Vậy làm thế nào để học sinh thậtsự muốn học lịch sử và làm bài thi có hiệu quả, câu trả lời một phần thuộc tráchnhiệm của các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy môn học này.Phương pháp, cá
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ÔN THI HỌC SINH GIỎI VÀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
Người thực hiện : Hoàng Đức Dũng Chức vụ: TTCM
Đơn vị công tác : Trường THPT Chu Văn An SKKN thuộc môn: Lịch sử
THANH HÓA, NĂM 2024
Trang 21 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục là một vấn đề cấp thiết và đang được thực hiện sâu rộng
ở nước ta hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đổi mới giáo dục baogồm đổi mới sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giáo dục, trong đó đổi mớiphương pháp giáo dục là một yêu cầu cấp thiết trong xu thế hội nhập và pháttriển của nước ta hiện nay Theo đó đổi mới phương pháp giáo dục theo hướngphát triển năng lực lấy học sinh làm trung tâm phát huy tính tích cực chủ độngsáng tạo của học sinh
Giáo dục Lịch sử ý nghĩa quan trọng đối với thế hệ trẻ Qua giáo dục Lịch
sử, học sinh hiểu rõ hơn những truyền thống dân tộc,quy luật ph át triển của xãhội loài người Qua đó để giáo dục đạo đức, giúp các em xác định nhiệm vụ hiệntại, có thái độ đúng với sự phát triển trong tương lai, nhất là trong thời đại côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước
Thực trạng học sinh không hứng thú học lịch sử hoặc học đối phó dẫnđếnkhông nắm được những kiến thức cơ bản Vậy làm thế nào để học sinh thật
sự muốn học lịch sử và làm bài thi có hiệu quả, câu trả lời một phần thuộc tráchnhiệm của các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy môn học này.Phương pháp, cáchthức ôn luyện và giải dạy lịch sử của thầy cô là một trong những yếu tố quyếtđịnh đưa đến sự đam mê, hứng thú học tập của học sinh
Tháng 9/2016 Bộ Giáo dục - đào tạo chính thức chốt phương án thi THPTquốc gia năm 2017 nhằm thực hiện "Đổi mới thi tốt nghiệp THPT tuyển sinhĐại học, Cao đẳng theo hướng đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, khách quan vàcông bằng, kết hợp kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi".Theo đó từ năm học 2016 - 2017 hình thức thi tốt nghiệp THPT và tuyểnsinh Đại học, Cao đẳng môn lịch sử là trắc nghiệm khách quan hoàn toàn Sựthay đổi mang tính bước ngoặt đó đã đặt ra cho học sinh nhất là học sinh lớp 12những băn khoăn, thắc mắc: Ôn luyện như thế nào? Dạng đề thi ra sao?Cáchgiải quyết các dạng câu hỏi như thế nào để đạt kết quả cao?
Từ năm 2021, Thanh Hóa đã thay đổi hình thức thi học sinh giỏi từ tự luậnsang trắc nghiệm Thi trắc nghiệm có thể kiểm tra được kiến thức rộng, giảm tỷ
lệ học tủ, từ đó đánh giá học sinh chính xác hơn Hình thức này cũng giảm thờigian coi và chấm thi, giảm kinh phí tổ chức và nguồn lực giáo viên tham gia.Khi sử dụng trắc nghiệm thi học sinh giỏi là thống nhất hình thức với thi tốtnghiệp THPT "Học sinh chỉ cần ôn tập một dạng đề nhưng có thể tham gianhiều kỳ thi Điều này sẽ giúp các em có động lực thi học sinh giỏi hơn, giáoviên cũng được khích lệ tinh thần giảng dạy"
Đối với giáo viên, không ít giáo viên yêu nghề, tâm huyết say mê môn lịch
sử, nhưng chưa tìm ra được phương pháp giảng dạy và hướng dẫn học sinh ônluyện có hiệu quả Thực trạng đó đã ít nhiều dẫn đến kết quả giảng dạy và ônluyện thi tốt nghiệp THPT môn lịch sử nhiều năm qua là rất thấp Từ thực tiễnnhiều năm giảng dạy và hướng dẫn học sinh ôn luyện thi tốt nghiệp THPT mônlịch sử, với một số kinh nghiệm của bản thân tôi mong muốn góp một phần côngsức chung để việc dạy và ôn tập môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT đạt kết quả
Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng ôn
Trang 3thi học sinh giỏi và ôn thi tốt nghiệp THPT môn lịch sử ở trường THPT Chu Văn An”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mong muốn giúp các em học sinh lớp 12 có được phương pháp ôn luyệntốt nhất ,đảm bảo các em đủ hành trang kiến thức, tự tin dự thi học sinh giỏi cấptỉnh và thi tốt nghiệp THP Mặt khác qua đề tài nàytôi cũng mong muốn nângcao hơn nữa chuyên môn nghiệp vụ của bản thân và hy vọng phần nào có thểtrao đổi kinh nghiệm ôn luyện với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường để kếtquả giảng dạy ôn luyện môn lịch sử lớp 12 được tốt hơn
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng chọn để tiến hành thực nghiệm là HS khối 12 trường THPTChu Văn An - thành phố Sầm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa tôi đã tiến hành thựcnghiệm ở 03 lớp học, lớp đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống và lớpthực nghiệm áp dụng các phương pháp, biện pháp đưa ra trong đề tài Các lớpthực nghiệm này có trình độ tương đương, số lượng đồng đều Đây là điều kiệnthuận lợi để chúng tôi thực nghiệm cũng như đánh giá hiệu quả dạy học
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để đề tài củatôi được hoàn thiện hơn và có tính ứng dụng cao trong giảng dạy nhằm nâng caochất lượng và kết quả ôn luyện thi THPT quốc gia, Đại học và Cao đẳng
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
1.5 Những điểm mới của SKKN
SKKN này được kế thừa và phát triển từ SKKN cùng chủ đề của những nămtrước So với các SKKN trước đó, SKKN này có điểm mới là đã khắc phục đượcnhững hạn chế trong việc sử dụng các giải pháp ở các SKKN trước và áp dụngthêm các giải pháp mới là sử dụng phần mềm AROTA và infographic trong dạyhọc, ôn luyện
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1 Cơ sở lý luận.
Phương pháp dạy ôn thi học sinh giổi và ôn thi tốt nghiệp THPT bằng hìnhthức trắc nghiệm là một trong những giải pháp trong thực hiện đổi mới phươngpháp giảng dạy để đạt kết quả cao đã được các cơ quan quản lí giáo dục và đào
tạo quyết định: Bộ chốt phương án thi THPT quốc gia năm 2017 ngày 28/9/2016 của Bộ giáo dục và đào tạo; Từ năm 2021 Sở GD&ĐT Thanh Hóa
t ất cả các môn thi học sinh giỏi đối với khối 12 THPT hầu hết đã chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm (Riêng môn Ngữ văn vẫn thi tự luận, môn Tin học kết hợp thực hành trên máy tính)
Lịch sử vốn tồn tại khách quan và là những vấn đề xảy ra trong quá khứ nêntrong quá trình ôn thi để học sinh nắm được những hình ảnh lịch sử cụ thể, đòi hỏibên cạnh lời nói, hình ảnh sinh động giáo viên phải lựa chọn nhiều phương phápdạy khác nhau, sáng tạo và phù hợp để đạt hiệu quả cao
Trang 4Căn cứ vào tài liệu học tập và mục đích truyền thụ, người dạy phải đề ra nhữngphương pháp ôn luyện phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp các em nắm bắtnhanh và lưu giữ tốt các kiến thức lịch sử Tạo hứng thú trong quá trình chủ độnglĩnh hội kiến thức Vì vậy phương pháp ôn tập lịch sử có vai trò quan trọng trong quátrình giảng dạy lịch sử ở các lớp THPT nói chung và khối 12 nói riêng.
2.2 Thực trạng vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Từ khi Bộ giáo dục và đào tạo quyết định thi tốt nghiệp THPT môn lịch sửbằng hình thức thi trắc nghiệm, tại trường THPT Chu V ăn An số lượng học sinhđăng ký ôn tập và dự thi tổ hợp xã hội, trong đó có môn lịch sử là trên 1/2 số họcsinh khối 12 Quá trình giảng dạy, ôn thi qua các năm tôi nhận thấy:
Về phía học sinh: Học sinh chưa thật sự yêu thích môn học bởi các emchưa tìm được hứng thú, sự đam mê, chăm chỉ học tập và do phương pháp dạyhọc của thầy cô chưa khơi gợi được sự hứng thú học tập, niềm đam mê của họcsinh
Nhiều học sinh còn cho rằng học cho thầy cô, cho bố mẹ nên không nỗ lực.Học sinh đăng ký thi tổ hợp xã hội (có môn lịch sử) đa số là những học sinh có lựchọc trung bình , trung bình yếu và cho rằng học KHXH dễ hơn học KHTN
Một bộ phận không nhỏ học sinh quá lười học, lên lớp không chịu nghegiảng, không học nên không hiểu bài và cảm thấy chán nản với việc học lịch sử
Về phía giáo viên: Phương pháp ôn tập còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năngkết hợp đa dạng các phương pháp ôn tập chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy và
ôn luyện chưa cao
Từ những thực trạng trên dẫn đến: Kết quả học tập và kết quả thi cuốikỳ,thi tốt nghiệp THPT, thi Đại học, Cao đẳng của học sinh khối 12 những nămđầu bắt đầu hình thức thi trắc nghiệm còn thấp đạt kết quả kết quả chung củasở,và mặt bằng chung cả nước,chưa đáp ứng được mong muốn thực tế (Tuy đây
là thực trạng chung của cả nước) Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn bộ môn, tráchnhiệm của bản thân đối với nghề, với trò tôi thiết nghĩ bản thân cần phải có giảipháp mới trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy và luyện thi tốtnghiệp THPT Quốc gia, thi Đại học, Cao đẳng môn lịch sử
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong quá trình ôn tập và giảng dạy cho đối tượng học sinh thi THPT QGmôn lịch sử hàng năm, dựa trên cơ sở phương pháp học bộ môn và kinh nghiệmbản thân, tôi đã sử dụng một hệ thống các phương pháp ôn tập đa dạng như:Phân loại học sinh; Ôn tập sử dụng biểu đồ, đồ thị, sơ đồ tư duy; Ôn tập theochuyên đề, giai đoạn; Ôn tập qua bảng niên biểu; Sử dụng một số phần mềm,ứng dụng trực tuyến giao bài cho học sinh; Xác định “từ khóa” để ghi nhớ kiếnthức cơ bản; Cho học sinh nhập vai hỏi – đáp; Xác định, phân loại các dạng câuhỏi trắc nghiệm,…
a Phân loại, ôn luyện theo đối tượng học sinh.
Thay vì trước đây tôi thường chỉ giảng dạy và ôn luyện đại trà tôi đã tiếnhành phân loại học sinh nhằm đưa ra được biện pháp giảng dạy và ôn tập phùhợp cho từng đối tượng học sinh và đem đến kết quả cao trong ôn luyện
Trang 5Việc phát hiện và phân loại học sinh là rất cần thiết Bởi có phân loại đượchọc sinh, giáo viên mới đưa ra được biện pháp giảng dạy và ôn tập phù hợp chotừng đối tượng học sinh và đem đến kết quả ôn luyện.
Ở mỗi lớp ôn luyện tôi tìm cách phát hiện đối tượng học sinh để phân loại,
ở mỗi lớp tôi thường chia thành hai loại đối tượng học sinh
Đầu năm học 2024 – 2025, tôi được nhà trường phân công giảng dạy mônLịch sử hai lớp 12A8, 12A9, 12A11 Để phân loại học sinh, sau khi dạy hếtchương II Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1949) Liên bang Nga (1991-2000) tôi đã tiến hành cho học sinh làm bài khảo sát với hình thức trắc nghiệm.Tôi đã soạn thành 40 câu hỏi với 4 mức độ theo đúng chuẩn kiến thức của Bộ:Nhận biết (12 câu); Thông hiểu ( 16 câu); Vận dụng ( 8 câu) và vận dụng cao
( 4câu) Từ đề gốc, tôi dùng phần mềm đảo thành 4 mã đề khác nhau, tổ chức
kiểm tra và coi thi nghiêm túc, nói rõ mục đích tiến hành cho học sinh Sau khi
có kết quả kiểm tra trắc nghiệm, để khẳng định chính xác hơn mức độ phân loạihọc sinh, tôi cho học sinh làm test nhanh theo hình thức TNKQ trong 15 phút vàbài thi 45 phút
Từ kết quả bài thi giáo viên thống kê phân loại đối tượng học sinh ytheocác mức độ giỏi, khá, TB, yếu Trên cơ sở đó, tôi sử dụng các phương pháp đadạy học, ôn luyện cho học sinh một cách phù hợp, cải thiện chất lượng
* Đối tượng học sinh đại trà : Gồm những học sinh có kết quả điểm trung
bình và thấp.Với các em học sinh này, tôi có thể khẳng định không phải là các
em “dốt” mà có nhiều vấn đề do hoàn cảnh gia đình, tâm lý, bị bạn bè hoặc các
“anh em xã hội” ( thanh niên hư bên ngoài) rủ rê, lôi kéo Với những em này,trước hết tôi không quá kỳ vọng vào kết quả mà làm sao để các em có được tâm
lý thoải mái, tâm thế tự tin thay vì tự ti, giúp các em có nghị lực để nỗ lực vươnlên Tôi xác định đây là đối tượng đặc biệt cần quan tâm
Để làm được điều đó tôi thường trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, các giáoviên khác,nói chuyện với các em để nắm bắt tâm lý, gần gũi động viên các em,không để các em bị bỏ lại phía sau Trong mỗi bài giảng của mình, tôi thườngxen lẫn những câu chuyện về các tấm gương nghị lực vượt khó vươn lên,đặcbiệt câu chuyện về chính những tấm gương thầy cô, học sinh cũ, học sinh đanghọc tại trường, những trải nghiệm, vấp ngã của những người trẻ, thậm chí củachính bản thân, những mơ ước dang dở của thế hệ bố mẹ các em mà tôi đã đượcnghe, được thấy Qua những câu chuyện ấy, thông điệp tôi muốn động viên đểcác em có niềm tin thay đổi bản thân Cũng trong các giờ dạy tôi thường gi ànhthời gian để quan tâm đến những em học cá biệt nhiều hơn
Trong quá trình ôn luyện, tôi áp dụng cách dạy riêng Trong mỗi giờ học,giờ ôn tập tôi chú ý gọi các em lên bảng trả bàinhiều hơn,làm đề, chữa đề, chỉ ralỗi sai, gợi ý đáp án để học sinh tự sửa sai Động viên các em bằng cách chođiểm rộng rãi hơn Tuyên dương sự cố gắng của các em ngay trên lớp với thầy
cô chủ nhiệm hay với cả phụ huynh Về mức độ kiến thức, tôi nhấn mạnhnhữngkiến thức trọng tâm nhất theo từng bài, theo từng giai đoạn lịch sử, theo chủ đề.Sau mỗi bài, mỗi giai đoạn, mỗi chủ đề là các bài tập với kiến thức cơ bảnnhất( dạng kiến thức nhận biết, hiểu) dần dần có thể thêm một vài câu dạng kiếnthức vận dụng thấp
Trang 6Ví dụ: Bài 12 Phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1925 đ ến năm 1930 Cung cấp kiến thức trọng tâm nhất trong mục Hội Việt Nam cách mạng
Thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng:
- Sự thành lập:
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thành lập tháng 6-1925 do Nguyễn
Ái Quốc sáng lập bao gồm thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam
Tân Việt cách mạng Đảng thành lập ng ày 14-7-1928 bao gồm trí thức và
thanh niên tiểu tư sản yêu nước
- Chủ trương:
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên nh ằm tổ chức và lãnh đạo quầnchúng đoàn kết đấu tranh đánh đổ đ ế quốc chủ nghĩa Pháp v à tay sai tự cứu lấymình
Tân Việt Cách mạng Đảng là: liên lạc với các dân tộc trên thế giới đánh đổ
đế qu ốc chủ nghĩa nhằm thiết lập xã h ội bình đẳng bác ái
- Xu hướng: đều tiếp thu Chủ nghĩa M ác -Lê nin đi theo xu hướng cáchmạng vô sản
- Hoạt động:
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên:
+Ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận (21-6-1925)
+Xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh 1927
+Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đ ông
+1928 Chủ trương “Vô sản hóa”
Sau khi cung cấp kiến thức tôi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để làm đề
Ví dụ:
Câu 1: Tháng 6-1925 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây:
A.Tổ chức Tâm tâm xã ra đời
B.Thành lập tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng
C H ội Việt Nam c ách mạng thanh niên được thành lập
D.Sự ra đời của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng
Câu 2: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là:
A.Báo Thanh niên
B.Báo Búa liềm
C Báo Người cùng khổ
D.Báo Nhân dân
Câu 3: Tổ chức nào sau đây là hạt nhân đưa tới sự ra đời của Đông Dương cộng sản Đảng (6-1929)?
A.Việt Nam nghĩa đoàn B Tân Việt cách mạng Đảng
C.Việt Nam Quốc dân Đảng D.Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Việc chú ý mời các em trả bài, chữa đề giúp tôi nhanh chóng nắm bắtnhững phần kiến thức các em đang bị hổng, còn hiểu sơ sài hoặc chưa hiểu Từ
đó tập trung xác định rõ những nội dung nào cần bù đắp để ôn luyện kỹ cho các
Trang 7yếu Nhưng các em ở lứa tuổi này, đặc biệt các em học sinh mà chúng ta vẫn gọi
là “cá biệt” này có một sự nhạy cảm tâm lý và một sự tự ái bản thân nên giáoviên phải khéo léo
Một giải pháp nữa là giao bài tập về nhà Sau mỗi bài học, tôi lại gửi vàotài khoản trực tuyến của các em một bài tập trắc nghiệm như một đề thi, với mức
độ chủ yếu là nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp
Để động viên các em làm bài, nỗ lực học tập, hăng hái thi đua, Tôi đặt raQuy ước:
Cứ 3 bài kiểm tra đó, tôi sẽ cộng trung bình tính điểm kiểm tra định kỳ vàthường xuyên cho các em Giải pháp này vừa tạo cho các em “ cơ hội” sửa chữanếu những bài đầu điểm thấp, giáo viên cũng đỡ phải chấm bài và có thời giannhiều hơn cho việc sửa bài, trao đổi với học sinh
Sau một học kỳ, trên cơ sở điểm bài tập, thờigian hoàn thành và ý thức củahọc sinh, tôi tổ chức bình chọn “ thăng hạng” cho những học sinh xuất sắc
Tôi vẫn giành thời gian kiểm tra bài vở của các em sau mỗi lần giao việc
*Đối tượng học sinh khá, giỏi: Đây là đối tượng học sinh cần cù chịu khó
ham học, có trí nhớ tốt, khả năng nắm bắt kiến thức nhanh, có khả năng làmđược những câu hỏi khó, khả năng so sánh nhận xét tốt, với những học sinh khágiỏi nhu cầu của các em không chỉ học để thi tốt nghiệp mà đích cuối của các
em là thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng
Đối với những học sinh này, tôi khuyến khích khả năng tự học, tự tìm thêmcác tư liệu, học ngoài giờ dạy,phát huy tối đa khả năng tiếp thu và xử lý kiếnthức thầy cô truyền đạt bằng một số giải pháp: Hướng dẫn các em tự học bằngcách đến với các bài giảng, các tài liệu tham khảo trên mạng, các sách thamkhảo trong thư viện , giúp các em tự tin với khả năng của mình, tiếp cận vớinhiều dạng đề nâng cao, có tính phân loại học sinh
Cung cấp các dạng đề khác nhau: Cung cấp cho các em các dạng câu hỏivận dụng , vận dụngcao ,các đề riêng, các kiến thức dạng nâng cao
Thông qua tài khoản trực tuyến của các em trong nhóm, tôithường xuyêngửi đề (dạng đề nhiều câu vận dụng, vận dụng cao), chia sẻ các đường linknhững tài liệu hữu ích, giải đáp những vấn đề khó những vướng mắc của các emtrong quá trình làm bài Phương pháp này khiến học sinh rất hứng thú, tham giahào hứng và đem đến kết quả học tập và thi cử cải thiện
Cũng giống như với nhóm học sinh đại trà, sau mỗi bài học, tôi lại gửi vàotài khoản trực tuyến của các em một bài tập trắc nghiệm như một đề thi, nhưngmức độ chủ yếu là thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao Cũng giống nhưvới nhóm học sinh đại trà, tôi ra Quy ước:
Cứ 3 bài kiểm tra đó, tôi sẽ cộng trung bình điểm các bài tập trực tuyến,tính điểm kiểm tra định kỳ và thường xuyên cho các em
Sau một học kỳ, trên cơ sở điểm bài tập, thờigian hoàn thành và ý thức củahọc sinh, tôi tổ chức bình chọn “ trụ hạng” cho những học sinh xuất sắc hoặc “rớt hạng” đối với học sinh không hoàn thành nhiệm vụ
Giải pháp này vừa tạo cho các em “ cơ hội” sửa chữa nếu những bài đầuđiểm thấp, tạo không khí thi đua và giáo viên cũng đỡ phải chấm bài, có thờigian nhiều hơn cho việc sửa bài, trao đổi với học sinh
Trang 8Việc phân loại đối tượng học sinh vùa giúp giáo viên có những giải pháp
ôn tập hiệu quả, phân loại học sinh trong hoạt động dạy học, ôn tập, kiểm trađánh giá, nâng cao trình độ Công nghệ thông tin, tiết kiệm thời gian cho cả giáoviên và học sinh Giải pháp này cũng là cơ sở để tôi áp dụng các phương pháp
ôn tập hiệu quả khác
b Lập niên biểu các sự kiện lịch sử.
Lập niên biểu các sự kiện lịch sửlà bước khởi đầu cung cấp cho học sinhnguồn sử liệu cơ bản từ lịch sử thế giới đến lịch sử Việt Nam Ôn tập theophương pháp này giúp học sinh nắm các sự kiện lịch sử theo hệ thống lịch sử thếgiới, lịch sử Việt Nam Từ đó giúp em nắm kiến thức cơ bản của toàn bộ chươngtrình để vận dụng làm bài tập, trả lời các câu hỏi dạng nhận biết, thông hiểu.Thực hiện giải pháp này :
Bước 1 : Sau mỗi bài học, một chương, tôi lại hệ thống hóa các sự kiện cơbản bằng một niên biểu các sự kiện hoặc khuyết thời gian, hoặc khuyết tên sựkiện, mời lần lượt các em hoàn thành
Bước 2 : Khi các em đã có kỹ năng lập niên biểu sự kiện lịch sử, trước khihọc một bài hoặc chương nào đó, tôi yêu cầu các em lập niên biểu tóm tắt các sựkiện trong bài hoặc chương đó Điều này vừa củng cố kỹ năng lập niên biểu củahọc sinh, vừa buộc các em phải đọc trước sách giáo khoa, qua đó các em có mộtcái nhìn toàn cảnh về nội dung bài sẽ học Đây cũng chính là tài liệu ôn tậpnhanh do chính các em tạo ra, là cẩm nang các em ôn tập mọi lúc, mọi nơi
Ví dụ khi ôn tập chương I Viêt Nam từ năm 1919 đến 1930 đầu tiên, tôi
yêu cầu các em hoàn thành niên biểu các sự kiện cơ bản về hoạt đ ộng củaNguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 193
Thời gian Sự kiện
c Ôn tập theo trình tự logic các bài.
Dạy ôn tập theo trình tự logic giúp học sinh nắm bắt bài theo trình tự hệthống kiến thức kiểu "công thức", ôn tập theo phương pháp này có thể áp dụng ởcuộc số bài có cấu tạo khá giống nhau Cách này giúp học sinh dễ nhớ và pháttriển khả năng liên hệ, phân tích, so sánh, phục vụ cho việc giải quyết các câuhỏi dạng vận dụng và vận dụng cao
Ví dụ: Khi ôn tập chương IV Việt Nam từ 1954 đến 1975, tôi chia thànhnhiều chủ đề, trong đó có chủ đề Các chiến lược chiến tranh : Bài 21(mục V.1),Bài 22 ( mục I.1, ), tôi hướng dẫn hs tổng hợp các chiến lược chiến tranh của đếquốc Mĩ theo trình tự:
- Thời gian, Hoàn cảnh ra đời, người khởi xướng chiến lược
-‘‘Công thức ’’
- Âm mưu của Mỹ - ngụy
- Bản chất
- Hành động của Mỹ - ngụy
Trang 9Sau đó tôi chia nhóm cho hs thảo luận, phát biểu, công bố kết quả GVnhận xét, bổ xung và trình chiếu bảng do gv chuẩn bị để học sinh đối chiếu ( Do hạn chế của màn hình trình chiếu Power Point, tôi tách thành cácslide riêng, mỗi Slide tương đương một Chiến lược chiến tranh
Hình ảnh cắt từ Slide trình chiếu
Sau khi ôn luyện theo kiến thức logic bài như trên tôi gợi ý để học sinh tựrút ra nội dung theo trình tự " Công thức"
- Về hoàn cảnh: + Thua ở chiến lược cũ, Mỹ chuyển sang chiến lược mới
- Về bản chất: + Nội dung các chiến lược, đều là loại hình chiến tranh xâmlược mới của Mỹ,
- Về hành động: + Mỹ đều viện trợ kinh tế, quân sự cho ngụy
+ Đều tiến hành chính sách “ bình định” hay gọi là chiến tranh giành dân Với cách ôn tập theo trình tự logic bài đã đưa đến kết quả rất khả quan.Trước khi áp dụng phương pháp học sinh chỉ học theo bài riêng biệt không có sựliên hệ, kết nối, học sinh dễ bị lẫn, nhầm, không rút ra điểm tương đồng, khácbiệt, nắm kiến thức khó Việc áp dụng giải pháp này cho kết quả là: Học sinhngoài nắm những kiến thức cơ bản của từng bài, các em còn phân tích, so sánh,liên hệ tất cả nội dung của các chương,bài Vì thế các em không bị lẫn kiến thức,nhớ nhanh hơn và vận dụng để làm bài phần này tốt hơn
Trang 10Từ kiến thức trên học sinh có thể làm được các câu hỏi có tính so sánh
Ví dụ So sánh điểm giống cơ bản giữa Chiến lược “chiến tranh cục bộ” vớiChiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
So sánh điểm khác cơ bản bản giữa Chiến lược “chiến tranh cục bộ” vớiChiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
d Ôn tập bằng hệ thống biểu đồ, đồ thị, sơ đồ tư duy
Phương pháp này tôi đã áp dụng khi ôn tập một số bài dạng tiến trình cáchmạng hoặc tổng hợp cả một giai đoạn lịch sử, quá trình phát triển tư tưởng nhậnthức của lãnh tụ Phương pháp này giúp học sinh hứng thú, sáng tạo trong việc
chiếm lĩnh kiến thức, hiểu bài, nhớ bài nhanh và hiểu sâu kiến thức Lập sơ đồ, biểu đồ, đồ thị không chỉ giúp các em ghi nhớ mà thấy được ý nghĩa của các sự
kiện, giúp các em có một cách trình bày mới, nhẹ nhàng
Ví dụ: Vẽ đồ thị tóm lược bước phát triển tư tưởng cách mạng, nhận thứccủa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1930
Bước 1: Tôi yêu cầu học sinh nêu các sự kiện tiêu biểu, đánh dấu sự nhậnthức cách mạng của Bác, lưu ý ý nghĩa nổi bật nhất của mỗi sự kiện được xác định.Bước 2: Yêu cầu vẽ biểu đồ dựa trên các sự kiện tiêu biểu với cột đứng làbước phát triển, ghi sự kiện xác định; Cột nằm là mốc thời gian; Nối giữa thờigian và sự kiện là ý nghĩa nổi bật của sự kiện đó Kết quả:
Đồ thị về bước phát triển tư tưởng, nhận thức của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
Đọc L.C của Lê Nin
Gửi Bản yêu sách 8 điểm
tới hội nghị Vec – xai Pháp
Bắt đầu tìm đường cứu
nước – Nhà Rồng (SG)