1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh vận dụng trò chơi trong dạy học các bài luyện tập và ôn tập chương hóa học lớp 11 để phát triển năng lực học sinh ở trường thpt

25 10 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng trò chơi trong dạy học các bài luyện tập và ôn tập chương hóa học lớp 11 để phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn PTS. Lê Thị Mỹ Hạnh, ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trường học Trường THPT Nguyễn Du
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Skkn cấp tỉnh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 3,05 MB

Nội dung

Đổi mới phương phápdạy học trong CTGDPT 2018 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tựhọc, tạo cơ sở

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Đổi mới giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm Đổi mới phương phápdạy học trong CTGDPT 2018 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tựhọc, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng qua đó hìnhthành và phát triển năng lực, phẩm chất, phát triển năng lực hành động, năng lựccộng tác làm việc của người học, có khả năng thích ứng với những đổi thaytrong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trìnhgiáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗquan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái

gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phươngpháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụngkiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất Tăng cườngviệc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV - HS theo hướng cộng tác có ýnghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập nhữngtri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ

đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đềphức hợp

Trong dạy học có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung

và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳphương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn

thành nhiệm vụ nhận thức (tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn

của giáo viên”

Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạyhọc Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có nhữnghình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ởngoài lớp Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảmbảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng KT vào thực tiễn, nâng caohứng thú cho người học Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học mônhọc tối thiểu đã qui định Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xétthấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh Tích cực vậndụng CNTT trong dạy học

Phương pháp dạy học ngày càng được cải tiến theo hướng tích cực hóa hoạtđộng nhận thức học tập của học sinh Bên cạnh việc tổ chức cho học sinh tự học,làm việc nhóm,…thì việc sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học cũng là mộtcách thức hữu hiệu để kích thích tính tích cực nhận thức của học sinh trên lớp.Chơi là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống Hầu như tất cả mọi ngườiđều ít nhiều hứng thú với các trò chơi Trong dạy học ở bậc phổ thông, nếu dựatrên một số nội dung dạy học để thiết kế thành các trò chơi sẽ tạo cho học sinh

có hứng thú trong học tập Thông qua việc tham gia các trò chơi, học sinh đượccung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng một cách tự giác và tích cực [1] Phươngpháp dạy học sử dụng trò chơi là một phương pháp tạo nhiều hứng thú chongười học nhưng đòi hỏi tính sáng tạo cao của người dạy để có thể vận dụng tối

Trang 2

ưu phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Trò chơi là hoạt động rất quenthuộc, gần gũi và thích thú đối với học sinh nhất là học sinh phổ thông Trò chơichứa đựng chủ đề, nội dung nhất định mà người tham gia phải tuân thủ Trò chơivừa mang tính chất vui chơi, giải trí, đồng thời cũng có ý nghĩa giáo dưỡng, giáodục cho học sinh Theo A.X Macarenco: “Trò chơi có một ý nghĩa quan trọngtrong đời sống trẻ Trong khi trẻ chơi như thế nào thì sau này khi lớn lên, trongcông tác trẻ phần lớn sẽ như thế ấy” [2] Tổ chức trò chơi được nhiều GV sửdụng như là một phương pháp dạy học tích cực để vận dụng vào hoạt động dạyhọc, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng nhưng lại vui vẻ, thoải mái, làmcho chất lượng dạy học được nâng cao Đồng thời, thông qua hoạt động trò chơi

có thể phát triển ở học sinh các năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, vận dụngkiến thức, sử dụng công nghệ thông tin và sáng tạo…

Trong chương trình THPT, Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên, thựcnghiệm, liên quan đến những sự vật, hiện tượng xảy ra trong thực tiễn có vai tròquan trọng Nội dung kiến thức môn Hoá học gắn liền với các kiến thức của đờisống nên các lĩnh vực này rất gần gũi với con người, phục vụ nhu cầu của conngười Do đó, rất phù hợp để sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học

Bài luyện tập hay ôn tập chương là một bài học vô cùng cần thiết ở mỗichương Thông qua tiết luyện tập, giáo viên vừa củng cố kiên thức đã học vừa

bổ sung thêm một số kiến thức nâng cao, giúp học sinh hình thành kiến thức mộtcách đầy đủ và toàn diện Tuy nhiên do bản chất bài học này mang nặng tínhchất lý thuyết cùng với nhiều bài tập phức tạp nên việc tìm ra phương pháptruyền đạt hiệu quả là vấn đề đáng quan tâm của hầu hết các giáo viên khi giảngdạy loại bài này Suy cho cùng, việc tìm ra phương pháp truyền thụ kiến mộtcách nhẹ nhàng, sinh động không mang tính lý thuyết là đích đến cuối cùng củacác phương pháp giảng dạy Chính vì vậy, trò chơi dạy học ngày càng trở nên có

vị thế và được lựa chọn sử dụng trong giáo dục ngày nay

Với mong muốn hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh,giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú họctập của các em trong quá trình dạy học Thực hiện mục tiêu phát triển toàn diệncác phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tìnhhuống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho học sinh năng lực giải quyết các tình huốngcủa cuộc sống và nghề nghiệp Mặt khác, nhằm khắc phục những hạn chế và đặcbiệt gây được hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh,giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức tổchức hoạt động dạy học Trong mỗi buổi học, với nhiều tiết học thì học sinh sẽkhông tránh khỏi trạng thái căng thẳng, uể oải, để tạo tâm thế học tập tốt trongtiết học của mình, đòi hỏi người giáo viên cần đổi mới hình thức tổ chức,phương pháp, phương tiện dạy học Với mong muốn đó, tôi tiến hành thực hiện

đề tài:“Vận dụng trò chơi trong dạy học các bài luyện tập và ôn tập chương

-hóa học lớp 11 để phát triển năng lực học sinh ở trường THPT”, góp phần

nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học ở lớp 11 chương trình SGKmới theo định hướng GDPT 2018 hiện nay nói riêng và của bộ môn Hóa học nóichung

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trang 3

Đề tài nghiên cứu nhằm đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chứcdạy học để tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáodục học sinh: hình thành và phát triển một số phẩm chất và năng lực nói chungcho học sinh trong quá trình dạy học

Để có thể đạt được mục tiêu đó, phương pháp dạy học cần phải đổi mới saocho phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học để học sinh có thể tham gia vàohoạt động tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề, góp phần quan trọng hình thànhnăng lực hành động, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh để từ

đó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, hình thành khả năng học tậpsuốt đời - bởi trong một xã hội đang phát triển nhanh, hội nhập và cạnh tranh thìviệc phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn làmột năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống, nhằm tập dượt cho họcsinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập,trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

- Nghiên cứu về nội dung kiến thức, đối tượng học sinh và điều kiện dạyhọc

- Nghiên cứu cách thiết kế một số trò chơi và cách sử dụng trong các hoạtđộng dạy học phù hợp với từng nội dung các bài học trong dạy học hóa học lớp

11 - KNTT đặc biệt là các bài luyện tập và ôn tập chương nhằm phát triển năng

lực học sinh ở trường THPT từ đó nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy

học Hóa học

- Tiến hành thực nghiệm, đánh giá kết quả

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tài liệu về lý luận như phương pháp dạy học hóa học, những vấn đề chung

về đổi mới giáo dục THPT, chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 11, sáchgiáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng và các tài liệu có liên quan

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra sư phạm: tiến hành thực nghiệm kiểm chứng, sosánh kết quả đánh giá học sinh qua từng thời điểm, từng lớp để kiểm tra các tròchơi có phù hợp với nội dung, phương pháp, đối tượng học sinh và mang lại kếtquả như thế nào

- Phương pháp đàm thoại: trao đổi với thầy cô giáo, đồng nghiệp và họcsinh về nội dung, các hình thức tiến hành các trò chơi trong các tiết dạy học, đặcbiệt thông qua các tiết dạy thao giảng, dạy các tiết luyện tập và ôn tậpchương.Từ đó thu thập và xử lí số liệu để rút ra kết luận

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: trải nghiệm việc biên soạn và tiếnhành tổ chức hoạt động trò chơi trong các bài học một cách cụ thể đặc biệt là cácbài ôn tập chương, chi tiết ở một số bài học ở các lớp 11 để kiểm chứng, rút rabiện pháp đúng, loại trừ biện pháp không hợp lý qua một số hình thức tổ chứchoạt động trò chơi dạy học cho học sinh Đối chiếu kết quả thực nghiệm với lýluận để rút ra những kết luận khái quát, khoa học, mang tính phổ biến

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 4

2.1 Cơ sở lí luận của đề tài

- Định hướng đổi mới CTGDPT 2018 là chuyển từ chương trình định hướngnội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực Thiết kế và sử dụngtrò chơi phù hợp trong hoạt động dạy học sẽ giúp bài học sinh động hơn, pháthuy được tính tích cực và gây hứng thú học tập cho HS hơn HS sẽ tiếp thu đượckiến thức một cách tự nhiên, chủ động chứ không phải tiếp thu theo kiểu bắtbuộc hoặc chống đối Thông qua các trò chơi HS phát huy được năng lực giảiquyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thứcvào thực tiễn,

- Trò chơi dạy học được các nhà lí luận dạy học nghiên cứu và cho rằng:tất cả những trò chơi gắn với việc dạy học như là phương pháp, hình thức tổchức và luyện tập với nội dung và tính chất của trò chơi phục vụ mục tiêu dạyhọc đều được gọi là trò chơi dạy học

- Trong quá trình chơi, học sinh huy động các giác quan để tiếp nhận thôngtin Học sinh phải tự phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa làm cho cácgiác quan tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn, các thao tác trí tuệ được hìnhthành Học sinh tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu được nhiều kiến thức, nhiều kháiniệm.Trò chơi dạy học cũng có thể hình thành nên cho học sinh những kĩ năngcủa môn học, học sinh không chỉ có cơ hội tìm hiểu kiến thức, ôn tập lại cáckiến thức đã biết mà còn có thể có được kinh nghiệm, hành vi Một số trò chơidạy học còn giúp cho học sinh có khả năng tư duy, cách giải quyết vấn đề nhanhnhẹn không chỉ trong lĩnh vực mình chơi mà cả lĩnh vực của cuộc sống…Trên

cơ sở đó trò chơi dạy học có thể định hướng phát triển phẩm chất, năng lực họcsinh

- Trò chơi dùng để dạy học dưới dạng củng cố kiến thức đã biết và rènluyện tư duy nhanh nhạy, chính xác cho HS góp phần nâng cao kiến thức, kỹnăng hoá học của HS, từ đó làm tăng hiệu quả dạy học Hóa học

- Học trong quá trình vui chơi, là quá trình lĩnh hội tri thức vốn sống mộtcách nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó phù hợp với đặc điểm tâm lí sinh học ởhọc sinh Học tập bằng trò chơi sẽ khơi dậy hứng thú tự nguyện, làm giảm thiểu

sự căng thẳng thần kinh ở các em, giúp gắn kết tình cảm giữa GV và HS tronglúc chơi

- Trò chơi dạy học cũng có thể là biện pháp mà giáo viên tạo ra sự ganhđua giữa các cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm học sinh Khi tổ chức cho HSchơi theo nhóm còn tạo sự gắn kết cho học sinh và tăng tinh thần đoàn kết chohọc sinh

- Trò chơi góp phần hoàn thiện phẩm chất đạo đức, rèn cho học sinh tínhtrung thực, tổ chức tự lực, đoàn kết Khi tham gia chơi mọi học sinh đều cóquyền bình đẳng như nhau Ở trò chơi học tập các em cảm nhận được một cáchtrực tiếp kết quả hoạt động của mình: Đúng hay sai, phát hiện ra cái mới Kếtquả này có ý nghĩa to lớn đối với các em, nó mang lại niềm vui vô hạn thúc đẩytính tích cực, mở rộng củng cố và phát triển vốn hiểu biết của các em

Vì vậy việc đưa “Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóahọc”vào áp dụng đại trà là rất cần thiết

Trang 5

Đây là một hoạt động sáng tạo, người dạy với những kiến thức về khoa học

cơ bản và khoa học sư phạm cùng với những kinh nghiệm tích lũy được trongquãng đời dạy học của mình mà vận dụng những phương pháp dạy học phù hợpvới từng đối tượng học sinh, hoàn cảnh cụ thể, lựa chọn những con đường vàbiện pháp cụ thể để thu được hiệu quả cao nhất trong dạy học Có nhiều conđường và biện pháp khác nhưng để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học ở trườngTHPT, tổ chức các trò chơi trong dạy học nhằm phát triển năng lực và phẩmchất, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành

và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, quan sát,tìm kiếm thông tin…), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập,sáng tạo, tư duy của học sinh

Tổ chức các trò chơi trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực chohọc sinh ở trường THPT còn đóng một vai trò tích cực đó là tăng cường phốihợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho họcsinh suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn Điều đó cónghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽvới nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới Lớp họctrở thành môi trường giao tiếp thầy - trò và trò - trò nhằm vận dụng sự hiểu biết

và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ họctập chung Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau củahọc sinh với nhiều hình thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên

viên tâm huyết với nghề, tích cực hưởng ứng cuộc vận động đổi mới phương

pháp dạy - học hóa học theo hướng phát triển năng lực học sinh, nhiều giáo viên

đã chuẩn bị rất công phu bài giảng trên lớp với sự đầu tư và sáng tạo rất cao,điều này đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học tạitrường

Trường đã được trang bị cơ bản được cơ sở vật chất phục vụ dạy học mônhóa học như: phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, có đủ hóa chất,dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học

Trong những năm gần đây nhà trường đã chủ động mở các lớp tập huấn

về chuyên môn; tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường

Trong quá trình giảng dạy GV đã có chủ động sử dụng các đồ dùng vàphương tiện dạy học như video thí nghiệm, mô hình, tranh hoặc đã tổ chức cho

hs tự làm đồ dùng học tập và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc hóa học

Nhìn chung, học sinh đã có ý thức chủ động khám phá, tìm tòi và lĩnh hộikiến thức một cách khoa học Học sinh chú ý nghe giảng, tập trung quan sát các

Trang 6

thí nghiệm, vận dụng kiến thức hóa học giải thích được một số hiện tượng trongcuộc sống và tự giác suy nghĩ trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra Bên cạnh

đó, học sinh đã tích cực tham gia thảo luận nhóm, tích cực làm bài tập đã đemlại hiệu quả trong quá trình lĩnh hội kiến thức Nhiều học sinh đã nhận thấy được

sự phong phú trong nội dung của hóa học, cũng như tính ứng dụng của nó trongnhiều lĩnh vực của thực tiễn cuộc sống

2.2.1.2 Khó khăn

Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn còn thiếu Một sốdụng cụ, hóa chất, mô hình, thiết bị thí nghiệm còn thiếu hoặc chưa có Nhiềuthí nghiệm biểu diễn chưa được GV chủ động thêm vào bài học và thí nghiêmthực hành của HS chưa thực hiện đầy đủ do đó phải chiếu video cho HS quansát

Trong quá trình giảng dạy vẫn còn tồn tại một bộ phận GV chưa chủđộng, chưa tích cực trong chuyên môn, chưa say sưa trong quá trình dạy học.Những trở ngại về mặt tâm lý của các GV hóa học hiện nay trong quá trìnhgiảng dạy đó là: tâm lý lo lắng, không an tâm; sức ì của tư duy chậm đổi mới; sựbảo thủ và già nua trong suy nghĩ; hạn chế về năng lực chuyên môn;còn hạn chế

về kĩ năng tin học, thiếu lòng tin đối với HS; cơ chế quản lý chưa đủ sức mạnh.Phương pháp dạy học sử dụng trò chơi là một phương pháp tạo nhiều hứngthú cho người học nhưng đòi hỏi tính sáng tạo cao của người dạy để có thể vậndụng tối ưu phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Để chuẩn bị 1 tiết học

có sử dụng trò chơi đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị công phu hệ thống câu hỏi,trang thiết bị phục vụ cho trò chơi và phải có sự chuẩn bị chu đáo về tiến trìnhdạy học Do đó cần nhiều thời gian và công sức chuẩn bị nên đa số GV ngại sửdụng hoặc ít sử dụng

Trong quá trình học tập còn tồn tại tình trạng HS thụ động, học hóa họccòn gượng ép vì những nguyên nhân phụ như điểm số và bắt buộc Đa số HSđều học môn hóa học một cách máy móc, rập khuôn, không vận dụng được kiếnthức đã học để giải thích các hiện tượng hóa học trong tự nhiên và cuộc sốnghằng ngày

Để khắc phục tình trạng này, cần có sự phối hợp đồng bộ: Tăng cường cơ

sở vật chất, đổi mới và tăng thêm các trang thiết bị phục vụ dạy và học hiện đạitrong các nhà trường, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, tăng cường hoạt động tíchcực của chủ thể HS, đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục Tuy nhiênvấn đề quan trọng nhất vẫn là phương pháp dạy học của người GV trong mỗi giờlên lớp, cần đổi mới được hình thức, phương pháp dạy học để hướng tới hoạtđộng học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, tạo hứng thú họctập, phát triển năng lực học sinh

Trang 7

trường THPT nơi tôi công tác và một số trường bạn tôi công tác, thấy rõ thựctrạng:

+ Một số giáo viên còn coi nặng việc truyền kiến thức có trong sách giáokhoa với lối dạy nhồi nhét kiến thức để thi cử, chưa đề cao việc dạy học để họcsinh phát triển những năng lực cần thiết giải quyết những vấn đề trong thực tiễndẫn đến giờ dạy trở nên khô khan, kém hấp hẫn

+ Một số GV đã vận dụng được các phương pháp - kỹ thuật dạy học tíchcực nhưng nhìn chung hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các môn trongnhà trường phổ thông nói chung và bộ môn hóa học nói riêng chưa thực sựmang lại hiệu quả cao

Từ việc giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp tôi thấy được thực trạng như sau:

- Giáo viên chỉ thường sử dụng trò chơi trong hoạt động khởi động hoặctrong dạy học bài mới mà chưa chú tâm vào các bài luyện tập và ôn tập cuốichương

- Tổ chức hoạt động trò chơi chưa có mối quan hệ với bài học, còn mangnặng tính hình thức

- Lựa chọn các tình huống chưa sâu sắc dẫn đến các em có thể trả lời đượcmột cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề còn quá đơn giản

- Thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa xem đó là một hoạt động họctập, chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình

2.2.2.2 Về học sinh

Quan sát, phân tích thực trạng về phương pháp dạy học của bản thân vàđồng nghiệp tại nơi công tác, tôi nhận thấy trong những tiết học tại nhà trường,mặc dù đa số GV đã thay đổi phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, nhưngviệc đổi mới còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, bị rập khuôn vào phương pháp thảoluận nhóm Với phương pháp này, nếu giáo viên không có những biện pháp đểphát huy hết năng lực của HS sẽ dẫn đến tình trạng gánh team rất nhiều, nhữngbạn học yếu sẽ lơ là, càng ngày lại càng khó tiếp thu kiến thức vì bị thụ độngvào các bạn học tốt Một phần nữa nếu không áp dụng linh hoạt thì sẽ gây việcnhàm chán trong quá trình học tập Đó là một trong những thực trạng rất lớn mà

đa số chúng ta đều mắc phải Từ sự phân tích, quan sát thực trạng như vậy, tôitìm hiểu nhiều hơn về các phương pháp và kĩ thuật dạy học để khắc phục nhượcđiểm nêu trên

2.3 Các giải pháp để giải quyết vấn đề

2.3.1 Một số nguyên tắc thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường THPT

2.3.1.1 Nguyên tắc bám sát mục tiêu dạy học và triệt để khai thác các thiết bị dạy học sẵn có

- Khi thiết kế trò chơi dạy học phải căn cứ mục tiêu dạy học, yêu cầu, nộidung kiến thức cơ bản, triệt để khai thác các thiết bị dạy học có sẵn của môn học(ở thư viện, đồ dùng của GV và HS…)

- Các đồ dùng dạy học tự làm của GV khai thác từ những vật liệu gần gũixung quanh (Từ các phế liệu như: Quả bóng bàn không dùng, vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, giấy bìa…) sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tínhgiáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém

Trang 8

2.3.1.2 Nguyên tắc phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi, có sức hấp dẫn cao

- Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh,tạo không khí vui vẻ, thoải mái

- Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS Tổchức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp

2.3.1.3 Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện

- Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung hóa học cụ thể trongchương trình (Có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kỹnăng thực hành, vận dụng, luyện tập…)

- Các trò chơi phải giúp HS rèn luyện kỹ năng hóa học, phát huy trí tuệ,

óc phân tích, tư duy sáng tạo

- Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian, thích hợp với môi trường họctập

Từ các nguyên tắc trên cho thấy, khi thiết kế trò chơi dạy học cần căn cứvào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề

ra ở mỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh, môi trường học tập, như vậy thìtrò chơi mới có ý nghĩa thực tiễn

2.3.2 Quy trình thực hiện khi tổ chức trò chơi dạy học

Bước 1: Chuẩn bị.

+ Xác định mục đích của trò chơi Đây là yếu tố quan trọng để quyết định

lựa chọn nội dung và thời gian tiến hành cũng như cách thức thực hiện trò chơi

+ Lựa chọn đơn vị nội dung kiến thức phù hợp khi tổ chức trò chơi: Nội

dung kiến thức cần vừa sức với học sinh Không nên lựa chọn nội dung quá dễnhư vậy sẽ không kích thích được trí tò mò, khát khao khám phá của học trò.Nhưng cũng không nên chọn vấn đề quá khó của bài học, sẽ gây ra sự chánnản cho các em

+ Lựa chọn trò chơi: Giáo viên có thể sưu tầm trên internet hoặc sáng tạo

một số trò chơi sử dụng trong quá trình dạy học Đối với môn Hóa học, có thể ápdụng một số hình thức trò chơi như: xếp hình con thú, đấu trường 36, ai là triệuphú, rung chuông vàng, ô cửa bí mật, giải ô chữ, ong tìm mật…

Bước 2: Tổ chức trò chơi

+ Giới thiệu về trò chơi: tên, luật chơi, cách phân thắng bại, thưởng cho độithắng, phạt với đội thua…Hình thức thưởng – phạt có lẽ là yếu tố có vai trò kháquan trọng, tạo nên sức “nóng” cũng như sự hấp dẫn của trò chơi Do đó, giáoviên cần công khai ngay từ đầu để học sinh nắm được và tích cực khi tham giatrò chơi

+ Tiến hành mẫu: Với những trò chơi mới, giáo viên cần cho học sinh thamgia thử để các em không bỡ ngỡ

Bước 3: Tổng kết:Đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức qua trò chơi, thưởng

cho đội giành chiến thắng, phạt với đội thua

2.3.2 Một số giải pháp tổ chức các trò chơi trong các tiết luyện tập, ôn tập chương trong dạy học hóa học lớp 11 nhằm phát triển năng lực học sinh

ở trường THPT.

2.3.2.1 Trò chơi ô chữ

Trang 9

Trò chơi ô chữ là một trong những trò chơi quen thuộc trong dạy học Vớiviệc trả lời đúng các từ hàng ngang sẽ được cung cấp 1 - 2 từ nằm trong từ chìakhoá Trong quá trình chơi, giáo viên nên chia đội chơi để tạo tinh thần đoàn kết

mà vẫn cạnh tranh Trò chơi ô chữ có thể được sử dụng trong nhiều hoạt độngcủa tiết học như hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng,kiểm tra - đánh giá

Ví dụ 1 Khi dạy bài 24 : Carboxylic acid có thể sử dụng trò chơi ô chữnhư sau: Hoạt động 3: Luyện tập

a Mục tiêu:

- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về carboxylic acid.

- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, giải quyết các vấn đề

thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộcsống

b Nội dung: Trò chơi ô chữ

Bộ câu hỏi của trò chơi:

Hàng ngang

2 Axid 2 chức chỉ có 2 C, có

nhiều trong quả khế có tên gọi là?

9 Propenoic acid có công thức cấu

tạo là

10 Acid có trong nọc kiến có tên

gọi là?

12 Khi tăng số nguyên tử carbon

trong gốc hydrocarbon thì độ tan

của các carboxylic acid thay đổi

như thế nào?

13 Acetic acid được sản xuất bằng

cách lên men nguyên liệu gì?

Hàng dọc

1 Yếu tố giúp các phân tử

carboxylic acid có khả năng tạodimer hoặc liên phân tử là?

3 Trong dung dịch nước, carboxylic

acid phân li như thế nào?

4 Tính tan của acetic acid trong

nước là?

5 Nhiều ester có đặc trưng của các

loại hoa quả Điền từ vào dấu ?

6 Một trong các tính chất hóa học

của carboxylic acid là?

7 Công thức chung của carboxylic

3 K Ê

4 T

Trang 10

2.3.2.2 Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn

Ví dụ Khi dạy BÀI 18 - ÔN TẬP CHƯƠNG 4

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn để ôn

tập lại các kiến thức cần nhớ sau trò chơi

+ HS ôn tập lại kiến thức cần nhớ qua 2 gói mệnh đề đúng sai (mỗi gói 6mệnh đề) và 1 gói câu hỏi bài tập tính toán

+ GV cho HS hoạt động theo 4 nhóm Mỗi nhóm có phát 1 cờ

+ GV chọn 1 HS làm thư kí

Mỗi gói câu hỏi được chiếu lần lượt các nhóm phất cờ để giành quyền trảlời Đúng được 1 điểm, sai không có điểm Sau 3 gói câu hỏi nhóm có nhiều lầntrả lời đúng nhất sẽ có phần quà nhỏ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm hoạt động nhóm và phất cờ

giành quyền trả lời

Bước 3: Báo cáo thảo luận: HS hoạt động theo nhóm, nhóm nhanh nhất

sẽ phất cờ để đưa ra câu trả lời GV quan sát, dựa trên kết quả của thư kí traoquà cho nhóm có hoạt động tích cực nhất

Bước 4: Kết luận, nhận định:GV phát vấn, nhấn mạnh lại các nội dung

kiến thức trong mệnh đề có thông tin sai và công thức tính toán

Gói câu hỏi số 1:

1, Công thức tổng quát của alkene là CnH2n (n 2)

2, Các alkyne là các hydrocarbon mạch hở, có 1 liên kết ba

3, Phản ứng đặc trưng của alkane là phản ứng cộng

4, Trong phân tử hydrocarbon, số nguyên tử hydrogen luôn là số chẵn

5, Oxy hóa hoàn toàn hydrcarbon đều thu được CO2 và H2O

6, Hydrocarbon no có khả năng tham gia phản ứng cracking

Gói câu hỏi số 2

1, Ethylene kích thích quả mau chín

2, Tất cả các alkyne đều phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3

3, Hydrocarbon no là hydrocarbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn

4, Công thức chung của hydrocarbon no, mạch hở có dạng CnH2n

5, Benzene có công thức là C6H6

6, Để phân biệt alkane và alkene có thể sử dụng dung dịch Br2

Gói câu hỏi số 3

Trang 11

Câu 1 Styrene phản ứng với bromine tạo thành sản phẩm có công thức phân tử C 8 H 8 Br 2 Viết CTCT của hợp chất này.

Câu 2 Gas, nhiên liệu phổ biến hiện nay có thành phần chính là propane và butane Nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 1kg một loại gas là khoảng 50400 kJ

a) Biết để làm nóng 1kg nước lên 1 độ thì cần cung cấp nhiệt lượng là 4200 kJ Để đun sôi 30kg nước từ nhiệt

độ 20 0 C cần cung cấp bao nhiêu kJ nhiệt?

b) Cần đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu kg gas để cung cấp đủ nhiệt lượng trên, biết hiệu suất hấp thụ nhiệt đạt 80%?

2.3.2.3 Trò chơi “ Giải mật thư”

Để vận dụng được kĩ thuật dạy học “ Giải mật thư” trong tiết dạy cần phải

có sự chuẩn bị của GV trước khi đứng lớp rất nhiều để có thể có những tiết họcđầy năng lượng và tích cực Cụ thể như sau:

- Đối với GV: GV cần lựa chọn những tiết lý thuyết hay bài tập phù hợp để

áp dụng kĩ thuật đạt hiệu quả cao nhất

+ Đối với tiết lý thuyết thì nội dung kiến thức cần dễ hiểu, HS có thể tự đọcSGK để hoàn thành nhiêm vụ một cách dễ dàng

+ Đối với tiết bài tập, GV cũng nên chọn những giờ bài tập không quá khó,cách làm đã được trang bị cho học trò thì càng tốt, không nên chọn những giờbài tập HS lần đầu tiên áp dụng phương pháp sẽ gây lúng túng cho HS và khôngđạt được hiệu quả tiết dạy

- Nội dung mật thư

+ Nội dung mật thư lý thuyết cần được thiết kế những điểm chính trongbài, không lan man, biến tấu dưới những hình thức làm bài khác nhau Mỗi mậtthư nên thể hiện trọn vẹn một nội dung lý thuyết để HS dễ tìm hiểu và tự chốtvấn đề

+ Nội dung mật thư bài tập nên thiết kế mức độ khó từ thấp tới cao đểtăng kích thích cho HS trong tiết dạy, đối với mảng bài tập nội dung mật thưcũng có thể độc lập nhưng nếu có sự liên quan giữa các mật thư khác nhau thìcàng tốt (ví dụ: mật thư thứ 2 sẽ phải lấy kết quả hoặc nội dung ở mật thư thứ 1

để giải - để tăng sự logic và tăng kích thích cho HS)

- Hình thức mật thư:

Cũng không cần quá cầu kì về hình thức, nhưng nếu GV nào có thời gian thiết

kế hình thức mật thư bắt mắt thì cũng góp phần tăng hứng thú cho HS rất nhiều

- Hình thức tổ chức

+ GV cần phổ biến rõ cách làm và nội quy cho HS trong mỗi lần tổ chức,đặc biêt với lần áp dụng đầu tiên: Nộp mật thư cho ai? Thời gian của mỗi mậtthư? Kết quả tính điểm như thế nào? Nếu muốn lấy điểm cho tập thể nhóm thìphải đảm bảo điều kiện gì? Hình thức xử lý nếu một thành viên trong nhóm lơ làtrong quá trình giải mật thư

+ Thời gian hoàn thành của mỗi mật thư hoặc toàn bộ quá trình giải mậtthư phải được cài đặt đồng hồ chiếu trên slide

+ Nếu các nhóm chưa giải ra mật thư mà hết thời gian thì GV cũng nênyêu cầu dừng lại để đảm bảo quá trình dạy học

+ Trong quá trình giải mật thư sẽ có những nhóm hoàn thành mật thư theonhững mức độ khác nhau, điều đó là hoàn toàn bình thường Vì thế, GV nên đưa

ra quy chế cộng điểm thích hợp cho quá trình giải mật thư đối với những nhóm

Trang 12

không hoàn thành hết để duy trì được lửa cho HS trong quá trình giải, tránh tâm

lý bỏ cuộc

+ GV phải là người quan sát toàn bộ quá trình hoạt động của HS, nếunhóm nào có bạn lơ là hoặc gặp trục trặc trong quá trình giải thì GV kịp thờinhắc nhở và giải đáp thắc mắc

+ Trong 1 tiết học, không nên kết hợp kĩ thuật giải mật thư với nhữnghoạt động và phương pháp khác vì để đảm bảo thời gian và hiệu quả của kĩ thuậtnày

+ GV luôn phải là người lập trình tâm thức cho HS về quá trình thảo luậnnhóm, không bỏ rơi đồng đội, các bạn giỏi nên hỗ trợ các bạn chậm để mới cóthể lấy điểm cao về cho cả nhóm

- Đối với HS: HS sẽ là người giải quyết vấn đề chính, vì thế HS cần phải

có tinh thần học tập, tự chủ đọc SGK, cùng nhau hỗ trợ để cả nhóm đạt kết quảtốt nhất

Ví dụ khi dạy học bài 22: Bài “Ôn tập chương 5” lớp 11 có thể vận dụng trò chơi “ Giải mật thư” như sau:

Hoạt động 2: Vận dụng vào bài tập (lý thuyết và tính toán)

Nhiệm vụ: HS giải các bài tập ôn tập để củng cố kiến thức.

- Các thành viên trong tổ thảo luận

– làm trong vở - đem kết quả lên

cho Cô kiểm tra- Đúng được lấy

tiếp mật thư thứ 2 – ghi 3 điểm cho

nhóm

- Tiếp tục như vậy đến mật thư thứ

4

- Đội về đích sẽ có thời gian 3 phút

để hội ý giảng giải các thành viên

trong tổ Các nhóm còn lại vẫn giải

khi hết thời gian.- Thời gian làm

bài cho mỗi mật thư 1, 2, 3, 4 là 4

phút, 3 phút, 3 phút, 4 phút

- Điểm cho mật thư 1, 2, 3, 4 lần

lượt là 3, 2, 2, 3.Nhóm nào ra hết 4

mật thư được cộng 1 great

- Gọi bất kì thành viên của nhóm

về đích được lên bảng giải lại, đúng

đem về 1 perfect cho cả tổ.Điểm số

của bạn trình bày sẽ là điểm của cả

nhóm

- GV gọi nộp bài để chấm cũng

Mật thư 1:Viết phương trình hóa học của

các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Ngày đăng: 16/06/2024, 05:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w