MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mại tự do và tốc độ lưu thông hàng hóa luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội 1[.]
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mại tự do và tốc
độ lưu thông hàng hóa luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triểnkinh tế, xã hội 1000 năm trước, con đường tơ lụa xuyên sa mạc quanhiều quốc gia, nối các đế chế La Mã với đế chế Trung Hoa không chỉmang tơ lụa và vàng bạc làm giàu cho nhiều nước mà còn giúp truyền bácông nghệ và triết lý Những phát kiến địa lý vào thế kỷ 14, 15 không chỉđem lại sự phồn vinh cho các cường quốc hàng hải mà còn là một tiền đềquan trọng hình thành nên chủ nghĩa tư bản và phương thức sản xuất tưbản chủ nghĩa Sự phát triển của CNTT ngày nay mà đại diện tiêu biểucủa nó là mạng Internet cũng có thể được nhìn nhận dưới cùng một góc
độ với hai phát kiến trên, nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biêngiới quốc gia bị vượt qua chỉ sau một cú nhấp chuột Ảnh hưởng củaInternet vì thế mang tính toàn cầu và nó trở thành một phần của quá trìnhtoàn cầu hóa, vốn đã và đang biến đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống, từkinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội
Trên quan điểm lịch sử và biện chứng, có thể thấy, những tác độngquyết định thách thức và cơ hội lớn nhất Internet đặt ra trong dài hạnnằm trong lĩnh vực kinh tế-thương mại Internet đặt nền tảng cho sự hìnhthành của TMĐT (e-commerce), trong đó người mua và người bán có thểliên lạc trực tiếp với nhau, không cần đến giấy tờ, càng không phải đốimặt thực thể Dòng lưu chuyển thông tin và thương mại hàng hóa, dịch
vụ trong không gian không có biên giới ấy mở ra khả năng giảm chi phí
Trang 2giao dịch, tiếp cận thị trường và thúc đẩy tiến bộ công nghệ, từ đó thayđổi cấu trúc của nền kinh tế thế giới
Các chuyên gia đều cho rằng TMĐT sẽ là xu hướng mới cho sựphát triển nền kinh tế toàn cầu Bởi ngay từ khi xuất hiện, cùng vớinhững tiện ích to lớn của mình, TMĐT đã thu hút được rất nhiều sự quantâm của các quốc gia trên thế giới Những quốc gia đi tiên phong trongphát triển TMĐT như Mỹ và một số nước Châu Âu đã gặt hái đượcnhững thành công không nhỏ Đơn cử như trường hợp của tập đoàn máytính Dell Computer Corp, kể từ khi chào bán các sản phẩm của mình quawww.Dell.com, hãng đã tạo được thế mạnh trong cuộc cạnh tranh vớiCompaq, trở thành công ty cung cấp máy tính hàng đầu thế giới vào năm
2000 Vào thời điểm đó, doanh thu của Dell đạt 50 triệu USD/ ngày(khoảng 18 tỷ USD/ năm) Hiện nay doanh số kinh doanh qua mạng củaDell.com đạt vào khoảng 50 tỷ USD/ năm đối với các sản phẩm liênquan đến máy tính, từ thiết bị chuyển mạch (switch) đến máy in Một ví
dụ khác có thể dẫn ra ở đây là trường hợp của của Google Những dịch
vụ mới mà Google tung ra tận dụng khả năng về công nghệ để tìm kiếmthư điện tử và file trên máy tính đã vượt ra ngoài phạm vi tìm kiếm trênweb, giúp Google thực hiện được sứ mệnh tổ chức thông tin toàn cầu Vềmặt tài chính, Google đã chứng tỏ thành công với doanh số 12,799.55triệu USD trong năm 2008, tính riêng quý I/2009 là 5,508.99 triệu USD.Những con số này đã đưa Google trở thành thương hiệu dẫn đầu thế giới
hiện nay.(Nguồn: Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan, “Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh”, NXB Khoa học và kỹ thuật, năm
2009, tr.167)
Trang 3Trong bối cảnh như vậy, các nước đang phát triển đã nhìn thấy ởTMĐT cơ hội phát triển cho tương lai, nhưng đồng thời lại phải đối mặtvới thách thức trong hiện tại không dễ vượt qua về công nghệ, tri thức,…trong khi vẫn còn đang chật vật tìm cách thoát ra khỏi vòng luẩn quẩncủa đói nghèo và lạc hậu Ưu tiên chính sách của các nước này, vì thế, làlàm cách nào bắt kịp với sự phát triển của TMĐT trên thế giới, đồng thờiđối phó với những nguy cơ đến từ quá trình đó
Ở nước ta, mối quan tâm dành cho TMĐT cũng đang tăng lên hàngngày Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, phêduyệt chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020 đã khẳng định “CNTT-TT là công cụ quan trọnghàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thôngtin, rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước” Đối với Việt Nam, cơ hộiphát triển không phải là điều không thể nhưng để hoà nhập vào nhịp pháttriển chung của nền kinh tế thế giới vẫn còn là một thách thức lớn.Chonên, việc nghiên cứu, phát triển TMĐT đang trở thành một vấn đề bứcthiết đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng
Có thế thấy rằng, TMĐT là một lĩnh vực khá mới mẻ.“Việc dựđoán tương lai phát triển như thế nào cho chính xác thật khó khăn vì sốliệu biến đổi rất mau chóng và khoa học kỹ thuật mới không ngừng pháttriển…Thế nhưng trước khi tiến vào vùng đất có nhiều điều chưa biếtnày, tốt hơn chúng ta nên có trong tay một bản đồ, tuy không hoàn chỉnh,
mà chỉ là một mô hình thô thiển đơn giản, để dò dẫm từng bước và từngbước sửa đổi, tu chỉnh, vẫn hơn là không có gì trong tay” (Alvin Toffler).Với quan điểm này ( với những lý do cấp thiết trên), em xin chọn đề tài :
“ Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát
Trang 4triển và một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.”
làm khóa luận của mình
2 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về TMĐT
- Phân tích thực trạng và đánh giá triển vọng phát triển TMĐT ởcác nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển TMĐT ở Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận là TMĐT ở cácnước đang phát triển và TMĐT ở Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng phương pháp thu thập, nghiên cứu và tổng hợptài liệu, phân tích xử lí và thống kê, so sánh dữ liệu, đồng thời kết hợpnghiên cứu lí luận và phân tích thực tiễn, từ đó rút ra các đánh giá nhằmlàm rõ các vấn đề nghiên cứu
5 Bố cục
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khóaluận bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
Chương 2: Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nướcđang phát triển và thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở ViệtNam
Bài khóa luận tiếp thu một số các nghiên cứu ở Việt Nam và thếgiới Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức, tài liệu
Trang 5không tránh khỏi nhiều thiếu sót cần được chỉnh sửa, bổ sung Do đó, emrất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn
để bài viết được hoàn thiện hơn
Qua đây, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáoPhạm Duy Hưng, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thựchiện cũng như hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Giới thiệu chung về thương mại điện tử
1.1.1 Định nghĩa thương mại điện tử
TMĐT là một khái niệm tương đối rộng vì vậy mà nó có nhiều têngọi khác nhau Hiện nay có một số tên gọi phổ biến như: thương mại trựctuyến (online trade), thương mại không giấy tờ (paperless commerce)hoặc kinh doanh điện tử (e-business) Tuy nhiên, tên gọi TMĐT được sửdụng nhiều nhất, được biết đến nhiều nhất và gần như được coi là quyước chung để gọi hình thức thương mại giao dịch qua mạng Internet.Hiện nay, định nghĩa TMĐT được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra songchưa có một định nghĩa thống nhất về TMĐT Nhìn một cách tổng quát,các định nghĩa TMĐT được chia thành hai nhóm tuỳ thuộc vào quanđiểm:
TMĐT hiểu theo nghĩa hẹp:
Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc mua bán
hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễnthông, đặc biệt là Internet TMĐT được nói đến ở đây là hình thức muabán hàng hóa được bày tại các trang web trên Internet với phương thứcthanh toán bằng thẻ tín dụng Cách hiểu này tương tự với một số cácquan điểm như:
- TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ đượcthực hiện thông qua các phương tiện điện tử (Nguồn: Diễn đàn đối thoạithông tin xuyên Đại Tây Dương, 1997)
Trang 7- TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việcchuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (Nguồn: EITO,1997).
- TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông quamột mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền
sở hữu hay quyển sử dụng hàng hóa và dịch vụ (Nguồn: Cục thống kêHoa Kỳ, 2000)
Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp, TMĐT thể hiện qua việc các
DN sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hànghóa, dịch vụ của DN mình Các giao dịch có thể giữa DN với DN (B2B)như mô hình của trang web www.Alibaba.com, giữa DN với kháchhàng cá nhân (B2C) như mô hình www.amazon.com, hoặc giữa các cánhân với nhau (C2C) trên www.eBay.com
TMĐT hiểu theo nghĩa rộng:
Theo nghĩa rộng thì TMĐT có thể được hiểu là giao dịch tài chính
và thương mại bằng phương tiện điện tử như: quảng cáo về DN và hànghóa, dịch vụ, trao đổi dữ liệu điện tử, ký hợp đồng, giao hàng hóa (hữuhình, vô hình), thanh toán bằng chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửirút tiền bằng thẻ tín dụng Đã có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm
về TMĐT theo nghĩa rộng, trong đó có một số khái niệm điển hình nhưsau:
- Theo Uỷ ban châu Âu (EC), 1998, TMĐT được hiểu là “việc thựchiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc
xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh
Trang 8TMĐT bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hóa hữu hình) vàTMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hóa vô hình)” Theo định nghĩa này,TMĐT gồm nhiều hành vi: hoạt động mua bán hàng hoá; dịch vụ; giaonhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán
cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế;tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với ngườitiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng, đối với thương mại hàng hoá(như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ(như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạtđộng truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt độngmới (như siêu thị ảo) Như vậy, "thương mại" trong TMĐT không chỉ làbuôn bán hàng hoá và dịch vụ theo cách hiểu thông thường, mà bao quátmột phạm vi rộng lớn hơn nhiều Ước tính đến nay, TMĐT có tới trên1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là
http://vi.wikipedia.org/wiki/Thương_mại_điện_tử)
- Theo OECD, 1997, “TMĐT gồm các giao dịch thương mại liênquan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữkiện đã được số hóa thông qua các mạng mở (như Internet) hoặc cácmạng đóng có cổng thông với mạng mở (như AOL) Trong đó, hàng hóa
và các dịch vụ được đặt hàng qua mạng như thanh toán và phân phối thì
có thể thực hiện ngay trên mạng hoặc không” Như vậy, TMĐT cũngđược hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua bán điện tửhàng hóa, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung được
Trang 9số hóa, chuyển tiền điện tử - EFT (Electronic Fund Transfer); mua bán
cổ phiếu điện tử - EST (Electronic Share Trading); vận đơn điện tử - EB/L (Electronic Bill of Lading); đấu giá thương mại – Commercialauction; hợp tác thiết kế và sản xuất, tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến;mua sắm trực tuyến; marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng sau khibán…Theo cách hiểu này, có thể thấy phạm vi hoạt động của TMĐT rấtrộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt độngmua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực rất nhỏ trong TMĐT
- Theo Luật mẫu về TMĐT của Uỷ ban Liên hợp quốc về LuậtThương mại quốc tế (UNCITRAL Model Law on ElectronicCommerce), 1996, Thuật ngữ “thương mại” (commerce) cần được diễngiải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệmang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng Các quan hệmang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịchsau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặcdịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ tháchoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các côngtrình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngânhàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và cáchình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoáhay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường
bộ Với quan điểm này, Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa về TMĐTtheo chiều ngang như sau : “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động
kinh doanh bao gồm: marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán”.
Trang 10Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ khôngchỉ giới hạn ở riêng mua và bán, toàn bộ các hoạt động kinh doanh nàyđược thực hiện thông qua các phương tiện điện tử Khái niệm này đượcviết tắt bởi 4 chữ MSDP Trong đó:
M –Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại quaInternet)
S – Sales (có trang web có chức năng hỗ trợ giao dịch, ký kết hợpđồng)
D – Distribution (phân phối sản phẩm số hóa trên mạng)
P – Payment (thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung giannhư ngân hàng)
Như vậy, đối với DN, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạngvào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng,phân phối, thanh toán thì được coi là tham gia TMĐT
Ở VN, chúng ta hiểu “TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn
bộ hoạt động thương mại sử dụng thông điệp dữ liệu” (khoản 1, điều 3,Nghị định về hoạt động TMĐT của Bộ Thương Mại) Trong đó, “Thôngđiệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưutrữ bằng các phương tiện điện tử”(khoản 12 điều 4, Luật giao dịch điện
tử VN 2005) và “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trêncông nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây,quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự” (khoản 10 điều 4 Luật giaodịch điện tử VN 2005) Như vậy, về bản chất TMĐT là hoạt động
Trang 11thương mại, nó chỉ khác duy nhất đối với thương mại truyền thống là nó
sử dụng các phương tiện điện tử vào trong hoạt động thương mại
Tóm lại, mặc dù trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau vềTMĐT nhưng nhìn chung, đều thống nhất ở quan điểm cho rằng: TMĐT
là việc sử dụng các phương tiện điện tử để làm thương mại Nói chínhxác hơn: TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua cácphương tiện điện tử mà nói chung ta không cần phải in ra giấy trong bất
cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch Các phương tiện điện
tử nói đến ở đây chính là các phương tiện kỹ thuật được sử dụng với mụcđích tạo thuận tiện, hỗ trợ cho các hoạt động trong TMĐT, bao gồm:điện thoại, máy điện báo (telex) và máy fax, truyền hình, thiết bị kỹ thuậtthanh toán điện tử, mạng nội bộ và mạng liên nội bộ, Internet và web Vàkhái niệm thông tin không chỉ là tin tức đơn thuần mà được hiểu là bất
cứ thứ gì có thể truyền tải được bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm: thư từ,các file văn bản (text based file), các cơ sở dữ liệu (database), các bảngtính (spreadsheet); các hình đồ họa (Graphical image), quảng cáo, hỏihàng, đơn hàng, bảng giá, hợp đồng, hình ảnh đồng (video image,avartars), âm thanh,…
1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử
Thực tế là TMĐT đang diễn ra trong tất cả các ngành nghề, khôngchỉ trong giao dịch thương mại mà còn trong cả các ngành vận tải, bảohiểm, ngân hàng, trong cả lĩnh vực đầu tư Những ngành đó về cơ bản làkhác nhau song xét về bản chất, một khi các ngành này đã tham gia vàoTMĐT thì đều có đặc điểm chung ở chỗ: Các hoạt động thể hiện sự tham
Trang 12phương tiện điện tử (truyền dữ liệu, ký kết hợp đồng qua mạng, khaithông tin,…); Để tham gia vào TMĐT đều cần có thiết bị phần cứng,phần mềm và kết nối mạng; Các hoạt động giao dịch đều dựa trên nềntảng truyền thống; không còn gặp trở ngại về rào cản địa lý Mọi giaodịch (kể cả thanh toán) đều diễn ra trên mạng ảo (mạng Internet), chỉ cóhành động giao hàng là không thực hiện trên mạng và phạm vi giao hàngluôn là phạm vi rộng lớn mang tầm khu vực và thế giới chứ không còn
bó hẹp trong một tỉnh hoặc một nước như kiểu truyền thống nữa Đặcbiệt, tất cả các DN hoặc cá nhân khi tham gia TMĐT đều chịu phụ thuộcvào sự phát triển của CNTT
So với thương mại truyền thống, TMĐT có những đặc điểm riêngkhác biệt như sau:
+ Về hình thức giao dịch: Nếu như trong thương mại truyền thống
thì hình thức của giao dịch là trực tiếp giữa các chủ thể tham gia giaodịch với nhau còn trong TMĐT, hình thức của giao dịch là hoàn toàngián tiếp Điều này có nghĩa là các chủ thể không gặp gỡ trực tiếp vớinhau mà họ giao dịch với nhau thông qua các phương tiện điện tử Mộtđại diện của DN VN có thể giao dịch nhiều năm với một đại diện của
DN nước ngoài thông qua việc gọi điện thoại để thảo luận với nhau,thông qua fax để truyền cho nhau các nội dung hợp đồng, thông quaInternet để đàm phán với nhau về hợp đồng sắp tới,… mà không cầnthiết phải gặp gỡ trực tiếp với nhau Trên thực tế , có nhiều đối tác giaodịch với nhau nhiều năm mà không biết mặt nhau
+ Về vấn đề thị trường: Trong thương mại truyền thống, để tìm
kiếm một thị trường mới, các DN phải đến tận nơi, tham gia các hội chợ,triển lãm, các cuộc gặp gỡ trực tiếp Như vậy thị trường trong thương
Trang 13mại truyền thống bị giới hạn về mặt phạm vi, các DN không thể vàkhông có cơ hội đi tìm hiểu trực tiếp các thị trường trên toàn thế giớithông qua việc gặp gỡ và trao đổi trực tiếp Còn đối với TMĐT thì thịtrường là không biên giới Một DN có thể mở một website kinh doanhtrên mạng và thông qua các phương tiện quảng bá trên mạng có thểquảng bá DN mình ra thị trường toàn cầu mà không bị giới hạn về mặtphạm vi Một DN ở châu Mỹ, châu Âu hay ở châu Phi có thể dễ dàngtiếp cận với thông tin DN, sản phẩm của DN VN thông qua mạngInternet Điều này thể hiện lợi thế vượt trội của TMĐT so với hình thứcthương mại truyền thống.
+ Về chủ thể tham gia: Trong thương mại truyền thống chúng ta
thấy tham gia vào hoạt động giao dịch chỉ có các chủ thể trực tiếp thamgia với nhau, đó là người mua và người bán Người mua hàng tìm đếnngười bán hàng, hai bên trao đổi , đàm phán trực tiếp với nhau để tìmkiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh với nhau mà không cần có một chủ thểnào khác tham gia cùng Còn đối với TMĐT, bên cạnh chủ thể ngườimua, người bán thì luôn luôn có một chủ thể thứ ba tham gia vào quátrình giao dịch của các bên đó là nhà cung cấp dịch vụ Ví dụ: Một DN ở
VN kết nối Internet của FPT để sử dụng thư điện tử giao dịch với một
DN ở Mỹ, khi đó nhà cung cấp dịch vụ ở đây là Công ty FPT đã cungcấp dịch vụ Internet để DN VN có thể kết nối với DN ở Mỹ
+ Về mạng lưới thông tin: Đối với thương mại truyền thống, mạng
lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu còn đối với TMĐT,mạng lưới thông tin chính là thị trường Với sự phát triển như vũ bão củacác thành tựu về CNTT như ngày nay, đặc biệt là Internet đã giúp chocác DN có thể xây dựng cho mình các “gian hàng ảo” trên mạng mà ở
Trang 14WISDO M KNOWLEDGE ANALYTIC INFORMATION DATA
đó, DN có thể cung cấp vô số các thông tin giới thiệu về sản phẩm, dịch
vụ của mình để cho các bạn hàng tìm kiếm Sự phát triển này còn hìnhthành nên các trung tâm thương mại ảo trên Internet với vai trò như mộttrung tâm thương mại thật, tại đó có rất nhiều các thông tin giao dịch về
DN, sản phẩm, dịch vụ nhằm gắn kết người mua và người bán với nhau.Các mạng lưới thông tin này chính là thị trường cho các DN tìm kiếmbạn hàng và giao dịch với nhau
1.1.2.1 Hàng hóa trong thương mại điện tử
Nếu hiểu TMĐT là một loại hình thương mại có sự trợ giúp củaCNTT đặc biệt là mạng Internet thì ngoài các hàng hóa và dịch vụ vậtthể trong các giao dịch truyền thống, trong TMĐT còn có các hàng hóađặc thù của mình đó là hàng hóa dịch vụ số (digital goods and services).Hàng hóa và dịch vụ số là những hàng hóa và dịch vụ có thể phân phốiqua cơ sở hạ tầng thông tin nằm trong 5 mức độ hàng hóa khác nhau nhưsau:
Hình 1.1.2.1 Hàng hóa và dịch vụ số
Trang 15Nguồn: Nguyễn Mạnh Tuân, Võ Văn Huy , “Bản chất và quan hệ giữa các phạm trù thông tin trong hệ thống thông tin”, Tạp chí Phát triển
KH&CNTT, Tập 10, Số 08 -2007, tr.21
Trong đó, Data (dữ liệu) là những dữ liệu được tập hợp xử lý và tích lũy một số lượng lớn về con người, địa điểm, các giao dịch, quan điểm hoặc sự kiện mà có thể phân tích một cách dễ dàng Khi nhiều giao dịch được thực hiện và cơ sở dữ liệu ngày càng phong phú và nhiều thêm thì cần có một tiêu chí có ý nghĩa để phân chia, phân loại các dữ liệu này Các dữ liệu bao gồm các số liệu thống kê, các thông tin, các loại phần mềm Ví dụ như dữ liệu về giá, số lượng, ngày thực hiện của một giao dịch đơn lẻ nào đó hay một bài hát, một bài báo đơn lẻ cũng có thể trở thành một thứ hàng hóa trong giao dịch TMĐT:
Mặt
hàng
Số lượng (tấn)
Giá (USD/tấn)
Số đăng ký
Mã số người mua
Mã thẻ thanh toán Club Card
Việc tập hợp, tích lũy các dữ liệu thành các nội dung có ý nghĩa
đem lại cho chúng ta Information (thông tin) Ví dụ như một bảng tập hợp các dữ liệu về nhiều mặt hàng trong một giao dịch nào đó Tương tự như vậy, một nhóm các bài hát, âm thanh, hình ảnh cũng có thể trở thành hàng hóa.
Mặt hàng Số lượng
(tấn)
Giá (USD/tấn)
Trị giá (USD)
Cà phê 8.870 1.128,31 10.008.12
7Hạt tiêu 2.095 3795,17 7.929.946
Trang 16Trong lúc kết hợp các dữ liệu và làm cho các dữ liệu trở thànhthông tin thực sự có ý nghĩa thì việc phân chia hoặc kết hợp các thông tinlại chính là làm tăng thêm giá trị của thông tin đó Ví dụ như: Xử lý sốliệu trên mạng có thể đem lại cho người sử dụng khả năng phân tíchthông tin và thẩm định các mối quan hệ, các xu hướng và quy tắc, nhất làkhi phân tích tổng hợp thông tin theo từng giai đoạn Khi đó, thông tin đã
phát triển lên thành Analytic (thông tin được phân tích) Ví dụ: các chứng từ, văn bản, sách,…
Mặt
hàng
SL (tấn)
Giá trị (USD)
SL (tấn)
Giá trị (USD)
± SL (tấn)
± Giá trị (USD)
Cà
phê 8.870 10.008.127 46.700 29.775.000 37.830 19.766.873Hạt
tiêu 2.095 7.929.946
4.581 20.362.690 2.486 12.432.744
Cao su 2.363 849.425 5.800 3.424.690 3.437 2.575.265Lạc
nhân 700 369.388 3.229 1.747.632 2.529 1.378.244Tiếp tục nâng cao mức độ tập hợp và phân tích thông tin, dữ liệu,
hàng hóa trong TMĐT có thể đạt đến mức Knowledge (kiến thức, quan
niệm) Đó là những hàng hóa trọn gói, đầy đủ như bộ phần mềm, bộ vi
xử lý, các dịch vụ trực tuyến trọn gói mà khi nhắc đến người mua vàngười bán đã hình thành quan niệm về sản phẩm Ví dụ: Với dịch vụ tư
Trang 17hiểu rằng người mua cần được tư vấn hiệu quả và người bán cần phải cókinh nghiệm và chuyên nghiệp trong lĩnh vực cần tư vấn Lúc này, vấn
đề thương hiệu cần được đặt ra và hàng hóa có mức giá trị cao nhất trong
TMĐT chính thức ở Wisdom (tri thức), hàng hóa loại này chủ yếu là
hàng hóa trong ngành tài chính, kế toán, chứng khoán, bảo hiểm có liênquan đến việc chuyển tải thông tin, cơ sở dữ liệu
1.1.2.2 Đối tượng tham gia thương mại điện tử
Trong các hình thức thương mại truyền thống, các đối tượng thamgia bao gồm các cá nhân, DN, tập đoàn, Chính phủ,…Với TMĐT cũngvậy, tuy nhiên, khác với các đối tượng trong thương mại truyền thống, đó
là các đối tượng đều nhận thức được vai trò của Internet và phương tiện
kỹ thuật trong TMĐT
+ Doanh nghiệp :
Đầu tiên phải nói đến các DN, DN ở đây bao gồm cả công ty, tổchức có tư cách pháp nhân, họ chính là đối tượng tham gia quan trọngnhất của TMĐT bởi vì DN mới có nhu cầu bán hàng hóa dịch vụ và tìmkiếm thông tin với quy mô lớn hơn và thường xuyên hơn là các giao dịch
cá nhân nhỏ lẻ, mang tính tự phát và nhất thời Khác với người tiêu dùngkhi tham gia giao dịch là để phục vụ nhu cầu cá nhân thì DN lại tham giagiao dịch để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, họ luôn cần phảiquảng cáo cũng như bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tới ngườitiêu dùng và đối tác Sự tiến bộ của CNTT đã mang lại cho các DN thêmnhiều cơ hội để quảng bá chính mình qua website cá nhân, qua “chợ ảo”,qua các trang web khác
Trang 18+ Chính phủ:
TMĐT muốn phát triển được thì nó phải được sự chấp thuận, sựhậu thuẫn của một hệ thống quản lý và công nghệ toàn cầu Vì vậy,chính phủ có vai trò dỡ bỏ các rào cản về công nghệ và pháp lý để tạođiều kiện cho TMĐT phát triển Chính phủ ở đây phải bao gồm cả các cơquan thuộc Chính phủ
Về mặt công nghệ, Internet là cơ sở của TMĐT nên chính nhờ có
sự phát triển của CNTT mà TMĐT ra đời TMĐT có phát triển được haykhông phụ thuộc phần lớn vào sự tiến bộ của CNTT Chính phủ tham giavào TMĐT vừa với tư cách trung gian (tạo nền tảng cơ sở hạ tầngCNTT), vừa với tư cách trực tiếp (tham gia giao dịch G2B, G2G, G2Cđược đề cập ở phần sau)
+ Người tiêu dùng:
Mục đích cuối cùng của các DN là bán được các sản phẩm dịch vụcủa mình đến tay người tiêu dùng để thu lợi nhuận Người tiêu dùngchính là động cơ cốt lõi thúc đẩy TMĐT phát triển Người tiêu dùng gópphần quy định xem ngành nghề, tổ chức nào, nên đi sâu sử dụng TMĐT
và ngành nào không
1.1.2.3 Các hình thức giao dịch của thương mại điện tử
Có nhiều tiêu chí để phân loại các hình thức giao dịch của TMĐT,nhưng phương thức phổ biến là phân loại dựa vào các chủ thể tham giaTMĐT Dựa vào phương thức này, người ta chia TMĐT theo các loạisau:
Người tiêu dùng
Trang 19C2C (Consumer to Comsumer): Người tiêu dùng với người tiêudùng.
C2B (Consumer to Business): Người tiêu dùng với doanh nghiệp
C2G (Consumer to Government): Người tiêu dùng với Chính phủ.Doanh nghiệp
B2C (Business to Consumer): Doanh nghiệp với người tiêu dùng
B2B (Business to Business): Doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2G (Business to Government): Doanh nghiệp với Chính phủ
B2E (Business to Employee): Doanh nghiệp với người lao động.Chính phủ
G2C (Government to Consumer): Chính phủ với người tiêu dùng
G2B (Government to Business): Chính phủ với doanh nghiệp
G2G (Government to Government): Chính phủ với Chính phủ.Tuy nhiên trong phạm vi khóa luận này chỉ xin đề cập đến hai loạihình giao dịch phổ biến và có vai trò quan trọng với các DN Đó là giaodịch giữa DN với người tiêu dùng (B2C) và giao dịch gữa các DN vớinhau (B2B)
* Giao dịch giữa DN với người tiêu dùng (B2C)
Trong hình thức giao dịch này các DN sử dụng mạng Internet đểnhận hàng trực tiếp từ phía người tiêu dùng Song song với việc nhậnhàng là cung cấp các giải pháp thanh toán, hóa đơn, chứng từ qua mạngthông tin Internet
Thuật ngữ TMĐT bao gồm tất cả các giao dịch trực tuyến, cònB2C chỉ bao gồm các giao dịch giữa DN với khách hàng và áp dụng cho
Trang 20bất kỳ DN hoặc tổ chức nào bán các sản phẩm của họ cho khách hàngqua Internet, phục vụ nhu cầu của khách hàng Khi nói tới B2C, người tahay nhắc tới www.amazon.com, một công ty bán sách trực tuyến, mởtrang web vào năm 1995 và nhanh chóng trở thành nhà bán lẻ có danhtiếng trên toàn thế giới Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm nay, lợinhuận của Amazon đã tăng tới 24%, đạt 177 triệu USD so với 143 triệuUSD cùng kỳ năm trước Doanh số của hãng cũng tăng trưởng 18% đạt4,89 tỷ USD, vượt qua kỳ vọng 4,76 tỷ của các nhà phân tích phố Wall.Suy thoái kinh tế kéo dài có thể khiến người tiêu dùng đồng loạt cắt giảmnhững chi tiêu không cần thiết, còn đối với Amazon, kết quả kinh doanh
3 tháng đầu năm nay cho thấy công ty bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới
gần như chưa hề trải qua suy thoái (Nguồn:Thomas Messenbourg,
“Information technology Outlook – ICTs and the Informaiton Economy”,
International Journal of Electronic Commerce, tập 2, số 4/2010, tr.9)
Tuy nhiên, ngoài việc bán lẻ, giao dịch B2C đã phát triển gồm cảcác dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ du lịch trực tuyến, đấu giá trựctruyến, thông tin về sức khỏe, bất động sản,…Ngày nay, cùng với sựphát triển của Internet, người ta có thể mua sắm đủ loại mặt hàng tiêudùng, từ những mặt hàng bình dân như văn phòng phẩm đến những mặthàng có tính số hóa cao như chương trình phần mềm, âm nhạc,…
*Giao dịch giữa DN với DN (B2B)
Trong hình thức giao dịch này, các DN sử dụng phương tiệnInternet để giao dịch với nhau hoặc với nhà cung cấp Mọi thủ tục nhưđặt hàng, thanh toán,…đến phân phối đều có thể thực hiện trực tuyến
Trang 21Điển hình là các sản phẩm dịch vụ phần mềm Đây là mô hình quantrọng, xuất hiện sớm nhất và có giá trị giao dịch lớn (chiếm tới 80%doanh số TMĐT toàn cầu) (Nguồn: UNCTAD, E-commercedevelopment Report 2008) Hiện nay, B2B đang phát triển mạnh mẽ và
ổn định, góp phần trực tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốcgia và các DN trên toàn thế giới Đơn cử như trường hợp của hãng ô tôVolkswagen Tính đến năm 2008, Volkswagen tiến hành hơn 90% hoạtđộng mua sắm toàn cầu thông qua sàn giao dịchwww.groupsupplies.com, triển khai hơn 30 ứng dụng thực tiễn bao gồmyêu cầu báo giá, thương lượng hợp đồng, mua sắm trực tuyến, quản lýđơn hàng, thanh toán,…, số lượng đối tác sử dụng lên đến 14200 và tiếnhành 1,2 triệu giao dịch với tổng giá trị 320 triệu EUR ( 486 USD) Hiệntại, Volkswagen là nhà sản xuất ô tô hàng đầu châu Âu (Nguồn: Phạm
Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan, “Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh”, NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 2009, tr.149).
1.1.3 Các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho thương mại điện tử
Theo định nghĩa trên, các phương tiện kỹ thuật của TMĐT có thểchia làm 6 loại gồm điện thoại, máy fax, truyền hình, hệ thống thanhtoán và chuyển tiền điện tử , mạng nội bộ và mạng liên nội bộ, Internet
và web
+ Điện thoại là một phương tiện phổ thông để sử dụng và thường
mở đầu cho các cuộc giao dịch thương mại Với sự phát triển của điệnthoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽtrở nên ngày càng rộng rãi hơn Tuy nhiên, trên quan điểm kinh doanh,
Trang 22công cụ điện thoại chỉ chuyển tải được âm thanh, mọi giao dịch cuốicùng vẫn phải thực hiện trên giấy tờ Ngoài ra, chi phí giao dịch điệnthoại rất cao, đặc biệt là với giao dịch đường dài.
+ Máy fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền
thống Nhưng máy fax không thể truyền tải được âm thanh, hình ảnhđộng, hình ảnh ba chiều và chi phí sử dụng còn cao
+ Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong thương mại, nhất là
trong quảng cáo hàng hóa, ngày càng có nhiều người mua hàng nhờ xemquảng cáo và đã có một số dịch vụ được cung cấp qua truyền hình Songtruyền hình chỉ là công cụ viễn thông “một chiều”, qua truyền hìnhkhách hàng không thể có được các chào hàng, không thể đàm phán vớingười bán hay người cung cấp về các điều khoản, thủ tục mua bán cụthể Nhưng khi máy thu hình cùng tham gia kết nối với máy tính điện tửthì công dụng của nó càng được mở rộng hơn
+ Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử là công cụ không thể
thiếu trong TMĐT Thông qua các hệ thống thanh toán điện tử và chuyểntiền điện tử mà bản chất là các phương tiện tự động chuyển từ tài khoảnnày sang tài khoản khác, thanh toán điện tử sử dụng rộng rãi hình thứcrút tiền tự động, thẻ tín dụng, thẻ mua hàng, thẻ thông minh, thẻ từ,…
+ Mạng nội bộ và liên mạng nội bộ: Theo nghĩa rộng, mạng nội
bộ là toàn bộ thông tin và các hình thức liên lạc giữa các máy tính điện
tử trong một cơ quan, xí nghiệp, công ty Theo nghĩa hẹp, đó là mạng kếtnối nhiều máy tính ở gần nhau – gọi là mạng nội bộ (LAN), hoặc nối kếtmáy tính trong một khu vực rộng lớn hơn – gọi là mạng diện rộng
Trang 23(WAN) Hai hay nhiều mạng nội bộ liên kết với nhau tạo thành liênmạng nội bộ - có thể gọi là “mạng ngoại bộ” (EXTRANET).
+ Internet và web: Khi nói đến Internet là nói tới một phương tiện
liên kết các mạng với nhau trên phạm vi toàn cầu trên cơ sở giao thứcchuẩn quốc tế TCP/IP Công nghệ Internet chỉ thực sự trở thành công cụđắc lực khi áp dụng thêm giao thức chuẩn quốc tế “giao thức chuẩn siêuvăn bản”
Internet và web đã tạo ra bước phát triển mới của ngành truyềnthông, chuyển từ thế giới “một mạng, một dịch vụ” sang thế giới “mộtmạng, nhiều dịch vụ” và đã trở thành công cụ quan trọng nhất củaTMĐT Có thể thấy, mặc dù TMĐT đã tồn tại trước khi Internet ra đờinhưng sự xuất hiện của Internet và web là một bước ngoặt bởi lẽ thươngmại đang trong tiến trình toàn cầu hóa và hiệu quả hóa Hai xu hướng đóđòi hỏi phải áp dụng Internet và web như các phương tiện đã được quốc
tế hóa cao độ và có hiệu quả sử dụng cao Chính bước ngoặt này đã đặt
ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết Trên thực tế, người ta đã và đangnghiên cứu kết hợp các phương tiện thương mại truyền thống vớiInternet Bài khóa luận vì vậy tập trung vào TMĐT sử dụng Internet nhưmột công cụ chủ yếu
1.1.4 Các ứng dụng nổi bật của tmdt
Nếu như trong DN truyền thống, địa bàn kinh doanh của các DNchính là cửa hàng, công ty, đại lý,…thì với các hình thức giao dịchTMĐT, địa bàn giao dịch chính là các trang web Trang web ở đây có thể
là trang web riêng của DN, của một tổ chức, của một nhóm, cũng có thể
Trang 24là “chợ ảo” Chính vì vậy, hầu hết các ứng dụng của TMĐT đều được thểhiện qua cách sử dụng website.
+ Giới thiệu công ty và lĩnh vực kinh doanh: Hiện nay, ở VN,khoảng 50-80% các DN xây dựng trang web riêng với mục đích này.(Nguồn: Bộ Công Thương, Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2008) Ưuđiểm của nó là đơn giản, cấu trúc tĩnh, thông tin mang tính khái quát vàrất ít khi phải cập nhật Chi phí thiết kế và duy trì thấp Ở mức độ caohơn thì các DN có thể sử dụng website để trưng bày catalogue sản phẩm,được cập nhật tự động theo cơ sở dữ liệu về sản phẩm Để phát huy tối
đa hiệu quả của hình thức web này, DN cần có một số kiến thức và kỹnăng nhất định về CNTT (VD: www.netshop.com.vn)
+ Thư tín điện tử (email) là phương thức trong đó các đối tác sửdụng hòm thư điện tử để gửi cho nhau một cách “trực tuyến” thông quamạng
Bên cạnh thư tín, DN và khách hàng có thể tiến hành trao đổi dữliệu điện tử (EDI), là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử nàysang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng mộttiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin (định nghĩa của Ủyban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế UNCITRAL, 1996) EDIngày càng được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu, chủ yếu phục vụcho mua bán, phân phối hàng và các dịch vụ khác
+ Đặt hàng trực tuyến: Đây là hình thức sử dụng website theo đúngnghĩa TMĐT Loại hình giao dịch qua website trên mạng này bước đầutạo điều kiện để DN và khách hàng tương tác với nhau trong môi trường
Trang 25trực tuyến Khách hàng muốn đặt hàng thì phải điền vào một mẫu đơnđặt hàng có sẵn và có gửi đi Những phần còn lại của giao dịch, từ khâuxác thực đơn hàng đến ký hợp đồng thanh toán có thể thực hiện bênngoài website
+ Ký hợp đồng: Đây là hình thức sử dụng hợp đồng dạng bản mềmđiện tử, theo đó các bên tham gia ký kết phải đảm bảo các quy định củanhà nước về tính pháp lý của hợp đồng đó Khi hai hợp đồng đã đảm bảotính hợp pháp của nó theo quy định chung thì chữ ký (dưới dạng mặcđịnh trên văn bản điện tử) được coi là chữ ký điện tử
+ Cung cấp hàng hóa: Hàng hóa ở đây chính là những hàng hóađược số hóa, hàng hóa vô hình hoặc dịch vụ như phần mềm quản lý, cácwebsite, nhạc, phim, sách điện tử, dịch vụ tư vấn, dịch vụ chứng thực,dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ đặt chỗ,…Nhưng cũng bao gồm cảbán lẻ hàng hóa hữu hình tận dụng tính năng đa phương tiện của môitrường web, người bán hàng xây dựng trên mạng Internet các “cửa hàngảo” để bán hàng Người mua có thể mua hàng thông qua các trang webcủa cửa hàng và trả tiền bằng thanh toán điện tử Khách hàng có thể muahàng tại nhà mà không phải đích thân đến cửa hàng
+ Thanh toán điện tử (e-payment): là việc thanh toán tiền thông quathông điệp điện tử thay cho việc giao tiền mặt, trả lương bằng cáchchuyển trực tiếp vào tài khoản, dùng thẻ thanh toán mua hàng Ngày nay,thanh toán điện tử đã chuyển sang nhiều lĩnh vực mới như trao đổi dữliệu tài chính, tiền mặt Internet, ví điện tử, thẻ thông minh, giao dịchngân hàng số hóa và giao dịch chứng khoán số hóa
Trang 261.2 Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
1.2.1 Lợi ích của thương mại điện tử
Trong thương mại quốc tế hiện nay, TMĐT ngày càng đóng vai tròquan trọng vì đó là phương thức giao dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất,cung cấp thông tin cập nhật nhất, tận dụng được tối đa các nguồn lực vàđem lại sự tiện dụng nhất cho các bên tham gia Việc gắn kết CNTT vớicông việc kinh doanh TMĐT khiến cho TMĐT phát huy được lợi ích vôcùng to lớn của nó, giúp người tham gia TMĐT nhanh chóng tiếp cậnđược những thông tin phong phú về thị trường, đối tác, đối tượng, giảmchi phí trong kinh doanh, rút ngắn chu kỳ sản xuât và trên quan điểmchiến lược giúp cho một nước sớm chuyển sang nền kinh tế số hóa nhưmột xu hướng tất yếu không thể đảo ngược và bằng cách phát huy tối đalợi ích của TMĐT, các nước đang phát triển có thể tạo một bước tiếnnhảy vọt
1.2.1.1 Lợi ích của thương mại điện tử đối với các tổ chức doanh nghiệp
+ Mở rộng thị trường:
Với Internet, DN có thể kinh doanh hỗn hợp các loại mặt hàngkhác nhau Không giống như hình thức bán hàng truyền thống, rất khó đểdựng nên một cửa hàng tạp hóa với rất nhiều loại hình sản phẩm khácnhau Điều đó đòi hỏi một số vốn lớn và đáng kể cả về sức người và sứccủa Những yếu tố đó sẽ khiến giá sản phẩm tăng lên Nhưng điều đó lạikhông hề xảy ra với một cửa hàng ảo, một cửa hàng trên Internet Ở đây,các hàng hóa được bày biện không hề tốn diện tích về không gian, đơn
Trang 27giản đó chỉ là những hình ảnh được sao chụp hoặc được mô tả trên trangweb của cửa hàng Như vậy, với một người bán, nếu trước đây họ chỉ cóthể chủ động trong cung cấp một lượng nhất định sản phẩm thì nay, họhoàn toàn có thể cung cấp lượng sản phẩm lớn hơn nhiều, cả về chủngloại và số lượng Như vậy, rõ ràng với ưu thế đa dạng hóa sản phẩm,TMĐT giúp các nhà cung cấp dám mở thêm thị trường phục vụ, mở rộngthêm phạm vi khách hàng và đó chính là một trong những ưu thế đểthành công.
Ngoài ra, TMĐT còn tạo thị trường cho người bán và người muagặp nhau trên phạm vi toàn cầu Một thực tế là có rất nhiều nhà cung cấpmuốn bán hàng hóa và dịch vụ của mình mà không tìm dược người mua,trong khi đó một số người có nhu cầu muốn mua một hàng hóa nào đóhoặc sử dụng dịch vụ nào đó lại không biết chỗ mua hoặc không thể mua
vì trong khu vực của mình không bán Ví dụ: Khi ấn phẩm Harry Potter
6 “Half blood prince” ra đời, hàng triệu người ở nhiều quốc gia (khôngphải là Anh Quốc) đều mong muốn mua ngay bản tiếng Anh, và để tiếtkiệm thời gian chờ đợi, lựa chọn tốt nhất là mua hàng trực tiếp trênmạng Tiêu biểu là cửa hàng của http://www.amazon.com Có thể thấy,qua hình thức bán hàng trực tuyến, www.amazon.com có thể phục vụkhách hàng không chỉ trong một châu lục mà là trên toàn thế giới Nhưvậy, TMĐT đã đem lại sự hiện diện toàn cầu và đảm bảo tính thườngxuyên cho người cung cấp và sự lựa chọn toàn cầu cho người tiêu dùng.Nhà cung cấp nhỏ hay lớn đều có cơ hội được biết đến như nhau TMĐTngày càng thể hiện dược tính ưu việt của mình bằng việc cho phép tiến
Trang 28hành các thương vụ mọi lúc mọi nơi một cách thuận tiện Thời gian giaodịch có thể lên tới 24h/ngày, cả bảy ngày trong tuần Thông qua mạngInternet, các giao dịch điện tử được tiến hành trên phạm vi toàn cầu Vớilợi thế này, một công ty nhỏ cũng có cơ hội cạnh tranh như một công tyxuyên quốc gia.
+ Giảm chi phí, tăng lợi nhuận:
Theo số liệu của Internet World Stats tạiwww.internetworldstats.com, 2008 cho thấy: trong lĩnh vực ngân hàng,nếu một giao dịch tiến hành thủ công sẽ phải chi phí 1,75 USD, giao dịchqua điện thoại thì chi phí là 1,5 USD, dùng thẻ ATM chi phí đã giảmxuống 0,25 USD, nhưng nếu áp dụng TMĐT bằng việc thông quaInternet thì chi phí chỉ còn 0,5 cent Số liệu của Văn phòng quốc giaAustralia, 2008 cũng cho kết quả tương tự khi một giao dịch ngân hàng
đã giảm từ 3,5 đô la Australia (ASD) xuống còn 0,12 ASD nhờ TMĐT
Ở cấp độ kinh doanh nhỏ, một của hàng bán đồ kim hoàn tại Mỹ sau khiđưa ra các sản phẩm của mình trên trang web đã đưa doanh số tăng lên3000% trong mùa kinh doanh giáng sinh đầu tiên Đó là lí do tại sao hìnhthức đưa hàng lên trang web ngày càng trở nên phổ biến ở các siêu thị
(Nguồn: Nhật Bình, “CNTT và những tác động”, Tạp chí Những vấn đề
kinh tế thế giới số 12, năm 2008)
Nếu nghiên cứu một cách chi tiết ta sẽ thấy, việc áp dụng TMĐTkhông chỉ làm giảm chi phí đơn thuần mà thực tế giảm rất nhiều chi phíkhác Cụ thể:
Giảm chi phí thuê cửa hàng
Trang 29Cửa hàng trên Internet của DN được mở ngay tại nhà của kháchhàng trước màn hình máy tính mà không phải thuê cửa hàng cố định ởđâu Chẳng hạn khi DN thiết lập một trang web, khác với cơ sở kinhdoanh thực, nó hiện hữu trên các máy tính nối mạng Internet, khi người
sử dụng truy cập vào địa chỉ trang web đó, người cung cấp và người tiêudùng gặp nhau trực tuyến chứ không cần phải trực tiếp Nhờ đặc tínhnày mà ngay cả các hộ gia đình cũng dễ dàng tham gia kinh doanh trênmạng Internet và cạnh tranh một cách bình đẳng với những DN lớn.Hiện nay, đặc điểm này còn được thực hiện một cách dễ dàng hơn nhờnhững thiết bị mới như: điện thoại di động kết nối được Internet
Giảm chi phí bán hàng và marketing:
Bằng phương tiện Internet, một nhân viên bán hàng có thể giaodịch được với nhiều khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơntrước kia Catalogue điện tử trên web phong phú hơn nhiều và thườngxuyên cập nhập so với catalogue dạng ấn phẩm bị hạn chế về số lượng,không gian và thời gian Ở VN, kể từ khi triển khai bán vé máy bay trựctuyến, Jetstar Pacifc Airlines đã đạt được những kết quả đáng kể Theo
số liệu thống kê của Jestar Pacific Airlines,2008, nếu doanh thu bán véqua pacificairlines.com.vn trong năm 2007 đạt 800 tỷ đồng thì doanhthu 6 đến cuối năm 2008 đã đạt trên 1200 tỷ đồng, trong đó khách hàngthanh toán trực tuyến qua Internet đạt khoảng 250 tỷ đồng Kết quả này
có được nhờ việc giảm chi phí bán hàng thông qua Internet
Thông thường lượng khách hàng tăng lên, lực lượng bán hàng cũngphải tăng lên theo Kèm theo nó là lương, bảo hiểm, và nhiều khoản chi
Trang 30phí khác Với TMĐT thì những khó khăn đó đã được tháo gỡ hoàn toàn.Một DN khi tiến hành kinh doanh trên mạng Internet thì chỉ mất rất ít chiphí hoặc không mất thêm bất cứ chi phí nào khi số lượng khách hàngtăng lên bởi chi phí mà họ bỏ ra không được đo bằng thời gian mạnghoạt động (24h/ngày, 7 ngày/tuần) Mà cùng một lúc, một người bánhàng có thể giao dịch với nhiều khách hàng nên hao phí là không đáng
kể, nếu không tính các lí do chủ quan khác thì năng lực bán hàng của DN
sẽ chỉ bị giới hạn do tốc độ xử lý, chất lượng đường truyền mà thôi
TMĐT ra đời đã tạo ra các kênh bán hàng mới TMĐT tạo ra cáckênh phân phối hàng hóa mới cho các sản phẩm đang có mặt trên thịtrường, các kênh tiếp thị này có thể trực tiếp đưa hàng hóa tiếp cận ngườitiêu dùng mà không cần các khâu trung gian hay các cấp bán hàng thấpdần như trước kia
Giảm chi phí trong giao dịch:
Trong các DN, mỗi thương vụ hay mỗi giao dịch đều gây phát sinhchi phí, dần dần số chi phí đó sẽ tăng lên theo tốc độ phát triển của DN,nhất là chi phí văn phòng, giấy tờ Ví dụ: giao dịch B2C, B2B,…thì việcđảm bảo dòng chảy thông tin được thông suốt và liên tục là rất có ýnghĩa đối với mỗi DN TMĐT qua Internet có thể giúp cho DN thực hiệnmột cách nhanh chóng các hoạt động giao dịch với dung lượng khônghạn chế và chi phí thấp nhất Cụ thể: thời gian giao dịch qua Internet chỉbằng 7% thời gian giao dịch qua fax và bằng khoảng 0,5‰ thời gian giaodịch qua bưu điện, chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng khoảng 5% chiphí giao dịch qua fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh; chi phí thanh
Trang 31toán điện tử qua Internet chỉ bằng 10%, 20% chi phí thanh toán thôngthường (Xem bảng 1.2.1.1).
Bảng 1.2.1.1: Tốc độ và chi phí truyền gửi
(Một bộ tài liệu 40 trang)
New York đi Tokyo
New York đi Los Angeles
Trang 32Ngoài ra, quảng cáo qua Internet là hình thức quảng cáo kinh tếnhất Thông qua trang web, DN có thể tự giới thiệu về mình trên quy môtoàn cầu mà không cần thông qua các phương tiện thông tin đại chúng vàphải trả chi phí dịch vụ rất cao.
+ Giảm lượng hàng tồn kho:
Hàng tồn kho của một công ty càng lớn thì chi phí vận hành củacông ty đó càng tăng và lợi nhuận vì vậy sẽ giảm xuống Thậm chí cónhiều hàng tồn kho cũng không đảm bảo việc có thể cải thiện dịch vụkhách hàng tốt hơn hay không Giảm hàng tồn kho cũng đồng nghĩa vớiviệc năng suất được tận dụng hiệu quả hơn Điều này lại giúp giảm sức
ép phải đầu tư bổ sung vào trang thiết bị sản xuất
Việc trao đổi thông tin qua hệ thống mạng điện tử giữa các nhàmáy, bộ phận marketing và bộ phận thu mua đã giúp đẩy nhanh quá trìnhtiêu thụ hàng hóa trong kho và phòng kế hoạch sản xuất sẽ xác định đượcnăng lực sản xuất và nguyên vật liệu của từng nhà máy Kho có vấn đềphát sinh, toàn bộ các bộ phận trong tổ chức ngay lập tức nắm rõ và cónhững điều chỉnh phù hợp Nếu như mức cầu trên thị trường bất ngờ tănghoặc một nhà máy không thể hoàn thành kế hoạch sản xuất thì tổ chức cóthể kịp thời nhận biết được tình hình và tăng cường hoạt động sản xuấttại một nhà máy khác Chính vì vậy mà vấn đề hàng tồn kho của cáccông ty, các DN luôn được giải quyết tốt, giúp các công ty và tổ chứccủa mình tiết kiệm được rất nhiều trong một năm sản xuất kinh doanh.+Hỗ trợ công tác quản lý:
Trang 33Có thể khẳng định ngay rằng giảm được chi phí cung cấp và chi phítồn kho nghĩa là đã biểu hiện của hiệu quả quản lý đối với chi phí cungcấp và hàng tồn kho Tuy nhiên, với công tác quản lý thì bấy nhiêu chưa
đủ mà còn phải:
Quản lý phân bổ: Công nghệ điện tử đáp ứng được yêu cầu truyền
tải, đưa các văn kiện giao hàng như các vận đơn, các hợp đồng mua bán,thông báo trước khi giao hàng, các khiếu nại thương mại và cung cấp khảnăng quản lý nguồn lực tốt bằng việc sử dụng các phần mềm, các hệthống kiểm soát theo quy trình, theo đó, các số liệu được cập nhậtthường xuyên và liên tục, đặc biệt là các số liệu này được tập hợp từnhiều nguồn khác nhau, từ nhiều địa điểm phân bổ sản phẩm khắp nơitrên thế giới
Quản lý các kênh thông tin: Các thông tin về kỹ thuật, sản phẩm,
giá cả trước kia được yêu cầu nhắc đi, nhắc lại qua nhiều cuộc đàm thoại
và ghi chú lại mất nhiều giờ lao động căng thẳng thì bây giờ việc tậphợp, lưu trữ thông tin không hề mất nhiều thời gian, thậm chí việc bổsung, xóa bớt hay xử lý các số liệu cũng trở nên vô cùng dễ dàng, khiếncho việc lưu giữ và xử lý số liệu rất khoa học và nhanh chóng
Quản lý thanh toán: Ứng dụng điện tử kết nối trực tiếp các công ty
với các nhà cung cấp, các nhà phân phối, do vậy thanh toán có thể gửi vànhận bằng hệ thống điện tử Thanh toán điện tử chính xác và giảm bớtđược các nhầm lẫn sai sót mà nếu là con người thì dễ mắc phải do vấn đềtâm lý tại thời điểm diễn ra thanh toán Một đặc tính ưu việt của TMĐT
Trang 34trong thanh toán là ở chỗ hiệu quả cao, tốc độ xử lý lớn, độ chính xácđáng tin cậy và chi phí thấp.
+ Phù hợp mọi yêu cầu, nâng cao khả năng phục vụ và chăm sóc kháchhàng thường xuyên:
Các tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng sản phẩm có thể được gửitrực tiếp cho khách hàng qua Internet mà không cần in ấn, vận chuyểntốn kém cho khách hàng lại vừa tốn kém cho công ty Đó là một trongnhững lý do tại sao TMĐT lại có thể đáp ứng nhiều loại yêu cầu đến thế
Với cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên, DN có thể nắmđược đặc điểm của từng khách hàng, nhóm khách hàng, qua đó phânđoạn thị trường, hướng những chính sách phù hợp riêng biệt cho từngnhóm khách hàng Kể từ lần mua hàng thứ hai trở đi, DN không cầnkhách hàng phải cung cấp chi tiết các thông tin về mình nữa mà có thểxác định một cách nhanh chóng và xu hướng nhu cầu của khách hàng.Cung cấp sản phẩm hay dịch vụ đúng với đòi hỏi của từng khách hàng sẽ
là một ưu thế lớn trong việc duy trì các khách hàng quen thuộc Tuynhiên, để tận dụng ưu thế này thì cấu trúc hoạt động của DN cần phảichú trọng mối liên hệ giữ bộ phận lưu trữ, xử lý dữ liệu với các bộ phậnkhác, nhằm mục đích thỏa mãn ngay cả một nhóm nhu cầu hay thậm chí
là nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng
Khi kinh doanh trên Internet, DN có thể hình thành các chuyênmục như giải đáp thắc mắc, hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, bảoquản,…Những chuyên mục này sẽ rất có lợi cho DN, để giải quyết mộtcách tự động vấn đề này trên website mà không phải tốn chi phí và đầu
Trang 35tư nhân lực lâu dài DN có thể cập nhật những tin tức về khách hàngthường xuyên và làm dài thêm danh sách khách hàng tiềm năng thôngqua các trang miền điện tử Thậm chí DN có thể theo sát sự biến độngcủa khách hàng, mà ở quy mô lớn hơn là sự biến động của thị trườngthay vì chờ đợi vận chuyển các tài liệu, các hồ sơ kinh doanh qua bưuđiện như trước kia, trong một thời gian ngắn (khoảng 2 phút) Ngoài ra,
DN có thể gửi đến đối tác, khách hàng những gì họ muốn và nhận thôngtin phản hồi nhanh không kém Điều đó giúp cho việc quảng cáo hệthống của DN với khách hàng, đối tác để họ có mối quan hệ gắn bó hơn,hiểu biết sâu sắc hơn về nhau Các mối quan hệ đó giúp ích rất nhiều cho
DN trong việc nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định cũng nhưchiến lược kinh doanh của mình
1.2.1.2 Lợi ích vuat thương mại điện tử đối với người tiêu dùng
Khi TMĐT phát triển, việc mua bán giao dịch dường như khôngcòn trở ngại nào đáng kể thì người được hưởng lợi nhiều nhất vẫn làngười tiêu dùng – đối tượng, động cơ phát triển của xã hội
+ Mua sắm mọi nơi mọi lúc:
Như đã đề cập ở trên, ngày nay, trong thời đại thông tin, khái niệm
“shopping qua mạng”, “siêu thị điện tử”, “mua hàng trực tuyến” đang trởnên ngày càng có tính xã hội hóa cao, số người tiếp cận với Internet, vớimạng ngày càng tăng và kèm theo nó là rất nhiều dịch vụ được mở ra,tạo nên một lớp thị trường mới: “thị trường ảo” Người tiêu dùng có thểlựa chọn và tiến hành mua bán tại nhà thông qua việc truy cập Internetvới hình thức thanh toán thông qua các loại thẻ tín dụng Nhất là khi hiện
Trang 36nay việc sử dụng công nghệ ADSL đang trở nên phổ biến và thuận tiện,chi phí hợp lý thì người tiêu dùng có thể ngồi tại nhà để lựa chọn sảnphẩm với đầy đủ âm thanh, hình ảnh và các thông số kỹ thuật Điều này
là rất thuận tiện và tiết kiệm so với việc phải đi tìm kiếm hàng hóa ở cáccửa hàng và siêu thị
+ Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp để lựa chọn:
Đây là một lợi thế mà chỉ có hình thức mua bán siêu thị mới có thểcạnh tranh được Đơn cử một ví dụ sau: một người muốn mua xe ô tô,theo cách truyền thống, người ấy sẽ phải đi đến từng đại lý của các hàng
để tìm hiểu thông tin và giá cả, tham khảo trên báo chí, catalogue, hỏibạn bè, thậm chí nếu mẫu xe này đã hết ở đại lý này thì lại phải tìm đếnđại lý khác của hãng đó để xem loại xe muốn xem Thống kê lại, để muađược chiếc xe theo ý muốn, người đó phải rất mất thời gian, công sức vàtiền bạc (chi phí đi lại, hao tổn sức khỏe,…) Nhưng với TMĐT, người
đó chỉ cần ngồi một chỗ, truy cập Internet và tham quan tất cả nhữnghãng xe mà mình muốn tìm hiểu, chọn sản phẩm theo mẫu mã, kiểudáng, màu sắc mà mình tự kết hợp, thậm chí lượng thông tin thu đượccòn hơn cả sự mong đợi của người đó trong khi không mất thời gian đilại, không mất chi phí nào ngoài chi phí truy cập Internet đang có xuhướng ngày càng rẻ hơn
Số lượng hàng hóa mà các cửa hàng và DN cung cấp cũng dễ lựachọn và đa dạng, phong phú hơn rất nhiều so với hình thức kinh doanhtruyền thống Trên thực tế, người tiêu dùng phải mất rất nhiều thời gian
để di chuyển giữa các cửa hàng và ngay tại một cửa hàng cũng cần nhiều
Trang 37thời gian để lựa chọn hoặc tìm kiếm một sản phẩm nào đó mà khôngphải chỗ nào người tiêu dùng tìm đến cũng đều sẵn sàng cung cấp cái mà
họ cần Ví dụ: tại VN, nếu muốn mua đồ mỹ phẩm, người tiêu dùng cóthể đến siêu thị, nhưng nếu muốn mua đồ mỹ phẩm cao cấp, hàng ngoạinhập thì không phải siêu thị nào cũng có và chất lượng không phải lúcnào cũng đảm bảo Khi đó, người tiêu dùng phải tìm đến các đại lý, cácnơi chuyên bán các đồ mỹ phẩm Với TMĐT thì vấn đề này sẽ hoàn toànđược khắc phục
+ Giá cả và phương thức giao dịch tốt:
Do có nhiều sự lựa chọn, người tiêu dùng chắc chắn sẽ lựa chọnđược một sản phẩm hợp ý mình mà nếu tính chi tiết thì chi phí bỏ ra làkhông hề lớn Hơn nữa, do nhà sản xuất tiết kiệm được những chi phínhư đã nêu ở phần trên nên giá thành sản phẩm hạ và rõ ràng là ngườitiêu dùng mua hàng qua phương thức TMĐT sẽ được hưởng mức giáthấp hơn khi mua hàng hóa bằng phương thức thông thường
Với các công ty, DN kinh doanh trên mạng, một dịch vụ không thểthiếu, luôn đi kèm với việc bán sản phẩm, dịch vụ chính là việc vậnchuyển hàng hóa, dịch vụ đến cho người đặt hàng Nhờ đó, việc giaodịch có thể được tiến hành ngay tại nhà hoặc đến bất cứ địa điểm nào màngười đặt hàng yêu cầu Người đặt hàng có thể thanh toán ngay bằng thẻhoặc chuyển khoản, hoặc thanh toán bằng tiền mặt cho nhà cung cấp
Bảng 1.2.1.2: Chi phí giao dịch TMĐT của một số loại hình
dịch vụ
Đơn vị: USD/giao dịch
Trang 38Vé máy bay
Ngân hàng
Trả hóa đơn
Phí BH nhân thọ
Phân phối phần mềm Truyền
2.22 –3,32 400 - 700 15,00
Hơn nữa, thông qua Internet, người tiêu dùng được lựa chọn hànghóa, dịch vụ trên phạm vi toàn cầu Ví dụ: người tiêu dùng ở VN hoàntoàn có khả năng đặt mua sách trên trang web www.amazon.com Đặcbiệt, đối với các sản phẩm hàng hóa mà không cần đến sự kiểm tra bằngxúc giác thì TMĐT đem lại cho người tiêu dùng một khả năng lựa chọn
Trang 39tốt nhất với đầy đủ các thông tin về sản phẩm, ví dụ: các sản phẩm phầnmềm, sách, trò chơi,…
+ Chia sẻ thông tin:
Thông tin trên mạng vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt, đa sốthông tin được đăng tải với mục đích truyền bá rộng rãi nên người tiêudùng rất thuận tiện và dễ dàng trong việc thu thập thông tin, vừa nhanh,vừa đầy đủ lại vừa cập nhật Và kèm theo đó là tinh thần tập thể, chia sẻkinh nghiệm cho nhau Mạng Internet là một dạng mạng mở có khả năngliên kết con người rất lớn dưới hình thức diễn đàn, câu lạc bộ, hiệp hộingành hàng, quỹ,…Vì vậy, việc thông báo chia sẻ thông tin diễn ra rấtnhanh sau vài thao tác trên bàn phím Đây chính là hình thức giao dịchdạng P2P (Peer to Peer) – các cá nhân giao dịch, liên hệ với nhau
1.2.1.3 Lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội
TMĐT là một phát kiến vĩ đại của nhân loại, nó chứng mính khảnăng phát triển kinh tế trong tương lai, có ảnh hưởng to lớn đến toàn thếgiới nói chung và các quốc gia nói riêng (nhất là các nền kinh tế đangphát triển), nó tham gia vào đời sống xã hội ngày một sâu sắc hơn trêntất cả các mặt kinh tế và xã hội
+ Thúc đẩy nền CNTT phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế
số hóa
TMĐT phát triển dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại
Do vậy, phát triển TMĐT sẽ tạo nên những nhu cầu đầu tư mới và phát
Trang 40triển CNTT Ở VN, cùng với sự phát triển của TMĐT, CNTT nhữngnăm qua đã có được mức tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2008 đạt 23%(tương đương 5,22 tỷ USD), năm 2009 ước tính còn số này đạt trên 20%(tương đương 6,26 tỷ USD) Trong đó, doanh thu ngành công nghiệpđiện tử, phần cứng đạt 4,68 tỷ USD, tăng 14%; công nghiệp phần mềmđạt 880 triệu USD, tăng 30%; công nghiệp nội dung số và dịch vụ trựctuyến đạt 700 triệu USD, tăng 58%, Hiện tại, VN cũng đang xây dựngchiến lược tăng tốc để sớm trở thành quốc gia mạnh về CNTT, phấn đấuđưa tổng doanh thu lĩnh vực CNTT lên chiếm 20 - 30% trong GDP vàonăm 2020 (Nguồn: Bộ Thông tin – Truyền thông Việt Nam, Báo cáophát triển CNTT năm 2009).
Với đà này, các nhà nghiên cứu dự đoán, các nền kinh tế đang pháttriển sẽ dần tiến tới “nền kinh tế số hóa” hay còn gọi là “nền kinh tếmới” lấy tri thức và thông tin làm nền tảng phát triển Đây là khía cạnhmang tính chiến lược đối với các nước đang phát triển vì nó đem lại cảnguy cơ tụt hậu lẫn cơ hội tạo “bước nhảy vọt” bắt kịp xu thế phát triểncủa nhân loại trong một thời gian ngắn hơn nhiều
+ Nâng cao nhận thức:
Các kế hoạch mở rộng thị trường đều giúp cho DN và người tiêudùng tiếp cận nhanh với TMĐT để có một phương thức kinh doanh vàmua bán mới, hiện đại, hỗ trợ, xúc tiến các hoạt động giao thương của
DN được thuận lợi và dễ dàng hơn, tạo động lực thúc đẩy, nâng cao nhậnthức về mua bán quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế Từ biếtInternet, đến dùng Internet là cả một bước tiến trong nhận thức, trong