Cách hiểunày tương tự với một số các quan điểm như: - Theo Cơ quan theo dõi công nghệ thông tin châu Âu EITO, 1997, “TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyể
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế chuyên ngành kinh tế đối ngoại
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ánh Mai
Giáo viên hướng dẫn : ThS Phạm Duy Hưng
MỤC LỤC
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5
I Giới thiệu chung về thương mại điện tử 5
1 Định nghĩa thương mại điện tử 5
2 Đặc điểm của thương mại điện tử 8
2.1 Hàng hóa trong thương mại điện tử 9
2.2 Đối tượng tham gia thương mại điện tử 12
2.3 Các hình thức giao dịch của thương mại điện tử 13
3 Các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho thương mại điện tử 13
II Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử 15
1 Lợi ích của thương mại điện tử 15
1.1 Lợi ích của thương mại điện tử đối với các tổ chức doanh nghiệp 15
1.1.1 Mở rộng thị trường 15
1.1.2 Giảm chi phí, tăng lợi nhuận 16
1.1.3 Giảm lượng hàng tồn kho 19
1.1.4 Hỗ trợ công tác quản lý 19
1.1.5 Nâng cao khả năng phục vụ và chăm sóc khách hàng thường xuyên 20
1.2 Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng 21
1.2.1 Mua sắm mọi nơi mọi lúc 21
1.2.2 Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp để lựa chọn 21
1.2.3 Giá cả và phương thức giao dịch tốt 22
1.2.4 Chia sẻ thông tin nhanh chóng và dễ dàng 23
1.3 Lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội 24
1.3.1 Thúc đẩy nền công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa 24
1.3.2 Nâng cao nhận thức của xã hội về công nghệ thông tin 24
1.3.3 Tăng cường lợi ích cho xã hội thông qua việc phát triển Chính phủ điện tử 25
2 Hạn chế của thương mại điện tử 25
Trang 32.1 Sự thay đổi của môi trường kinh doanh 26
2.2 Chi phí đầu tư cao cho công nghệ 26
2.3 Khung pháp lý chưa hoàn thiện 27
III Một số điều kiện phát triển thương mại điện tử 27
1 Hạ tầng cơ sở về công nghệ 27
2 Hạ tầng cơ sở về nhân lực 27
3 Vấn đề bảo mật, an toàn 28
4 Hệ thống thanh toán tài chính tự động 29
5 Vấn đề liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ 29
6 Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng 29
7 Hành lang pháp lý 30
CHƯƠNG II: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 31
I Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển 31
1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển 31
1.1 Những thành tựu mà các nước đang phát triển đã đạt được trong thương mại điện tử 31
1.1.1 Mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử 31
1.1.2 Số lượng và chất lượng các hình thức giao dịch 32
1.1.3 Hoạt động thương mại và đầu tư vào công nghệ thông tin 33
1.1.4 Xây dựng Chính phủ điện tử 35
1.2 Những thách thức đối với việc phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển 36
1.2.1 Sự lạc hậu về văn hóa số 36
1.2.2 Lệ thuộc công nghệ 38
1.2.3 Bị động trong quá trình hoạch định chính sách chung 39
1.2.4 Thâm hụt thương mại và bảo hộ thị trường 40
1.2.5 Đối diện với những bất ổn tài chính quốc tế 40
Trang 41.2.6 Quyền sở hữu trí tuệ gây khó khăn cho việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ
thuật 41
2 Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển 42
II Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 49
1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 49
1.1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong nền kinh tế quốc dân 49
Việt Nam 49
1.1.1 Nhận thức về thương mại điện tử đã có những chuyển biến tích cực 49
1.1.2 Hoạt động tuyên truyền, đào tạo về thương mại điện tử được đẩy mạnh 50
1.1.3 Ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước bước đầu được xây dựng 51
1.1.4 Nhiều cơ quan, địa phương đã quan tâm tới vấn đề cung cấp dịch vụ công trực tuyến 52
1.1.5 Môi trường pháp lý đang từng bước hoàn thiện 53
1.1.6 Vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân bước đầu được quan tâm 53
1.1.7 Thanh toán điện tử tiếp tục phát triển nhanh và đang đi vào cuộc sống 54
1.2 Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Việt Nam 55
1.2.1 Mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam 55
1.2.2 Tình hình triển khai ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam 57
2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 61
2.1 Khó khăn 61
2.2 Thuận lợi 63
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 67
I Tính tất yếu phải phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 67
II Phương hướng phát triển thương mại điện tử của Việt Nam 69
1 Mục tiêu phát triển 69
Trang 52 Định hướng phát triển 70
3 Phương hướng triển khai 71
III Một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 72
1 Giải pháp vĩ mô 72
1.1 Phát triển Chính phủ điện tử 72
1.2 Tăng cường khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp trong thương mại điện tử 73
1.3 Nâng cao nhận thức của toàn dân về thương mại điện tử 75
1.4 Nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở nhân lực cho thương mại điện tử 76
1.5 Hoàn thiện hạ tầng cơ sở pháp lý về thương mại điện tử 77
1.6 Tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử 78
1.7 Tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại 79
1.8 Bảo mật an ninh thông tin 79
1.9 Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho thương mại điện tử 80
1.10 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng 83
2 Giải pháp vi mô 84
2.1 Xác định mục tiêu hoạt động kinh doanh chủ yếu 84
2.2 Chủ động tích cực tham gia vào thương mại điện tử 84
2.3 Nghiên cứu môi trường kinh doanh thương mại điện tử 86
2.4 Xây dựng phương án kinh doanh thương mại điện tử 86
2.5 Chú trọng việc tham gia các sàn thương mại điện tử 89
2.6 Tăng cường nguồn nhân lực về thương mại điện tử 90
2.7 Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về thương mại điện tử 90
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Dữ liệu giao dịch của mặt hàng cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ
năm 2008 10
Bảng 1.2 Thông tin giao dịch của một số mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2008 11
Bảng 1.3 Thông tin được phân tích về giao dịch của một số mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2008 11
Bảng 1.4 Tốc độ và chi phí truyền gửi một bộ tài liệu 40 trang 18
Bảng 1.5 Chi phí giao dịch của một số loại hình dịch vụ 23
Bảng 2.1 20 quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất 31
Bảng 2.2 Thống kê số liệu phát triển Internet Việt Nam 43
Bảng 2.3 Mức độ sử dụng máy tính trong doanh nghiệp Việt Nam 56
Bảng 2.4 Điều kiện về kết nối mạng Internet trong doanh nghiệp Việt Nam 57
Bảng 2.5 Mục đích sử dụng Internet trong doanh nghiệp Việt Nam 58
Bảng 2.6 Các phương thức nhận đơn đặt hàng điện tử của doanh nghiệp Việt Nam 58
Bảng 2.7 Tần suất cập nhật website của doanh nghiệp Việt Nam qua các năm 2005 - 2008 60
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Hàng hóa và dịch vụ số 10Hình 2.1 Tỉ lệ cước phí thuê bao Internet hàng tháng so với thu nhập bình
quân đầu người 37Hình 2.2 Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc trongdoanh nghiệp Việt Nam 56Hình 2.3 Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam có website qua các năm 2004 - 2008 59Hình 2.4 Mức độ tham giao dịch và ký được hợp đồng điện tử sàn giao dịch
thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam năm 2008 60
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTTiếng Anh
Chữ viết
Thuật ngữ tiếng Anh Thuật ngữ tiếng Việt tắt
Thái Bình Dương
Technologies
Trang 9Tiếng Việt
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mại tự do và tốc độ lưuthông hàng hóa luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội 1000năm trước, con đường tơ lụa xuyên sa mạc qua nhiều quốc gia, nối các đế chế La
Mã với đế chế Trung Hoa không chỉ mang tơ lụa và vàng bạc làm giàu cho nhiềunước mà còn giúp truyền bá công nghệ và triết lý Những phát kiến địa lý vào thế kỷ
14, 15 không chỉ đem lại sự phồn vinh cho các cường quốc hàng hải mà còn là mộttiền đề quan trọng hình thành nên chủ nghĩa tư bản và phương thức sản xuất tư bảnchủ nghĩa Sự phát triển của CNTT ngày nay mà đại diện tiêu biểu của nó là mạngInternet cũng có thể được nhìn nhận dưới cùng một góc độ với hai phát kiến trên,nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biên giới quốc gia bị vượt qua chỉ sau một
cú nhấp chuột (Mouse click) Ảnh hưởng của Internet vì thế mang tính toàn cầu và
nó trở thành một phần của quá trình toàn cầu hóa, vốn đã và đang biến đổi sâu sắcmọi mặt của đời sống, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội
Trên quan điểm lịch sử và biện chứng, có thể thấy, những tác động quyếtđịnh thách thức và cơ hội lớn nhất Internet đặt ra trong dài hạn nằm trong lĩnh vựckinh tế thương mại Internet đặt nền tảng cho sự hình thành của TMĐT, trong đóngười mua và người bán có thể liên lạc trực tiếp với nhau, không cần đến giấy tờ,càng không phải đối mặt thực thể Dòng lưu chuyển thông tin và thương mại hànghóa, dịch vụ trong không gian không có biên giới ấy mở ra khả năng giảm chi phígiao dịch, tiếp cận thị trường và thúc đẩy tiến bộ công nghệ, từ đó thay đổi cấu trúccủa nền kinh tế thế giới
Các chuyên gia đều cho rằng TMĐT sẽ là xu hướng mới cho sự phát triểnnền kinh tế toàn cầu Bởi ngay từ khi xuất hiện, cùng với những tiện ích to lớn củamình, TMĐT đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới.Những quốc gia đi tiên phong trong phát triển TMĐT như Mỹ và một số nước châu
Âu đã gặt hái được những thành công không nhỏ Đơn cử như trường hợp của tậpđoàn máy tính Dell Computer Corp, kể từ khi chào bán các sản phẩm của mình qua
Trang 11www.Dell.com, hãng đã tạo được thế mạnh trong cuộc cạnh tranh với Compaq, trởthành công ty cung cấp máy tính hàng đầu thế giới vào năm 2000 Vào thời điểm
đó, doanh thu của Dell đạt 50 triệu USD/ngày (khoảng 18 tỷ USD/năm) Hiện naydoanh số kinh doanh qua mạng của Dell.com đạt vào khoảng 50 tỷ USD/năm đốivới các sản phẩm liên quan đến máy tính, từ thiết bị chuyển mạch (switch) đến máy
in Một ví dụ khác có thể dẫn ra ở đây là trường hợp của Google Những dịch vụmới mà Google tung ra tận dụng khả năng về công nghệ để tìm kiếm thư điện tử vàfile trên máy tính đã vượt ra ngoài phạm vi tìm kiếm trên web, giúp Google thựchiện được sứ mệnh tổ chức thông tin toàn cầu Về mặt tài chính, Google đã chứng tỏthành công với doanh số 12,799.55 triệu USD trong năm 2008, tính riêng quýI/2009 là 5,508.99 triệu USD Những con số này đã đưa Google trở thành thươnghiệu dẫn đầu thế giới hiện nay.1
Trong bối cảnh như vậy, các nước đang phát triển đã nhìn thấy ở TMĐT cơhội phát triển cho tương lai, nhưng đồng thời lại phải đối mặt với thách thức tronghiện tại không dễ vượt qua về công nghệ, tri thức, v.v… trong khi vẫn còn đang chậtvật tìm cách thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo và lạc hậu Ưu tiên chínhsách của các nước này, vì thế, là làm cách nào bắt kịp với sự phát triển của TMĐTtrên thế giới, đồng thời đối phó với những nguy cơ đến từ quá trình đó
Ở nước ta, mối quan tâm dành cho TMĐT cũng đang tăng lên hàng ngày.Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt “Chiến lượcphát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020” đã khẳng định “Công nghệ thông tin và truyền thông là công
cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thôngtin, rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước” Đối với Việt Nam, cơ hội phát triểnkhông phải là điều không thể nhưng để hoà nhập vào nhịp phát triển chung của nềnkinh tế thế giới vẫn còn là một thách thức lớn Cho nên, việc nghiên cứu, phát triểnTMĐT đang trở thành một vấn đề bức thiết đối với các nước đang phát triển nóichung và Việt Nam nói riêng
1Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM, tr.167.
Trang 12Có thế thấy rằng, TMĐT là một lĩnh vực khá mới mẻ Việc dự đoán tương laiphát triển như thế nào cho chính xác thật khó khăn vì số liệu biến đổi rất mau chóng
và khoa học kỹ thuật mới không ngừng phát triển Thế nhưng trước khi tiến vàovùng đất có nhiều điều chưa biết này, tốt hơn chúng ta nên có trong tay một tấm bản
đồ, tuy không hoàn chỉnh, mà chỉ là một mô hình đơn giản, để dò dẫm từng bước vàtừng bước sửa đổi, tu chỉnh, vẫn hơn là không có gì trong tay
Với những lý do cấp thiết trên, em xin chọn đề tài: “Triển vọng phát triển
thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt
Nam” làm khóa luận của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thương mại điện tử
- Phân tích thực trạng và đánh giá triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thương mại điện tử ở các nước đang phát triển
- Phạm vi nghiên cứu: Thương mại điện tử là lĩnh vực có ảnh hưởng rộng lớntrên phạm vi toàn cầu Tuy nhiên, do thời gian giới hạn, bài khóa luận chỉ tìm hiểuthương mại điện tử ở các nước đang phát triển Trong đó, tập trung đi sâu nghiêncứu và tìm giải pháp cho thương mại điện tử ở Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp thu thập, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu,phân tích xử lí và thống kê, so sánh dữ liệu, đồng thời kết hợp nghiên cứu lí luận vàphân tích thực tiễn, từ đó rút ra các đánh giá nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu
5 Kết cấu khóa luận
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các bảng và Danh mục các hình, khóa luận bao gồm 3 chương như sau:
Chương I: Tổng quan về thương mại điện tử.
Chương II: Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam.
Trang 13Chương III: Một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
Bài khóa luận tiếp thu một số các nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới Tuynhiên, do còn nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức, tài liệu nghiên cứu cũng nhưkinh nghiệm thực tế nên chắc chắn khóa luận không tránh khỏi nhiều thiếu sót cầnđược chỉnh sửa, bổ sung Do đó, em rất mong nhận được những ý kiến đóng gópcủa các thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn
Qua đây, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Phạm Duy
Hưng, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện cũng như hoàn
thành bài khóa luận tốt nghiệp này
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Ánh Mai
Trang 14CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
I Giới thiệu chung về thương mại điện tử
1 Định nghĩa thương mại điện tử
TMĐT là một khái niệm tương đối rộng, vì vậy mà nó có nhiều tên gọi khácnhau Hiện nay có một số tên gọi phổ biến như: thương mại trực tuyến (onlinetrade), thương mại không giấy tờ (paperless commerce) hoặc kinh doanh điện tử (e-business) Tuy nhiên, tên gọi TMĐT (e-commerce) được sử dụng nhiều nhất, đượcbiết đến nhiều nhất và gần như được coi là quy ước chung để gọi hình thức thươngmại giao dịch qua mạng Internet Hiện nay, định nghĩa TMĐT được rất nhiều tổchức quốc tế đưa ra song chưa có một định nghĩa thống nhất về TMĐT Nhìn mộtcách tổng quát, các định nghĩa TMĐT được chia thành hai nhóm tùy thuộc vào quanđiểm:
+ TMĐT hiểu theo nghĩa hẹp:
và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông, đặc biệt làInternet TMĐT được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hóa được bày tại cáctrang web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng Cách hiểunày tương tự với một số các quan điểm như:
- Theo Cơ quan theo dõi công nghệ thông tin châu Âu (EITO), 1997,
“TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giátrị thông qua các mạng viễn thông”.2
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á
thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số”.3
2Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM, tr.17.
3Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Thương mại điện tử, truy cập:
09/05/2010 <http://vi.wikipedia.org/wiki/thương_mại_điện_tử>
Trang 15- Theo Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000, “TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ mộtgiao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việcchuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ”.4
Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp, TMĐT thể hiện qua việc các DN sử dụngcác phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của DNmình Các giao dịch có thể giữa DN với DN (B2B) như mô hình của trang webwww.alibaba.com, giữa DN với khách hàng cá nhân (B2C) như mô hình của trangwww.amazon.com, hoặc giữa các cá nhân với nhau (C2C) trên www.eBay.com
+ TMĐT hiểu theo nghĩa rộng:
Theo nghĩa rộng thì TMĐT có thể được hiểu là giao dịch tài chính và thươngmại bằng phương tiện điện tử như: quảng cáo về DN và hàng hóa, dịch vụ, trao đổi
dữ liệu điện tử, ký hợp đồng, giao hàng hóa (hữu hình, vô hình), thanh toán bằngchuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng Đã có nhiều tổchức quốc tế đưa ra khái niệm về TMĐT theo nghĩa rộng, trong đó có một số kháiniệm điển hình như sau:
- Theo OECD, 1997, “TMĐT gồm các giao dịch thương mại liên quan đếncác tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện đã được số hóathông qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có cổng thông với mạng
mở (như AOL) Trong đó, hàng hóa và các dịch vụ được đặt hàng qua mạng như
thanh toán và phân phối thì có thể thực hiện ngay trên mạng hoặc không”.5 Nhưvậy, TMĐT được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua bán điện tửhàng hóa, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung được số hóa,chuyển tiền điện tử - EFT (Electronic Fund Transfer); mua bán cổ phiếu điện tử -EST (Electronic Share Trading); vận đơn điện tử - E B/L (Electronic Bill ofLading); đấu giá thương mại - Commercial auction; hợp tác thiết kế và sản xuất, tìmkiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến; marketing điện tử (E-
4Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM, tr.17.
5Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM, tr.18.
Trang 16marketing), v.v Theo cách hiểu này, có thể thấy phạm vi hoạt động của TMĐT rấtrộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bánhàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực rất nhỏ trong TMĐT.
- Theo Luật mẫu về TMĐT của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mạiquốc tế (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce), năm 1996, thuật ngữ
“thương mại” (commerce) cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn
đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợpđồng Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, cácgiao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặcdịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng(factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuậtcông trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khaithác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinhdoanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không,đường sắt hoặc đường bộ Với quan điểm này, Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa
về TMĐT theo chiều ngang như sau: “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động
kinh doanh bao gồm: marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán”.6 Khái niệmnày đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ giới hạn riêng hoạtđộng mua và bán, toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông quacác phương tiện điện tử Khái niệm này được viết tắt bởi 4 chữ MSDP Trong đó:
M – Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua Internet)
S – Sales (có trang web có chức năng hỗ trợ giao dịch, ký kết hợp đồng)
D – Distribution (phân phối sản phẩm số hóa trên mạng)
P – Payment (thanh toán qua mạng hay thông qua trung gian như ngân hàng)
Như vậy, đối với DN, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng vàotrong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanhtoán thì được coi là tham gia TMĐT
6Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM, tr.18-19.
Trang 17Ở VN, chúng ta hiểu “TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt
động thương mại sử dụng thông điệp dữ liệu”.7 Trong đó, “Thông điệp dữ liệu làthông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng các phương tiện
điện tử”8 và “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện,điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công
khác duy nhất đối với thương mại truyền thống là nó sử dụng các phương tiện điện
tử vào trong hoạt động thương mại
Tóm lại, mặc dù trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về TMĐT nhưngnhìn chung, đều thống nhất ở quan điểm cho rằng: TMĐT là việc sử dụng cácphương tiện điện tử để làm thương mại Nói chính xác hơn: TMĐT là việc trao đổithông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử mà nói chung ta không cầnphải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch Cácphương tiện điện tử nói đến ở đây chính là các phương tiện kỹ thuật được sử dụngvới mục đích tạo thuận tiện, hỗ trợ cho các hoạt động trong TMĐT, bao gồm: điệnthoại, máy điện báo (telex) và máy fax, truyền hình, thiết bị kỹ thuật thanh toán điện
tử, mạng nội bộ và mạng liên nội bộ, Internet và web Và khái niệm thông tin khôngchỉ là tin tức đơn thuần mà được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải được bằng kỹthuật điện tử, bao gồm: thư từ, các file văn bản (text based file), các cơ sở dữ liệu(database), các bảng tính (spreadsheet); các hình đồ họa (graphical image), quảngcáo, hỏi hàng, đơn hàng, bảng giá, hợp đồng, hình ảnh động (video image, avartars),
âm thanh, v.v…
2 Đặc điểm của thương mại điện tử
Thực tế là TMĐT đang diễn ra trong tất cả các ngành nghề, không chỉ tronggiao dịch thương mại mà còn trong cả các ngành vận tải, bảo hiểm, ngân hàng,trong cả lĩnh vực đầu tư Những ngành đó về cơ bản là khác nhau song xét về bản
7 Khoản 1, điều 3, Nghị định về hoạt động thương mại điện tử của Bộ Thương Mại.
8 Khoản 12, điều 4, Luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005.
9 Khoản 10, điều 4, Luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005.
Trang 18chất, một khi các ngành này đã tham gia vào TMĐT thì đều có đặc điểm chung ởchỗ: Các hoạt động thể hiện sự tham gia vào TMĐT đều được tiến hành trên cácmạng và thông qua các phương tiện điện tử (truyền dữ liệu, ký kết hợp đồng quamạng, khai thông tin, v.v…); Để tham gia vào TMĐT đều cần có thiết bị phần cứng,phần mềm và kết nối mạng; Các hoạt động giao dịch đều dựa trên nền tảng truyềnthống, không còn gặp trở ngại về rào cản địa lý; Mọi giao dịch (kể cả thanh toán)đều diễn ra trên mạng ảo (mạng Internet), chỉ có hành động giao hàng là không thựchiện trên mạng và phạm vi giao hàng là phạm vi rộng lớn mang tầm khu vực và thếgiới chứ không còn bó hẹp trong một tỉnh hoặc một nước như kiểu truyền thốngnữa; Đặc biệt, tất cả các DN hoặc cá nhân khi tham gia TMĐT đều chịu phụ thuộcvào sự phát triển của CNTT.
So với thương mại truyền thống, TMĐT có những đặc điểm khác biệt nhưsau:
+ Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể,trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơquan chứng thực
+ Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại củakhái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong thị trường không cóbiên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) TMĐT trực tiếp tác động tới môi trườngcạnh tranh toàn cầu
+ Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phươngtiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tinchính là thị trường
+ Các bên tham gia giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau
và không đòi hỏi biết nhau từ trước
2.1 Hàng hóa trong thương mại điện tử
Nếu hiểu TMĐT là một loại hình thương mại có sự trợ giúp của CNTT đặcbiệt là mạng Internet thì ngoài các hàng hóa và dịch vụ trong các giao dịch truyềnthống, trong TMĐT còn có các hàng hóa đặc thù của mình đó là hàng hóa và dịch
Trang 19vụ số (digital goods and services) Hàng hóa và dịch vụ số là những hàng hóa vàdịch vụ có thể phân phối qua cơ sở hạ tầng thông tin nằm trong 5 mức độ hàng hóakhác nhau như sau:
Trong đó, Data (dữ liệu) là những dữ liệu được tập hợp xử lý và tích lũy một
số lượng lớn về con người, địa điểm, các giao dịch, quan điểm hoặc sự kiện mà cóthể phân tích một cách dễ dàng Khi nhiều giao dịch được thực hiện và cơ sở dữ liệungày càng phong phú và nhiều thêm thì cần có một tiêu chí có ý nghĩa để phân chia,phân loại các dữ liệu này Các dữ liệu bao gồm các số liệu thống kê, các thông tin,các loại phần mềm Ví dụ như dữ liệu về giá, số lượng, ngày thực hiện của một giaodịch đơn lẻ nào đó hay một bài hát, một bài báo đơn lẻ cũng có thể trở thành một
thứ hàng hóa trong giao dịch TMĐT (Xem Bảng 1.1).
Bảng 1.1 Dữ liệu giao dịch của mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường Mỹ năm 2008
Trang 20Việc tập hợp, tích lũy các dữ liệu thành các nội dung có ý nghĩa đem lại cho
chúng ta Information (thông tin) Ví dụ như một bảng tập hợp các dữ liệu về nhiều
mặt hàng trong một giao dịch nào đó Tương tự như vậy, một nhóm các bài hát, âm
thanh, hình ảnh cũng có thể trở thành hàng hóa (Xem Bảng 1.2).
Bảng 1.2 Thông tin giao dịch của một số mặt hàng nông sản
Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2008
Trong lúc kết hợp các dữ liệu và làm cho các dữ liệu trở thành thông tin thực
sự có ý nghĩa thì việc phân chia hoặc kết hợp các thông tin lại chính là làm tăngthêm giá trị của thông tin đó Ví dụ như: Xử lý số liệu trên mạng có thể đem lại chongười sử dụng khả năng phân tích thông tin và thẩm định các mối quan hệ, các xuhướng và quy tắc, nhất là khi phân tích tổng hợp thông tin theo từng giai đoạn Khi
đó, thông tin đã phát triển lên thành Analytic (thông tin được phân tích) Ví dụ: các
chứng từ, văn bản, sách, v.v… (Xem Bảng 1.3).
Bảng 1.3 Thông tin được phân tích về giao dịch của một số mặt hàng nông sản
Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2008
hàng SL (tấn) Giá trị SL (tấn) Giá trị ± SL ± Giá trị
Trang 212.2 Đối tượng tham gia thương mại điện tử
Trong các hình thức thương mại truyền thống, các đối tượng tham gia baogồm các cá nhân, DN, tập đoàn, Chính phủ, v.v…Với TMĐT cũng vậy, tuy nhiên,khác với các đối tượng trong thương mại truyền thống, đó là các đối tượng đều nhậnthức được vai trò của Internet và phương tiện kỹ thuật trong TMĐT
+ Doanh nghiệp:
Đầu tiên phải nói đến các DN, DN ở đây bao gồm các công ty, tổ chức có tưcách pháp nhân, họ chính là đối tượng tham gia quan trọng nhất của TMĐT bởi vì
DN mới có nhu cầu bán hàng hóa dịch vụ và tìm kiếm thông tin với quy mô lớn hơn
và thường xuyên hơn là các giao dịch cá nhân nhỏ lẻ, mang tính tự phát và nhấtthời Khác với người tiêu dùng khi tham gia giao dịch là để phục vụ nhu cầu cánhân thì DN lại tham gia giao dịch để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, họ luôncần phải quảng cáo và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tới người tiêu dùng
và đối tác Sự tiến bộ của CNTT đã mang lại cho các DN thêm nhiều cơ hội đểquảng bá chính mình qua website cá nhân, qua “chợ ảo”, qua các trang web khác
+ Chính phủ:
TMĐT muốn phát triển được thì nó phải được sự chấp thuận, sự hậu thuẫncủa một hệ thống quản lý và công nghệ toàn cầu Vì vậy, Chính phủ có vai trò dỡ bỏcác rào cản về công nghệ và pháp lý để tạo điều kiện cho TMĐT phát triển Chínhphủ ở đây phải bao gồm cả các cơ quan thuộc Chính phủ
Về mặt công nghệ, Internet là cơ sở của TMĐT nên chính nhờ có sự pháttriển của CNTT mà TMĐT ra đời TMĐT có phát triển được hay không phụ thuộcphần lớn vào sự tiến bộ của CNTT Chính phủ tham gia vào TMĐT vừa với tư cáchtrung gian (tạo nền tảng cơ sở hạ tầng CNTT), vừa với tư cách trực tiếp (tham giagiao dịch G2B, G2G, G2C được đề cập ở phần sau)
+ Người tiêu dùng:
Mục đích cuối cùng của các DN là bán được các sản phẩm dịch vụ của mìnhđến tay người tiêu dùng để thu lợi nhuận Người tiêu dùng chính là động cơ cốt lõithúc đẩy TMĐT phát triển, góp phần giúp DN quyết định xem nên lựa chọn lĩnhvực nào, phát triển mặt hàng nào, có nên đi sâu sử dụng TMĐT không, v.v…
Trang 222.3 Các hình thức giao dịch của thương mại điện tử
Có nhiều tiêu chí để phân loại các hình thức giao dịch của TMĐT, nhưngphương thức phổ biến là phân loại dựa vào các chủ thể tham gia TMĐT Dựa vàophương thức này, người ta chia TMĐT theo các loại sau: Người tiêu dùng
C2C (Consumer to Comsumer): Người tiêu dùng với người tiêu dùng
C2B (Consumer to Business): Người tiêu dùng với doanh nghiệp
Doanh nghiệp
B2C (Business to Consumer): Doanh nghiệp với người tiêu dùng
B2B (Business to Business): Doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2E (Business to Employee): Doanh nghiệp với người lao động
Chính phủ
G2B (Government to Business): Chính phủ với doanh nghiệp
3 Các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho thương mại điện tử
Theo định nghĩa trên, các phương tiện kỹ thuật của TMĐT có thể chia làm 6loại gồm điện thoại, máy fax, truyền hình, hệ thống thanh toán và chuyển tiền điện
tử, mạng nội bộ và mạng liên nội bộ, Internet và web
+ Điện thoại: là một phương tiện phổ thông để sử dụng và thường mở đầu
cho các cuộc giao dịch thương mại Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạcqua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên ngày càng rộng rãi hơn Tuynhiên, trên quan điểm kinh doanh, công cụ điện thoại chỉ chuyển tải được âm thanh,mọi giao dịch cuối cùng vẫn phải thực hiện trên giấy tờ Ngoài ra, chi phí giao dịchđiện thoại rất cao, đặc biệt là với giao dịch đường dài
+ Máy fax: có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống.
Nhưng máy fax không thể truyền tải được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều và chi phí sử dụng còn cao
Trang 23+ Truyền hình: đóng vai trò quan trọng trong thương mại, nhất là trong
quảng cáo hàng hóa, ngày càng có nhiều người mua hàng nhờ xem quảng cáo và đã
có một số dịch vụ được cung cấp qua truyền hình Song truyền hình chỉ là công cụviễn thông “một chiều”, qua truyền hình khách hàng không thể có được các chàohàng, không thể đàm phán với người bán hay người cung cấp về các điều khoản, thủtục mua bán cụ thể Khi máy thu hình cùng tham gia kết nối với máy tính điện tử thìcông dụng của nó sẽ được mở rộng hơn
+ Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử: là công cụ không thể thiếu trong
TMĐT Thông qua các hệ thống thanh toán điện tử và chuyển tiền điện tử mà bảnchất là các phương tiện tự động chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác, thanhtoán điện tử sử dụng rộng rãi hình thức rút tiền tự động, thẻ tín dụng, thẻ mua hàng,thẻ thông minh, thẻ từ, v.v…
+ Mạng nội bộ và liên mạng nội bộ: Theo nghĩa rộng, mạng nội bộ là toàn
bộ thông tin và các hình thức liên lạc giữa các máy tính điện tử trong một cơ quan,
xí nghiệp, công ty Theo nghĩa hẹp, đó là mạng kết nối nhiều máy tính ở gần nhau –gọi là mạng nội bộ (LAN), hoặc nối kết máy tính trong một khu vực rộng lớn hơn –gọi là mạng diện rộng (WAN) Hai hay nhiều mạng nội bộ liên kết với nhau tạothành liên mạng nội bộ – có thể gọi là “mạng ngoại bộ” (EXTRANET)
+ Internet và web: Internet và web là phương tiện truyền dẫn đa chức năng
với khả năng chuyển tải kết hợp nhiều loại dữ liệu khác nhau từ văn bản, âm thanhđến hình ảnh, đồng thời có khả năng kết hợp với nhiều phương tiện khác nhau.Internet cũng mở rộng phạm vi của TMĐT đến những lĩnh vực trước đây bị giớihạn bởi khoảng cách không gian như y tế, giáo dục, kế toán, v.v… Ví dụ như ta cóthể lấy bằng cử nhân hay master do các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới cấp màkhông phải ra nước ngoài bằng cách ghi danh vào các khóa học trên mạng
Internet và web đã tạo ra bước phát triển mới của ngành truyền thông,chuyển từ thế giới “một mạng, một dịch vụ” sang thế giới “một mạng, nhiều dịchvụ” và đã trở thành công cụ quan trọng nhất của TMĐT Có thể thấy, mặc dùTMĐT đã tồn tại trước khi Internet ra đời nhưng sự xuất hiện của Internet và web làmột bước ngoặt bởi lẽ thương mại đang trong tiến trình toàn cầu hóa và hiệu quả
Trang 24hóa Hai xu hướng đó đòi hỏi phải áp dụng Internet và web như các phương tiện đãđược quốc tế hóa cao độ và có hiệu quả sử dụng cao Chính bước ngoặt này đã đặt
ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết Trên thực tế, người ta đã và đang nghiên cứukết hợp các phương tiện thương mại truyền thống với Internet Bài khóa luận vì vậytập trung vào TMĐT sử dụng Internet như một công cụ chủ yếu
II Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
1 Lợi ích của thương mại điện tử
Trong thương mại quốc tế hiện nay, TMĐT ngày càng đóng vai trò quantrọng vì đó là phương thức giao dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất, cung cấp thông tincập nhật nhất, tận dụng được tối đa các nguồn lực và đem lại sự tiện dụng nhất chocác bên tham gia Việc gắn kết CNTT với công việc kinh doanh TMĐT khiến choTMĐT phát huy được lợi ích vô cùng to lớn của nó, giúp người tham gia TMĐTnhanh chóng tiếp cận được những thông tin phong phú về thị trường, đối tác, đốitượng, giảm chi phí trong kinh doanh, rút ngắn chu kỳ sản xuất Từ đó, TMĐT giúpcác nền kinh tế hoạt động và phát triển mau lẹ hơn gấp nhiều lần Dưới đây lànhững lợi ích to lón mà TMĐT đem lại cho các DN, người tiêu dùng và xã hội:
1.1 Lợi ích của thương mại điện tử đối với các tổ chức doanh nghiệp
1.1.1 Mở rộng thị trường
Với Internet, DN có thể kinh doanh hỗn hợp các loại mặt hàng khác nhau.Không giống như hình thức bán hàng truyền thống, rất khó để dựng nên một cửahàng tạp hóa với rất nhiều loại hình sản phẩm khác nhau Điều đó đòi hỏi một sốvốn lớn và đáng kể cả về sức người và sức của Những yếu tố đó sẽ khiến giá sảnphẩm tăng lên Nhưng điều đó lại không hề xảy ra với một cửa hàng ảo, một cửahàng trên Internet Ở đây, các hàng hóa được bày biện không hề tốn diện tích vềkhông gian, đơn giản đó chỉ là những hình ảnh được sao chụp hoặc được mô tả trêntrang web của cửa hàng Như vậy, với một người bán, nếu trước đây họ chỉ có thểchủ động trong cung cấp một lượng nhất định sản phẩm thì nay, họ hoàn toàn có thểcung cấp lượng sản phẩm lớn hơn nhiều, cả về chủng loại và số lượng Như vậy, với
ưu thế đa dạng hóa sản phẩm, TMĐT giúp các nhà cung cấp có thể mở thêm thịtrường và phạm vi khách hàng Đây chính là một trong những ưu thế để thành công
Trang 25Ngoài ra, TMĐT còn tạo thị trường cho người bán và người mua gặp nhautrên phạm vi toàn cầu Một thực tế là có rất nhiều nhà cung cấp muốn bán hàng hóa
và dịch vụ của mình mà không tìm dược người mua, trong khi một số người có nhucầu muốn mua một hàng hóa nào đó hoặc sử dụng dịch vụ nào đó lại không biết chỗmua hoặc không thể mua vì trong khu vực của mình không bán Ví dụ: Khi ấn phẩmHarry Potter 7 “Deathly Hallows” ra đời, hàng triệu người ở nhiều quốc gia (khôngphải là Anh Quốc) đều mong muốn mua ngay bản tiếng Anh, và để tiết kiệm thờigian chờ đợi, lựa chọn tốt nhất là mua hàng trên mạng (Ví dụ như qua websitehttp://www.amazon.com) Với hình thức bán hàng trực tuyến, www.amazon.comphục vụ khách hàng không chỉ trong một châu lục mà là trên toàn thế giới Như vậy,TMĐT đã đem lại sự hiện diện toàn cầu và đảm bảo tính thường xuyên cho ngườicung cấp và sự lựa chọn toàn cầu cho người tiêu dùng Nhà cung cấp nhỏ hay lớnđều có cơ hội được biết đến như nhau TMĐT ngày càng thể hiện dược tính ưu việtcủa mình bằng việc cho phép tiến hành các thương vụ mọi lúc mọi nơi một cáchthuận tiện Thời gian giao dịch có thể lên tới 24h/ngày, 7 ngày/tuần Với lợi thế này,một công ty nhỏ cũng có cơ hội cạnh tranh như một công ty xuyên quốc gia
1.1.2 Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
Theo số liệu của Internet World Stats tại www.internetworldstats.com, 2008cho thấy: trong lĩnh vực ngân hàng, nếu một giao dịch tiến hành thủ công sẽ phảichi phí 1,75 USD, giao dịch qua điện thoại thì chi phí là 1,5 USD, dùng thẻ ATMchi phí đã giảm xuống 0,25 USD, nhưng nếu áp dụng TMĐT thông qua Internet thìchi phí chỉ còn 0,5 cent Số liệu của Văn phòng quốc gia Úc, 2008 cũng cho kết quảtương tự khi một giao dịch ngân hàng đã giảm từ 3,5 đô la Úc xuống còn 0,12 đô la
Úc nhờ TMĐT Ở cấp độ kinh doanh nhỏ, một cửa hàng bán đồ kim hoàn tại Mỹsau khi đưa ra các sản phẩm của mình trên trang web đã đưa doanh số tăng lên3000% trong mùa kinh doanh giáng sinh đầu tiên Đó là lí do tại sao hình thức đưahàng lên trang web ngày càng trở nên phổ biến ở các siêu thị.10
Nếu nghiên cứu một cách chi tiết ta sẽ thấy, việc áp dụng TMĐT giúp DNgiảm rất nhiều chi phí Cụ thể:
10 Mai Ngọc Cường (2008), CNTT và những tác động, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 12, tr 18.
Trang 26+ Giảm chi phí thuê cửa hàng:
Cửa hàng trên Internet của DN được mở ngay tại nhà của khách hàng trướcmàn hình máy tính mà không phải thuê cửa hàng cố định ở bên ngoài Chẳng hạnkhi DN thiết lập một trang web, khác với cơ sở kinh doanh thực, nó hiện hữu trêncác máy tính nối mạng Internet, khi người sử dụng truy cập vào địa chỉ trang web
đó, người cung cấp và người tiêu dùng gặp nhau trực tuyến chứ không cần phải trựctiếp Nhờ đặc tính này mà ngay cả các hộ gia đình cũng dễ dàng tham gia kinhdoanh trên mạng Internet và cạnh tranh một cách bình đẳng với những DN lớn.Hiện nay, đặc điểm này còn được thực hiện một cách dễ dàng hơn nhờ những thiết
bị mới như: điện thoại di động kết nối được Internet
+ Giảm chi phí bán hàng và marketing:
Bằng phương tiện Internet, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch đượcvới nhiều khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn trước kia Catalogueđiện tử trên web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với cataloguedạng ấn phẩm bị hạn chế về số lượng, không gian và thời gian Ở VN, kể từ khitriển khai bán vé máy bay trực tuyến, Jetstar Pacific Airlines đã đạt được những kếtquả đáng kể Theo số liệu thống kê của Jestar Pacific Airlines, 2008, nếu doanh thubán vé qua pacificairlines.com.vn trong năm 2007 đạt 800 tỷ đồng thì doanh thu 6đến cuối năm 2008 đã đạt trên 1200 tỷ đồng, trong đó khách hàng thanh toán trực
tuyến qua Internet đạt khoảng 250 tỷ đồng.11 Kết quả này có được nhờ việc giảmchi phí bán hàng thông qua Internet
Thông thường lượng khách hàng tăng lên, lực lượng bán hàng cũng phải tănglên theo Kèm theo nó là lương, bảo hiểm, và nhiều khoản chi phí khác Với TMĐTthì những khó khăn đó đã được tháo gỡ hoàn toàn Một DN khi tiến hành kinhdoanh trên mạng Internet thì chỉ mất rất ít chi phí hoặc không mất thêm bất cứ chiphí nào khi số lượng khách hàng tăng lên bởi chi phí mà họ bỏ ra không được đobằng thời gian mạng hoạt động (24h/ngày, 7 ngày/tuần) Mà cùng một lúc, mộtngười bán hàng có thể giao dịch với nhiều khách hàng nên hao phí là không đáng
11 Bộ Công Thương (2009), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008.
Trang 27kể, nếu không tính các lí do chủ quan khác thì năng lực bán hàng của DN sẽ chỉ bị giới hạn do tốc độ xử lý, chất lượng đường truyền mà thôi.
+ Giảm chi phí trong giao dịch:
Trong các DN, mỗi thương vụ hay mỗi giao dịch đều gây phát sinh chi phí,dần dần số chi phí đó sẽ tăng lên theo tốc độ phát triển của DN, nhất là chi phí vănphòng, giấy tờ Ví dụ: Với giao dịch B2C, B2B,… thì việc đảm bảo dòng chảythông tin được thông suốt và liên tục là rất có ý nghĩa đối với mỗi DN TMĐT quaInternet có thể giúp DN thực hiện một cách nhanh chóng các hoạt động giao dịchvới dung lượng không hạn chế và chi phí thấp nhất Cụ thể: thời gian giao dịch quaInternet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax và bằng khoảng 0,5‰ thời giangiao dịch qua bưu điện, chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng khoảng 5% chi phígiao dịch qua fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh; chi phí thanh toán điện tử
qua Internet chỉ bằng 10-20% chi phí thanh toán thông thường (Xem Bảng 1.4).
Bảng 1.4 Tốc độ và chi phí truyền gửi một bộ tài liệu 40 trang
New York đi Tokyo
New York đi Los Angeles
Nguồn: Tuấn Trần (2008), CNTT-TT - Góc nhìn cận cảnh, Tạp chí Bưu chính Viễn thông, kỳ
1 tháng 12, tr.21.
Trong các tiêu chí cắt giảm này, tiêu chí thời gian giảm rõ rệt hơn, vấn đề tốc
độ làm cho thông tin hàng hóa tiếp cận người tiêu thụ mà không phải qua trung gian
có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động kinh doanh và cạnh tranh Do đó, chu kỳ sản
Trang 28phẩm được rút ngắn, nhanh chóng hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu thường xuyênthay đổi của khách hàng.
Ngoài ra, quảng cáo qua Internet là hình thức quảng cáo kinh tế nhất Thôngqua trang web, DN có thể tự giới thiệu về mình trên quy mô toàn cầu mà không cầnthông qua các phương tiện thông tin đại chúng và phải trả chi phí dịch vụ rất cao.1.1.3 Giảm lượng hàng tồn kho
Hàng tồn kho của một công ty càng lớn thì chi phí vận hành của công ty đócàng tăng và lợi nhuận vì vậy sẽ giảm xuống Thậm chí có nhiều hàng tồn kho cũngkhông đảm bảo việc có thể cải thiện dịch vụ khách hàng tốt hơn hay không Giảmhàng tồn kho cũng đồng nghĩa với việc năng suất được tận dụng hiệu quả hơn Điềunày lại giúp giảm sức ép phải đầu tư bổ sung vào trang thiết bị sản xuất, qua đó gópphần giảm chi phí cho DN
Việc trao đổi thông tin qua hệ thống mạng điện tử giữa các nhà máy, bộ phậnmarketing và bộ phận thu mua đã giúp đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa trongkho và phòng kế hoạch sản xuất sẽ xác định được năng lực sản xuất và nguyên vậtliệu của từng nhà máy Kho có vấn đề phát sinh, toàn bộ các bộ phận trong tổ chứcngay lập tức nắm rõ và có những điều chỉnh phù hợp Nếu như mức cầu trên thịtrường bất ngờ tăng hoặc một nhà máy không thể hoàn thành kế hoạch sản xuất thì
tổ chức có thể kịp thời nhận biết được tình hình và tăng cường hoạt động sản xuấttại một nhà máy khác Chính vì vậy mà vấn đề hàng tồn kho của các công ty, các
DN luôn được giải quyết tốt, giúp các công ty và tổ chức của mình tiết kiệm đượcrất nhiều trong một năm sản xuất kinh doanh
1.1.4 Hỗ trợ công tác quản lý
+ Quản lý phân bổ: Công nghệ điện tử đáp ứng được yêu cầu truyền tải, đưacác văn kiện giao hàng như các vận đơn, các hợp đồng mua bán, thông báo trướckhi giao hàng, các khiếu nại thương mại và cung cấp khả năng quản lý nguồn lực tốtbằng việc sử dụng các phần mềm, các hệ thống kiểm soát theo quy trình, theo đó,các số liệu được cập nhật thường xuyên và liên tục, đặc biệt là các số liệu này đượctập hợp từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều địa điểm phân bổ sản phẩm khắp nơitrên thế giới
Trang 29+ Quản lý các kênh thông tin: Các thông tin về kỹ thuật, sản phẩm, giá cảtrước kia được yêu cầu nhắc đi, nhắc lại qua nhiều cuộc đàm thoại và ghi chú lạimất nhiều giờ lao động căng thẳng thì bây giờ việc tập hợp, lưu trữ thông tin không
hề mất nhiều thời gian, thậm chí việc bổ sung, xóa bớt hay xử lý các số liệu cũng trởnên vô cùng dễ dàng, khiến cho việc lưu giữ và xử lý số liệu rất khoa học và
nhanh chóng
+ Quản lý thanh toán: Ứng dụng điện tử kết nối trực tiếp các công ty với cácnhà cung cấp, các nhà phân phối, do vậy thanh toán có thể gửi và nhận bằng hệthống điện tử Thanh toán điện tử chính xác và giảm bớt được các nhầm lẫn sai sót
mà nếu là con người thì dễ mắc phải do vấn đề tâm lý tại thời điểm diễn ra thanhtoán Một đặc tính ưu việt của TMĐT trong thanh toán là ở chỗ hiệu quả cao, tốc độ
xử lý lớn, độ chính xác đáng tin cậy và chi phí thấp
1.1.5 Nâng cao khả năng phục vụ và chăm sóc khách hàng thường xuyên
Các tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng sản phẩm có thể được gửi trực tiếpcho khách hàng qua Internet mà không cần in ấn, vận chuyển, vừa tốn kém chokhách hàng lại vừa tốn kém cho công ty Đó là một trong những lý do tại sao TMĐTlại có thể đáp ứng nhiều loại yêu cầu đến thế
Với cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên, doanh nghiệp có thể nắmđược đặc điểm của từng khách hàng, nhóm khách hàng, qua đó phân đoạn thịtrường, hướng những chính sách phù hợp riêng biệt cho từng nhóm khách hàng Kể
từ lần mua hàng thứ hai trở đi, DN không cần khách hàng phải cung cấp chi tiết cácthông tin về mình nữa mà có thể xác định một cách nhanh chóng và xu hướng nhucầu của khách hàng Cung cấp sản phẩm hay dịch vụ đúng với đòi hỏi của từngkhách hàng sẽ là một ưu thế lớn trong việc duy trì các khách hàng quen thuộc Tuynhiên, để tận dụng ưu thế này thì cấu trúc hoạt động của DN cần phải chú trọng mốiliên hệ giữa bộ phận lưu trữ, xử lý dữ liệu với các bộ phận khác, nhằm mục đíchthỏa mãn ngay cả một nhóm nhu cầu hay thậm chí là nhu cầu riêng biệt của từngkhách hàng
Khi kinh doanh trên Internet, DN có thể hình thành các chuyên mục như giảiđáp thắc mắc, hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, bảo quản, v.v… Những chuyên
Trang 30mục này sẽ rất có lợi cho DN, để giải quyết một cách tự động vấn đề này trênwebsite mà không phải tốn chi phí và đầu tư nhân lực lâu dài DN có thể cập nhậtnhững tin tức về khách hàng thường xuyên và làm dài thêm danh sách khách hàngtiềm năng thông qua các trang miền điện tử Thậm chí DN có thể theo sát sự biếnđộng của khách hàng, mà ở quy mô lớn hơn là sự biến động của thị trường thay vìchờ đợi vận chuyển các tài liệu, các hồ sơ kinh doanh qua bưu điện như trước kia,trong một thời gian ngắn (khoảng 2 phút) Ngoài ra, DN có thể gửi đến đối tác,khách hàng những gì họ muốn và nhận thông tin phản hồi nhanh không kém Điều
đó giúp cho việc quảng cáo hệ thống của DN với khách hàng, đối tác để họ có mốiquan hệ gắn bó hơn, hiểu biết sâu sắc hơn về nhau Các mối quan hệ đó giúp ích rấtnhiều cho DN trong việc nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định cũng nhưchiến lược kinh doanh của mình
1.2 Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng
1.2.1 Mua sắm mọi nơi mọi lúc
Ngày nay, trong thời đại thông tin, khái niệm “shopping qua mạng”, “siêu thịđiện tử”, “mua hàng trực tuyến” đang trở nên ngày càng có tính xã hội hóa cao, sốngười tiếp cận với Internet, với mạng ngày càng tăng và kèm theo nó là rất nhiềudịch vụ được mở ra, tạo nên một lớp thị trường mới: “thị trường ảo” Người tiêudùng có thể lựa chọn và tiến hành mua bán tại nhà thông qua việc truy cập Internetvới hình thức thanh toán thông qua các loại thẻ tín dụng Nhất là khi hiện nay việc
sử dụng công nghệ ADSL đang trở nên phổ biến và thuận tiện, chi phí hợp lý thìngười tiêu dùng có thể ngồi tại nhà để lựa chọn sản phẩm với đầy đủ âm thanh, hìnhảnh và các thông số kỹ thuật Điều này là rất thuận tiện và tiết kiệm so với việc phải
đi tìm kiếm hàng hóa ở các cửa hàng và siêu thị
1.2.2 Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp để lựa chọn
Đây là một lợi thế mà chỉ có hình thức mua bán siêu thị mới có thể cạnhtranh được Đơn cử một ví dụ sau: một người muốn mua xe ô tô, theo cách truyềnthống, người ấy sẽ phải đi đến từng đại lý để tìm hiểu thông tin và giá cả, tham khảotrên báo chí, catalogue, hỏi bạn bè, thậm chí nếu mẫu xe này đã hết ở đại lý này thì
Trang 31lại phải tìm đến đại lý khác của hãng đó để xem loại xe muốn xem Thống kê lại, đểmua được chiếc xe theo ý muốn, người đó phải rất mất thời gian, công sức và tiềnbạc (chi phí đi lại, hao tổn sức khỏe, v.v…) Nhưng với TMĐT, người đó chỉ cầnngồi một chỗ, truy cập Internet và tham quan tất cả những hãng xe mà mình muốntìm hiểu, chọn sản phẩm theo mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc mà mình tự kết hợp,thậm chí lượng thông tin thu được còn hơn cả sự mong đợi, trong khi đó lại khôngphải mất thời gian đi lại, cũng không phải mất chi phí nào ngoài chi phí truy cậpInternet đang có xu hướng ngày càng rẻ hơn.
Số lượng hàng hóa mà các cửa hàng và DN cung cấp cũng dễ lựa chọn và đadạng, phong phú hơn rất nhiều so với hình thức kinh doanh truyền thống Trên thực
tế, người tiêu dùng phải mất rất nhiều thời gian để di chuyển giữa các cửa hàng vàngay tại một cửa hàng cũng cần nhiều thời gian để lựa chọn hoặc tìm kiếm một sảnphẩm nào đó mà không phải chỗ nào người tiêu dùng tìm đến cũng đều sẵn sàngcung cấp cái mà họ cần Ví dụ: Tại VN, nếu muốn mua đồ mỹ phẩm, người tiêudùng có thể đến siêu thị, nhưng nếu muốn mua đồ mỹ phẩm cao cấp, hàng ngoạinhập thì không phải siêu thị nào cũng có và chất lượng không phải lúc nào cũngđảm bảo Khi đó, người tiêu dùng phải tìm đến các đại lý, các nơi chuyên bán các
đồ mỹ phẩm Với TMĐT thì vấn đề này sẽ hoàn toàn được khắc phục
1.2.3 Giá cả và phương thức giao dịch tốt
Do có nhiều sự lựa chọn, người tiêu dùng chắc chắn sẽ lựa chọn được mộtsản phẩm hợp ý mình mà nếu tính chi tiết thì chi phí bỏ ra là không hề lớn Hơnnữa, do nhà sản xuất tiết kiệm được những chi phí như đã nêu trên nên giá thành sảnphẩm hạ và người tiêu dùng mua hàng qua phương thức TMĐT sẽ được hưởng mức
giá thấp hơn khi mua hàng hóa bằng phương thức thông thường (Xem Bảng 1.5).
Với các DN kinh doanh trên mạng, một dịch vụ không thể thiếu, luôn đi kèmvới việc bán sản phẩm, dịch vụ chính là việc vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đến chongười đặt hàng Nhờ đó, việc giao dịch có thể được tiến hành ngay tại nhà hoặc đếnbất cứ địa điểm nào mà người đặt hàng yêu cầu Người đặt hàng có thể thanh toánngay bằng thẻ hoặc chuyển khoản, hoặc thanh toán bằng tiền mặt cho nhà cung cấp
Trang 32Bảng 1.5 Chi phí giao dịch của một số loại hình dịch vụ
Đơn vị: USD/giao dịch
Vé máy
Ngân hàng Trả hóa Phí BH Phân phối
Nguồn: Hoàng Anh (2008), Những lợi ích từ Internet, Tạp chí Thế giới vi tính số 12, tr.37.
Bình thường, khi mua hàng, người tiêu dùng thường phải tự lo phần vậnchuyển hàng hóa về Nhưng trong TMĐT, người mua chỉ việc đặt hàng qua mạng,thanh toán trước hoặc sau qua mạng, và chờ người mang sản phẩm đến cho mìnhtheo đơn đặt hàng Theo cách này, hàng hóa, dịch vụ được chuyển đến người tiêudùng một cách chuyên nghiệp hơn, tốt hơn và đảm bảo chất lượng hơn Vì ngườitiêu dùng vẫn có quyền từ chối nhận hàng khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ trênkhông phù hợp với đơn đặt hàng
Hơn nữa, thông qua Internet, người tiêu dùng được lựa chọn hàng hóa, dịch
vụ trên phạm vi toàn cầu Ví dụ: Người tiêu dùng ở VN hoàn toàn có khả năng đặt mua sách trên trang web www.amazon.com Đặc biệt, đối với các sản phẩm hàng hóa mà không cần đến sự kiểm tra bằng xúc giác thì TMĐT đem lại cho người tiêu dùng một khả năng lựa chọn tốt nhất với đầy đủ các thông tin về sản phẩm, ví dụ: các sản phẩm phần mềm, sách, trò chơi, v.v… 1.2.4 Chia sẻ thông tin nhanh chóng
Trang 331.3 Lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội
1.3.1 Thúc đẩy nền công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận nềnkinh tế số hóa
TMĐT phát triển dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại Do vậy,phát triển TMĐT sẽ tạo nên những nhu cầu đầu tư mới và phát triển CNTT Ở VN,cùng với sự phát triển của TMĐT, CNTT những năm qua đã có được mức tăngtrưởng mạnh mẽ, năm 2008 đạt 23% (tương đương 5,22 tỷ USD), năm 2009 ướctính còn số này đạt trên 20% (tương đương 6,26 tỷ USD) Trong đó, doanh thungành công nghiệp điện tử, phần cứng đạt 4,68 tỷ USD, tăng 14%; công nghiệpphần mềm đạt 880 triệu USD, tăng 30%; công nghiệp nội dung số và dịch vụ trựctuyến đạt 700 triệu USD, tăng 58% Hiện tại, VN cũng đang xây dựng chiến lượctăng tốc để sớm trở thành quốc gia mạnh về CNTT, phấn đấu đưa tổng doanh thu
Với đà này, các nhà nghiên cứu dự đoán, các nền kinh tế đang phát triển sẽdần tiến tới “nền kinh tế số hóa” hay còn gọi là “nền kinh tế mới” lấy tri thức vàthông tin làm nền tảng phát triển Đây là khía cạnh mang tính chiến lược đối với cácnước đang phát triển vì nó đem lại cả nguy cơ tụt hậu lẫn cơ hội tạo “bước nhảyvọt” bắt kịp xu thế phát triển của nhân loại trong một thời gian ngắn hơn nhiều.1.3.2 Nâng cao nhận thức của xã hội về công nghệ thông tin
Các kế hoạch mở rộng thị trường đều giúp cho DN và người tiêu dùng tiếpcận nhanh với TMĐT để có một phương thức kinh doanh và mua bán mới, hiện đại,
hỗ trợ, xúc tiến các hoạt động giao thương của DN được thuận lợi và dễ dàng hơn,tạo động lực thúc đẩy, nâng cao nhận thức về mua bán quốc tế trong tiến trình hộinhập kinh tế Từ biết Internet, đến dùng Internet là cả một bước tiến trong nhậnthức, trong thói quen sống của con người Thông qua việc truy cập vào các trangweb mua hàng, người tiêu dùng sẽ biết đến các lợi ích của nó, từ đó nảy sinh nhucầu mua hàng qua mạng, và như vậy, TMĐT bắt đầu định hình và phát triển theomức tăng nhận thức của xã hội về CNTT
12 Cục Ứng dụng CNTT (2009), Báo cáo Ứng dụng công nghệ thông tin năm 2008 - 2009
Trang 341.3.3 Tăng cường lợi ích cho xã hội thông qua việc phát triển Chính phủ điện tử
Internet ra đời đã làm thay đổi nhiều hình thái hoạt động của con người,đồng thời thúc đẩy việc phổ cập và thâm nhập của tri thức vào các hoạt động trêntoàn thế giới Về mặt điều hành Nhà nước (hay còn gọi là về mặt cầm quyền), người
ta thường nói đến CPĐT, vì đó là môi trường bảo đảm cho sự thành công củaTMĐT và nền kinh tế số hóa CPĐT được hiểu là “việc ứng dụng công nghệ thôngtin để các cơ quan của Chính quyền từ trung ương đến địa phương đổi mới, làm việc
có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn chongười dân, doanh nghiệp và các tổ chức; và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngườidân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước”13
CPĐT ra đời với mục đích cải tiến và cung cấp các dịch vụ Chính phủ nhằmđem lại lợi ích cho người dân Quan trọng hơn nữa, CPĐT còn đặt ra mục tiêu tăngcường năng lực của Chính phủ theo hướng quản lý, điều hành có hiệu quả và nângcao tính minh bạch nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh tế và xã hội của đấtnước vì mục tiêu phát triển
Điểm chủ yếu của CPĐT là xây dựng chiến lược dài hạn, có phạm vi sâurộng nhằm liên tục cải tiến các hoạt động với mục đích cuối cùng là đáp ứng nhucầu của người dân thông qua việc thay đổi các hoạt động như quản lý cán bộ, côngnghệ và quy trình công việc
Do vậy, CPĐT còn mang lại lợi ích là cung cấp hàng hóa và dịch vụ mộtcách hiệu quả và kịp thời cho người dân, DN, các cơ quan và nhân viên Chính phủ.Đối với người dân và DN, CPĐT là sự đơn giản hóa các thủ tục và tăng tính hiệuquả của quá trình phê duyệt Đối với các cơ quan và nhân viên Chính phủ, CPĐT là
sự hỗ trợ hợp tác giữa các cơ quan nhằm đảm bảo đưa ra các quyết định một cáchchính xác và kịp thời
2 Hạn chế của thương mại điện tử
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà TMĐT đem lại cho tổ chức, cá nhân và xã hội thì TMĐT cũng có những hạn chế, thách thức đối với các DN khi tham gia
13 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Chính phủ điện tử, truy cập:
03/04/2010 <http://vi.wikipedia.org/wiki/chính_phủ_điện_tử>
Trang 35TMĐT Đó là sự thay đổi môi trường kinh doanh, vấn đề công nghệ, pháp luật,nguy cơ ăn cắp bản quyền và các chính sách của Chính phủ, sự cạnh tranh lớn hơn
và dĩ nhiên là cả chi phí cho việc trang bị công nghệ Dưới đây chỉ là một vài trong
số các hạn chế của TMĐT:
2.1 Sự thay đổi của môi trường kinh doanh
Giống như thương mại truyền thống, TMĐT cũng chịu tác động của môitrường kinh tế trong và ngoài nước, như tình hình phát triển quốc gia, các chínhsách về kinh tế, tài chính, hoặc môi trường pháp luật, văn hóa, xã hội Tuy nhiên,TMĐT còn phải chịu thêm tác động rất lớn bởi sự thay đổi công nghệ Sở dĩ nhưvậy bởi trong TMĐT, người mua và người bán không gặp gỡ trực tiếp mà thông quamạng máy tính Môi trường kinh doanh điện tử tạo nên bởi các yếu tố công nghệnên nó không ngừng thay đổi theo sự thay đổi của công nghệ Tham gia TMĐT đòihỏi con người phải có trình độ, hiểu biết về sử dụng và làm chủ mà điều này vốnkhông hề dễ dàng
2.2 Chi phí đầu tư cao cho công nghệ
TMĐT phụ thuộc vào mạng viễn thông và công nghệ Công nghệ càng pháttriển, TMĐT càng có cơ hội phát triển, tạo ra những dịch vụ mới, nhưng cũng nảysinh vấn đề là làm tăng chi phí đầu tư công nghệ Nếu trước đây, TMĐT chỉ mangtính chất giao dịch thông qua dạng chữ thì ngày nay có thể giao dịch bằng tiếng nói– voicechat (rẻ hơn điện thoại rất nhiều) Nhưng chi phí cho một thiết bị như vậykhông phải là nhỏ Thực tế ở VN, các DN vừa và nhỏ phải vượt qua nhiều rào cản
để có thể ứng dụng CNTT như: chi phí CNTT cao (42%), thiếu sự tương ứng giữacung cầu CNTT (38%), thiếu đối tác, khách hàng và nhà cung ứng (41%), v.v 14Với tỷ lệ chi phí đầu tư cao như vậy, rất ít DN dám đầu tư toàn diện, mà nếu cómong muốn đầu tư thì khó theo được đến nơi đến chốn, vì ngoài chi phí đó ra, DNphải chi rất nhiều chi phí khác Hơn nữa, công nghệ thay đổi nhanh chóng cùng vớitốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật làm cho người sử dụng phải không ngừnghọc hỏi, nâng cao kiến thức sử dụng công nghệ hiện đại
14 The Newspaper and the Economist group (2008), Readiness for the Networked World A
guide for Developing Countries, The economist, no.7, p.35.
Trang 362.3 Khung pháp lý chưa hoàn thiện
Tại Phiên họp thứ 29 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (12/1996), Uỷ ban
Liên Hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã thông qua “Luật mẫu
về Thương mại điện tử”, tạo điều kiện giúp đỡ các quốc gia trên thế giới hoàn thiện
hệ thống pháp luật của mình trong lĩnh vực TMĐT Tuy nhiên, để TMĐT có thểphát triển một cách toàn diện, các quốc gia còn cần bổ sung rất nhiều các văn bảnluật hướng dẫn, quy định cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực Hiện nay, chỉ một sốnước phát triển như Mỹ, Nhật, Úc, v.v… mới có các quy định chặt chẽ về pháp lýgiao dịch điện tử, còn hầu hết các nước đang phát triển thì vẫn chưa có những vănbản pháp luật quy định cụ thể, cũng như quy định bảo vệ cho người tiêu dùng khimua bán trên mạng; và nếu có thì cũng chưa hoàn toàn chặt chẽ, đầy đủ, còn nhiềubất cập Chính vì vậy các công ty, các tổ chức không thực sự yên tâm về sự bảo vệquyền lợi của mình khi tham gia vào TMĐT Đây là những vấn đề cần giải quyếtcủa toàn thế giới mà nếu không nó sẽ cản trở TMĐT phát triển
III Một số điều kiện phát triển thương mại điện tử
1 Hạ tầng cơ sở về công nghệ
TMĐT là hệ quả của sự phát triển kỹ thuật số hóa, của CNTT Thế nên, chỉkhi đã có hạ tầng cơ sở CNTT thì mới hi vọng tiến hành TMĐT thực sự với nộidung và hiệu quả đích thực Hạ tầng cơ sở công nghệ ấy tính từ các hệ thống chuẩncủa DN, của nhà nước và sự liên kết của các hệ thống chuẩn ấy với tiêu chuẩn quốc
tế, tới kỹ thuật ứng dụng và thiết bị ứng dụng và không chỉ của riêng từng DN màphải là một hệ thống quốc gia với tư cách như một phân hệ của hệ thống CNTT khuvực và toàn cầu, v.v… Hệ thống ấy đòi hỏi phải ngày càng phổ biến và thuận tiện
để mỗi cá nhân có thể tiếp cận nó ngày càng nhanh chóng và hiệu quả hơn
Thêm nữa, hạ tầng cơ sở CNTT chỉ có thể hoạt động đáng tin cậy trên nềntảng của một nền công nghiệp điện năng vững chắc, đảm bảo cung cấp điện năngđầy đủ, ổn định và với mức giá hợp lý
2 Hạ tầng cơ sở về nhân lực
Nhân lực cho TMĐT bao gồm hầu hết mọi thành viên trong xã hội hiện đại,
từ người tiêu thụ đến người sản xuất và phân phối, tới cơ quan Chính phủ và tất cả
Trang 37những ai làm việc trong lĩnh vực công nghệ và phát triển Áp dụng TMĐT tất yếulàm nảy sinh yêu cầu cần có những người biết tạo ra TMĐT – đó chính là cácchuyên gia CNTT và một cộng đồng người biết sử dụng và khai thác TMĐT.
+ Các chuyên gia CNTT: Để tham gia TMĐT cần có một đội ngũ các chuyêngia tin học mạnh về lực lượng, chất về trí tuệ và năng lực Họ cần không ngừng tìmtòi nghiên cứu phát triển CNTT để phục vụ cho nền kinh tế số hóa nói chung vàTMĐT nói riêng Bên cạnh đó là sự cần thiết về khả năng thiết kế các công cụ phầnmềm đáp ứng được yêu cầu hoạt động của một nền kinh tế số hóa, tránh bị độnghoàn toàn vào nước khác Đây là một trong những yêu cầu quan trọng đối với cácnước đang phát triển khi muốn giảm dần sự lệ thuộc vào các nước phát triển
+ Cộng đồng dân chúng đông đảo: quen thuộc và có khả năng thành thạo cáchoạt động trên mạng Để đạt được đến phạm vi cộng đồng thì không cần đến vài thế
hệ mà chỉ cần tính theo thập kỷ, trong đó sự góp công đắc lực chính là sự hậu thuẫncủa cơ sở pháp lý và sự phát triển của CNTT trên nền cơ sở vật chất tiên tiến
Ngoài ra, nếu sử dụng Internet hoặc web thì một yêu cầu tự nhiên nữa củakinh doanh trực tuyến là tất cả những người tham gia đều phải có trình độ ngoại ngữnhất định (chủ yếu là tiếng Anh) Đòi hỏi này của TMĐT sẽ dẫn tới sự thay đổi cănbản hệ thống giáo dục và đào tạo
3 Vấn đề bảo mật, an toàn
Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi số liệu đều
ở dạng số hóa đặt ra các yêu cầu về tính bảo mật, an toàn Mất tiền, lừa đảo, lấytrộm hoặc làm thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu, v.v… là các rủi ro ngày cànglớn không chỉ đối với người kinh doanh mà cả với người quản lý, với từng quốc gia,
vì các hệ thống điện tử có thể bị các tin tặc (hacker) xâm nhập Gần đây người ta đãchứng kiến các vụ hacker lấy trộm các số tài khoản để lấy tiền ở các ngân hàng lớntrên thế giới, hay các virus được tạo ra phá hoại hàng loạt các kho thông tin củanhiều cơ quan, tổ chức, gây ngưng trệ cho cả hệ thống thông tin toàn cầu; hoặc cónhiều tổ chức cực đoan sử dụng Internet như phương tiện phổ biến tư tưởng phát xít
và kêu gọi chiến tranh, v.v… Thiệt hại từ những hoạt động phá hoại đó không chỉtính bằng tiền Do đó, cần phải có các hệ thống bảo mật, an toàn được thiết kế trên
Trang 38cơ sở kỹ thuật mã hóa (encryption) hiện đại và một cơ chế an ninh hữu hiệu Ngoài
ra, vấn đề bảo vệ bí mật riêng tư cũng cần được quan tâm
4 Hệ thống thanh toán tài chính tự động
Một khi chưa có hệ thống thanh toán tự động thì chỉ có thể ứng dụng đượcphần trao đổi thông tin và buôn bán vẫn phải kết thúc bằng hình thức truyền thống
là trả tiền trực tiếp hoặc bằng các phương tiện thanh toán truyền thống Khi ấy, hiệuquả của TMĐT sẽ bị giảm thấp và có thể doanh số thường không đủ để bù đắp cácchi phí trang bị công nghệ đã bỏ ra
Hệ thống thanh toán tài chính đi liền với mã hóa toàn bộ hay đánh số sảnphẩm là vấn đề không chỉ có tính quốc gia mà còn có tính quốc tế, trên cơ sở củacác chuẩn và định chế EANI (European Article Numbering International) vàUniform Code Council, thể hiện dưới dạng các mã vạch (bar code) Theo đó, tất cảcác sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đều được mã hóa, đánh số bằng một số có 13 chữ
số và tất cả các công ty đều có địa chỉ của mình bằng một mã có từ 100 đến 100.000con số (Mã vạch dùng để biểu diễn con số, một máy quét dùng tế bào quang điện sẽnhận dạng các vạch này biến đổi thành con số và tự động nhập vào máy tính để tínhtoán tự động) Chúng ta có thể nhìn thấy hình thức quản lý sản phẩm này trong siêuthị hoặc thư viện
5 Vấn đề liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ
Do chất xám của con người ngày càng chiếm giá trị cao trong sản phẩm, bảo
vệ tài sản cuối cùng sẽ trở thành bảo vệ sở hữu trí tuệ Trong TMĐT vì thế nổi lênvấn đề đăng ký tên miền (domain name), bảo vệ sở hữu chất xám và bản quyền củacác thông tin (hình thức quảng cáo, nhãn hiệu thương mại, cấu trúc cơ sở dữ liệu,các nội dung truyền gửi), v.v… ở các khía cạnh phức tạp hơn nhiều Một trong cáckhía cạnh đó là mâu thuẫn giữa tính phi biên giới của không gian TMĐT và tínhchất quốc gia của quyền sở hữu trí tuệ
6 Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng
Mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng quyết định trực tiếp sự thành bại trongkinh doanh Do đó, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng ngày càng được đề cao trong
Trang 39thương mại Vì quy cách phẩm chất hàng hóa và các thông tin có liên quan trongTMĐT đều ở dạng số hóa nên người mua chịu rủi ro lớn hơn so với giao dịch theophương thức truyền thống Để giải quyết vấn đề đó, cần phải thiết lập một cơ chếtrung gian để đảm bảo chất lượng nhằm mục đích tạo niềm tin cho người tiêu dùng,nhất là ở những nước mà tập quán mua hàng “sờ tận tay, thấy tận mắt” vẫn còn phổbiến Một trong các giải pháp cho vấn đề này là xây dựng một hệ thống tiêu chuẩnhóa công nghiệp và thương mại quốc tế thống nhất cho các giao dịch TMĐT.
7 Hành lang pháp lý
TMĐT là hoạt động thương mại có quy mô toàn cầu, vì vậy, hàng loạt quyđịnh về luật pháp quốc tế và quốc gia về lĩnh vực này phải được đáp ứng Nhữngnội dung chính của hành lang pháp lý này là quy định về tiêu chuẩn chất lượng hànghóa, dịch vụ, quy định về những điều cấm và được phép thay đổi theo quốc gia, quyđịnh về sở hữu công nghiệp, bản quyền chế tạo, luật về chữ ký điện tử, luật giảiquyết tranh chấp đối với hợp đồng kinh tế điện tử, v.v…
Trang 40CHƯƠNG II: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
I Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển
1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển
1.1 Những thành tựu mà các nước đang phát triển đã đạt được trong thương mại điện tử
1.1.1 Mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử
Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, các nước trên thế giới nóichung và các nước đang phát triển nói riêng đều nhận thức được trong hệ thốngxương sống của một nền kinh tế thì phần cứng chính là công nghệ thông tin vàtruyền thông (ICTs) Các nước đều có chiến lược lâu dài đầu tư vào ICTs Theo
“Thống kê trình độ phát triển ICTs thế giới” của tổ chức nghiên cứu thị trường
Internet Miniwatts Marketing Group, 2008, ước tính giá trị hàng hoá xuất khẩu
ICTs đã tăng từ 813 tỷ USD đến 1730 tỷ USD từ năm 1998 đến năm 2007, chiếm13% hàng hóa thương mại Sự gia tăng này có được gần như hoàn toàn nhờ vào sựphát triển ICTs của các nước nước đang phát triển châu Á Vào cuối năm 2008, ướctính có 1,4 tỷ người sử dụng Internet trên toàn thế giới; trong đó, các nước đangphát triển chiếm ½ con số này Một số nước có tỷ lệ dân sử dụng Internet cao như
Trung Quốc: 238 triệu người, Ấn Độ: 81 triệu người, v.v… (Xem Bảng 2.1).
Bảng 2.1 20 quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất