1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế buồi thảo luận tháng thứ nhất vấn đề chung của luật dân sự việt nam

25 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Quy Định Chung Về Luật Dân Sự, Tài Sản Và Thừa Kế
Tác giả Trần Thị Huỳnh Như, Nguyễn Trần Quỳnh Nga, Vũ Nguyễn Ngọc Trân, Võ Anh Kiện, Vũ Lê Mỹ Ý
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Hồng Vân
Trường học Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Buổi Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 257,42 KB

Nội dung

Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1.Điều này thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tínhchất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo

Trang 1

Môn: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế

BUỒI THẢO LUẬN THÁNG THỨ NHẤT VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Hồng Vân

Lớp CLC48D - Nhóm 3

Trần Thị Huỳnh Như (Nhóm trưởng) 2353801015158

Nguyễn Trần Quỳnh Nga 2353801014111

Vũ Nguyễn Ngọc Trân 2353801015208

Trang 2

Thành Phố Hồ Chí Minh - 2024

MỤC LỤC

I LẠM DỤNG QUYỀN DÂN SỰ 1

1.1 Tóm tắt văn bản 1

1.2 Phần trả lời câu hỏi 1

1.2.1 Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về “Lạm dụng quyền dân sự”? 1

1.2.2 Việc Tòa án xác định có “lạm dụng quyền dân sự” trong vụ việc này có thuyết phục không? Vì sao? 2

1.2.3 Tòa án đã áp dụng chế tài nào cho việc “lạm dụng quyền dân sự” trong vụ việc này? 3

1.2.4 Việc áp dụng chế tài nêu trên cho việc “lạm dụng quyền dân sự” trong vụ việc này có thuyết phục không? Vì sao? 4

II TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT 4

2.1 Tóm tắt văn bản 4

2.2 Phần trả lời câu hỏi 6

2.2.1 Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người là đã chết 6

2.2.2 Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn bao lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết? 8

2.2.3 Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao? 9

2.2.4 Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân? Nêu cơ sở pháp lý và ví dụ minh hoạ 10

2.2.5 Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào? Đoạn nào của các Quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019) cho câu trả lời? 11

2.2.6 Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019), pháp luật nước ngoài xác định ngày chết là ngày nào? 12

Trang 3

2.2.7 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong các Quyết định trên (quyết định năm 2018 và

2019) 12

2.2.8 Cho biết căn cứ để hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết và Tòa án tuyên hủy quyết định tuyên bố ông H đã chết trong quyết định năm 2020 có phù hợp với quy định không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 13

2.2.9 Cho biết kinh nghiệm nước ngoài (ít nhất một hệ thống) điều chỉnh hệ quả về tài sản và nhân thân khi có quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một cá nhân đã chết 13

2.2.10 Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà T và ông H có còn được coi là vợ chồng nữa không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 14

2.2.11 Nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây của ông H được xử lý như thế nào sau khi có quyết định năm 2020? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 14

III TỔ HỢP TÁC 15

3.1 Tóm tắt văn bản 15

3.2 Phần trả lời 16

3.2.1 Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác và suy nghĩ của anh/chị về những điểm mới này 16

3.2.2 Trong Quyết định năm 2021, đoạn nào cho thấy giao dịch (hợp đồng thuê quyền sử dụng đất) được xác lập giữa ông Th và bà H với Tổ hợp tác? 17

3.2.3 Theo Tòa án, ai phía Tổ hợp tác là bên trong giao dịch (với ông Th và bà H)? Hướng xác định như vậy của Tòa án có phù hợp với quy định không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 18

3.2.4 Theo Tòa án, ai là Bị đơn và hướng xác định như vậy của Tòa án có thuyết phục không? Vì sao 18

IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

số 47/2020/HSST Lê Thị H có tài sản là thửa đất số 58, tờ bản đồ số 12 đứng tên bà LêThị H Theo Luật thi hành án dân sự Lê Thị H phải dùng tài sản này để trả cho nhữngngười có tên tại Bản án số 47/2020/HSST đã có hiệu lực pháp luật nhưng Lê Thị Htrốn tránh trách nhiệm thi hành bằng thủ đoạn tẩu tán tài sản là thửa đất số 58, tờ bản

đồ số 12, đứng tên Lê Thị H Bằng thủ đoạn uỷ quyền cho Đinh Thị Thuý H để làmhợp đồng chuyển nhượng tài sản trên cho Trần Anh T và Bùi Thị L Việc làm của H và

H đã vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Bà H đã gây thiệt hại to lớn cho Bà H vềkinh tế Vì vậy, Bà H khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện T N: Tuyên bố “Hợpđồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa Đinh Thị Thuý H với Trần Anh T vàBùi Thị L vô hiệu Ngoài các nội dung trên còn thấy: Anh Bùi Đình M là con của Bà

H có đăng ký quyền sử dụng đất riêng đứng tên ông Bùi Đình M tại 02 thửa đất:Thửađất số: 218, nguồn gốc: Nhận cho tặng quyền sử dụng đất từ bố mẹ đẻ Thửa đất số:

214, tờ bản đồ số 12 nguồn gốc: Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất Hai thửa đấtnày không đăng ký giao dịch bảo đảm từ năm 2018 đến năm 2022 Việc Anh M có tàisản nhưng lại dùng tài sản của bà H để thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng, trong khi

Bà H đang có nghĩa vụ thì lại bằng việc ủy quyền (lạm dụng quyền dân sự) gây thiệthại cho người khác

Kết quả: Chấp nhận kháng cáo của Bà Nguyễn Thị H, tuyên bố Hợp đồng ủy

quyền số 2064, quyển số 03/2021 TP/CC- SCC/HĐGD ngày 01/4/2021 vô hiệu Tuyên

bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 15/4/2021 đối với thửa đất số

58, tờ bản đồ số 12, diện tích 1093,8 m2 và tài sản gắn liền với đất giữa Bà Lê Thị H

vô hiệu

1.2 Phần trả lời câu hỏi

1.2.1 Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về “Lạm dụng quyền dân sự”?

Đoạn của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về “Lạm

dụng quyền dân sự: “Từ các lập luận trên, nhận thấy: Việc ủy quyền chuyển nhượng của Bà Lê Thị H đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích

Trang 5

hợp pháp của Bà H Vì vậy, Bà H khởi kiện yêu cầu Toà án tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa Đinh Thị Thuý H với Trần Anh T và Bùi Thị L vô hiệu là có căn cứ Lý do vô hiệu là do giả tạo, vi phạm pháp luật, trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba Do vậy, cần sửa Bản án sơ thẩm 10/2022/DS-ST ngày 20/10/2022 của Tòa án nhân dân huyện T N, tỉnh Phú Thọ theo hướng:

- Xác định Hợp đồng ủy quyền số 2064, quyển số 03/2021 TP/CC SCC/HĐGD ngày 01/4/2021 do Văn phòng Công chứng K Đ lập chỉ có giá trị pháp lý đối với phần giải chấp tại ngân hàng, các nội dung khác vô hiệu

- Xác định Hợp đồng chuyển nhượng ngày 15/4/2021 đối với thửa đất số 58, tờ bản đồ số 12, diện tích 1093,8 m2 và tài sản gắn liền với đất giữa Bà Lê Thị H (do chị Đinh Thị Thuý H được ủy quyền

ký bên A) với Trần Anh T và Bùi Thị L đã được công chứng số 1447 quyển số 02/2021 TP- SCC/HĐGD do Văn phòng Công chứng H T N

đã thực hiện là vô hiệu.”1

1.2.2 Việc Tòa án xác định có “lạm dụng quyền dân sự” trong vụ việc này có thuyết phục không? Vì sao?

Việc Tòa án xác định có “lạm dụng quyền dân sự” trong vụ việc này là thuyếtphục Vì Tòa án căn cứ áp dụng cụ thể các Điều như sau để xác định rằng có lạm dụngquyền dân sự:

Điều 124 BLDS 2015 quy định: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một

cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan”.

Từ những tình tiết vụ việc có cơ sở xác định giá ghi trong Hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng đất được công chứng ngày 15/4/2021 là giả tạonhằm che giấu Hợp đồng giá cao hơn (để “chịu thuế thấp”)

Khoản 2 Điều 501 BLDS 2015 quy định “Nội dung của hợp đồng về quyền

sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sửdụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theoquy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liênquan” (Việc hai bên khai giá trên hợp đồng chuyển nhượng bất động sảnthấp hơn giá thực tế sẽ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp Đây là hành vitrốn thuế theo quy định tại khoản 5 Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 - làhành vi bị nghiêm cấm)

 Về Hợp đồng ủy quyền số 2064, quyển số 03/2021 TP/CC-SCC/HĐGDngày 01/4/2021 Văn phòng Công chứng K Đ lập Mặc dù tôn trọng sự tự

Trang 6

định đoạt của đương sự nhưng việc ủy quyền lại vượt quá giới hạn pháp luật

cho phép Việc ủy quyền này đã vượt quá phạm vi được phép ủy quyền và

gây thiệt hại cho người khác (cụ thể là chủ nợ) Vì sau khi giải chấp khoản

vay với ngân hàng thì khối tài sản này đã không còn bị ràng buộc với ngân

hàng, nhưng lại phát sinh nghĩa vụ ràng buộc với các chủ nợ khác Điều 10

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giới hạn việc thực hiện quyền dân sự:

“1 Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.

2 Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1.

Điều này thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể

áp dụng chế tài khác do luật quy định”.

Điều 160 BLDS 2015 quy định về nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở

hữu, quyền khác đối với tài sản:

“1 Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2 Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền

và lợi ích hợp pháp của người khác.”

nghĩa vụ đối với ngân hàng, trong khi Bà H đang có nghĩa vụ thì lại bằng

việc ủy quyền (lạm dụng quyền dân sự) gây thiệt hại cho người khác, nên

cần xác định trong trường hợp này việc ủy quyền bị giới hạn, việc lạm

quyền là vi phạm pháp luật

1.2.3 Tòa án đã áp dụng chế tài nào cho việc “lạm dụng

quyền dân sự” trong vụ việc này?

Cơ sở pháp lý: Điều 10 BLDS 2015.

“1 Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện

mục đích khác trái pháp luật.

Trang 7

2 Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác

do luật quy định”

Tòa án đã áp dụng chế tài như sau:

“Tuyên bố Hợp đồng ủy quyền số 2064, quyển số 03/2021 TP/CCSCC/HĐGD ngày 01/4/2021 do Văn phòng Công chứng K Đ đã thực hiện chỉ có giá trị pháp lý đối với nội dung ủy quyền giải chấp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Phòng giao dịch T N, các nội dung khác vô hiệu.”

 Tòa án đã thu hẹp phạm vi ủy quyền từ hợp đồng ủy quyền toàn bộ của

bà Lê Thị H ủy quyền cho chị Đinh Thị Thúy H thành hợp đồng với nộidung ủy quyền giải chấp với Ngân hàng những nội dung khác vô hiệu

1.2.4 Việc áp dụng chế tài nêu trên cho việc “lạm dụng quyền dân sự” trong vụ việc này có thuyết phục không? Vì sao?

Theo nhóm tác giả, việc Toà án áp dụng chế tài được nêu trong

khoản 2 Điều 10 BLDS 2015: “Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.” là

hợp lí

Bởi vì bà Lê Thị H đã lạm dụng, vượt quá quyền dân sự đượcphép khi uỷ toàn quyền quyết định tài sản cho chị Đinh Thị Thuý H,nhằm tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đối với

bà Nguyễn Thị H, gây thiệt hại cho người khác, hơn nữa là hành vigiả tạo hợp đồng với mục đích giảm tiền thuế phải giao nộp

Từ những hành vi trên, bà Lê Thị H đã vi phạm khoản 1 Điều 10BLDS 2015 cho nên việc Toà án đã áp dụng chế tại cũng được nêutại Điều 10 BLDS 2015 để áp dụng đối với bà Lê Thị H là có căn cứ,

cơ sở pháp lý

II TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT

2.1 Tóm tắt văn bản

Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018

Trang 8

của Tòa án nhân dân Quận 9 TP Hồ Chí Minh

Bà Bùi Thị T yêu cầu Tòa án tuyên bố ông Trần Văn C là đã chết Bà T và ông

C là vợ chồng Cuối năm 1985, ông C bỏ nhà đi biệt tích, không có tin tức, gia đình

bà T đã tổ chức tìm kiếm, nhưng vẫn không có tin tức gì của ông C Sau khi thụ lý,Tòa án nhân dân ban hành Thông báo tìm kiếm ông C trên Báo Công lý và nhắn tintrên Đài tiếng nói Việt Nam nhưng vẫn không có tin tức gì của ông C Do đó, bà Tyêu cầu tuyên bố ông C là đã chết là có căn cứ Tại phiên họp, Tòa án tuyên bố ôngTrần Văn C đã chết vào ngày 01/01/1986

Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019

của Toà án nhân dân TP Hà Nội

Ngày 15 tháng 11 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mởphiên họp sơ thẩm công khai việc dân sự với nội dung “ yêu cầu tuyên bố cụ PhạmVăn C đã chết”

Cụ Phạm Văn C là bố đẻ của bà Phạm Thị K, đã bỏ nhà đi từ tháng 01 năm

1997, từ đó đến nay không trở về nhà Mặc dù gia đình bà K đã tìm kiếm nhiều lầnnhưng vô ích Đến năm 2008 gia đình bà đã đăng tin trên Báo Hà Nội mới, Đài truyềnhình Trung Ương nhưng kết quả không thay đổi Vì vậy, bà Phạm Thị K yêu cầu Tòa

án tuyên bố cụ Phạm Văn C đã chết

Theo thông tin từ gia đình và Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng, cụ C đượcxác định tin tức lần cuối là từ tháng 4/1997 Vì vậy theo quy định tại điểm d, Khoản 1,Điều 71 BLDS 2015 và Khoản 1 Điều 68 BLDS cộng thêm có cơ sở xác định Tòa ántuyên bố cụ Phạm Văn C đã chết kể từ ngày 01/5/1997 Bên cạnh đó cũng bác bỏ đềnghị của Viện Kiểm Sát nhân dân thành phố Hà Nội, xác định cụ C đã chết từ tháng2/1999 vì không có cơ sở

Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019

của Toà án nhân dân TP Hà Nội

Cụ Phạm Văn C có vợ là cụ Nguyễn Thị S1 (đã chết) Cụ C và cụS1 có tám người con, trong đó chị Phạm Thị K là người con thứ hai.Khoảng tháng 1/1997 cụ C đi khỏi nhà, gia đình không rõ cụ C đi vàongày nào và cũng không rõ lý do Thời điểm cụ C đi khỏi nhà thì sứckhoẻ của cụ bình thường, không ốm đau, bệnh tật, cụ còn minh mẫn,tuy nhiên cụ C có tiền sử bệnh huyết áp cao

Từ khi cụ C bỏ đi, gia đình bà K đã nhiều lần tìm kiếm nhưngkhông có kết quả Năm 2008, gia đình bà đã đăng tin tìm kiếm trên

Trang 9

Báo Hà Nội mới, Đài truyền hình Trung Ương nhưng không có tin tức

gì Ngày 23 tháng 10 năm 2018, bà Phạm Thị K có đơn yêu cầutuyên bố cụ Phạm Văn C (là bố đẻ của bà K) là đã chết Trong quátrình giải quyết đơn yêu cầu của bà K, Toà án đã yêu cầu các đơn vịtruyền thông, các cơ quan có thẩm quyền đăng thông báo tìm kiếmthông tin cụ Phạm Văn C nhưng vẫn không thu được kết quả gì

Trong văn bản phản hồi Toà án nhân dân thành phố Hà Nội,

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội ghi nhận: “Từ tháng 5/1997 đến tháng 1/1999, ông Phạm Văn C không lĩnh lương hưu tại nơi cư trú…” Từ đó, Toà án kết luận việc chi trả lương hưu cho cụ C chỉ

được thực hiện đến hết tháng 4/1997

Căn cứ theo điểm d khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 71 BLDS

2015, Điều 72 BLDS 2015 Toà án quyết định tuyên bố cụ Phạm Văn

Ngày 20/11/2019 Ông Hoàng trở về huyện C, làm đơn yêu cầuhủy quyết định tuyên bố một người là đã chết; người có lợi ích liênquan là bà N T cũng thừa nhận ông vẫn sống và đồng ý với yêu cầuhủy quyết định tuyên bố một người là đã chết Tòa sau khi đối chiếukết quả tra cứu hồ sơ hộ khẩu và chứng minh nhân dân đã chấpnhận đơn yêu cầu của ông H, hủy bỏ quyết định yêu cầu tuyên bốmột người là đã chết đối với ông H

Trang 10

2.2 Phần trả lời câu hỏi

2.2.1 Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người là đã chết

Giống nhau

 Đối tượng yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người

là đã chết: người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa ántuyên bố một người mất tích hoặc đã chết

 Đối tượng tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người là đã chết: Tòa

án là đối tượng duy nhất có thẩm quyền tuyên bố một người mất tích hoặc đãchết

 Thời hạn được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người đó Nếukhông xác định được ngày thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của thángtiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng thìthời hạn được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng

Quyền nhân thân Cơ sở pháp lý: khoản 2 điều 25 BLDS 2015.

“Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

 Tài sản của người bị tuyên bố mất tích hoặc đã chết được giải quyết theo luậtđịnh

Theo khoản 3 Điều 68 và khoản 5 Điều 73 BLDS 2015 thì Quyết định của

Tòa án hủy bỏ tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết phải được gửi cho Ủyban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người đó để ghi chú theo quy định của phápluật về hộ tịch

của một người dựa vào yêu cầu của

người có quyền và lợi ích liên quan

Tuyên bố chết là sự thừa nhận của Tòa

án về cái chết trên mặt pháp lý của một

cá nhân khi người đó đã biệt tích trongthời hạn luật định dựa vào yêu cầu của

Trang 11

người có quyền và lợi ích liên quan

Biệt tích: Cá nhân biệt tích 2

năm liền trở lên, không cótin tức xác thực về việcngười đó còn sống hay đãchết

 Thời hạn: 2 năm

 Có yêu cầu của những người

có quyền hoăc lợi ích liênquan

Cơ sở pháp lý: Điều 71 BLDS 2015

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết địnhtuyên bố mất tích của Tòa án có hiệulực pháp luật mà vẫn không có tin tứcxác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc

mà vẫn không có tin tức xác thực làcòn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai

mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặcthảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫnkhông có tin tức xác thực là còn sống,trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên vàkhông có tin tức xác thực là còn sống;thời hạn này được tính theo quy địnhtại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này

Hệ quả

pháp

 Tạm thời đình chỉ tư cáchchủ thể của cá nhân đối vớiquan hệ pháp luật dân sự màngười đó đang tham gia

 Về mặt nhân thân: Quan hệnhân thân vẫn còn tồn tại

Trong trường hợp vợ hoặcchồng của người bị tuyên bốmất tích xin ly hôn thì Tòa

án giải quyết cho ly hôn

 Làm chấm dứt tư cách chủ thểcủa cá nhân

 Về mặt tài sản: Quan hệ tài sảncủa người bị tòa án tuyên bố là

đã chết được giải quyết như đốivới người đã chết; tài sản củangười đó được giải quyết theoquy định của pháp luật về thừakế

 Về mặt nhân thân: Quan hệ vềhôn nhân, gia đình và các quan

hệ nhân thân khác của người đóđược giải quyết như đối với

Trang 12

người đã chết.

2.2.2 Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn bao lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố

là đã chết?

Theo khoản 1 Điều 71 BLDS 2015:

“Điều kiện tuyên bố người đã chết Trong trường hợp này Tòa án sẽ tuyên bố một người đã chết khi:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.”

2.2.3 Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao?

Trong Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 củaTòa án nhân dân Quận 9 TP Hồ Chí Minh, ông C bị tuyên bố chết biệttích từ ngày 01/01/1986 Bởi vì ông C được xác định là bỏ nhà đi từ

năm 1985 Theo điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015: “Biệt tích

05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này” Vì vậy, việc bà T yêu cầu ông C đã chết là có căn cứ: “ Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm

có tin tức cuối cùng.”2 “Trong thực tế có những trường hợp chúng takhông chắc chắn một cá nhân chết nhưng người này không để lạithông tin trong một thời gian dài Trong trường hợp này, pháp luật

2 Khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015.

Ngày đăng: 07/04/2024, 06:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w