Điều này thì có thể hiểu được vì tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ, ngay cả những người đã từng đi du học ở các nước nói tiếng Anh cũng chưa thế viết hoàn chỉnh một bài báo khoa học vì
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
~~~~~~*~~~~~~
BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: “BÁO CÁO CHỦ ĐỀ 4, 5”
Các thành viên
Vũ Thế Tâm: 49.01.104.130 Nguyễn Mạnh Phú: 49.01.104.112
Lê Văn Khánh: 49.01.104.068
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày tháng 04 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I: NỘI DUNG TỰ NGHIÊN CỨU 3
1 Kĩ năng mềm cho nhà khoa học 3
1.1 “Kĩ năng mềm” là gì? 3
1.2 Phân loại các loại kĩ năng mềm 3
1.3 Đánh giá kĩ năng của các nhà khoa học trong và ngoài nước 4
1.4 Giải pháp để nâng cao những kĩ năng 4
2 Đánh giá chất lượng của một bài báo khoa học đã công bố như thế nào? 5 3 Làm thế nào để biết một hội nghị/ hội thảo khoa học hay tạp chí khoa học có uy tín và chất lượng? 6
PHẦN II: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ THỰC HÀNH 8
1 Tìm hiểu một số chuẩn cho vấn đề trích dẫn và tham khảo trong nghiên cứu khoa học 8
1.1 Trích dẫn 8
1.2 Một số chuẩn trích dẫn phổ biến hiện nay 9
2 Tìm kiếm các trang hướng dẫn về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (ethics in research), cách viết và công bố công trình nghiên cứu (ethics ofresearch, writing, and puclication) 10
Trang 33 Tìm và trình bày 2 tài liệu được xem là vi phạm đạo đức và văn hóa trong nghiên cứu khoa học 11
CÁC TÀI LIỆU KHAM KHẢO 13
PHẦN I: NỘI DUNG TỰ NGHIÊN CỨU
1 Kĩ năng mềm cho nhà khoa học
1.1 “Kĩ năng mềm” là gì?
Kĩ năng mềm là khái niệm còn rất mới mẻ đối với giới khoa học Việt Nam Nhà Khoa học sẽ “chuyên nghiệp” và “thành công” hơn khi họ được trang bị kĩ năng này Trong nghiên cứu khoa học, "kỹ năng mềm" là các kỹ năng không phải là kiến thức chuyên môn mà là những kỹ năng liên quan đến mềm mại, giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm, và giải quyết vấn đề Những kỹ năng này thường không được dạy trong các khóa học chuyên ngành mà thường phát triển thông qua kinh nghiệm, thực hành và phản hồi từ người khác
1.2 Phân loại các loại kĩ năng mềm
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn có
2 kĩ năng mềm mà các nhà khoa học Việt Nam cần phải cải tiến và học hỏi, đó là: Kĩ năng thông tin và ngoại giao Kĩ năng thông tin ở đây là khả năng truyền đại thông tin khoa học đến đồng nghiệp trong và ngoài nước qua viết và nói chuyện Viết trên các tập san khoa học quốc tế đòi hỏi những kĩ năng về tiếng Anh (vì phần lớn tập san khoa học ngày nay sử dụng tiếng Anh) và cách biện luận, mà các đồng nghiệp trong nước đều rất yếu Điều này thì có thể hiểu được
vì tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ, ngay cả những người đã từng đi du học
ở các nước nói tiếng Anh cũng chưa thế viết hoàn chỉnh một bài báo khoa học vì làm được việc này đòi hỏi một thời gian “cọ sát” khá lâu mới trở thành chuyên nghiệp được Ngay cả những nghiên cứu sinh mà tiếng Anh là mệ đẻ cũng khó
có thể viết một bài báo khoa học một cách chỉn chu
Nói chuyện trong các hội nghị khoa học đòi hỏi những kĩ năng chẳng những về ngôn ngữ mà còn nghệ thuật Nhiều đồng nghiệp trong nước nói chuyện trong các hội nghị khoa học quốc tế, và họ phạm phải những lỗi lầm hết sức cơ bản như chọn màu sắc không thích hợp, chọn font chữ sai, sử dụng quá nhiều hoạt hình màu mè, diễn giải không thông và logic, cách nói quá đơn điệu, không biết cách trả lời người chất vấn, v.v… Có người nhầm lẫn giữa trả lời chất vấn và lên lớp, nên biến bài nói chuyện thành một buổi trao đổi thiếu tinh thần chuyên nghiệp (nếu không muốn nói là khôi hài)!
Cộng đồng khoa học, cũng như xã hội, là một tập thể với những quan hệ đa chiều Nhà khoa học phải phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại và phát triển Trong mối quan hệ đa chiều như thế, kĩ năng ngoại giao rất quan trọng trong việc quảng bá công trình nghiên cứu của mình
Có nhiều nhà khoa học trong nước nghĩ rằng họ công bố kết quả nghiên cứu và thế là xong Nhưng khoa học ngày nay cạnh tranh ác liệt, cạnh tranh để
Trang 4được ghi nhận Trong bất cứ lĩnh vực nghiên cứu nào cũng có nhiều người cùng làm, và việc tương tác với đồng nghiệp để quảng bá nghiên cứu của mình là một
kĩ năng rất cần thiết để thành đạt trong khoa học ngày nay Đây cũng là một điểm yếu nhất của nhiều đồng nghiệp trong nước vì họ hầu như chảng có ý niệm
gì về lobby trong khoa học
Để được mời viết những tổng quan hay bình luận thì cá nhân nhà khoa học phải có một vị thế uy tín trong môi trường khoa học và để tạo ra một vị thể đó, ngoài thành tích khoa học ra, cần phải có kĩ năng ngoại giao Nói cách khác, nhà khoa học phải biết và tranh thủ ủng hộ của các nhà khoa học đàn anh, các nhóm nghiên cứu có tiếng trên thế giới để được nằm trong quĩ đjao của những người
“elite” (tinh tú, xuất sắc – Bản tin ĐHQGHN)
1.3 Đánh giá kĩ năng của các nhà khoa học trong và ngoài nước
a Trong nước
Các đại học nước ta chưa chuẩn bị tốt cho nghiên cứu sinh về các kĩ năng thông tin Có thể nói rằng hầu hết các nghiên cứu sinh, thậm chí cả các giáo sư, thiếu kinh nghiệm trình bày một nghiên cứu khoa học cho mạch lạc, chưa am hiểu những qui ước trong việc soạn thảo powerpoint và nhất là chưa nói tiếng Anh thông thạo Tiếng Anh thì có thể thông cảm được vì nó không phải là tiếng
mẹ đẻ, nên nếu có vài sai sót thì chắc chẳng ai phàn nàn Nhưng một nhà khoa học cấp giáo sư mà trình bày một nghiên cứu quá sơ sài, quá cẩu thả, và bất chấp qui ước khoa học thì khó mà chấp nhận được Trong thực tế, các nhà khoa học hàng đầu nước ta khi nói chuyện trong hội nghị quốc tế làm cho chủ tọa cứ lắc đầu Do đó, những kĩ năng cơ bản như kĩ năng thông tin cần phải được đưa vào chương trình học bắt buộc (compulsory subject) cho sinh viên đại học Trong khi chưa có những chương trình giảng dạy như thế, có thể tổ chức nhiều khóa học theo dạng workshop cho các đồng nghiệp trong nước để nhanh chóng làm quen với “luật chơi” khoa học ở ngoài
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ trong bài phỏng vấn “Ở Đại học New South Wales và Viện Garvan, chúng tôi có những khóa học chỉ chuyên dạy về cách viết một bài báo khoa học hay đơn xin tài trợ, cách viết một đơn xin học bổng, cách trình bày một nghiên cứu khoa học cho nghiên cứu sinh Tôi cũng từng tham gia giảng dạy và soạn tài liệu về cách viết một bài báo khoa học, nên qua đó cũng có thể chia sẻ với các đồng nghiệp trong nước Như vậy, muốn tiếp cận trình độ quốc tế, các nhà khoa học và các nhà quản lý đại học cần phải quan tâm đặc biệt đến kĩ năng mềm.”
(Nguyễn Văn Tuấn, 2013, Từ nghiên cứu đến công bố Kỹ năng mềm cho nhà khoa học, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)
1.4 Giải pháp để nâng cao những kĩ năng
Ông bà ta có câu “Không thầy đố mày làm nên” Nói đến “kĩ năng” là nói đến thực hành, và thực hành thì khó mà tự học được Những bài giảng, kể cả bài giảng về cách viết bài báo khoa học, tràn ngập trên internet, nhưng không phải có những bài giảng đó là có thể viết một bài báo khoa học
Trang 5được Bất cứ kĩ năng nào cũng cần phải học và tiếp cận với những người có kinh nghiệm
Cái khó khăn lớn nhất là các đại học Việt Nam chúng ta thiếu những người
có kinh nghiệm về các kĩ năng mềm này, đơn giản vì nhiều giáo sư và nhà khoa học nước ta chưa từng công bố các nghiên cứu khoa học trên các tập san quốc
tế Tuy ngày nay các đại học nước ta cũng có một số nhà khoa học được đào tạo
từ nước ngoài, nhưng khả năng độc lập mà họ có thể công bố một công trình nghiên cứu trên các tập san quốc tế vẫn còn rất hạn chế Do đó, chỉ có một cách hữu hiệu nhất là mời các chuyên gia nước ngoài về trực tiếp giúp trang bị các kĩ năng mềm này cho các nhà khoa học trong nước
Ở một số đại học lớn tại các nước như Thái Lan, Nhật Bản, người ta có hẳn một hay hai người ngoại quốc nói tiếng Anh chuyên làm nghề biên tập khoa học (scientific editor) cho trường Khi nhà khoa học soạn xong một bản thảo, họ trực tiếp làm việc với các chuyên gia này để hoàn chỉnh bản thảo trước khi gửi đi nộp cho một tập san khoa học Đây cũng là một mô hình thực tế có thể giúp nâng cao sự có mặt của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế Cộng đồng khoa học, cũng như xã hội, là một tập thể với những quan hệ đa chiều Nhà khoa học phải phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại và phát triển Trong mối quan hệ đa chiều như thế,
kĩ năng ngoại giao rất quan trọng trong việc quảng bá công trình nghiên cứu của mình
2 Đánh giá chất lượng của một bài báo khoa học đã công bố như thế nào?
Khi bản thảo bài báo khoa học được nộp cho một tập san, tổng biên tập (editor-in-chief) đọc qua phần tóm lược (abstract), và dựa vào chuyên ngành của bài báo, sẽ giao cho một phó biên tập (associate editor) phụ trách, và người này chính là người có thẩm quyền quyết định “số phận” của bài báo Thông thường, phó biên tập đọc qua bài báo, rồi quyết định xem có xứng đáng để gửi đi phản biện (peer review) Nếu bài báo có tiềm năng và xứng đáng, phó biên tập sẽ chọn 2 - 3 chuyên gia phản biện (phần lớn những chuyên gia này nằm trong ban biên tập của tập san) Sau 4 tuần (thời gian trung bình), các chuyên gia này gửi báo cáo phản biện cho phó biên tập Nếu có một chuyên gia bình duyệt đề nghị
từ chối bài báo thì thông thường phó biên tập sẽ gửi thư cho tác giả biết rằng tập san từ chối công bố bài báo
Nếu tất cả chuyên gia phản biện không từ chối và yêu cầu sửa đổi, thì phó biên tập sẽ chuyển các phản biện này cho tác giả để chỉnh sửa (kể cả làm thêm thí nghiệm, thêm phân tích ) Sau khi chỉnh sửa, tác giả gửi lại bản thảo mới (và kèm theo những trả lời cho các câu hỏi mà chuyên gia phản biện nêu) cho phó biên tập Nếu phó biên tập thấy tác giả trả lời đầy đủ, thì sẽ quyết định đăng hay không đăng Nếu phó biên tập thấy tác giả chưa trả lời đầy đủ, thì tất cả hồ
sơ sẽ chuyển cho các chuyên gia phản biện một lần nữa, và chu trình bình duyệt lại bắt đầu Thông thường, một bài báo phải qua 2 - 3 lần phản biện, nhưng cũng
có trường hợp mà tác giả phải kinh qua 6 lần phản biện Một khi bài báo đã được chấp nhận hay không chấp nhận cho công bố, phó biên tập sẽ thông báo quyết định của mình cho tổng biên tập biết Tính trung bình, thời gian từ lúc nộp bài đến khi quyết định cho công bố tốn khoảng 6 tháng Nhưng cũng có khi thời
Trang 6gian kéo dài cả 1 hay 2 năm Cố nhiên, trong các trường hợp bài báo được đánh giá là không xứng đáng ngay từ lúc ban đầu thì thời gian đi đến quyết định chỉ trong vòng 1 tuần
Đánh giá chất lượng của một bài báo khoa học là quá trình quan trọng và phức tạp, thường được thực hiện bởi cộng đồng nghiên cứu và các chuyên gia trong lĩnh vực đó Đầu tiên, tính hợp lệ của nguồn gốc là yếu tố quan trọng nhất Bài báo nên được công bố trong một tạp chí khoa học uy tín, được đánh giá và kiểm định bởi các chuyên gia trong lĩnh vực đó Các tiêu chí để đánh giá tính hợp lệ của một tạp chí bao gồm uy tín, chất lượng biên tập, và tầm ảnh hưởng Tiếp theo, phương pháp nghiên cứu là một phần quan trọng khác Bài báo cần
mô tả rõ ràng và chi tiết về phương pháp nghiên cứu được sử dụng, bảo đảm tính hợp lý và có thể tái sản xuất được Dữ liệu và kết quả của nghiên cứu cũng phải được trình bày một cách minh bạch và được hỗ trợ bằng phân tích thống kê có ý nghĩa Sau đó, bài báo cần phải đánh giá và bàn luận về ý nghĩa của kết quả, đồng thời nhận diện các giới hạn và hướng phát triển tiếp theo của nghiên cứu Tính chuyên môn và đóng góp mới cũng là một yếu tố quan trọng, khi mà bài báo cần phải có sự đóng góp mới mẻ đối với lĩnh vực nghiên cứu và thể hiện được sự hiểu biết sâu rộng về các công trình nghiên cứu trước đó Cuối cùng, chất lượng viết và trình bày của bài báo cũng rất quan trọng, bao gồm cách thức trình bày thông tin một cách rõ ràng, logic và chính xác, cũng như tuân thủ các quy định về định dạng và trình bày của tạp chí Tất cả những yếu tố này cộng lại tạo nên một bài báo khoa học có chất lượng cao và có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng nghiên cứu và xã hội
3 Làm thế nào để biết một hội nghị/ hội thảo khoa học hay tạp chí khoa học
có uy tín và chất lượng?
3.1 Thế nào là tạp chí khoa học thiếu uy tín và kém chất lượng ?
Trước nhu cầu công bố khoa học quốc tế gia tăng mạnh, lợi nhuận hấp dẫn của việc xuất bản tạp chí khoa học và xu thế xuất bản trực tuyến, đã xuất hiện các tạp chí khoa học với danh nghĩa “quốc tế” có phí xuất bản rẻ, thời gian xuất bản ngắn nhưng chất lượng thấp Cộng đồng khoa học gọi các tạp chí này là
“predatory journal” – tạm dịch là tạp chí dỏm hay tạp chí ngụy tạo
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn từ Úc, các dấu hiệu để nhận diện tạp chí khoa học dỏm là:
[1] Không có cơ quản chủ quản [thường là các hiệp hội chuyên ngành hoặc trường đại học, viện nghiên cứu]
[2] Tên tạp chí thường chung chung, nghe rất “kêu” hoặc nhái theo tên các tạp chí nổi tiếng [Ví dụ: “Journal of Engineering and Medicine”,
“International Journal of Engineering Technology and Scientific Innovation”,…]
Trang 7[3] Không có tên trong các danh mục WoS, Scopus [GS Tuấn cho rằng vẫn có một số tạp chí hạng Q3, Q4 của Scopus là tạp chí dỏm]
[4] Tổng Biên tập, thành viên Ban biên tập không có thành tích khoa học tốt, không có tiếng tăm trong lĩnh vực chuyên môn, thường là từ các nước Trung Đông, Ấn Độ, Châu Phi,…
[5] Chất lượng bài báo kém, giá trị khoa học rất thấp, nhiều sai sót do không có phản biện hay có thì rất qua loa để xuất bản nhanh
[6] Tiếng Anh có nhiều sai sót
Một số tổ chức, cá nhân đã nỗ lực lập danh sách các tạp chí dỏm để cảnh báo các nhà khoa học Một trong số đó là “danh sách của Beall” [Beall’s list] Jeffrey Beall là một quản trị viên thư viện tại ĐH Colorado Denver, năm 2010 ông đã thống kê hàng nghìn tạp chí và nhà xuất bản mà ông cho rằng đang lừa dối các tác giả bằng cách thu phí xuất bản nhưng không đi kèm với các quy trình phản biện, biên tập thông thường Mặc dù năm 2017 Beall đã đóng cửa blog gây tranh cãi của mình do có “sức ép”, nhưng những người khác vẫn tiếp tục duy trì
và cập nhật “danh sách của Beall”
3.2 Thế nào để biết một hội nghị/ hội thảo khoa học hay tạp chí khoa học
có uy tín và chất lượng?
Để đánh giá một hội nghị hoặc hội thảo khoa học có uy tín và chất lượng, cần xem xét một loạt các yếu tố quan trọng Một trong những yếu tố đầu tiên là
tổ chức và đối tác đồng tổ chức Một hội nghị được tổ chức bởi các tổ chức uy tín trong lĩnh vực, hoặc có sự hợp tác với các tổ chức danh tiếng, thường có khả năng mang lại chất lượng cao hơn Các hiệp hội chuyên ngành, các trường đại học hàng đầu, hoặc các tổ chức nghiên cứu có tiếng thường là những đối tác đáng tin cậy Yếu tố tiếp theo là ban tổ chức và ủy ban chương trình Đánh giá xem ai là thành viên của ban tổ chức và ủy ban chương trình có thể cung cấp thông tin quý báu về mức độ uy tín của hội nghị Sự hiện diện của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, cùng với một danh sách chương trình đa dạng và chất lượng, là một dấu hiệu tích cực Ngoài ra, tiêu chuẩn chấp nhận bài báo cũng là một chỉ số quan trọng của uy tín và chất lượng của hội nghị Quy trình chấp nhận bài báo nghiêm ngặt, thông qua sự đánh giá của các chuyên gia đồng nghiệp hoặc các ủy ban khoa học, là dấu hiệu cho thấy hội nghị quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng nội dung Một yếu tố khác cần xem xét là chất lượng diễn giả và nội dung của các buổi thảo luận Sự hiện diện của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đảm bảo rằng bạn sẽ được nghe các phát hiện và ý kiến đáng giá Ngoài ra, một loạt các chủ đề đa dạng và phong phú cũng là một dấu hiệu của sự đa dạng và sự phát triển trong lĩnh vực Bên cạnh đó, sự minh bạch
Trang 8và uy tín của hội nghị là yếu tố quan trọng Một hội nghị uy tín thường minh bạch về quy trình chọn lọc, tổ chức tài chính và quy trình giải quyết mâu thuẫn
Sự minh bạch và uy tín này giúp tăng cường niềm tin và sự hỗ trợ của cộng đồng nghiên cứu
Uy tín của tạp chí khoa học liên quan đến chất lượng khoa học của tạp chí
đó, thường được đánh giá qua một hay một số tiêu chí [ví dụ quy trình xuất bản, chất lượng nội dung các bài báo, số lượng trích dẫn, danh tiếng của ban biên tập, danh tiếng của nhà xuất bản,…] Tùy theo quan điểm, mục đích của tổ chức, tiêu chí đánh giá có thể khác nhau và do đó chất lượng, uy tín của tạp chí có thể khác nhau
Hiện nay, có sự thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng khoa học quốc tế tạp chí khoa học uy tín là các tạp chí được chỉ mục trong danh mục Scopus và danh mục Web of Science Core Collection [WoS, trước đây thường biết với tên gọi phổ biến là ISI]
Ở Việt Nam, với mục đích tính điểm quy đổi để đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/12/2018 của Thủ thướng Chính phú thì tạp chí khoa học quốc tế có uy tín là những tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN thuộc danh mục trong Web of Science [ISI], danh mục Scopus hoặc danh mục quốc tế khác do Hội đồng Giáo sư nhà nước quyết định [xem Phụ lục 1 của Quyết định 37] Danh mục cụ thể sẽ do các Hội đồng GS ngành, liên ngành công bố hàng năm
Theo Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia [NAFOSTED], tạp chí quốc tế có uy tín được quy định cụ thể và khác nhau đối với 2 nhóm lĩnh vực Khoa học tự nhiên-kỹ thuật và Khoa học xã hội-nhân văn Ví dụ, hiện tại, đối với lĩnh vực Khoa học tự nhiên-kỹ thuật thì đó là 6940 tạp chí thuộc nhóm Q1, Q2, Q3 của danh mục SCIE trong WoS theo từng chuyên ngành [xem Quyêt định số 151/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 09/8/2019]; đối với lĩnh vực Khoa học xã hội-nhân văn là tạp chí thuộc danh mục AHCI, SSCI của WoS, tạp chí thuộc danh mục Scopus và tạp chí thuộc các nhà xuất bản uy tín thế giới với danh sách cụ thể [xem Quyêt định số 251/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 11/12/2019]
PHẦN II: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ THỰC HÀNH
Trang 91 Tìm hiểu một số chuẩn cho vấn đề trích dẫn và tham khảo trong nghiên cứu khoa học
1.1 Trích dẫn
a Hiểu đúng về trích dẫn
Để đơn giản hoá, tránh trùng lặp và cũng là để phù hợp với thông lệ trong cộng đồng học thuật Việt Nam, thuật ngữ “trích dẫn” sẽ được sử dụng để thay thế cho cụm “trích dẫn và tham khảo” trong bài viết này (trừ những trường hợp phải phân biệt rõ)
Trích dẫn là một phần quan trọng trong công việc học thuật Trích dẫn cho phép bạn công nhận đóng góp của các tác giả và nhà nghiên cứu khác trong công trình của bạn Bất kỳ công trình khoa học nào sử dụng ý tưởng, từ ngữ hoặc nghiên cứu của các tác giả khác đều phải đưa ra các thông tin trích dẫn Trích dẫn cũng
là một cách để tôn trọng những tác giả mà bạn đã mượn ngôn ngữ và ý tưởng từ họ
Trích dẫn là một kỹ năng học thuật quan trọng vì nó cho người đọc công trình của bạn thấy nguồn gốc thông tin mà bạn đã sử dụng để thực hiện nghiên cứu và
hỗ trợ cho các luận điểm và kết luận của bạn Khi viết một bài báo khoa học hay một luận án, luận an, việc trích dẫn các nguồn bạn đã sử dụng là một yêu cầu học thuật bắt buộc
Để thể hiện hiểu biết học thuật và tính nghiêm túc trong nghiên cứu, bạn cần đặt công trình của mình trong khuôn khổ phù hợp với chủ đề bạn đang thảo luận Khuôn khổ này bao gồm việc trích dẫn nguồn tham khảo, công nhận ý tưởng và luận điểm của các tác giả khác trong cùng lĩnh vực nghiên cứu Cung cấp tham khảo đến nguồn thông tin là cách công nhận ý tưởng và công trình không phải là của bạn Làm như vậy vừa là cần thiết để tránh việc bị quy kết là đạo văn vừa là cách thể hiện sự tôn trọng với tác giả của dữ liệu gốc mà bạn đã lấy tham khảo Trích dẫn cũng giúp người đọc dễ dàng xác định nguồn gốc của thông tin để xác minh tính chính xác hoặc tìm hiểu thêm về nó Việc trích dẫn các tài liệu tham khảo cũng thể hiện sự đảm bảo và trách nhiệm trong việc duy trì tính liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học
b Nội dung cần trích dẫn
Cần phải trích dẫn hay dẫn nguồn bất cứ khi nào bạn trích dẫn trực tiếp (quote), diễn đạt lại (paraphrase) hay tóm lược (summary) ý tưởng hay kết quả nghiên cứu của tác giả khác Điều này có nghĩa là bạn phải dẫn nguồn tham khảo cho bất kỳ ý tưởng nào trong công trình của bạn mà xuất phát từ người khác Quy tắc đơn giản là khi bạn sử dụng thông tin hoặc dữ liệu chuyên sâu, không phải là kiến thức chung phổ quát thì bạn cần phải dẫn nguồn tham khảo Chẳng hạn, bạn không cần trích dẫn thông tin đỉnh Everest cao nhất thế giới
Trang 10nhưng nếu bạn nêu rằng đỉnh núi này mỗi năm cao thêm 2cm thì chắc chắn bạn phải cung cấp nguồn tham khảo
1.2 Một số chuẩn trích dẫn phổ biến hiện nay
Trích dẫn và tham khảo là quá trình quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học, giúp cho người đọc có thể theo dõi nguồn gốc của thông tin được sử dụng trong nghiên cứu Sau đây là một số chuẩn trích dẫn phổ biến hiện nay APA (American Psychological Association): Là chuẩn mực thường được
sử dụng trong các nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn APA quy định
về việc trích dẫn và tham khảo theo dạng tiêu chuẩn, gồm tác giả, năm xuất bản, tiêu đề, tên tạp chí hoặc tài liệu tham khảo, số trang
MLA (Modern Language Association): Là chuẩn mực phổ biến trong các nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học MLA quy định về việc trích dẫn và tham khảo theo dạng tiêu chuẩn, gồm tác giả, tiêu đề, tên tác phẩm hoặc tập san, phiên bản, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang
Chicago: Là chuẩn mực được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về lịch sử và khoa học xã hội Chicago quy định về việc trích dẫn và tham khảo theo dạng tiêu chuẩn, gồm tác giả, tiêu đề, tên tác phẩm hoặc tập san, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers): Là chuẩn mực phổ biến trong các nghiên cứu về kỹ thuật và công nghệ IEEE quy định về việc trích dẫn và tham khảo theo dạng tiêu chuẩn, gồm tác giả, tiêu đề, tên tạp chí hoặc hội nghị, nơi xuất bản, năm xuất bản, số trang
Harvard: Đây là chuẩn mực phổ biến trong các nghiên cứu khoa học Harvard quy định về việc trích dẫn và tham khảo theo dạng tiêu chuẩn, gồm tác giả, năm xuất bản, tiêu đề, tên tạp chí hoặc tài liệu tham khảo, nơi xuất bản, số trang
Mỗi chuẩn trích dẫn có những quy tắc cụ thể, và việc thực hiện chính xác chúng là rất quan trọng để đảm bảo tính khách quan và đáng tin cậy của nghiên cứu và tài liệu Nhớ rằng các yêu cầu cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định của tổ chức hoặc nhà xuất bản cụ thể Điều này làm cho việc sử dụng một phần mềm quản lý tham khảo trở nên hữu ích, vì nó có thể tự động tạo ra các trích dẫn theo định dạng phù hợp với chuẩn trích dẫn mong muốn
2 Tìm kiếm các trang hướng dẫn về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (ethics in research), cách viết và công bố công trình nghiên cứu (ethics of research, writing, and puclication)
[1] Đây là một số trang hướng dẫn về đạo đức trong nghiên cứu (ethics
in research) mà bạn có thể tham khảo:
National Institutes of Health Office of Extramural Research - Research Ethics: https://grants.nih.gov/policy/ethics/research/index.htm
Office of Research Integrity - Ethics in research: