ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
***
THẢO LUẬN MÔN HỌC
MÔN TỔNG QUAN DU LỊCH
Tên đề tài:
NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẢI TRÍ VÀ DU LỊCH
Giảng viên hướng dẫn: Ths Lê Cát Vi Mã Lớp học phần: 222TM2401 Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7
TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ
hoàn thành 01 Cao Tuyết Ngân K214150974 Nội dung + Thuyết trình 100%
02 Võ Nguyễn Ái My K214152121 Nội dung + Thuyết trình 100%
03 Trương Thị Hiền Diệu K214150966 Nội dung + Thuyết trình 100%
04 Hoàng Hà Phương K214150977 Nội dung + PPT 100%
05 Đinh Phương Thảo K214152129 Nội dung + PPT 100%
Trang 32.2 Tại Việt Nam 13
2.2.1 Thành tựu trước Covid 13
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch giải trí đã trở thành xu hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới, thu hút một lượng lớn khách trong và ngoài nước, tạo ra nhiều cơ hội hơn trong việc tăng trưởng du lịch, phát triển kinh tế của một quốc gia, cung cấp việc làm và đáp ứng nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng và vui chơi giải trí của người dân Hiện nay, ở Việt Nam, lĩnh vực này đang nhận được sự quan tâm của chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong việc khai thác, quy hoạch và phát triển khiến cho du lịch giải trí của nước ta chưa thật sự gây ấn tượng với khách du lịch trong và ngoài nước.
I Tổng quan về ngành du lịch giải trí1.1 Khái niệm
Du lịch giải trí (Leisure travel) là việc những người đi du lịch với nhu cầu thư giãn,
nghỉ ngơi, giải trí, thay đổi để phục hồi sức khỏe (thể chất và tinh thần) sau những thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi hay muốn thoát khỏi những thói quen trong cuộc sống thường ngày của họ.
Các loại hình du lịch giải trí nổi bật: thường là các công viên giải trí, khu du lịch, khu
trung tâm thương mại, khu phức hợp giải trí,
1.2 Lịch sử hình thành
Ngành du lịch giải trí là một trong những loại hình của ngành du lịch Vì vậy lịch sử hình thành của ngành du lịch và du lịch giải trí gần như là giống nhau.
Nói về lịch sử hình thành của du lịch thì du lịch đã xuất hiện trước công nguyên Nhưng
thời điểm này từ “du lịch” hay còn gọi là khái niệm “du lịch” chưa ra đời thay vào đó chỉ là
“chuyến đi thông thường” Đa phần là những người giàu có; đi tham quan các công trình kiến trúc; nghệ thuật; học ngoại ngữ; thưởng thức các ẩm thực ngon lạ, khám phá văn hóa Những người đầu tiên bắt đầu đi du lịch một cách đúng nghĩa, chắc chắn bạn sẽ không ngạc nhiên, đó là người La Mã cổ đại Vào thời kì này, người La Mã rất giàu có họ thường chuyển tới biệt thự của họ vào mùa hè Mục đích chính của chuyến đi hoàn toàn là để giải trí như nhảy múa, hát hò, đánh bạc và săn bắn Đây là những cơ sở ban đầu hình thành nên ngành du lịch giải trí
Du lịch hiện đại bắt đầu xuất hiện
Vào thế kỷ 18 tại các nước Châu Âu đã xuất hiện các tốp, đội, nhóm tổ chức cùng nhau đi chơi; thăm bạn bè qua các quốc gia khác, học ngoại ngữ, văn hóa nghệ thuật… và như thế trào lưu này đã phát triển rất mạnh, thúc đẩy khái niệm “du lịch” ra đời
Trang 5Từ đây du lịch đã phát triển và thu hút nhiều người quan tâm, nhanh chóng trở thành một hướng kinh doanh rất tiềm năng.
Đầu thế kỉ 19, nhờ thành quả của cách mạng công nghiệp, quá trình đô thị hoá, sự phát triển về kinh tế và sự gia tăng thời gian nghỉ, được hưởng lương du lịch giải trí bắt đầu phát triển nhanh và trở nên phổ biến đối với cả những người dân thường Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã tạo ra tầng lớp có thu nhập cao, có đủ khả năng để thực hiện các chuyến du lịch nghỉ ngơi giải trí Hơn nữa, thời gian rảnh rỗi để đi du lịch tăng lên nhờ có quy định tăng lương, giảm giờ làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là việc quy định ngày nghỉ được hưởng lương Mặt khác, những thành tựu khoa học và công nghệ, đặc biệt là phát minh về máy hơi nước đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải Sự xuất hiện các loại phương tiện vận chuyển chuyên chở được nhiều người, tốc độ cao và giá rẻ như tàu hoả, tàu thuỷ đã thúc đẩy du lịch giải trí phát triển khá nhanh.
Từ những năm 1950 đến 1970, du lịch giải trí trở thành một phần của văn hoá tiêu dùng, với sự phát triển của các khu nghỉ mát, khu du lịch và các khu vui chơi giải trí Các địa điểm du lịch nổi tiếng như Disneyland và Las Vegas đã trở thành những điểm đến hấp dẫn đối với du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Trong những năm 1980 và 1990, sự phát triển của công nghệ và internet đã thay đổi hoàn toàn cách thức du lịch giải trí diễn ra Du khách có thể đặt phòng khách sạn, vé máy bay và tham quan trực tuyến thông qua internet Các ứng dụng di động và trang web du lịch cũng đã giúp cho việc tìm kiếm thông tin về các địa điểm du lịch trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Hiện nay, du lịch giải trí là một ngành công nghiệp lớn và phát triển với rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn trên khắp thế giới Du khách có thể tham gia vào các hoạt động giải trí như đi bộ đường dài, trượt tuyết, lướt sóng, đi săn, câu cá, đua xe, đua ngựa, tham quan các công viên giải trí, các khu vui chơi.
1.3 Đặc điểm
Rất phong phú về loại hình.
Có thể diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại có thể tranh thủ vào bất cứ lúc nào.
Trở thành một nhu cầu bức thiết, hiện tượng xã hội phổ biến đối với các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung đông dân cư.
Đặc điểm quan trọng của hoạt động vui chơi giải trí hiện đại là tính chất giải trí đối lập nhau tức là người ta tìm đến môi trường đối lập với họ sống và làm việc Du lịch giải trí phù
Trang 6hợp với những người đi du lịch mới mục đích thư giãn, đam mê trải nghiệm các loại hình giải trí, ưa thích sự sôi động, náo nhiệt.
1.4 Phân loại
Du lịch giải trí là loại hình du lịch nhằm mang đến những trải nghiệm giải trí, thưgiãn, giải trí và khám phá cho du khách Theo cách phân loại chung, du lịch giải trí có thể được phân loại thành các loại sau:
Du lịch nghỉ dưỡng: Đặc điểm chung của du lịch nghỉ dưỡng là các dịch vụ lưu trú rất
được chú trọng về tiện nghi, an toàn và có đầy đủ dịch vụ tận phòng Đồng thời du khách có thể dễ dàng tham gia các hoạt động giải trí và trải nghiệm thú vị ở ngay gần nơi ở Nhằm mang lại trải nghiệm thư giãn, giải trí cho du khách, thường đi kèm với các hoạt động thể thao, giải trí như chơi golf, tắm biển, spa,…
Du lịch mạo hiểm: Loại hình du lịch này chủ yếu liên quan đến các hoạt động thể thao
mạo hiểm, các trò chơi cảm giác mạnh chẳng hạn như leo núi, đi bộ đường dài bắn cung, lướt ván, lặn biển, nhảy dù, chèo thuyền, khinh khí cầu…
Du lịch chủ đề: Là dạng du lịch theo chủ đề cụ thể như đi tham quan các công viên
giải trí, khu vui chơi, sở thú, thủy cung; tham quan khu trưng bày đồ chơi, điện ảnh; …
Du lịch văn hóa: Đây là loại du lịch lôi cuốn “sự di chuyển của con người từ khu vực
mà họ sinh sống thường ngày đến với các điểm hấp dẫn văn hóa, với mục đích thu thập thông tin và trải nghiệm mới để đáp ứng nhu cầu văn hóa của họ” Người đi du lịch có tham gia các hoạt động, lễ hội văn hóa như: Lễ hội cồng chiêng Tây nguyên, Hội Lim ở Bắc Ninh, Lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ, Nhã nhạc cung đình Huế…
Nói chung, du lịch văn hóa giúp du khách có những trải nghiệm về các nền văn hóa và giá trị truyền thống khác nhau Mục đích du lịch thường bao gồm cả việc tham dự vào các lễ hội văn hóa
Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch giúp khách du lịch có được những trải nghiệm
gần gũi với thiên nhiên
Các loại hình khác: Casino, mua sắm, âm nhạc, ẩm thực, trò chơi điện tử,…
Tùy vào mục đích và mong muốn của mỗi du khách, họ có thể chọn cho mình loại hình du lịch giải trí phù hợp để tận hưởng kỳ nghỉ của mình.
II Thực trạng của ngành du lịch giải trí
Trang 72.1 Trên thế giới 2.1.1 Trước Covid
Dựa trên số liệu báo cáo của các điểm đến trên toàn cầu, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) ước tính lượng khách du lịch quốc tế (inbound) năm 2018 đạt 1,403 tỷ lượt, tăng khoảng 75 triệu lượt so với năm 2017 (tăng trưởng 5,6%) Du lịch thế giới đã cán đích trước 2 năm so với mức dự báo dài hạn của UNWTO Năm 2010, UNWTO đã đưa ra dự báo đến năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu sẽ đạt mức 1,4 tỷ lượt.
Tổ chức Du lịch thế giới cho hay, năm 2018, châu Á và Thái Bình Dương đã đón 345,1 triệu lượt khách quốc tế, tăng 6,5% so với năm 2017, chiếm ¼ tổng lượng khách quốc tế của toàn cầu.
Trong đó, khu vực Đông Nam Á dẫn đầu khu vực về tăng trưởng khách quốc tế đến với 7,9% Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới, trong năm 2018, phần lớn các điểm đến ở Đông Nam Á đều duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.
Thái Lan đứng đầu trong khu vực và vượt trội so với các nước khác, duy trì tăng trưởng ổn định thêm khoảng 2,7 - 2,9 triệu lượt khách/năm trong 3 năm qua.
Ma-lai-xi-a ở vị trí thứ 2 nhưng chững lại, không tăng trưởng trong 3 năm gần đây.
Việt Nam rút dần khoảng cách, bám sát In-đô-nê-xi-a và Xin-ga-po
Những thị trường nguồn hàng đầu về chi tiêu du lịch ra nước ngoài.
Trong số 10 thị trường nguồn lớn nhất thế giới, tốc độ tăng trưởng cao nhất về chi tiêu du lịch ra nước ngoài năm 2019 thuộc về Pháp (+10,5%), xếp sau là Ý (+7%) và Mỹ (+ 5.5%).
Theo Vietnamtourism
Trang 8Dù giảm 3.8% so với với năm trước, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường có chi tiêu du lịch ra nước ngoài lớn nhất với 262,1 tỷ USD trong năm 2019 Mỹ đứng ở vị trí thứ hai với 184,2 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2018, điều này cho thấy nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người dân Mỹ vẫn khá cao
Theo Statista
Trong đó, vui chơi giải trí là một động cơ lớn thúc đẩy du khách tham gia vào các hoạt động du lịch, là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn lớn cho các chương trình du lịch Các hoạt động vui chơi giải trí giúp du khách có được cảm giác sảng khoái, phấn khích và vui vẻ trên suốt chuyến đi Đây là hoạt động có sức lôi cuốn, hấp dẫn giúp kéo dài thêm thời gian lưu trú của du khách tại điểm du lịch, đem lại doanh thu lớn cho các nhà kinh doanh trực tiếp dịch vụ vui chơi giải trí và cả những nhà kinh doanh gián tiếp Chính vì vậy sự có mặt của hoạt động vui chơi giải trí trong hoạt động du lịch nói chung là hết sức cần thiết.
Ở những nước có nền công nghiệp phát triển và trình độ phát triển kinh tế cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp nhu cầu vui chơi giải trí là một yếu tố không thể thiếu đối với những người đi du lịch Kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy mức chi tiêu cho nhu cầu vui chơi giải trí đối với du khách Hoa Kỳ chiếm đến 10% tổng thời gian và 20 - 25% tổng chi phí chuyển đi Khách du lịch Nhật chi tiêu về giải trí chiếm trên dưới 35% nhưng về thời gian chỉ chiếm 5 - 8% tổng quỹ thời gian của một chuyển du lịch Du khách Đức và Pháp có mức chỉ tiêu về thời gian và chi phí cho các dịch vụ vui chơi giải trí khoảng 20% Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp việc chi tiêu cho vui chơi giải trí của khách du lịch là không giới hạn.
Trang 9Từ những thông số trên, có thể nhận thấy vị trí quan trọng của các hoạt động vui chơi giải trí trong nội dung một chương trình du lịch Đây là một hoạt động chiếm tỷ phần khá lớn trong cơ cấu hoạt động du lịch, bởi nó không chỉ đem lại sự thoải mái cho du khách mà còn có thể mang đến cho các nhà đầu tư du lịch một nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Xuất phát từ tầm quan trọng trong việc tạo nên sức hút du lịch mà nhiều nước trên thế giới đã rất chú trọng đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí hay công viên chủ đề (theme park) như: Disneyland ở California (Mỹ), các công viên nước ở Tokyo (Nhật Bản), khu Sentosa Park ở Singapore, Lotte World (Hàn Quốc) Mục đích của việc xây dựng những công trình này là đều nhằm thỏa mãn ngày càng nhiều các nhu cầu đa dạng và khác biệt của các đối tượng du khách khác nhau Trên thực tế, những công trình này đã hoạt động rất có hiệu quả, trở thành những địa chỉ quen thuộc và nổi tiếng đối với du khách, là nơi để du khách có cơ hội chi tiền hay lưu trú dài ngày và thu về nguồn lợi khổng lồ hàng năm cho ngành du lịch
Cụ thể, quy mô thị trường kỳ nghỉ công viên chủ đề (Theme Park) toàn cầu được định giá 47,2 tỷ USD năm 2018 và ước tính đạt 74,7 tỷ USD năm 2026
Tại Singapore, theo phân tích của Tổng cục Du lịch nước này, khách du lịch quốc tế đến Singapore đã không tiếc tiền chi tiêu vào đa dạng loại hình dịch vụ Trong đó dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan chiếm đến 22%, thu về gần 1,6 tỷ USD doanh thu Riêng trong năm 2019, Resorts World Sentosa, quần thể tích hợp đầy đủ các dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, mua sắm hàng đầu Singapore, đã đạt doanh thu du lịch ấn tượng là 2,5 tỷ USD, lợi nhuận ròng là 689 triệu USD Lượng khách đến vui chơi tại công viên chủ đề Universal Studios nằm trong quần thể đã vượt 18 ngàn khách/ngày, doanh thu tăng 10% đạt 167,1 triệu USD Từ sức hút của công viên chủ đề, kéo theo đó là công suất phòng khách sạn đạt tỉ lệ lấp đầy 94% với doanh thu 507,4 triệu USD, tăng 17%
Sức hấp dẫn của mô hình Công viên chủ đề còn được chứng minh với sự thành công của Lotte World (Hàn Quốc) Nơi này đã thu hút 7,3 triệu du khách mỗi năm Walt Disney Park ghi nhận mức doanh thu từ hoạt động vui chơi giải trí tăng 6% từ 24,7 tỷ USD năm 2018 lên 26,2 tỷ USD 2019.
Sự thành công của các công viên chủ đề trên thế giới với mức doanh thu, lợi nhuận khổng lồ không ngừng tăng lên mỗi năm Có thể khẳng định quốc gia nào sở hữu mô hình giải trí này sẽ nắm trong tay cơ hội bứt phá du lịch một cách ngoạn mục
Ngoài ra còn có các loại hình giải trí khác được ưa chuộng và phát triển mạnh mẽ trên thế giới:
Casino: Đây là một loại hình giải trí còn kém phát triển đối với người Việt Nam, nhưng
Trang 10trên thế giới, đây lại là một ngành công nghiệp kiếm về lợi nhuận khủng và thu hút một lượng lớn khách du lịch ghé thăm Những nơi tiêu biểu có thể kể đến là thành phố như Las Vegas (Mỹ), nơi được mệnh danh là thiên đường giải trí thế giới, hay Macau (Trung Quốc), Malaysia, Campuchia…
Phát triển mạnh mẽ dịch vụ giải trí về đêm, thành công trong việc biến các khu chợ địa phương thành một địa điểm mang tính đặc trưng, bản địa, sầm uất và nhộn nhịp nằm trong danh sách phải đến của du khách trong và ngoài nước muốn tìm hiểu về văn hóa và bản sắc như: chợ đêm phố Temple (Hong Kong), chợ Chatuchak (Thái Lan), Chợ cá Tsukiji (Tokyo)…, cùng với các khu trung tâm mua sắm hiện đại như: Shinsegae Centum City (Hàn Quốc), King of Prussia Mall (Hoa Kỳ), Siam Paragon (Thái Lan), thu hút số lượng đông đảo khách du lịch đến vui chơi, mang lại nguồn thu khủng từ chi tiêu của khách trong và ngoài nước.
2.1.2 Trong Covid
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho biết, năm 2021, đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 2,4 nghìn tỷ USD do sự sụp đổ của ngành du lịch quốc tế
Theo Báo cáo của Liên hiệp quốc, lượng khách du lịch quốc tế đã giảm khoảng 1 tỷ lượt, tương đương giảm 73% trong năm 2020, trong khi trong quý đầu tiên của năm 2021, mức giảm đã là 88% Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Đại Dương, Bắc Phi và Nam Á; trong khi những khu vực bị ảnh hưởng ít hơn là Bắc Mỹ, Tây Âu và Caribe
Các nước đều nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 – coi đây là tấm vé thông hành để khởi động lại ngành du lịch Cùng với đó, những xu hướng mới trong du lịch cũng xuất hiện để thích ứng và phù hợp với tình hình dịch bệnh nay.
Xu hướng du lịch thời đại dịch
Nếu như trước đại dịch, khách du lịch chỉ cần “xách ba lô lên và đi” bất kể điểm đến là ở trong nước hay ở nước ngoài, thì hiện nay, khách du lịch cần trải qua các thủ tục kiểm tra y tế Theo đó, giấy chứng nhận tiêm vaccine, khẩu trang, … sẽ là những vật dụng không thể thiếu mà khách du lịch cần mang theo trong một thời gian dài, khi mà dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Du lịch không chạm – xu hướng tất yếu để hạn chế sự tiếp xúc, ngăn ngừa dịch bệnh Từ những khuyến cáo của cơ quan y tế, du lịch không chạm trở thành xu hướng hot hiện nay và trong tương lai không xa Không chạm khi đi du lịch không chỉ là hạn chế tiếp xúc giữa người với người, giữa con người với các vật dụng, bề mặt mà còn là trải nghiệm du lịch với
Trang 11các thiết bị và công nghệ tự động hóa Trước đây, các loại giấy tờ thông hành được trao tay khi làm thủ tục, kiểm tra, kiểm soát Điều này khiến mọi người phải xếp hàng chờ đợi và gia tăng nguy cơ lây nhiễm Nhưng với du lịch thời COVID-19, mọi quy trình tại quầy làm thủ tục, quầy lễ tân sẽ được tự động hóa Trên máy bay, tại các điểm đến du lịch, tại các nhà hàng, khách sạn cung ứng dụng nhiều thiết bị không chạm hiện đại như vòi nước cảm ứng; cửa đóng/ mở tự động… Tất cả sẽ giúp hoạt động du lịch trở nên an toàn và tiện lợi hơn rất nhiều.
Du lịch nội địa và gần nhà -Đây là xu hướng nổi bật trong bối cảnh việc đi lại giữa các nước vẫn có nhiều quy định khắt khe Theo UNWTO, trong năm 2021, tín hiệu tích cực về du lịch nội địa đang diễn ra ở nhiều thị trường, với việc người dân có xu hướng đi du lịch gần địa điểm cư trú Sự lên ngôi của du lịch nội địa sẽ thúc đẩy nhu cầu về các hoạt động ngoài trời, gần gũi với thiên thiên và du lịch nông thôn Các chuyên gia cũng đề cập tới sự nổi lên của xu hướng “du lịch chậm” và du lịch cộng đồng, hướng tới những trải nghiệm chân thực, trách nhiệm và bền vững.
Trong tình hình này, những hoạt động vui chơi giải trí thông thường, loại hình thường thu hút đông người, dường như không còn hấp dẫn và là lựa chọn ưu tiên của nhiều người khi đi du lịch
Theo Statista
Trong năm 2020, năm mà dịch bệnh bùng nổ mạnh mẽ nhất đã ghi nhận doanh thu của các khu vui chơi giải trí sụt giảm một cách nghiêm trọng Năm 2021, nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng nhiều chính sách bình thường mới, khuyến khích thương mại và du lịch, từ đây thì
Trang 12doanh thu của các công viên giải trí này có tăng trở lại nhưng vẫn là con số rất thấp, chỉ bằng khoảng 1/2 so với thời điểm trước dịch.
Không chỉ bị thụt giảm vì doanh thu mà hàng loạt các khu vui chơi giải trí, bảo tàng, sở thú phải đóng cửa vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh ở thời điểm đó Đơn cử là vào năm 2020, hàng loạt các công viên Disneyland tại nhiều nơi trên thế giới như California, Tokyo, Thượng Hải… phải dừng hoạt động do số ca lây nhiễm tăng quá nhanh
Rõ ràng, những khó khăn đối với ngành du lịch toàn cầu vẫn còn chồng chất, kéo theo sự suy giảm của các dịch vụ vui chơi, giải trí đi kèm Không như những ngành khác khi vẫn có thể hoạt động trong mùa dịch Những hoạt động vui chơi giải trí vì có đặc thù là đông đúc náo nhiệt nên hoàn toàn bị tê liệt khi dịch COVID-19 xảy ra Vì vậy có thể khẳng định đây là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19.
2.1.3 Sau Covid
Bất chấp những thách thức còn tồn tại do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành du lịch toàn cầu vẫn đang từng bước phục hồi dù vẫn chưa thể trở lại mức trước khi đại dịch bùng phát.
Theo số liệu mới nhất do Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) công bố, hơn 900 triệu khách du lịch đã đi du lịch quốc tế vào năm 2022, gấp đôi con số được ghi nhận vào năm 2021 mặc dù vẫn bằng 63% so với mức trước đại dịch năm 2019 Mọi khu vực trên toàn cầu đều ghi nhận sự gia tăng đáng chú ý về số lượng khách du lịch quốc tế Trong đó, châu Âu và châu Mỹ là hai khu vực chứng kiến 'ngành công nghiệp không khói' tăng trưởng mạnh mẽ nhất.
Xét trên toàn cầu, UNWTO cho biết có thêm 18 triệu lượt khách du lịch, tương đương với tổng mức tăng được ghi nhận trong cả năm 2021 Năm 2019, doanh thu du lịch toàn cầu đạt 1.480 tỷ USD, song vẫn giảm gần 66% vào thời điểm đại dịch bùng phát.
Tuy số liệu thống kê trong tháng 1 là minh chứng cho xu hướng phục hồi của ngành du lịch bắt đầu từ năm 2021, song UNWTO nhấn mạnh rằng làn sóng lây lan dịch COVID-19 do biến thể Omicron gây ra trong thời gian gần đây đã kìm hãm đà tăng trưởng của ngành Lượng khách du lịch quốc tế trong tháng 1 vẫn thấp hơn mức trước đại dịch đến 67%.
Trong khi đó, các nước Nam Mỹ và vùng Caribbe với những bãi biển du lịch đang trở thành những điểm đến hấp dẫn thu hút du khách quốc tế Trong đó, các nước Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Aruba và Jamaica nằm trong số 20 điểm đến nổi tiếng nhất, thậm chí còn có sức hút mạnh mẽ hơn so với thời kỳ trước đại dịch.
Ngành du lịch tại khu vực Trung Đông cũng đang phục hồi tương đối mạnh mẽ, với
Trang 13lượng du khách tăng 89% so với năm 2021 Châu Phi cũng không nằm ngoài xu hướng này khi ghi nhận lượng khách du lịch tăng 51%.
Điều đáng ngạc nhiên là khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại ghi nhận lượng du khách sụt giảm, do một số quốc gia vẫn đóng cửa biên giới Lượng du khách quốc tế của khu vực này trong tháng 1 giảm 93% so với mức trước đại dịch.
Mặc dù ngành du lịch tại hầu hết các khu vực trên thế giới vẫn chưa thể phục hồi về mức trước đại dịch, song công ty phân tích du lịch Forward Keys vẫn kỳ vọng “ngành công nghiệp không khói” trên toàn cầu sẽ khởi sắc hơn.
Hiện nhiều quốc gia và khu vực đã đưa ra các biện pháp khuyến khích để khôi phục ngành du lịch, các công ty liên quan đến du lịch cũng đang nỗ lực thiết kế và phát triển các sản phẩm du lịch có thể đáp ứng nhu cầu của du khách trong tình hình mới.
Ngành dịch vụ giải nói riêng cũng đã có những bước phục hồi đáng kể sau đại dịch khi mọi hoạt động trở lại bình thường Các công viên giải trí đồng, điểm tham quan, đồng loạt mở cửa trở lại và thu hút được lượng du khách đáng kể
Minh chứng là sau một mùa dịch khó khăn, năm 2022 Disneyland đã có bước trở lại ngoạn mục khi Giám đốc điều hành Disney, Bob Chapek đã thông báo rằng tổng doanh thu của công viên giải trí - Disneyland đạt 21,5 tỷ USD, tăng 26% so với năm trước Lợi nhuận hoạt động của các công viên giải trí đã tăng 50% trong quý hai lên 3,6 tỷ USD Các quan chức cho biết số người tham dự công viên vào "nhiều ngày" đã vượt quá mức của năm 2019, trước đại dịch Covid-19
Nhưng nằm ngoài làn sóng phục hồi đó, các sòng bài trên thế giới lại khá ảm đạm Các thành phố được mệnh danh là “Thủ phủ casino thế giới” như Las Vegas hay Macau nay không còn nhộn nhịp như thời điểm trước dịch COVID-19 mà lại khá vắng vẻ Có lẽ sau 3 năm dịch bệnh, không còn quá nhiều người còn đủ tài chính để có thể tham gia vào loại hình giải trí xa xỉ và tốn kém này.
2.2 Tại Việt Nam
2.2.1 Thành tựu trước Covid.
Du lịch Việt Nam 2018 có nhiều nền tảng để phát triển mạnh mẽ Năm 2018 là năm thứ hai triển khai hiện thực hóa những chính sách mạnh mẽ của Nghị quyết TW8 xác định Du lịch là nền kinh tế mũi nhọn Năm 2018, Luật Du lịch 2017 bắt đầu có hiệu lực Với một hành lang thông thoáng, Luật Du lịch đã mở ra cơ hội thuận lợi và có nhiều bứt phá đối với ngành du lịch Việt Nam.
Không phải đợi lâu để nghị quyết TW 18 đạt được hiệu quả, năm 2019, du lịch Việt