1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy bài 7 công nghệ 10 trồng trọt nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở trường thpt chu văn an

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI VÀO DẠY BÀI 7CÔNG NGHỆ 10 TRỒNG TRỌT NHẰM PHÁT HUY TÍNH

TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

Người thực hiện: Đỗ Thị HằngChức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công nghệ

THANH HOÁ NĂM 2024

Trang 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2

Trang 4

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Trong luật Giáo dục Việt Nam, điều 28.2 đã chỉ rõ “ Phương pháp giáodục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của họcsinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiếnthức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tậpcho học sinh.” Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học thì giáo dục phải đổi mới

về nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học.

Công nghệ là một môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụngnhững quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầuvật chất và tinh thần của con người Nội dung trong SGK Công nghệ 10 lànhững kiến thức cơ bản về trồng trọt Do đó nếu người dạy không đổi mớiPPDH theo hướng cho HS tìm tòi khám phá, từ đó tìm ra tri thức và tiếp nhận trithức một cách chủ động mà cứ giảng dạy theo phương pháp truyền thống sẽ gâynhàm chán cho học sinh.

Xu hướng đổi mới PPDH ở nước ta hiện nay là chuyển từ việc dạy học lấyGV làm trung tâm chuyển sang việc dạy học lấy HS làm trung tâm Trước đây,việc dạy học chủ yếu bằng hình thức truyền đạt tri thức từ người thầy giáonhưng PPDH hiện nay là phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa HS Giáo viên chính là những người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển cho HSđể các em tự lĩnh hội tri thức.

Theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là giúp HS pháthuy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lývà đặc thù môn học; bồi dường phương pháp tự học, khả năng làm việc theonhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú học tậpcho HS Dạy học theo phương pháp đóng vai là giải pháp tốt để thực hiện mụctiêu này, giúp quá trình học tập của HS đạt kết quả cao nhất, đồng thời rèn luyệnđược kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn Đóngvai là PPDH cơ bản và tốt nhất về kĩ năng giao tiếp, là phương pháp cụ thể đểdạy học về phong cách, thái độ với con người, đồng đội,… Đó là PPDH sinhđộng, chủ động, tạo điều kiện cho người học bộc lộ các ưu điểm để phát huy vànhược điểm để sửa chữa khắc phục.

Dạy học theo phương pháp đóng vai giúp HS vừa có được những kiến thứckhoa học, vừa có cơ hội khai phá và phát huy những năng khiếu mà bản thânchưa hề biết Từ đó tạo ra những con người làm việc năng động, sáng tạo đápứng yêu cầu của thời đại công nghệ mới.

Phương pháp đóng vai tạo cho người học một phong cách học tập mới.Người học đóng vai trò là tác giả, đạo diễn, diễn viên nên cần phải hiểu rõ thựcchất của các kiến thức cần trang bị; phải biết cách tìm tòi, mở mang kiến thức;phải biết cách chỉnh sửa lại cho phù hợp với vấn đề mà người học đang cần giảiquyết Từ đó làm thay đổi thái độ, hành vi của HS theo hướng tích cực và tạokhông khí sôi nổi, hứng thú trong các tiết học.

Xuất phát từ những lý do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng phương

pháp đóng vai trong dạy học Bài 7 Công nghệ 10 Trồng trọt nhằm phát huy tínhtích cực học tập của học sinh ở trường THPT Chu Văn An” góp phần thực hiện

Trang 5

yêu cầu đổi mới nội dung và PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập củaHS THPT.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Thiết kế, xây dựng và sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Côngnghệ 10 Trồng trọt, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quảdạy học môn Công nghệ 10 Trồng trọt.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Biện pháp để phát triển kĩ năng “ đóng vai”.- Học sinh khối 10 trường THPT Chu Văn An.

- Nội dung bài 7- trang 39, SGK Công nghệ 10 - Bộ Cánh Diều.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

+ Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH theohướng tích cực hóa việc học của học sinh.

+ Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 10

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sửdụng phương pháp đóng vai trong nội dung bài 7 Công nghệ 10 Trồng trọt theohướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

- Phương pháp chuyên gia

Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiếnlàm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp thực tập sư phạm

Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Chu Văn An, tiến hành theo quytrình của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tàinghiên cứu.

- Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Phương pháp dạy học tích cực

PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉnhững phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của người học PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tíchcực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào việc phát huytính tích cực của người học Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cựcthì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ đạo cách học,nhưng ngược lại thói quen học tập của HS cũng ảnh hưởng tới cách dạy của GV.Vì vậy GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho HSphương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao Trong đổi mớiphải có sự hợp tác của cả GV và HS, sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động dạyvới hoạt động học thì mới thành công.

2.1.1.2 Phương pháp đóng vai

Trang 6

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số

cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.

Thực tế giảng dạy môn Công nghệ trồng trọt ở trường THPT cho thấy phầnlớn giáo viên sử dụng các PPDH truyền thống làm cho HS có cách nhìn tiêu cựcvề môn học này Để tránh hiện tượng nhàm chán cho HS, việc mạnh dạn sửdụng phương pháp đóng vai vào dạy học Công nghệ trồng trọt là rất cần thiết.

2.1.2 Ưu điểm của phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau:

- HS được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độtrong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.

- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.

- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh.

- Khích lệ sự thay đổi hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạođức và chính trị xã hội.

- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của cácvai diễn.

- Phát huy được những kinh nghiệm thực tế và tư duy sáng tạo của từng cánhân cũng như sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân với tập thể, nhóm.

- Lớp học sinh động, người học tiếp thu kiến thức thông qua những hoạtđộng tích cực trong "vai diễn" của họ.

2.1.3 Hạn chế của phương pháp đóng vai

- Mất nhiều thời gian.

- Phải suy nghĩ "kịch bản", "diễn viên"

- Đối tượng học sinh có tỷ lệ khá giỏi phải nhiều.

- Nếu số lượng học sinh nhiều thì hiệu quả sẽ không cao.

2.1.4 Cách thức tổ chức phương pháp đóng vai

Cách thức tiến hành phương pháp đóng vai thường theo các bước sau:- Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm một cáchtương đối đơn giản và quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai.

- Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công sắm vai.- Thứ tự các nhóm đóng vai.

- Các HS khác theo dõi, phỏng vấn, nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu cần) Cáchứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm nào?

- Cuối cùng GV kết luận chốt lại về cách ứng xử cần thiết trong tình huống,nêu sự cố gắng của HS và rút kinh nghiệm.

Quá trình tiến hành có thể thực hiện như sau:+ GV chia nhóm, giao nhiệm vụ

+ Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản+ Các nhóm đóng vai

+ Các nhóm khác theo dõi, nhận xét+ Giáo viên nhận xét, kết luận

2.1.5 Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp đóng vai

- Chọn vấn đề đóng vai có mục tiêu dạy học rõ ràng.

Trang 7

- Chọn người đóng vai có kiến thức hay kinh nghiệm tương tự vai diễn haychọn tình huống cho các nhóm đóng vai phải sát thực tế và đáp ứng mục tiêudạy học.

- Giáo viên giới thiệu vai diễn rõ mục đích, thống nhất tình huống.

- Tình huống nên để mở, giáo viên không cho trước “kịch bản”, lời thoại.- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.

- Người đóng vai phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình ttrong bài tập đóng vai đểkhông lạc đề.

- Nên có các biện pháp khích lệ những học sinh nhút nhát tham gia.

- Nên hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai.- Rút ra được kết luận sư phạm: ý đồ đưa ra tình huống để đóng vai, mụcđích của kịch bản, kết quả sư phạm thu được v.v

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Thực trạng dạy học Công nghệ 10 Trồng trọt ở trường THPThiện nay

2.2.1.1 Về phía giáo viên

Với SGK lớp 10 mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏiGV phải vận dụng nhiều PPDH tích cực và tổ chức nhiều hoạt động cho HS.Nhưng đa phần GV đều áp dụng PPDH truyền thống, chỉ truyền thụ những kiếnthức cơ bản, áp dụng đa dạng các PPDH chưa nhiều, đặc biệt là phương pháp“đóng vai”.

2.2.1.2 Về phía học sinh

Qua thực tế giảng dạy cho thấy, chất lượng giờ dạy môn Công nghệ trồngtrọt chiếm tỷ lệ trung bình rất cao Hoạt động của các em chủ yếu là nghe giảng,ghi chép chứ chưa có ý thức phát biểu xây dựng bài Một số em còn làm việcriêng trong giờ học, có khi lớp 47-48 học sinh nhưng trong suốt giờ học chỉ tậptrung 4-5 em phát biểu xây dựng bài Các em hầu như không có hứng thú vàoviệc học tập bộ môn Công nghệ trồng trọt.

Từ thực tế trên dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao Số học sinh giỏiít, khá và trung bình nhiều, yếu vẫn còn Qua thực tế giảng dạy, nếu sử dụng cácPPDH phát huy tính tích cực như sử dụng băng hình, thảo luận nhóm,… cùngnhững câu hỏi tìm tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thì không khí học tập sôinổi hẳn, các em tích cực phát biểu xây dựng bài.

2.2.2 Những nguyên nhân của thực trạng dạy và học Công nghệ 10Trồng trọt ở trường THPT hiện nay

Một là giáo viên ngại áp dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học.Bởi để dạy học theo các phương pháp mới phát huy được tính tích cực của HSđòi hỏi phải đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án Đồng thời giáo viênphải có năng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học Đây là khó khăn đối vớigiáo viên hiện nay vì một số trường chưa có giáo viên chuyên ngành kỹ thuậtnông nghiệp.

Hai là ở một số trường THPT chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạtđộng học tập của bộ môn như: chưa có phòng thực hành bộ môn, chưa có các đồdùng dạy học cần thiết

Trang 8

Ba là môn học này không được học sinh coi là môn học chính, HS thườnghọc lệch, có thói quen xem là môn phụ, mặt khác HS cũng không có sự yêuthích trong bài học Từ đó đã hình thành nên suy nghĩ buông lỏng, thả trôi trongý thức học tập của học sinh.

2.3 Sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy học bài 7 Công nghệ 10Trồng trọt.

2.3.1 Các cách đóng vai khi dạy bài “Một số loại phân bón thườngdùng trong trồng trọt”

Đối với bài này có thể sử dụng phương pháp đóng vai theo một số cách sau đây:Cách 1: Học sinh đóng vai là bà con nông dân sử dụng các loại phân bón.Cách 2: Học sinh đóng vai là cán bộ khuyến nông về xã để giới thiệu cácloại phân bón.

Cách 3: Học sinh đóng vai mình chính là các loại phân bón.

Cách 4: Học sinh đóng vai là người đi mua phân bón ở các cửa hàng.

2.3.2 Tổ chức dạy bài 7 “Một số loại phân bón thường dùng trongtrồng trọt” theo phương pháp đóng vai tại trường THPT Chu Văn An

Đối với bài này tôi sử dụng đóng vai theo cách: Học sinh đóng vai ngườinông dân sử dụng phân bón Cách này được tổ chức theo trình tự như sau:

Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm (14-15 người)+ Nhóm 1: Người nông dân sử dụng phân hoá học.+ Nhóm 2: Người nông dân sử dụng phân hữu cơ.+ Nhóm 3: Người nông dân sử dụng phân vi sinh vật.

Mỗi nhóm cử nhóm trưởng và thư kí GV sẽ phân công nhiệm vụ cho cácnhóm sau khi học xong tiết 1 của bài 7 để các nhóm có thời gian xây dựng kịchbản, phân công diễn viên, tập lời thoại và chuẩn bị các mẫu vật cần thiết như cácloại phân bón để lên đóng vai vào tiết 2 của bài.

Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai.Bước 3: Thứ tự các nhóm lên đóng vai.

Bước 4: Các học sinh khác theo dõi, phỏng vấn, nhận xét, bổ sung (nếu cần).Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận.

Tiêu chí đánh giá phần trình bày của nhóm

Tiêu chíTốt (5 điểm)Đạt ( 3 điểm)Chưa đạt ( 1 điểm)

Diễn xuất Trình bày rõràng, lưu loát.

Trình bày tương đối rõràng, lưu loát.

Trình bày còn lúngtúng, chưa rõ ràng.Tương tác giữa

các diễn viêntrong nhóm

Tương tác tốt,ứng xử linh hoạtkhi có tìnhhuống phát sinh.

Tương tác tương đốitốt, ứng xử chưa đượclinh hoạt khi có tìnhhuống phát sinh.

Tương tác chưa tốt,ứng xử chưa linhhoạt khi có tìnhhuống phát sinh.Tính sáng tạo Sản phẩm có

sáng tạo, linhhoạt.

Sản phẩm có sáng tạonhưng chưa linh hoạt.

Sản phẩm còn khuônmẫu, chưa linh hoạt.Nội dung Đầy đủ, chính

xác các đơn vịkiến thức.

Tương đối đầy đủ cácđơn vị kiến thức.

Chưa đầy đủ cácđơn vị kiến thức.

Trang 9

Lưu ý: phải cho HS chuẩn bị trước vì nếu chỉ với thời gian 45 phút ở lớpkhông thể kịp để các nhóm có thể xây dựng kịch bản, phân công diễn viên, họcthuộc lời thoại và trình bày.

Sau đây tôi xin giới thiệu “kịch bản” của 1 nhóm học sinh lớp 10A12trường THPT Chu Văn An lên đóng vai:

+ Nhóm 2: Tình huống như sau: Chị Ánh nghe tin người bà con củamình ở xóm trên vụ mùa vừa qua thắng lợi lớn, năng suất cao mà chất lượngnông sản lại rất tốt Chị quyết định lên thăm người bà con của mình.

Anh Nguyên đang ở ngoài vườn rau, vừa dọn vườn anh vừa hát nghêungao: cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao Thì nghe tiếng gọi:

Chị Ánh: anh Nguyên ơi anh Nguyên, có ở nhà không anh Nguyên ơi.Anh Nguyên: tôi ở ngoài vườn, ai đó?

Chị Ánh: không nhận ra em sao anh trai?

Anh Nguyên: ủa, sao hôm nay rồng lại đến nhà tôm chơi thế này!

Chị Ánh: Lâu ngày đến thăm anh không được hay sao, mà không biết ai là

rồng, ai là tôm đâu đó nha.

Anh Nguyên: Đùa với cô em tí thôi, vào nhà đi gái ơi.Chị Ánh: Thôi ở ngoài này nói chuyện cho mát.

Anh Nguyên: Dạo này vườn nhà Ánh thế nào, thu hoạch khá không?

Chị Ánh: Chán lắm, năng suất nhà em dạo này thấp quá, đất đai lại cứ xấu

dần đi, em đang nẫu cả ruột đây này Chà nhìn vườn nhà anh thấy đã con mắtghê ta, rau thì xanh mướt, đất trồng thì tơi xốp, màu mỡ, chẳng bù cho đất nhàem (thở dài).

Anh Nguyên: Tại gái lạm dụng phân hóa học nhiều quá đó thôi, anh đã nói

rồi mà gái không nghe.

Chị Ánh: Thì còn cách nào khác đâu, đất thiếu dinh dưỡng thì mình phải

bón chứ sao À mà này, anh Nguyên làm thế nào mà đất anh ngon thế, chỉ em bíquyết với.

Anh Nguyên: Có bí quyết gì đâu em, anh sử dụng phân hữu cơ đấy.Chị Ánh: Phân hữu cơ là gì vậy anh hai?

Anh Nguyên: Phân hữu cơ là loại phân bón có nguồn gốc từ chất hữu cơ.Chị Ánh: Là sao hả anh?

Anh Nguyên: Thật ra phân hữu cơ rất quen thuộc với em mà em không

biết đấy thôi.

Chị Ánh: Có nghĩa là nó biết em mà em không biết nó sao?

Anh Nguyên: Em nhìn xem đây là gì? (anh Nguyên đưa chị Ánh ra chỗ có

mớ lá cây anh vừa dọn lại lúc nãy)

Chị Ánh: Thân, lá cây đậu, cây mía, cây cỏ hôi, cây chuối.

Anh Nguyên: Chưa hết đâu còn đây nữa này (anh Nguyên lại chỉ đến đống

phân bò, phân dê)

Chị Ánh: Những thứ này để làm gì vậy anh Nguyên?Anh Nguyên: Đây chính là phân hữu cơ đó.

Chị Ánh: Vậy hả, thế mà từ trước tới giờ những thứ này em toàn đem bỏ đi

không à, đúng là lãng phí quá Mà anh Nguyên này, loại phân này có những đặcđiểm gì anh biết không?

Trang 10

Ạnh Nguyên: À có chứ, em biết không loại phân này có đặc điểm thứ nhất

là Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng thành phần và tỷ lệ không ổn định,thứ hai là cần phải có thời gian phân hủy nên hiệu quả chậm (lâu dài) Nhưngđáng nói nhất là phân này bón nhiều không hại đất mà còn có khả năng cải

tạo đất tốt Chính vì vậy mà đất nhà anh mới ngày càng tơi xốp và màu mỡ đó.

Chị Ánh: Thế sử dụng như thế nào, có hôi không anh, với lại em chỉ sợ trên cây

còn mầm bệnh, trong phân động vật có các loại giun, sán gây bệnh thì sao?

Anh Nguyên: Phân này sử dụng rất đơn giản em sử dụng để bón lót, vùi

vào đất trước khi gieo hạt thế là xong, còn mầm bệnh và các loại ký sinh gây

bệnh thì em xử lý chúng bằng cách ủ cho hoai mục với một ít vôi sống trước khi

bón vào đất.

Chị Ánh: Thế thôi hả anh Nguyên, dễ quá Thế thôi em chào anh nhé, em

phải về làm liền đây.

Anh Nguyên: Ơ, này vào nhà uống nước đã chứ.

Chú ý: nhóm đã chuẩn bị một số mẫu phân hữu cơ như đã nêu trong tiểuphẩm Từ in nghiêng là nội dung chính được HS trình bày trên giấy.

+ Nhận biết được một số loại phân bón thông thường.

+ Vận dụng được kiến thức về sử dụng và bảo quản phân bón vào thực tiễn.

Trang 11

3 Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động

học tập.

- Trung thực: Có ý thức trong việc lựa chọn các biện pháp sử dụng một số

loại phân bón phổ biến để bảo vệ đất và cây trồng.

- Trách nhiệm: Trung thực trong việc báo cáo các kết quả thực hành.

II Thiết bị dạy học và học liệu

- Sgk, sgv, kế hoạch bài dạy.- Các mẫu phân bón.

- Ống nghiệm thủy tinh, đĩa thủy tinh, đèn cồn, thìa nhỏ, bật lửa, nước tinh khiết.- Giấy A0.

- Thực hiện nhiệm vụ:

+ Làm việc cá nhân: Hs quan sát hình 7.1 trang 39/Sgk, liên hệ thực tế đểtrả lời câu hỏi.

Trả lời: Ảnh hưởng của phân bón:

- Làm tăng độ phì nhiêu, đất tơi xốp, tăng khả năng giữ chất dinh dưỡngcủa đất

- Tăng năng suất và chất lượng cây trồng- Báo cáo, thảo luận:

+ Làm việc cả lớp: gọi 1-2 học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ+ Học sinh khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.

- Kết luận, nhận định:

+ Giáo viên nhận xét từ đó rút ra vấn đề (nội dung cơ bản) của bài học.

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mớiNội dung 1 Tìm hiểu về khái niệm phân bón

a) Mục tiêu: Trình bày được khái niệm phân bónb) Tổ chức thực hiện:

- Giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầuhọc sinh đọc mục 2/trang 39 trong sgk, hoạtđộng cặp đôi và trả lời các câu hỏi:

1 Khái niệm phân bón

- Khái niệm phân bón: Phân bón

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w