SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁTRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ PHÁT HUY NĂNG LỰC CÁ N
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ PHÁT HUY NĂNG LỰC CÁ NHÂN CỦA HỌC SINH ỨNG DỤNG VÀO CHỦ ĐỀ 5 “CẤU TRÚC TẾ BÀO” SINH HỌC 10 SGK CÁNH DIỀU CHƯƠNG TRÌNH
Trang 2THANH HOÁ NĂM 2024
MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3
2.1.1 Khái niệm dạy học 3
2.1.2 Năng lực cần đạt của môn Sinh học 3
2.1.3 So sánh dạy học theo chủ đề và dạy học theo từng bài 3
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3
2.2.1 Thực trạng việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên 3
2.2.2 Thực trạng việc học của học sinh với môn Sinh học và tâm lí của học sinh khi được tiếp cận với các phương pháp học mới 4
2.2.3 Thực trạng về sách giáo khoa 4
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4
2.3.1 Lập kế hoạch áp dụng sáng kiến 4
2.3.2 Áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy 5
3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19
3.1 Kết luận 19
3.2 Kiến nghị 20
Trang 3NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
Trang 41 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, năm học
2023-2024 là năm bứt phá của đổi mới giáo dục Những khó khăn về cơ sở vật chất,đội ngũ sẽ bộc lộ nhiều hơn so với năm học trước Do đó đòi hỏi phải dồn lực đểvượt qua, từ đó đi tới đích một cách tốt đẹp
- Năm học 2023-2024 còn là năm yêu cầu đổi mới đi vào chiều sâu, đếntừng môn học; đổi mới phương pháp dạy - học và kiểm tra đánh giá - với địnhhướng này, Bộ trưởng nêu cụ thể yêu cầu đổi mới với từng môn học, trong đó cómôn Sinh học
- Xuất phát từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổthông.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh có thể làm chủ, tự lực chiếm lĩnhkiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo có kỹ năng giải quyết những vấn đề nảysinh trong cuộc sống Đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáodục nói chung, nhà trường và giáo viên nói riêng Giáo viên không chỉ là ngườimang kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếmlĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời.Để tổ chức các hoạt động họctập nhằm phát triển năng lực tự học, tư duy độc lập sáng tạo của học sinh đòi hỏigiáo viên phải biết ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, sử dụng vàvận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học
Thực hiện theo phương pháp dạy học mới yêu cầu người Giáo viên phảitốn nhiều thời gian, phải vất vả, tìm tòi, sáng tạo rất nhiều trong khâu thiết kế,soạn bài, dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm hiểu, suy nghĩ, tư duy đặc biệt là biênsoạn thiết kế các nhiệm vụ học tập cho học sinh lên lớp và ở nhà Do đó số ítthầy, cô giáo tâm huyết, nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp Tuy nhiên, sốđông thầy cô khác lại vẫn cứ “giậm chân tại chỗ” trong hầu hết các tiết dạy họchỉ dạy phương pháp dạy học mới mang tính đối phó
+ Về phía học sinh: Các em vừa bước vào lớp 10, trải qua kì thi tuyểnsinh với 3 môn Toán, Văn, Anh nên các em ít quan tâm đến bộ môn Sinh học.Học sinh vẫn có thói quen thụ động tiếp thu kiến thức từ giáo viên giảng dạy vàtâm lí đến lớp chỉ là để ghi chép bài
- Chương trình sách giáo khoa mới: Hiện nay bộ giáo dục và đào tạo đãđưa sách giáo khoa được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018vào thực tiễn giảng dạy năm thứ hai Nội dung và hình thức trình bày của các bộsách giáo khoa hiện nay đều cố gắng đem lại sự hứng thú , niềm đam mê học bộmôn Sinh học của học sinh Các bộ sách được thiết kế với hình ảnh màu bachiều giúp học sinh dễ hình dung những cấu trúc và quá trình sinh học phức tạp,
Trang 5kiến thức nhẹ nhàng, nhiều câu hỏi tư duy mang tính thực tiễn cao giúp học sinhkhông cảm thấy kiến thức Sinh học khô khan và nặng nề.
Các bộ sách đều được biên soạn với tư duy logic riêng, dễ hiểu để giúpcho học sinh có thể tự học, tự tìm hiểu, tự đánh giá quá trình học tập của mình ởcác bậc nhận thức từ thấp đến cao do đó giáo viên có đủ thời gian thời gian để
áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực cho họcsinh Từ những lí do và mục đích trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã mạnh dạn
áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “ KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ PHÁT HUY NĂNG LỰC CÁ NHÂN CỦA HỌC SINH ỨNG DỤNG VÀO CHỦ ĐỀ 5 “ CẤU TRÚC TẾ BÀO” SINH HỌC 10 SGK CÁNH DIỀU CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018”.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
* Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn cụ thể lớp 10
Toán 2, 10 Lí, 10 Hoá, 10 Tin
* Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2023 – 2024.
- Sáng kiến tập trung làm rõ nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận, tìm hiểu, khảo sát thực trạng của vấn đề
+ Nghiên cứu thiết kế đưa ra một số phương pháp dạy học tích cực phát huynăng lực tự học của người học
+ Thiết kế giáo án, dạy thực nghiệm, đánh giá kết quả sau thực nghiệm
+ Đưa ra các điều kiện, đề xuất, khuyến nghị để sáng kiến được nhân rộng
- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
- Về mặt lí luận: Sáng kiến làm rõ khái niệm, vai trò đặc điểm một số phươngpháp dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh
- Về mặt thực tiễn:
+ Vận dụng cơ sở lí luận của một số phương pháp dạy học tích cực để xây dựngquy trình, thiết kế các hoạt động học tập trong chủ đề: “ Cấu trúc tế bào” – Sinhhọc 10 – sách Cánh Diều
+ Bổ sung tài liệu về phương pháp dạy học tích cực trong chương sách giáokhoa mới
* Khả năng áp dụng sáng kiến: Giải pháp đưa ra trong sáng kiến có khả năng
ứng dụng thực tiễn cao, đạt hiệu quả trên phạm vi rộng, thực hiện không chỉ với
bộ môn sinh học mà còn có thể áp dụng với những môn học khác
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp dạy học nhóm Đây là một trong số phương pháp dạy học tích
cực được đánh giá cao hiện nay
* Phương pháp giải quyết vấn đề Đây là phương pháp dạy học mới nhằm kích
thích tính tự lực và chủ động giải quyết các vấn đề của học sinh
* Phương pháp trò chơi Thông qua trò chơi, giáo viên sẽ tổ chức cho các em
học sinh tìm hiểu về một vấn đề nào đó
* Phương pháp dự án Đây là phương pháp dạy học mà học sinh cần phải thực
hiện một nhiệm vụ học tập gắn liền với thực tiễn, kết hợp giữa lý thuyết và thựchành
Trang 62 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1 Khái niệm dạy học
Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước hình thành các năng lực cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra trong cuộc sống của mỗi người học một cách sáng tạo và hiệu quả
2.1.2 Năng lực cần đạt của môn Sinh học.
Môn Sinh học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sinh học, biểuhiện của năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần năng lực: nhậnthức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
2.1.3 So sánh dạy học theo chủ đề và dạy học theo từng bài.
Dạy học theo cách tiếp cận
truyền thống hiện nay Dạy học theo chủ đề
Dạy theo từng bài riêng lẻ với một
thời lượng cố định
Dạy theo một chủ đề thống nhất được
tổ chức lại theo hướng tích hợp từ một phần trong chương trình học
Kiến thức thu được rời rạc, hoặc chỉ
có mối liên hệ tuyến tính (một chiều
theo thiết kế chương trình học)
Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau
Trình độ nhận thức sau quá trình học
tập thường theo trình tự và thường
dừng lại ở trình độ biết, hiểu và vận
dụng (giải bài tập)
Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá
Kết thúc một chương học, học sinh
không có một tổng thể kiến thức mới
mà có kiến thức từng phần riêng biệt
hoặc có hệ thống kiến thức liên hệ
tuyến tính theo trật tự các bài học
Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa
Kiến thức thu được sau khi học
thường là hạn hẹp trong chương trình,
nội dung học
Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ
đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nộidung cần học do quá trình tìm kiếm, xử
lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của học sinh
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Thực trạng việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.
Để đánh giá mức độ quan tâm và thường xuyên sử dụng phương pháp dạyhọc tích cực tôi đã gửi phiếu điều tra tới 80 giáo viên trong trường trước khithực hiện sáng kiến thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả mức độ quan tâm đổi mới phương pháp và thường xuyên sử
Trang 7dụng các PPDH tích cực trong dạy học.
Mức độ thường xuyên
Rất thường xuyên
Thườn
g xuyên
Không thườn g xuyên
Khôn
g khi nào
Tìm hiểu các phương pháp dạy học mới 12% 30% 50% 8%
Sử dụng các phương pháp dạy học mới 15% 35% 50% 0
Qua khảo sát cũng như dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy:
+ Kết quả điều tra ban đầu chứng tỏ GV có tìm hiểu và vận dụng đổi mớiPPDH, chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh, kết hợp giáo dục kiến thức
kĩ năng cho học sinh đặc biệt là kĩ năng liên hệ vận dụng
+ Trong quá trình dạy học giáo viên đã cải tiến đổi mới phương phápnhưng không thường xuyên còn chú trọng nhiều đến nội dung
2.2.2 Thực trạng việc học của học sinh với môn Sinh học và tâm lí của học sinh khi được tiếp cận với các phương pháp học mới.
Tôi tiến hành điều tra mức độ yêu thích môn Sinh học và thái độ của họcsinh ở 4 lớp chuyên đối với các phương pháp dạy học thu được kết quả như sau:
+ Có 35% học sinh lựa chọn rất thích và thích học môn Sinh học
+ Có 65% học sinh lựa chọn bình thường và không thích
+ Đa số học sinh thích được học các phương pháp dạy học tích cực, HSkhông thích giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình và phương pháp vấnđáp
2.2.3 Thực trạng về sách giáo khoa.
Trường tôi đã chọn bộ Cánh diều để giảng dạy Trong bộ sách này nội
dung môn Sinh học được xây dựng làm cơ sở cho các quy trình công nghệ gắnvới các lĩnh vực ngành nghề, vì vậy trong yêu cầu cần đạt của từng chủ đề luônyêu cầu học sinh liên hệ với các ngành nghề liên quan Do đó rất thuận lợi chogiáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như đưa các phươngpháp dạy học tích cực vào giảng dạy
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trang 8+ Chọn lớp thực nghiệm: 10 Lí (35 HS), 10Tin (35 HS).
+ Chọn lớp đối chứng: 10 Toán 2 (35 HS), 10 Hóa (35 HS)
* Các bước tiến hành thực nghiệm.
+ Tiến hành khảo sát thái độ học tập của học sinh đầu học kì I
+ Tiến hành dạy thử nghiệm(học kì I) ở cả lớp đối chứng và lớp thựcnghiệm
+ Khảo sát ý kiến GV, lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
+ Kiểm tra và phân tích kết quả sau khi dạy thử nghiệm cả lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng để khảo sát kết quả
* Nội dung thực nghiệm Chủ đề” Cấu trúc của tế bào” – Sinh học 10 – Bộ
sách Cánh diều
* Phương pháp:
- Lớp thực nghiệm: 10 Lí, 10Tin sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
- Lớp đối chứng: 10 Toán 2, 10 Hóa sử dụng phương pháp truyền thống
* Giáo án thực hiện: Bản Word và bản Power Point.
* Thời gian dạy thực nghiệm: Tháng 10 - 2023 và tháng 11 – 2023 Các lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng cùng thực hiện nội dung học tập, cùng bài vàcùng thời điểm như nhau
2.3.2 Áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy.
Nội dung 1: Phân tích cấu trúc, nội dung và thời lượng thực hiện chủ đề
* Phân tích cấu trúc và nội dung chủ đề: Trường tôi chọn bộ sách Cánh
diều để giảng dạy Chủ đề nằm trong Phần 2 – Sinh học tế bào - Chủ đề 5: Cấu
trúc của tế bào gồm 2 bài:
+ Bài 7 Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
+ Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực
*Thời lượng thực hiện chủ đề: Thời lượng cho chủ đề là 8 tiết.
Nội dung 2: Quy trình tổ chức dạy học chủ đề: Cấu trúc tế bào.
* Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học chủ đề
* Bước 2: Phân tích cấu trúc, nội dung, thời lượng chủ đề
Hoạt động 2.1: Hướng dẫn tiến
trình tham gia và thực hiện chủ
đề.
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Tổ chức phương pháp trò chơi
- Phương pháp hoạt động nhóm
Trang 9- Phân công nhóm(2 phút)
- Chuyển giao nhiệm vụ cho từng
nhóm(3 phút)
- Nghiên cứu nội dung chủ đề
bằng lập sơ đồ tư duy (25 phút)
- Báo cáo sản phẩm cá nhân: (10
Tiết 2: Báo cáo sản phẩm:
- Bài 7,8: Tế bào nhân sơ và tế bào
nhân thực mục I, II
Tiết 3: Báo cáo sản phẩm
Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân
thực mục III, IV
-Phương pháp hoạt động nhóm
Tiết 4
Hoạt động 2.3 Tìm hiểu tế bào
nhân sơ và tế bào nhân thực
thông qua bài thực hành: Quan
sát tế bào nhân sơ và tế bào
nhân thực
- Phương pháp hoạt động nhóm
- Phương pháp trải nghiệm
Tiết 5
Hoạt động 2.4 Báo cáo kết quả
bài thực hành: Quan sát tế bào
nhân sơ và tế bào nhân thực và
Hoạt động 2.5 Hoạt động trải
nghiệm STEM mô hình cấu trúc tế
bào nhân sơ và tế bào nhân
Nội dung 3: Giáo án thực nghiệm
Chủ đề: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
I MỤC TIÊU Sau khi học xong chủ đề này học sinh có khả năng:
1 Về kiến thức.
- Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân
sơ và tế bào nhân thực
- Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, so sánh cấu tạo tếbào thực vật và tế bào động vật
- Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các thành
phần tế bào nhân thực
- Thực hành làm được tiêu bản và quan sát được tế bào sinh vật nhân sơ (vikhuẩn), tế bào nhân thực (tế bào thực vật và tế bào động vật) và quan sát nhân,
Trang 10một số bào quan trên tiêu bản đó.
- Học sinh làm được mô hình cấu trúc tế bào dựa trên nguyên liệu đất nặn,nguyên liệu tái chế đơn giản bằng hoạt động giáo dục STEM
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế và ứng dụng thựctiễn
2 Về năng lực.
- Năng lực chung: Tích cực, chủ động tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu vềcấu trúc của tế bào nhân sơ và nhân thực, cấu trúc và chức năng của các thànhphần tế bào và các bào quan trong tế bào nhân thực Tìm kiếm nguyên liệu đểlàm mô hình cấu trúc tế bào thông qua hoạt động STEM
3 Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và nhân ái
II NỘI DUNG CHỦ ĐỀ.
1 Mô tả chủ đề: Chủ đề: “Cấu trúc của tế bào” nằm trong Phần 2 Sinh học tế
bào – bộ Cánh diều, gồm 2 bài:
+ Bài 7 Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
+ Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực
2 Thời lượng: Số tiết thực hiện trên lớp là 8 tiết.
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1 Giáo viên.
- Kế hoạch bài học
- Phiếu học tập (giấy A0, A1 bút, thước, nam châm, giấy màu, kéo, bìa…)
- Các tài liệu hỗ trợ hoạt động dạy học: Tranh ảnh, video liên quan đến tế bàonhân sơ, tế bào nhân thực, các thành phần cấu trúc tế bào nhân sơ, tế bào nhânthực, các bào quan của tế bào
- Các mẫu vật, hoá chất, dụng cụ theo hướng dẫn SGK Máy tính, máy chiếu
2 Học sinh.
- Tìm hiểu về các nội dung của bài học qua sách giáo khoa, internet…
- Bài báo cáo nội dung đã được phân công
- Sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập và các tài liệu học tập liên quan
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5 phút)
a Mục tiêu và phương pháp:
* Mục tiêu:
- Tạo không khí vui vẻ, hào hứng trước khi bắt đầu giờ học
- Học sinh quan sát hình sau đó tìm ra kiến thức về nội dung bài học là tìm hiểu
về cấu trúc và chức năng của các thành phần tế bào nhân sơ và nhân thực
Trang 11- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tự học, sáng tạo.
* Phương pháp: Phương pháp trò chơi – Phương pháp hoạt động nhóm –
Phương pháp giải quyết vấn đề
b Nội dung: Giáo viên tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn”.
c Sản phẩm học tập: Tên của chủ đề: Cấu trúc của tế bào.
d Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm(2 phút): Tham khảo kiến thức
và hình vẽ sgk trang 39 –> 52 để thực hiện trò chơi.Chia lớp thành 2 nhóm đểthực hiện trò chơi GV đưa ra kênh hình về cấu trúc tế bào nhân sơ, nhân thực vàcác thành phần của tế bào, yêu cầu các nhóm học sinh quan sát và chỉ ra tên củamỗi hình ảnh đó trong thời gian 2 phút
- Chỉ tên đúng mỗi hình ảnh sẽ được 10 điểm Nhóm có nhiều điểm nhất sẽđược nhận 1 phần quà
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên chiếu hình lên.
- Giáo viên bấm giờ HS tham gia chơi Các nhóm HS thảo luận đưa ra đáp án
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Hình 1: Tế bào nhân sơ(Vi khuẩn)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét mức độ thực hiện nghiêm túc của học sinh khi tham gia trò chơi
Học sinh điền tên vào các bức tranh giáo viên hỏi: Các bức tranh đó xoay quanh vấn đề gì? Học sinh trả lời được: Cấu trúc của tế bào.
- GV dẫn dắt: Đặt tên cho các bức tranh trên là các em đã hiểu sơ bộ về tế bào
Đề hiểu rõ hơn về cấu trúc và chức năng các thành phần cấu tạo TB chúng ta sẽtìm hiểu ở chủ đề hôm nay: Chủ đề: Cấu trúc của tế bào Chủ đề này thực hiệntrong 8 tiết theo phân phối chương trình
HOẠT ĐỘNG 2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (8 tiết)
Tiết 1: Hoạt động 2.1: Hướng dẫn tiến trình tham gia và thực hiện chủ đề.
a Mục tiêu, phương pháp: - Mục tiêu.
- Giới thiệu tiến trình chủ đề, thành lập nhóm, phân công nhiệm vụ cho cácnhóm thực hiện chủ đề
- Thảo luận nhóm và hệ thống hoá kiến thức sẽ học bằng cách vẽ sơ đồ tư duy
về các kiến thức trong chủ đề
- Phương pháp Hoạt động theo nhóm PP sơ đồ tư duy, PP giải quyết vấn đề.
b Nội dung Phân nhóm, hướng dẫn HS thảo luận, hoạt động nhóm và cá nhân.
c Sản phẩm: Bản phác thảo sơ đồ tư duy.
d Tổ chức thực hiện Bước 1: GV giao nhiệm vụ (5 phút).
- Phân nhóm(2 phút): Giáo viên chiếu hình ảnh về 2 loại tế bào(Tế bào nhân sơ
và Tế bào nhân thực) và đặt câu hỏi: Bạn nào thích hình ảnh số 1( Bạn nào thíchhình ảnh số 2) giơ tay? Các bạn cùng sở thích sẽ vào 1 nhóm
- Phân công nhiệm vụ(3 phút) * Nhiệm vụ cá nhân:
Trang 12+ GV y/c HS thảo luận, lên ý tưởng, vẽ sơ đồ tư duy về một nội dung chính.
* Nhiệm vụ chung của các nhóm:
+ Mỗi nhóm khai thác nội dung dựa trên sườn gợi ý: Đặc điểm cấu tạochức năng của các thành phần tế bào
Nhóm 1: Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực : Mục I, II.
1 Ti thể, 2 Lục lạp, 3 Lưới nội chất, 4 Bộ máy golgi, 5 Lysosome
Nhóm 4: Các bào quan còn lại: 6 Không bào, 7 Peroxisome,
8.Ribosome, 9 Trung thể, 10 Bộ khung tế bào
+ Yêu cầu các nhóm về trình bày chi tiết nội dung nghiên cứu của nhóm
ra giấy A0 để báo cáo sản phẩm ở những tiết sau.Mỗi nhóm chuẩn bị ít nhất 2câu hỏi về nội dung nghiên cứu của nhóm mình để hỏi các nhóm còn lại
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 30 phút
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị kế hoạch học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ(30 phút):
- Mỗi nhóm bầu ra 1 nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí
- Thảo luận thống nhất mạch kiến thức của chủ đề
- Nhận kế hoạch tự học nghe hướng dẫn, ghi nhận thông tin
- Phân công nhiệm vụ học tập và lập kế hoạch học tập cho nhóm theo sự phâncông của nhóm trưởng
- Cá nhân thực hiện nhiệm vụ của mình
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động: Báo cáo sơ bộ sơ đồ tư duy của cá nhân Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá mức độ thực hiện của học sinh khi thực hiện nhiệm vụhọc tập GV đưa ra sơ đồ tư duy chuẩn để tổng kết mạch kiến thức của chủ đề
Tiết 2,3: Hoạt động 2.2 Báo cáo sản phẩm nhóm.
a Mục tiêu và phương pháp.
* Mục tiêu Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế
bào nhân sơ.Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân thực.Trình bàyđược cấu trúc và chức năng : Màng sinh chất, nhân, các bào quan và các cấu trúcbên ngoài màng sinh chất
* Phương pháp: Hoạt động nhóm.
b Nội dung: Báo cáo sản phẩm nhóm.
c Sản phẩm học tập: Nội dung chính của chủ đề.
d Tổ chức hoạt động Bước 1: GV giao nhiệm vụ (5 phút).
Tiết 2: Nhóm 1 và 2 báo cáo Tiết 3: Nhóm 3 và 4 báo cáo
- Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm chuẩn bị của nhóm bằng powerpoint hoặctrên giấy A0 trong thời gian 5 phút
- Học sinh lắng nghe so sánh, chỉnh sửa nội dung và đưa ra câu hỏi thắc mắc
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ(30 phút):
- Các nhóm cử đại diện lần lượt báo cáo sản phẩm
Trang 13* GV kết luận và đưa ra nội dung chính xác.
I Tế bào nhân sơ.
1 Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
- Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:
+ Có kích thước nhỏ (1 µm đến 5 µm), thường chỉ quan sát được dưới kính hiểnvi
+ Tỉ lệ S/V (tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích) của tế bào lớn sẽ giúp tế bàotrao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng
và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kíchthước lớn hơn
+ Chưa có nhân hoàn chỉnh, chưa có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tếbào chất
+ Chưa có hệ thống nội màng, chưa có các bào quan có màng bao bọc và bộkhung xương tế bào
+ Tế bào nhân sơ có cấu trúc đơn giản, có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biếnnhất là hình cầu, hình que và hình xoắn
2 Cấu trúc tế bào nhân sơ.
Lông Bó sợi Protein Bám dính vào bề mặt của tế bào khác
Roi Bó sợi Protein Giúp tế bào di chuyển
Màng sinh
chất
Lớp kép photpholipit vàProtein
- Nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh
- Đảm bảo cho các hoạt động sống của tế bào
Vùng nhân
Gồm 1 phân tử AND dạng vòng mạch kép
Mang thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vi khuẩn
II Tế bào nhân thực A Đặc điểm chung.
- Kích thước TB nhân thực lớn có đường kính 10 m - 100m
- Có hệ thống nội màng và có các bào quan có màng bao bọc
- Bao bọc và bảo vệ toàn bộ cấu trúc bên trong tế bào;
kiểm soát các chất đi ra, đi vào tế bào; truyền tin …