1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Nhập Môn Ngành Và Kĩ Năng Mềm Đề Tài Tư Duy Phản Biện.docx

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Duy Phản Biện
Tác giả Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Kim Quyến, Trần Văn Thông, Trần Như Ái Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Đặng Vinh
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông Việt Hàn
Chuyên ngành Khoa Kinh Tế Số Và Thương Mại Điện Tử
Thể loại Báo cáo nhập môn ngành và kỹ năng mềm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 398,34 KB

Nội dung

Vì vậy, điều người học mong muốn có được là khả năng hànhđộng và tư duy, đây cũng chính là giá trị nền tảng, sâu sắc của nền giáo dục nóichung, đặc biệt là giáo dục đại học, trong đó kỹ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT HÀN KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

******

BÁO CÁO NHẬP MÔN NGÀNH VÀ KĨ NĂNG MỀM

ĐỀ TÀI: TƯ DUY PHẢN BIỆN

GVHD : TS Đặng Vinh SVTH : Nguyễn Minh Quang - 23DM100

Nguyễn Kim Quyến - 23DM103 Trần Văn Thông - 23DM123 Trần Như Ái Quỳnh - 23DM108

LỚP : 23DM2

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 12 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 5

PHẦN 1: LÝ THUYẾT 7

A GIỚI THIỆU 7

I Định nghĩa 7

II Các mức độ của kỹ năng tư duy phản biện 8

III Ý nghĩa và tầm quan trọng của kỹ năng này trong cuộc sống 8

IV Rào cản 10

B CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG TRONG KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN 11

I Kỹ năng suy luận 11

1 Khái quát về kỹ năng suy luận 11

2 Các phương pháp suy luận 12

3 Cách áp dụng suy luận trong việc rút ra kết luận từ dữ liệu và thông tin 13

II Các kỹ năng khác 13

1 Kỹ năng quan sát 13

2 Kỹ năng phân tích 13

3 Kỹ năng giải quyết vấn đề 13

4 Kỹ năng giao tiếp 13

C NHẬN THỨC VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ 15

I Ý thức về tầm quan trọng và vai trò của việc đặt ra vấn đề 15

II Phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau 15

III Khuyến khích tinh thần học hỏi và sáng tạo thông qua việc khám phá kiến thức và thách thức những định kiến 16

D TƯƠNG QUAN GIỮA KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP 17

I Mối liên hệ giữa kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng giao tiếp trưởng thành .17

II Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua việc áp dụng kỹ năng tư duy phản biện 18

E KẾT LUẬN 19

Trang 4

II Sự quan trọng của việc phát triển và áp dụng kỹ năng này trong cuộc sống

hàng ngày 20

III Cách rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện 20

IV Ứng dụng của phân tích tư duy phản biện 22

1 Trong giáo dục và học tập 22

2 Trong quyết định và quản lý 22

3 Trong việc đánh giá và đối chiếu thông tin 23

4 Trong việc xây dựng luận điểm và trình bày ý kiến 24

PHẦN 2: THỰC HÀNH – KHẢO SÁT 25

LỜI KẾT 27

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Dưới tác động của xu hướng quốc tế hóa và nhu cầu thị trường lao động, cóthể nói, xu hướng thâm nhập thị trường của các trường đại học chưa bao giờ rõràng hơn hiện nay Để có thể phát triển và tồn tại trong môi trường sống và làmviệc ngày càng đa dạng và phức tạp, người học phải có được những kỹ năng vàkhả năng mới Vì vậy, điều người học mong muốn có được là khả năng hànhđộng và tư duy, đây cũng chính là giá trị nền tảng, sâu sắc của nền giáo dục nóichung, đặc biệt là giáo dục đại học, trong đó kỹ năng tư duy phản biện đóng vaitrò cốt lõi, kết nối các kỹ năng còn lại để đạt được thành tích, đó chính là kỹnăng học tập suốt đời

"Kỹ năng tư duy phản biện không chỉ là một công cụ quan trọng góp phần tôđiểm màu sắc cho cuộc sống mà còn là nền tảng quyết định cho sự thành công,

sự hiểu biết và thăng tiến trong mọi lĩnh vực Trong thế giới đầy biến đổi vàthông tin không ngừng tăng lên, kĩ năng này không chỉ là sức mạnh, mà còn làmột cánh cửa mở ra cho những hiểu biết sâu sắc và quyết định thông minh Tưduy phản biện không chỉ đơn thuần là việc suy nghĩ mà còn là quá trình tự khámphá, đánh giá, và xử lý thông tin một cách kỹ lưỡng Nó là khả năng nhìn nhậnmọi vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó giúp chúng ta xây dựng nhữngquan điểm, suy luận và quyết định có tính thuyết phục và căn cứ Khả năng nàykhông chỉ đơn thuần là việc suy nghĩ mà còn là sức mạnh biến hoá những ýtưởng thành hành động, biến những thách thức thành cơ hội và giúp chúng ta trởthành người tự tin hơn trong mỗi bước đi của cuộc sống Trong bối cảnh xã hộiđang liên tục thay đổi và yêu cầu sự linh hoạt, khả năng tư duy phản biện khôngchỉ là kỹ năng cá nhân mà còn là yếu tố cần thiết để thích ứng và vươn lên trongmôi trường ngày nay Hãy cùng nhau khám phá sức mạnh của kỹ năng tư duyphản biện và cách nó tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của chúng ta."

Nội dung báo cáo được bố cục theo hướng trình bày những kiến thức cơ bản

có tác động trực tiếp đến việc hình thành và phát triển kỹ năng tư duy phảnbiện, bao gồm:

- Kỹ năng suy luận: Khả năng hiểu rõ thông tin, dữ liệu hoặc tình huống và từ

đó rút ra những kết luận logic và hợp lý Đây là một khía cạnh quan trọng của tưduy phản biện, giúp người sử dụng có khả năng suy nghĩ có cơ sở và logic Các

kỹ năng này đặc biệt quan trọng khi đối mặt với những cuộc tranh luận đòi hỏi

sự phân tích sâu sắc

- Kỹ năng tranh luận: Khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và thuyếtphục trong quá trình thảo luận hoặc tranh luận Đây là một khía cạnh của kỹnăng tư duy phản biện, nhưng điều quan trọng là sử dụng lý do và bằng chứng

Trang 6

- Mối quan hệ giữa kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng giao tiếp: Tư duyphản biện giúp cải thiện khả năng giao tiếp tốt hơn đồng thời thúc đẩy lối tư duynhạy bén, linh hoạt Tư duy phản biện, được xem như một công cụ hữu dụngtrong các cuộc đối thoại, giao tiếp hàng ngày Bởi tư duy này hỗ trợ trực tiếpđến quá trình hình thành và phát triển nội dung được trình bày Vì vậy, nắmvững cách ứng dụng tư duy phản biện sẽ ít nhiều cải thiện khả năng giao tiếp,giúp nâng cao hiệu quả công việc trong các tình huống đàm phán, các dạng giaodịch phức tạp.

Tiếp cận với một chủ đề khó và phức tạp, chính là thách thức to lớn đối vớinhững sinh viên, nhất định báo cáo sẽ còn nhiều khiếm khuyết cần được bổkhuyết và hoàn thiện Nhóm em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ giáo của cácgiảng viên, bạn đọc và xin chân thành cảm ơn

Trang 7

mỉ, khách quan và công tâm.

(Theo Wikipedia.org)

Ví dụ: Câu chuyện Người mù cầm đèn lồng

Một chàng trai mù đến chơi nhà một người thân, vì lúc anh ta ra về là trời tối nên người họ hàng tốt bụng thắp cho anh một chiếc đèn lồng để đi đường cho tiện Người họ hàng nói: "Trời tối rồi, đường tối, cháu cầm theo cái đèn lồng đi cho đỡ tối!".

Chàng trai mù nói: "Chú rõ ràng biết cháu mù, còn đưa cho cháu đèn lồng, chú đang trêu cháu đúng không".

Người họ hàng nói: "Cháu tư duy như thế là rất hạn hẹp Đường không chỉ có mình cháu đi, còn có nhiều người qua lại, cháu cầm đèn lồng, người khác nhìn thấy cháu, vậy thì họ sẽ không đụng phải cháu".

Chàng trai mù nghe xong gật gù công nhận

 Tư duy hạn hẹp là tư duy theo quan điểm cá nhân, tư duy tổng thể là khi bạnđặt mình vào một môi trường, hoàn cảnh tổng thể đi suy nghĩ Khi tư duy mộtcách có hệ thống, bạn sẽ phát hiện ra, hành động của bạn luôn có sự tương tácvới người khác

Kỹ năng này không chỉ đòi hỏi khả năng suy nghĩ sáng tạo mà còn đòi hỏikhả năng hiểu và đánh giá các thông tin, ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau Tưduy phản biện giúp người sử dụng nắm bắt và đánh giá một vấn đề một cáchtoàn diện, thấu đáo trước khi đưa ra kết luận hoặc hành động

Ngoài ra, kỹ năng tư duy phản biện còn bao gồm khả năng nhận diện, phântích các mô hình tư duy, những giả định, quan điểm để đưa ra quyết định đúngđắn và logic Đồng thời, nó cũng bao gồm khả năng chấp nhận hoặc bác bỏ cácquan điểm dựa trên sự hiểu biết và lập luận hợp lý

Trang 8

Ví dụ, tư duy phản biện được thể hiện qua khả năng nhận diện tin giả, đánhgiá vấn đề một cách toàn diện và toàn diện, thẳng thắn nêu câu hỏi và phản biệnkhi cần thiết.

Người có tư duy phản biện không chỉ có thể tranh luận với người khác màcòn có thể hình thành quan điểm, đánh giá của riêng mình, từ đó cố gắng lật đổ

tư duy vốn có của mình và giao tiếp một cách khách quan với ý kiến của ngườikhác, từ đó học hỏi và phát triển bản thân

II CÁC MỨC ĐỘ CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN

Để rèn luyện tư duy phản biện bạn cần nắm được các cấp độ của tư duy phản

biện Vậy nó gồm những cấp độ nào? Dưới đây là câu trả lời:

Cấp độ 1: Đầu tiên bạn cần có khả năng nói rõ ràng về 1 nội dung cụ thể.

Việc này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giúp cho người nghe cảmthấy dễ hiểu hơn

Cấp độ 2: Cấu trúc nói cần phải logic, rõ ràng , tốt nhất là đưa ra luôn quan

điểm cá nhân của mình một cách rành mạch, rõ ràng

Cấp độ 3: Tranh luận cơ bản thường gặp trong những buổi thuyết trình, hùng

biện, việc bạn cần làm khi gặp phải những câu hỏi phản bác này là đưa ra lậpluận và bằng chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình, hoặc bạn cũng

có thể tiếp thu nếu cảm thấy ý kiến đóng góp là hợp lý

Cấp độ 4: Tranh luận hiệu quả bằng cách nhận định được các giả thiết ngầm

được đặt ra đằng sau ý kiến phản bác và có tư duy phản biện logic, nhất quán

Cấp độ 5: Thực hành thường xuyên sẽ giúp bạn có tư duy logic trong việc

nhận định, đánh giá về một vấn đề

Cấp độ 6: Khi bạn đạt đến cấp độ này thì có nghĩa là tư duy phản biện của

bạn đã đáp ứng đầy đủ các yếu tố: công bằng, can đảm, chính trực, khiêm tốn,cảm thông và bền bỉ

III Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG NÀY TRONG CUỘC SỐNG

Kỹ năng tư duy phản biện có ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn trong nhiềukhía cạnh của cuộc sống, bao gồm:

- Ra quyết định thông minh: Giúp người ta đánh giá một cách cẩn trọng cácthông tin, ý kiến, và dữ liệu trước khi đưa ra quyết định Điều này giúp tạo ranhững quyết định có căn cứ, logic và ít sai xót hơn

Trang 9

- Xây dựng lập luận chặt chẽ: Xây dựng lập luận rõ ràng, có cơ sở và thuyếtphục Nó cho phép bạn tự tin hơn trong việc thể hiện ý kiến và điều này rấtquan trọng trong công việc, giao tiếp và các mối quan hệ cá nhân.

- Giải quyết vấn đề: Giúp người ta tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách có cơ

sở và hiệu quả hơn Bằng cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh và phântích thông tin một cách logic, người ta có thể tìm ra các giải pháp sáng tạo vàkhả thi hơn

- Tăng cường sự tự tin: Giúp người ta hiểu rõ hơn về chính mình, những ý kiến

và giá trị cá nhân Việc có khả năng bảo vệ và lý luận cho quan điểm củamình tạo ra sự tự tin và ổn định tinh thần

- Giao tiếp hiệu quả: Cung cấp cơ sở cho giao tiếp hiệu quả Việc hiểu rõ vàđánh giá thông tin giúp trong việc trình bày ý kiến một cách rõ ràng, dễ hiểu

và thuyết phục hơn

- Phát triển sự sáng tạo: Tư duy phản biện khuyến khích sự sáng tạo bằng cáchthách thức quan điểm cũ, khám phá các ý tưởng mới và khả năng đưa ra giảipháp đột phá

- Thích ứng với thay đổi: Người có kỹ năng tư duy phản biện tốt thường linhhoạt hơn trong việc thích nghi với sự thay đổi Họ có khả năng nhìn nhận vàđánh giá các tình huống một cách khách quan, từ đó tìm cách tương thích vàthích ứng tốt hơn

Câu chuyện cậu bé thông minh là ví dụ điển hình của ý nghĩa tư duy phản biện

Có một cậu bé, một hôm, mẹ dắt cậu tới một cửa hàng tạp hóa mua đồ, ông chủ nhìn thấy cậu bé đáng yêu nên đã bóc một gói kẹo mút, muốn cậu bé lấy kẹo ăn, nhưng cậu bé không làm gì cả, sau một hồi nói mãi, ông chủ bèn tự mình bốc một nắm kẹo cho vào túi áo cậu bé Sau khi về đến nhà, mẹ cậu bé hỏi cậu vì sao không tự lấy kẹo mà phải để ông chủ bốc cho như vậy, câu bé đáp: "Bởi vì tay con nhỏ, còn tay ông chủ to, để ông chủ lấy thì nhất định sẽ được nhiều hơn!"

Bài học: Đây là một cậu bé thông minh, cậu bé biết giới hạn của bản thân, điều quan trọng hơn là cậu cũng biết người khác mạnh hơn mình Phàm là chuyện gì không thể chỉ dựa vào sức mình, hãy học cách dựa vào người khác một cách kịp thời, đây là một loại khiêm tốn, càng là một sự thông minh.

 Tóm lại, kỹ năng tư duy phản biện không chỉ là một công cụ quý giá trongviệc đưa ra quyết định sáng suốt mà còn là một kỹ năng cần thiết để phát triển

và thành công trong nhiều lĩnh vực của xã hội

Trang 10

Ngay thời điểm đó, đứa trẻ học được một bài học Mình không cần suy nghĩ cách này cách kia đào sâu vào vấn đề thì ngay lập tức sẽ có người giúp mình Vậy suy nghĩ để làm gì? Sau một hồi chúng ta nhận ra một việc, nếu cái này mình không tìm ra được cốt lõi của vấn đề và không hoàn thành được vấn đề thì cũng sẽ có người khác làm giúp mình, dần dần nó biến thành tư duy ỷ lại và không cần nghĩ tới nơi tới chốn.

• Tư duy đỗ lỗi: Khi làm một việc gì đó chúng ta sẽ có giới hạn cho bản thân

mình Nếu cái kết quả đạt được không mong muốn, mình sẽ bám vào một điều

gì đó khác bên ngoài để trách nhiệm đó không phải của mình Vì nếu mình làmsai, làm không tốt một điều gì đó, mình sẽ dễ bị khiển trách

Ví dụ: Một bạn học sinh thường xuyên đi học muộn nhưng khi bị thầy giáo khiển trách thì luôn lấy lí do nhà xa nên được thầy tha thứ

Lúc đó chúng ta nhận được bài học, nếu chúng ta gặp khó khăn thì sẽ đỗ lỗi, bám vào những lí do thì vấn dề đó sẽ không liên quan đến chúng ta nữa mà chúng ta không đào sâu vào vấn đề để giải quyết chúng Dần dần sẽ trở thành thói quen khi chúng ta gặp vấn đề thì cứ mặc kệ, đỗ lỗi cho những lí do và rồi vấn đề đó không được giải quyết khiến công việc trở nên khó khăn, nặng nề hơn.

• Tư duy vâng lời: nói gì nghe nấy.

Ở nhà , ba mẹ kêu sao thì làm vậy Đi học thầy cô dạy sao làm y chang vậy

Và trong trường học đôi khi chúng ta được giải nhiều câu trả lời, và chúng tahọc thuộc câu trả lời để nó y hệt cái được học Đôi khi mình ít được khuyếnkhích để suy nghĩ tư duy đào sâu vào vấn đề

Ví dụ: Chúng ta được học là columbus tìm ra châu Mỹ và được tìm ra vào năm nào, nhưng chúng ta sẽ không được học là tại sao người thuyền tưởng columbus đó lại quyết tâm, nhất định phải tìm ra một cái nơi mới? Tại sao ông lại có máu phiêu lưu đến vậy? Và tại sau những người khác lại cùng đồng hành với ông? Tại sao mọi người được thuyết phục đi lên một chặn hành trình mà chưa biết nó đi về đâu? Trong khi đi làm cũng vậy, sếp nó gì nghe nấy không dám cãi, không dám hỏi lại.

Trang 11

Sẽ ít có những dịp mà chúng ta có thể cởi mở và suy nghĩ giống như vậy, thôngthường nói gì nghe nấy, vâng lời và ngoan ngoãn là giá trị rất quan trọng, đôikhi nó ăn sâu vào trong đầu của mình, và rồi đó là lúc chúng ta khó có thể tưduy phản biện.

• Tư duy thiếu thốn >< Tư duy trù phú:

Ví dụ: Vào ngày nghỉ lễ tết Dương lịch sắp tới, bạn và gia đình sẽ có chuyến du lịch dài ngày, nhưng lại có kì kiểm tra ngay sau khi kì nghỉ lễ kết thúc Nếu như nghĩ rằng: “Cả năm mới có một kì nghỉ lễ, nếu bỏ lỡ kì nghỉ lễ này thì biết khi nào mới có dịp đi lại lần hai, nhưng bù lại bài tập sẽ ngổn ngang, hoặc ở nhà

và ôn thi thì sẽ phải bỏ dỡ kì nghỉ cùng gia đình.” Đấy là một ví dụ về tư duy thiếu thốn Tư duy này sẽ dập tắt suy nghĩ giải quyết vấn đề của mình Tại sao chúng ta không cởi mở hơn, tìm cách nào đó mà vẫn có thể tận hưởng kì nghỉ cùng gia đình mà vẫn đảm bảo được kiến thức để đáp ứng vào buổi kiểm tra.

• Tư duy trung bình:

Ví dụ: Một học sinh thường xuyên đạt điểm 6, 6.5, 7 nhưng vẫn cảm thấy hài lòng với bản thân, cảm thấy mọi thứ đã ổn thì sẽ khó để có thể vươn đến những con điểm cao hơn Nếu là một học sinh đạt 10 điểm bỗng dưng sơ suất bị điểm

9 sẽ cảm thấy khó chịu, bằng mọi cách sẽ tìm ra nguyên nhân, họ sẽ nỗ lực để cải thiện bản thân mình ngày một tốt hơn Những ai mang trong mình loại tư duy này sẽ gần như khóa đi khát vọng vươn lên, đổi mới, nâng cấp bản thân mình Và khi đó thì tư duy phản biện cũng không còn để làm gì cả.

Ngoài ra còn có sự lấn át của cảm xúc, thói quen hằng ngày, sự kiêu căng, sựđánh giá thiên lệch, bản chất lười biếng, cũng trỡ thành rào cản lớn để rènluyện tư duy phản biện

B KĨ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN

I KĨ NĂNG SUY LUẬN

1 Khái quát về kỹ năng suy luận

Kĩ năng suy luận là khả năng rút ra những kết luận logic dựa trên các dữ kiện,thông tin hoặc giả định có sẵn Nó là một phần quan trọng của quá trình tư duyphản biện và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, từ học thuậtđến công việc hàng ngày

1.1 Loại suy luận:

a Suy luận tiến: Rút ra kết luận dựa trên những điều đã biết để đi đến một điềumới

Ví dụ: Tất cả con chim mà chúng ta biết đều có cánh Vậy nên, con chim A cũng

có cánh

Trang 12

b Suy luận lùi: Dựa trên kết luận để suy ra điều đã xảy ra trước đó

Ví dụ: Con chim A có cánh Tất cả con chim mà chúng ta biết đều có khả năng bay Vậy nên, con chim A có khả năng bay

c Suy luận vô hình: Rút ra kết luận từ những thông tin ngầm hiểu, không đượcnói rõ

Ví dụ: Các sinh viên đạt điểm cao thường có thói quen học tập chăm chỉ Do

đó, nếu bạn đạt điểm cao, có thể bạn cũng có thói quen học tập chăm chỉ.

1.2 Các yếu tố quan trọng của suy luận:

a Cơ sở dữ liệu: Dữ liệu, thông tin hoặc giả định từ đó suy luận được xây dựng

Ví dụ: Từ một đề toán có các thông tin về con số, người ta suy luận ra cách giải dẫn đến đáp án.

b Luật suy luận: Quy tắc logic, nguyên lý hoặc chuẩn mực được áp dụng để suyluận

Ví dụ: Các nhà khoa học khi nghiên cứu sản xuất một loại kem chống nắng, họ phải có các quy tắc logic, nguyên lý sản xuất, chuẩn mực, sự đúng đắn về bảng thành phần để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn cho người dùng.

c Độ chắc chắn của kết luận: Mức độ tin cậy và độ chắc chắn của kết luận dựatrên tính logic của quy luật và độ tin cậy của dữ liệu

 Kỹ năng suy luận cần phải được rèn luyện thông qua việc thực hành, phântích các tình huống và đánh giá logic của quy luật suy luận Nó giúp mởrộng khả năng suy nghĩ, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề và làm việchiệu quả trong nhiều môi trường khác nhau

2 Các phương pháp suy luận

Có nhiều phương pháp suy luận logic khác nhau, mỗi phương pháp đềuhướng đến việc sử dụng quy luật logic để rút ra kết luận từ các giả định, dữ kiệnhoặc thông tin có sẵn Dưới đây là một số phương pháp suy luận logic phổ biến:

a Suy luận tiến: Đây là phương pháp suy luận từ chung đến cụ thể Nó dựa trêncác quy tắc hoặc nguyên tắc được chấp nhận, từ đó áp dụng chúng để đưa ra kếtluận cụ thể

Ví dụ: Tất cả người sinh ra đều phải chết (quy tắc chung) John là người (cụ thể) Do đó, John sẽ phải chết

b Suy luận quy định: Phương pháp này diễn ra từ cụ thể đến chung Nó dựa vàoviệc quan sát các trường hợp cụ thể để rút ra một quy luật chung

Trang 13

Ví dụ: Tất cả các con mèo mà tôi từng thấy đều có lông Do đó, tôi kết luận rằng tất cả các con mèo đều có lông

c Suy luận theo hệ thống: Loại suy luận này dựa trên việc đưa ra giả định có thểgiải thích được một sự kiện hoặc thông tin mà không cần có sự chắc chắn tuyệtđối

Ví dụ: Sân bay đông người hơn bình thường, nên có thể có một sự cố giao thông gần đây làm tăng lượng người đi lại

d Suy luận quan hệ: Phương pháp này sử dụng so sánh giữa các tình huốngkhác nhau để rút ra kết luận

Ví dụ: Các hành động đầu tiên của một người khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới giống như một đứa trẻ học nói

e Suy luận một phần: Đây là loại suy luận dựa trên một phần thông tin hoặc giảđịnh

Ví dụ: Có mưa nhiều hôm trước Vậy nên, đất nên ẩm

 Mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế riêng và thường cần sự kết hợp linhhoạt trong việc sử dụng chúng để đưa ra những kết luận logic và đúng đắn nhất

3 Cách áp dụng suy luận trong việc rút ra kết luận từ dữ liệu và thông tin

Áp dụng suy luận để rút ra kết luận từ dữ liệu và thông tin đòi hỏi quá trìnhlogic và phân tích cẩn thận Dưới đây là một số bước cơ bản để áp dụng suyluận trong quá trình này:

a Thu thập thông tin và dữ liệu: Bắt đầu bằng việc thu thập thông tin cần thiết,bao gồm dữ liệu, sự kiện, sự quan sát và giả định liên quan đến vấn đề cần xửlý

Ví dụ: Học sinh, sinh viên thường tìm kiếm thông tin về khái niệm, cách dùng các hàm trong Excel để giải quyết các bài tập Excel

b Phân tích thông tin: Đánh giá mức độ tin cậy của thông tin và dữ liệu thu thậpđược Xác định các đặc điểm chung, xu hướng hoặc quy luật có thể xuất hiệntrong dữ liệu

c Xác định quy luật hoặc nguyên tắc có liên quan: Áp dụng các quy tắc logic,nguyên tắc khoa học hoặc các kiến thức có sẵn để xác định các mối quan hệgiữa các yếu tố

Ngày đăng: 26/04/2024, 15:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w