1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014.

20 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 861,53 KB

Nội dung

Phân tích chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014.Phân tích chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014.Phân tích chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014.Phân tích chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Phân tích chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014 Từ đó phân tích để chứng minh “Viện Kiểm sát nhân dân là một

thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước”

Họ và tên: Phạm Thanh Sơn MSSV: 193801010262

SBD: TKS000204

Hà Nội - 2021

Trang 2

2.1 Thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước là gì? 9

2.2 Ý nghĩa của kiểm soát quyền lực nhà nước 10

2.3 Chứng minh: Viện Kiểm sát nhân dân là thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước 11

3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP 15

3.1 Thực trạng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tư pháp ở Việt Nam hiện nay 15

3.2 Kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát trong thời gian tới 17

KẾT LUẬN 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật”, nhà triết học người Pháp

Montesquieu đã nhận định rằng: “Bất kỳ ai nắm giữ quyền lực đều có xu hướng tất yếu

là lạm dụng quyền lực và người đó sẽ luôn tiếp tục xu hướng này cho đến khi bị giới hạn” Để từ đó ông đi tới một kết luận bất hủ: “Để cho người ta không lạm quyền thì lẽ tất yếu của vạn vật là quyền lực phải bị kiềm chế bởi quyền lực” Như vậy, kiểm soát

quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nguồn gốc và bản chất của nhà nước pháp quyền: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” Quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự có của Nhà nước mà quyền lực của nhân dân, được nhân dân ủy quyền, nhân dân giao quyền Nhân dân không trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước của mình mà lại giao cho Nhà nước thay mình thực hiện, nên tất yếu nảy sinh đòi hỏi chính đáng và tự nhiên phải kiểm soát quyền lực nhà nước Mặt khác, khi ủy quyền cho Nhà nước, quyền lực nhà nước lại thường vận động theo xu hướng tự phủ định mình, trở thành đối lập với chính mình lúc ban đầu (từ của nhân dân là số đông chuyển sang số ít của một nhóm người hoặc của một người) mà C Mác gọi hiện tượng này là sự tha hóa của quyền lực nhà nước Xuất phát từ các lý do đó, mà mỗi nhà nước lại có những cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước khác nhau Đối với các quốc gia theo hệ thống xã hội chủ nghĩa, thì Viện Kiểm sát (VKS) là một cơ quan kiểm soát quyền lực nhà nước đối với nhánh quyền lực tư pháp Ở Việt Nam, trong hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành đã ghi nhận cơ chế giám sát của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) đối với các cơ quan, tổ chức, cá

nhân trong hoạt động tư pháp, thể hiện tại Điều 107 Hiến pháp 2013: “VKS thực hành

quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp” Vậy ngành Kiểm sát nhân dân kiểm soát

quyền lực nhà nước bằng cách nào? Và có đặc thù gì để được lựa chọn trở thành cơ quan kiểm soát quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tư pháp? Xuất phát từ những lý do đó, em

đã lựa chọn đề tài số 3: Phân tích chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện

Kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014 Từ đó phân tích để chứng minh “Viện Kiểm sát nhân dân là một thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước” làm bài tiểu luận Mặc dù đã cố gắng, song vì sự hiểu biết còn

hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Em xin cảm ơn!

Trang 4

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 CHỨC NĂNG KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

1.1 Khái niệm

Chức năng của VKSND là phương diện hoạt động chính, chủ yếu, đặc thù của VKSND, được quy định trong Hiến pháp, có nội dung thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp Đối với lĩnh vực tư pháp thì hoạt động tư pháp chính là hoạt động của Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án và Cơ quan Thi hành án trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các vụ án và giải quyết các quan hệ pháp luật khác, bao gồm: Hoạt động điều tra; Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; Hoạt động xét xử; Hoạt động thi hành án và các hoạt động của các cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền trong việc tiến hành một số hoạt động tư pháp theo trình tự thủ tục tố tụng Như vậy, dựa trên các quy định của Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức

VKSND 2014 và các văn bản khác có liên quan có thể rút ra khái niệm: Kiểm sát hoạt

động tư pháp là một trong các hình thức thực hiện quyền lực của nhà nước được giao cho VKSND thực hiện để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm các hoạt động tư pháp được thực hiện đúng quy định của pháp luật; quyền con người, các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân không bị luật hạn chế đều được tôn trọng và bảo vệ; bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật [1]

Như vậy, đối tượng của hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp chính là các quyết định và hành vi của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng tư pháp Còn phạm vi của kiểm sát hoạt động tư pháp được xác định tại khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức VKSND 2014

1.2 Nội dung

Nội dung của kiểm sát hoạt động tư pháp là kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp Theo quy định tại

Trang 5

khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 và khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức VKSND 2014, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát bao gồm:

(1) Kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân

trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự

Đây là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; đồng thời kiểm sát điều tra vụ án hình sự, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra, thu thập, xác minh chứng cứ có đúng với trình tự quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự hay không? Nếu có bất kỳ vi phạm nào làm xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan thì sẽ thuộc vào trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong việc thực hiện chức năng này được quy định cụ thể tại Điều 13 và Điều 15 Luật Tổ chức VKSND 2014 Mục đích nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được điều tra, khởi tố, xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm Đồng thời đảm bảo rằng, không làm oan người vô tội, không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, tài sản và nhân phẩm một cách trái pháp luật, đảm bảo việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật Đối với hoạt động xét xử, VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án, đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời VKSND có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án khi có căn cứ theo quy định của pháp luật

(2) Trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh

doanh, thương mại, lao động

Tham gia các phiên họp, phiên tòa; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự bằng các hoạt động kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án, kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật Trong trường hợp, có căn cứ vi phạm thủ tục tố tụng, VKS có thẩm quyền kháng nghị, kiến nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá

Trang 6

nhân thực hiện hoạt động tố tụng Ngoài ra, còn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật

(3) Việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp

Kiểm sát hoạt động thi hành án của cơ quan thi hành án hình sự, dân sự, hành chính, bằng các hoạt động kiểm sát việc cấp, chuyển giao, giải thích, đính chính bản án, quyết định của Tòa án Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án của cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cán bộ quản giáo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan Kiểm sát hồ sơ về thi hành án Đồng thời tham gia phiên họp, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước Ngoài ra, VKS còn kiểm sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án; Yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, Cán bộ quản giáo cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thi hành án thực hiện các việc sau đây: Ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật; Thi hành bản án, quyết định theo quy định của pháp luật; Tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án

Đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp VKS trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo; kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của cấp mình và cấp dưới, thông báo kết quả cho VKSND; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan cho VKS Đồng thời có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm sát, thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật

(4) Các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật

Như vậy, VKSND kiểm sát hoạt động tư pháp thông các hoạt động bằng hành vi, quyết định tố tụng sau: Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho VKSND; cung cấp hồ sơ, tài liệu để VKSND kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp; Trực tiếp kiểm

Trang 7

sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp; Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm; Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp; Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật

Từ các nội dung trên, có thể hình dung được, để thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, VKSND có thể trực tiếp tiến hành cuộc kiểm sát tại một số cơ quan, tổ chức theo luật định; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp; trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Hoạt động kiểm sát của VKSND có thể tác động đến hoạt động tư pháp của các cơ quan có liên quan dưới hình thức yêu cầu, kiến nghị như: kiến nghị khắc phục; xử lý vi phạm, hoặc bằng hình thức kháng nghị như: kháng nghị bản án, kháng nghị quyết định của Tòa án hoặc kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp [1] Như vậy, kiểm sát hoạt động tư pháp chính là một trong các hình thức kiểm soát quyền lực Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp, được Nhà nước giao cho VKSND thực hiện

1.3 Đặc điểm

Theo pháp luật hiện hành thì kiểm tra và giám sát việc tuân theo pháp luật nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội Trong đó cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện chức năng giám sát; Cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra ngành thực hiện chức năng thanh - kiểm tra; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thì giám sát, phản biện xã hội Nhưng với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của mình, VKSND mang những đặc điểm riêng biệt, được

thể hiện qua các yếu tố sau: Một là, khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo

Trang 8

pháp luật đối với các hoạt động tư pháp, VKSND chỉ chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước – Quốc hội; Độc lập trong khuôn khổ pháp luật khi thực hiện chức

năng đó Hai là, VKSND chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp,

trong khi đó, phạm vi đối tượng kiểm tra và giám sát của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội rộng hơn nhiều Ví dụ, cơ quan quyền lực nhà nước có chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động của tất cả cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội

(kể cả bao gồm với cơ quan kiểm sát) Ba là, khi thực hiện chức năng kiểm sát, VKSND

chủ yếu chỉ xem xét khi có dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật, đã xác định nguyên nhân và hậu của của hành vi vi phạm pháp luật Tuy nhiên, VKSND không có thẩm quyền giải quyết trực tiếp xử lý về hành chính mà chỉ dừng lại ở quyền yêu cầu, kháng nghị, kiến nghị để các cơ quan quản lý xử lý về hành chính theo thẩm quyền Chỉ khi phát hiện có yếu tố cấu thành tội phạm thì VKSND có quyền khởi tố, truy tố và luận tội

bằng bản cáo trạng trước Tòa án Bốn là, VKSND là cơ quan nhà nước duy nhất có

quyền truy tố kẻ phạm pháp ra trước Tòa án và giữ ghế ủy viên công tố nhà nước tại phiên tòa [3]

1.4 Mục đích

Khoản 3 Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định: “VKSND có nhiệm vụ bảo vệ pháp

luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất” Thể chế hóa quy định này,

tại khoản 2 Điều 4 Luật Tổ chức VKSND 2014 đã nêu rõ 04 mục đích quan trọng trong

kiểm soát hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân: (1) Bảo đảm việc tiếp nhận,

giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các

hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật; (2) Bảo đảm việc

bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án

phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; (3) Bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; (4) Bảo đảm

Trang 9

mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh

2 VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN LÀ THIẾT CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Trước khi đi vào chứng minh nhận định trên, hướng phân tích của cá nhân sẽ tập trung theo các ý sau

2.1 Thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước là gì?

Để làm rõ nhận định trên, trước tiên ta cần hiểu thế nào là “thiết chế kiểm soát

quyền lực nhà nước” Dựa trên các bài viết của tác giả Trần Ngọc Đường về “Kiểm soát

quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; tác giả Phạm Hồng Phong về “Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước giữa cơ quan thực hiện quyền hành pháp và quyền tư pháp ở Việt Nam” có thể hiểu một cách

khái quát: thiết chế là “hệ thống tổ chức bộ máy” được thiết lập trên cơ sở thể chế quy

định của Hiến pháp, pháp luật để thực hiện một hoạt động nào đó của xã hội; là hệ thống các cơ quan quyền lực, các đại diện cho cộng đồng, đảm bảo những hoạt động đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cộng đồng và cá nhân

Kiểm soát mang nghĩa là quá trình vận dụng các cơ chế và phương pháp nhằm bảo đảm cho một tổ chức hay cá nhân hoạt động đúng với mục đích, yêu cầu đã đặt ra [4]

Quyền lực nhà nước chính là quyền lực chính trị được thực hiện bằng bộ máy nhà nước là cơ quan, là công cụ của quyền lực chính trị Vì thế, kiểm soát quyền lực nhà nước theo nghĩa rộng chính là việc thiết kế tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước sao cho đạt được mục đích chính trị chung và đạt được hiệu quả cao nhất Xét theo nghĩa

hẹp, kiểm soát quyền lực nhà nước là toàn bộ những phương thức, quy trình, quy định

mà dựa vào đó, Nhà nước và xã hội có thể ngăn chặn, loại bỏ những hoạt động sai trái của các thiết chế quyền lực nhà nước, phát hiện và điều chỉnh được việc thực thi quyền lực nhà nước, đảm bảo cho quyền lực nhà nước thực thi đúng mục đích chung và đạt được hiệu quả cao nhất [6]

Như vậy, có thể khái quát lại: Thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước là hệ thống

tổ chức bộ máy được thiết lập trên cơ sở thể chế quy định của Hiến pháp và pháp luật,

Trang 10

gồm các hoạt động có tính chất xem xét, đánh giá, bắt buộc hay yêu cầu thực hiện các quyết định, quy định với mục đích ngăn chặn, loại bỏ những nguy cơ, những hành vi, những quyết định của cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm cho quyền lực nhà nước được sử dụng và thực thi đúng mục đích, có hiệu lực, hiệu quả theo Hiến pháp và pháp luật, kiểm soát mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể liên quan, bảo đảm quyền lực luôn trong vòng trật tự

2.2 Ý nghĩa của kiểm soát quyền lực nhà nước

Vì một quy luật chung là quyền lực luôn có xu hướng bị tha hóa, do đó kiểm soát

quyền lực nhà nước là điều tất yếu của mỗi quốc gia Trong tác phẩm “Bàn về tinh thần

pháp luật” nổi tiếng của mình, tác giả Montesquieu đã nhận định rằng: Bất kỳ ai nắm giữ quyền lực đều có xu hướng tất yếu là lạm dụng quyền lực và người đó sẽ luôn tiếp

tục xu hướng này cho đến khi bị giới hạn Từ đó ông đi tới một kết luận bất hủ: “Để cho

người ta không lạm quyền thì lẽ tất yếu của vạn vật là quyền lực phải bị kiềm chế bởi quyền lực” [5] Do đó, tầm quan trọng của kiểm soát quyền lực nhà nước thể hiện ở

những mặt cơ bản sau:

Một là, kiểm soát tốt giúp hạn chế sự lạm quyền của các chủ thể mang quyền lực

nhà nước, bảo đảm cho bộ máy chính quyền thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Hai là, việc kiểm soát đối với hành vi, quyết định của các cá nhân, cơ quan, tổ

chức trong bộ máy nhà nước nhằm phòng ngừa, phát hiện các vi phạm pháp luật và xác định các biện pháp xử lý khi có vi phạm Vì thế, kiểm soát quyền lực nhà nước là một phương pháp để bảo đảm pháp chế trong xây dựng nhà nước pháp quyền

Ba là, bảo đảm kỷ luật trong quản lý hệ thống các cơ quan nhà nước Chính vì

không bảo đảm kỷ luật sẽ dẫn tới tình trạng vô tổ chức, tùy tiện trong hoạt động, dẫn tới làm giảm hiệu lực, hiệu quả Với bộ máy nhà nước, việc bảo đảm kỷ cương, kỷ luật còn là tiền để để bảo đảm pháp chế

Bốn là, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng Hoạt động của Nhà nước được định

hướng trực tiếp bởi mục tiêu chính trị Bộ máy nhà nước thực hiện nghiệm vụ duy trì trật tự xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển và là công cụ quan trọng để thực hiện hóa các định hướng chính trị Chính vì vậy, kiểm soát được tiến hành để bảo đảm đường lối, chủ

Ngày đăng: 30/03/2024, 17:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w