PHỤ LỤC1.3 Các nhiệm vụ đặt ra cho bài viết thu hoạch 1 Kết quả thu hoạch được từ nội dung đã lựa chọn 1.1 Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề/ chuyên đề nghiên cứu 2 1.2 Cơ sở lý luận
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 = = = = = =
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON
BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA
Họ và tên : LƯU THỊ HUYỀN TRANG Ngày sinh : 01/01/1989
Nơi sinh: Lập Thạch – Vĩnh Phúc
STT: 38
HÀ NỘI -2023
Trang 2PHỤ LỤC
1.3 Các nhiệm vụ đặt ra cho bài viết thu hoạch
1 Kết quả thu hoạch được từ nội dung đã lựa chọn
1.1 Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề/ chuyên đề nghiên cứu 2 1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyên đề cần nghiên cứu
1.2.2 Cơ sở thực tiễn về vấn đề trong đề tài đã lựa chọn 1 1.3 Kết quả thu hoạch về kiến thức và kỹ năng
1.4 Đánh giá về ỹ nghĩa/ giá trị của hệ thống tri thức, kỹ năng thu
nhận được
2 Kế hoạch hoạt động của bản thân sau khóa bồi dưỡng
2.1 Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân
2.2 Đánh giá hiệu quả của hoạt động cá nhân trước khi tham gia kháo
bồi dưỡng
2.3 Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi tham gia khoá học bồi dưỡng
nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
3 Kiến nghị và đề xuất
3.1 Đề xuất về nội dung bồi dưỡng
3.2 Đề xuất về tổ chức lớp học
MỞ ĐẦU
1 Lý do tham gia khóa bồi dưỡng:
Trang 3Theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, giáo viên đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non hoặc đang giảng dạy ở các cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập, hoặc các cơ sở giáo dục thường xuyên tại các trung tâm cấp tỉnh/huyện/xã là một trong những đối tượng được xếp hạng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp khi đủ tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non
Thông qua lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, bài thu hoạch của giáo viên mầm non thể hiện được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ , giúp giáo viên có kĩ năng cần thiết cho công việc Các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên mầm non là những kiến thức quan trọng để giáo viên tiếp thu khi thi nâng ngạch và ứng dụng vào trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ sau này
Những băn khoăn, vướng mắc, mâu thuẫn trong quá trình dạy học và giáo dục mà bản thân đang gặp phải và mong muốn giải quyết:
Với đặc thù của ngành giáo dục mầm non như bản thân em và đồng nghiệp đã và đang công tác, thời gian làm việc trên lớp khá dài và không có thời gian để làm việc cho cá nhân khi hàng ngày phải chăm sóc- dạy dỗ các con trong từng hoạt động Ngoài giờ làm việc còn gia đình và các con nên dù đã ý thức được việc luôn tự trau dồi, học hỏi để nâng cao trình độ năng lực nghề nghiệp đôi khi còn gặp nhiều khó khăn
Trong quá trình công tác và lên kế hoạch giảng dạy người giáo viên cần rất nhiều thông tin để tham khảo kiến thức, nhưng đôi khi còn băn khoăn giữa các nguồn tài liệu và chưa lựa chọn chính xác nguồn tài liệu nào phù hợp để tham khảo Thậm chí còn bất đồng quan điểm với đồng nghiệp khi tìm và lựa chọn các nguồn tài liệu Em mong muốn sau khoá học này được các thầy cô trong trường chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm để
có những phương thức tự học- tự bồi dưỡng cho bản thân và giúp đỡ đồng nghiệp trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học sư phậm ứng dụng trong Giáo dục mầm non
2.Nội dung lựa chọn: Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, ứng
dụng kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục trẻ mầm non
3.Các nhiệm vụ đặt ra cho bài viết thu hoạch
+ Xác định chủ đề thu hoạch phù hợp với nhu cầu, công việc của bản thân
+ Nghiên cứu chủ đề đã chọn: Xác lập lí thuyết, thực trạng và đề xuất giải pháp cho thực trạng đã nêu ra
Trang 4+ Một số kiến nghị giúp công tác bồi dưỡng, quản lí lớp hiệu quả hơn.
NỘI DUNG
1 Kết quả thu hoạch được từ chuyên đề: Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục trẻ mầm non
1.1 Các chuyên đề đã được tham gia học tập
Qua thời gian học tập, được bồi dưỡng kiến thức thuộc lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm Non được quý thầy cô của trường Đại Học Sư Phạm
Hà Nội truyền đạt những kiến thức và kỹ năng gồm những nội dung:
Chuyên đề 1 Quản lí nhà nước về GDMN
Chuyên đề 2 Xu thế phát triển GDMN trên thế giới, chiến lược phát triển GDMN của Việt Nam
Chuyên đề 3 Các quy định của pháp luật vế chính sách phát triển đội ngũ GVMN Chuyên đề 4 Phát triển năng lực nghề nghiệp của GVMN
Chuyên đề 5: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn GDMN Chuyên đề 6: Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục trẻ mầm non
Chuyên đề 7: Chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục trẻ ở cơ sở GDMN
Chuyên đề 8: Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của GVMN
Sau khi học tập xong khoá học Bồi dưỡng nghiệp vụ chuẩn chức danh nghề nghiệp
em có những nhận thức cơ bản về chuyên đề mà em thích nhất:
Chuyên đề 6: Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục trẻ mầm non
Có nhiều quan niệm khác nhau về tự học Nhà tâm lí học N.A.Rubakin xem quá trình tự tìm lấy kiến thức có nghĩa là tự học Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã
Trang 5hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, kỹ xảo của chủ thể
Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức: “Tự học là một hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính người học tự tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được qui định”
Theo từ điển Giáo dục học của tác giả Bùi Hiền (2001), mục từ tự học được xem là: “quá trình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành…” Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo,biết cách làm việc trong thư viện,… tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ,tự giác và kiên trì cao
Như vậy, tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian không nhiều khi học ở nhà trường Tự học giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn
Năng lực tự học
Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn đưa ra quan niệm về năng lực tự học như sau: “Năng lực tự học được hiểu là một thuộc tính kỹ năng rất phức hợp Nó bao gồm kỹ năng và kĩ xảo cần gắn bó với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho người học có thể đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra”
Năng lực tự học là sự bao hàm cả cách học, kỹ năng học và nội dung học: “Năng lực tự học là sự tích hợp tổng thể cách học và kỹ năng tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống – vấn đề khác nhau”
Trang 6Năng lực tự học là những thuộc tính tâm lí mà nhờ đó chúng ta giải quyết được các vấn
đề đặt ra một cách hiệu quả nhất, nhằm biến kiến thức của nhân loại thành sở hữu của riêng mình
Năng lực tự học cũng là một khả năng, một phẩm chất “vốn có” của mỗi cá nhân Tuy nhiên nó luôn luôn biến đổi tùy thuộc vào hoạt động của cá nhân trong môi trường văn hóa – xã hội năng lực tự học là khả năng bẩm sinh của mỗi người nhưng phải được đào tạo, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn thì nó mới bộc lộ được những ưu điểm giúp cho
cá nhân phát triển, nếu không sẽ mãi là khả năng tiềm ẩn Thời gian mỗi chúng ta ngồi trên ghế nhà trường là rất ngắn ngủi so với cuộc đời vì vậy tự học và năng lực tự học của học sinh sẽ là nền tảng cơ bản đóng vai trò quyết định đến sự thành công của các em trên con đường phía trước và đó cũng chính là nền tảng để các em tự học suốt đời
Như vậy, có thể thấy, “năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập”
Tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chìa khóa thành công trong giáo dục - là
phương thức tốt nhất giúp người giáo viên tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo được giao Xã hội vẫn luôn không ngừng đổi mới, thay đổi và phát triển Không chỉ các ngành liên quan đến kỹ thuật, khoa học, ngành sư phạm cũng đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo không ngừng của người giáo viên Năng lực tự bồi dưỡng nghiệp vụ của giáo viên là điều kiện tiên quyết bảo đảm chất lượng dạy và học Chỉ có sự chăm chỉ đào luyện kiến thức từ những người thầy mới có thể đào tạo nên những học trò giỏi và tạo cho các em niềm đam mê học tập
Giáo viên cần coi vấn đề tự bồi dưỡng như một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và tất yếu phải thực hiện cho bản thân trong quá trình giảng dạy Bởi chỉ với những tri thức khoa học và phương pháp sư phạm được đào tạo trên ghế nhà trường chưa thể thỏa mãn
và đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới thường xuyên trong giáo dục
1.2.Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyên đề
1.2.1.Cơ sở lý luận
Trang 7-Nghề giáo viên mầm non là một lĩnh vực hoạt động lao động giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi Nhờ được đào tạo, giáo viên mầm non có được những tri thức về sự phát triển thể chất, tâm sinh lí trẻ em; về phương pháp nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ em; về những kĩ năng nhất định để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, đáp ứng nhu cầu xã hội về phát triển con người mới trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa
Có thể nói, nghề giáo viên mầm non là một nghề khó, đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo trong quá trình lao động bởi:
- Xét từ góc độ cá nhân:
+ Trẻ em còn rất nhỏ và có sự khác biệt trong quá trình phát triển: mỗi trẻ em có cấu trúc thần kinh khác nhau, có tốc độ phát triển nhanh và không đồng đều, có vốn kinh nghiệm sống khác nhau, có nhu cầu và hứng thú khác nhau…
+ Trẻ em có những năng lực, thiên hướng riêng: Trẻ này yêu thích âm nhạc, trẻ khác lại
có năng khiếu vẽ nặn hay thiên hướng vận động khéo léo, trẻ khác lại có khả năng bắt chước và học nói nhanh, giúp cho việc họctốt ngoại ngữ sau này
+ Trẻ em lứa tuổi mầm non rất đa dạng do xuất phát từ nền kinh tế, văn hóa và môi trường giáo dục gia đình khác nhau
- Xét từ góc độ xã hội:
+ Xã hội luôn vận động và phát triển đòi hỏi sự thay đổi về yêu cầu giáo dục, đáp ứng nhu cầu chung
+ Hơn nữa, mục tiêu giáo dục mầm non là phát triển trẻ em trở nên nhanh nhẹn, mạnh dạn và tự tin, chủ động và tự lập, luôn sáng tạo và chuẩn bị tốt những tiền đề căn bản để học tốt ở Tiểu học
+ Môi trường xã hội có tác động mạnh đến sự phát triển trẻ em Tùy thuộc vào điều kiện sống của cộng đồng dân cư nơi trẻ sinh sống, trẻ em có điều kiện phát triển cao hơn hoặc thấp hơn
Hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non gồm:
- Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi nhằm phát triển tốt nhất
về thể chất, tinh thần và xã hội; Đưa ra những lời khuyên đúng đắn cho cha mẹ của trẻ về
Trang 8cách chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ và giáo dục trẻ tại gia đình có hiệu quả nhất, nhằm tạo
ra một sự đồng nhất trong quá trình giáo dục giữa nhà trường và gia đình
- Xây dựng một môi trường học tập tích cực cho trẻ em và lập kế hoạch dạy học và giáo dục trong đó sử dụng những nguyên vật liệu gần gũi ở địa phương và phương pháp dạy học được thiết kế để đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ
- Giám sát trẻ trong các hoạt động chơi, hoạt động sáng tạo nhằm giúp trẻ phát triển tính
tự lập và tự tin, tính tò mò ham hiểu biết và thích khám phá; phát triển những thiên hướng
cá nhân và học cách ứng xử với mọi người Giáo viên mầm non đưa ra những cơ hội học tập thông qua các hoạt động chăm sóc và giáo dục cơ bản ở trường mầm non
- Cung cấp các bữa ăn có đủ dinh dưỡng và ăn phụ Hình thành ở trẻ những thói quen tốt
về ăn uống và rèn luyện nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân Quan sát để nhận biết và phát hiện ra những dấu hiệu mệt mỏi, ốm đau; những vấn đề thay đổi trong tình cảm/ cảm xúc của trẻ
- Thiết kế và phát triển các hoạt động hằng ngày Cân đối giữa thời gian tĩnh - động trong một ngày, hoạt động chơi theo nhóm – cá nhân - cả lớp nhằm đảm bảo sự phát triển tốt cho trẻ
- Thực hiện những đánh giá, giữ gìn những thành tích của lớp, viết báo cáo và tổ chức thực hiện những công việc cá nhân và nhóm/ lớp Giáo viên mầm non cũng có thể lôi cuốn phụ huynh cùng tham gia vào quá trình giáo dục và phối kết hợp với phụ huynh, đồng nghiệp, hiệu trưởng, cán bộ quản lí để giải quyết kịp thời những vấn đề có liên quan đến trẻ em
1.2.2.Cơ sở thực tiễn
- Do môi trường làm việc của giáo viên mầm non là luôn phải theo sát học sinh trong từng hoạt động, nên trên lớp thì đa số giáo viên không có thời gian để học tập
- Và đặc thù của ngành mầm non là thời gian làm việc quá nhiều trên một ngày nên khi
về nhà còn gia đình và công việc riêng nên có ít thời gian cho việc học tập
- Nguồn tài liệu tham khảo qua đa dạng và phong phú trên các nền tảng công nghệ nên đôi khi giáo viên khó có thể lựa chọn một cách chính xác
Trang 9- Trẻ em là một tập thể phát triển không đồng đều dù là giáo viên đã có kiến thức nhưng không phải áp dụng lúc nào cũng đạt được kết quả tốt vì có những trẻ nhận thức nhanh và
có trẻ kém tập trung
-Chương trình mới liên tục cập nhật, dù chương trình cũ chưa được thực hiện một cách nhuần nhuyễn thì lại cập nhật chương trình mới
Điều này vừa là một thuận lợi nhưng cũng là một khó khăn đối với giáo viên
Nếu không tìm hiểu và áp dụng đúng, giáo viên mầm non dễ làm sai tinh
thần của chương trình
1.3 Kết quả thu hoạch về kiến thức và kỹ năng
- Qua khoá học bồi dưỡng bản thân em đã ý thức được việc tự học rất quan trọng với mỗi giáo viên để phát triển năng lực nghề nghiệp của mình
1.4 Đánh giá về ý nghĩa/ giá trị của hệ thống tri thức, kỹ năng thu nhận được
- Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, nhiều tình huống bất ngờ diễn ra (dịch bệnh, thiên tai…), yêu cầu đối với nghề giáo viên nói chung, giáo viên mầm non nói riêng ngày càng cao Với đặc thù nghề nghiệp như vậy, tự học vừa là yêu cầu mang tính bắt buộc vừa đem lại những hiệu quả thiết thực đối với giáo viên mầm non
-Tự học giúp giáo viên mầm non nắm bắt, tìm hiểu, áp dụng các tư tưởng và phương pháp giáo dục tiến bộ để bắt kịp sự vận động của giáo dục mầm non trong nước và với một số quốc gia trên thế giới
-Tự học giúp giáo viên chủ động trong việc thực hiện công việc So với các bậc học khác, khung chương trình giáo dục mầm non tương đối mở
2.Kế hoạch hoạt động của bản thân sau khoá bồi dưỡng
2.1 Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân
- Bản thân em khi đã và đang công tác trong ngành giáo dục mầm non Bước chân vào nghề khi đã tròn 13 năm, nhưng em lại công tác trong môi trường tư thục và chính thức
được biên chế vào công lập từ tháng 8/2022 Hiện em đang là một giáo viên chủ nhiệm
của khối lớp 4 tuổi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Dù đã vào ngành rất lâu nhưng do đặc thù 2 môi trường tư thục và công lập có nhiều đặc điểm và yêu cầu khác nhau trong công
Trang 10việc Vậy nên khi đã lựa chọn vào môi trường công lập em tự ý thức được việc bản thân luôn cần đón nhận và học hỏi những yêu cầu cần có tại môi trường mới để phát triển bản thân
Và khi đã là một giáo viên mầm non thì việc làm ở môi trường nào em vẫn luôn tự đặt ra những yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp với bản thân như sau:
* Đối với trẻ:
Yêu thương, không cáu gắt, đánh, mắng, trách phạt trẻ Vì chỉ yêu thương trẻ như con
em mình thì mới chăm sóc giáo dục trẻ được đúng như vai trò người mẹ hiền Trẻ càng nhỏ thì càng phải dành nhiều tình yêu thương, sự quan tâm hơn nữa Khi có lòng yêu trẻ
sẽ giúp giáo viên vượt qua những khó khăn thử thách trong công việc
Đối xử công bằng với tất cả trẻ, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trẻ Không phân biệt hay kì thị về giới tính, sắc tộc, tôn giáo hay địa vị kinh tế, xã hội cũng như hoàn cảnh gia đình trẻ Luôn cởi mở, vui vẻ với trẻ, tích cực tìm hiểu phát hiện sự khác biệt giữa các trẻ và giúp đỡ trẻ trong những tình huống cụ thể, thỏa đáng
Luôn thấu hiểu trẻ, nắm bắt được nhu cầu cá nhân của trẻ, hiểu được trạng thái tâm lí
và diễn biến tình cảm của trẻ, nhận ra những thay đổi dù nhỏ từ đó tìm hiểu nguyên nhân
và xử lí hợp lí Cần giúp trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với mọi người xung quanh một cách phù hợp
Tạo được niềm tin yêu, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và phát triển hơn, chăm trẻ bằng cả tâm huyết của mình đem đến cho trẻ niềm vui, hạnh phúc thì trẻ sẽ luôn mong ước được ngày ngày đến trường, được gần gũi cô và bạn
* Đối với nghề nghiệp:
Có tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo chất lượng chăm sóc và phát triển các kỹ năng của trẻ Cần có trách nhiệm trước trẻ, phụ huynh, cộng đồng xã hội và sự phát triển lâu dài, bền vững của trẻ Đó là trách nhiệm giáo dục nhân cách, đạo lí làm người cho trẻ, dạy trẻ kỹ năng sống và khả năng thích nghi trong mọi hoàn cảnh tạo cho trẻ có năng lực nhận thức và sáng tạo
Nhận thức được giới hạn hành vi trong nghề nghiệp và phải có được bản lĩnh chính trị của mình trước áp lực công việc, kinh tế thị trường Là một người giáo viên mầm non