Tuy nhiên, sự phát triển “nóng” của điện mặt trời ở nước ta cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần đánh giá tổng thể để đưa ra định hướng chính sách phát triển ổn định, bền vững nguồn n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬTĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
-Môn học: Chính sách côngĐỀ TÀI
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNGLƯỢNG MẶT TRỜI MÁI NHÀ
Lớp học phần:231CS0103
Giảng viên hướng dẫn:Đinh Hoàng Tường ViNhóm thực hiện:Nhóm 5
Trang 2IV.THỰC TRẠNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI HIỆN NAY -5
1.Góc nhìn chung của xã hội -5
2.Sự quản lý của Nhà nước về năng lượng điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam: - 5
VII CƠ SỞ BAN HÀNH CHÍNH SÁCH - 12
VIII KINH NGHIỆM TỪ NƯỚC NGOÀI -12
IX LỜI KẾT - 14
X DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -14
Trang 3Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc về mọi mặt Nền kinh tế đất nước đang được xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp phát triển là cơ sở để quá trình đô thị hóa được đẩy nhanh Không thể không kể đến ngành công nghiệp năng lượng Những năm gần đây, phát triển điện mặt trời đã được Việt Nam chú trọng triển khai và đạt được kết quả bước đầu, đóng góp quan trọng vào đảm bảo an ninh năng lượng và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính Tuy nhiên, sự phát triển “nóng” của điện mặt trời ở nước ta cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần đánh giá tổng thể để đưa ra định hướng chính sách phát triển ổn định, bền vững nguồn năng lượng này trong thời gian tới.
Nhằm mục đích chỉ ra những lợi thế về mặt kinh tế - xã hội, phân tích tính khả thi của chính sách, nhóm chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu về “chính sách phát triển điện năng lượng mặt trời mái nhà”.
III.TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
1 Khái niệm:
Năng lượng điện mặt trời là điện được tạo ra từ việc chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện bằng cách sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời hoặc từ nhà máy năng lượng mặt trời dựa trên nguyên lý phản xạ ánh sáng để vận hành lò hơi nước làm quay tuabin tạo điện.
Trang 4+ Tăng tuổi thọ mái nhà: Dàn Pin mặt trời được lắp trên mái nhà - ngoài tác dụng thẩm mỹ còn gia tăng tuổi thọ mái nhà giúp hạn chế nhiệt mặt trời, nước mưa gây rỉ sét
+ Giảm gánh nặng chi phí điện hàng tháng: Điện năng phục vụ hoạt động vận hành, sản xuất kinh doanh được ưu tiên sử dụng từ sản lượng của hệ thống Điện NLMT giúp hạn chế tối đa điện năng tiêu thụ từ nguồn EVN, từ đó giảm chi phí trên hóa đơn EVN hàng tháng.
+ Ổn định nguồn điện sử dụng: Sở hữu hệ thống điện năng lượng mặt trời giúp duy trì nguồn điện ổn định, hạn chế tối đa sự ngắt quãng nguồn điện.
+ Làm mát, giảm nhiệt, giảm thải CO2: Sử dụng điện từ nguồn năng lượng sạch giúp giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia.
3 Nhược điểm:
+ Muốn sử dụng nhiều phải phụ thuộc diện tích mái.
+ Phụ thuộc nhiều vào thời tiết : Mặc dù vẫn có thể thu năng lượng mặt trời vào những ngày trời nhiều mây và mưa, nhưng chắc chắn hiệu suất của hệ thống năng lượng mặt trời sẽ giảm xuống.
+ Chi phí đầu tư trả trước cao: Chi phí ban đầu để lắp đặt một hệ thống điện mặt trời tương đối cao
+ Gây nguy hại đến môi trường:
Mặc dù NLMT tạo ra năng lượng sạch, tái tạo, bền vững nhưng trong khâu sản xuất thiết bị này có thể thải ra khí cacbon, khí thải nhà kính, gây nguy hại đến môi trường.
Pin mặt trời sau thời gian hết hạn nếu không xử lý đúng cách bị thải ra bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Trang 5+ Khó vận chuyển: Đa số các tấm pin khá lớn dẫn đến việc di chuyển và lắp đặt gặp một số ít khó khăn
IV.THỰC TRẠNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI HIỆN NAY
1 Góc nhìn chung của xã hội
-Năng lượng mặt trời đang trở thành một nguồn năng lượng tái tạo phát triển rộng rãi trên toàn cầu Trong những năm gần đây, sử dụng năng lượng mặt trời đã trở thành một giải pháp năng lượng bền vững và kinh tế hơn Đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ là những quốc gia hàng đầu về lắp đặt công suất năng lượng mặt trời, bên cạnh đó các quốc gia châu Âu cũng đang tiếp tục đẩy mạnh, khuyến khích người dân cũng như các doanh nghiệp, chủ đầu tư, hộ gia đình sử dụng năng lượng mặt trời
-Trong điều kiện cung ứng điện hiện nay cho đến năm 2025 ở Việt Nam được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn
TẠI SAO VIỆT NAM ĐANG RƠI VÀO CÀNH THIẾU ĐIỆN TRẦM TRỌNG?
(IT bật đến 2p13)
=> Việc bổ sung kịp thời các nguồn điện mặt trời áp mái cực kỳ có ý nghĩa.
Việc phát triển điện mặt trời áp mái nên được Việt Nam chú trọng triển khai để đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
2 Sự quản lý của Nhà nước về năng lượng điện mặt trời mái nhà ở ViệtNam:
Nhà nước có sự quan tâm về việc sử dụng NLDMTMN được thể hiện qua những hành động và văn bản sau đây:
● Quyết định số 500 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
+ “Ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu Từ nay đến năm
Trang 62030, công suất các nguồn điện loại hình này ước tính tăng thêm 2.600 MW Loại hình nguồn điện này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp”.
● Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính Phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo
● “Khuyến khích lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tự dùng cho nhu cầu sử dụng tại chỗ, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời.”
● Báo cáo Số 74/BC-BCT Dự thảo quyết định về cơ chế khuyến khích phát
triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp tại Việt Nam.
● Sáng 10/6/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một số bộ, ngành liên quan để triển khai thực hiện mục tiêu trong Quy hoạch Điện 8 là phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
3 Một số cơ chế khuyến khích:
Trước nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng phục vụ phát triển kinh tế, Chính phủ có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án NLTT thông qua công cụ hỗ trợ tài trợ giá hay trợ cấp Trong các loại hình ưu đãi, nổi bật nhất là giá mua điện ưu đãi với mức giá mua ưu đãi cao nhất trên 1kWh dành cho điện mặt trời là 2.174 đồng/kWh.
Về nguyên tắc, các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển năng lượng sạch, tái tạo nói chung hay NLMT nói riêng sẽ được hỗ trợ ưu đãi về thuế, vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất sử dụng nguồn năng lượng này Chẳng hạn như: Các thành phần kinh tế khác nhau cũng được tạo điều kiện đầu tư phát triển sử dụng NL không gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo và khuyến khích đầu tư xây dựng mạng lưới điện hoặc các trạm phát điện sử dụng NLMT.
Trang 7Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho thấy quan điểm của Nhà nước về việc ưu đãi cho các nhà đầu kinh doanh cho các dự án sử dụng năng lượng điện mặt trời Các nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi đầu tư trong các vấn đề liên quan như:
(i) Ưu đãi về vốn đầu tư và thuế: theo đó các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư phát triển các dự án điện mặt trời được huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành; được miễn thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa nhập khẩu để tạo lập các tài sản cố định, thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất của dự án là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được Cơ chế hỗ trợ cụ thể đối với nguồn năng lượng này ở Việt Nam là sự kết hợp ưu đãi tài chính, ưu đãi thuế và hỗ trợ giá thị trường Cơ chế này gồm: Trợ cấp thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và miễn phí bảo vệ môi trường; Chi phí tránh được; Giá mua điện ưu đãi; Các ưu đãi khác về quyền sử dụng đất, tiếp cận vốn ưu đãi, miễn thuế, cho vay và cung cấp tín dụng để đầu tư thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các quy định như hợp đồng mua bán điện.
(ii) Ưu đãi về đất đai: Các dự án đấu nối lưới điện mặt trời được miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đai, tiền thuê mặt nước theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng cho các dự án ưu đãi đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc thu xếp quỹ đất, để các chủ đầu tư thực hiện các dự án điện mặt trời.
Triển khai thực hiện Quyết định này vào thực tiễn cuộc sống, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 hướng dẫn chi tiết các quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới, hoặc điện năng lượng mặt trời hòa lưới Thông tư quy định rõ về quy hoạch và phát triển dự án điện năng lượng mặt trời; giá bán điện của các dự án điện năng lượng mặt trời nối lưới và dự án điện mặt trời mái nhà; hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới và lắp trên mái nhà; quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư số 16/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương giúp minh bạch thủ tục đầu tư phát triển điện mặt trời; thúc đẩy đầu tư điện mặt trời, giúp bổ sung công suất điện cho hệ thống điện, giúp tăng tỷ trọng NLTT (cụ thể ở đây là NLĐMT) trong tương
Trang 8lai; đồng thời, giúp đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 đã có cơ chế khuyến khích miễn thuế, trợ cấp cho việc sử dụng năng lượng mặt trời trong phát triển dự án điện năng lượng mặt trời, cũng được nêu cụ thể tại các Phụ lục ban hành kèm theo gồm: (i) Nội dung Đề án quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh; (ii) Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới; (iii) Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện năng lượng mặt trời mái nhà.
V ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH
1 Mặt hạn chế:
+Vấn đề chính sách: phát triển còn khá chậm, vận hành chưa hiệu quả Rào cản lớn nhất trong chính sách là thiếu quy hoạch quốc gia về năng lượng điện mặt trời Hiện tại, Việt Nam chỉ có quy hoạch phát triển điện mặt trời ở cấp tỉnh Đặc biệt tập trung ở một số tỉnh, thành phố có tiềm năng Hạn chế này đã làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư và tác động tiêu cực đến định hướng kết nối các dự án điện mặt trời vào hệ thống điện quốc gia trong ngắn hạn cũng như khả năng phát triển bền vững và đồng bộ trên cả nước trong dài hạn.
+Vấn đề công nghệ: Cơ sở hạ tầng điện hiện nay chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của điện mặt trời Sự bùng nổ của điện mặt trời trong năm 2019 đã gây áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng hiện có, đòi hỏi nhu cầu củng cố và thiết lập các kết nối mới với lưới điện trong thời gian ngắn Đây cũng là lý do vì sao chính sách mua bán điện của EVN đã dừng lại từ cuối 2020 Những thay đổi về chính sách thuế, phí, giá cả, quy hoạch, kế hoạch phát triển khiến cho chủ đầu tư phân vân khi đầu tư lắp đặt điện mặt trời
+Vấn đề kinh tế và tài chính: Bởi vì chính sách mua bán điện đã dừng lại Vướng mắc lớn nhất đó là trách nhiệm chia sẻ rủi ro giữa các bên Một hệ thống điện mặt trời có tuổi thọ rất cao, lên đến 30 năm và hơn thế nữa nếu được bảo trì thường xuyên và sử dụng đúng cách Vì vậy trong thời gian sử dụng nếu sự cố xảy ra mà những đơn vị thi công lắp đặt lại không còn hoạt động thì chủ đầu tư sẽ gặp rất
Trang 9nhiều khó khăn khi bảo hành Đây cũng chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm sử dụng điện mặt trời
+Đối tượng tiếp cận: chưa rộng rãi, chưa thể phủ khắp lãnh thổ VN, một phần là vì e ngại chi phí lắp đặt, mô hình phát triển chưa phù hợp với các hộ gia đình nhỏ ít có nhu cầu sử dụng điện ban ngày nhiều, phần còn lại là do các nhà chức trách chưa làm tốt trong việc chủ trương tuyên truyền, kêu gọi người dân về vấn đề liên quan đến lợi ích khi sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
2 Giải pháp:
- Cần cập nhật thêm chính sách mới nhằm khuyến khích, hỗ trợ chi phí đầu tư, phát triển loại hình này Bộ Công Thương đề xuất các cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà như: sẽ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điện Trong đó, các hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại công sở sẽ được ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện Tổ chức, cá nhân đầu tư và sử dụng hệ thống này sẽ được miễn hoặc giảm các loại thuế, phí; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định
- Củng cố kiến thức cho các khách hàng sử dụng điện mặt trời biết về cách xử lý tấm pin khi đã hết hạn sử dụng, hoặc ban hành chính sách hỗ trợ xử lý rác thải pin mặt trời để tránh tình trạng rác thải vứt bỏ không đúng nơi quy định dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng môi trường sống xung quanh cũng như sức khỏe người dân.
- Về các cơ sở quản lý hệ thống lắp đặt điện mặt trời phải có trách nhiệm, nghĩa vụ báo cáo sản lượng điện cũng như nhu cầu sử dụng điện của các cơ sở của mình để tập đoàn điện lực VN (EVN) lập được bài toán về cung cầu tốt hơn.
- Khuyến khích về mặt thủ tục của các quá trình này nên được đơn giản hóa, vì đây là nguồn năng lượng tiềm năng để Việt Nam có thể phát triển và tận dụng tối đa nguồn điện tái tạo, xem xét cùng Bộ Tài Chính nhìn nhận lại liệu cơ chế về thuế có thể tháo gỡ và mở ra con đường mới.
Trang 10- Cần có chính sách hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và sử dụng các phương tiện, thiết bị điện mặt trời Nhà nước cũng cần đưa ra mức định mức tiêu chuẩn cho các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, thực hiện thử nghiệm chất lượng, hiệu suất các sản phẩm nhập khẩu, kinh doanh trong nước để hạn chế lưu thông sản phẩm kém chất lượng, định hướng đúng cho người dân về hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời.
- Cần có cơ chế hỗ trợ giá lắp đặt (ban đầu) điện mặt trời mái nhà cho từng vùng miền vì các vùng miền có lượng bức xạ mặt trời khác nhau để NLĐMT phát triển đồng đều trong cả nước.
- Hiện nay nhiều người dân vẫn chưa hiểu hết về việc lắp đặt và lợi ích của NLĐMT mang lại, vì vậy, chính phủ cũng như doanh nghiệp nên đa dạng hóa việc tổ chức truyền thông tới cộng đồng, đặc biệt phải truyền thông tới từng hộ gia đình, từ khả năng đầu tư cũng như lợi ích đạt được của mô hình này.
- Nhà nước cần có những chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu, chế tạo pin mặt trời, cũng như nhân lực tư vấn xây dựng nhà máy sản xuất điện mặt trời Sở hữu một hệ thống các cơ chế, chính sách toàn diện và có được đội ngũ nhân lực chuyên môn cao phục vụ cho ngành công nghiệp điện mặt trời, đó là chúng ta đã có được chìa khóa giúp đưa điện mặt trời phát triển rộng khắp trên cả nước, đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường bền vững cho quốc gia
- (Học hỏi từ Nhật Bản) Cần chính phủ giảm giá bán Pin năng lượng mặt trời hoặc hỗ trợ cho vay mua nhà có dùng năng lượng mặt trời, thời hạn trả nợ trong 10 năm tính từ ngày cho vay Hạn mức cho vay có thể xem xét là 1 tỷ VND.
VI QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH CHÍNH SÁCH
1 Hình thức văn bản ban hành:
Hiện nay nước ta đã có một số chính sách hiện hành để hướng dẫn giải quyết vấn đề này, nhưng vẫn chưa khai thác được triệt để tiềm năng của chúng Chính vì vậy, chúng tôi quyết định là đề nghị chính phủ ban hành thêm một chính sách mới dưới dạng Nghị định đưa ra những biện pháp khắc phục các hậu quả trên và có hướng