SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thực hành Sân khấu hoá tác phẩm văn học bằng sử dụng phương pháp dự án và công cụ đánh giá trong dạy học C
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Thực hành Sân khấu hoá tác phẩm văn học bằng sử dụng phương
pháp dự án và công cụ đánh giá trong dạy học Chuyên đề học tập
Ngữ văn 10 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quế
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2024
Trang 21.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4
Trang 3Chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sựđổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động,sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giớiđang hướng tới nền kinh tế tri thức.
Phương pháp giảng dạy tích cực theo quan điểm "Lấy học sinh làm trungtâm” của quá trình dạy học đã được đưa vào ứng dụng trong hoạt động dạy họcnói chung, trong giờ học Ngữ văn nói riêng Để phát huy tính tích cực của họcsinh trong hoạt động học tập thì người giáo viên có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạohoạt động của trò, trò phải là chủ thể tự giác tích cực trong quá trình lĩnh hộikiến thức Để thực hiện mục tiêu khơi dạy ở học sinh hứng thú và sự chủ động,tích cực thì thực hành sân khấu hoá tác phẩm văn học chính là một trong những
sự lựa chọn tối ưu của giáo viên
Chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn ở các khối lớp có phần chuyên đề
học tập Ở Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 gồm 3 chuyên đề thì chuyên đề thứ
hai: Sân khấu hoá tác phẩm văn học có phần II: Thực hành sân khấu hoá tác
phẩm văn học Với những Nội dung/ tiết Thực hành nói chung và Phần thực
hành Sân khấu hoá tác phẩm văn học nói riêng, GV vừa phải tìm hiểu và ápdụng các phương pháp dạy- học tích cực để phát huy được năng lực của HS vừavận sử dụng những công cụ kiểm tra, đánh giá phù hợp trong dạy- học bài thựchành này để góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy- học
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Thực hành Sân khấu hoá tác phẩm văn học bằng sử dụng phương pháp dự án và công cụ đánh giá trong dạy học Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” nhằm góp thêm một tiếng nói về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học 1.2 Mục đích nghiên cứu
- Nhằm phát huy hơn nữa hiệu qủa của dạy học phần Thực hành sân khấuhoá tác phẩm văn học nói riêng và của các tiết/ phần thực hành trong môn Ngữvăn nói chung cũng như hiệu quả dạy học của các chuyên đề học tập môn Ngữvăn ở trường THPT, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu chung của chương trìnhGDPT 2018 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS
- Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp trong quá trình giảngdạy môn Ngữ văn ở trường THPT
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Lớp 10A6, Trường THPT Lê Hồng Phong, năm học 2023-2024
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập những thông tin lí luận của phương pháp dạy học Ngữ văn tạitrường THPT, các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu tham khảo trênInternet
Trang 4Quan sát hoạt động học của học sinh.
1.4.3 Phương pháp điều tra
Trò chuyện, trao đổi với các học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên bộmôn
1.4.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Tham khảo những tham luận, thảo luận trong tổ Ngữ văn
- Tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường, trong tỉnh và tỉnh
bạn
1.4.5 Phương pháp thử nghiệm
Thử áp dụng các biện pháp trong quá trình dạy học Ngữ văn ở lớp 10A6 tạitrường THPT Lê Hồng Phong – Tỉnh Thanh Hóa
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Lần này, người viết lựa chọn đề tài về “Thực hành Sân khấu hoá tác phẩm văn học bằng sử dụng phương pháp dự án và công cụ đánh giá (Chuyên đề học tập Ngữ văn 10) theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”.
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trìnhgiáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗquan tâm đến việc học sinh được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụngđược cái gì qua việc học Để đảm bảo được yêu cầu đó, nhất định phải thực hiện
thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một
chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình
thành năng lực, phẩm chất người học; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kếtquả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vậndụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tậpvới kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằmnâng cao chất lượng các hoạt động dạy học và giáo dục
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Vị trí của Bài học: Thực hành sân khấu hoá tác phẩm văn học
trong Chuyên đề Sân khấu hoá tác phẩm văn học nói riêng và trong Chuyên đề học tập của chương trình Ngữ văn 10 THPT nói chung.
- Chuyên đề học tập là một phương pháp đánh giá và tổ chức học tập màtrong đó HS được đánh giá trên từng chủ đề cụ thể trong một môn học với mụcđích thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp HS tăng cường kiến thức, kĩ năngthực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thựctiễn, đáp ứng nhu cầu định hướng nghề nghiệp
Trang 5- Chuyên đề Sân khấu hoá tác phẩm văn học thuộc hệ thống các chuyên
đề học tập của chương trình môn Ngữ văn THPT Trong cụm Chuyên đề học tập
Ngữ văn 10 gồm 3 chuyên đề học tập: Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo
cáo về văn học dân gian, chuyên đề 2: Sân khấu hoá tác phẩn văn học và
chuyên đề 3: Đọc,viết giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu
thuyết Chuyên đề Sân khấu hoá tác phẩm văn học được phân phối 15 tiết
gồm các nội dung chính: Phần 1: Tìm hiểu về sân khấu hoá tác phẩm văn học (6tiết); Phần 2: Thực hành sân khấu hoá tác phẩm văn học (9 tiết); trong đó ở phần
2 nội dung Thực hành (biểu diễn) sân khấu hoá là nội dung có vị trí quan
trọng được thực hiện trong 6 tiết: với mục tiêu giúp HS vận dụng, củng cố vànâng cao kiến thức lí thuyết đã được trang bị vào thực hành một hoạt động sân
khấu hoá một tác phẩm văn học, từ đó giúp HS hiểu biết sâu hơn về các tác
phẩm văn học và hướng đến phát triển năng lực ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp…cho HS qua những nội dung mà HS trực tiếp thực hành, luyện tập, diễn xuất
2.2.2 Hiện trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học Thực hành và sử dụng công cụ kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THPT
* Việc dạy học môn Ngữ văn nói chung và kiểm tra đánh giá môn Ngữvăn, sử dụng công cụ kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn nói riêng ở các trườngTHPT hiện nay đang có một số vấn đề cần quan tâm như sau:
Chương trình GDPT 2018 đã bắt đầu đi vào thực tế giảng dạy năm thứ hai.Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy việc sử dụng phương pháp dạy học và việcđánh giá năng lực HS dù đã thực hiện nhưng vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao.Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS ở trường phổ thông hiện nayđang được thực hiện dưới hai hình thức: đánh giá thường xuyên và đánh giáđịnh kì Nhiều giáo viên và học sinh coi nhẹ việc kiểm tra đánh giá thườngxuyên Trong khi đó, theo tinh thần đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng pháttriển năng lực HS (Thông tư 26/2020 TT-BGDĐT) lại rất chú trọng đến kiểm trathường xuyên
Đại đa số GV đã có những tìm tòi đổi mới trong việc sử dụng phương phápdạy- học tích cực, tuy nhiên khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế chưa cao
và hướng phát triển năng lực HS chưa đạt hiệu quả như mong muốn
* Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học và sử dụng công cụ kiểm tra
đánh giá trong dạy học nội dung: Thực hành trong phần thực hành Sân khấu hoá tác phẩm văn học thuộc chuyên đề: Sân khấu hoá tác phẩm văn học của
cụm chuyên đề học tập Ngữ văn 10
Nội dung Thực hành trong phần Thực hành Sân khấu hoá tác phẩm văn học là các tiết luyện tập, thực hành trực tiếp của chuyên đề Sân khấu hoá tác phẩm văn học Bản thân các chuyên đề học tập ở các bộ môn nói chung và môn
Ngữ văn nói riêng là nội dung học tập mới của chương trình GDPT 2018 Dạy
và học một phần trong chuyên đề học tập Sân khấu hoá tác phẩm văn học là điều
Trang 6kiện thuận lợi để người học ôn tập, củng cố kiến thức, năng lực, phẩm chất.Nhiều GV khi giảng dạy nội dung Thực hành này cũng đã áp dụng các phươngpháp, hình thức, kĩ thuật dạy học mới nhưng việc đánh giá sản phẩm của cáphương pháp dạy học tích cực thì vẫn theo lối cũ, hay nói cách khác GV chưavận dụng kết hợp phương pháp dạy học tích cực với cách kiểm tra đánh giá đểphát huy tối ưu phẩm chất, năng lực của HS, việc đánh giá kết quả thực hànhcủa HS thường chỉ là GV tự nhận xét, hoặc cho các nhóm nhận xét, bổ sung chonhau, GV sử dụng các công cụ đánh giá kết quả thực hành của học sinh đểhướng đến phát triển năng lực, phẩm chất cho người học chưa nhiều.
2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Các bước thiết kế và sử dụng phương pháp dự án và một số công
cụ kiểm tra đánh giá
HS thì có thể chọn làm ý tưởng của dự án
- Thiết kế dự án
Dự án thiết kế sao cho phù hợp với nội dung và trình độ nhận thức, khảnăng của người học với hệ thống các câu hỏi mang tính định hướng nhằmkhuyến khích người học vận dụng các kĩ năng tư duy ở mức cao, giúp người họchiểu bản chất của vấn đề
- Thực hiện dự án
GV tổ chức HS thực hiện công việc theo đúng kế hoạch đã đề ra cho nhóm
HS Người học hực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành
để hoàn thành dự án
- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm của dự án
Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo,các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành
- Đánh giá dự án
GV và HS đánh giá quá trình thực hiện dự án và kết quả cũng như các nănglực, phẩm chất dã đạt được Khi đánh giá sản phẩm của dự án nên sử dụng nhiềuhình thức đánh giá khác nhau, khuyến khích HS tham gia trong quá trình đánhgiá, cần đánh giá định kỳ, đánh giá quá trình thực hiện, đánh giá sản phẩm…bằng công cụ đánh giá với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể
Trang 7Như vậy DHDA là phương pháp dạy học giúp phát triến các kĩ năng thôngqua những nhiệm vị mang tính mở, học sinh tự tìm tòi, áp dụng các kiến thức đãhọc trong quá trính thực hiện dự án DHDA không chỉ phát triển các kĩ năng tưduy khoa học mà còn hướng tới phát triển kĩ năng sống cho HS giúp HS pháttriển toàn diện qua đó HS thiết lập được kiến thức riêng cho bản thân So với cácphương pháp dạy học truyền thống, trong DHDA vai trò của GV có sự thay đổi,
GV chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, người trợ giúp HS trong suốt qua trìnhthực hiện dự án Đề nâng cao chất lượng DHDA bên cạnh việc lựa chọn nộidung phù hợp người dạy cần phải nâng cao kĩ năng thiết kế và tổ chức dạy học,
kỹ năng thiết kế và tổ chức dạy học, kĩ năng khai thác và sử dụng công nghệthông tin và quan trọng là vận dụng các công cụ đánh giá phù hợp, hiệu quả
2.3.1.2 Các bước thiết kế và sử dụng một số công cụ kiểm tra đánh giá
Trong khuôn khổ đề tài này người viết hướng đến một số công cụ kiểm trađánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh như sau:
- Công cụ kiểm tra đánh giá: Bảng kiểm
Bảng kiểm là một danh sách ghi lại các tiêu chí có được biểu hiện hoặc
được thể hiện hay không thể hiện Bảng kiểm được sử dụng để đánh giá các
hành vi và các sản phẩm mà HS thực hiện Công cụ này được sử dụng trong quátrình Giáo viên quan sát các thao tác tiến hành một hoạt động cụ thể của họcsinh, nhóm học sinh trong quá trình học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập nhưthuyết trình, làm việc nhóm, thực hành….đánh giá các thái độ, hành vi về mộtphẩm chất nào đó
Cách thiết kế công cụ bảng kiểm:
+ Phân tích yêu cầu cần đạt của bài học, chủ đề, xác định các kiến thức, kĩnăng học sinh cần đạt được
+ Phân chia những quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc sản phẩm của HSthành những yếu tố cấu thành và xác định hành vi, đặc điểm mong đợi căn cứvào yêu cầu cần đạt ở trên
+ Trình bày các hành vi, đặc điểm mong đợi đó theo một trình tự để theorõi, kiểm tra
Bảng kiểm là một công cụ mang tính chuẩn đoán, khi sử dụng giúp GV
theo rõi được sự tiến bộ của người học, có thể sử dụng bảng kiểm với nhiều HSkhác nhau hoặc có thể sử dụng với 1 học sinh ở những thời điểm khác nhau Tuynhiên bảng kiểm cũng có những hạn chế như: công cụ này chỉ cho GV hai lựachọn trên mỗi tiêu chí thể hiện hay không thể hiện, giáo viên không thể đánh giáđược học sinh thể hiện được bao nhiêu phần trên mỗi tiêu chí nhất định
- Công cụ kiểm tra đánh giá: Thang đánh giá
Thang đánh giá là công cụ đo lường mức độ mà HS đạt được ở mỗi đặcđiểm, hành vi về một khía cạnh/ lĩnh vực cụ thể nào đó
Trang 8Thang đánh giá có 3 hình thức thể hiện: thang dạng số, thang dạng đồ thị
và thang dạng mô tả
Cách thiết kế công cụ thang đánh giá:
+ Xác định tiêu chí (đặc điểm, hành vi) quan trọng cần đánh giá trongnhững hoạt động, sản phẩm cụ thể
+ Lựa chọn hình thức thể hiện của thang đánh giá dưới dạng số, dạng đồ thịhoặc dạng mô tả
+ Với mỗi tiêu chí, xác định số lượng, mức độ cho phù hợp
+ Giải thích các mức độ hoặc mô tả các mức độ của thang đánh giá mộtcách rõ ràng sao cho các mức độ đó có thể quan sát được
- Công cụ đánh giá: Rubrics (Phiếu đánh giá theo tiêu chí)
Rubrics là một bảng mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt
được của từng tiêu chí đó về quá trình hoạt động hoặc sản phẩm học tập của HS
Rubrics bao gồm hai yếu tố cơ bản: Các tiêu chí và các mức độ đạt được
của từng tiêu chí, trong đó các mức độ thường được thể hiện dưới dạng thang
mô tả hoặc kết hợp giữa thang số và thang mô tả để mô tả chi tiết các mức độthực hiện nhiệm vụ của người học
Cấu trúc của công cụ Rubrics được minh hoạ như sau:
Rubrics được sử dụng rộng rãi để đánh giá sản phẩm, quá trình hoạt động,
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh cũng như đánh giá cả thái độ, hành vi
và những phẩm chất cụ thể Việc sử dụng Rubrics để đánh giá và phản hồi kếtquả thường được thực hiện ngay sau khi HS thực hiện xong các bài tập/ nhiệm
vụ được giao
Khi sử dụng công cụ Rubrics cần lưu ý: GV có thể đưa ra các tiêu chí sẽđược sử dụng để đánh giá HS ngay sau khi giao bài tập, nhiệm vụ để HS hìnhdung rõ công việc cần làm, những gì GV mong chờ ở HS và làm như thế nào đểgiải quyết nhiệm vụ được giao
* Quy trình sử dụng công cụ kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả được thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1 Trước đánh giá: GV thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá phù hợp
dự kiến sẽ dùng để đánh giá kết quả học tập của HS sau một nội dung học tập Ở
Trang 9bước này GV còn có thể cho HS tham gia vào quá trình thiết kế công cụ đánhgiá để cho các em làm quen với các tiêu chí đánh giá và biết cách sử dụng cáctiêu trí trong đánh giá
+ Bước 2 Đánh giá: Bước này thực hiện để đánh giá kết quả, sản phẩm
học tập của HS sau khi HS thực hiện xong một nội dung học tập mà GV giao.Trong bước này GV có thể cho HS đánh giá chéo sản phẩm của nhau hoặc cũng
có thể GV cho HS tự đánh giá sản phẩm của mình
+ Bước 3 Sau đánh giá: Sau khi dùng công cụ đánh giá thực hiện đánh giá
kết quả học tập của mình hoặc của HS khác, HS báo cáo kết quả đánh giá, sau
đó HS có thể đối chiếu kết quả đánh giá nếu GV sử dụng công cụ vừa đánh giáchéo vừa là tự đánh giá
2.3.2 Lập kế hoạch sử dụng Phương pháp dự án kết hợp với kế hoạch
kiểm tra đánh giá trong dạy học phần thực hành của chuyên đề Sân khấu hoá tác phẩm văn học
Dựa trên lí thuyết về phương pháp DHDA, về kiểm tra đánh giá bằng công
cụ đánh giá và sự vận dụng kết hợp hiệu quả giữa chúng, tôi đã tìm hiểu nộidung kiến thức trong chương trình và đã áp dụng trong nhiều bài học, tiết dạytrong đó tôi đã áp dụng và đã thấy được hiệu quả dạy học rõ rệt trong việc định
hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS trong khi dạy nội dung Thực hành của phần Thực hành: Sân khấu hoá tác phẩm văn học của chuyên đề Sân khấu
hoá tác phẩm văn học (Chuyên đề học tập Ngữ văn 10).
Bước 1 Xác định nội dung kiến thức có thể hình thành dự án
- Chuyên đề Sân khấu hoá tác phẩm văn học thuộc cụm chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 10 bộ sách Kết nối tri trức Sân khấu hoá tác phẩm văn học là
một hoạt động phổ biến trong cả không gian nghệ thuật lẫn không gian họcđường Đây là nội dung học tập mới trong chương trình GDPT 2018 với mụctiêu chung là giúp HS hiểu được mối quan hệ giữa văn học và nghệ thuật sânkhấu; hiểu được các thành tố cấu thành nên một kịch bản sân khấu, biết cách đọchiểu và phân tích một kịch bản sân khấu; hiểu được ngôn ngữ của nghệ thuật sânkhấu, các yếu tố như lời thoại, hành động, lời dẫn, bố cục, âm thanh, ánh sáng,diễn xuất, đạo cụ để có thể cảm nhận và đánh giá được các tác phẩm sân khấu;
đặc biệt là giúp HS biết cách thực hành sân khấu hoá tác phẩm văn học, biết
đóng vai các nhân vật và biểu diễn qua thực hành sân khấu hoá từ đó địnhhướng phát triển năng lực sáng tạo, kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, kĩ năng giảiquyết vấn đề một cách khoa học và có kế hoạch
Với mục tiêu trên Chuyên đề Sân khấu hoá tác phẩm văn học gồm 2 nội
dung chính ứng với 2 phần:
+ Phần 1 Tìm hiểu về sân khấu hoá tác phẩm văn học Với phần 1 GV
hướng dẫn HS hiểu được thế nào là sân khấu hoá tác phẩm văn học, hiểu đượcmối quan hệ giữa văn học và nghệ thuật sân khấu, nắm được cách thức để đọc
Trang 10hiểu một kịch bản sân khấu, cách thức để chuyển thể văn bản văn học thành mộtkịch bản sân khấu và hiểu được ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu.
+ Phần 2 Thực hành sân khấu hoá tác phẩm văn học Với phần này GV
hướng dẫn HS đọc một kịch bản sân khấu, thông qua đó phân tích được cácnhân tố cơ bản của hoạt động sân khấu hoá như kịch bản, dàn dựng và hiểu đượccác bước sân khấu hoá tác phẩm văn học Dựa trên kiến thức này HS sẽ thực
hiện nhiệm vụ học tập là thực hành sân khấu hoá các tác phẩm văn học.
HS thực hành sân khấu hoá tác phẩm văn học là hoạt động sáng tạo
mang tính tập thể, cho nên yếu tố then chốt là khơi dạy cảm hứng sáng tạo, thúcđẩy và hỗ trợ HS đề xuất những ý tưởng mới mẻ, đồng thời hướng dẫn HS kĩnăng hợp tác trong suốt quá trình làm việc Mặt khác hoạt động sân khấu hoácần rất nhiều thời gian để lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, tập dượt và biểu diễnnên việc lựa chọn phương pháp dạy học dự án là rất phù hợp và hiệu quả
Bước 2 Thiết lập dự án
<1> Mục tiêu của dự án
- Kiến thức: Giúp HS Nắm chắc và củng cố được các nội dung cơ bản của
sân khấu hoá tác phẩm văn học: Hình thành ý tưởng, lập dàn ý cho kịch bản,
viết kịch bản, tập dượt theo kịch bản, chỉnh sửa kịch bản và biểu diễn
- Phẩm chất: Định hướng HS phát triển phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ,trung thực…
- Năng lực: Định hướng phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù củamôn học như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lựcngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ…
<2> Xây dựng nội dung công việc
- Chia nhóm HS: GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm, ở mỗi nhóm GVhướng dẫn HS bầu một nhóm trưởng, nhóm trưởng có vai trò quản lí hoạt độngcủa nhóm mình trong quá trình thực hiện dự án
- Trong quá trình các nhóm thực hiện nhiệm vụ của dự án, lớp trưởng cónhiệm vụ theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của các nhóm sau đó báo cho
GV để GV có sự hỗ trợ kịp thời khi các nhóm cần
Dựa trên kết quả là các sản phẩm sân khấu hoá tác phẩm văn học được HS
biểu diễn giúp HS hiểu rõ được Vấn đề sân khấu hoá tác phẩm văn học cũng
như nội dung, ý nghĩa sâu sắc truyền tải qua các sản phẩm sân khấu hoá đó
<3> Lấp kế hoạch đánh giá
GV sử dung các công cụ đánh giá để đánh giá quả trình thực hiện và đánhgiá sản phẩm sân khấu hoá của HS trong lớp theo các nhóm Trong dạy họcphần Sân khấu hoá tác phẩm văn học GV lựa chọn 2 công cụ đánh giá là Bảngkiểm và Rubric, cụ thể:
Trang 11- Công cụ đánh giá Bảng kiểm: Đánh giá các thao tác, công đoạn chuẩn bịthực hiện dự án của HS.
- Công cụ đánh giá Rubric: Đánh giá hoạt động thực hành Sân khấu hoácủa HS (biểu diễn)
Kế hoạch kiểm tra đánh giá có thể khái quát như sau:
Thời điểm
đánh giá
Phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học
Công cụ đánh giá
Các phẩm chất, năng lực được phát triển
Bảng kiểm - Năng lực giao tiếp và hợp tác;
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
RUBRICS - Năng lực giao tiếp và hợp tác;
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học, năng lực thẩm mĩ; năng lực sử dụng công nghệ thông tin
- Phẩm chất chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm; nhân ái
Bảng kiểm - Năng lực giao tiếp và hợp tác;
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Bước 3 Giao nhiệm vụ
- GV phân chia HS thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ từng nhóm
- Yêu cầu về thời gian: Thực hiện dự án trong 5 tuần kết hợp thực hiện ởnhà và thực hiện trên lớp
- Công bố tiêu chí đánh giá cụ thể.
Bước 4 Thực hiện dự án
- HS trực tiếp thực hiện dự án: Các nhóm HS xây dựng ý tưởng sân khấuhoá tác phẩm văn học, lập dàn ý, viết kịch bản, tập kịch bản và thực hành diễnsản phẩm sân khấu hoá tác phẩm văn học
Trang 12- GV là người hướng dẫn, đôn đốc và giúp đỡ các nhóm HS trong quá trìnhthực hiện dự án.
Bước 5 Trình bày sản phẩm (diễn sản phẩm sân khấu hoá tác phẩm văn
học)
- Thời gian: Thực hiện trên lớp trong 2 tiết
- Sản phẩm của HS có thể thực hành trực tiếp hoặc chiếu video nếu sảnphẩm đó đã được các nhóm diễn và quay lại
- Các nhóm tự đánh giá quá trình chuẩn bị, tự đánh giá sản phẩm của mình
và các nhóm đánh giá chéo sản phẩm của nhóm bạn bằng công cụ đánh giá
- Trong quá trình các nhóm trình bày diễn sản phẩm GV là người theo dõi,
hỗ trợ HS nếu cần và tổng kết chung kết quả của dự án
2.3.3 Kế hoạch bài dạy thực nghiệm: Thực hành Sân khấu hoá tác phẩm văn học bằng sử dụng phương pháp dự án và công cụ đánh giá trong dạy học Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 KNTT theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực HS
Kế hoạch bài dạy là minh chứng cho hiệu quả của sáng kiến.
Lớp 10A6 - Trường THPT Lê Hồng Phong
THỰC HÀNH SÂN KHẤU HOÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC
(Phần 2: Thực hành sân khấu hoá tác phẩm văn học/ Chuyên đề Sân
khấu hoá tác phẩm văn học)
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1 Kiến thức
- Củng cố kiến thức về Sân khấu hoá tác phẩm văn học
- Biết cách tiến hành sân khấu hoá một tác phẩm văn học
- Biết đóng vai các nhân vật và biểu diễn
- Nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ trong văn bản văn học và
ngôn ngữ sân khấu.
Trang 13- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh/ nhóm HS tiếp nhận vàthực hiện dự án, nhập vai, diễn xuất, thực hành sân khấu hoá tác phẩm văn học.
- Năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm cặp đôi, hoạt động nhómđông HS cùng hợp tác thực hiện một nhiệm vụ chung
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Hs biết khai thác nguồn thông tintrên các phương tiện thông tin đại chúng để học hỏi các thực hiện nhiệm vụ họctập là thực hành sân khấu hoá tác phẩm văn học
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp: Qua phần thực hành HS nâng caokhả năng sử dụng ngôn ngữ qua ngôn ngữ văn bản văn học và ngôn ngữ sânkhấu
II THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1 Giáo viên
- SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy
- Các phương tiện: Máy vi tính, máy chiếu đa năng,
- Học liệu:Video clips, tranh ảnh, bảng biểu, phiếu đánh giá, dự án để giaocho HS
2 Học sinh: Ôn tập kiến thức lí thuyết về sân khấu hoá tác phẩm văn học,
trang phục biểu diễn, sản phẩm thực hành sân khấu hoá tác phẩm văn học
III Tiến trình dạy học
1 Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự lớp
2 Tổ chức dạy- học
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a Mục tiêu: Huy động, kích hoạt kiến thức đã học trước đó và trải nghiệm
của HS có liên quan đến kiến thức sân khấu hoá tác phẩm văn học để tham gia
trò chơi Ai nhanh hơn.
b Nội dung: Giáo viên sử dụng PP/KTDH: Hoạt động theo nhóm, tổ chức
trò chơi Ai nhanh hơn.
Thể lệ trò chơi: Gồm 5 câu hỏi, chủ trò là GV hoặc HS ( lớp trưởng) đọc lần lượt các câu hỏi, nhóm nào có phương án trả lời nhanh nhất thì giành quyền trả lời, mỗi một câu trả lời đúng được tặng 1 sao Số lượng sao của các nhóm học tập sẽ được đổi quy ra điểm cộng vào điểm phần thực hành (mỗi sao 0,25đ).
Câu 1 Thế nào là sân khấu hoá tác phẩm văn học?
Câu 2 Nêu những yêu cầu để một tác phẩm văn học có thể chuyển thể
thành một kịch bản sân khấu
Câu 3 Nêu các bước để thực hiện sân khấu hoá tác phẩm văn học
Trang 14Câu 4 Vì sao trong hoạt động tập dượt có thể chỉnh kịch bản?
Câu 5 Để biểu diễn tốt trên sân khấu tác phẩm văn học đã chuyển thể thì
người biểu diễn cần chú ý những gì?
c Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên giao nhiệm vụ như đã trình bày ở phần nội dung.
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các nhóm HS suy nghĩ trả lời, Nhóm HS nào nhanh hơn thì giành quyềntrả lời
Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời:
Dự kiến câu trả lời/ Đáp án:
Câu 1 Sân khấu hoá tác phẩm văn học là hoạt động chuyển thể một tác
phẩm văn học để đem biểu diễn dưới hình thức một vở kịch, vở chèo, vở cảilương, vở tuồng hoặc một tiết mục thuộc các loại hình nghệ thuật khác…
Câu 2.
- Là những tác phẩm văn học mang nội dung nhân văn, sâu sắc
- Là những trích đoạn tiêu biểu, chứa đựng tư tưởng chủ đề của tác phẩm
Câu 3 Các bước thực hiện sân khấu hoá tác phẩm văn học gồm:
Câu 4 Trong hoạt động tập dượt, HS thấy kịch bản ban đầu có chỗ cần
chỉnh sửa cho phù hợp thì có thể điều chỉnh Quá trình tập dượt là quá trình sángtạo hiện thực hoá ý tưởng
Câu 5 Để biểu diễn tốt trên sân khấu tác phẩm văn học đã chuyển thể
người biểu diễn cần chú ý:
- Hiểu tác phẩm, nghiên cứu các diễn xuất tác phẩm văn học đã sân khấuhoá, nắm được kịch bản sân khấu, thuộc lời thoại
- Biết hoá thân vào nhân vật và biểu diễn tự nhiên, tương tác tốt với bạndiễn
- Biểu diễn bằng hành động và ngôn ngữ sân khấu
Trang 15- Hiểu được tư tưởng của kịch bản và ý đồ của đạo diễn, biết sáng tạo khithể hiện.
- Thực hành, luyện tập nhiều, tuân thủ các chỉ dẫn của kịch bản sân khấu vàđạo diễn
Bước 4 Kết luận, nhận định
- GV nhận xét tinh thần học tập và kết quả hoạt động của các nhóm, ghinhận và tuyên dương nhóm có nhiều câu trả lời đúng nhất - mỗi câu trả lời đúngcộng cho mỗi nhóm 0,25 đ vào phần thực hành
- GV động viên các nhóm HS tích cực hơn trong các hoạt động tiếp theo
- Củng cố lại các kĩ năng cần thiết để thực hành sân khấu hoá tác phẩm vănhọc trên sân khấu
II HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH SÂN KHẤU HOÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC
a Mục tiêu: Bước đầu biết thực hành sân khấu hoá tác phẩm văn học, rèn
năng lực tổ chức, diễn xuất, rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữsân khấu
b Nội dung: GV phân lớp thành 4 nhóm HS, các nhóm thực hiện nhiệm
vụ của yêu cầu trong dự án học tập.
Dự án: Các nhóm HS thực hiện hoạt động thực hành sân khấu hoá tác
phẩm văn học sau khi học Hoạt động: Tìm hiểu các nhân tố cơ bản của hoạt động sân khấu hoá tác phẩm văn học (GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm
thực hiện 5 yêu cầu của dự án).
Nhiệm vụ 1 Hãy chọn một hiện tượng văn học/ một tác phẩm văn học để
sân khấu hoá và lựa chọn hướng sân khấu hoá (Hình thành ý tưởng- HS thảoluận theo nhóm trong tiết 9 của chuyên đề kết hợp hoàn thiện ở nhà, ngoài giờhọc)
Nhiệm vụ 2 Lập dàn ý cho kịch bản sân khấu hoá (Thảo luận và thực hiện
theo nhóm trong tiết 10 của chuyên đề kết hợp hoàn thiện ở nhà, ngoài giờ học)
Nhiệm vụ 3 Viết kịch bản sân khấu hoá tác phẩm văn học (Thảo luận và
thực hiện theo nhóm trong tiết 11 kết hợp hoàn thiện ở nhà, ngoài giờ học)
Nhiệm vụ 4 Tập dượt theo kịch bản và chỉnh sửa kịch bản (Thực hiện theo
nhóm trong tiết 12,13 kết hợp với tập dượt ở nhà)
Nhiệm vụ 5 Biểu diễn (thực hành sản phẩm sân khấu trong tiết 14,15).
Trang 16Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS các nhóm lần lươt thực hiện
nhiệm vụ của dự án- 4 tiết 10,11,12,13 kết hợp với việc thực hiện ở nhà lànhững nhiệm vụ đầu của dự án và tiết 14, 15 là tiết trình bày sản phẩm của dựán( biểu diễn sản phẩm sân kháu hoá tác phẩm văn học
Hoạt động GV-HS Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS/ nhóm HS thực hành
sân khấu hoá theo nhiệm vụ của Dự án
đã giao
2.1 GV hướng dẫn các nhóm HS thực
hiện nhiệm vụ 1 của dự án (Tiết 10 kết
hợp hoàn thiện ở nhà, ngoài giờ học)
* GV giao nhiệm vụ: Các nhóm HS thực
hiện nhiệm vụ 1 của dự án- hình thành ý
tưởng
– > GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm
chọn một tác phẩm/ đoạn trích để sân khấu
Văn bảo vệ công lý chống cái ác; Tử Văn
làm quan phán sự; Tử Văn ngoại truyện…
+ Theo hướng minh họa: Cuộc chiến giữa
Ngô Tử Văn và tên Bách hộ họ Thôi …
+ Theo hướng phóng tác: Có thể thay đổi
kết thúc truyện- thay vì việc để cho Ngô
Tử Văn làm quan phán sự đền Tản Viên
trong đoạn kết câu chuyện; có thể cho
NTV tiếp tục cuộc sống phàm trần hào
PHẦN 2 THỰC HÀNH SÂNKHẤU HOÁ TÁC PHẨM VĂNHỌC
I Đọc kịch bản sân khấu
II Thực hành sân khấu
1 Các nhân tố cơ bản của hoạt động sân khấu hoá
2 Thực hành sân khấu hoá tác phẩm văn học
2.1 Hình thành ý tưởng
- Bước 1 Lựa chọn tác phẩm và tìm kiếm ý tưởng
- Bước 2 Lựa chọn hướng sân khấu hóa:
- Bước 3 Lựa chọn hình thức biểu diễn