép người ta dùng những yếu tố dư ( thừa thành phan )

Những hình thức cảm thán, nghi vấn mang màu sắc cá nhân nhằm giãi bày

tâm sự riêng giữa các cá nhân, có tác dụng làm chậm lại nhịp độ trình bày hay xây ra ở ngôn ngữ nói ít gặp ở ngôn ngữ viết bởi vì chúng không phù hợp với

tính khân trương, nghiêm túc trong giao tiếp mang tính chính thức xã hội Chúng,

chỉ xuất hiện ở ngôn ngữ viết khi cần phải nhấn mạnh hoặc khi cần nêu vấn đề

trước khi trình bày Ví dụ:

Sao gọi có vấn đề ? Khi việc gì mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết, tức là có vấn đề Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc mâu thuẫn trong vấn đề đó

(Hồ Chí Minh, Sửa đổi lễ lối làm việc)

Câu văn tuy “dài” về lượng, nhiều thành phần nhưng rất sáng rõ bởi mối quan hệ tầng bậc giữa các thành phần khác nhau là rành mạch, đúng ngữ pháp

Tóm lại, tính gọt giữa là một trong những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ

Trang 24

1.1.3 Mỗi quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

1.1.3.1 Tỉnh tiếp nối và mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Trên thực tiễn, nói và viết là hai dạng tồn tại khác nhau của ngôn ngữ

Trong đó, dạng nói là dạng nguyên cấp, dạng viết là dạng thứ cấp Chữ viết được dùng dé ghi lại lời nói Tuy nhiên, cần xác nhận thêm rằng trong quá trình phát triển của mình, ngôn ngữ viết đã dần dần hình thành cho mình một hệ thống, riêng, có phần khác biệt với ngôn ngữ nói, khiến cho dạng viết có được phong,

cách riêng so với dạng nói và ảnh hưởng tích cực lên dạng nói Trong đó, xu thế chung là nâng ngôn ngữ nói lên cao dần trên cái thang của trình độ ngôn ngữ có

văn hóa Mặt khác, điều đó cũng không có nghĩa ngôn ngữ viết lắn át ngôn ngữ nói mà trái lại, ngôn ngữ nói vẫn sống động và phát triển, vẫn là nguồn mạch cho sự sáng tạo của nhân dân, cho ngôn ngữ viết phát triển

Nếu chúng ta thừa nhận ngôn ngữ viết phản ánh rõ nét hơn tính hệ thống

của ngôn ngữ, còn ngôn ngữ nói phản ánh rõ nét hơn sự hoạt động của ngôn ngữ

trong tương tác, thì mối quan hệ giữa chúng có thê thấy rõ trong nhận định của

Saussure: “về phương diện lịch sử, sự kiện của lời nói bao giờ cũng đi trước”,

khi ông bàn về mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn nhau của

ngôn ngữ và lời nói

Mức độ phân biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là không ngang nhau trong những ngôn ngữ khác nhau: tồn tại những ngôn ngữ trong đó sự khác biệt này lớn hơn hoặc có những quy định nghiêm ngặt hơn, ít tính quy định về hình thức, ít ra là ở cái thời kì ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết xa nhau nhất

“Nói miệng và viết là hai cách khác nhau của việc nói ra” (Halliday, 1985)

'Và ngày nay, đối với những ngôn ngữ phát triển, không ai nghĩ rằng viết ching qua là ghi lại lời nói miệng Ở đấy, chữ viết với hệ thống kí tự khác hẳn về chất

liệu - chất liệu đồ hình - không gian khác với chất liệu âm thanh - thời gian của

Trang 25

thống của mình và do đó, lời viết vừa chịu tác động của lời miệng vừa tác động

trở lại lời miệng, hai bên dựa vào nhau, nâng đỡ nhau giúp ngôn ngữ phát triển lên hơn nữa

Quan hệ giữa lời miệng và chữ viết nhìn đại thể có thể trải qua những bước

sau đây:

- Chữ viết xuất hiện do nhu cầu lưu trữ kiến thức và nhu cầu thông báo

trong khoảng cách không gian, thời gian Ở giai đoạn này, lời viết chỉ gần như

ghỉ lại lời miệng,

- Giai đoạn tiếp theo, chữ viết phát triển mạnh đến mức giữa lời miệng và

lời viết có khoảng cách khá lớn - đó là thời kì nghề in phát triển

~ Giai đoạn thứ ba, “sự phân biệt giữa nói miệng và viết trở nên mờ nhạt do hệ quả của công nghệ hiện đại” ( Halliday, 1985)

Nhìn toàn cục thì có thể như vậy, nhưng trong thực tiễn xã hội ngày nay,

“thế mạnh” của lời miệng và lời viết đang được phân bó khác nhau ở những khu vực đời sống khác nhau Thực tế đó khiến các nhà nghiên cứu ngôn ngữ vẫn tiếp tục đi tìm sự khác biệt giữa lời miệng và lời viết Và ngày nay người ta hiểu rằng, dạng viết không hề đơn giản chỉ là để ghi lại lời nói miệng, mà hai dạng này tác động lẫn nhau, nâng đỡ nhau, giúp cho một ngôn ngữ cụ thể phát triển theo

hướng một ngôn ngữ văn hóa

1.1.3.2 Sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Gắn liền với sự phân biệt nội dung hai tên gọi điển ngôn và văn bản là sự

phân biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Năm 1984, theo đuổi mục đích về phong cách học và cho rằng việc tách

các kiểu loại chức năng của ngôn ngữ hội thoại ra khỏi các kiểu loại chức năng

của ngôn ngữ là cơ sở phân xuất các khuôn hình diễn ngôn và văn bản,

Trang 26

- Diễn ngôn được thực hiện: ở dạng nói và định hướng vào chuẩn của ngôn

ngữ hội thoại Văn bản được thực hiện ở dạng viết và định hướng vào chuẩn của

ngôn ngữ sách vở

- Diễn ngôn thường có tính chất đối thoại Văn bản là đơn thoại

~ Diễn ngôn luôn được dành cho người nhận xác định Đối với văn bản, yêu

cầu này không phải là bắt buộc

- Diễn ngôn nhằm vào phản ứng tức thời của người nhận Đối với văn bản, điều này không phải là bắt buộc

- Diễn ngôn luôn luôn gắn với tình huống giao tiếp cụ thể Văn bản không gắn với tình huống giao tiếp cụ thể

~ Khi tạo lập diỄn ngôn thì sử dụng được rộng rãi các phương tiện ngữ âm,

ngữ điệu và các phương tiện kèm ngôn ngữ, đối với văn bản không thể sử dung

được chúng

Trong “Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ” năm 1992, Halliday xem xét ngôn

ngữ nói và ngôn ngữ viết về nhiều phương diện, trong đó có một số điểm đối

chiếu nỗi bật sau:

- Ngôn ngữ nói thiên về phía có mật độ từ vựng thấp hơn ở ngôn ngữ viết

Mật độ từ vựng được hiểu là : số lượng từ từ vựng tính xét trong tỉ lệ với số lượng từ được dung (1), số lượng từ từ vựng tính xét với tư cách tỉ số đối với số lượng mệnh đề (2)

Ở hai khía cạnh này, mật độ từ vựng của ngôn ngữ nói đều có xu hướng thấp hơn mật độ từ vựng ở ngôn ngữ viết Cụ thể:

Ở khía cạnh thứ nhất, trong sản phẩm ngôn ngữ ( với một nội dung xác

định ) có số lượng từ được dùng ngang nhau, thì ở dạng nói số lượng từ từ vựng

tính ( thực từ ) thấp hơn số lượng từ từ vựng tính ở dạng viết

Ở khía cạnh thứ hai, trong sản phẩm ngôn ngữ ( với một nội dung xác định)

cùng số lượng từ từ vựng tính ngang nhau, thì ở dạng nói, chúng được phân bố

Trang 27

- An dụ ngữ pháp có tính đặc trưng đối với ngôn ngữ viết cao hơn so với ngôn ngữ nói Ân dụ ngữ pháp được hiểu là “Quá trình chuyền di các chức năng, của cái thường xuất hiện như những động từ thành những thực thể được trình

bày bởi các danh tir” (Numan )

“Theo đó thì “Các hình thức nói miệng có lẽ là gần gũi với cót lõi hơn: ân dụ ngữ pháp là hiện tượng của ngôn ngữ viết” Điều đó có nghĩa là lời nói miệng,

diễn đạt sát với sự kiện hơn ( chăng hạn hành động thì được diễn đạt bằng động,

từ ), còn lối chuyển động từ chỉ hành động thành danh từ chỉ hành động là hiện

tượng thuộc ngôn ngữ viết nhiều hơn

- “Ngôn ngữ nói rắc rối hơn ngôn ngữ viết ”, mà tính rắc rối ở đây là tính rắc rối trong các tô chức tin Theo đó, “kiểu tính rắc rồi tiêu biểu đối với ngôn

ngữ viết: mật độ từ vựng ” Mật độ từ vựng đã được xác định là tỉ lệ giữa số

lượng thực từ với số lượng từ được dung trong một văn bản, và tỉ lệ này ở văn

bản viết cao hơn ở văn bản nói Còn “kiểu tính rắc rối tiêu biểu đối với ngôn ngữ nói : tính rắc rối về ngữ pháp”, tức là từ cái nọ nhảy sang cái kia khiến người tiếp nhận không lường trước được

- Cuối cùng phải nhắc đến ba phương diện cho thấy rõ tính chất của nhận xét chung cho rằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đều là “sự nói ra cùng những

cái như nhau”

Chính ở ba phương diện này, ta có thể thấy thêm những chỗ khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Tuy nhiên những chỗ khác nhau này không nằm

trong bản thân hệ thống ngôn ngữ mà là ở phương tiện diễn đạt, ở ngữ cảnh và ở

cách tô chức kinh nghiệm

Ngôn ngữ viết không thu hút được vào trong mình những ý nghĩa tiềm tàng

của lời nói miệng, đó là những đóng góp của ngôn điệu và của các phương tiện kèm ngôn ngữ Còn ngôn ngữ nói thì lại không chỉ ra được đường biên giới của

câu và của đoạn văn Tuy nhiên, đó là những khuyết thiếu về tín hiệu, không

Trang 28

Lời nói miệng và lời viết trên thực tế là được dung hòa trong những ngữ

cảnh khác nhau, với những mục đích khác nhau, như trong một số quy ước xã hội Nhưng đó là những chức năng khác nhau dành riêng cho mỗi loại - cho

ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết

Lời nói miệng và lời viết đều ép kinh nghiệm ( sự hiểu biết chung của mỗi người ) phải theo những mạng lưới ( tổ chức ) khác nhau Viết thì tạo ra thế giới

của các vật Nói miệng thì tạo ra thế giới của biến cố ( của cái diễn ra ) Trong,

hai cái đó có cái nào là “chính”, là “gần với hiện thực hơn” không ? Nếu có thì

cái đó là cái nào? Tác giả thừa nhận rằng “Đó không phải là vấn đề dễ giải đáp” và ông không giải quyết ở đây Ba chỗ khác nhau trên không làm tổn hại đến ý chung là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đều là sự nói ra cùng những cái như nhau Và đó chính là chỗ giống nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Năm 1991, Biler đã đưa ra một điểm khác biệt giữa các sản phẩm ngôn ngữ nói miệng với các sản phẩm ngơn ngữ viết Ơng đã đưa ra ba đôi đặc trưng nghịch đối thuộc ba trắc diện giữa sản phẩm ngôn ngữ viết với sản phẩm ngôn ngữ nói Bao gồm:

- Trắc diện hàm súc ( Imolvement ) được giải thích là trắc diện phản ánh

các mức khác nhau trong mật độ tin và nội dung chính xác của tin ( ở sản phẩm

ngôn ngữ viết ) trái với nội dung tính xúc động, tính tương tác và được phổ thông hóa ( ở sản phẩm ngôn ngữ nói miệng )

- Trắc diện gọt giữa ( Elaboration Dimension ) phân biệt trường hợp có

những phương tiện để nhận diện tường minh và có gọt giữa đối với các vật chiếu trong văn bản ( khiến cho nó bớt đi tính lệ thuộc vào tình huống bên ngoài văn bản, ở sản phẩm ngôn ngữ viết ) trái với cách quy chiếu ra bên ngoài đề chỉ vị

Trang 29

vào ngữ cảnh, trái với sự quy chiếu không được nêu cụ thể, phụ thuộc vào tình

huống

- Trắc diện phong cách trừu tượng ( Abstract Style Dimension ) được hiểu

là trong các mệnh đề thường giảm bớt sự nhắn mạnh vào chủ thể tạo hành động,

đem lại cho khách thể vai trò nỗi trội Phong cách này thường gặp trong các tài

liệu có nội dung khoa học, kĩ thuật và được Biber gọi là phong cách trừu tượng Còn trong sản phẩm ngôn ngữ nói thì thường dung hơn cách diễn đạt có

chủ thể tạo tác tường minh hoặc quy chiếu đủ rõ lệ thuộc vào tình huống

Theo đó, sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có thể tóm lược

như sau:

Sản phẩm ngôn ngữ viết Sản phẩm ngôn ngữ nói - Kiểu sản phẩm hàm súc _ #á¿ với _ kiểu sản phẩm đưa tin

- Được gọt giữa trái với kiểu quy chiếu lệ thuộc tình huống

- Phong cách trừu tượng _ øđivới phong cách không trừu tượng

Cũng trong năm 1991 và trên cùng tạp chí TEXT, Chafe, một nhà ngôn ngữ

học đã nhiều năm tìm hiểu về ngôn ngữ nói, lại có địp quay về với ngôn ngữ viết, và ông đã đưa ra cách nghiên cứu của riêng mình nhằm tìm hiểu sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Đối tượng khảo sát trực tiếp của Chafe

là những vật chiếu dùng làm chủ ngữ ngữ pháp mang tin ( tức là có nội dung mới mẻ trong văn bản ) Từ kết quả nghiên cứu của mình, Chaf đã cho mọi

người thấy rằng: trong ngôn ngữ hội thoại, tỉ lệ của các chủ ngữ diễn đạt tin mới là cực thấp Ở đó ưu thế thuộc về các chủ ngữ mang tin đã cho Và ở ngôn ngữ

viết, tỉ lệ chủ ngữ ngữ pháp cao hơn so với ngôn ngữ hội thoại

Bốn tác giả trên đây khơng hề nói được tồn cục, cũng không hề có tư cách

đại diện cho những cách tìm kiếm sự khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ

viết Dẫu sao, với tư cách minh họa cho tính đa dạng trong những cách tiếp cận

Trang 30

Theo tác giả Diệp Quan Ban, sự phân biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ

viết có thể được xem xét ở ba phương diện: - Phương diện chất liệu

~ Phương diện hoàn cảnh sử dụng

- Phương diện bên trong hệ thống ngôn ngữ

Cũng theo tác giả này nếu hiểu ngôn ngữ nói theo nghĩa hẹp là ngôn ngữ

âm thanh dùng trong hội thoai te nhién ( natural conversation ) cn ng6n ngit

viết được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả những lời phát biểu trên cơ sở một bài viết sẵn, thì giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có những sự khác biệt cơ

bản sau:

- Về chất liệu:

Chất liệu của ngôn ngữ nói là âm thanh của ngôn ngữ trải ra trong một hướng và một chiều Ngôn ngữ nói có sử dụng ngữ điệu và các phương tiện kèm ngôn ngữ

Chất liệu của ngôn ngữ viết là chữ viết, trải ra trong không gian ( phản ánh tính tuyến thời gian ) Có hệ thống dấu câu đặc thù

- Vé hoàn cảnh sử dụng:

Ngôn ngữ nói có tính chất tức thời, không được dàn dựng trước, không có

cơ hội gọt giữa, kiểm tra Có người nghe trực tiếp ( mặt đối mặt )

Ngôn ngữ viết có điều kiện dàn dựng, có cơ hội gọt giữa, kiểm tra Thường không có người nghe trực tiếp ( mặt đối mặt )

- Mặt bên trong hệ thống ngôn ngữ

Về ngữ âm: Ngôn ngữ nói yêu cầu người sử dụng sử dụng đúng và tốt thống hệ thống ngữ âm cụ thể, dùng tốt ngữ điệu, cố gắng tránh đặc thù ngữ âm hẹp khi không cần thiết

Trang 31

phương hẹp, nếu không cần thiết ) Viết đúng quy cách con chữ, dùng tốt dấu

câu Tuân thủ nghiêm ngặt những quy định hình thức của các văn bản pháp quy

VỀ từ ngữ:

Ngôn ngữ nói cho phép sử dụng chung những từ ngữ của riêng phong cách hội thoại thường ngày

Ngôn ngữ nói tránh dùng các từ ngữ của riêng phong các hội thoại, khi

không cần thiết Nó cũng yêu cầu người sử dụng cần chọn dùng các từ ngữ phù

hợp với phong cách chức năng của văn bản được tạo lập ( tránh dùng từ ngữ lạc phong cách chức năng)

Về câu

Ngôn ngữ nói thường dùng câu ngắn gọn Có thê dùng câu tỉnh lược nhiều

bộ phận, kể cả việc tỉnh lược đồng thời cả chủ ngữ và vị ngữ Nhiều khi cũng

dùng từ ngữ lặp thừa trong câu mà không nhằm mục đích diễn đạt sắc thái tu từ Ngôn ngữ viết có thể dùng câu ghép dài, câu nhiều tầng bậc Có thể dùng

câu tỉnh lược chủ ngữ và bổ ngữ, tránh dùng câu tỉnh lược cùng một lúc cả chủ ngữ và vị ngữ mà không có tác dụng tu từ học đủ rõ

Qua những điều trình bày ở trên ta thấy ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có những đặc trưng riêng biệt thuộc về bản chất trong hệ thống cấu trúc Tuy nhiên

giữa chúng lại có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau Vì thế

nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ nói cần phải đặt nó trong mối tương quan với ngôn ngữ viết và ngược lại thì việc nghiên cứu mới mang lại kết

quả khách quan, toàn diện

1.2 Giới thiệu cảnh huống ngôn ngữ của trường Trung học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

Như trên đã nói, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết tồn tại những điểm khác

biệt căn bản đòi hỏi người sử dụng phải nhận thức rõ đẻ sử dụng chúng một cách

Trang 32

viết chưa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp Do vậy, trong khuôn khô luận văn

này, chúng tôi tập trung tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ

viết của học sinh và sự tác động của ngôn ngữ nói tới ngôn ngữ viết của học sinh

ở một địa chỉ cụ thể, đó là trường Trung học cơ sở Hồ Văn Long, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

Trường Trung học cơ sở Hồ Văn Long đã trải qua hai mươi mốt năm xây dựng và trưởng thành Trường đóng trên địa bàn quận Bình Tân, thành phó Hồ

Chí Minh Trường hiện có ba mươi ba lớp với hơn một nghìn ba trăm học sinh và năm mươi tám giáo viên

'Về thành phần dân tộc, cũng như các trường phổ thông khác của thành phó,

các em chủ yếu là dân tộc Kinh ( có 1284 học sinh dân tộc Kinh trên tổng số

1393 học sinh, chiếm tỉ lệ 92.2% ), số còn lại là các dân tộc Hoa, Khơ mẹ, ( có

109 học sinh dân tộc trên tổng số 1393 học sinh, chiếm tỉ lệ 7.8%) Do trường đóng trên địa bàn quận Bình Tân, một quận ngoại thành, dân số chủ yếu là người

nhập cư từ khắp các tỉnh thành trong cả nước nên học sinh của trường có sử dụng ngôn ngữ của các vùng miền khác nhau Tuy nhiên, người nhập từ các

tỉnh thành Nam bộ chiếm đa số nên các em vẫn sử dụng ngôn ngữ chính là phương ngữ Nam bộ 100% các em nói tiếng Kinh, trong đó đa phần các em sử dụng phương ngữ Nam bộ từ khi ấu thơ đến khi học tiếng Việt một cách có ý thức trong nhà trường phô thông Với đặc điểm của lứa tuôi trung học cơ sở,

nhất là học sinh lớp 9, các em đang ở độ tuổi 14,15,16 Đây là độ tuổi vị thành niên rất nhạy bén với cái mới, thích bắt chước những điều mới lạ

'Về ngôn ngữ, các em dễ học theo và học rất nhanh cách nói, cách viết mà

các em cho là độc đáo, gây được sự chú ý của người khác Đây chính là cơ hội

để những yếu tố phi chuẩn mực xâm nhập vào cách viết, cách nói của học sinh

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy:

Về gia đình các em, phần lớn bố mẹ làm nghề buôn bán tự do, làm công

Trang 33

cái Thậm chí, bố mẹ còn có những cách nói, cách sử dụng ngôn ngữ thiếu

chuẩn mực Điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng lực ngôn ngữ và ý thức sử

dụng ngôn ngữ của các em

Về năng lực tiếng Việt của học sinh trong trường: qua quá trình giảng day các em chúng tôi thấy, phần đông các em sử dụng tiếng Việt khi nói và đặc biệt khi viết còn rất non yếu Đây cũng là thực trạng chung của học sinh ở bậc học Trung học cơ sở Sự yếu kém trong nói, viết tiếng Việt làm mắt đi sự trong sáng, của tiếng Việt nguyên nhân chính là do sự thiếu hiểu biết về những quy tắc chung của tiếng Việt cũng như thiếu sự uốn nắn của người lớn hơn là do các em cố tình nói, viết như vậy Chính vì thế, trong giáo dục ngôn ngữ, cần chú ý cung cấp những tri thức này cho các em

Về thái độ của học sinh đối với tiếng Việt: cấp học Trung học cơ sở, đặc

biệt là học sinh lớp 9 là cấp học đã mang tính hướng nghiệp cao, gia đình các em

đã có định hướng nghề nghiệp cho các em Xu thé chung là gia đình và các em thường hướng đến những nghề nghiệp mà xã hội đang cần và có thể mang lại

thu nhập cao Vì vậy, các em đã có ý thức hướng đến việc học các ngành học

như kinh tế, tài chính, kế toán, Các em chỉ chú trọng các môn học liên quan đến khối thi của mình, đặc biệt là mơn tốn và tiếng Anh Còn đối với bộ môn

Ngữ văn, các em thường không mấy hào hứng và chỉ học với mục đích để được lên lớp Điều này lí giải vì sao kết quả học tập của môn học này không cao

Đội ngũ giáo viên dạy môn Ngữ văn của trường gồm 10 thầy cô giáo Các thầy cô giáo đều được đào tạo bài bản trong các trường Sư phạm, đều rất yêu

thích môn Ngữ văn, giảng dạy nhiệt tình với tỉnh thần trách nhiệm cao

1.3 Tiểu kết

Chúng ta có thể thấy sự khác biệt rõ nét giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ

Trang 34

đối hóa những sự khác biệt này bởi giữa chúng vẫn có mối quan hệ với nhau

Những đặc điểt

của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết sẽ giao thoa, tác động lẫn nhau Không thể nói rằng khi giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, chúng ta không sử

dụng những từ ngữ, câu văn, cách diễn đạt của ngôn ngữ viết cũng như khi giao

Trang 35

Chương 2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NGÔN NGỮ NÓI VÀ

NGON NGU VIET CUA HOC SINH TRUONG

TRUNG HQC CO SO HO VAN LONG, QUAN BINH TAN,

THANH PHO HO CHi MINH

Đối tượng khảo sát: cách nói năng, giao tiếp hàng ngày của học sinh trong

trường học

"Phương pháp khảo sát: thông kê, phân loại theo những tiêu chí đã xác

định trước

"Phương pháp thu thập dữ liệu ngôn ngữ nói: ghỉ âm các cuộc hội thoại của học sinh khi giao tiếp với bạn bè, với thầy cô trong trường học, quan sát ngôn ngữ nói của học sinh trong nhà trường

Phương pháp thu thập dữ liệu ngôn ngữ viết: thông kê các lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, mạch lạc, liên kết thông qua các bài kiểm tra

Nội dung khảo sát: khảo sát đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trên

các phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách văn bản để tìm ra những lỗi mà học sinh thường hay mắc phải cũng như sự ảnh hưởng của ngôn

ngữ nói đối với ngôn ngữ viết

2.1 Thực trạng ngôn ngữ nói của học sinh trường Trung học cơ sở Hồ Văn

Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Về phương diện ngữ âm

Long, q

Sự giao tiếp thân mật, tự nhiên giữa các cá nhân trong phạm vi hẹp cho phép người ta nói năng thoải mái chẳng những trong sử dụng âm thanh mà còn cả trong sử dụng điệu bộ Tính chất tự nhiên, thoải mái trong phát âm theo một

tập quán địa phương là đặc điểm nỗi bật nhất trong qui luật sử dụng các phương,

tiện ngữ âm ở ngôn ngữ nói Khi nói năng, người ta không có ý thức hướng về chuẩn mực phát âm bởi vì ở phong cách này tập quán phát âm địa phương là cái

luôn ngự trị và được bảo tồn Điều này không chỉ thể hiện ở thanh điệu mà còn

Trang 36

chúng tôi cho thấy khi sử dụng ngôn ngữ nói, học sinh còn mắc phải những lỗi

sau:

2.1.1.1 Lỗi phát âm về thanh điệu

Tiếng Việt hiện đại có sáu thanh điệu có giá trị âm vị học là: thanh ngang,

thanh huyền, thanh ngã, thanh hỏi, thanh sắc, thanh nặng Trên chữ viết, thanh

ngang không được biểu hiện bằng các dấu như các thanh khác Trong phương ngữ Bắc, đặc bi:

là thổ ngữ Hà Nội, sáu thanh điệu này được phân biệt một cách đầy đủ và rõ rệt Phương ngữ Nam bộ chỉ có sáu thanh

Thanh hỏi và thanh ngã trùng làm một Xét về mặt điệu tính, thì đây là một

thống thanh điệu khác với phương ngữ Bắc bộ và phương ngữ Trung bộ Chính

vì đặc điểm này mà học sinh ở khu vực Nam bộ thường không thể phát âm được

một cách rõ ràng thanh hỏi và thanh ngã Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, tất

cả học sinh sử dụng phương ngữ Nam bộ trong ngôn ngữ nói hàng ngày không phát âm đúng thanh hỏi và thanh ngã Học sinh cũng chưa có ý thức rèn luyện cách phát âm chuẩn - là cách phát âm mà thanh hỏi và thanh ngã được phân biệt rõ ràng nên trong các bài làm văn của các em thường mắc phải lỗi chính tả là

không sử dụng đúng dấu hỏi và dấu ngã Giáo viên chỉ sửa lỗi chính tả cho các

em trong các bài làm văn mà không rèn luyện cách phát âm cho đúng chuẩn Vì

thế không thể khắc phục được lỗi chính tả này 2.1.1.2 Lỗi phát âm về vần

> Đồng nhất van - in véi - inh, van - it vi - ich

Đây cũng là một đặc điểm trong cách phát âm của phương ngữ Nam bộ Và cũng là một trong những lỗi sai mà học sinh hay mắc phải khi phát âm

Ví dụ:

- Chín chắn -> Chính chắn

- Nin thinh -> Ninh thinh - Thinh thich -> Thin thích

Trang 37

- Chic nich -> Chic nit

- Da thit > Da thich vw

> Khéng phân biệt được van - dm va van - dm

Vi du:

- Cui gim > Cai gdm

- Đăm chiêu -> Đám chiêu - Gấp trang sách -> Gắp trang sách - Thấm vào -> Thắm vào - Đằm thắm -> Đâm thấm vv > Khéng phan biét duoc van - iw va van - iéu Vi du:

- Tin higu -> Tin hữu - Diu dang -> Diéu dang

- Buồn thiu -> Buồn /hiệu

- Liêu xiêu -> Liw xiu

- Nuông chiều -> Nuông chiu - Chịu đựng -> Chiêu đựng

Những cách phát âm lệch chuẩn như vậy sẽ không phải là một trở ngại trong giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ nói bởi đó là những hiện tượng lệch chuẩn mà cả người nói và người nghe đều có thể chấp nhận được, có thể hiểu

được khi cùng sử dụng một phương ngữ Nhưng khi chúng được thể hiện trong các bài làm văn của học sinh, tức là trong ngôn ngữ viết thì nó trở thành những

lỗi nghiêm trọng về chính tả vì khi đọc lên không phải ai cũng có thể hiểu được nghĩa của những từ ngữ như vậy

Trang 38

Qua khảo sát ngôn ngữ nói của học sinh trường Trung học cơ sở Hồ Văn

Long, chúng tôi nhận thấy một đặc điểm nữa trong cách phát âm của các em là không phân biệt được phụ âm cuối - ø với - ng, - / với - c Điều đó dường như dẫn đến cách nói “ngọng” ở các em Các em phát âm sai và viết sai những từ ngữ rất cơ bản, đơn giản trong tiếng Việt

> Không phân biệt được phụ âm - n và ~ ng Ví dụ:

~ Màn sương -> Màng sương

Trang 39

- Chất phác -> Chất phát

- Hit hii -> Hac hui

- Gay git -> Gay gdc

vv

Những lỗi phát âm về phụ âm cuối như trên đều có nguyên nhân từ những đặc điểm ngôn ngữ của phương ngữ Nam bộ Sẽ không có gì đáng nói nếu như

chúng chỉ được sử dụng trong ngôn ngữ nói ở một phạm vi không gian giao tiếp hẹp ( một phương ngữ ) Điều đáng quan tâm ở đây là học sinh không phân biệt được sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Các em không ý thức

được việc phải sử dụng từ đúng cả về âm thanh lần hình thức cấu tạo Do vậy,

khi các em phát âm sai cũng dẫn đến việc viết từ sai Và điều này là không thể chấp nhận được trong ngôn ngữ viết

2.1.2 VỀ phương diện từ ngữ

Từ ngữ trong mỗi phong cách được sử dụng trước hết phụ thuộc vào đặc

điểm đề tài giao tiếp của mỗi phong cách Những đề tài được đem ra trao đổi trong ngôn ngữ nói, trong phong cách khẩu ngữ tự nhiên là những cái hết sức cụ thể, chỉ tiết, những cái đang diễn ra một cách sinh động trong đời sống hang ngày Đối với học sinh, những để tài thường được các em trao đồi trong ngôn ngữ nói hàng ngày thường là những vấn đề liên quan đến học tập, các mối quan

hệ bạn bè, sở thích cá nhân, Do vậy, từ ngữ dùng trong ngôn ngữ nói của các

em thường mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm Chúng tôi nhận thấy những đặc điểm về từ ngữ trong ngôn ngữ nói của học sinh như sau:

2.1.2.1 Từ xưng hô

Khi khảo sát ngôn ngữ nói của học sinh trường Trung học cơ sở Hồ Văn

Long, chúng tôi quan tâm đến việ

sử dụng từ ngữ xưng hô của các em khi giao

Trang 40

sinh lớp 9 là đối tượng học sinh đã tương đối trưởng thành về mặt nhận thức và

các em có đầy đủ từ ngữ xưng hô để lựa chọn và sử dụng nó một cách phù hợp Theo chuẩn mực, khi giao tiếp với thầy cô, học sinh phải xưng “em” và

thưa với thầy, cô là “cô, thầy” Tuy nhiên, không phải lúc nào và ở đâu, học sinh cũng thực hiện đúng điều này Tùy vào hoàn cảnh, đúng hơn là tùy vào tâm trạng, thái độ của học sinh đối với giáo viên mà học sinh sử dụng những cách xưng hô khác nhau Học sinh thường sử dụng những cách xưng hô với thầy cô

khi giao tiếp như:

- Xung “em”/ “con” với “ thầy cô”

Đây là cách xưng hô phổ biến khi học sinh giao tiếp trực tiếp với giáo viên

trong trường học Đây là cách xưng hô phủ hợp, đúng với chuẩn mực đạo đức, văn hóa của dân tộc

~ Xưng “em” với “cô/ thầy+ tên riêng”

Đây cũng là cách xưng hô khá phổ biến, được dùng trong giao tiếp trực tiếp Cách xưng hô này được dùng để nói về nhân vật thứ ba không trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp

Xưng hô với người lớn tuôi khi giao tiếp với người thứ ba các em thường có cách xưng hô là : xưng “tao/ tôi” với “ổng/bả” ( ông ấy/ bà ấy )

Đây là cách xưng hô mà học sinh thường dùng khi nói chuyện với bạn

mình về thầy cô giáo Học sinh lứa tuổi Trung học cơ sở là những học sinh dang

ở độ tuổi mới lớn với những đặc điểm rất khác biệt về tâm sinh lí Các em rất dễ

bị kích động và khi bị kích động thì thường thể hiện bột phát ra bên ngồi thơng

qua hành động hoặ

cách nói năng Bởi vậy, cách sử dụng từ ngữ xưng hô của

Ngày đăng: 20/10/2022, 13:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w