1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị mac lenin

22 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,54 MB

Nội dung

Trang 1

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LENIN

CHƯƠNG I ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LENIN

- Kinh tế viết ngắn gọn từ "kinh bang tế thế" (Phương cách để trị nước và giúp đời)

- Kinh tế (góc độ kinh tế học): là toàn bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của mỗi cộng dồng, mỗi quốc gia trong một khoảng thời gian.

- Kinh tế chính trị là nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị => quản lí kinh tế của một quốc gia => Kinh tế chính trị là kinh tế học dưới con mắt của chính khách

Sự xuất hiện của thuật ngữ KTCT trong lịch sử:

- Thuật ngữ KTCT xuất hiện đầu tiên bởi A.Montchrestien trong tác phẩm“Chuyên luận về KTCT” xuất bản năm 1615.

- Thế kỉ XVIII, Adam Smith đã đưa KTCT thành môn khoa học có tính hệ thốngvới các phạm trù và khái niệm chuyên ngành.

KTCT là một ngành khoa học gắn với chính khách hay nhà lập pháp hướng tới 2 mục tiêu:

- Thứ nhất, là tạo nguồn thu nhập dồi dào và sinh kế phong phú cho người dân hay chính xác là tạo điều kiện để người dân tự tạo thu nhập và sinh kế cho bản thân mình.

Trang 2

- Thứ hai, là tạo ra nguồn ngân sách đầy đủ cho nhà nước hay toàn bộ nhân dân để thực hiện nhiệm vụ công.

=> KTCT hướng tới làm cho cả người dân cũng như quốc gia trở nên giàu có

Nguồn: Adam Smith (1776) -Tìm hiểu bản chất, nguồn gốc của cải của các quốc gia/ Của cải của các quốc gia hay Quốc phú luận.

1.1Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mac-Lenin

Giai đoạn 1 : từ thời cổ đại đến cuối thế kỉ XVIII

 Từ cổ đại - Thế kỷ XV - Tư tưởng kinh tế cổ, trung đại

 Chỉ xuất hiện số ít tư tưởng kinh tế, chưa tạo được tiền đề cho sự xuất hiện mang tính chín muồi của các lý luận chuyên về kinh tế.

 Nguyên nhân: Trình độ phát triên của các nền sản xuất không cao.

 Từ TK XV - Cuối TK XVII - Chủ nghĩa trọng thương

 Là hệ thống lý luận KTCT đầu tiên, nghiên cứu về nền sản xuất TBCN.

 Chủ nghĩa trọng thương coi trọng vai trò của hoạt động thương mại.

Tại sao lại coi trọng hoạt động thương mại ?

+ Do đặc điểm của nền ktế lãnh địa

+ Đứng đầu lãnh địa không ủng hộ vua -> vua không có tiềm lực kinh tế -> vua lấy tiềm lực kinh tế từ thương nhân => thương nhân cực kỳ được xem trọng.

+ Hệ thống hàng hải phát triển rực rỡ, đóng thuyền cỡ lớn, vận chuyển hàng hóa khổng lồ -> vận chuyển đường biển giữa các quốc gia, châu lục dễ dàng & hiệu quả => các nhà tư nhân ra sức vơ vét, tích lũy vốn, tiền tệ (tiền tệ được xem trọng)

Trang 4

 Từ TK XVII - nửa đầu TK XVIII - Chủ nghĩa trọng nông (Pháp)  Hệ thống lý luận KTCT nhấn mạnh vai trò sản xuất nông nghiệp  Coi trọng sở hữu tư nhân & tự do kinh tế

Lưu thông => Sản xuất

Đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông:

- Lĩnh vực nghiên cứu là sản xuất, đưa ra lý thuyết về sản phẩm thuần túy

- Phê phán chủ nghĩa trọng thương đã đánh giá cao vai trò của tiền - Bảo vệ tư tưởng tự do kinh tế

- Thừa nhận nguyên tắc ngang giá - Phát triển nhất ở Pháp

Vì sao chủ nghĩa trọng nông xuất hiện ở Pháp?

 Chủ nghĩa trọng nông xuất hiện chủ yếu ở Pháp vào giữa thế kỉ XVIII do hoàn cảnh kinh tế đặc biệt của Pháp lúc bấy giờ là sự đình đốn của nền nông nghiệp.

 Do sự bóc lột hà khắc của địa chủ phong kiến, nông dân phải nộp địa tô cao và nhiều thứ thuế khác;

 Chính sách trọng thương đã cướp bóc nông nghiệp để phát triển công nghiệp làm cho nông nghiệp nước Pháp sa sút nghiêm trọng, nông dân túng quẫn.

=> Trong bối cảnh đó chủ nghĩa trọng nông đã ra đời nhằm giải phóng kinh tế nông nghiệp nước Pháp khỏi quan hệ sản xuất phong kiến, phát triển nông nghiệp theo kiểu tư bản chủ nghĩa.Chủ nghĩa trọng nông là tư tưởng giải phóng kinh tế nông nghiệp, giải phóng nông dân khỏi quan hệ phong kiến.

Trang 5

 Giữa TK XVII- Cuối TK XVIII - KTCT Tư sản cổ điển Anh

- Cuối thế kỉ XVII, sau khi tích lũy được khối tiền tệ lớn, gcts tập trung vào sản xuất

- Các công trường thủ công tbcn ra đời ngày càng nhiều

- Sự giải thích nguồn gốc of của cải of chủ nghĩa trọng thương giờ không còn đủ sức thuyết phục nữa

- Lao động làm thuê là nguồn gốc làm giàu vô tận, muốn làm giàu phải bóc lột lao động

-

Đặc điểm KTCT tư sản cổ điển Anh

- Chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất

- Xây dựng 1 hệ thống các phạm trù và quy luật của nền kt thị trường - Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế

Giai đoạn 2 : từ sau thế kỉ XVIII đến nay

KTCT Tư sản cổ điển Anh

Trang 6

* Kinh tế chính trị Mac – Lenin

- Ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX.

- Kế thừa và phát triển những giá trị khoa học của KTCT trươc đó mà trực tiếp là KTCT cổ điển Anh.

- Tìm ra những quy luật kinh tế chi phối sự hình thành, phát triển và luận chứng vai trò lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Trình bày một cách khoa học một chỉnh thể các phạm trù cơ bản của nền kinh tế thị trường, cùng các quy luật cơ bản cũng như những quan hệ xã hội giữa các giai cấp trong nền kinh tế thị trường dưới bối cảnh của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Lenin bổ sung những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những vấn đề chính trị cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Kết Luận

 KTCT là môn khoa học có mục đích nghiên cứu là tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng với những trình độ phát triển nhất định

Trang 7

 KTCT Mac-Lenin là một dòng lý thuyết kinh tế nằm trong dòng chảy phát triển tư tưởng kinh tế của nhân loại, trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị khoa học của KTCT trước đó, trực tiếp là KTCT tư sản cổ điển Anh, KTCT Mac-Lenin có quá trình phát triển liên tục kể từ giữa thế kỉ XIX đến nay.

1.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu KTCT Mac-Lenin

1.2.1 Đối tượng nghiên cứu KTCT Mac

* Đối tượng nghiên cứu của khoa học KTCT trước Mac

- Chủ nghĩa Trọng thương : lưu thông (chủ yếu là ngoại thương) - Chủ nghĩa Trọng nông : sản xuất nông nghiệp

- Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh : bản chất và nguồn gốc của của cải vật chất và sự giàu có của các quốc gia

- Kinh tế học hiện đại : nghiên cứu khái quát tâm lý, hành vi, tách kinh tế khỏi chính trị

* Quan điểm của CacMac và Anghen

- Nghĩa hẹp: KTCT nghiên cứu quan hệ sản xuất và trao đổi trong một phương thức sản xuất nhất định : bộ Tư bản nghiên cứu các QHSX và trao đổi của PTSX TBCN và tìm ra quy luật vận động phát triển kinh tế của xã hội TBCN

- Nghĩa rộng: KTCT là khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất vật chất và trao đổi những tư liệu sản xuất trong xã hội loài người (Anghen) : không có môn KTCT nào duy nhất cho tất cả mọi nước và mọi thời đợi kinh tế

* Đối tượng nghiên cứu KTCT Mac-Lenin

Trang 8

* Mục đích nghiên cứu của KTCT Mac-Lenin

- Tìm ra những quy luật kinh tế chi phối sự vận động và phát triển của PTSX (hoạch định chính sách kinh tế) => Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích -> tạo động lực cho con người sáng tạo -> thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội

* Đối tượng nghiên cứu của KTCT Mac-Lenin

Xã hội văn minh, giàu có Thúc đẩy sự sáng tạo

QLKT Động cơ, lợi ích của con người Điều chỉnh hành vi KT(sx, trao đổi)

Xã hội nghèo nàn, lạc hậu Kìm hãm sự sáng tạo Quy luật là những mối liên hệ bản chất, tất yếu và lặp đi lặp lại giữa các mặt,

các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi sự vật hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau

Quy luật kinh tế là những mối liên hệ bản chất, tất yếu và lặp đi lặp lại giữa các hiện tượng, quá trình kinh tế

Chính sách kinh tế là tổng thể các biện pháp của nhà nước nhằm đạt được một hay nhiều mục tiêu kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định

Trang 10

 Sản phẩm của con người, được hình thành trên cơ sở vận dụng các QLKT

 Con người có thể thay đổi CSKT cho phù hợp với QLKT

* Phương pháp nghiên cứu KTCT Mac-Lenin

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Phương pháp logic kết hợp với lịch sử

1.3 Chức năng của KTCT Mac-Lenin

Chức năng nhận thức Chức năng thực tiễn Chức năng tư tưởng

Chức năng phương pháp luận

Trang 11

CHƯƠNG II : HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG2.1 Lý luận của Mac về sản xuất hàng hóa và hàng hóa’

2.1.1 Sản xuất hàng hóa

- Sản xuất tự cung tự cấp gắn liền với nền kt tự nhiên

Trang 12

Số lượng Chỉ đủ cung ứng cho nhu cầu của một nhóm nhỏ các cá nhân (sx tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu)

Vượt ra khỏi nhu cầu của người sản xuất -> nảy sinh quan hệ trao đổi mua bán sản phẩm Ngành đặc trưng Săn bắn, hái lượm,

nông nghiệp sản xuất nhỏ

Thủ công nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp sản xuất lớn, dịch vụ

Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

Điều kiện 1: Phân công lao động xã hội

• Phân công LĐXH là sự phân chia lực lượng lao động xã hội thành những ngành, nghề khác nhau, sản xuất ra những sản phẩm khác nhau

•PCLĐXH => Chuyên môn hóa sản xuất => mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một vài sản phẩm

•PCLĐXH là cơ sở của trao đổi hàng hóa: Nhu cầu của đời sống lại cần nhiều sản phẩm - mâu thuẫn - vừa thừa vừa thiếu -> trao đổi sản phẩm cho nhau

• Ba lần đại phân công LĐXH:

Trang 13

Lần 1: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt

Lần 2: thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp

Lần 3: thương nghiệp tách khỏi nông nghiệp, công nghiệp

• Các loại phân công lao động xã hội :

+Phân công chung: hình thành ngành kinh tế lớn + Phân công đặc thù: ngành lớn chia thành ngành nhỏ

+ Phân công lao động cá biệt là phân công trong nội bộ công xưởng (không được coi là cơ sở đặc thù của sản xuất hàng hóa)

Công nghiệp, xây dựng

• Công nghiệp khai thác • Công nghiệp chế biến

• Sản xuất và phân phối điện, nước • Xây dựng

Thương mại, dịch vụ

Trang 14

• Giáo dục, đào tạo

Điều kiện 2 : Tách biệt tương đối về KT giữa những chủ thể sản xuất

- Sự tách biệt này do quyền sở hữu TLSX quyết định

- Khi sở hữu và quyền sử dụng tách rời nhau, thì sự tách biệt này do quyền sử dụng vốn có quyết định

=> Chủ sản xuất trở thành chủ sx độc lập => có quyền chi phối sản phẩm (trao đổi)

Ưu thế của sản xuất hàng hóa

- Thứ nhất: SXHH - khai thác hiệu quả những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng vùng, từng địa phương.

=>Xóa bỏ tính bảo thủ trì trệ của kinh tê tự nhiên

- Thứ hai: SXHH => dưới tác động của các quy luật: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, qui luật cung cầu buộc những người sản xuất hàng hóa phải luôn năng động, nhạy bén, có chiên lược dài hạn, đổi mới quản lý sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Trang 15

- Thứ ba: SXHH kích thích nghiên cứu, ứng dụng KHKT vào sản xuất - Thứ tư: SXHH với tính chất "mở" => Làm cho giao lưu kinh tế văn hóa giữa các địa phương, các ngành ngày càng phát triên.

* Hạn chế, mặt trái: Phân hóa giàu nghèo, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế xã hội, phát sinh những tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường

2.1.2 Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa

Khái niệm : Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu

nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán

Chú ý

•Dấu hiệu quan trọng nhất của hàng hóa: trước khi đi vào tiêu dùng phải qua mua bán

• Phân loại hàng hóa :

+ Hàng hóa hữu hình : lương thực, quần áo, tư liệu sản xuất

+ Hàng hóa vô hình (hàng hóa dịch vụ): dịch vụ vận tải, dịch vụ chữa bệnh

2.1.2.1 Hai thuộc tính của hàng hóa

- Giá trị sử dụng : là công dụng của hàng hóa, có thể thỏa mãn nhu cầunào đó của con người

+ Nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất + Nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân

Trang 16

- Giá trị hàng hóa : là hao phí lao động xã hội của người sxhh kết tinhtrong hàng hóa (để giải thích phải đi từ giá trị trao đổi)

+ Giá trị trao đổi là tỷ lệ trao đổi giữa những hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau

=> Thực chất của trao đổi sản phẩm là trao đổi lao động

Đặc trưng giá trị hàng hóa

o Là phạm trù lịch sử

o Phản ánh quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa o Là thuộc tính xã hội của hàng hóa

=> Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi

Trang 17

+ Thực hiện giá trị (trong lưu thông)

+ Thực hiện giá trị sử dụng (trong tiêu dùng)

2.1.2.2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

- Lao động cụ thể: lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệpchuyên môn nhất (sx cái gì, sx cho ai, sx ntn)

Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng

Đặc trưng:

+ Tạo ra giá trị sử dụng nhất định của hàng hóa + Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội.

+ Khoa học kỹ thuật càng phát triển các hình thức lao động cụ thể càng đa dạng, phong phú

- Lao động trừu tượng : Sự hao phí sức lực của con người nói chung không kể cáchình thức cụ thể của nó (hao phí về sức thần kinh, cơ bắp)

Sự mâu thuẫn giữa hai thuộc tính: Quá trình thực hiện GT và GTSD là 2 quá trình khác nhau về thời gian và không gian

Trang 18

Đặc trưng:

o Tạo ra giá trị hàng hóa o Là phạm trù lịch sử

o Là lao động đồng nhất và giống nhau về chất

Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa

Biểu hiện:

* Sản phẩm do người sản xuất tư nhân tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu xã hội

*Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã hội chấp nhận

*Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lạo động xã hội chứa đựng khả năng khủng hoảng "sản xuất thừa"

Trang 19

2.1.2.3 Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trịhàng hóa

Lượng giá trị hàng hóa được xác định như thế nào?

o Chất giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hoá o Lượng giá trị hàng hóa nhiều hay ít là do lượng lao động hao phí để

sản xuất ra hàng hoá đó quyết định.

o Lượng lao động được xác định bằng thời gian lao động xã hội cần thiết Đơn vị đo: ngày giờ, tháng, năm

Thước đo lượng giá trị hàng hóa

 Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội (với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, trình độ kỹ thuật trung bình so với hoàn cảnh của xã hội)

 Cách tính:

Trang 20

o Cách 1: Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết trùng với thời gian lao động cá biệt của người nào cung cấp đại bộ phận lượng hàng hóa ấy trên thị trường

o Cách 2: Tính thời gian LĐXHCT bằng phương pháp bình quân

Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hóa

(1) Năng suất lao động:

+ Khái niệm NSLĐ: Là năng lực sản xuất của lao động Được tính bằng:

 Số lượng sản phẩm SX ra trong 1 đơn vị thời gian

 Số lượng lao động hao phí để SX ra 1 đơn vị sản phẩm - Tăng NSLĐ: Tăng hiệu quả, năng lực SX của lao động Dẫn đến:

 Số lượng sản phẩm SX ra trong 1 đơn vị thời gian tăng

 Số lượng lao động hao phí để SX ra 1 đơn vị sản phẩm giảm hoặc không đổi => giá trị hàng hóa giảm

Trang 22

(2) Lao động giản đơn và lao động phức tạp

 Lao động giản đơn không qua huấn luyện đào tạo  Lao động phức tạp phải qua huấn luyện đào tạo Tính chất lao động

 Lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn: Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn.

 Giá trị của hàng hóa: Đo bằng thời gian lao động giản đơn trung bình xã hôi cần thiết.

Ngày đăng: 30/03/2024, 22:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w