1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh thiết kế đa dạng các hoạt động học tập nhằm kiến tạo giờ học hứng thú và phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh trong dạy học môn địa lí lớp 10

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

MỤC LỤC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THIẾT KẾ ĐA DẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬPNHẰM KIẾN TẠO GIỜ HỌC HỨNG THÚ VÀ PHÁTTRIỂN CÁC KĨ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH TRONG

DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10

Người thực hiện: Vũ Thị Hải Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc môn: Địa Lí

Đơn vị công tác: Trường THPT Tĩnh gia 1

THANH HOÁ, NĂM 2024

Trang 2

NỘI DUNGTrang

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

2.1 Những thuận lợi, khó khăn 3,42.3.Thực trạng học tập của HS 52.4 Thực trạng của Giáo viên 6

CHƯƠNG II CÁCH THỨC ĐA DẠNG CÁC HOẠTĐỘNG HỌC TẬP NHẰM KIẾN TẠO GIỜ HỌC HỨNG

THÚ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG MỀM CHOHỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10.

1 Giáo viên linh hoạt từng bước “biến hình” vào vai với cáchình mẫu ẩn dụ kiến tạo giờ học hứng thú, phát triển nhiều kỹnăng mềm cho học sinh trong giờ học

2 Giáo viên khơi gợi, nhận ra và phát huy tối đa thế mạnhcủa từng học sinh thông qua hoạt động nhóm

9,103 Giáo án thể nghiệm tại lớp 10D3 11,12,13,14,1

54 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 16,17

1 Đánh giá lợi ích thu được 182 Hướng phát triển của đề tài 193 Một số kiến nghị, đề xuất 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

PHẦN I MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

"Kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễdàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả" Kỹ năng mềmrất cần thiết với con người, đặc biệt đối với học sinh THPT

Hiện nay, nhiều trường học giáo dục học sinh nghiêng về giáo dục lý thuyết, vìvậy việc rèn luyện cho các em kỹ năng “mềm” càng trở lên quan trọng Một sốtrường học có quan tâm đến giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh thông qua cáchoạt động ngoại khóa Tuy nhiên, các hoạt động ngoại khóa không thể tổ chứcthường xuyên, chiếm phần nhỏ thời gian trong năm học Vậy làm thế nào để duytrì, rèn luyện thường xuyên các kĩ năng mềm cho học sinh? Làm thế nào đểkhơi dậy khả năng chủ động học tập, sáng tạo, tính tự lập và khả năng kết nối,tương tác của học sinh; hướng các em trở thành một con người hoàn thiện pháttriển toàn diện, dễ dàng chung sống và trở thành công dân toàn cầu? Chúng tôithiết nghĩ, việc giáo dục và phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh cần đượcchú trọng lồng ghép vào các môn học chính khóa Và để lồng ghép nội dunggiáo dục kỹ năng “mềm” trong các giờ học chính khóa thầy cô giáo cần phảilinh hoạt, không ngừng sáng tạo, đam mê trong công việc, nhiệt huyết với mỗigiờ lên lớp, tận tâm với mỗi học trò Vai trò của thầy, cô không chỉ dừng lại ởviệc dạy chữ, mà còn rèn người, là người khơi gợi, phát hiện, nhận ra và pháttriển những năng lực sở trường ở từng học sinh Thầy cô thực sự là người truyềnlửa, giúp học sinh phấn đấu cho mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống và trở thànhngười có ích cho xã hội

Mỗi giáo viên chúng ta càng thấy rõ việc trang bị các kĩ năng mềm cho học sinhthực sự là cần thiết và rất quan trọng Trong quá trình dạy học của mình, tôi đãkhông ngừng cố gắng, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, phương pháp để lồng ghépgiáo dục kỹ năng mềm trong môn học cho học sinh Một trong các phương phápmà tôi nhận thấy rất hiệu quả đó là sử dụng một số hoạt động học tập như GVhướng dẫn HS học và tìm hiểu bài ở nhà,tổ chức hoạt động nhóm,thuyết trìnhbáo cáo sản phẩm,so sánh,đánh giá lẫn nhau và đặc biệt là lồng ghép vào giờdạy: người nông dân, diễn viên, họa sĩ, kiến trúc sư trong các giờ học và tổ chứclớp… giúp học sinh phát triển được các kỹ năng mềm cần thiết của thế kỉ XXI.Thông qua đó, thầy cô kiến tạo nên những giờ học thực sự hứng thú, hạnh phúc,giúp cho học sinh biến ÁP LỰC học tập thành ĐỘNG LỰC phấn đấu, hạn chế

căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh Đó là lí do tôi chọn viết đề tài“ Thiết kế đa

dạng các hoạt động học tập nhằm kiến tạo giờ học hứng thú và phát triển cáckĩ năng mềm cho học sinh trong dạy học môn Địa lí lớp 10”

Trang 4

2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới

chủ thể là người học; chuyển nền giáo dục từ chú trọng kiến thức sang nền giáodục khuyến khich phát triển một cách hài hòa đức trí, thể, mỹ; chú trọng hoạtđộng trải nghiệm và thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực

tiễn Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần nâng cao việc hình

thành phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh THPT thông qua việc đổimới, sáng tạo, linh hoạt tổ chức các hoạt động học tập trong những giờ học địa lílớp 10 Đổi mới phương pháp dạy học, tập trung phát triển các năng lựcchuyên biệt của từng bộ môn, đề cao hoạt động chủ động tích cực, sáng tạo củahọc sinh, hình thành và phát triển cho các em học sinh các phẩm chất chủ yếu,biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hộị, có nhân cách và đờisống tâm hồn phong phú nhờ đó các em có được cuộc sống có ý nghĩa Đồngthời cũng giúp các em hình thành nhân cách công dân, nhận thức rõ vai trò,trách nhiệm của mình, sẵn sàng đóng góp sức mình vào công cuộc đổi mới vàphát triển của đất nước

3 Đối tượng nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm đối với HS lớp10D1,10D2,10D3 – Tại trường THPT Tĩnh Gia 1- Thị xã Nghi Sơn- ThanhHóa.

Sự thành công của đề tài sẽ là tài liệu bổ ích, thiết thực cho các em HS và

thầy cô trong học tập và giảng dạy môn Địa lí

4 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tiến hành nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài như khai thác đầy đủ các kênhthông tin trong SGK, sách GV, đồng thời khai thác thêm thông tin từ các côngtrình nghiên cứu của các tác giả đi trước, các phương tiện thông tin đại chúng,các tài liệu sách báo, các trang thông tin mạng…

+ Phương pháp điều tra thực tế, khảo sát, thu thập thông tin

Giáo viên trực tiếp làm phiếu điều tra trên google form đến học sinh khối 10 + Phương pháp thực nghiệm, trải nghiệm

Hướng dẫn học sinh trực tiếp tham gia các hoạt động thực tế + Phương pháp tổng hợp, đánh giá, rút kinh nghiệm

Xem lại những kết quả đã đạt được để rút ra những bổ ích trong dạy học mônĐịa Lí lớp 10 Từ đó đưa ra một số đề xuất,kiến nghị

Trang 5

PHẦN II NỘI DUNG

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1 Cơ sở lí luận

1.1 Khái niệm

Kỹ năng mềm (Soft Skills) là thuật ngữ để chỉ một số những kĩ năng cầnthiết phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người Những kĩ năng mềm cần thiếtcủa thế kỉ XXI cần trang bị cho học sinh THPT là: Kĩ năng lắng nghe, kỹ nănggiao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việcnhóm, khả năng linh hoạt, thích nghi nhanh với thay đổi, kỹ năng học tập, làmviệc dưới áp lực, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năngtư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản lý thời gian… - Kỹ nănggiao tiếp

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh là thứ thiết yếu mà nhà trường và phụhuynh nên trang bị cho con em mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.Rất nhiều bạn học sinh có nền tảng kiến thức tốt, nhưng khả năng giao tiếp lạirất kém Phổ biến nhất là không dám bắt chuyện với người lạ, không hòa đồngvới mọi người, không dám bày tỏ tiếng nói, quan điểm của mình, tâm lý run sợkhi giao tiếp trước đám đông,…

Lắng nghe cũng là một phần của kỹ năng giao tiếp, thể hiện bạn là người có tháiđộ cầu tiến, cầu thị trong học tập cũng như trong công việc Khi bạn làm sai,chưa hoàn thành tốt công việc, hay mới chỉ bắt tay làm công việc nào đó lần đầutiên, hãy coi những lời phản ánh, phê bình là chuyện hết sức bình thường và là lẽdĩ nhiên Hãy hạ cái tôi bản thân xuống để đón nhận những lời góp ý từ ngườikhác, rút kinh nghiệm cho bản thân mình tốt hơn

1.2 Đa dạng hoạt động học tập nhằm kiến tạo giờ học hứng thú và pháttriển

các kỹ năng mềm cho học sinh trong dạy học môn Địa lí lớp 10

- Trong quá trình giảng dạy tôi rút ra các hoạt động học tập nhằm kiến tạo giờ

học hứng thú và phát triển kĩ năng mềm cao nhất cho HS như sau:+ Học sinh nghiên cứu và tìm hiểu bài ở nhà

+ Hoạt động nhóm

+ Thuyết trình báo cáo sản phẩm

+ So sánh,phản biện,đánh giá sản phẩm học tập lẫn nhau

+ Áp dụng phương pháp dạy học bằng cách đưa các hình mẫu ẩn dụ :

- Các kĩ năng của hình mẫu nông dân

- Các kỹ năng của hình mẫu họa sĩ - Các kỹ năng của hình mẫu kiến trúc sư - Các kỹ năng của hình mẫu diễn viên

Trang 6

2 Cơ sở thực tiễn2.1 Những thuận lợi

- Hiện nay, chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông mới đang

được đưa vào sử dụng Bộ giáo dục và đào tạo đã có những văn bản hướng dẫn,chỉ đạo cho phép các trường, các địa phương được tự lưa chọn bộ sách giáokhoa mới phù hợp với điều kiện học tập, khả năng lĩnh hội và sáng tạo của họcsinh trường mình, địa phương mình.

- Sở giáo dục và đào tạo Thanh hóa cũng đã có những buổi tập huấn, bồidưỡng, họp chuyên môn Cụm chất lượng , để giáo viên học hỏi, nâng cao trìnhđộ chuyên môn, tiếp cận các phương pháp giáo dục mới cũng như chia sẻ kinhnghiệm với các đồng nghiệp.

- Đội ngũ giáo viên môn Địa Lí trong trường gồm 5 người là con số tương đốiđông so với các trường khác Mặt khác, đội ngũ giáo viên môn Địa Lí rất năngđộng, yêu nghề, ham học hỏi, đoàn kết và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong côngviệc nên có điều kiện học hỏi nhau nhiều hơn.

- Vấn đề Thiết kế đa dạng các hoạt động học tập nhằm kiến tạo giờ học hứng thúvà phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh trong dạy học môn Địa lí lớp 10.trong những năm qua đã được quan tâm của các cấp các ngành, nhà trường và xãhội.

- Mặt khác, với đặc thù môn Địa lí gắn liền với cuộc sống thực tế tại địaphương các em sinh sống, sẻ giúp học sinh có kỹ năng xử lý những tình huốngtrong cuộc sống thực tiễn, nên giáo viên rất thuận lợi để tổ chức cho học sinh

Trang 7

khám phá và tự tìm hiểu những tri thức mới, làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng,sinh động, gây hứng thú, giảm áp lực, giảm mệt mỏi căng thẳng mà vẫn đem lạihiệu quả cao

2.2 Những khó khăn

- Chương trình giáo dục phổ thông mới lần đầu tiên được đưa vào giảngnên nhiều giáo viên và học sinh còn bỡ ngỡ trong việc tiếp cận những phươngpháp dạy và học mới khi dạy, nhiều giáo viên vẫn theo hướng truyền thụ mộtchiều những kiến thức của giáo viên về bài dạy Nhiều giáo viên còn bị phụthuộc một cách máy móc, rập khuôn vào giáo án tham khảo của học liệu là chohọc sinh đọc tình huống, trả lời câu hỏi trong tình huống rồi ghi bài trong sáchgiáo khoa khiến bài dạy khô khan, dễ gây nhàm chán và kém hiệu quả.

- Vẫn còn một bộ phận phụ huynh và học sinh nhận thức không đầy đủ, cóphần thực dụng, thờ ơ, xem môn Địa Lí chỉ là một môn tự chọn nên không quantrọng, không cần phải dành thời gian học và tìm hiểu sâu

2.3 Thực trạng học tập của học sinh

Ngày nay, kỹ năng mềm thường xuyên được ứng dụng trong cuộcsống, chúng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công việc và sự thành công củamỗi người Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, đa số những người thành công, họ chỉcó 25% là kiến thức chuyên môn, còn lại là những kỹ năng mềm mà họ học tậpvà tích lũy được trong cuộc sống Do vậy, việc trau dồi, trang bị, giáo dục kỹnăng mềm cho học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường rất quan trọng vàcần thiết Dạy cho học sinh những kiến thức chuyên môn, sách vở là tốt nhưngchưa đủ, thầy cô cần trang bị cho học sinh những kỹ năng mềm cần thiết của thếkỉ XXI, giúp các em có khả năng thích nghi, ứng phó cao, trở thành công dântoàn cầu và dễ thành công trong cuộc sống

Độ tuổi THPT là giai đoạn chuẩn bị bước ra cuộc đời nên đây là thời điểm quantrọng để đẩy mạnh giáo dục các em những kỹ năng mềm, làm hành trang vữngchắc cho thành công trong tương lai Vì vậy, giáo dục kỹ năng mềm tại cáctrường THPT hiện nay đang được chú trọng và tạo điều kiện thực hiện

Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng cho học sinh phần lớn đang được triển khaidưới hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, câu lạcbộ, các hoạt động văn hóa- nghệ thuật – thể thao, hoạt động xã hội, công ích…mang tích bề nổi Trong khi việc hình thành và phát triển các kỹ năng đòi hỏimột quá trình dài, thường xuyên và liên tục Bởi vậy, thầy cô cần quan tâm đếnviệc lồng ghép giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh ngay trong từng bộ môn,từng tiết học

Để có kết luận xác đáng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực

trạng học tập của học sinh về việc các em được học một số tiết học trong chương

trình môn Địa Lí lớp 10 THPT Tĩnh Gia 1, trước khi được giáo viên đa dạng

Trang 8

hóa các hoạt động học tập và các hình mẫu ẩn dụ đã vận dụng vào qui trình dạyhọc, kiến tạo giờ học vui vẻ, hứng thú và lồng ghép giáo dục, rèn luyện các kỹ

năng mềm vào một số bài học

PHIẾU KHẢO SÁT SỰ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ CỦA HỌCSINH TRƯỚC KHI GIÁO VIÊN ỨNG DỤNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNGNHẰM KIẾN TẠO GIỜ HỌC HỨNG THÚ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸNĂNG MỀM

A Thông tin:

Họ tên học sinh (không bắt buộc)……… Lớp …………

B Nội dung khảo sát

Sự hứng thú học tập môn địa lí ở các em ở mức độ nào sau đây?

(Đánh dấu X vào mức em chọn)

Tác giả tiến hành khảo sát sự hứng thú học tập môn Địa lí trước khi GV ứngdụng một số hoạt động dạy học nhằm kiến tạo giờ học hứng thú và phát triển kỹnăng mềm ở trường THPT Tĩnh Gia 1.

Tên Trường

Sĩ số

Mức độKhông hứng

Rất hứngthú

Trường THPT TĩnhGia 1

48 10D1 29 60,4% 15 31,3% 4 8,3%48 10D2 27 56,3% 14 29,2% 5 10,5%44 10D3 25 56,8% 17 38,6% 3 6,6%

2.4.Thực trạng của giáo viên

Trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên chúng ta luôn song hành 2nhiệm vụ vừa giảng dạy, vừa học tập, bồi dưỡng nhằm nâng cao chuyên môn vàđổi mới phương pháp dạy học, dần chuyển đổi từ dạy học tiếp cận nội dung sangdạy học tiếp cận năng lực Chúng ta cũng nhận thấy rõ người giáo viên thời đại4.0 hiện tại phải đóng vai trò là người định hướng, người tạo động lực, ngườigieo mầm cho những khát vọng tuổi trẻ Cùng với phong trào chung của ngành,chúng tôi cũng không ngừng tự học và bồi dưỡng để đáp ứng ngày càng tốt hơnnhững yêu cầu của giáo dục theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất ngườihọc Những kiến thức học được từ những chuyên viên,các đồng nghiệp chúngtôi đã và đang tích cực vận dụng ở một số lớp học khối 10 Kết quả cho thấy:học sinh được kích hoạt động lực học tập tốt hơn, xác định được mục tiêu, biếtlên kế hoạch rõ ràng cho việc chinh phục mục tiêu học tập Các giờ học, họcsinh hứng thú học tập và tự giác hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình

Trang 9

CHƯƠNG II CÁCH THỨC ĐA DẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬPNHẰM KIẾN TẠO GIỜ HỌC HỨNG THÚ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸNĂNG MỀM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 1 Giáo viên linh hoạt từng bước “biến hình” vào vai với các hình mẫu ẩndụ kiến tạo giờ học hứng thú, phát triển nhiều kỹ năng mềm cho học sinhtrong giờ học

1.1 Lên kịch bản, thiết kế tài liệu học tập và các phương án triển khai bàigiảng: tổ chức những hoạt động nào, sử dụng những phần mềm nào hỗ trợ

Với đặc điểm kĩ năng mềm của hình mầu Kiến trúc sư theo tôi trong quá trìnhdạy học GV cần dựa vào thực tế khách quan về cơ sở vật chất , không gianphòng học, năng lực tiếp cận, thực hiện các hoạt động học tập của HS, nội dungbài học.

GV lựa chọn phối hợp các phương pháp , kĩ thuật dạy học, thiết kế phiếu vàphân công nhiệm vụ học tập, chọn mạch dẫn dắt HS lĩnh hội kiến thức theo sơđồ, bảng hệ thống, mảnh ghép, bức tranh ( không thống nhất phải theo đề mục).Từ đó Gv lên kịch bản chi tiết, hoàn chỉnh cho bài dạy với tính khả thi caonhất.

1.2 Dẫn dắt học sinh vào bài và tạo động lực thúc đẩy học sinh nghiên cứuvà

thiết kế, thể hiện theo cách riêng của mình

Với kĩ năng mềm của hình mẫu Hoạ sĩ, GV có thể truyền cảm hứng cho các emtham gia các cuộc thi ở qui mô lớp hoặc liên lớp trong khối mà thầy cô dạy đểtạo nên sự cộng hưởng tích cực trong học tập môn học Thực tế, mỗi kì tôi chocác em tham gia 1 cuộc thi nhỏ như: cuộc thi thiết kế vở ghi điện tử sáng tạođược tổng kết vào cuối năm học

Thông qua phong trào tự nghiên cứu và thiết kế bài học sáng tạo, các em họcsinh vừa phát triển kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vừa gìn giữ được sáchgiáo khoa sạch đẹp Cũng nhờ đó mà cô trò chúng tôi lan tỏa được những sảnphẩm học tập đẹp, sáng tạo và truyền động lực, cảm hứng cho nhiều học sinhtham gia dự án “Dành tặng cho các em khóa sau”

Trang 10

Trong thực tế dạy học ,tôi truyền tải nội dung bài học cho HS bằng nhữngphương pháp rất gần gũi như : Vào bài bằng câu chuyện, tình huống gây hứngthú hay kích thích sự tò mò cho HS, quan sát và linh hoạt với các tình huốngtrong giờ học Bản thân tôi luôn đặt niềm tin vào HS , tạo hứng thú cho HSnghiên cứu và thiết kế, xây dựng bài học theo cách riêng (mimap, tranh vẽ, thơnhac, vi deo ) nhằm phát huy cao nhất tính sáng tạo của HS Tạo động lực thúcđẩy HS mong muốn chiếm lĩnh nội dung bài học

1.3 Tổ chức, hướng dẫn điều phối học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Với đặc điểm kĩ năng mềm của hình mầu Kiến trúc sư GV cần quan sát, baoquát toàn lớp học, các sản phẩm học sinh hoàn thành, điều chỉnh mạch dẫn kiếnthức linh hoạt theo điều kiện thực tế đang diễn ra trong tiết học, điều hành cáchoạt động học tập.

Trang 11

Đặc biệt trong quá trình dạy học bản thân tôi luôn hướng tới sự quan sát tinhtế tới những HS yếu kém nhiều hơn để kịp thời khích lệ các em duy trì hoànthành mục tiêu học tập Điều này làm cho mọi đối tượng HS đều có cơ hội tiếpcận kiến thức bài học một cách dễ dàng , có cơ hội thể hiện năng lực, thế mạnh.Kết nối với HS, thu hút HS hiện hữu và tập trung trong giờ học.

1.4 Bao quát lớp học, phát hiện những “hạt giống” cần khai thác, phát huyvà những “hạt” cần kiên trì vun bồi, đa dạng hóa hệ thống câu hỏi, tăng sựtương tác, kết nối với của học sinh

Với đặc điểm kĩ năng mềm của hình mẫu Nông dân GVsẽ khai thác đượctiềm năng từ hạt giống, làm việc nhóm đa dạng, qui trình nguồn lực, tổ chức,phân tích toàn diện.

Trong quá trình dạy học tôi luôn bao quát toàn lớp học, điều chỉnh mạch dẫnkiến thức linh hoạt theo điều kiện thực tế đang diễn ra trong tiết học, điều hànhcác hoạt động học tập ra hệ thống các câu hỏi nhiều cấp độ phù hợp với tất cảđối tượng HS trong lớp -> chú ý tạo cơ hội cho HS yếu kém tiếp cận câu hỏi dễhơn.

Kết quả cho thấy trong tiết học cả lớp háo hứng, sôi nổi, HS tích cực xâydựng bài.

1.5.Tập trung vào nội dung trọng tâm của bài học

Với đặc điểm kĩ năng mềm của hình mầu Diễn viên Trong quá trình dạy bảnthân tôi kết nối nội dung bài học bằng những câu chuyện, tình huống hay bứctranh đến HS bằng cảm xúc từ trái tim , sự nhiệt huyết của người thầy Kíchhoạt động lực , khơi gợi hứng thú bằng các câu hỏi, đặt niềm tin vào HS, HS tựthiết kế xây dựng bài học theo cách riêng Vì vậy trong tiết học tôi đã dạy đãgây được sự chú ý, ấn tượng cho HS , đưa tiết học đến cao trào cảm xúc , tạođiểm CHẠM và rút ra bài học thực tiễn , bài học về giá trị sống

1.6 Phát triển chỉ số hạnh phúc cho học sinh, lắng nghe và thấu hiểu trò

Thông qua việc nhận xét về ý thức tinh thần học tập của học sinh, khôngtiết kiệm lời khen, khích lệ học sinh (Chú ý khen học sinh giỏi để kích hoạt tinhthần chinh phục mục tiêu cao hơn, học sinh còn yếu khen về biểu hiện tiến bộ đểcủng cố niềm tin cho học sinh)

Khi thầy cô tạo được sự kết nối với trò, tạo được sự tin yêu với trò, hãy xâydựng bộ câu hỏi có mục tiêu của cụ thể của học sinh về môn học Dựa trên bảngcâu hỏi có mục tiêu, phân loại học sinh để không áp đặt 1 kì vọng chung cho tấtcả học sinh như nhau Dựa trên mục tiêu, giáo viên phân nhóm bài tập cần hoànthành cho đối tượng học sinh phù hợp để học sinh nào cũng hoàn thành nhiệmvụ bài học

Trang 12

2 Giáo viên khơi gợi, nhận ra và phát huy tối đa thế mạnh của từng học sinh thông qua hoạt động nhóm

Hoạt động nhóm diễn ra một chiều để mỗi học sinh vừa hoàn thành nhiệmvụ của người học vừa được trải nghiệm với vai trò người hướng dẫn cho bạn họcở vị trí kế tiếp mình Cụ thể là: Theo sơ đồ minh họa dưới đây, học sinh ở cả 3 vịtrí đều hoàn thành nhiệm vụ chung, nộp sản phẩm trong nhóm nhỏ, học sinh ở vịtrí số 1 kiểm tra và hướng dẫn bài cho vị trí số 2, học sinh ở vị trí số 2 tổng hợpkết quả sau thảo luận và trao đổi, hướng dẫn cho học sinh ở vị trí số 3, cuối cùnghọc sinh ở vị trí số 3 trao đổi và thống nhất kết quả làm việc của nhóm với họcsinh vị trí số 1

Thông qua việc nhận nhiệm vụ nghiên cứu bài học, triển khai nhiệm vụtrong nhóm nhỏ, đốc thúc, hướng dẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, traođổi, chữa bài cho nhau, thi đua giữa các nhóm, học sinh sẽ được phát huy các kĩnăng cần thiết của các bạn trẻ trong thế kỉ 21.

3 Giáo án thể nghiệm mà tác giả đã soạn và giảng dạy tại lớp 10D3

BÀI 24: ĐỊA LÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP.

(SGK Kết nối tri thức Thời gian thực hiện: 02 tiết)

GV vào vai hình mẫu kiến trúc sư, dựa trên thực tế lớp học (sĩ số, năng lựchọc tập, sự phân hóa về năng lực của học sinh…), cơ sở vật chất của phòng học,các yêu cầu cần đạt của bài học… thiết kế giáo án và lên phương án dạy bài 24như sau:

I MỤC TIÊU

1 Về kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:

Trình bày được vai trò, đặc điểm của các ngành trồng trọt.

Trình bày và giải thích được sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi chính

trên thế giới

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:24

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w