1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Tái thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Mỹ, Pháp và Việt Nam

282 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tái Thẩm Trong Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Mỹ, Pháp Và Việt Nam
Tác giả TS. Nguyễn Hải Ninh, TS. Mai Thanh Hiếu, ThS. Phùng Vũ Hiệp
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hải Ninh, ThS. Hoàng Thái Duy
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 282
Dung lượng 75,38 MB

Nội dung

Việc nghiên cứu các thủ tụctương ứng như tái thâm của Việt Nam trong quy định của pháp luật TTHS Mỹ vàPháp các quốc gia điển hình của hai mô hình tố tụng tranh tụng và xét hỏi giúp cóđượ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI KHOA HỌC CAP CƠ SỞ

MA SO: DTCB.14/22-DHLHN

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Hải Ninh

Thư ký đề tài: ThS Hoàng Thái Duy

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

TT HỌ VÀ TÊN CHỨC VU, DON VỊ CONG TAC | CHUYEN DE

1 | TS Nguyễn Hải Ninh | Giảng viên chính, Khoa Pháp luật 1,2,4, 5

hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội

2 | TS Mai Thanh Hiếu Giảng viên, Khoa Pháp luật hình sự, 3

Trường Đại học Luật Hà Nội

3 | ThS Phùng Vũ Hiệp | Giảng viên, Trường Đại hoc Thang Long 2

Trang 3

Tình hình nghiên cứu

Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Hệ thống chuyên đề của đề tài

Những đóng góp mới của đề tài

Cơ cấu báo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài

NỘI DUNG NGHIÊN CỨUChương 1 Những vấn dé lý luận về tái thâm trong tô tụng hình sự

Khải niệm tái thẩm trong to tụng hình sự

Y nghĩa của tái thẩm trong tô tụng hình sự

Cơ sở của việc quy định tái thẩm trong to tụng hình sự

Kết luận chương 1

Chương 2 Tái thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Mỹ và Pháp

Tái thẩm trong pháp luật tổ tụng hình sự Mỹ

Tái thẩm trong pháp luật tô tụng hình sự Pháp

Kết luận chương 2

Chương 3 Tái thâm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện

hành và hoàn thiện pháp luật trên cơ sở kinh nghiệm lập pháp của

Mỹ và Pháp

Tái thẩm trong pháp luật to tung hinh su Viét Nam hién hanh

Hoan thiện pháp luật trên cơ sở kinh nghiệm lập pháp cua My và Pháp

Kết luận chương 3

KÉT LUẬNDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC CHUYEN DE

Chuyên dé 1: Những van dé lý luận về tái thâm trong tố tụng hình sự

Chuyên đề 2: Tái thâm trong pháp luật tố tụng hình sự Mỹ

Chuyên đề 3: Tái thâm trong pháp luật tố tụng hình sự Pháp

44 44 66

81

81 97

114 116 123 123

150

190

Trang 4

tái thẩm trên cơ sở kinh nghiệm lập pháp của Mỹ và Pháp

BÀI TẠP CHÍBài viết “Yêu cầu phiên tòa mới trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ và

kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kháng nghị tái thâm”,

Tạp chí Luật học, số 5 (276), tháng 5/2023

Trang 5

Tố tụng hình sựViện kiểm sátViện kiểm sát nhân dân tối cao

Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam hiện hành, táithâm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật (HLPL)nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi cơ bảnnội dung của bản án hoặc quyết định đã có HLPL Đây là thủ tục cần thiết bảo đảmkhắc phục những sai lầm của bản án, quyết định có HLPL, bảo đảm sự thật của vụ

án được khôi phục, bảo đảm công lý, sự công bằng trong các phán quyết của Toà án

về tội phạm và người thực hiện tội phạm Việc lựa chọn đề tài “Tai thẩm trongpháp luật to tụng hình sự Mỹ, Pháp và Việt Nam” là cap thiết bởi những lý do sau:

Thứ: nhất, dap ứng yêu cầu thê chế hoá đường lối của Đảng về định hướngphát triển đất nước giai đoạn 2021 — 2030, chiến lược cải cách tư pháp, xây dung vàhoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam không chỉxuất phát từ thực tiễn Việt Nam mà đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệmquốc tế về xây dựng và tô chức thi hành pháp luật' Việc nghiên cứu các thủ tụctương ứng như tái thâm của Việt Nam trong quy định của pháp luật TTHS Mỹ vàPháp (các quốc gia điển hình của hai mô hình tố tụng tranh tụng và xét hỏi) giúp cóđược các kinh nghiệm lập pháp dé hoàn thiện pháp luật về thủ tục tái thâm “Phdnđịnh rõ nhiệm vụ xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thấm, xét lại bản án, quyết định theo

thủ tục giảm đốc thẩm, tái thẩm ”” là một trong các nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng

nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng

sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Nghiên cứu nay đáp ứng yêu cầu thé chế hoá đườnglối của Đảng về định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 — 2030, chiến lượccải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêucầu cải cách tư pháp và bảo đảm hội nhập quốc tế

Thứ hai, ý nghĩa về pháp lí, chính trị và xã hội của tái thâm trong TTHS.Thủ tục tái thâm bảo đảm loại bỏ oan sai trong bản án, quyết định cóHLPL của Toà án Thông qua thủ tục tái thâm, bản án, quyết định có HLPL củaToà án nhưng có sai lầm trong nhận định sự kiện thực tế dẫn đến phán quyếtkhông khách quan, chính xác về tội phạm mới có thể bị hủy bỏ Các nguyên tắc

' Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

ˆ Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Trang 8

phan bảo đảm quyền con người trong TTHS, khắc phục oan sai, bảo đảm các chủthé bị xâm phạm quyên và lợi ích hợp pháp do phán quyết sai được bồi thườngthiệt hại, củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, bảo đảm xử lý đúng

người thực hiện hành vi phạm tội Khắc phục sai lam trong ban an, quyết định có

HLPL của Toà án thông qua thủ tục tái thâm, bảo đảm yêu cầu xây dựng Nhà

nước pháp quyên, tao lập và củng cé lòng tin của xã hội đối với Toà án nói riêng

và cơ quan tư pháp nói chung.

Nghiên cứu thủ tục tái thâm trong pháp luật tô tụng hình sự của Mỹ, Pháp,Việt Nam góp phan làm rõ ý nghĩa pháp lý, chính trị, xã hội của thủ tục tái thẩmtrong TTHS từ đó định hướng việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện thủ tục nàyđặc biệt trên cơ sở học tập kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia

Thứ ba, sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về tái thẩm.Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 về tái thâm là sự

kế thừa có hoàn thiện quy định của BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 Tuynhiên, quy định hiện nay vẫn chưa thê hiện rõ bản chất của tái thâm nên chưa phânbiệt được với giám đốc thẩm; căn cứ kháng nghị tái thâm quy định trong BLTTHSnăm 2015 còn điểm gây nhằm lẫn với căn cứ kháng nghị giám đốc thâm; quy địnhthâm quyền của Hội đồng tái thâm chưa rõ ràng, cụ thể, không có hướng dẫn giảithích Vì vậy, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

về tái thâm

Việc đưa ra kiến giải hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về tái thẩm có thé

được thực hiện thông qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng hoặc thông qua học tập kinh

nghiệm lập pháp của các quốc gia thuộc các dòng họ pháp luật khác nhau điển hìnhtrên thé giới

Thứ tư, việc lựa chọn và thực hiện đề tài tai Trường Đại học Luật Hà Nội phùhợp với sứ mạng “Đào tao nguôn nhân lực pháp luật chất lượng cao; nghiên cứu,chuyển giao các sản phẩm khoa học pháp lý có chất lượng cao và truyền bá tư tưởngpháp lý phục vụ sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa và hộinhập quốc té” Nghiên cứu nay phù hợp với tầm nhìn đến năm 2030 của nhà trườnglà: “Truong Dai học Luật Ha Nội trở thành cơ sở giáo duc đại học định hướngnghiên cứu; trường trọng điểm về đào tạo pháp luật, trung tâm nghiên cứu và truyền

bá tư tưởng pháp lý hàng dau của Việt Nam, có vị thé trong khu vực Đông Nam A và

,

trên thê giới `

Trang 9

ở các cấp độ khác nhau như sách tham khảo, dé tài luận án, giáo trình, các bài viếtnghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành Các công trình nghiên cứu trongnước làm sáng tỏ một phan những van đề lý luận và đánh giá phan nào thực trangpháp luật và thực tiễn áp dụng thủ tục tái thẩm trong TTHS Việt Nam qua các thời

kỳ Việc nghiên cứu thủ tục tái thâm (hoặc có tính chất tương tự như tái thâm của

Việt Nam) trong pháp luật TTHS của Mỹ và Pháp dé rút ra kinh nghiệm trong lậppháp của Việt Nam về thủ tục tái thâm không nhiều

* Các công trình nghiên cứu trực tiếp về tái thâm trong TTHS Việt Namtrước thời điểm ban hành BLTTHS năm 2015 bao gồm (trong đó có số ít nghiêncứu dé cập đến tái thắm trong TTHS Mỹ và Pháp):

“Giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiền”của tác giả Đinh Văn Quế xuất bản năm 1997 Tác giả tập trung phân tích luật thựcđịnh mà cụ thê là quy định của BLTTHS năm 1988 về thủ tục xét lại bản án, quyếtđịnh có HLPL của Toà án bao gồm cả giám đốc thâm va tái thấm Tác giả sử dụngcác vụ án đã giải quyết trên thực tế dé làm rõ các quy định của pháp luật TTHS về thủtục giám đốc thấm, tái thâm Nghiên cứu không đánh giá thực trạng pháp luật, khôngđưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật.

“Luật tổ tụng hình sự trong thực té giam đốc thẩm, tai thẩm của Toà án nhândan tối cao”, do các tác giả Mai Thanh Hiếu, Nguyễn Chí Công đồng chủ biên,Nxb Công an nhân dân, năm 2008 Nội dung co bản của luật TTHS được phân tíchdựa vào các văn bản giải thích pháp luật, đồng thời được minh chứng cụ thê bởi cáctình huống thực tế trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự thể hiện trong cácquyết định giám đốc thấm hoặc tái thâm của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) Vềthủ tục tái thẩm, nghiên cứu chỉ ra một số trường hop sai lầm trong bản án, quyếtđịnh có HLPL giống nhau nhưng lại áp dung thủ tục khác nhau dé giải quyết (cótrường hợp áp dụng giám đốc thẩm, có trường hợp áp dụng tái thâm) Các tác giả sửdụng các quyết định tái thâm dé minh chứng cho các quy định về căn cứ kháng nghịtái thâm, thẩm quyền của Hội đồng tái thâm là các quy định không cụ thé trongBLTTHS năm 2003.

“Kỹ năng thực hành quyên công tô và kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo thủtục giám đốc thẩm và tái thẩm”, do tác giả Dương Thanh Biểu chủ biên, Nxb Tưpháp, năm 2010 Nghiên cứu giải quyết được các nội dung chủ yếu sau: 1) Dua ra

Trang 10

một số nước trên thé giới như Liên bang Nga, Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hoàPháp, Nhật Bản; 3) Phân tích quy định về thủ tục tái thâm trong BLTTHS năm 2003,một số kỹ năng về nghiên cứu hồ sơ và xác minh tình tiết mới theo thủ tục tái thẩm.

“Những mô hình tô tụng hình sự điển hình trên thé giới”, do tác giả Tô Văn Hoà

chủ biên, Nxb Hong Đức, Hà Nội, năm 2012 Cuốn sách ra đời với sự trợ giup củaChương trình đối tác Tư pháp (Justice Partnership Programe - JPP) do Liên minhchâu Âu, Đan Mạch và Thụy Điển đồng tài trợ Các nhà nghiên cứu khoa học và thựctiễn có kinh nghiệm và uy tín quốc tế bao gồm: GS Byung-Sun Cho; GS Liling Yue;

GS William Burnham; TS Marco Fabri; GS Richard S.Shine; Jean-Philippe Rivaud

đã thực hiện các báo cáo nghiên cứu về mô hình TTHS của bảy quốc gia đại điện chocác mô hình tố tụng điển hình trên thế giới là Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Italia, Liên bangNga, Nhật Bản, Cộng hoà Pháp và Trung Quốc Trong các mô hình tố tụng trên, một

số mô hình xây dựng thủ tục tương tự như tái thâm quy định trong BLTTHS ViệtNam với tên gọi khác nhau và các tác giả đành một dung lượng nhất định dé giới thiệu.Trong phần về mô hình TTHS của liên bang Hoa Kỳ, có đề cập đến giai đoạn giámđốc thấm (giai đoạn bác án gián tiếp), không đề cập đến yêu cầu phiên toà mới (cótinh chất tương tự như tái thâm của Việt Nam) Về tái thâm trong TTHS Cộng hoaPháp, tác giả Jean-Philippe Rivaud chỉ đưa ra các trường hợp dẫn đến phải xem xétlại một bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật mà không phân tích cụ thé cũng nhưquy trình giải quyết khi có kháng cáo trong các trường hợp này

“Thực trạng giải quyết don dé nghị giám đốc thẩm, tải thẩm tại Toà án nhândân tối cao - Những vướng mắc và kiến nghị”, Đề tài khoa học cấp bộ của TANDTC,

do tác giả Nguyễn Huy Du chủ nhiệm đề tài, năm 2012 Công trình đã phân tích cơ

sở pháp lý của công tác tiếp nhận và giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩmtại TANDTC và Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC); nghiên cứu thựctrang công tác tiếp nhận và giải quyết đơn dé nghị giám đốc thẩm, tái thấm tạiTANDTC và VKSNDTC từ năm 2005 đến năm 2010; đánh giá những ưu điểm vàhạn chế của công tác thụ lý và giải quyết đơn đề nghị giám đốc thâm, tái thâm; chỉ

ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng Đề tài đề xuất cácgiải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thâm, táithâm Dé tài có đề cập đến giám đốc thâm, tái thâm trong hệ thống pháp luật củamột số quốc gia như Singapore, Trung Quốc, Cộng hoà liên bang Đức, Nhật Bản,Liên bang Nga.

Trang 11

Đương, Nguyễn Thị Thủy đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia năm 2013 Nội

dung sách chủ yếu tông kết thực trạng thủ tục TTHS ở Việt Nam, đề xuất đổi mớithủ tục TTHS đáp ứng yêu cau cải cách tư pháp; hệ thống hoá những van đề cốt lõi,

cơ bản từ lý thuyết đến thực tiễn liên quan đến thủ tục TTHS; phân tích, đánh giátính hiệu quả, khả năng áp dụng của luật TTHS hiện hành; đề xuất các giải pháp và

hướng sửa đổi, bố sung luật nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp Trong đó cáctác giả có đề cập đến cơ sở lý luận, yêu cầu và đề xuất đổi mới, hoàn thiện thủ tục

giám đốc thâm, tái thâm trong TTHS

Các bài viết công bố trên các tạp chí chuyên ngành luật học chủ yếu đề cậpđến một nội dung nhất định có liên quan đến thủ tục tái thâm

Nghiên cứu về tái thâm trong quy định của BLTTS năm 1988 bao gồm: “Mới sốvan dé về tái thẩm” của tác giả Trần Văn Độ, Tạp chí Luật học, số 03/1995: “Bàn vềcác căn cứ kháng nghị tái thẩm” của tác giả Vũ Gia Lâm đăng trên Tạp chí Luật học,

số 06/1998 (nghiên cứu chủ yếu về căn cứ kháng nghị tái thâm) Về quá trình hìnhthành, phát triển của thủ tục tái thâm trong lịch sử lập pháp Việt Nam có các bài viếtnhư: “Sw hình thành, phát triển và hoàn thiện pháp luật cua Việt Nam quy định thủ tụcxét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật từ 1945 đến nay” của tác giảNguyễn Văn Hiện, Tạp chí Tòa án nhân dân (TAND), số 06/1997 Việc thực thi quyđịnh của pháp luật về Hội đồng tái thâm được chỉ ra trong bài “Cân thực hiện đúng quyđịnh của pháp luật về Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm ở Toà án cáp tỉnh” của tac giả

Đỗ Văn Chỉnh, Tap chí TAND, số 02/1999 Dé cập đến yêu cầu về hình thức cũng nhưnội dung quyết định tái thâm có bài viết “Mộ số ý kiến về bản án sơ thẩm, phúc thẩm

và quyết định giám doc thẩm, tdi thẩm” của tác giả Nguyễn Đức Mai, Tạp chí TAND,

số 01/2003 Các nghiên cứu về tái thâm trong quy định của BLTTHS năm 1988 có giátrị khoa học trong việc nghiên cứu về thủ tục tái thẩm vì hàm chứa các van dé lý luận

đã được thừa nhận Mặt khác, nhiều quy định về thủ tục tái thẩm trong BLTTHS năm

1988 vẫn được giữ nguyên trong BLTTHS năm 2003 và tiếp tục được kế thừa trongBLTTHS năm 2015 nên việc xem xét các nhận xét, đánh giá về cùng một nội dung quyđịnh của các nhà nghiên cứu là vô cùng quan trọng.

Các nghiên cứu về thủ tục tái thâm theo quy định của BLTTHS năm 2003cũng thường dé cập đến một van dé cụ thé nhất định Giới thiệu những điểm mớitrong quy định của BLTTHS năm 2003 về các thủ tục tố tụng trong đó có thủ tục tái

thâm như các bài: “Những điểm mới trong Bộ luật Tổ tụng hình sự sửa đổi về phúc

Trang 12

2003 về thủ tục giám đốc thẩm, tải thẩm” của tác giả Dinh Văn Qué, Tạp chí

TAND, số 13/2004 Các nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật trên cơ sở phântích pháp luật như “Về căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong Bộ luật T 6tụng hình sự nam 2003” của tắc giả Vũ Gia Lâm, Tạp chí Luật hoc, số 10/2006.Nghiên cứu giới thiệu về thủ tục giám đốc thâm, tái thẩm trong quy định củaBLTTHS các nước Cộng hoà Pháp, Liên bang Nga, Trung Quốc có bài viết “Thi

tục giảm đốc thẩm, tải thẩm theo pháp luật tô tụng hình sự một sỐ nước”, của tác

giả Nguyễn Đức Mai, Tạp chí TAND, số 10/2010 Một số vấn đề lý luận về thủ tụctái thâm cũng được đề cập trong bài viết “Khái niệm giám đốc thẩm, tái thẩm trong

TỔ tụng hình sự”, của các tác giả Trần Văn Độ, Nguyễn Mai Bộ, Tạp chí TAND, số15/2010 Thực trạng thi hành các quy định của BLTTHS về tái thẩm có trong cácbài viết: “Thuc trạng thi hành các quy định cua Bộ luật T 6 tụng hình sự về nhữngngười tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm va hướng hoàn thiện ” của tac giảNguyễn Văn Truong, Tạp chí TAND, số 20/2010; “Những khó khăn, vướng mắctrong việc thụ lý, giải quyết các trường hợp dé nghị kháng nghị giám đốc thẩm, táithẩm vụ án hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao” của tác giả Phạm Văn An,Tạp chí Kiểm sát, số 05/2012 Những thay đổi về quan điểm chi đạo của Đảng trongquá trình tiến hành cải cách tư pháp cũng được dé cập như bài: “Thay đổi trongquan điểm chi dao của Đảng về tổ chức xét xử giám đốc thẩm, tdi thẩm vụ án hìnhsự” của tác giả Phạm Văn An, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16/2011

Luận án “Tái thẩm trong tô tụng hình sự Việt Nam — Những van dé ly luận

và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Hải Ninh năm 2016, Khoa Luật Đại học QuốcGia là nghiên cứu hệ thống và đầy đủ nhất về cả lý luận, pháp luật và thực tiễn thihành từ khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực pháp luật cho đến khi ban hànhBLTTHS năm 2015.

Những nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau có nội dung liên quan đến tái thâmhoặc đề cập đến một van dé nào đó của tái thẳm trong TTHS như luận án tiễn sĩ luậthọc “Giám đốc thẩm trong Ti 6 tụng hình sự Việt Nam” năm 2007 cua tắc giả PhanThị Thanh Mai, Đại học Luật Hà Nội; luận án tiến sĩ luật học “Nguyên tắc hai cấpxét xử trong TỔ tụng hình sự” năm 2009 của tác giả Vũ Gia Lâm, Đại học Luật Hà

Nội; đề tài “Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyên công tô và kiểm

sát các hoạt động tw pháp” năm 2003 của VKSNDTC do tác giả Lê Hữu Thể chủnhiệm đê tai; đê tai “Náng cao hiệu quả công tác giám doc việc xét xử các vụ an

Trang 13

thê kế đến bài viết “Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án quyết định đã có hiệu lực pháp

luật” của tác giả Trần Văn Độ trong sách Những nội dung mới trong BLTTHS năm

2015 do Nguyễn Hoà Bình chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2016giới thiệu những thay đổi cơ bản trong quy định của BLTTHS năm 2015 về thủ tụcgiám đốc thâm và tái thấm Thay đổi cơ bản trong quy định của BLTTHS năm 2015

về thủ tục tái thẩm bao gồm: diễn đạt lại về mặt kỹ thuật các căn cứ kháng nghị táithấm dé thé hiện chính xác hơn, có cơ sở và khả thi; bố sung, nâng cao trách nhiệmcủa Toa án, VKS; bố sung thủ tục trong thông báo, xác minh tình tiết mới tạo cơ sởpháp lý cho VKS thực hiện trên thực tế; hạn chế thâm quyền kháng nghị tái thâm sovới BLTTHS năm 2003 Bài viết “Về thuc hành quyên công tô và kiểm sát xét xửphúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm ” của Pham Thị Minh Hải, Tạp chí Kiểm sát,

số 17/2020, trong đó có đề cập sơ lược quy định về hoạt động của VKS trong khángnghị tái thâm, tham gia phiên toà tái thâm cũng như hoạt động kiểm tra xác minhtình tiết mới phát hiện và đưa ra một số phương hướng hoàn thiện pháp luật có liênquan đến thủ tục tái thẩm Bài viết “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác khángnghị án hình sự của Viện kiểm sát” của Nguyễn Dac Thang và Pham Đức, Tạp chíKiểm sát, số 03/2019 trong đó có đề cập đến thực trạng giải quyết đơn đề nghị giámđốc thẩm, tái thâm tại VKS Dé tài “So sánh pháp luật tổ tụng hình sự Việt Nam vàPháp về giảm đốc thẩm” do Mai Thanh Hiếu làm chủ nhiệm thực hiện tại TrườngĐại học Luật Hà Nội Đây là nghiên cứu so sánh luật, trong đó có những nội dung

lý luận phân biệt thủ tục giám đốc tham va tái thẩm có liên quan đến đề tài

Ngoài ra, một số bài viết tập trung vào nghiên cứu vấn đề về giải quyết đơn

đề nghị kháng nghị giám đốc thâm và tái thâm bao gồm: “Một số giải pháp về giảiquyết don dé nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ở Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại

Đà Nẵng” của Thái Văn Đoàn, Tạp chí Kiểm sát, số 07/2016; “Giải pháp đẩynhanh tiến độ giải quyết don dé nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm” củaNguyễn Văn Quảng, Tạp chí Kiểm sát, số Xuân/2016; “Nhìn lại công tác giải quyếtđơn dé nghị giám đốc thẩm, tái thẩm từ ngày thành lập Viện kiểm sát nhân dân cấpcao tại Hà Nội” của Nguyễn Huy Tién, Tap chí Kiểm sát, số 03/2017 Bài viết décập đến xác minh các tình tiết mới làm căn cứ kháng nghị tái thâm của Đoàn MinhLộc, “Xác minh tình tiết mới theo thủ tục tải thẩm vu án hình sự”, Tạp chí Kiểmsát, số 01/2023

Trang 14

giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự” của Nguyễn Hoài Nam, Tạp chí Kiểm sát,

số 20/2018; “Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyên công

tổ, kiểm sát xét xử phúc thẩm, giảm đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hình sự” củaNguyễn Đình Trung, Tạp chí Kiểm sát, số 01/2019

Về nghiên cứu pháp luật nước ngoài có bài viết của Hoàng Bá Thọ, “Khángnghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong Luật to tụng hình sự một số nước trên thé giới

và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kiểm sát, số 03/2020 Bài

viết tập trung phân tích, chỉ rõ một số quy định về kháng nghị giám đốc thẩm, táithâm trong luật TTHS một số nước trên thế giới như Nga, Trung Quốc và Đức, từ

đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi xây dựng và hoàn thiệnpháp luật TTHS về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thâm

2.2 Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài

* Các nghiên cứu về thủ tục tái thâm trong TTHS Pháp bao gồm:

- Les voies de recours en maftière pénale - Essai d’une théorie générale, These, Maud Orillard Léna, Université Paris II, 2007 (Khang cáo, kháng nghị trong[ĩnh vực hình sự - Nghiên cứu lí luận chung, luận án tiễn sĩ luật học, tác giả MaudOrillard Léna tại trường Dai học Paris II, nam 2007).

Nghiên cứu xác định bản án, quyết định đã có HLPL có thé sai lầm về ápdụng pháp luật hoặc sai lầm về sự việc Tùy theo truyền thống pháp lí, các quốc gia

có các giải pháp khác nhau để khắc phục những sai lầm về sự việc trong các bản án,quyết định có HLPL của Toà án So sánh pháp luật một số các quốc gia, tác giả chỉ

ra có ba hệ thống khác nhau giải quyết sai lầm về sự việc trong bản án có HLPL

Nghiên cứu khang định quyền kháng cáo, kháng nghị tái thâm không đượcquy định phổ biến Tuy nhiên, các Toà án quốc tế ad hoc như Toà án La Haye, Toa

án Arusha cũng như Toà án hình sự quốc tế đều ghi nhận khả năng tái thấm, đặcbiệt trong trường hợp có tình tiết mới Các Toà án hình sự quốc tế ad hoc thừa nhậntái thẩm có lợi cũng như không có lợi cho người bị xét xử, nhưng thời hạn khángcáo, kháng nghị tái thâm khác nhau theo chủ thé kháng cáo, kháng nghị Tại Pháp,tái thẩm có lợi cho người bị kết án là truyền thông pháp lí nhân đạo, bắt nguồn từluật La Mã Khác với ân xá, tái thâm thừa nhận công khai sai lầm tư pháp và traocho Hội đồng tái thâm thâm quyền đưa ra phương thức giải quyết theo luật

- Procédure pénale, Etienne Vergès (2007), 2° éd., Litec, Paris (Tổ tụng hình

sự, tac gia Etienne Vergés, Nxb Litec, Paris, năm 2007).

Trang 15

rõ sự khác nhau giữa hai thủ tục này trong TTHS Cộng hoà Pháp.

Đối với giám đốc thâm, căn cứ duy nhất là sự vi phạm pháp luật và nhắn mạnhToa án giám đốc thẩm không phải Toà án xem xét lại về sự việc mà chỉ là Toà ánxem xét lại về mặt pháp luật Toà án giám đốc thâm là Toà án bảo đảm việc áp dụngđúng pháp luật của các Toa án xét xử nội dung vụ án Tái thẩm là phương thứckháng cáo, kháng nghị có thê gọi là bổ sung, chỉ được yêu cầu nếu các phương thứckháng cáo, kháng nghị khác đã hết Tái thâm chỉ được yêu cầu theo hướng có lợi (in

favorem) đôi với ban án kết tội Bản án tuyên vô tội không phải là đối tượng tái

thâm Khi tái thâm, việc huỷ bỏ bản án kết tội có thể kèm theo một vụ án mới

- “Révision”, Répertoire de droit pénal et de procédure pénale, EtienneDaures, Editions Dalloz 2012 (Etienne Daures, “Tái thẳm”, 7¡ uyen tập luật hình sự

và luật t6 tung hình sự, tái bản lần thứ hai, Nxb Dalloz, năm 2012)

Đây là công trình nghiên cứu chi tiết và đầy đủ nhất, riêng về thủ tục tái thâmcủa Cộng hoà Pháp Nghiên cứu khắng định, mặc dù pháp luật ghi nhận nguyên tắchiệu lực của bản án, quyết định nhưng một bản án hình sự có HLPL áp dụng đối vớicác cá nhân phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng vẫn có thể bị xét lại.Việc xét lại theo thủ tục tái thâm một mặt sửa chữa những sai lầm trong việc xử lý

vu án, mặt khác tiễn hành việc xử lý đối với người thực sự thực hiện hành vi phạmtội, khác với giám đốc thâm nhằm sửa chữa những sai lầm về thâm quyên hay vềgiải thích, áp dụng pháp luật Tác giả giải thích về thủ tục tái thâm bằng việc dẫnchứng các vụ việc điển hình áp dụng trong xét xử tại Cộng hoà Pháp Các vụ ánthực tế được lay từ Tap san hình sự cua Toa hình sự tối cao, có vụ việc xảy ra từ

trường hợp kháng cáo tái thâm đều dẫn đến việc mở phiên toà Việc tiễn hành tái

Trang 16

thâm tại Toa án được thực hiện sau khi Uy ban tái thẩm chấp nhận Trong một sốtrường hợp kháng cáo tái thẩm có thé dẫn đến việc đình chỉ thi hành bản án.

- Procédure pénale, Etienne Vergès, Paris, LexisNexis, 2014 (7 6 tung hinh

sự, tac gia Etienne Verges, Nxb LexisNexis, Paris, năm 2014).

Etienne Vergès giới thiệu đến người doc nội dung cơ bản của BLTTHS Cộnghoà Pháp, bao gồm các nguyên tắc cơ bản và các quy định cụ thể Trên thực tế,BLTTHS chịu sự tác động từ Luật hiến pháp và pháp luật cộng đồng châu Âu Vìvậy, tác giả lựa chọn cách tiếp cận toàn diện, có hệ thống trên cơ sở kết hợp giớithiệu nội dung BLTTHS với các phán quyết của cơ quan tài phán, từ đó đưa ranhững nhận xét, đánh giá.

Khác với công trình tác giả từng công bố năm 2007, tác phâm cập nhật nhữngthay đổi trong các Luật mới được Nghị viện Công hoà Pháp thông qua như Luật số2014-535 ngày 27/5/2014 về quyền tiếp cận thông tin trong TTHS; Luật số 2014-

640 ngày 20/6/2014 về đôi mới các thủ tục xem xét lại bản án, quyết định đã cóHLPL Tái thấm được đề cập với tính chat là một phan trong tổng thé các thủ tụckháng cáo, kháng nghị và xem xét lại bản án, quyết định Tác giả giới thiệu nhữngnội dung cơ bản về thủ tục tái thâm và cập nhật những sửa đổi gần đây

* Các nghiên cứu về thủ tục yêu cầu phiên toà mới - Motions for new Trialtrong TTHS Mỹ (thủ tục có tính chất tương tự tái thâm của Việt Nam), bao gồm:

- Criminal Procedure for the Criminal Justice Professional, John N Fedico,Henry F Fradella, Christopher D Totten, 100 Edition, 2008 (7: 6 tụng hình sự dànhcho các chuyên gia về tr pháp hình sự, nhóm tác giả John N Fedico, Henry F.Fradella, Christopher D Totten, tái ban lần thứ 10, xuất bản năm 2008)

Nghiên cứu chỉ rõ thủ tục tô tụng ở các Toà án của Hoa Kỳ chia ra làm 3 giaiđoạn với mốc trung tâm là phiên toà xét xử, bao gồm: thủ tục tố tụng trước phiên toà(The Procedure before Trial), thủ tục tố tụng trong phiên toà (The Procedure duringTrial) và thủ tục tục tố tụng sau phiên toà (The Procedure after Trial) Trong đó thủ tụcyêu cầu phiên toà mới có thé được tiến hành dựa trên căn cứ về việc phát hiện chứng

cứ mới (mang bản chất của cả thủ tục tái thâm và giám đốc thâm ở Việt Nam) Yêucầu phiên toà mới (Motions for new Trial) nằm trong quy định tại phần thủ tục sauphiên toà cùng với chế định phúc thâm Thủ tục này cùng hai thủ tục khác được nhómtác giả nhìn nhận như ba phương thức dé giải thoát cho bị cáo sau bản án tuyên có tội

Toà án chấp nhận yêu cầu phiên toà mới khi có những phát hiện mới về chứng

cứ Bi cáo có trách nhiệm chứng minh việc có thêm chứng cứ mới được phát hiện Déchứng minh cho yêu cau về phiên toa mới, chứng cứ mà bi cáo dua ra phải dap ứng

Trang 17

những điều kiện sau: chứng cứ mới được phát hiện sau phiên toà va có thé thay đổikết quả của phiên toa; chứng cứ mới này không thé được phát hiện trước phiên toàkhi mà các nghĩa vụ của Toà án đã được thực hiện một cách đúng đắn va man cán.

- Criminal Law and Procedure for the Paralegal - A systems approach,James H McCord, Sandra I McCord, 3rd Edition (Luật hình sự va tô tụng hình sự

dành cho trợ lý luật su - T' iép cận từ góc nhìn hệ thống, tái bản lần thứ 3 của hai tác

giả James H McCord va Sandra I McCord).

Nghiên cứu chỉ ra mục dich của yêu cầu sau phiên toà trong TTHS Hoa Kỳ.Các tác giả nhắn mạnh, với những người không am hiểu về luật pháp, vụ án hình sự

có vẻ như đã kết thúc sau phiên toà với một bản án được tuyên Tuy nhiên, đó mới

chỉ là sự bắt đầu cho những yêu cầu quan trọng sau đó, bao gồm yêu cầu sau phiêntoà và thủ tục phúc thâm Yêu cầu sau phiên toà có tính chất quan trọng bởi chúnggiúp cho Toà án đã xét xử có cơ hội cuối cùng được sửa các sai sót sau khi vấn đề

đã được kháng cáo phúc thẩm lên Toa án cấp cao hơn, khi ban án đã có HLPL

Cơ sở lý luận của yêu cầu phiên toà mới dựa trên sự áp dụng sai pháp luật(mang bản chất tương tự như giám đốc thâm trong TTHS Việt Nam) và sự phát hiệnchứng cứ mới cho phép kết luận kết quả trong bản án của Toà án là không đúng(mang ban chất tương tự tái thâm trong TTHS Việt Nam) Phiên toà mới được tiếnhành khi có yêu cầu do phát hiện chứng cứ mới khang định một cách chắc chan ban

án tuyên là không đúng Thủ tục này quy định tại Điều 33 Quy định Liên Bang vềTTHS (Federal Rules of Criminal Procedure).

- Criminal Procedure - Law and Practice, Rolando V Del Carmen, 7

Edition, 2007 (76 tung hình sự - Luật và thực tiễn áp dung, tái ban lần thứ 7 của tácgia Rolando V Del Carmen).

Trong nghiên cứu của minh, tác giả chỉ ra tai Hoa Kỳ, nguyên tắc không ai bixét xử hai lần về một hành vi được thừa nhận nhưng khi có yêu cầu phiên toà mớicủa người bị kết tội, hành vi của ho vẫn có thé được xem xét lại Việc yêu cầu phiêntoà mới đồng nghĩa chấp nhận việc xét xử hai lần và không vi phạm nguyên tắc đãđặt ra Yêu cầu sau phiên toà được giới thiệu trong chương về thủ tục TTHS chungtại Hoa Kỳ Yêu cầu phiên toà mới do có chứng cứ mới không chỉ được thực hiện ởcấp độ bang mà có thể được thực hiện theo pháp luật TTHS ở cả cấp độ Liên bang.Yêu cầu phiên toà mới dựa trên sự xuất hiện của chứng cứ mới sẽ được chấp nhận

vi “lợi ích tư pháp” (in the interest of justice).

- Interpreting the phrase “Newly discovered evidence”: May previous unavailable exculpatory testimony serve as the basis for a motion for a new trial

Trang 18

under rule 33? Mary Ellen Brennan, Fordlaw review, Volume 77, Issue 3, Article 4,

2008 (Giải thích thuật ngữ “chứng cứ moi phat hiện: Liệu lời khai gỡ tội khôngđược sử dụng tại phiên toà có thé là căn cứ dé nghị phiên toà mới theo quy định taidiéu 33?” của tác giả Marry Ellen Brennan, Tạp chí Fordlaw, tập 77, số 3, bài 4,năm 2008).

Bài viết tập trung giải thích thuật ngữ “chứng cứ mới phát hiện” là căn cứ đểyêu cầu phiên toà mới sau khi bản án đã qua cả cấp phúc thâm ghi nhận tại Điều 33Quy định Liên bang về TTHS (Federal Rules of Criminal Procedure) của Hoa Kỳ.Theo tác giả, các Toà án Hoa Kỳ quy định một cơ chế mà theo đó thâm phán có thể

áp dụng thủ tục phiên toà mới khi họ nhận thấy bồi thâm đoàn đã ra bản án khôngđúng đắn Các Toà án Liên bang và Toà án bang ở Hoa Kỳ ban hành điều kiện gầnnhư thống nhất để xem xét đề nghị phiên toà mới dựa trên căn cứ có chứng cứ mới.Toà án thường nhắc đến các điều kiện này với tên gọi “Berry rule” hay “Berry test”

- William Renwick Riddell (1916), “New Trial at the Common Law”, TheYale Law Journal, nghiên cứu về việc áp dụng quy định mở phiên tòa mới và thâmquyền mở phiên tòa mới của các cấp tòa án trong hệ thống pháp luật Anh

- William Renwick Riddell (1918), “New Trial in Present Pracfice”, TheYale Law Journal, nghiên cứu về việc áp dụng quy định mở phiên tòa mới và thâmquyền mở phiên tòa mới của trong hệ thống pháp luật của Anh, Canada và Mỹ

- Renee B Lettow (1999), “New Trial for Verdict against Law: Judge-Jury Relations in Early Nineteenth-Century America”, Notre Dame Law Review 71,phan (1) nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển và áp dung quy định về mởphiên tòa mới tại Tòa án Mỹ Phần (2) và (3) nghiên cứu về mối quan hệ giữa thâmphán và Bồi thẩm đoàn liên quan đến việc mở phiên tòa mới Trong đó, phan (2)phân tích phiên tòa mới dưới góc độ là một phương pháp dé giúp Thâm phán kiểmsoát Bồi thâm đoàn, còn Phan (3) xem phiên tòa mới là một công cụ dé giúp thâmphán bảo vệ công ly trong các trường hợp phán quyết của Bồi thẩm đoàn đi ngượclại với các quy định và nguyên tắc pháp luật

- Paul Morgin (2019), “Grounded on Newly Discovered Evidence”,American Criminal Law Review Vol 56, No 3, nghiên cứu vé lich str soan thaoĐiều 33 Luật Tố tụng hình sự Liên Bang Hoa Ky va các tiêu chuẩn về “chứng cứmới được phát hiện” được các Tòa án Mỹ chấp thuận làm cơ sở để mở phiên tòamới.

- Myrna S Raeder (2009), “Postconviction Claims of Innocence”, CriminalJustice 24 No 3, nghiên cứu về sự phát triển của công nghệ gen, giải ADN trong

Trang 19

khoa học hình sự, từ đó, làm xuất hiện những yếu tố, chứng cứ mới trong các vụ ánhình sự mà có thé làm thay đổi nội dung của phán quyết, bản án Đồng thời, côngtrình nghiên cứu các biện pháp khắc phục các phán quyết sai (do yếu tố khách quan)bao gồm mở phiên tòa mới và tuyên bồ vô tội.

- Penny J White (2000), “Newly Available, Not Newly Discovered”, TheJournal of Appellate Practice and Process Vol 2, nghiên cứu tổng quát về việc mởphiên tòa mới dựa trên căn cứ “chứng cứ mới được phát hiện” (tập trung vào các

chứng cứ về gen, ADN)

- Frederic S Berman & Lainie R Fastman (1983), “Newly Discovered Evidence-A Defendant's Chance for a New Trial”, New York Law School LawReview Vol 28, nghiên cứu về cách áp dung quy định về mở phiên tòa mới dựatrên căn cứ “chứng cứ mới được phát hiện” tại các Tòa án Mỹ.

- Janice J Repka (1986), “Rethinking the Standard for New Trial Motions Based upon Recantations as Newly Discovered Evidence”, University ofPennsylvania Law Review Vol 134, nghiên cứu về tiêu chuẩn áp dụng cho các mauchuyện (câu chuyện) được thuật lại để được xác định là “chứng cứ mới được pháthiện” và trở thành căn cứ để mở phiên tòa mới tại Mỹ

- Max D Wiviott (1952), “Newly Discovered Evidence as Ground for a NewTrial”, JAG Journal 21, nghiên cứu về các tiêu chuan được áp dung cho “chứng cứmới được phát hiện” dé là căn cứ mở phiên tòa mới Đồng thời, nghiên cứu các cáchgiải thích và áp dụng khác nhau của các Tòa án Mỹ đối với căn cứ “chứng cứ mớiđược phát hiện”.

2.3 Đánh giá tong quan tình hình nghiên cứu dé tài trong và ngoài nước

* Những nội dung đã thông nhất trong các công trình nghiên cứu

Các nghiên cứu trong và ngoài nước chủ yếu nghiên cứu pháp luật quốc gia

và đều thống nhất: i) Cần thiết có thủ tục xem xét lại bản án, quyết định của Toa án

đã có HLPL do không tránh khỏi có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ

án hoặc nhận thức sai lầm trong quá trình xác định sự thật của vụ án hình sự nhằmbảo đảm lợi ích của nhà nước và của người bị kết án; ii) Việc xét lại bản án, quyếtđịnh có HLPL chỉ được tiễn hành khi có các căn cứ được quy định chặt chẽ; 11) Sự

việc đã được kết luận trong bản án hoặc quyết định có HLPL được xác định là sai

lầm khi có những tình tiết/chứng cứ mới phát hiện Các tình tiết/chứng cứ này tồntại ngay khi Toà án ra bản án hoặc quyết định nhưng Toà án không biết dẫn đến kếtluận trong bản án không đúng;

Các nghiên cứu trong nước đều chung nhận định: Pháp luật tố tụng hình sự

Trang 20

Việt Nam về tái thâm mặc dù đã có nhiều sửa đổi qua các thời kỳ nhưng vẫn cònnhiều hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.

* Những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc khi nghiên cứu có nhiều quan

điểm không thống nhất

Về tình hình nghiên cứu trong nước, từ thời điểm BLTTHS năm 2015 đượcban hành, các nghiên cứu có tính chat lý luận, tong thé và chuyên sâu về thủ tục táithâm trong TTHS Việt Nam hầu như không có Các nghiên cứu chủ yếu đề cấp đếnmột nội dung nhất định trong các quy định về tái thẩm của BLTTHS năm 2015, cóđánh giá thực tiễn thi hành Các nghiên cứu riêng biệt về thủ tục tái thẩm trong phápluật tố tụng hình sự Mỹ và Pháp hầu như không có Vì vậy, các nghiên cứu đềukhông có kết quả của việc so sánh đối chiếu dé tiếp thu kinh nghiệm lập pháp quốc

tế (cụ thé là Mỹ và Pháp) về thủ tục tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam

về lý luận, cơ sở khoa học của các quan điểm về việc quy định thủ tục táithâm chưa đầy đủ; vẫn còn tranh luận về việc nên quy định một hay hai thủ tục déxem xét lai tính đúng đắn trong ban án, quyết định của Toa án đã có HLPL Về thựctiễn pháp luật, căn cứ kháng nghị tái thâm và giám đốc thâm chưa được phân địch

rõ ràng, khó khăn trong áp dụng pháp luật.

Về tình hình nghiên cứu ngoài nước, nhiều công trình đề cập đến thủ tục táithâm trong TTHS của từng quốc gia (Mỹ, Pháp) Mặc dù có nghiên cứu đề cập đếnlịch sử hình thành, quá trình phát triển thủ tục tái thâm, so sánh đối chiếu quy địnhpháp luật về thủ tục này của một số quốc gia với nhau nhưng việc đối chiếu với quyđịnh về thủ tục tái thẩm trong pháp luật TTHS Việt Nam dé từ đó rút ra kinhnghiệm lập pháp không được đặt ra trong các nghiên cứu ngoài nước.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài nhăm mục đích phát triển hệ thống tri thức khoa họcluật TTHS, hoàn thiện pháp luật TTHS Việt Nam về tái thâm trên cơ sở nghiên cứupháp luật TTHS Mỹ và Pháp.

Đề đạt được mục đích trên, đề tài phải thực hiện được những nhiệm vụ sau:

- Lam rõ những van dé lý luận về tái thâm trong TTHS như: khái niệm, ýnghĩa của tái thẩm và việc quy định tái thâm trong TTHS; mô hình tái thâm trongcác thiết chế tư pháp hình sự quốc tế

- Làm rõ pháp luật TTHS của Mỹ, Pháp và Việt Nam về tái thẩm bao gồm:kháng nghị tái thâm, thủ tục tái thâm tại Toà án

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của BLTTHS năm 2015 về táithâm trên cơ sở đối chiếu quy định của Mỹ, Pháp về thủ tục nay

Trang 21

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và quy định củapháp luật TTHS của Mỹ, Pháp và Việt Nam về tái thâm

Phạm vi nghiên cứu về không gian của đề tài là pháp luật TTHS Mỹ, Pháp vàViệt Nam về tái thâm

Phạm vi nghiên cứu về thời gian là pháp luật TTHS hiện hành về tái thắmcủa Mỹ, Pháp và Việt Nam Nguồn quan trọng của Luật TTHS Hoa Kỳ là Hiến

pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Đạo luật về Quyền (Bill of Rights) và đặc biệt là

Quy định Liên bang về TTHS (Federal Rules of Criminal Procedure) sửa đối bổsung ngày 01 tháng 12 năm 2017 trong đó quy định về tái thẩm tại Điều 33 (Phiêntòa mới) sửa đôi bổ sung gần nhất ngày 26 tháng 3 năm 2009; có hiệu lực từ ngày

01 tháng 12 năm 2009 Ngoài ra, một nguồn quan trọng khác là các văn bản, quyếtđịnh do Toa án tối cao Hoa Kỳ ban hành dựa trên các quy định của Đạo luật vềQuyền Đối với pháp luật TTHS của Pháp, nguồn chủ yếu là BLTTHS Pháp năm

1957 có tiếp cận với Luật số 2014-640 ngày 20/6/2014 về đôi mới thủ tục xem xétlại bản án, quyết định đã có HLPL Về pháp luật TTHS Việt Nam, phạm vi nghiêncứu tập trung vào BLTTHS năm 2015.

Đề tài không nghiên cứu thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về táithẳm nhưng có sử dụng một số án lệ của Mỹ, một số án điển hình tại Pháp, ViệtNam để làm rõ quy định của pháp luật

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng cách tiếp cận truyền thống của khoa học luật TTHS trên cơ sởphương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nghiên cứu quy định của phápluật TTHS của Mỹ, Pháp và Việt Nam về tái thâm dé tìm ra các giải pháp hoànthiện pháp luật về tái thâm phù hợp với Việt Nam

Phương pháp phân tích được sử dung dé giải quyết làm rõ những van dé lýluận cũng như phân tích pháp luật về tái thẩm của Mỹ, Pháp và Việt Nam Phươngpháp phân tích, so sánh, tong hợp cũng được sử dụng dé phân tích, đối chiếu quyđịnh của pháp luật Mỹ, Pháp với Việt Nam về tái thâm dé đưa ra kiến nghị phù hợphoàn thiện quy định của BLTTHS năm 2015 về tái thâm Pháp luật tố tụng hình sự

Mỹ, Pháp, Việt Nam là pháp luật thuộc các hệ thống xã hội khác nhau và thể hiệnbằng các ngôn ngữ khác nhau Vì vậy, cùng là việc mở một thủ tục tố tụng để xemxét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật khi có tình tiết mới phát hiện nhưng mỗiquốc gia trong phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng sử dụng các thuật ngữ pháp lý cónội hàm không hoàn toàn giống nhau Việc sử dụng các phương pháp này để đưa

Trang 22

đến được cách hiéu đúng nhất về thủ tục tái thẩm trên phương diện ly luận cũng nhưquy định của pháp luật về thủ tục này của các nước thuộc phạm vi nghiên cứu.

Việc nghiên cứu án điển hình cũng được sử dụng dé làm rõ các quy định củapháp luật Việt Nam, đặc biệt khi nghiên cứu pháp luật TTHS Mỹ (là quốc gia theo

có hệ thông pháp luật án lệ) về tái thâm

6 Hệ thống chuyên đề của đề tài

Đề tài được chia thành 3 phần với 05 hệ chuyên dé

Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận về tái thâm trong TTHS Phần này có

01 chuyên đề: Chuyên đề thứ nhất: Những vấn đề lý luận về tái thâm trong TTHS

Phần thứ hai: Pháp luật TTHS của Mỹ, Pháp về tái thẩm Phần này gồm 02chuyên đề: Chuyên đề thứ nhất: Tái thâm trong TTHS Mỹ; Chuyên đề thứ hai: Táithâm trong TTHS Pháp

Phan thứ ba: Tái thẩm trong pháp luật TTHS Việt Nai và hoàn thiện pháp luậttrên cơ sở kinh nghiệm lập pháp của Mỹ và Pháp Phần này gồm 02 chuyên đề: Chuyên

đề thứ nhất: Tái thâm trong TTHS Việt Nam; Chuyên đề thứ hai: Hoàn thiện pháp luậtTTHS Việt Nam về tái thâm trên cơ sở kinh nghiệm lập pháp của Mỹ và Pháp

7 Những đóng góp mới của đề tài

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về tái thâm trong pháp luật TTHS Mỹ,Pháp và Việt Nam.

Về mặt lý luận, đề tài làm sáng tỏ những dấu hiệu đặc trưng của tái thâm trongTTHS, góp phan thống nhất trong nhận thức về bản chất của tái thâm đồng thời khangđịnh ý nghĩa của tái thầm trong TTHS Đề tài cũng làm rõ cơ sở lý luận của việc quyđịnh thủ tục tái thầm trong TTHS cũng như cơ sở thực tiễn của việc quy định thủ tục này

ở Mỹ, Pháp và Việt Nam Những van đề lý luận này là cơ sở cho việc nghiên cứu quyđịnh của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục tái thâm tại các quốc gia thuộc phạm vinghiên cứu.

Dé tài cung cấp một cách hệ thống và tương đối day đủ, chi tiết thủ tục yêu cầuphiên toà mới (có tính chất tương tự như thủ tục tái thẩm của Việt Nam) tại Mỹ thôngqua phân tích quy định Liên bang về TTHS, cũng như giải thích của các Thâm phán Mỹ

về các quy định này thông qua lập luận của mình trong các bản án

Đề tài phân tích, làm rõ quy định của BLTTHS Pháp hiện hành về tái thâm, chỉ rõnhững thay đổi của BLTTHS Pháp qua các lần sửa đổi bổ sung dé đánh giá, luận giảinhững thay đổi đó, so sánh với các quy định tương ứng với pháp luật TTHS Việt Nam

do hai quốc gia cùng theo hệ thông pháp luật thành văn

Đề tài phân tích, đánh giá quy định của BLTTHS năm 2015 của Việt Nam về thủ

Trang 23

tục tái thâm, chỉ ra những thay đổi, bố sung so với quy định của BLTTHS năm 2003 vềthủ tục này.

Đề tài làm rõ yêu câu của việc hoàn thiện pháp luật TTHS Việt Nam về tái thâm

trên cơ sở kinh nghiệm lập pháp của Mỹ và Pháp và đề xuất hoàn thiện pháp luật Các đềxuất hoàn thiện pháp luật TTHS Việt Nam về tái thấm được tiếp thu phù hợp với điềukiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá pháp lý của Việt Nam

8 Cơ cầu của báo tong hợp kết quả nghiên cứu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tai liệu tham khảo, báo cáo tong hopkết quả nghiên cứu dé tai bao gồm ba chương:

Chương 1 Những van dé lý luận về tái thâm trong tô tụng hình sự

Chương 2 Tái thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Mỹ và Pháp

Chương 3 Tái thấm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành vàhoàn thiện pháp luật trên cơ sở kinh nghiệm lập pháp của Mỹ và Pháp

Trang 24

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

việc xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự là điều kiện tiên quyết để ra bản

án kết án đúng người phạm tội và minh oan cho người vô tội Tuy nhiên, việc xácđịnh sự thật khách quan của vụ án hình sự là một công việc hết sức phức tạp, chứađựng nhiều rủi ro và từ đó dẫn đến các sai lầm trong quá trình tiến hành công việcnay.’ Những sai lầm trong quá trình tiến hành xác định sự thật của vụ án, có rấtnhiều nguyên nhân khác nhau có thê làm ảnh hưởng quyết định của họ, trong đó, cóthé là những nguyên nhân chủ quan như người có thâm quyền tiến hành tố tụng đã

bị tha hóa trước va trong quá trình xét xử; hoặc, họ có thé đã được nghe quá nhiềuthông tin trước khi vụ án được đưa ra giải quyết và làm ảnh hưởng đến sự vô tư của

họ; hoặc, do nhận thức về các van đề khách quan bị hạn chế, không phù hợp; và

nhiều nguyên nhân khác, Ngoài ra, những nguyên nhân khách quan cũng gâyảnh hưởng tới việc xác định sự thật khách quan như những hạn chế tất yếu của cảbên buộc tội và bên bào chữa trong việc tìm kiếm và thu thập chứng cứ (VD: nhữnghạn chế về mặt công nghệ, do chứng cứ bị che giấu, do người bị buộc tội giữ quyền

im lặng ) Trong nhiều trường hợp, việc xác định sự thật của vụ án nhiều khi vượtquá khả năng nhận thức của người có thâm quyền tiến hành tố tung nói riêng cũngnhư vượt quá khả năng nhận thức chung của xã hội vào thời điểm ra bản án hoặc

quyết định” Hậu quả có thể dẫn đến việc Toà án kết án người vô tội và minh oan

cho người phạm tội, có nghĩa chân lý trong trường hợp này chưa được xác định, dẫn

3 Bruce D Spencer (2007), ‘Estimating the Accuracy of Jury Verdicts’, Journal of Empirical Legal Studies, page 305 — 329 Theo thong kê của tac gia, tai MY trong số các bản luận tội của bồi thâm đoàn thi có tới 15% trong số đó bị kết luận sai Bên cạnh day, dựa trên tệp dir liệu mà nghiên cứu thu thập được, tác giả chỉ ra

rằng tỉ lệ các quyết định của bồi thẩm đoàn trùng khớp với quan điểm của thâm phán chỉ rơi vào khoảng 76%

- 80%.

* Phan Thị Thanh Mai (2007), Giám đóc thẩm trong t6 tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiễn sĩ luật học,

Trường Đại học luật Hà Nội, tr 26.

Trang 25

đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án” Những sai lầm như vậy viphạm quyền con người, làm giảm uy tín của Nhà nước, gây mat 6n định xã hội Vì

vậy, mặc dù ton tại nguyên tắc bảo đảm hiệu lực thi hành của bản án, quyết định

của Toà án khi đã có HLPL trong TTHS, nhưng việc xem xét lại vẫn được đặt ra

trong những trường hợp cụ thể, đặc biệt khi bản án đó xác định không đúng sự thậtkhách quan, không đúng người thực hiện hành vi phạm tội.

Trong TTHS, ngoài làm sáng tỏ các tình tiết, sự việc có thật của vụ án, cơ

quan, người có thâm quyên tiến hành tố tụng còn phải đánh giá tình tiết, sự việc này

dưới góc độ pháp lý, chính trị - xã hội như đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểmcho xã hội của hành vi, người thực hiện hành vi, định tội danh về mặt pháp lý hình

sự, xác định loại và mức hình phạt phù hợp với tính chất của hành vi Khi xét xử,nếu Toà án đánh giá không đúng những tình tiết của sự việc dưới góc độ pháp lý thìcho dù hành vi phạm tội được xác định đúng đắn cũng không thể xác định đượcchân lý của vụ án”, đây là những sai lầm trong việc lựa chọn quy phạm pháp luậtnội dung Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án, còn có thé có vi phạm trong ápdụng pháp luật hình thức ở các mức độ khác nhau Các sai lầm về mặt pháp luật nàydẫn đến ban án, quyết định của Toà án không bảo đảm tính hợp pháp Về nguyêntắc, khi không bảo đảm tính hợp pháp, bản án cần phải được coi là vô hiệu thôngqua thủ tục nhất định

Nếu bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, việc khắc phục sai lầm về

mặt pháp luật cũng như sai lầm về mặt sự việc được thực hiện thông qua thủ tụcphúc thâm trên cơ sở kháng cáo, kháng nghị phúc thâm Do phúc thâm là một cấpxét xử trong tố tụng hình sự nên sai lầm về mặt pháp luật hay sự việc đều có thểđược đánh giá, xem xét ở cấp này thông qua hoạt động xét xử Với việc quy địnhcho Toa án cấp phúc thâm có thâm quyền huỷ và sửa bản án sơ thâm, các sai lam vềpháp luật và sai lầm về sự việc sẽ được khắc phục Toà án cấp phúc thâm sẽ chỉ giữnguyên bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thâm nếu bản án, quyết định này cócăn cứ và hợp pháp Về cơ bản Toà án cấp phúc thâm có nhiệm vụ kiêm tra tính hợppháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thấm tức là xem xét mặt pháp luật

và mặt sự việc của vụ án Tuy nhiên, tại các quốc gia thâm quyền của Toà án phúcthầm được quy định khác nhau Nếu tại Việt Nam và Pháp, toà án phúc thấm cóthâm quyền xem xét cả mặt pháp luật và mặt sự việc của vụ án thì pháp luật tố tụnghình sự Mỹ hạn chê việc Toà án phúc thâm xem xét lại vê mặt sự việc Tại Mỹ,

Š Trần Quang Tiệp (2009), “Một số vấn đề về chân lý trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Toà án nhân dân, (14),

tr 8.

° Tran Quang Tiệp (2009), T1đd, tr 6.

Trang 26

chức năng của quy trình phúc thâm là dé Toà phúc thấm xét lại các lỗi pháp ly trong

các phần hồ sơ tổ tụng tại toà án quận do các bên đã chọn Các van dé về tình tiết

của vụ án đã được bôi tham đoàn giải quyết thi không thé bị kháng cáo phúc thấm

Không có chứng cứ mới nào được cho phép đưa ra ở toà phúc thẩm

Trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, với các đặc điểmkhác nhau về kinh tế, văn hoá, truyền thống pháp luật, mỗi quốc gia đều đưa ra giảipháp khác nhau để khắc phục sai lầm về mặt pháp luật và sai lầm về sự việc trong

bản án, quyết định của Toà án Có quốc gia quy định một thủ tục chung để khắc

phục cả hai sai lầm trên, có quốc gia quy định hai thủ tục riêng biệt với các tên gọikhác nhau để sửa chữa sai lầm về pháp luật và sửa chữa sai lầm về sự việc Có quốcgia sửa chữa sai lầm về mặt sự việc bằng thủ tục yêu cầu phiên toà mới ngay tại thờiđiểm sau khi bản án được ban hành và không phụ thuộc bản án đó đã xét xử ở cấpphúc thâm hay chưa do phúc thẩm tại quốc gia này không có thắm quyền xem xét

về mặt sự việc

Trong tố tụng hình sự Việt Nam việc xem xét sai lầm về mặt pháp luật đốivới ban án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được tiến hành thông qua thủ tụcgiám đốc thâm” Việc sử dụng thuật ngữ “giám đốc thâm” do thủ tục này là mộthình thức giám sát và đôn đốc của Toà án cấp trên đối với Toà án cấp dưới, cònkhoa học luật tố tụng hình sự Pháp sử dụng thuật ngữ “cassation” (thủ tục phá án)

dựa vào đặc điểm quyền hạn của Toà án này” Tại Pháp, giảm đốc thâm là thủ tục

kiểm tra sự vi phạm pháp luật (censure des erreus de droit) trong bản án, quyết địnhchung thấm còn tái thâm kiểm tra sự sai lầm về mặt sự việc (censure des erreus de

fait) trong ban an quyét định của Toa án đã có hiệu lực pháp luật!? Tại các nước

theo hệ thống thông luật, sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, thuật ngữ “cassation” cũng

có nghĩa là “sự huỷ bỏ” dùng đề gọi thủ tục xem xét lại bản án có sai lầm về mặtpháp luật.

Thủ tục xem xét sai lầm về mặt sự việc được ghi nhận trong pháp luật TTHSViệt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới với những dấu hiệu đặctrưng riêng Trong TTHS Pháp, mặt sự việc của vụ án được xem xét lại theo thủ tụctái thâm, nhà làm luật sử dụng thuật ngữ “révision” Theo Từ điển Pháp - Việt,

7 Richard S.Shine (2012), “M6 hình to tụng hình sự của Liên bang Hoa Kỳ” trong sách Những mô hình tố tụng hình sự điền hình trên thé giới, Tô Văn Hoà chủ biên, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr 388, 442, 443.

Š Phan Thị Thanh Mai, (2007), Tldd, tr 30.

? Mai Thanh Hiếu, (2021), So sánh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Pháp về giám đốc thâm, đề tài cấp

cơ sở, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 44.

'° Mai Thanh Hiếu, (2021), Tldd, tr.

Trang 27

”!1' Theo Từ điển thuật ngữ

“révision” là danh từ có nghĩa là “sự xét lại, sự duyệt lại

pháp lý Pháp - Việt, “révision” có nghĩa chung là “sửa d6i/tai thâm” và dưới góc độchuyên ngành của khoa học luật tố tụng được luận giải “là việc xét xử lại vụ án đã

có bản án, quyết định có HLPL nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới đượcphát hiện có thể làm thay đổi căn bản bản án, quyết định mà Toà án không biết

được khi ra bản án hoặc quyết định đó”'” Các nghiên cứu về tái thâm trong TTHS

Cộng hoà Pháp hầu như thống nhất đưa ra khái niệm: “Tái thâm là một thủ tục đặcbiệt trong TTHS được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có HLPL nhưng

bị kháng cáo, kháng nghị vì có những bằng chứng mới cho phép chứng minh ngườiphạm tội vô tội hoặc có những tình tiết mới được phát hiện có thê làm thay đôi cơbản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Toà án không biết được khi ra bản ánhoặc quyết định đó””Ẻ

Trong tiếng Anh, có nhiều thuật ngữ đồng nghĩa chỉ việc xét lại bản án,

quyết định đã có HLPL của Toà án như: “Retrail” là danh từ chỉ “sự xét lại một vụ

thâm đoàn quyết định ở phiên xét xử sơ thẩm'” Chỉ có thủ tục mở phiên tòa mới

hay quyết định xét xử lại (new trial hay motion for new trial) là thủ tục được ápdụng khi xuất hiện những tình tiết, căn cứ hay chứng cứ mới mà có thé làm thay đôi

cơ bản nội dung của phán quyết, và đồng thời là một cơ chế khắc phục dành cho bị

!! Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện ngôn ngữ học (2001), Tir điển Pháp - Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr 1453.

'? Nhà pháp luật Việt - Pháp (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp — Việt, Nxb Từ điền bách khoa Hà

Nội, tr 804.

3 Etienne Daures (2012), “Révision”, Répertoire de droit pénal et de procédure pénale, Editions Dalloz,

http:/www.dalloz.fr/Document?produit-id=PEN& famille-id=ENCYCLOPEDIES

Etienne Verges (2007), Procédure pénale, 2e éd., Litec, Paris, page 289.

'* Trần Mạnh Tường (2013), Tir điển Anh — Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, tr 1289.

'S Trần Mạnh Tường, Tldd, tr 1291.

'® Richard S Shine (2012), trang 442 — 443.

! Richard S Shine (2012), trang 441 — 443: “Các van đề vé tình tiết đã được bôi thẩm đoàn giải quyết không

thể bị kháng cáo Nếu bị cáo được tuyên trắng án, cả bị cáo và bên công tô đều không được quyền kháng cáo Không có chứng cứ mới nào được cho phép đưa ra ở tòa phúc thẩm (đối với kháng cáo) ”

Trang 28

cáo khi họ không hai lòng với nội dung về sự thật của vụ án đã được bồi thâm đoànxác định Khi yêu cầu phiên toà mới được chấp nhận, vụ án sẽ được xét xử lại lầnthứ hai.

Tái thâm trong từ điển Hán — Việt là ghép của hai từ “tái” và “thâm” Trong

đó “tái” là “hai lần — thêm vào nữa” và “thâm” được xác định tương đương với

“révision” trong tiếng Pháp và được giải nghĩa “Sau khi toà án phán quyết án - kiệnhình — sự rồi, nếu phát hiện có sai lầm to thì do Toa án thượng — cấp khiến quanKiểm — sát đề xuất việc Thâm — phán lần thứ hai”'” Như vậy tái thâm có thé đượchiểu là việc thâm tra lại, xét xử lại lần nữa khi có sai lầm

Theo Từ điển tiếng Việt, “tái thâm” là “xét lại một bản án hoặc quyết định đã

có HLPL (khi phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi bản chất của vụ

”!2 Tai thẩm được xác định là động từ, chỉ hoạt động xét lại với đối tượng xemán)

xét là bản án, quyết định đã có HLPL và trong trường hợp phát hiện tình tiết mớilàm thay đổi ban chất của vụ án Trong trường hop sử dụng từ ghép thì “tái” đượchiểu là yếu tố ghép trước để cấu tạo động từ, có nghĩa là “lại, trở lại lần nữa” Vàkhi ghép với từ “thâm” (động từ) với nghĩa “xét kĩ” thì nó có nghĩa là “Thâm lại vụán” “° Dưới góc độ ngôn ngữ chung, khái niệm này không chỉ rõ về thâm quyềntiễn hành, cơ sở phát sinh, mục đích và quyền hạn khi tái thâm Tuy nhiên, các cáchgiải nghĩa đều chỉ ra rằng, tái thâm là việc Toà án xét lại lần thứ hai khi có sai lầm(về Sự VIỆC)

Tái thâm được xem xét là một thủ tục đặc biệt trong TTHS với những dấu

hiệu riêng về đối tượng, cơ sở phát sinh, thầm quyên, thủ tục Đặc biệt, căn cứ

kháng nghị/kháng cáo/yêu cầu tái thâm (nằm trong cơ sở phát sinh tái thâm) chothấy rõ sự khác nhau với giám đốc thâm Khi đề cập đến tái thâm trong TTHS cácnhà nghiên cứu khoa học pháp lý Việt Nam, đưa ra nhiều khái niệm khác nhau:

Thứ nhất: Tái thâm có nghĩa đặc biệt là một t6 cầu nhăm sửa lại một bản án

nhất định đã xử sai lạc vì đã bị một sự kiện trái sự thật làm lạc hướng sự xét đoán”

Thứ hai: Tái thấm là thủ tục TTHS, trong đó Toà án có thẩm quyền xét lainhững bản án hoặc quyết định đã có HLPL nhưng bị kháng nghị vì có những tìnhtiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyếtđịnh mà Toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó”

'3 Đào Duy Anh (2005), Hán — Việt Từ điên, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, tr 656- 657.

'? Viện ngôn ngữ học (2002), Tir điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Nxb Đà Nẵng, tr 885 - 886.

? Viện ngôn ngữ học (2002), Tldd, tr 885, 922.

?! Lê Tài Triển (1971), Nhiệm vụ của Công tố viện, Nhóm nghiên cứu và dự hoạch, Sài Gòn, tr 451.

? Trường Dai học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật to tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân,

Hà Nội, tr 548.

Trang 29

Thứ ba: Tái thâm là thủ tục tố tụng do Toà án cấp trên thực hiện theo trình tựpháp luật quy định để xét lại bản án, quyết định hình sự đã có HLPL bị người cóthâm quyên kháng nghị khi có tình tiết mới làm thay đối cơ bản nội dung vụ án maToà án không biết được khi ra bản án, quyết định đó nhằm khắc phục sai lầmnghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”.

Thứ tư: Tái tham là xét lại bản án hoặc quyết định của Toà án đã có HLPL,nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thé làm thay đổi

cơ bản nội dung của bản hoặc quyết định mà Toà án không biết được khi ra bản ánhoặc quyết định đó””

Thứ năm: Thủ tục tái thâm là hình thức luật định mà Toà án có thâm quyền

áp dụng để xét lại bản án hoặc quyết định hình sự đã có HLPL bị người có thâmquyền kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thé làm thay đổi nộidung của bản án hoặc quyết định mà Toà án không biết được khi ra bản án hoặc

quyết định đó, nhằm đảm bảo sự thật vụ án được xác định khách quan, toàn diện và

day đủ”

Thứ sáu: Tái thấm là thủ tục có tính chất đặc biệt trong TTHS xét lại bản án,quyết định đã có HLPL của Toà án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới đượcphát hiện có thé làm thay đổi cơ bản nội dung của ban án, quyết định mà Toà ánkhông biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó”

Các khái niệm trên đều khang định tái thẩm được tiễn hành dé xét lại bản án,quyết định của Toà án đã có HLPL bị kháng nghị vì có căn cứ cho răng bản án,quyết định đó sai lầm Sự thống nhất này thể hiện quan điểm nhất quán của các nhàkhoa học, xác định đối tượng của tái thấm là bản án, quyết định của Toà án đã cóHLPL Tất cả các quan điểm đều khăng định tái thâm không phải là một cấp xét xửtrong tố tụng và thống nhất cho rang tái thâm là một thủ tục trong tố tụng

Tái thẩm không nên xem xét dưới góc độ là giai đoạn của TTHS Bởi lẽ,cũng giống như giám đốc thầm, mặc dù tái thâm có nhiệm vu riêng, trình tự, thủ tụcriêng và kết thúc bởi văn bản tố tụng nhất định nhưng chưa thỏa mãn day đủ các đặcđiểm của giai đoạn trong TTHS Tái thâm không phải là giai đoạn tố tụng bởi vithời điểm bắt đầu của tái thâm không phải là thời điểm kết thúc của giai đoạn trước

? Trần Văn Độ, Nguyễn Mai Bộ (2010), “Khái niệm giám đốc thâm, tái thẩm trong tố tụng hình sự”, Tap chí

Toà án nhân dân, (15), tr 15.

® Dinh Văn Qué (1997), Giám đốc thâm và tái thâm về hình sự - Những van đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 120.

& Dang Thị Thùy Van (2011), Thu tuc tai thẩm trong luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật

hoc, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 16.

“6 Nguyễn Ngọc Chí, Lê Lan Chi (chủ biên) (2019), Gido trình luật 16 tụng hình sự Việt Nam, Nxb Dai học Quốc Gia, Hà Nội, tr 513.

Trang 30

đó”” Tái thẩm có thể được tiễn hành vào bat cứ thời điểm nào của quá trình giải

quyết vụ án hình sự sau khi vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định củaToà án có HLPL Có thé ở thời điểm: sau giai đoạn xét xử sơ thâm khi bản án,quyết định sơ thâm có HLPL do không bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm; saugiai đoạn xét xử phúc thâm; sau khi đã có quyết định giám đốc thẩm, tái thâm; khibản án đã được đưa ra thi hành, thậm chí có trường hợp bản án đã thi hành xong.Đồng thời nếu cho rằng tái thấm là giai đoạn tô tụng thì cần phải đưa vào khái niệm

các dấu hiệu của một giai đoạn tố tụng độc lập bao gồm nhiệm vụ riêng, phạm viđặc thù về chủ thể, hành vi tố tụng đặc trưng, quyết định tố tụng kết thúc giai đoạn

đó Nghiên cứu tái thâm dưới góc độ này khó phân biệt được tái thâm với giám đốc

thâm trong TTHS Việc không phân biệt được tái thâm với giám đốc thẩm là mộttrong những lý do cơ bản hình thành quan điểm nhập giám đốc thâm và tái thâmthành một thủ tục chung.

Vì vậy, hiện nay các khái niệm đều tiếp cận tái thâm là một thủ tục trongTTHS Mặc dù đều coi tái thâm là thủ tục trong TTHS nhưng mỗi khái niệm đưa ramột số đặc điểm riêng chưa mang tính toàn diện và khó phân biệt với thủ tục giámđốc thâm Khái niệm thứ nhất và thứ sáu có nhắc đến cụm từ “đặc biệt”? dé khẳngđịnh tính chất của tái thâm Khái niệm thứ nhất chỉ ra được mục đích của tái thâm làsửa lại một bản án nhất định bị sai lạc nhưng dễ nhằm lẫn với phúc thâm do khôngchỉ rõ đối tượng là bản án đã có HLPL hay chưa có HLPL Theo khái niệm này, táithâm chỉ sửa lại bản án mà không sửa lại các quyết định của Toà án Căn cứ táithấm là có sự kiện trái sự thật được sử dụng trong quá trình xác định sự thật kháchquan làm lạc hướng sự xét đoán Căn cứ tái thẩm trong khái niệm này phân biệt đượctương đối rõ với căn cứ kháng nghị giám đốc thâm là vi phạm pháp luật Sai lầm làcăn cứ dé kháng nghị tái thấm là sai lầm về nhận thức sự việc, không phải sai lầm vềphương diện pháp luật.

Khái niệm thứ nhất, thứ tư va thứ sáu không chỉ rõ thâm quyên tái thẩmthuộc về cơ quan nào Vì tái thấm được xem xét là một thủ tục trong tô tụng nênthâm quyên giải quyết là một dau hiệu không thé thiếu, cần phải làm rõ và đưa vàotrong khái niệm Dấu hiệu mục đích không được đề cập đến trong tất cả các kháiniệm mặc dù đây là dấu hiệu quan trọng giúp phân biệt tái thâm với giám đốc thâm

Chúng tôi cho rang tái tham là một thủ tục trong TTHS như da phan các nhàkhoa học thừa nhận Theo Từ điển tiếng Việt, thủ tục là “những việc cụ thể phải làm

?? Tran Văn Độ, Nguyễn Mai Bộ, Tldd, tr 10.

Trang 31

theo một trật tự quy định dé tiễn hành một công việc có tính chính thức”” Pháp

luật TTHS ghi nhận các thủ tục tố tụng như xét xử sơ thấm, xét xử phúc thâm, giámđốc thâm, tái thẩm Tái thâm là thủ tục trong TTHS với các dấu hiệu đặc trưng khácvới sơ thầm, phúc thấm va thủ tục giám đốc thâm về: cơ sở phát sinh, đối tượng,mục đích, thâm quyên và thủ tục giải quyết

* Vé cơ sở phát sinh: là kháng nghi/khang cáo/yêu cầu của người có quyềnvới căn cứ chặt chẽ, cụ thé, trong thời hạn luật định

Xét xử sơ thâm tại Toà án phát sinh trên cơ sở buộc tội của cơ quan công tố,

là cơ sở có tính thống nhất trong quy định của hầu hết các quốc gia Nếu không có

buộc tội của cơ quan công tố, việc xét xử sơ thâm không thé thực hiện Cơ sở phát

sinh thủ tục phúc thâm là kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm và cũng được quy địnhtrong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thé giới Trong pháp luật quốc tếkháng cáo phúc thắm được ghi nhận là quyền của các chủ thể có quyền và lợi ichpháp lý liên quan đến vụ án Việc xét xử phúc thâm tiến hành khi kháng cáo, khángnghị phúc thấm đúng chủ thể, thủ tục, thời hạn mà không quy định căn cứ Việcxem xét kháng cáo, kháng nghị có căn cứ hay không được giải quyết tại toà phúcthâm, thé hiện ở kết luận cuối cùng khi bản án, quyết định phúc thâm tuyên chapnhận hay không chấp nhận, chấp nhận một phần hay toàn bộ kháng cáo, kháng nghị

Giống như giám đốc thâm, cơ sở để Toà án tiến hành tái thâm là khángnghị/kháng cáo/yêu cầu có căn cứ luật định Điểm khác nhau chủ yếu giữa tái thâm

và giám đốc thâm là căn cứ kháng nghị/kháng cáo/yêu cầu Có ý kiến cho rằng, căn

cứ kháng nghị tái thâm là tình tiết mới được phát hiện, làm thay đổi bản chất vụ án.Trong trường hợp này, dù Toà án không biết được khi ra bản án, quyết định (không

có lỗi), nhưng thực chat van là sai lầm trong việc giải quyết vu án, giống như căn cứ

giám đốc thâm” Các nhà khoa học theo quan điểm nay khang định bản chất căn cứ

giám đốc thẩm và tái thâm đều là vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý

vụ án, căn cứ cudi cùng của hai thủ tục vẫn là tương đồng nhau”

Trái ngược với y kiến trên, một số nhà khoa học cho rằng giám đốc thầm vatái thâm là các thủ tục khác nhau về bản chất và đặc điểm cơ bản tạo nên sự khác

nhau giữa giám đốc thẩm và tái thâm là căn cứ kháng nghị” Nếu đối với tái thâm

tình tiết được dùng làm căn cứ kháng nghị và xem xét tại toà là tình tiết mới được

? Viên ngôn ngữ học, Tldd, tr 961.

” Tran Văn Độ, Nguyễn Mai Bộ, Tldd, tr 15.

”° Lê Hữu Thẻ, Đỗ Văn Đương, Nguyễn Thị Thủy (2013), Những van đề lý luận và thực tiên cấp bách của việc

đổi mới thủ tục t6 tụng hình sự đáp ứng yêu câu cải cách tu pháp Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 459.

3' Phan Thị Thanh Mai (2007), Giám đốc thẩm trong to tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiễn sĩ luật học,

Trường Đại học luật Hà Nội, tr 27.

Trang 32

phát hiện, trước đó Toà án chưa biết và chưa được xác minh, điều tra, tức chưa cótrong hồ sơ vụ án và vì thế không được cân nhắc, đánh giá khi ra bản án hoặc quyếtđịnh, thì đối với giám đốc thâm tình tiết được đưa ra làm căn cứ kháng nghị và xemxét đã được Toà án biết đến hoặc đã được xác minh, điều tra theo trình tự luật định,tức đã có trong hỗ sơ vụ án nhưng do Toa án đánh giá sai ý nghĩa pháp lý của nóhoặc do qua loa, đại khái mà không nhận ra mặc dù đã có trong hồ sơ” Nếu sai lầm

do yếu tô chủ quan trong việc xử ly vụ án thì bản án có HLPL có thé bị kháng nghị

để giải quyết theo thủ tục giám đốc thâm Nếu sai lầm do yếu tố khách quan khiphát hiện những tình tiết mới có thé làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặcquyết định mà Toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó thì vụ án cóthé được xem xét theo thủ tục tái thẳm

Thực tế cho thay xác định sai lầm trong bản án hay quyết định của Toà án đã

có HLPL do yếu tố chủ quan hay khách quan không đơn giản Tái thâm và giámđốc thắm khác nhau cơ bản về căn cứ kháng nghị, vì vậy đòi hỏi phải quy định haithủ tục hoàn toàn khác.

Căn cứ kháng nghị giám đốc thâm là vi phạm pháp luật nghiêm trọng trongquá trình giải quyết vụ án hình sự Việc vi phạm là lỗi của cơ quan tiến hành tốtụng, người tiễn hành tố tụng, đó có thé là vi phạm pháp luật hình thức hoặc ápdụng pháp luật nội dung Toà án có thâm quyền giám đốc thấm không có khả nănggiải quyết hết những vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định đã có HLPLcủa Toà án Vì vậy, xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, việc giới hạn căn cứkháng nghị chỉ là những vi phạm pháp luật nghiêm trọng là cần thiết” Thực tế lậppháp tại nhiều quốc gia cũng xác định vi phạm pháp luật nghiêm trọng mới là căn

cứ dé kháng nghị giám đốc thẩm Tại Pháp, căn cứ chung có tính nguyên tắc củakháng cáo/kháng nghị giám đốc thẩm là sự vi phạm pháp luật của bản án, quyếtđịnh chung thầm ở mức độ nghiêm trọng hoặc dẫn đến hậu quả vô hiệu” > Tại ViệtNam, pháp luật tô tụng hình sự cũng quy định căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm đốivới bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là có vi phạm pháp luật

on PA sas A r 36

nghiêm trong trong việc giải quyét vụ án”.

3 Trần Văn Độ (1995), “Một số van dé về tái thâm”, Tap chí Luật học, (3), tr 4.

3 Nguyễn Văn Hiện (1998), “Tiếp tục hoàn thiện các quy định về giám đốc thâm và tái thâm, góp phan nâng

cao hiệu quả xét xử của Toà án”, Tap chí Dân chủ và pháp luật, (4), tr 2.

3 Phan Thị Thanh Mai (2007), Tldd, tr 25.

3 Mai Than Hiếu (2021), So sánh pháp luật Việt Nam và Pháp về giám đốc thâm, Đề tài khoa học cấp cơ sở,

Trường Đại học Luật Hà nội, tr.48.

* Điều 370, BLTTHS năm 2015.

Trang 33

Khác với căn cứ kháng nghị giám đốc thấm, căn cứ kháng nghị tái thẩm liênquan đến van đề xác định sự thật vụ án hình sự Sự thật vụ án hình sự được xác địnhtrong bản án, quyết định có HLPL được đánh giá là không đúng bởi phát hiện tình

tiết (là một phần sự thật vụ án) mà khi ra bản án, quyết định Toà án không biết

Việc xác định được tình tiết này cho thay kết luận về mat sự việc trong bản án,quyết định của Toà án có HLPL là không đúng thực tế khách quan

Trong trường hợp sau khi bản án, quyết định đã có HLPL mới phát hiện tình

tiết khăng định nhận thức về sự việc của vụ án thể hiện trong bản án, quyết định là

sai lầm, nhận thức của Toa án không khách quan, toàn diện và đầy đủ thì đó là căn

cứ dé kháng nghị tái thâm Tình tiết là căn cứ kháng nghị tái thẩm phải thỏa mãnđầy đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, là tình tiết tồn tại khách quan trước khi Toà án ra bản án, quyết định.Tình tiết là căn cứ kháng nghị tái thâm không phải mới xuất hiện mà tồn tại như mộtphần của hiện thực khách quan ngay trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, có ngay

tại thời điểm Toà án ra bản án hoặc quyết định Tình tiết này có mối quan hệ với vụ

án hình sự đang giải quyết, là một phần sự thật khách quan của vụ án

Thứ hai, tình tiết này được phát hiện sau khi bản án, quyết định của Toà án

có HLPL Nếu phát hiện trước khi bản án, quyết định có HLPL các chủ thé có thểkháng cáo hoặc kháng nghị phúc thẩm Nếu phát hiện trước khi xét xử sơ thâm cóthé điều tra b6 sung khi có yêu cầu

Thứ ba, Toà án không biết về tình tiết này khi ra bản án, quyết định Trongtoàn bộ quá trình tố tụng cho đến khi bản án quyết định có HLPL, tình tiết này chưađược xác định; trong hồ sơ vụ án tình tiết này không được ghi nhận Trường hợp hồ

sơ vụ án có tồn tại chứng cứ được phát hiện nhưng do lý do nào đó mà Toà án

không biết được nên phán quyết về vụ án sai thì không phải là căn cứ tái thẩm””

Toa án không biết về các tình tiết này có thé do không thé biết vì những yếu tổkhách quan, do trình độ nhận thức chung của xã hội hoặc do trình độ phát triển cònhạn chế của khoa học kỹ thuật tại thời điểm đó Toà án đã áp dụng mọi biện phápluật định theo đúng trình tự, thủ tục, áp dụng mọi biện pháp có thể và cần thiết tạithời điểm đó nhưng không phát hiện ra tình tiết này Trong trường hợp đó mặc dùbản án hoặc quyết định không đúng sự thật khách quan nhưng hoàn toàn không có

vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Toà án Nếu có vi phạm nghiêm trọng thì sẽ làcăn cứ kháng nghị giám đốc thâm

* Tran Văn Độ, Nguyễn Mai Bộ, Tldd, tr 13.

Trang 34

Thứ tw, tình tiết mới được phát hiện phải làm thay đổi cơ bản nội dung ban

án hoặc quyết định Những tình tiết tuy mới được phát hiện nhưng không dẫn đến

làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định không phải là căn cứ kháng nghị

tái thẩm Da phan các nhà nghiên cứu khoa học pháp ly cho rằng thay đổi cơ bảnnội dung của bản án hoặc quyết định có HLPL là làm thay đổi quan điểm của Toà

án theo hướng đối lập hoàn toàn với các kết luận trong bản án hoặc quyết định củaToà án Tuy nhiên, phạm vi tác động của tình tiết mới đối với các phán quyết đượctuyên trong bản án, quyết định đã có HLPL thì chưa có sự thống nhất Có ý kiếncho rang tình tiết mới được phát hiện phải làm thay đổi quan điểm của Hội đồng xét

xử thé hiện trong bản án về định tội danh, xác định khung hình phạt, việc quyết địnhhình phạt hay trong các quyết định về những vấn đề quan trọng khác được đưa ra tạiphiên toà Ÿ Tình tiết mới chỉ làm thay đôi mức độ hình phạt không thé là căn cứ táithâm” Ngoài ra, những tình tiết mới được phát hiện khang định các quyết địnhkhác của Toà án là không đúng như về xử lý vật chứng thì cũng không coi là thayđổi cơ bản, không phải là căn cứ dé kháng nghị tái thâm Thực tế tái thâm, có nhữngtình tiết mới được phát hiện làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyếtđịnh về xử lý vật chứng vẫn dùng làm căn cứ dé kháng nghị tái thẩm”” Kháng nghịtái thẩm cũng được thực hiện trong trường hop tình tiết mới làm thay đổi nội dungquyết định xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù (tức có liên quan đến mức hìnhphạt phải thi hanh)*' Trong những trường hợp như vậy nếu không kháng nghị táithâm có thé ảnh hưởng đến quyên loi của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháptài sản hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực thi chính sách của Nhà nước, do

đó việc kháng nghị tái thẩm là cần thiết

Dé xác định được ý nghĩa của tình tiết mới được phát hiện đối với bản án,quyết định có HLPL của Toà án cần phải có một thủ tục kiểm tra, xem xét có tínhchất đặc biệt Việc kiểm tra, xem xét này không thể chỉ tiến hành trên cơ sở hồ sơ

vụ án vì trên thực tế tình tiết này chưa từng được xem xét trong quá trình giải quyết

vụ án trước đó Trong nhiều trường hợp tình tiết mới được phát hiện chứa đựngtrong đó dấu hiệu của tội phạm khác cần phải khởi tố, điều tra

Việc xem xét lại bản án, quyết định của Toà án khi phát hiện ra tình tiết được

coi là chứng cứ mới cũng được đề cập đến trong TTHS của Hoa Kỳ tại Điều 33

8 Vũ Gia Lâm (2006), “Về căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thâm trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003”,

Tạp chí Luật học, (10), tr 20.

** Tran Văn Độ (1995), “Một số van đề về tái thâm”, Tap chí Luật học, (3), tr 5.

“9 Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thâm số 03/QD-VKSTC-V3 ngày 21/4/2004.

“| Viên kiểm sát nhân dân tối cao, Kháng nghị tái thâm số 04/QD-VKSTC-V4 ngày 17/9/2007.

Trang 35

(Rule 33) thuộc Chương VII - Thủ tục sau khi kết án (TITLE VII Post - ConvictionProcedure), các quy định Liên bang về TTHS (Federal Rules of Criminal

Procedure) Theo đó Toà án có thể chấp nhận yêu cầu về phiên toà mới khi có

những phát hiện mới về chứng cứ Nội hàm thuật ngữ chứng cứ mới được xác địnhkhá chặt chẽ, bị cáo có trách nhiệm chứng minh việc có thêm những chứng cứ mớiđược phát hiện Dé chứng minh cho yêu cầu về phiên toà mới, bị cáo phải đưa rađược những điều kiện sau: Một là, chứng cứ mới phải được phát hiện sau phiên toà,

và chứng cứ mới nay có thê thay đôi kết quả của phiên toà; Hai là, chứng cứ mới

này không thể được phát hiện trước phiên toà khi mà các nghĩa vụ của Toà án đãđược thực hiện một cách đúng đắn và man cán” Quy định nay đã loại trừ việc có viphạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, chỉ thuần túy liên quan đến việcchứng cứ mới được phát hiện làm thay đổi nội dung bản án và Toà án hoàn toànkhông biết Như vậy, có sự tương đồng nhất định trong pháp luật của các quốc giatheo truyền thống luật khác nhau về căn cứ dẫn đến xem xét lại bản án, quyết định

có HLPL, xác định lại sự thật khách quan để bảo đảm công băng, thực thi công lýtrong xã hội.

* Vé doi tượng của tái thẩm: là bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL bịkháng cáo/kháng nghị tái thâm/yêu cầu phiên toà mới (tùy thuộc vào quy định củatừng quốc gia) Đây là dấu hiệu giúp phân biệt thủ tục tái thâm với hai thủ tục xét

xử sơ thẩm và xét xử phúc thâm (các thủ tục này cũng được tiến hành tại Toà án)

Đối tượng của tái thâm là những bản án, quyết định đã có HLPL Về nguyên

tắc, bản án, quyết định của Toà án có HLPL phải được đưa ra thi hành Việc bản án,

quyết định của Toà án đã có HLPL là đối tượng bị xét lại bởi vì không có một nền

tư pháp nào trên thế giới dù có ưu việt đến đâu đi nữa có thé hoàn toàn tránh được

sai sót” Trong quá trình xét xử, việc đánh giá, nhận thức sai về các tình tiết của sự

việc phạm tội hoàn toàn có thê xảy ra do có thê bị hạn chế bởi những điều kiện cụthê trong thời điểm nhận thức Khi xác định những tình tiết, sự việc có thật của vụ

án không đúng thì không thể đánh giá đúng nó dưới góc độ pháp lý Bản án, quyếtđịnh của Toà án sẽ không có căn cứ, dân đên oan mặc dù có thê đã được xét xử

* John N Fedico, Henry F Fradella, Christopher D Totten (2008), Criminal Procedure for the Criminal Justice Professional, 10" Edition, Wadsworth Publishing, page 108.

James H McCord, Sandra I McCord (2005), Criminal Law and Procedure for the Paralegal — A systems approach, 3rd Edition, Cengage Learning, page 513 — 515.

* Liling Yue (2011), Mô hình tố tụng hình sự của Trung Quốc, trong sách Những mô hình to tụng hình sự điển hình trên thế giới, Tô Văn Hoà (chủ biên), Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr 119.

Jay M.Feiman (2014), Luật 101, mọi điều bạn can biết về pháp luật Hoa Kỳ, do Nguyễn Hồng Tâm, Trần Quang Hồng, Nguyễn Thị Thanh dịch, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao hiệu đính, Nxb Hồng Đức, tr 491.

Trang 36

phúc thấm Việc xem xét lại bản án có HLPL được đặt ra dé bảo đảm xử lý đúng cánhân người thực hiện hành vi phạm tội, bồi thường thiệt hại cho người bị oan.

Tuy nhiên không phải mọi bản án, quyết định đã có HLPL của Toa án đều làđối tượng tái tham bởi nó còn là đối tượng của giám đốc thâm Đối tượng của giámđốc thâm là bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý

vụ án Đối tượng của tái thâm là các bản án, quyết định có HLPL bị kháng nghị khi

có tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi nội dung cơ bản trong bản án, quyếtđịnh của Toa án đã có HLPL Đặc điểm về đối tượng của tái thẩm có liên quan chặtchẽ với đặc điểm mục đích và cơ sở phát sinh thủ tục tái thâm, chúng giúp phân biệttái thâm với các thủ tục khác như phúc thâm, giám đốc thâm

* Vé mục dich của tải thẩm: là khắc phục sai lầm về mặt sự việc trong bản

án, quyết định đã có HLPL của Toà án Nhận thức sai lầm về mặt sự việc có thé dẫnđến kết án oan người không thực hiện hành vi phạm tội, chưa xử lý người thực sự

thực hiện hành vi phạm tội, phan quyết về các nội dung khác như trách nhiệm dân

sự, hình sự hoàn toàn không đúng Tái thâm đưa ra cách thức giải quyết bảo đảmxác định đúng sự thật khách quan, bao đảm quyên con người, công ly và công bằngtrong xã hội.

Tái thâm và giám đốc thâm mặc dù cùng khắc phục sai lầm trong bản ánquyết định có HLPL, tuy nhiên giữa hai thủ tục này cũng có những điểm khác nhau

về mục đích riêng Nếu bản án, quyết định của Toà án phải đáp ứng yêu cau về tính

có căn cứ và hợp pháp thì thủ tục giám đốc thâm khắc phục, sửa chữa các sai lầm vềphương diện pháp luật (không bảo đảm tính hợp pháp), thủ tục tái thâm khắc phụccác sai lầm trong nhận thức về mặt sự việc (không bảo đảm tính có căn cứ)

Việc khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định của Toà án về phương diệnpháp luật ở các nước theo hệ thống án lệ được hiểu giống như việc bãi bỏ các án lệsai mà việc tuân theo các án lệ sai mãi mãi là phi công lý Trong pháp luật nướcAnh cũng như các nước thuộc hệ thống án lệ, sự phân biệt giữa một van dé phapluật (a point of law) và một van dé thực tế (a point of fact) được quan tâm hang đầu

khi ai đó muốn hiểu bằng cách nào đó dé một án lệ có thé được áp dụng Quyết định

của Thâm phán trong một vụ án dựa trên van dé pháp luật có thể tạo ra một án lệ

cho các vụ việc xảy ra trong tương la Vì vậy nếu án lệ sai, nó cần phải được bãi

bỏ, việc bãi bỏ các án lệ dẫn đến hệ quả thay đổi pháp luật và việc bãi bỏ này hoàntoàn khác với việc toà phúc thâm xem xét và thay đôi sửa chữa nội dung của bản án

“ Nguyễn Văn Nam (2012) Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ,

Pháp, Đức và những kiên nghị đôi với Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 88-89.

Trang 37

(tức xem xét van dé thực tế) Trong các nước này Toà án cấp cao có quyền bãi bỏ

án lệ của Toà án cấp dưới cũng như của chính nó hoặc có thể bị bãi bỏ bởi một văn

bản quy phạm pháp luật của cơ quan lập pháp ”” Giám đốc thẩm kiểm tra tính hợp

pháp, kiểm tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình xử lý vụ án để

khắc phục, tránh tiền lệ sai

Việc xác định sai sự thật vụ án hình sự trong phán quyết của Toà án không

tạo ra án lệ sai mà có thé dẫn đến hậu quả như: kết án oan người không thực hiệnhành vi phạm tội; người thực sự thực hiện tội phạm chưa bị xử lý; hình phạt áp

dụng không đúng: các phán quyết về dân sự không đúng thực tế gây thiệt hại chongười có quyền lợi hợp pháp Việc khắc phục được giải quyết theo thủ tục khác

với sai lầm về phương diện pháp luật do cần phải đánh giá lại về vụ việc thực tế đểminh oan cho người vô tội, tiến hành bồi thường nếu có, kết án đúng người phạmtội theo pháp luật.

Mục đích của việc khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định của Toà án vềphương diện pháp luật tại các nước theo hệ thống luật thành văn mà điển hình làPháp cũng có những điểm tương đồng mặc dù các phán quyết của Toà án tạm thờicũng được coi là nguồn luật mặc dù không chính thức Từ thời cô đại, truyền thốngpháp luật thành văn đã nhìn nhận vai trò rất giới hạn của cơ quan tư pháp trongquyết định các vụ án cụ thé mà không có luật điều chỉnh Tuy nhiên, trong hệ thốngpháp luật của các nước theo hệ thông pháp luật thành văn thời hiện đại đã coi trọng

vai trò của án lệ” Trong thực tiễn pháp lý, luật thành văn rõ ràng không thé bao

trùm hết được toàn bộ những gi sẽ xảy ra trong xã hội, việc luật hoá các van đề phátsinh mang tính nguyên tắc vẫn khái quát hơn nhiều so với thực tế Vì vậy trongchừng mực nhất định, bản án của Toà án khi ban hành đã chứa đựng trong nó sựgiải thích pháp luật và trong nhiều trường hợp có tính sáng tạo pháp luật Hiện nayvới sự xích lại gần nhau của hai hệ thống pháp luật này, đã có nghiên cứu cho rằng

cả hai hệ thống đều là những hệ thống với cơ cau hỗn hợp gồm luật thành văn và

luật dựa trên cơ sở án lệ”” Vì vậy, ở cả hai hệ thống pháp luật việc xét lại bản án,

quyết định của Toà án cùng hướng tới mục đích tạo ra sự thống nhất trong áp dụngpháp luật.

Trong khi đó, tái thẩm có mục đích riêng khác biệt với giám đốc thẩm Trongnghiên cứu về thủ tục tái thâm của Pháp, Etienne Daures cho rang tái thâm mụcđích “bồi thường vật chất và tinh thần cho nạn nhân của sự sai lầm tư pháp và mặt

* Nguyễn Văn Nam (2012), Tldd, tr 109 — 110.

ˆ“ Nguyễn Văn Nam (2012), Tldd, tr 22 — 23.

“7 Nguyễn Văn Nam (2012), Tldd, tr 29.

Trang 38

khac, phai tiép tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực sự phạm tội”.

Tuy nhiên, dé bảo đảm sự tôn trọng cần thiết đối với bản án, quyết định của Toà án,thủ tục tái thẩm được thực hiện theo những điều kiện chặt chẽ về nội dung và hìnhthức Mục đích của việc xem xét lại nội dung bản án hoàn toàn phù hợp với quyđịnh quốc tế về quyền con người được thể hiện trong quy định việc bồi thường thiệthại cho người bị kết án nhưng được tha trên cơ sở tình tiết mới hoặc phát hiện mớikhang định về việc bản án của Toa án kết án oan và bản án nay sau đó bị hủy bỏ

Điều 14, Công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966 quy định: “Khi một người

bị kết án về một tội hình sự bởi một quyết định chung thâm và sau đó bản án bị hủy

bỏ, hoặc người đó được tha trên cơ sở tình tiết mới hoặc phát hiện mới cho thay rõ

ràng có sự xét xử oan, thì người đã phải chịu hình phạt theo bản án trên, theo luật cóquyền yêu cầu được bồi thường, trừ trường hợp cơ quan tô tung chứng minh rằngviệc sự thật không được làm sáng tỏ tại thời điểm đó hoàn toàn hoặc một phần là dolỗi của người bị kết án gây ra”

* Về thẩm quyên: tái thẩm bản án, quyết định có HLPL chỉ thuộc về Toà án.Toà án là cơ quan duy nhất nhân danh Nhà nước ra bản án tuyên một người có tộihay không có tội cũng như trách nhiệm hình sự đối với họ Vì vậy, trong trường hợp

có kháng nghị tái thâm với căn cứ là phát hiện tình tiết mới làm thay đôi cơ bản nộidung của bản án hoặc quyết định, là tình tiết Toà án không biết được khi ra bản ánhoặc quyết định thì chính Toà án mới có thâm quyền quyết định xử lý như thế nàovới bản án, quyết định mà mình đã ban hành Nguyên tắc chung về thẩm quyên làToà án cấp trên có quyền xem xét và đưa ra phương án xử lý bản án, quyết định củaToà án cấp dưới Tái thâm tiễn hành bởi một hay nhiều cấp Toà án tùy thuộc vàoghi nhận pháp luật của từng quốc gia

* Thi tục tái thẩm tai Toà án: Tái thâm có những điềm khác biệt với xét xử

sơ thâm, xét xử phúc thâm và giám đốc thâm

Tại phiên toà sơ thấm và phúc thầm Toà án thực hiện chức năng xét xử, bảođảm tuân thủ các nguyên tắc xét xử như nguyên tắc xét xử công khai, nguyên tắcxét xử trực tiếp, liên tục và bằng lời nói, nguyên tắc bảo đảm quyền bảo chữa Giám đốc thâm tại Toà án thực hiện một trong các hoạt động giám đốc việc xét xửcủa Toà án cap trên với Toà án cap dưới nham giải quyét vi phạm pháp luật trong

‘8 Etienne Daures (2012), “Révision”, Répertoire de droit pénal et de procédure pénale, Editions Dalloz,

http://www.dalloz.fr/Document?produit-id=PEN& famille-id=ENCYCLOPEDIES.

” Trung tâm nghiên cứu quyền công dân- quyền con người, Dai hoc Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyên con người, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, tr 84.

Trang 39

quá trình giải quyết vụ án Toà án có thâm quyền giám đốc thâm xem xét việc ápdụng pháp luật của Toà án cấp dưới chủ yếu trên cơ sở hồ sơ vụ án hiện có Do

cùng quyết định về giá trị pháp lý trong tương lai của bản án, quyết định có HLPL

của Toà án tuyên nhân danh Nhà nước nên tái thắm cũng giống giám đốc thấm đòihỏi tiến hành theo một thủ tục nghiêm ngặt quy định trong luật TTHS bởi Toà áncấp cao hơn hoặc thậm chí có thể là cao nhất Tuy nhiên, tái thầm xem xét và đánhgiá giá trị pháp lý của tình tiết mới phát hiện với nội dung của vụ án đã nhận địnhtrong bản án, quyết định có HLPL nên không đơn thuần đánh giá trên cơ sở hồ sơ

vụ án trước đây Đề giải quyết được chính xác, khách quan, phải căn cứ vào kết quả

kiểm tra, xem xét, đánh giá tình tiết mới, không chỉ tiễn hành trên cơ sở hồ sơ vụ ánnhư giám đốc thâm Vì vậy, để quyết định đúng đắn và chính xác, trong nhiềutrường hợp cần đến kết quả điều tra, xử ly của một vụ án khác làm căn cứ dé hộiđồng tái thẩm có thé quyết định hủy bỏ ban án hoặc quyết định có HLPL bị khángnghị Tái thấm tạo điều kiện pháp lý cho việc khởi động lại trình tự tố tụng nhằmxác định sự thật vụ án trước đây đã bị đánh giá sai lầm, minh oan cho người bi kết

án sai, bồi thường thiệt hại cho họ và nếu còn thời hiệu sẽ tiến hành truy cứu tráchnhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tdi

Qua phân tích, bình luận các khái niệm khoa học về tái thâm, các dấu hiệuđặc trưng của tái thâm, phân biệt với các dấu hiệu của sơ thâm, phúc thâm, giámđốc thâm có thé đưa ra khái niệm tái thấm trong TTHS như sau: “Tdi thdm trongTTHS là thủ tục có tỉnh chất đặc biệt trong đó Toà an có thẩm quyên xem xét lạiban án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo/kháng nghị/yêu cau vì có tìnhtiết mới phát hiện làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà ánkhông biết khi ra bản án hoặc quyết định đó nhằm khắc phục sai lam trong việc xácđịnh sự thật khách quan cua vụ ám `.

1.2 Ý nghĩa của tái tham trong tố tụng hình sự

Tái thâm khắc phục sai lầm về sự việc trong bản án, quyết định có HLPL,

bảo đảm vụ án được giải quyết khách quan, công bằng Trong đấu tranh phòngchống tội phạm, cơ sở của trách nhiệm hình sự là chỉ người nào phạm một tội đãđược Bộ luật hình sự (BLHS) quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự Nguyêntắc xử lý đầu tiên được đề cập là mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời,

xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật Bằng việc quy định về cơ sởcủa trách nhiệm hình sự cùng nguyên tắc xử ly trong Bộ luật hình sự có thé thấyquan điểm của từng quốc gia trong đấu tranh phòng chống tội phạm Vấn đề cuốicùng là luật phải được thực thi đúng đắn trên thực tế Như đã phân tích hoạt động

Trang 40

xét xử không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học thông thường, nó bị chi phốibởi nhiều yếu tô và có thé ảnh hưởng đến sự độc lập của người tiến hành xét xử.Việc kiểm tra các kết luận khi giải quyết vụ án thông qua thực nghiệm cũng chỉđược tiến hành trong những hoàn cảnh thay đôi tương ứng, không giống như nghiêncứu khoa học tự nhiên khác Vì vậy, nó tạo thành những giới hạn có điều kiện của

sự nhận thức trong từng thời điểm cụ thể Do đó, trong quá trình xét xử không phảilúc nào Toa án cũng xác định chính xác, khách quan vụ việc đã xảy ra để ra đượcbản án, quyết định đúng đắn Khi phát hiện các tình tiết khăng định bản án, quyếtđịnh của Toà án có sai lầm, phán quyết không đúng người, đúng tội thì bản án,

quyết định cần phải được xem xét lại Việc xây dựng thủ tục tái thâm sẽ loại bỏ oan

sai đang tồn tại, khôi phục lại danh dự và bồi thường thiệt hại cho người bi oan sai,

xử ly đúng người phạm tội.

Tái thâm bảo đảm vụ án hình sự được xác định khách quan, chính xác, xử lýđúng người thực hiện hành vi phạm tội, không làm oan người vô tội Thông qua thủ

tục tái thâm, bản án, quyết định có HLPL của Toà án có sai lầm trong nhận định sự

kiện thực tế dẫn đến phán quyết không khách quan, chính xác về tội phạm bị hủy

bỏ Thủ tục này tạo điều kiện cho các cơ quan tiễn hành tố tụng thực hiện các hoạtđộng cần thiết nhằm xác định lại một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ sự thật

vụ án hình sự, xử lý trách nhiệm hình sự đúng người có tội, phục hồi danh dự,quyền lợi vật chất đối với người bị oan Thông qua thủ tục này các nguyên tắc cơbản của luật TTHS như nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền vàlợi ích hợp pháp của cá nhân, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, nguyên tắc bảođảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được tôn trọng và bảo đảm thực hiện.

Tái thâm góp phần bảo đảm quyền con người trong TTHS Dưới góc độ bảo

vệ quyền con người, hệ thống Toà án cũng là chủ thé được trao nhiệm vụ bảo vệ các

quyên công dân nói chung và quyền con người nói riêng” Nhiệm vu này của Toà

án hoàn thành khi bản án, quyết định có HLPL của Toà án đưa ra thi hành bảo đảmxác định đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Trường hợp bản án, quyết định xácđịnh sự thật sai, xâm phạm đến các quyền con người thì cũng chính Toà án là cơquan phải xem xét, đánh giá lại Toà án thực hiện chức năng thực thi pháp luật,

cung cấp sự bảo vệ cuối cùng cho các quyền con người đã được cộng đồng quốc tế

thừa nhận Vì vậy thủ tục tái thẩm được quy định trong pháp luật TTHS khắc phục

án oan, góp phần bảo đảm cho các chủ thể bị xâm phạm quyên và lợi ích hợp pháp

°° Van - Hoa To (2006), Judicial Independence, Juristforlaget i Lund, page 59.

Ngày đăng: 13/03/2024, 00:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w