1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến trong dạy học chuyên đề 3 vật lí 11 tại trường thpt thạch thành 1

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến trong dạy học chuyên đề 3 vật lí 11 tại trường THPT Thạch Thành 1
Tác giả Bùi Văn Hào
Trường học Trường THPT Thạch Thành 1
Chuyên ngành Vật lí
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 5,2 MB

Cấu trúc

  • 1. PHẦN MỞ ĐẦU (0)
    • 1.1. Lí do chọn đề tài (4)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu (5)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (5)
    • 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu (5)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (5)
      • 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận (5)
      • 1.5.2. Phương pháp điều tra (5)
      • 1.5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm (5)
      • 1.5.4. Phương pháp thống kê (5)
  • 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. Cơ sở lí luận (6)
      • 2.1.1. Sử dụng mạch điều khiển Arduino UNO R3 (6)
      • 2.1.2. Sử dụng phần mềm để lập trình mạch điều khiển Arduino (7)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (8)
      • 2.2.1. Khó khăn (10)
      • 2.2.2. Thuận lợi (10)
    • 2.3. Giải pháp - quy trình thực hiện (11)
      • 2.3.1. Kiến thức trọng tâm của đề tài nghiên cứu (11)
      • 2.3.2. Yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng của phần “Cảm biến” chuyên đề Vật lí 11 theo chương trình GDPT môn Vật lí 2018 (11)
      • 2.3.3. Xây dựng tiến trình dạy học (11)
    • 2.4. Kết quả (12)
      • 2.4.1. Thực nghiệm (12)
      • 2.4.2. Kết quả (13)
      • 2.4.3. Hiệu quả của sáng kiến (17)
  • 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT (18)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (20)
  • PHỤ LỤC (22)

Nội dung

nghĩ là có sử dụng cảm biến nhưng lại không kể tên được cảm biến nào đượcsử dụng trong thiết bị đó.Kết luận: Qua kết quả điều tra về phía HS, tôi thấy rằng, mặc dù chúng tađang sống tron

PHẦN MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài

Theo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành quyết định 711/QĐ – TTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng Chính phủ ghi rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”.Với mục tiêu trên đã đặt ra, người giáo viên không còn là người cung cấp hoàn toàn các kiến thức, học sinh không còn thụ động trong việc lĩnh hội các kiến thức mà ở đây, người giáo viên phải đóng vai trò định hướng, dẫn dắt học sinh để các em có thể chủ động trong hoạt động nhận thức của bản thân. Chính vì vậy, chương trình GDPT tổng thể 2018 đã xây dựng các kiến thức bài học nhằm chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Vật lí là môn học được xây dựng và chú trọng vào bản chất, ý nghĩa vật lí của các đối tượng và đề cao tính thực tiễn, tránh khuynh hướng thiên về toán học thuần túy trong việc truyền tải kiến thức Vật lí Sự mới mẻ trong sách chuyên đề Vật lí tạo điều kiện để GV giúp HS phát triển tư duy khoa học dưới góc độ Vật lí, đó chính là tạo ra các phương pháp quan sát “trực quan” về các hiện tượng vật lí, các ứng dụng của vật lí, nhằm khơi gợi sự yêu thích ở HS về việc học bộ môn Vật lí Đồng thời cũng làm tăng cường khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng Vật lí trong thực tiễn Kiến thức trong chuyên đề 3 “Mở đầu về điện từ học” gồm 2 bài “Cảm biến.

Thuật toán lí tưởng” và “Thiết bị đầu ra” – đây là 2 bài mang tính ứng dụng các thực tiễn trong đời sống, nếu chỉ tiếp cận các kiến thức này dưới dạng đọc, hiểu HS rất khó hình dung ra được bản chất, cấu tạo, nguyên lí hoạt động của các loại cảm biến được đề cập trong bài, hơn nữa cũng rất khó cho việc dạy học của GV và HS khó tiếp cận kiến thức Vì vậy, GV phải tìm ra phương pháp dạy học sinh động và đa dạng, không đơn thuần là toán học và các công thức khô khan Đây là cách tiếp cận kiến thức cơ bản theo xu hướng “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” Điều này giúp HS dễ tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên mà không bị gò bó vào một công cụ toán học đòi hỏi quá lớn về tư duy và suy luận mà có thể là một ngăn trở đối với phần lớn HS trong việc học mônVật lí.

Xuất phát từ những vấn đề trên nên tôi chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến trong dạy học chuyên đề 3 Vật lí 11 tại trường THPT Thạch Thành 1”.

Mục đích nghiên cứu

Hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến trong dạy học chuyên đề 3 Vật lí 11.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu, nội dung kiến thức trọng tâm của chủ đề 3 “Mở đầu về điện từ học” - Sách chuyên đề Vật lí 11.

Một số loại cảm biến, mạch điều khiển và phần mềm hỗ trợ lập trình Học sinh lớp 11B5 THPT Thạch Thành 1 năm học 2023 – 2024.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu nội dung kiến thức của chuyên đề 3 “Mở đầu điện từ học” – chương trình sách chuyên đề Vật lí 11 theo CTGDPT 2018.

Nghiên cứu yêu cầu cần đạt của chuyên đề 3 “Mở đầu điện từ học” Nghiên cứu cơ sở lí luận về:

+ Sử dụng Mạch điều khiển Arduino UNO R3 để điều khiển cảm biến

+ Sử dụng phần mềm mBlock để lập trình mạch điều khiển Arduino.

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu chung trong giáo dục và mục tiêu giáo dục trong chương trình Vật lí 11 theo CTPT Tổng thể 2018.

Nghiên cứu các tài liệu, các lí thuyết đã được khẳng định có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng, bổ sung cho cơ sở lý thuyết của đề tài.

Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu về việc dạy học của giáo viên liên quan đến dạy học chuyên đề 3 sách chuyên đề Vật lí 11.

1.5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành tổ chức dạy học một số kiến thức chuyên đề 3 “Mở đầu điện từ học” thông qua hướng dẫn HS chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến tại trường THPT Thạch Thành 1.

Phân tích định lượng các kết quả thực nghiệm, làm cơ sở minh chứng cho đề tài.

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Cơ sở lí luận

2.1.1 Sử dụng mạch điều khiển Arduino UNO R3

Arduino là một nền tảng mã nguồn mở được sử dụng để xây dựng các dự án điện tử Arduino bao gồm cả bảng mạch lập trình (thường được gọi là vi điều khiển) và một phần mềm hoặc IDE (Môi trường phát triển tích hợp) chạy trên máy tính, được sử dụng để viết và tải mã máy tính lên bo mạch [3]

Hiện nay có rất nhiều vi mạch điều khiển Arduino khác nhau, ví dụ như: Arduino nano, Arduino uno, Arduino Mega, … Tuy nhiên với những ưu điểm về chức năng, giá thành và dễ sử dụng, Arduino UNO R3 - bảng vi mạch điều khiển thế hệ thứ 3 của Arduino UNO R3 đang được sử dụng phổ biến rộng rãi từ những người mới bắt đầu biết đến lập trình hay cả những người chuyên nghiệp. Cấu tạo Arduino UNO R3 gồm:

+ 14 chân đầu vào/đầu ra ( trong đó 6 chân có thể sử dụng làm đầu ra cho tín hiệu păm xung PWM)

+ Nút cấp nguồn, nút reset,…

Hình 1 Bo mạch điều khiển Arduino UNO Bảng 1 chi tiết các bộ phận của Arduino UNO R3 và chức năng từng bộ phận

1 Cổng kết nối USB Kết nối Arduino UNO với máy tính

2 Nút reset Khởi động lại bất kỳ mã nào được nạp trên Arduino.

3 Nút nguồn Cấp nguồn cho Arduino bằng nguồn điện ngoài 4,5 Chân GND Nối với cực âm (nối đất) cho mạch/cảm biến/ thiết bị

Các chân này sử dụng cho cả đầu vào digital (ví dụ như cho biết nút nào được nhấn) và đầu ra digital (như cấp năng lượng cho đèn LED).

Các chân nhận tín hiệu đầu vào Các chân này có thể đọc tín hiệu từ một cảm biến tương tự (như cảm biến nhiệt độ) và chuyển đổi nó thành một giá trị số mà chúng ta có thể đọc.

Chân cấp nguồn cho các cảm biến Chân 5V cấp nguồn 5 vôn, và chân 3.3V cấp nguồn 3,3 vôn Để sử dụng bo mạch Arduino UNO chỉ cần kết nối nó với một máy tính bằng cáp USB hoặc cấp điện cho nó bằng bộ chuyển đổi dòng xoay chiều thành dòng một chiều hoặc pin.

2.1.2 Sử dụng phần mềm để lập trình mạch điều khiển Arduino

Hiện nay để lập trình cho Arduino, người ta có thể sử dụng hai phần mềm cho quá trình lập trình: Phần mềm lập trình Arduino IDE và phần mềm mBlock

5 Tuy nhiên với việc chưa được tiếp xúc nhiều về lập trình nên việc sử dụng lập trình bằng phần mềm mBlock 5 đang được sử dụng rộng rãi nhiều hơn với những ưu điểm của nó.

Phần mềm mBlock: mBlock là một phần mềm lập trình dành cho trẻ em được phát triển bởi Makeblock dựa trên nền tảng là phần mềm Scratch, mBlock hỗ trợ lập trình dạng kéo thả khối (block-based coding) và ký tự (text-based coding) như: Arduino C, Python, …

Các bước sử dụng phần mềm mBlock:

+ Bước đầu tiên, chúng ta truy cập trang web: https://mblock.makeblock.com/en-us/download/

+ Tại đây, người dùng có thể sử dụng trực tuyến bằng mBlock web version hay chọn “download” để tải về và cài đặt cho máy tính của mình.

Hình 2 Giao diện của phần mềm mBlock 5

Giao diện của phần mềm mBlock 5 sau khi đã cài đặt về máy tính:

(1): Nơi nhân vật thực hiện

(2): Nơi chứa các hộp khối lệnh và câu lệnh của từng khối

(4): Nơi thêm thiết bị tương ứng với phần cứng sử dụng Nếu mình dùng Arduino thì ngay vị trí đó, ấn dấu “thêm” và sau đó chọn Arduino.

(5): Sử dụng cáp USB để kết nối Arduino với máy tính Sau khi lập trình xong, ấn chọn “Tải lên” để nạp code cho chương trình đã viết.

Lưu ý: Để bắt đầu cho lập trình Arduino, câu lệnh đầu tiên luôn phải có

“Khi Arduino khởi động” (đối với phiên bản Tiếng Việt) hoặc “When Arduino start up” (đối với phiên bản Tiếng Anh): Câu lệnh này nó mang ý nghĩa không khác gì việc chúng ta muốn vô nhà thì cần phải mở cửa trước.

Cơ sở thực tiễn

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tôi có thiết kế phiếu điều tra đồng thời trao đổi trực tiếp với GV để lấy ý kiến về việc dạy học nội dung chuyên đề 3 gồm bài 8 “Cảm biến và thuật toán lí tưởng” và bài 9 “Thiết bị đầu ra” cũng như dạy học kết hợp hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến Qua đó, thấy được những thuận lợi, khó khăn của việc dạy học chuyên đề 3 theo chương trình phổ thông tổng thể.

Kết quả điều tra như sau:

- Đối với giáo viên (5 thầy/cô đến từ các trường THPT khác nhau trên các địa bàn khác nhau)

Câu hỏi 1: Thầy/cô đã từng tham gia các khoá tập huấn nào về tự động hoá và lập trình chưa?

Kết quả điều tra: Cả 5 thầy/cô đều chưa từng tham gia khoá tập huấn nào về tự động hoá và lập trình.

Câu hỏi 2: Thầy/cô đánh giá thế nào về chuyên đề 3 này và dự định tổ chức dạy học như thế nào cho chuyên đề 3 trong sách Chuyên đề vật lí 11?

Kết quả điều tra: Cả năm thầy/cô đều nhận thấy rằng chuyên đề nay rất hay và có sự ứng dụng thực tế trong đời sống và rất gần gũi hiện nay Tuy nhiên, lượng kiến thức này mới lạ so với những gì thầy cô đã được tiếp thu và tiếp nhận khi còn trên đại học hay trong những năm tháng giảng dạy vừa qua Thầy cô rất mong muốn tổ chức dạy học theo phương pháp mới để làm tăng hứng thú cho

HS Tuy nhiên lại vẫn còn băn khoăn, lo lắng vì chưa nắm rõ được những thiết bị, phần mềm nào để có thể hỗ trợ khi làm dự án cho chuyên đề này.

Kết luận: Sau những thông tin thu thập được, tôi nhận thấy rằng, mặc dù đã đưa kiến thức về tự động hoá vào trong giảng dạy tại trường THPT nhưng quá trình đào tạo cho đội ngũ giáo viên về kiến thứ tự động hoá này còn hạn chế Vì những hạn chế này, mặc dù nhận thấy được tầm quan trọng hay sự ứng dụng thực tế của kiến thức trong chuyên đề, thông qua đó muốn truyền tải đến học sinh một cách gần gũi, thu hút lại đang trở nên khó khăn, e dè, … Chính vì vậy, việc có thêm nguồn tài liệu tham khảo về cách tổ chức dạy học chuyên đề này theo hướng phát huy năng lực của HS, khơi gợi niềm hứng thú cho HS là một điều cần thiết.

- Đối với học sinh ( khảo sát 15 HS ngẫu nhiên trong lớp 11B5 khối 11 trường THPT Thạch Thành 1)

Câu 1: Hãy cho biết cảm biến là gì?

Kết quả điều tra: hầu hết HS đều không trả lời được câu hỏi này Chỉ có một số ít HS có thể định nghĩa được cảm biến là sự biến đổi của cái gì đó …

Câu 2: Hãy liệt kê các thiết bị có sử dụng cảm biến và cho biết cảm biến nào đã được sử dụng trong thiết bị đó?

Kết quả điều tra: HS chỉ trả lời được vế đầu tiên, tên các thiết bị các bạn nghĩ là có sử dụng cảm biến nhưng lại không kể tên được cảm biến nào được sử dụng trong thiết bị đó.

Kết luận: Qua kết quả điều tra về phía HS, tôi thấy rằng, mặc dù chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0 - thời kì của trí tuệ nhân tạo và AI nhưng kiến thức của HS về tự động hoá (thời kì công nghệ 3.0) vẫn còn nhiều hạn chế mặc dù nó đang được ứng dụng rất nhiều trong đời sống của các em. Việc cho HS được tiếp cận với sự tự động hoá với các thiết bị, phần mềm là điều cần thiết, không chỉ cung cấp về mặt kiến thức và còn cho các em thấy được ứng dụng thực tế của các kiến thức mà các em đang được lĩnh hội, thông qua đó sẽ kích thích niềm đam mê khám phá khoa học, khám phá đời sống cũng như phát triển được các năng lực của HS.

Qua kết quả thống kê ở trên kết hợp với trao đổi với GV, tôi nhận thấy hầu hết GV cho rằng việc được tiếp cận thực tế với các cảm biến và ứng dụng cảm biến để chế tạo một số mô hình là một yếu tố quan trọng để hiểu rõ về nguyên tắc, cấu tạo, … của cảm biến và khi thiếu điều này, quá trình giảng dạy và tiếp thu bài học trở nên trừu tượng và khó hiểu Mặt khác, đây là một phần kiến thức mới trong chương trình Vật lí 11 nhà trường còn đang phải đối mặt với thách thức về việc thiếu hụt các dụng cụ để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.

Trên thực tế, hầu hết GV Vật lí đều muốn tích hợp việc gắn nội dung kiến thức bài giảng vào thực tế đời sống để cho bài giảng phong phú, sinh động hơn, để cho HS thấy được sự gần gũi của kiến thức, tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà khiến cho việc này không thực hiện được: thiết bị không có, thiếu thời gian để chuẩn bị thí nghiệm; một số thiết bị không thể thực hiện trong điều kiện lớp học, …

Chủ đề 3 “Mở đầu điện từ học” có nhiều ứng dụng thực tế, giứp HS thấy được sự liên quan giữa lý thuyết được tiếp thu và các ứng dụng của nó trong đời sống hằng ngày, từ ứng dụng trong gia đình đến công ty, xí nghiệp, trung tâm thương mại, … Để minh họa và mô phỏng nguyên tắc hoạt động của cảm biến và ứng dụng của nó một cách trực quan, có thể vừa trực tiếp lập trình vừa sử dụng phần mềm mô phỏng, các ứng dụng công nghệ.

Chuyên đề SGK Vật lí 11 chú trong nhiều đến các kiến thức thực tiễn, giảm tải một số kiến thức hàn lâm và nặng về toán học, tạo điều kiện để kết hợp giữa lý thuyết và thực hành Điều này giúp HS phát triển kĩ năng thực hành và áp dụng kiến thức vào thực tế.

Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn đó, tôi nghiên cứu chủ đề “Hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến trong dạy học chuyên đề 3 Vật lí 11 tại trường THPT Thạch Thành 1” bằng cách xây dựng kế hoạch bài dạy của chuyên đề này sau đó tổ chức dạy học qua phương pháp dạy học dự án để hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến qua đó nâng cao chất lượng dạy học Vật lí trong trường phổ thông.

Tôi hi vọng, chủ đề nghiên cứu này sẽ đáp ứng được nhu cầu vận dụng thực tế cho GV trường THPT Thạch Thành 1.

Giải pháp - quy trình thực hiện

2.3.1 Kiến thức trọng tâm của đề tài nghiên cứu

Tìm hiểu về khái niệm và phân loại cảm biến.

Tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động của các cảm biến.

Tìm hiểu về tính chất cơ bản của bộ khuếch đại thuật toán lí tưởng.

2.3.2 Yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng của phần “Cảm biến” chuyên đề Vật lí 11 theo chương trình GDPT môn Vật lí 2018.

Phân loại cảm biến (sensor) theo: nguyên tắc hoạt động, phạm vi sử dụng, hiệu quả kinh tế.

Nguyên tắc hoạt động của: điện trở phụ thuộc ánh sáng (LDR), điện trở nhiệt Tính chất cơ bản của bộ khuếch đại thuật toán (op-amp) lí tưởng.

Nêu được một số ứng dụng chính của thiết bị cảm biến và nguyên tắc hoạt động của thiết bị cảm biến [2] [3]

2.3.3 Xây dựng tiến trình dạy học

Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi trình bày tiến trình dạy học dự án phần tìm hiểu cảm biến từ đó chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến.

Bảng 2 Tiến trình dạy học tổng quát.

Hoạt động chính Thời lượng

Xác định vấn đề, giao nhiệm vụ

Hoạt động 1: Giới thiệu về dự án Tiết 1

Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ lược về cảm biến, module cảm biến, mạch điều khiển Arduino và phần mềm hỗ trợ lập trình Arduino.

Hoạt động 3: Phân chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

Hoạt động 4: Nghiên cứu kiến thức nền và đưa ra các ý tưởng và chuẩn bị bản thiết kế sản phẩm để báo cáo HS làm việc ở nhà (1 tuần) Hoạt động 5: Trình bày và bảo vệ phương án thiết kế Tiết 2

Hoạt động 6: Chế tạo mô hình, thử nghiệm HS làm việc ở nhà (2 tuần) Hoạt động 7: Báo cáo dự án

Hoạt động 8: Tổng kết dự án Tiết 3, 4

Kế hoạch dạy học chi tiết được thể hiện ở phụ lục 1

Kết quả

Tôi tiến hành dự án “Hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến trong dạy học chuyên đề 3” với 44 HS lớp 11B5 và thực hiện phỏng vấn 1 với 6 HS ngẫu nhiên từ 6 nhóm nhằm bước đầu đánh giá nhận thức của

HS về kiến thức cảm biến cũng như là ứng dụng cảm biến trong đời sống thông qua dạy học dự án, cụ thể là tiến trình đã xây dựng Thực nghiệm được tiến hành trong 4 tiết trực tiếp tại lớp.

Thời gian Nội dung cần thực hiện

6/1/2024 Thực hiện tiết 1: Tìm hiểu tổng quan dự án, lập kế hoạch triển khai dự án và hoàn thành PHT số 1 14/1/2024

Thực hiện tiết 2: Tiến hành trình bày và bảo vệ bản thiết kế mô hình sản phẩm của nhóm đồng thời đưa dự kiến các nguyên/vật liệu cần dùng để làm sản phẩm.

Thực hiện tiết 3, 4: Tiến hành trình bày phần nghiên cứu của nhóm và trưng bày sản phẩm của nhóm Tổng kết dự án.

Ghi nhận biểu hiện mức độ tiếp thu kiến thức và hiểu biết của HS đối với vấn đề về cảm biến thông qua kết quả làm việc với phiếu học tập, sản phẩm dự án (bài thuyết trình và mô hình sản phẩm), bài phỏng vấn, bài kiểm tra Bài phỏng vấn được thực hiện trước khi bắt đầu tiết 1 của dự án để đánh giá mức độ kiến thức HS đã có liên quan đến chủ đề Phiếu học tập số 1 được HS thực hiện theo nhóm vào hoạt động 2 của tiết 1 của dự án “Vận dụng kiến thức của chuyên đề chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến”, với nội dung tìm hiểu về Arduino UNO R3 và phần mềm lập trình mBlock Sản phẩm học tập quan trọng của dự án là bài thuyết trình với đầy đủ nội dung theo PHT số 2 và một mô hình sản phẩm có ứng dụng cảm biến mà nhóm đã tìm hiểu Để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS, sau khi kết thúc dự án, chọn ngẫu nhiên ra 6

HS từ 6 nhóm thực hiện phỏng vấn 1 - 1 HS trả lời các câu hỏi trong gói phỏng vấn để có thể đánh giá được kiến thức lẫn thái độ của HS đối với việc ứng dụng cảm biến vào đời sống thực tế.

Trước khi bắt đầu tiết học dự án, tôi đã tiến hành phỏng vấn 1 – 1 với 15 HS lớp 11 dựa vào kiến thức và kinh nghiệm vốn có của học sinh để trả lời 2 câu hỏi phỏng vấn Kết quả đánh giá cho thấy hầu hết HS chưa có nhiều kiến thức về cảm biến dù có thể kể tên được các thiết bị có sử dụng tự động hoá trong đời sống Bên cạnh đó việc tìm hiểu kiến thức về bo mạch điều khiển hay phần mềm hỗ trợ lập trình cho cảm biến với HS còn rất xa lạ Tuy nhiên thông qua hoạt động 1 tôi có thể nhận định rằng, khi được liệt kê các thiết bị có sự tự động hoá và việc quan sát những lợi ích về sự tự động hoá mang lại cho đời sống đã rất kích thích sự tò mò và hứng thú của HS đến với dự án này.

Sau hoạt động 2, các nhóm đã thể hiện một số thay đổi trong hiểu biết kiến thức của mình về cảm biến, mạch điều khiển và phần mềm lập trình Kết quả thể hiện thông qua PHT số 1 Thông qua hoạt động này, HS đã có thêm nhiều kiến thức, có tự tin để có thể tham gia vào dự án chế tạo mô hình có sử dụng cảm biến.

Sau khi được giao nhiệm vụ và thực hiện dự án, các nhóm thể hiện đã có sự thay đổi trong hiểu biết và lĩnh hội các kiến thức liên quan tới cảm biến cũng như ứng dụng của nó trong đời sống Trong phần thực hiện sản phẩm và trình bày sản phẩm, HS đóng vai trò như các kĩ sư trẻ đi tìm hiểu kiến thức liên quan đến cảm biến mà nhóm mình được giao nhiệm vụ và ứng dụng của cảm biến đó, từ đó xuất phát từ vấn đề thực tiễn đời sống chế tạo một mô hình có sử dụng cảm biến và quan trọng hơn đó là một bài thuyết trình có đầy đủ các nội dung yêu cầu: Lí do chọn đề tài (mô hình sản phẩm đó); Bản thiết kế và nguyên lí hoạt động của mô hình sản phẩm; Các kiến thức về cảm biến mà nhóm sử dụng.

(Tên cảm biến, phân loại cảm biến, cấu tạo cảm biến, nguyên tắc hoạt động của cảm biến, chức năng và ứng dụng của cảm biến).

+ Đối với nhóm 1: nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu về cảm biến ánh sáng. Sau khi thảo luận nhóm và nhận thấy rằng cảm biến ánh sáng dựa vào nguyên tắc hoạt động của ánh sáng khi trời sáng - tối nên nhóm đã chọn mô hình đèn đường để ứng dụng cảm biến ánh sáng vào chế tạo mô hình sản phẩm.

+ Đối với nhóm 2: nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu về cảm biến siêu âm. Nhóm đã chọn chế tạo mô hình về nhà thông minh điều khiển các thiết bị có sử dụng cảm biến siêu âm, bao gồm: Cửa tự động, đèn cầu thang tự động và quạt tự động.

+ Đối với nhóm 3: nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu về cảm biến tiệm cận kim loại Với những ưu điểm của cảm biến tiệm cận kim loại và vấn đề rác thải đang tồn đọng hàng ngày, nhóm đã quyết định chế tạo mô hình sản phẩm thùng rác thông minh giúp phân loại rác kim loại và không kim loại.

+ Đối với nhóm 4: nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu về cảm biến rung Nhóm đã chế tạo mô hình két sắt thông minh giúp báo loa phát động khi két sắt có sự dịch chuyển/rung động trong một thời gian dài.

+ Đối với nhóm 5: nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu về cảm biến nhiệt độ. Cảm biến nhiệt độ đã được nhóm 5 sử dụng cho mô hình nhà - vườn thông minh Nhóm đã lập trình cho ngôi nhà luôn luôn hiển thị cảm biến nhiệt độ và độ ẩm của ngôi nhà và khi nhiệt độ trong nhà quá cao (bất thường) thì tín hiệu báo động loa phát ra Và độ ẩm của đất ở ngoài vườn rau cũng được lập trình tương tự, nếu đất quá khô so với độ ẩm đạt chuẩn thì hệ thống phun nước tự động được hoạt động.

+ Đối với nhóm 6: nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu về cảm biến dò line Đây là cảm biến có ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghệ, trong ô tô, … - sự nhận định của nhóm khi được tìm hiểu về cảm biến này Giống như máy bay không người lái, nhóm cũng mong muốn chế tạo được mô hình có sự tự động vận hành mà không cần sự can thiệp của con người Nhóm đã chọn chế tạo mô hình xe dò line có sử dụng cảm biến dò line và kết hợp cảm biến hồng ngoại. Thông qua quá trình theo dõi, báo cáo tiến độ làm việc và bài sản phẩm của các nhóm (mô hình sản phẩm và bài thuyết trình của nhóm - thể hiện trong phần phụ lục 2) tôi nhận thấy rằng các nhóm đều tích cực làm việc để hoàn thành nhiệm vụ Ban đầu dù các bạn còn gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối cảm biến với bo mạch Arduino, lập trình cho cảm biến hay là cách lắp mạch điện Tuy nhiên sản phẩm cuối cùng khi tới hạn nộp bài các nhóm đều đã đáp ứng được những yêu cầu trong mục tiêu ban đầu của dự án đưa ra, đã có những trình bày rõ ràng và cụ thể kiến thức về cảm biến mà nhóm nghiên cứu Mặt khác, một số nhóm cũng đã trình bày những khó khăn của nhóm gặp phải khi thực hiện dự án này.

Nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 6 là ba nhóm có sự nổi trội hơn về mặt ứng dụng công nghệ thông tin cho bản thiết kế mô hình của nhóm mình Nhóm 1 và nhóm

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Bo mạch điều khiển Arduino UNO Bảng 1. chi tiết các bộ phận của Arduino UNO R3 và chức năng từng bộ - skkn cấp tỉnh hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến trong dạy học chuyên đề 3 vật lí 11 tại trường thpt thạch thành 1
Hình 1. Bo mạch điều khiển Arduino UNO Bảng 1. chi tiết các bộ phận của Arduino UNO R3 và chức năng từng bộ (Trang 6)
Hình 2. Giao diện của phần mềm mBlock 5 - skkn cấp tỉnh hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến trong dạy học chuyên đề 3 vật lí 11 tại trường thpt thạch thành 1
Hình 2. Giao diện của phần mềm mBlock 5 (Trang 8)
Hình 3. Bản thiết kế mô hình của nhóm 6 - skkn cấp tỉnh hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến trong dạy học chuyên đề 3 vật lí 11 tại trường thpt thạch thành 1
Hình 3. Bản thiết kế mô hình của nhóm 6 (Trang 15)
Hình 4. Bản thiết kế mô hình của nhóm 2 - skkn cấp tỉnh hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến trong dạy học chuyên đề 3 vật lí 11 tại trường thpt thạch thành 1
Hình 4. Bản thiết kế mô hình của nhóm 2 (Trang 16)
Hình của mỗi nhóm  trên nhóm   zalo/facebook  hay qua  hồ  sơ  nhật  kí  tham gia dự án của mỗi nhóm. - skkn cấp tỉnh hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến trong dạy học chuyên đề 3 vật lí 11 tại trường thpt thạch thành 1
Hình c ủa mỗi nhóm trên nhóm zalo/facebook hay qua hồ sơ nhật kí tham gia dự án của mỗi nhóm (Trang 27)
Bảng  chi  tiết  các  bộ  phận  của  Arduino  UNO  R3  và  chức  năng  từng  bộ - skkn cấp tỉnh hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến trong dạy học chuyên đề 3 vật lí 11 tại trường thpt thạch thành 1
ng chi tiết các bộ phận của Arduino UNO R3 và chức năng từng bộ (Trang 29)
Bảng 2. Tìm hiểu bộ khuếch đại trong cảm biến - skkn cấp tỉnh hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến trong dạy học chuyên đề 3 vật lí 11 tại trường thpt thạch thành 1
Bảng 2. Tìm hiểu bộ khuếch đại trong cảm biến (Trang 30)
Bảng 1. Tìm hiểu về cảm biến và bộ khuếch đại - skkn cấp tỉnh hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến trong dạy học chuyên đề 3 vật lí 11 tại trường thpt thạch thành 1
Bảng 1. Tìm hiểu về cảm biến và bộ khuếch đại (Trang 30)
BẢNG     PHÂN     CÔNG     NHIỆM     VỤ - skkn cấp tỉnh hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến trong dạy học chuyên đề 3 vật lí 11 tại trường thpt thạch thành 1
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ (Trang 32)
Hình ảnh poster của nhóm 3 và nhóm 5  Sản phẩm của nhóm - skkn cấp tỉnh hướng dẫn học sinh chế tạo một số mô hình có sử dụng cảm biến trong dạy học chuyên đề 3 vật lí 11 tại trường thpt thạch thành 1
nh ảnh poster của nhóm 3 và nhóm 5 Sản phẩm của nhóm (Trang 37)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w