Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÌNH SỰ
——————————————————
BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ HỌC PHẦN MÔN: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ,
Trang 21
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Trang 32
MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN 1
PHẦN 1: DI SẢN THỪA KẾ 6
Tóm tắt bản án Bản án số 08/2020/DSST ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Tòa án Nhân dân Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc về vụ việc “Tranh chấp thừa kế tài sản” 61.1 Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 71.2 Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao? 71.3 Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 81.4 Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lời? 91.5 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Toà án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 9Tóm tắt Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán TANDTC 101.6 Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao? 101.7 Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao? 10
Trang 43
1.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K 11 1.9 Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để 11 chia không? Vì sao? 11 1.10 Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao? 12 1.11 Việc Toà án xác định phần còn lại của di sản bà Phùng Thị G là 43,5 m2
có thuyết phục không? Vì sao? Đây có phải là nội dung án lệ số 16 không? Vì sao? 12 1.12 Việc Toà án quyết định “ còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết phục hay không? Vì sao? Đây có phải là nội dung án lệ số 16 không? Vì sao? 12
PHẦN 2: QUẢN LÝ DI SẢN 14
Tóm tắt Bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La 14
Tóm tắt Quyết định số 147/2020/DS-GĐT ngày 09/7/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh 14
2.1 Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao? 152.2 Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 15
Trang 54
2.3 Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản
lý di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời 15
2.4 Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 16
2.5 Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 16
2.6 Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 16
PHẦN 3: THỜI HIỆU TRONG LINH VỰC THỪA KẾ 17
Tóm tắt Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL 17
3.1 Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam 17
3.2 Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời? 18
3.3 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? 19
3.4 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? 19
3.5 Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên 19
Trang 65
PHẦN 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU 20
4.1 Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về tài sản và pháp luật về
thừa kế được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2020
đến nay 20
4.2 Cho biết làm thế nào để tìm được những bài viết trên 22
PHẦN 5: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 76
PHẦN 1: DI SẢN THỪA KẾ
Nghiên cứu:
- Điều 612 BLDS 2015 (Điều 634 BLDS 2005); Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao và các điều luật liên quan khác (nếu có);
- Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của Tòa án Nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc;
- Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Tóm tắt bản ánBản án số 08/2020/DSST ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Tòa án Nhân dân Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc về vụ việc “Tranh chấp thừa kế tài sản”.
- Nguyên đơn:
+Ông Trần Văn Hòa, sinh năm 1949
+Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông Tạ Ngọc Toàn, sinh năm 1975 và ông Lê Thành Nhân, sinh năm 1993;
- Bị đơn:
+ Anh Trần Hoài Nam, sinh năm 1981; + Chị Trần Thanh Hương, sinh năm 1983; - Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
+ Uỷ ban nhân dân phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, do ông Nguyễn Ngọc Thu - Chủ tịch là người đại diện theo pháp luật.
+ Anh Tạ Xuân Trinh, sinh năm 1978;
+ Người làm chứng: Chị Vũ Thị Thanh, sinh năm 1979.
- Nội dung bản án: Ngày 31/01/2017, bà Mai chết không để lại di chúc Từ khi bà Mai chết, ông Hòa quản lý, sử dụng 01 ngôi nhà 3 tầng, một lán bán hàng xây dựng năm 2006, làm trên diện tích đất 169,5m2 (diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 84m2) Ông Hòa đem lán bán hàng cho anh Trinh thuê và diện tích phần sân trước nhà cho chị Thanh thuê Ông Hòa nhận tiền chế độ tử tuất của bà Mai và giao lại cho chị Hương cùng tiền phúng viếng cũng như do chị Hương đứng ra thanh toán các chi phí mai táng và vẫn còn dư phần tài sản chung được chia cho ông Hòa một nửa và một nửa phần tài sản còn lại của bà Mai thì chia cho những người thừa kế hàng thứ nhất (ông Hòa, anh Nam và chị Hương) Ông Hòa, do tuổi cao sức yếu, mong muốn sở hữu toàn bộ nhà đất và chia thừa kế tài sản cho anh Nam và chị Hương, dẫn đến sự tranh chấp này.
Trang 87
- Quyết định của Tòa án: Tòa án chấp nhận đơn kiện của ông Hòa, chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật Ông Hòa được hưởng một nửa tài sản chung và 1/3 tài sản riêng của vợ cùng với hai người con Đối với phần đất chưa có Giấy chứng nhận yêu cầu sử dụng đất, ông Hòa và anh Nam phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
1.1 Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Căn cứ Điều 612 BLDS 2015, Di sản là “bao gồm tài sản riêng của người chết, phần
tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
- Căn cứ khoản 8 Điều 372 BLDS 2015, nghĩa vụ của cá nhân chấm dứt trong trường
hợp cá nhân đó đã chết mà nghĩa vụ đó phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện Vậy nên các di sản không bao gồm nghĩa vụ của người quá cố
1.2 Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?
- Căn cứ khoản 1 Điều 611, Điều 612 BLDS 2015, chia làm 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Di sản được thay thế bởi nguyên nhân khách quan như “không được biết trước, không lường trước được hậu quả xảy ra, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người” và tác động vào di sản thừa kế làm nó bị hư hỏng, khiến cho xảy ra việc thay vào đó là di sản mới, di sản cũ không còn giá trị hiện thực Trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế tài sản mới thay thế cho di sản thừa kế đó sẽ có hiệu lực pháp luật, phần tài sản mới này sẽ được chia theo pháp luật.
+ Ví dụ: Bà T chết để lại di sản thừa kế là một ngôi nhà nhưng do tai nạn không lường trước được mà ngôi nhà bị bị hỏa hoạn, dẫn đến việc ngôi nhà đã cháy rụi, không còn giá trị sử dụng Trước thời điểm mở thừa kế, sẽ xây nên ngôi nhà khác để thay thế ngôi nhà của bà T, khi đó ngôi nhà sẽ được coi là di sản thừa kế mà bà T để lại và được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
+ Trường hợp 2: Di sản được thay thế bởi nguyên nhân chủ quan như có sự tác động một phần hoặc hoàn toàn bởi yếu tố con người Trường hợp này chia thành 2 mục đích để xác định Nhằm chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế cũ đó hoặc nhằm mục đích khác Sự thay thế do tự bản thân cá nhân nào muốn thay thế hay đó là sự thay thế được sự đồng thuận bởi tất cả những người thừa kế và được pháp luật thừa nhận Nếu nhằm mục đích chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế ban đầu đồng thời thay thế bởi một tài sản
Trang 98
khác khi đó tài sản mới này sẽ không được coi là di sản thừa kế Tại thời điểm mở thừa kế di sản được quy định còn tồn tại thì di sản đó được chia theo quy định của pháp luật Tuy nhiên,nếu vì lý do chủ quan mà di sản thừa kế bị làm hư hỏng hoặc bị bán mà không có sự đồng ý của các đồng thừa kế thì giá trị phần di sản vẫn được coi là di sản thừa kế và người làm thất thoát di sản có trách nhiệm trả lại phần giá trị làm thất thoát để chia thừa kế.
1.3 Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Theo điều 105 BLDS 2015, tài sản gồm có tiền; vật; giấy tờ có giá và quyền tài sản
Như vậy, quyền sử dụng đất là bất động sản, được xem là một loại tài sản theo quy định của pháp luật Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản riêng của người chết hoặc phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác thì quyền sử dụng đất đó là di sản thừa kế.
- Theo quy định của pháp luật đất đai 2013 có 03 căn cứ xác lập quyền sử dụng
+ Người sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất;
+ Người sử dụng đất nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua các giao dịch dân sự hợp pháp.
+ Được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
- Theo quy định tại điều 188 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất thực hiện
quyền thừa kế quyền sử dụng đất khi đảm bảo đủ các điều kiện sau đây: + Đất không có tranh chấp
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án + Trong thời hạn sử dụng đất
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Vì vậy, theo quy định của luật đất đai 2013, quyền sử dụng đất được coi là di
sản thừa kế hợp pháp nếu như thửa đất đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ thể là có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất
quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013 hoặc không có giấy tờ theo điều 100 nhưng
đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận chứng nhận quyền sử dụng đất theo điều 101 luật đất đai 2013
Trang 109
1.4 Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lời?
- Trong Bản án số 08, Tòa án xem xét việc diện tích đất tăng 85,5m2 mà chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản Được thể hiện qua đoạn:
“Tại phiên tòa đại diện, Viện kiểm sát nhận định và lập luận cho rằng không được coi là di sản thừa kế… Gia đình ông Hòa đã xây dựng ngôi nhà 3 tầng, sân và lán bán hàng trên một phần diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận; diện tích đất này được hộ ông Hòa quản lý, sử dụng ổn định nhiều năm nay, các hộ liền kề đã xây dựng mốc giới rõ ràng, không có tranh chấp, không thuộc diện đất quy hoạch phải di dời, vị trí đất tăng nằm tiếp giáp với phía trước ngôi nhà và lán hàng của hộ ông Hòa, giáp đường Nguyễn Viết Xuân, đất thuộc diện được cấp giấy chứng nhận sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, tiền thuế là 19.000.000đ/m2
Do đó, đây vẫn là tài sản của ông Hòa, bà Mai, chỉ có điều là đương sự phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, nếu không xác định là di sản thừa kế và phân chia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự Phần đề nghị này của đại diện Viện kiểm sát không được Hội đồng xét xử chấp nhận.”
1.5 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Toà án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hướng xử lý của Toàn án là hợp lý và thuyết phục trong việc xử lý vấn đề liên quan đến diện tích đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Theo: “Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ Điều 162 của BLDS 2015 trường hợp có thỏa thuận khác hoặc BLDS 2015, luật khác có liên quan quy định khác Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc BLDS 2015, luật khác có liên quan quy định khác Vì thế phần diện tích đất 85,5m2 không thể coi là di sản do thiếu Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, Tòa án vẫn quyết định xem xét nó như là di sản thừa kế Điều này là để bảo vệ quyền lợi của các bên được hưởng thừa kế trong tình huống cụ thể, khi phần đất này đã được sử dụng ổn định và không gây tranh chấp với các hộ liền kề.
- Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể này, khi phần đất đã được ông Hòa sử dụng ổn định và không có tranh chấp với các hộ liền kề, việc coi nó là di sản thừa kế là hợp lý và bảo vệ quyền lợi của các bên được hưởng thừa kế
Trang 1110
Tóm tắt Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán TANDTC.
- Nguyên đơn: Chị H1, chị N1, chị P, chị H2 - Bị đơn: Anh T.
- Nội dung: Ông N qua đời mà không để lại di chúc Bà G và anh T cùng nhau quản lý và sử dụng nhà đất của hai ông bà, bà G chuyển nhượng một phần cho ông K Trước khi bà G qua đời, bà G để lại di chúc muốn chia một phần đất cho chị H1, nhưng anh T không đồng ý phân chia Các nguyên đơn yêu cầu giải quyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc.
- Quyết định của Tòa án: Hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm, sơ thẩm và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc xét xử lại.
1.6 Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao?
- Ở án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, trong đó phần di sản của Phùng Văn N là 199m2 Bởi vì ông N qua đời vào năm 1984 và việc chia thừa kế cũng được tính từ thời điểm này, nên phải chia ½ tổng diện tích đất cho cả hai vợ chồng Tuy nhiên, phần đất mà bà G bán cho ông K là tài sản riêng của bà G, vì đã có sự đồng thuận của các người đồng thừa kế, do đó không được trừ vào di sản chung.
1.7 Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao?
- Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho Phùng Văn K diện tích 131 trong tổng diện tích 398 của thửa đất trên Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà đều biết, nhưng không không ai có ý kiến phản đối gì Nay không Phùng Văn K cũng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
CSPL: Theo Điều 500 BLDS 2015:
“Hợp đồng về quyền sử dụng đất là thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp quyền sử đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất’’.
- Vì vậy phần diện tích đất của ông Phùng Văn K không phải là di sản để chia
Trang 1211
1.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.
- Hướng giải quyết của án lệ trên là hoàn toàn hợp lý.
+ Thứ nhất năm 1984, ông Phùng Văn N mất không để lại thỏa thuận khác thi
phần tài sản phải được phân chia dựa vào Điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS 2015 căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 thì cung con ông N thuộc hàng thì kế
thứ nhất và được thừa hưởng di sản ông N để lại, cụ thể phần di sản này là phần tài sản chung của vợ chồng ông( 398m đất) Do đó việc Tòa án xác định tài sản của ông N trên là hoàn toàn hợp lý.
+ Thứ hai sau khi ông N mất bà G đã bán cho ông K 131m đất tông số 398m đất là tài sản chung của vợ chồng bà để bà lo cho cuộc sống các con Hơn nữa việc mà các con bà G biết mà không có ý kiến gì thì các con của bà của đồng ý với việc chuyển nhượng Hướng giải quyết của Tòa là hợp lý vì không chỉ bảo vệ quyền lợi thừa kế mà còn bảo vệ quyền lợi của người mua ngay tình là ông K Di sản của ông N dù có bao gồm 131m đất đã bán cho ông K nhưng đã bị thay thế bằng khoản tiền mà ông K và bà G giao dịch Số tiền đó được hình thành trên nền tảng di sản củ 131m đất và được sử dụng cho các đồng thừa kế Trong trường hợp này các đồng thừa kế đều được hưởng lợi với số tiền trên nên có thể coi chia thừa kế ứng với phần di sản.
1.9 Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản đểchia không? Vì sao?
- Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó không được coi là di sản để chia Tài sản chung của vợ chồng bà G và ông N là 398m2 đất, sau khi ông N mất, không để lại di chúc thì tài sản chung này sẽ được chia đôi là 199m2 đất theo quy định tại khoản
2 Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “2 Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế”
- Bà G, các con chung của 2 vợ chồng đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015: “1 Những người thừa kế theo pháp
luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” Nên đều được chia thừa
kế như nhau theo khoản 2 Điều 651 BLDS 2015: “2 Những người thừa kế cùng hàng