1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn hóa học thpt lớp 10 11 theo chương trình giáo dục 2018

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

THANH HÓA,

Người thực hiện: Hà Thị Nhật TânChức

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠYHỌC MÔN HÓA HỌC THPT – LỚP 10,11 THEO

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC 2018

Trang 2

Mục lục

1 MỞ ĐẦU 3

1.1 Lý do chọn đề tài 3

1.2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

1.3 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5 Điểm mới của SKKN 4

2 NỘI DUNG 5

2.1 Cơ sở lý luận của SKKN 5

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 5

2.3 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện SKKN 5

2.4 Mô tả quy trình, quá trình thực hiện 6

2.5 Một số trò chơi được tổ chức khi lập kế hoạch dạy học: 7

2.6 Yêu cầu khi tổ chức thực hiện hoạt động 8

2.7 Hiệu quả của SKKN 9

3 KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 10

4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

5 PHỤ LỤC 13

Trang 3

1 MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết số 29NQ/TW của Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ: “Tiếp

tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạycách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật vàđổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực ”

Luật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 (điều 5

khoản 2) đã ghi: “Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ

động, tư duy sáng tạo của người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòngsay mê học tập và ý chí vươn lên”.

Năm học 2023-2024 đối với các em học sinh lớp 10,11 là năm học mà cácem đang được trải nghiệm với khung chương trình mới, sự cải cách giáo dụctheo chương trình 2018 của Bộ GD và ĐT

Một năm học mà các em được học tập và rèn luyện theo 1 chương trìnhhoàn toàn mới, các em được trải nghiệm với nhiều bộ sách giáo khoa mới như :Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo

Với nội dung và hình thức cũng có nhiều thay đổi so với bộ SGK cũ nêncác em còn nhiều bỡ ngõ và gặp khó khăn, đặc biệt là phần đọc tên: Nguyên tố,đơn chất, hợp chất, phải nhớ nhiều công thức hóa học của các chất, phải nhớnhiều phương trình hóa học, phải nhớ các điều kiện xảy ra phản ứng… và nhiềunội dung kiến thức mới mà SGK mới đã đề cập Vì vậy nếu không có sự chămchỉ, không có hứng thú học tập bộ môn thì làm sao có thể đạt được kết quả tốt

Để làm được điều đó, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy họcthì sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy học là rất cần thiết Hoạt động dạy họchóa học dưới dạng trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, là một trong nhữnghoạt động của học sinh tiến hành trong nhà trường nhằm gây hứng thú, củng cố,mở rộng, khắc sâu kiến thức, phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tưduy sáng tạo của học sinh; nó có tác dụng rất lớn về mặt giáo dưỡng, giáo dục vàgiáo dục kỹ thuật tổng hợp

Qua thực tế giảng dạy bộ môn hóa học bậc THPT cho thấy: Hiện nay, việctổ chức hoạt động dạy học dưới dạng trò chơi cho học sinh còn rất hạn chế, nếucó tổ chức thì cũng khô khan gây ra sự nhàm chán cho học sinh và chưa phát huyđược vai trò, tác dụng vốn có của nó trong quá trình dạy học Đây cũng là mộttrong các lí do làm đa số học sinh đều rất sợ học môn hóa học Các em thườnghọc theo kiểu chống đối, tiếp thu kiến thức một cách thụ động Chính vì vậy màkết quả học tập không cao

Thiết kế và sử dụng trò chơi phù hợp trong hoạt động dạy học sẽ giúp bàihọc sinh động hơn, phát huy được tính tích cực và gây hứng thú học tập cho họcsinh hơn Học sinh sẽ tiếp thu được kiến thức một cách tự nhiên, chủ động chứkhông phải tiếp thu theo kiểu bắt buộc hoặc chống đối Thông qua các trò chơihọc sinh phát huy được năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lựchợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn,

Trang 4

Chính vì những lí do trên , với sự đam mê chuyên môn, tâm huyết với nghềvà đặc biệt là với các em học sinh thân yêu nên tôi viết đề tài sáng kiến kinh

nghiệm “PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC

MÔN HÓA HỌC THPT – LỚP 10,11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁODỤC 2018” Với mong muốn đây sẽ là phương pháp dùng để dạy học dưới

dạng củng cố kiến thức đã biết và rèn luyện tư duy nhanh nhạy, chính xác chohọc sinh góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng hoá học của học sinh, từ đó làmtăng hiệu quả dạy học Hóa học, giúp HS học tập tốt hơn, yêu môn Hóa Học hơn.

1.2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu1.2.1 Mục đích

Củng cố kiến thức đã biết và rèn luyện tư duy nhanh nhạy, chính xác chohọc sinh góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng hóa học của học sinh

1.2.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu cấu trúc chương trình, nội dung kiến thức chương trình hóahọc THPT.

- Xây dưng hệ thống bài tập lồng ghép vào trò chơi theo từng bài.- Tiến hành thực nghiệm sư phạm.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh lớp 10B2, 10B9, 11A9 Trường THPT Tô Hiến Thành.

- Hệ thống bài tập liên quan đến nội dung từng bài học thông qua SGKlớp 10, 11 sách bài tập hóa học và các tài liệu có liên quan.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu về lí luận dạy học nhất là lí luận dạy học hóa học vàcác tài liệu khác có liên quan đến đề tài , đặc biệt nghiên cứu kĩ những cơ sở líluận, kỹ thuật xây dựng bài tập và cấu trúc chương trình, nội dung kiến thứcphần kiến thức của từng bài học.

- Căn cứ vào nhiệm vụ của đề tài, dựa trên cơ sở lí luận về bài tập hóa họcvà dựa trên nội dung kiến thức để xây dựng hệ thống câu hỏi.

-Thực nghiệm sư phạm.

1.5 Điểm mới của SKKN

- Xây dựng được hệ thống câu hỏi có chất lượng tốt và phối hợp sử dụngphương pháp một cách phù hợp thì sẽ tạo hứng thú trong học tập, tăng sự hiểubiết về kiến thức sau mỗi bài học.

- Rèn luyện tư duy nhanh nhạy, chính xác cho học sinh.

- Với đề tài: “PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY

HỌC HÓA HỌC THPT- LỚP 10,11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁODỤC 2018” sẽ giúp học sinh và đồng nghiệp có thêm phương pháp tổ chức

hoạt động dạy, qua đó học sinh có thể nắm kiến thức tốt hơn.

Trang 5

2 NỘI DUNG2.1 Cơ sở lý luận của SKKN

Mục tiêu giáo dục kiến thức, kỹ năng cho học sinh:

- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản sau mỗi bài học, gợi nhớlại kiến thức khi bắt đầu tiết học mới.

- Cung cấp những kĩ năng trả lời ngay 1 số câu hỏi trắc nghiệm thuộcdạng nhận biết và thông hiểu.

- Xây dựng cho học sinh hệ thống câu hỏi lý thuyết trắc nghiệm và hệthống bài tập trắc nghiệm với mức độ từ dễ đến khó phù hợp mục đích từng bài.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.

Từ năm 2023, việc thay đổi SGK đã làm cho học sinh thấy khó hơn trong việchọc môn Hóa học Nhiều HS có cảm giác sợ môn Hóa và không dám học Hóa.Đặc biệt là sự thích ứng của HS với cách gọi tên mới của nguyên tố hóa học cònnhiều khó khăn Dẫn đến việc các em nắm vứng kiến thức và giải tốt các bài tậpchưa nhiều

Vì vậy, để các em có thể học tốt hơn, tự tin hơn tôi viết đề tài này Với mongmuốn cung cấp cho Hs cũng như các đồng nghiệp thêm phương pháp tổ chứchoạt động dạy học để HS yêu môn Hóa hơn, thích học Hóa hơn

2.3 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện SKKN* Thuận lợi:

- Trang thiết bị của nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ.

- Có sự giúp đỡ và góp ý tận tình của ban lãnh đạo và các đồng nghiệptrong nhà trường.

- Mạng Internet đã cung cấp được rất nhiều tài liệu bổ ích phục vụ cho việcsoạn giảng giáo án điện tử.

- Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học.- Học sinh đa số, hiền ngoan có ý thức học tập tốt.

* Khó khăn:

- Sự chênh lệch về mặt năng lực giữa các học sinh trong 1 lớp, đặc biệthọc sinh ở các lớp bình thường Nhiều học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn, chưatự tin đứng trước tập thể.

- Số lượng học sinh trong một lớp đông, không gian hoạt động chật hẹpdẫn đến việc tổ chức các trò chơi học tập cũng như trong quá trình tham gia chơicủa học sinh bị hạn chế, việc bao quát lớp của giáo viên là rất khó nên số lượngtrò chơi được tổ chức còn ít và chưa đa dạng.

- Thời gian dành cho việc soạn, thiết kế trò chơi quá nhiều và đòi hỏigiáo viên phải biết công nghệ thông tin, biết làm một số đồ dùng phục vụ chotrò chơi nên giáo viên cũng rất ngại tổ chức trò chơi học tập cho học sinh.

- Giáo viên vẫn chưa đầu tư nhiều vào việc thiết kế các loại trò chơi dạyhọc cho học sinh Vì mỗi giáo viên dạy nhiều tiết trên 1 tuần, nhiều khối lớp vàtài liệu thiết kế các loại trò chơi dạy học chủ yếu là dành cho độ tuổi mầm non,tiểu học rất nhiều còn đối tượng là học sinh lớp lớn thì rất ít đầu sách tham khảo.- Đôi khi giáo viên còn áp lực thời lượng 45 phút nên thường lo “cháy giờ”,do đó một số giáo viên chú trọng truyền đạt hết lượng kiến thức hơn là tạo tròchơi

Trang 6

- Khi tổ chức trò chơi, học sinh sẽ phát ra tiếng ồn nhiều vì phải thảo luậnhoạt động và chính điều đó ảnh hưởng đến lớp học kế bên cũng phần nào làmcho giáo viên ngại tổ chức.

2.4 Mô tả quy trình, quá trình thực hiện 2.4.1 Nguyên tắc thiết kế trò chơi dạy học

- Nguyên tắc bám sát mục tiêu dạy học và triệt để khai thác các thiết bịdạy học sẵn có

+ Khi thiết kế trò chơi dạy học phải căn cứ mục tiêu dạy học, yêu cầu, nộidung kiến thức cơ bản, triệt để khai thác các thiết bị dạy học có sẵn của môn học(ở thư viện, đồ dùng của giáo viên và học sinh…).

+ Các đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gầngũi

xung quanh sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tínhthẩm mỹ nhưng ít tốn kém.

- Nguyên tắc phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi, có sức hấp dẫn cao

+ Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh,tạo không khí vui vẻ, thoải mái.

+ Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp.

- Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện

+ Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung hóa học cụ thể trongchương trình (Có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kỹnăng thực hành, vận dụng, luyện tập…)

+ Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng hóa học, phát huy trítuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo

+ Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian, thích hợp với môi trường học tập.

2.4.2 Quy trình thực hiện tổ chức trò chơi dạy học- Bước 1 : Xác định mục tiêu của trò chơi

- Bước 2: Chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi Giới thiệu và giải thíchtrò chơi

Để cho trò chơi diễn ra thuận lợi thì giáo viên cần chuẩn bị một điều kiệnchơi tốt Sau khi đã chọn được trò chơi phù hợp thì người giáo viên cần:

+ Nghiên cứu kĩ luật chơi: Xác định rõ những quy định với những ngườitham gia chơi là gì, vai trò của các thành viên tham gia chơi được xác định cụthể.

+ Nghiên cứu kĩ cách chơi, cách tổ chức trò chơi Xác định tiến trình củatrò chơi và những điều kiện, phương tiện cần thiết để trò chơi có thể thực hiệnđược.

+ Soạn giáo án, chuẩn bị địa điểm, điều kiện và phương tiện chơi Giáo ándo giáo viên thiết kế để sử dụng trò chơi phải được thể hiện bằng chuỗi các hoạtđộng tương ứng với tiến trình của hoạt động chơi của học sinh được chia thànhnhững hành động cụ thể và xác định mục tiêu tương ứng.

- Bước 3 : Điều khiển trò chơi.

- Bước 4: Đánh giá kết quả chơi, trao giải cho người chơi.- Bước 5 : Thảo luận và rút ra kiến thức

Trang 7

GV cần khẳng định với học sinh mục đích của hoạt động chơi và đánh giákết quả khi tổ chức trò chơi là nhằm để:

+ Xem các hoạt động dạy và học đã đạt được những kết quả, hiệu quả tácđộng như thế nào đối với học sinh Thông qua trò chơi học sinh thu nhận đượcnhững kiến thức gì?

+ Sử dụng kết quả đánh giá nhằm: Cải tiến phương pháp dạy học, xác địnhnhu cầu học tập mới, cổ vũ động viên học sinh tích cực tham gia hoạt động…

Có thể nói việc thiết kế trò chơi phải mất nhiều thời gian và công sứcnhưng việc điều khiển trò chơi còn là cả một nghệ thuật, vì trò chơi có sôi nổi vàhấp dẫn người chơi hay không, có phát huy được tính tích cực học tập của họcsinh hay không, không chỉ phụ thuộc vào nội dung của trò chơi mà phụ thuộcvào cả cách điều khiển trò chơi và độ hấp dẫn của người điều khiển trò chơi.

2.5 Một số trò chơi được tổ chức khi lập kế hoạch dạy học:2.5.1 Trò chơi mô phỏng game show truyền hình

Đây là trò chơi quen thuộc với tất cả mọi người: “Chiếc nón kì diệu”, “Ailà triệu phú” Trò chơi này phù hợp với dạng bài ôn tập Phần kiểm tra bài cũhoặc phần củng cố có sử dụng nhiều câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

* Cách chơi

- Số lượng người tham gia: 1 thành viên

- Hình thức chơi: Trắc nghiệm khách quan, chọn 1 phương án đúng trong 4đáp án

- Thể thức chơi: người tham gia sẽ thắng cuộc nếu vượt qua số câu hỏi quyđịnh của chương trình (Số câu hỏi tùy thuộc thời gian người thiết kế bài dạydành cho cuộc thi) Trong quá trình chơi, bạn có 3 quyền trợ giúp sau:

+ Gọi cho người thân: gọi cho người thân của bạn mà bạn nghĩ là cóphương án đúng.

+ 50/50: loại 2 phương án sai

+ Hỏi ý kiến khán giả trong trường quay

- Mức độ của câu hỏi sẽ đi từ dễ đến khó, thời gian suy nghĩ cho mỗi câuhỏi phụ thuộc người thiết kế.

- Trò chơi có quy định các mức tiền thưởng khác nhau, tuy nhiên tùy mụcđích sử dụng và mục tiêu cần đạt, người tổ chức trò chơi có thể quy đổi tiềnthành các phần thưởng khác, hoặc có giá trị tương đương.

- Số lượng người tham gia: 1 thành viên hoặc có thể thiết lập đội chơi

- Hình thức chơi: Từ chìa khóa có bao nhiêu chữ cái thì tương ứng sẽ cóbấy nhiêu câu hỏi liên quan đến các từ hàng ngang mà người chơi cần phải vượtqua.

- Thể lệ chơi: Người dẫn chương trình đọc câu hỏi liên quan đến các từhàng ngang, người chơi phải đưa ra được đáp án đúng, nếu trả lời sai thì khángiả được quyền trả lời hoặc đội khác được quyền trả lời Sau lượt thứ nhất người

Trang 8

chơi sẽ có quyền đưa ra đáp án về từ chìa khóa, nếu đúng sẽ đạt được số điểmtheo quy định, nếu trả lời sai thì mất quyền tham gia chơi.

 Áp dụng trò chơi ô chữ dưới đây để kiểm tra bài cũ đồng thời giới thiệu

 Áp dụng trò chơi Trò chơi mảnh ghép và biến thế của mảnh ghép để

kiểm tra, củng cố lại bài.

Ví dụ xem phụ lục 3 trang 26.

2.5.4 Trò chơi mô phỏng game thường gặp

Trò chơi mô phỏng game phù hợp với dạng bài luyện tập hoặc để củngcố kiến thức của một tiết học.

* Cách chơi

- Số lượng người tham gia: 1 thành viên hoặc có thể thiết lập đội chơi

- Hình thức chơi: Giống thể lệ của trò chơi thực Đội nào trả lời đúng thìtiếp tục, đội trả lời sai nhường quyền cho đội tiếp theo.

 Áp dụng trò chơi Trò chơi mô phỏng game thường gặp trong bài ôn

tập chương, hệ thống kiến thức.

Ví dụ xem phụ lục 4 trang 34.

2.6 Yêu cầu khi tổ chức thực hiện hoạt động

Trên cơ sở kế hoạch dạy học trong các tiết học đã thiết kế, giáo viên chủđộng bố trí thời lượng phù hợp của các trò chơi, chú ý rằng mỗi tiết học khôngnên sử dụng quá nhiều trò chơi Thời gian chơi trong mỗi tiết dạy không nên đểquá 15 phút.

Đặt tên các đội chơi, nhóm chơi rõ ràng, phổ biến rõ quy tắc trò chơi Saumỗi trò chơi tuyên dương, khen thưởng (nếu có) đối với đội thắng, người thắng;khích lệ, động viên các em có kết quả gần đúng hoặc chưa chính xác nhằm kíchthích sự phấn chấn, hào hứng học tập cho học sinh và giảm bớt sự căng thẳng,đặc biệt động viên các em còn yếu tinh thần cố gắng học tập tham gia các tròchơi tiếp theo Đồng thời cũng có hình thứ xử phạt đối với đội, nhóm làm việcchưa nghiêm túc để các em chuẩn bị tốt hơn trong các tiết khác.

Cần phải có sự quan sát tốt để đánh giá, nhận xét khách quan, công bằng.Trò chơi cần được bao quát tốt, tránh gây mất trật tự tiết học, đảm bảo chơi mà

Trang 9

học Tránh việc tổ chức trò chơi quá ồn ào, náo nhiệt làm ảnh hưởng không tốtđến các lớp học bên cạnh.

Giáo viên phải có tác phong chững chạc, nghiêm túc nhưng cũng phải gầngũi, quan tâm, hòa đồng với các em.

2.7 Hiệu quả của SKKN

2.7.1 Đối với hoạt động giáo dục

* Không khí lớp học

Trước khi chưa vận dụng kinh nghiệm này thì tiết học rời rạc, học sinh thụđộng; học sinh yếu, kém rụt rè, thiếu tự tin đứng trước tập thể hay tham gia xâydựng bài học Nhưng từ khi áp dụng những giải pháp nêu trên vào thực tế thì cácđều hứng thú, hào hứng học tập Đặc biệt là các trò chơi để lại cho các em ấntượng sâu sắc thông qua màu sắc, âm thanh, hình ảnh liên quan đến nội dungbài học, điều này giúp các em khắc sâu kiến thức ngay sau mỗi tiết học

Ý thức của học sinh: Có ý thức trách nhiệm, hoàn thành tốt các nhiệm vụđược giao trong học tập, có tinh thần tập thể.

* Chất lượng học sinh học bộ môn.

Việc sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cuối mỗi tiết học là hình thức luyệntập được nhiều giáo viên lựa chọn Thông qua các đáp án cho sẵn học sinh sẽphải lựa chọn , từ đó ghi nhớ nhanh và lâu hơn, đồng thời cũng nhẹ nhàng hơnrất nhiều khi yêu cầu học sinh nhớ lại và trình bày khối lượng kiến thức toànbài ở cuối mỗi tiết học Dây cúng là hình thức giúp các em làm quen với kỹnăng trả lời câu hỏi trắc nghiệm, chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học kì, thi học sinhgiỏi và thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

2.7.2 Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

- Bản thân tôi hoàn toàn yên tâm khi áp dụng đề tài này và hoàn toàn tự tintruyền cảm hứng môn Hóa học cho học sinh Sự thành công của đề tài càng thôithúc tôi tìm thêm tài liệu và cung cấp cho các em học sinh.

- Điều làm tôi vui mừng hơn nữa là những đồng nghiệp của tôi tại trường THPTTô Hiến Thành cũng đã áp dụng đề tài của tôi vào dạy cho học sinh của lớpmình phụ trách.

- Đặc biệt, tại trường THPT Tô Hiến Thành, việc đưa đề tài vào dạy học đã gópphần lớn giúp học sinh của trường yêu thích học môn Hóa học hơn, và kết quảhọc tập của học sinh tốt hơn.

Trang 10

3 KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ3.1 Kết luận.

3.1.1 Bài học kinh nghiệm

Từ việc đưa đề tài vào giảng dạy ở lớp 10B2, 10B9, 11A9 tôi rút ra 1 số bài học kinh nghiệm sau:

Một là: Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong việc áp dụng đề tài, tùy từng đối

tượng học sinh mà đưa ra những câu hỏi, những bài tập phù hợp Tránh tình trạng hoạt động đơn điệu, nhàm chán, cứng nhắc.

Hai là: Giáo viên cần coi đề tài là 1 hoạt động học tập có mục đích, thời gian

hoạt động và sản phẩm hoạt động.

3.1.2 Khả năng ứng dụng và phát triển của đề tài

Sau khi đưa đề tài vào giảng dạy cho lớp 10B2, 10B9, 11A9 tôi nhận thấy kết quả rất khả quan, lớp học sôi nổi, hào hứng, phát huy tính tích cực nghiên cứu và học tập ở học sinh.

Đặc biệt, đề tài của tôi cũng đã được các đồng nghiệp sử dụng để dạy cho học sinh các lớp mình phụ trách Từ đó gây được hứng thú yêu thích môn Hóa Học của học sinh tại trường THPT Tô Hiến Thành.

3.2 Kiến nghị

3.2.1 Đối với đồng nghiệp

Giáo viên cần có nhiều nguồn tài liệu phong phú, xây dựng hệ thống ngânhàng câu hỏi và hệ thống các bài tập đa dạng.

Phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng và luôn tâm huyết với nghề.Với kết quả đạt được, tôi mong muốn các bạn đồng nghiệp chia sẽ nhiều hơn để học sinh càng ngày càng yêu thích hó học hơn Không còn có cảm giác sợ môn Hóa nữa.

3.2.2 Đối với các cấp lãnh đạo

- Cần quan tâm hơn về cơ sở vật chất: máy chiếu, máy tính…

- Kiện toàn đội ngũ giáo viên định kỳ, tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

- Đề tài này được đúc kết từ những kinh nghiệm của bản thân, do đó không tránhkhỏi những hạn chế và bất cập Tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của đồng nghiệp, đặc biệt là những thông tin phản hồi từ phía học sinh.- Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh đã nhiệt tình quan tâm, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:21

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w