1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học phương pháp thống kê trong nckh giáo dục

44 23 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Pháp Thống Kê Trong NCKH Giáo Dục
Tác giả Nguyễn Minh Chính, Trần Như Huỳnh, Tô Gia Linh, Phan Thị Thanh Ngân, Châu Khánh Ngọc, Kim Thị Bích Phượng, Nguyễn Thị Tuyết Ngân
Người hướng dẫn PGS.TS Dương Hữu Tòng
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 10,43 MB

Nội dung

KHÁI NIỆM Phương pháp thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục đề cập đến việc sử dụng các công thức thống kê toán học để xử lí các kết quả nghiên cứu của đề tài; từ đó rút ra kết luậ

Trang 1

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC GIÁO DỤC TIỂU HỌC

MÃ HỌC PHẦN: SG439 GVHD: PGS.TS DƯƠNG HỮU TÒNG

Trang 2

Châu Khánh Ngọc Soạn nội dung phần 3.1.2, soạn ppt.

Kim Thị Bích Phượng Soạn nội dung phần 3.1.1, soạn ppt, thuyết trình.Nguyễn Thị Tuyết Ngân Soạn nội dung phần 2.2.3.2, soạn ppt, thuyết trình.

Trang 3

NỘI DUNG

2.2 Các phương pháp NCKH giáo dục 3.1 Tổng quan về đề tài NCKH giáo dục

3.2 Logic tiến hành NCKH giáo dục

2.2.3 PP thống kê trong NCKH giáo dục

Trang 4

2.2.3 Phương pháp thống kê trong NCKH

giáo dục

2.2

Trang 5

2.2.3.1 KHÁI NIỆM

Phương pháp thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục đề cập đến việc

sử dụng các công thức thống kê toán học để xử lí các kết quả nghiên cứu của

đề tài; từ đó rút ra kết luận khoa học mang tính khách quan và khả thi

Trang 6

Nhà nghiên cứu khoa học sử dụng:

Các lí thuyết toán học (như

xác suất thống kê, logic học

đại số )

Trang 7

Các phương pháp logic (phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp

quy nạp, phương pháp diễn dịch…)

Sử dụng các phương tiện công nghệ

truyền thông ICTs vào trong nghiên cứu khoa học giáo dục

Trang 8

2.2.3.2 Một số phương pháp toán học trong NCKH giáo dục

Phương pháp toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục bao gồm:

Trang 9

a) Thống kê và mô tả các dữ kiện định tính được tiến hành sau khi thu thập số liệu từ mẫu nghiên cứu:

* Bảng số liệu một chiều:

Thông tin trong bảng thường gồm có 3 cột: cột thứ nhất ghi các mức phân loại của dữ kiện, cột thứ hai ghi tần số (đếm số lần xuất hiện) và cột thứ ba ghi tỉ lệ (%)

Trang 10

* Bảng số liệu hai chiều

Thông tin trong bằng hai chiều có hai biến số, mỗi chiều là một biến số xếp theo hàng ngang và hàng dọc Bên trong các mức của biến (hàng hay cột) thường ghi tần số và tỉ lệ (%)

* Bảng số liệu ba chiều

Tùy thuộc vào nhu cầu mô tả, có thể thiết lập bảng ba chiều hoặc nhiều hơn

Trang 11

b) Số trung bình cộng

* Kí hiệu: Mean hay X

* Cách tính:

TH1: Không có hệ số khác nhau

Cộng tất cả điểm số, sau đó chia cho tổng số bài

VD: Điểm trung bình của 10 điểm số 3, 8, 1, 4, 8, 5, 7, 10, 7, 2 là:

Mean = (3+8+1+4+8+5+7+10+7+2)/10 = 55/10 = 5,5

Trang 12

TH2: Có hệ số khác nhau, nhân hệ số này với điểm số trước khi cộng

và mẫu số là tổng các hệ số

Nếu là phân bố tần số, ta nhân từng điểm số (X) với tần số (f) để có

cột X.f sau đó mới tính tổng cột X.f Trị số Mean chính là tổng này

Trang 13

c) Số tỉ lệ

Đề cập đến tỉ lệ (%) cần tính của một nhóm so sánh trong cộng đồng

Ví dụ: Tỉ lệ học sinh 6 tuổi đến trường trong đầu năm học; tỉ lệ học sinh bỏ học (ở một cấp học, một khối lớp); tỉ lệ thanh niên từ 18 đến 22 tuổi có việc làm tại một địa phương

*Kí hiệu: p

Trong đời sống, thường dùng dạng tỉ lệ (%)

*Công dụng : Số tỉ lệ cho biết tỉ lệ phần trăm một thành phần trong toàn thể

Trang 14

*Cách tính: Nên tìm hiểu cách tính tỉ lệ qua một trường hợp cụ thể:

Lớp 5A có 30 học sinh Cuối học kì I vừa qua có 10 học sinh được xếp loại Giỏi, 9 học sinh xếp loại Khá, 8 học sinh xếp loại Trung bình, còn lại là loại Yếu

- Tỉ lệ (%) học sinh Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu trong lớp được tính như sau: Tổng số học sinh của lớp 5A là 30 Số học sinh loại Yếu = 30-(10+19+8) = 3

Tỉ lệ học sinh đạt loại Giỏi = 10/30 = 0,33 hoặc 33%

Tỉ lệ học sinh đạt loại Khá = 9/30 = 0,30 hoặc 30%

Tỉ lệ học sinh đạt loại Trung bình = 8/30 = 0,27 hoặc 27%

Tỉ lệ học sinh đạt loại Yếu = 3/30 = 0,01 hoặc 10%

Trang 15

d) Hệ số tương quan Pearson

Dùng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, khi cần tìm hiểu hoặc khẳng định mối liên hệ giữa hai (hay nhiều) biến số

VD: Muốn tìm mức độ liên hệ giữa hai biến số: kết quả học tập tại Trường

Đại học Sư phạm Hà Nội và điểm thành tích trong công tác giảng dạy sau khi tốt nghiệp Giá trị tương quan tính được sẽ cho biết mức độ liên hệ giữa các biến số đó là bao nhiêu, có chặt chẽ hay không

Dưới đây chỉ giới thiệu hệ số tương quan Pearson, còn được gọi là tươngquan tuyến tính hay tương quan tích số mômăng Đó là tương quan giữa haitập giá trị của hai biến lấy tên là X và Y Kí hiệu hệ số tương quan là RXYhay R

Trang 16

(1) Công thức hệ số tương quan Pearson:

Do Karl Pearson lập ra

Công thức có thể biểu thị dưới nhiều dạng

Trang 18

Lưu ý:

- Những trị số lớn (chiều cao tính bằng cm, trọng lượng tính bằng kg, các giá trị lấy chính xác đến hai số thập phân)

- N có giá trị khá lớn (đến vài trăm)

⇒ Việc tính toán gặp nhiều khó khăn

Giải pháp: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel

Trang 19

* Ý nghĩa của hệ số tương quan Pearson:

Để kiểm nghiệm ý nghĩa hệ số tương quan, xem thực sự có mối tương quan tuyến tính giữa X và Y hay không

- So sánh trị số Rxy/ R với trị số trong bảng giá trị giới hạn của hệ số tương quan tuyến tính (Kí hiệu Rα) [tr.56].) [tr.56]

- Chọn một giá trị xác suất ý nghĩa, thường chọn 5% (hay 1% nếu muốn chính xác) khi ra quyết định

Trang 20

Trị số dọc trong bảng sẽ ứng với vị trí giao nhau của hàng có độ tự do

df = N - 2

Kết luận:

- Rxy > Rα) [tr.56] → 2 dãy số X, Y có tương quan

- Rxy < Rα) [tr.56] → 2 dãy số X, Y không tương quan

VD: Giả sử tính được tương quan Pearson giữa 12 cặp giá trị của 2 biến số

X, Y là Rxy= 0.753 Con số này được hiểu như thế nào? Có thể nói gì về mức độ tương quan giữa X và Y?

→ N-2 = 12-2 = 10, dò cột df, kéo sang ngang cột α) [tr.56] = 0.05, đọc trị số tại

vị trí này = 0.576 Trị số Rxy > Rα) [tr.56]

Kết luận: Hai biến X, Y có tương quan ý nghĩa

Trang 21

* Bảng các giá trị tới hạn của R:

Dùng khi kiểm nghiệm hệ số tương quan tuyến tính R

Chọn xác suất ý nghĩa α) [tr.56].= 5% (hay 1%) Trị số đọc trong bảng là Rα) [tr.56] Quy tắc quyết định:

- Nếu R > Rα) [tr.56] và df = N - 2: Tương quan có ý nghĩa (có tương quan)

- Nếu R < Rα) [tr.56] và df = N - 2: Tương quan không có ý nghĩa

Trang 22

* Giải thích mức độ tương quan:

Sau khi có kết luận hai đại lượng X, Y có tương quan, đối chiếu giá trị Rxyvới các gợi ý sau để thẩm định mức độ tương quan Nếu giá trị tuyệt đối của R có độ lớn:

- Từ 0.80 → 1.0: X,Y có mối liên hệ chặt chẽ, tương quan rất cao

- Từ 0.60 → 0.79: X, Y có tương quan ở mức khá cao

- Từ 0.40 → 0.59: X, Y có tương quan ở mức trung bình

- Từ 0.20 → 0.39: X, Y có tương quan ở mức yếu

Các giá trị Rxy < 0.20, thương tương quan không có ý nghĩa

R (+) : Tương quan thuận

R (-) : Tương quan nghịch

Trang 24

3.1 Tổng quan về đề tài

NCKHGD

CHƯƠNG 3: LOGIC TIẾN HÀNH CÔNG TRÌNH NCKHGD

Trang 25

Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục là một hay nhiều vấn đề nghiên cứu

có chứa đựng những vấn đề mới, chưa biết (hoặc biết chưa đầy đủ) nhưng

đã xuất hiện tiền đề và khả năng có thể khám phá được nhằm giải đáp các vấn đề đặt ra trong khoa học hoặc trong thực tiễn

3.1.1 Khái niệm

Trang 26

VD: Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục: Nghiên cứu phương pháp học

môn Toán theo chương trình giáo dục đổi mới cho học sinh lớp 3 trường tiểu học,

Trang 27

Khi xác định vấn đề cần nghiên cứu

trong khoa học giáo dục, chủ thể

nghiên cứu cần lưu ý đề tài đặt ra do

nhu cầu khách quan của thực tiễn và

thỏa mãn 2 điều kiện:

Luôn tồn tại mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết của vấn đề cần nghiên cứu

Xuất hiện khả năng giải quyết

mâu thuẫn

Trang 28

- Về bản chất, đề tài NCKH là vấn đề bài toán nhận thức cần giải quyết, trong đó tồn tại mâu thuẫn giữa cơ sở lí luận và thực tiễn mà chủ thể nghiên cứu chưa giải quyết được hoặc giải quyết chưa đầy đủ.

- Đề tài khoa học được thể hiện bằng tên đề tài Tên đề tài diễn đạt vấn đề mà chủ thể cần nghiên cứu

- Tên đề tài phải thể hiện nội dung nghiên cứu của đề tài Đọc tên đề tài, người đọc nắm được nội dung cơ bản của đề tài nghiên cứu là gì

Trang 29

- Tên đề tài thường được diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng,

trong sáng và thường chứa đựng đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Trong lĩnh vực NCKH, tên đề tài thường được sử dụng bởi cụm từ như: “Nghiên cứu…” hay “Đề xuất các giải pháp…” Những đề tài cấp

độ luận án Tiến sĩ, có thể sử dụng động từ “Xây dựng…”

VD: Tên một luận án cấp Tiến sĩ: “Xây dựng quy trình đánh giá giá trị nhận thức học sinh tiểu học”

Trang 30

3.1.2 Phân loại đề tài NCKH giáo

dục

Đề tài nghiên cứu cơ bản

Đề tài nghiên cứu ứng dụng

Đề tài nghiên cứu dự báo

Luận văn Cử nhân khoa học

Luận văn Thạc sĩ

Luận án Tiến sĩ

Theo các loại hình NCKH

Theo trình độ

đào tạo

Đề tài cấp cơ sở

Đề tài cấp ngành Chương trình NCKH

cấp quốc gia

Theo cấp quản

Trang 31

3.1.2 Phân loại theo các loại hình NCKH

Phân loại theo trình độ đào tạo: luận văn Cử nhân khoa học, Thạc sĩ, Tiến sĩ

a Luận văn Cử nhân khoa học: là một bản trình bày kết quả nghiên cứu

của sinh viên trong quá trình học tập tại bậc Đại học; là cơ sở cho việc xét tốt nghiệp đại học của sinh viên Về mức độ, luận văn đại học dừng lại ở

mức độ tập dượt nghiên cứu khoa học

Trang 32

Yêu cầu đặt ra cho người viết phải trình bày được các vấn đề sau:Xây dựng đề cương chi tiết của đề tài nghiên cứu

Tổng quan về cơ sở lí luận của đề tài

Khảo sát thực trạng của đề tài

Đề xuất giải pháp; từ đó tiến hành thực nghiệm thăm dò.Kết luận và kiến nghị

Trang 33

3.1.2 Phân loại theo các loại hình NCKH

b Luận văn Thạc sĩ : là một công trình khoa học mang ý nghĩa thực tiễn

giáo dục Nội dung của nó thường đưa ra giải pháp giải quyết một vấn đề

cụ thể, có thể áp dụng trực tiếp cho chuyên ngành

Trang 34

Yêu cầu đặt ra cho người nghiên cứu phải thực hiện được các vấn đề sau

về nội dung của luận văn Thạc sĩ:

YÊU CẦU

Xây dựng

đề cương chi tiết của đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu

cơ sở lí luận

và thực tiễn của đề tài

Đề xuất các giải pháp hoặc quy trình thực hiện

Trang 35

3.1.2.2 Phân loại theo các loại hình NCKH

Cách phân loại: đề tài nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và dự báo

a Đề tài nghiên cứu cơ bản: nghiên cứu và xây dựng hệ thống lí thuyết,

hệ thống cơ sở lí luận như tìm kiếm các quy luật, bản chất của sự vật, hiện tượng, các phương thức tiếp cận mới của khoa học Loại để tài này gắn liền với khoa học, triết học

VD: Tác động của mạng xã hội

Facebook đến nhận thức và hành

vi của giới trẻ hiện nay (Khu vực

thành phố Cần Thơ)

Trang 36

3.1.2.2 Phân loại theo các loại hình NCKH

b Đề tài nghiên cứu ứng dụng: mang tính thực tiễn cao, thường đề xuất

các giải pháp khả thi ứng dụng trong khoa học giáo dục nhằm mang lại hiệu quả về kinh tế cũng như nội dung và phương pháp tiến hành Loại để tài này hiện đang được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi

VD: Phòng chống bắt nạt

học đường trong trường học

Trang 37

3.1.2.2 Phân loại theo các loại hình NCKH

c Đề tài nghiên cứu dự báo: là để tài mang tính tiên đoán các xu hướng phát triển giáo dục trong tương lai Những để tài này thường mang tầm chiến lược, nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn chính xác các vấn đề của tương lai

VD: Nghiên cứu dự báo nhu cầu

nguồn nhân lực làm cơ sở xây dựng

chương trình đào tạo đến năm 2025

Trang 38

3.1.2.3 Phân loại theo cấp quản lí

Cách phân loại: đề tài cấp cơ sở; cấp ngành và cấp quốc gia

a Đề tài cấp cơ sở: là đề tài do cá nhân hoặc nhóm tại cơ sở đăng kí và nghiên cứu Loại đề tài này giải quyết trực tiếp các vấn đề nảy sinh trong chuyên môn của chuyên ngành Thời gian dành cho đề tài này từ 12 tháng đến 18 tháng

VD: Nghiên cứu nhu cầu học tập

kỹ năng mềm của sinh viên

trường Đại học Cần Thơ

Trang 39

3.1.2.3 Phân loại theo cấp quản lí

b Đề tài cấp ngành hay còn gọi đề tài cấp Bộ, nghiên cứu các vấn đề lớn của chuyên ngành, có thể triển khai ứng dụng trong thực tiễn; từ đó thúc đẩy sự phát triển chung của giáo dục Đề tài cấp Bộ trọng điểm còn ở mức

độ cao hơn về quy mô ứng dụng và triển khai Thời gian dành cho đề tài cấp ngành là 24 tháng

VD: Giải pháp cải thiện dinh dưỡng,

nâng cao sức khỏe phòng chống bệnh

tật cho học sinh dân tộc thiểu số tại các

trường trung học cơ sở nội trú khu vực

miền núi phía Bắc

Trang 40

3.1.2.3 Phân loại theo cấp quản lí

c Chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia có nhiệm vụ nghiên cứu các chiến lược phát triển giáo dục, có liên quan đến sự phát triển chung về

kinh tế, khoa học công nghệ và văn hóa của đất nước Chương trình này

thường ở tầm vĩ mô, được chia thành nhiều nhánh với các đề tài cấp Nhà

nước, giao cho các cơ sở hoặc các nhà khoa học chủ trì

VD: Nghiên cứu mô hình giáo dục STEM

trong GDPT Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi

mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào

tạo theo tinh thần nghị quyết số 29-NQ/TW

Trang 42

Logic của nghiên cứu khoa học là quy trình tiến hành các giai đoạn, các bước, các công đoạn của việc nghiên cứu khoa học theo một trình tự hợp lí

3.2.1 Khái

niệm

Trang 43

3.2.2 Cấu trúc logic của nghiên cứu khoa học

Nêu và xác định vấn để nghiên cứu

Đo lường và đánh giá mức độ vấn để đã và chưa nghiên cứu trong KHXác định vấn để nghiên cứu một cách rõ ràng và chính xác

Xây dựng giả thuyết khoa học của đề tài

Tiến hành thực nghiệm sư phạm

Phân tích và lí giải các giải pháp đã được đề xuất trong quá trình NCĐT.Kết luận các kết quả nghiên cứu của đề tài

Trang 44

CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC

BẠN

ĐÃ THEO DÕI!

Ngày đăng: 05/04/2024, 09:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w