1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh thực hành làm garbage enzyme trong dạy học chủ đề bảo vệ môi trường tự nhiên dành cho học sinh lớp 10

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hành làm Garbage Enzyme trong dạy học chủ đề Bảo vệ môi trường tự nhiên dành cho học sinh lớp 10
Tác giả Lê Thị Thanh Thuỷ
Trường học Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh
Chuyên ngành Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hoá
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Công tác tổ chức thực hành cho học sinh sau khi học lý thuyết chủ đề Bảo vệ môi trường tự nhiên - môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 5 2.4.. Ở chương trình giáo dục trung học phổ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THỰC HÀNH LÀM GARBAGE ENZYME TRONG DẠY HỌC

CHỦ ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa từ viết tắt

Trang 3

MỤC LỤC Trang

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1

2.1.3 Tính thiết thực trong sử dụng Garbage Enzyme 3 2.2 Thực trạng vấn đề thực hành trong dạy và học môn trải nghiệm

hướng nghiệp lớp 10 - Chương trình GDPT 2018 tại trường THPT Dân

tộc nội trú tỉnh Thanh Hoá

4

2.3.1 Công tác tổ chức thực hành cho học sinh sau khi học lý thuyết chủ

đề Bảo vệ môi trường tự nhiên - môn Hoạt động trải nghiệm hướng

nghiệp 10

5

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với

Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng SKKN Ngành

GD huyện, tỉnh và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên 19

Trang 4

Chính phủ Việt Nam đã nhận định, không có giải pháp nào kinh tế và hiệu quả bằng việc đầu tư vào con người thông qua công tác giáo dục môi trường Bảo

vệ môi trường nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là cho học sinh, sinh viên Do đó, ngay từ năm 2001, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 1363/QĐ-TTg phê duyệt dự án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” Trong đó chỉ rõ nội dung giáo dục bảo

vệ môi trường phải đảm bảo tính giáo dục toàn diện

Ở chương trình giáo dục trung học phổ thông, công tác giáo dục bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các môn học như Hoá Học, Sinh Học, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp…

Bản thân là một giáo viên dạy Hoá Học kiêm dạy môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, tôi luôn lồng ghép các kiến thức áp dụng vào việc bảo vệ môi trường xung quanh cho học sinh sao cho hiệu quả, dễ thực hiện, dễ nhớ

Trong đời sống hàng ngày, việc đổ bỏ rác thải hữu cơ là không thể tránh khỏi, vậy phải làm gì để biến rác thải đó thành sản phẩm có ích, vừa không bị ô nhiễm môi trường, vừa được sử dụng hiệu quả mà có thể chuyển hoá rác thành sản phẩm có ích bán lấy tiền nếu bạn có đầu óc kinh doanh tốt

Với những ưu điểm và tính mới mẻ trong công tác dạy học Hoạt động trải

nghiệm hướng nghiệp lớp 10 hiện nay, tôi lựa chọn đề tài: “Thực hành làm Garbage Enzyme trong dạy học chủ đề Bảo vệ môi trường tự nhiên dành cho học sinh lớp 10”

1.3 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: Thực hành “xử lý rác thải” trong dạy học chủ đề

Bảo vệ môi trường môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp thuộc Chương trình GDPT 2018 dành học sinh lớp 10

Phạm vi nghiên cứu: Thực hành làm Garbage Enzyme trong dạy học chủ đề

8: Bảo vệ môi trường tự nhiên môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hoá học, năm học 2023 –

2024

Trang 5

2

1.4 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

+ Đọc và nghiên cứu tài liệu về enzyme [1], các phương pháp xử lý rác thải hữu cơ [2] Nghiên cứu qua các kênh youtube, web…

+ Nghiên cứu nội dung chương trình giáo dục Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 theo Chương trình GDPT 2018 - Sách Kết nối tri thức và cuộc sống [3]

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra cơ bản

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp thống kê toán học

1.5 Điểm mới của sáng iến

- Đổi mới, đa dạng hoá PPDH nhằm góp phần tích cực trong việc tạo động

cơ, hứng thú học tập cho học sinh học bộ môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

- Khẳng định được vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc biến lý thuyết thành hành động thực tế trong đổi mới PPDH của Chương trình GDPT 2018

- Đánh giá được hiệu quả của đề tài trong giáo dục học sinh nâng cao ý thức thức trách nhiệm bảo vệ môi trường và các biện pháp xử lý rác thải

2 Nội dung sáng iến inh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của sáng iến inh nghiệm

2.1.1 Khái quát về Garbage Enzyme

Theo tiến sỹ Rosukon Poompanvong người Thái Lan, GE (GARBAGE ENZYME) là một loại dung dịch được lên men từ rác thải hữu cơ Dung dịch GE chứa hỗn hợp các chất hữu cơ như chuỗi protein, muối khoáng, hoocmon tăng trưởng Enzyme được sản xuất dễ dàng từ các phế thải hữu cơ trong nhà bếp, trong gia đình và ngoài xã hội như: rau củ phế phẩm, vỏ hoa quả phế phẩm…

2.1.2 Garbage Enzyme (GE) có gì đặc biệt?

Dung dịch GE thường chứa đa dạng các loại hợp chất hữu cơ đặc biệt, như các chuỗi peptide và protein tự nhiên, muối khoáng, hormone tăng trưởng, oligosaccharide, enzyme… Loại dung dịch này được tạo ra bằng cách lên men các loại rác thải hữu cơ trong điều kiện yếm khí

Dung dịch GE có thể giúp bảo vệ cây trồng nhờ khả năng xua đuổi được các vi sinh vật, côn trùng gây hại Chính vì vậy mà GE còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: dung dịch Enzyme, phân bón GE, enzyme từ rác thải…

GE có nhiều công dụng trong tẩy rửa nhà bếp, làm sạch không khí, làm phân bón…

Các chức năng mà GE có thể làm là:

+ Hoà tan, làm phân rã

Trang 6

để trở thành phân bón cho cây và đất

- Enzyme được sản xuất dễ dàng từ các phế thải hữu cơ trong nhà bếp, trong đời sống do đó giúp giảm lượng rác thải hữu cơ lớn, giảm bớt ô nhiễm môi trường

- Sử dụng GE giúp làm sạch môi trường, các enzyme sẽ trung hoà các chất độc và các chất làm ô nhiễm sông ngòi, đất, không khí, nhờ vậy làm sạch trái đất

2.1.3 Tính thiết thực trong sử dụng dung dịch Garbage Enzyme

- Làm sạch không khí: trong quá trình xúc tác sinh ra ozone (O3), không những làm sạch được các vi khuẩn mà còn làm tăng oxy trong không khí Cho dung dịch đã pha loãng ở tỷ lệ 1/ (500 – 1000) lần GE vào bình xịt, phun trong không khí giúp làm sạch không khí, hạn chế mùi khó chịu (thường dùng GE dứa, cam, chanh… do chúng có mùi thơm dễ chịu)

- Làm sạch toilet: sử dụng dung dịch GE để cọ rửa toilet có thể ngăn ngừa các cáu cặn, cân bằng lại vi khuẩn có hại, xua đuổi được muỗi, gián, chuột

- Giữ nhà được sạch: cho 2 thìa canh GE vào nước và lau nhà vừa làm sạch sàn, vừa sạch khuẩn

- Giữ nhà bếp được sạch: sử dụng dung dịch GE đã pha loãng để lau tủ hút,

lò nướng, và có thể làm sạch các vết bẩn dầu mỡ khó lau ở thiết bị nhà bếp

- Giữ cho quần áo được sạch: ngâm vào quần áo với một lượng nhỏ GE có thể giảm lượng bột giặt và làm mềm quần áo

- Làm sạch hoa quả: khi rửa rau quả cho với một lượng nhỏ GE có thể làm sạch thuốc trừ sâu, an toàn hơn

- Chăm sóc da: pha loãng GE tỷ lệ 1/10 vào nước gội đầu, nước tắm, nước rửa, có thể làm giảm việc sử dụng và trung hoà các chất độc hại, bảo vệ da khỏi

sự dị ứng, có thể cải thiện các vấn đề của da, làm da mềm mại

- Chăm sóc vật nuôi: dùng GE pha loãng tắm cho chúng, phun xịt chuồng trại, khử mùi hôi của gia súc, nhờ đó chúng sẽ khoẻ mạnh, sạch sẽ và lớn nhanh, lông đẹp hơn

- Chăm sóc cho xe ô tô: cho 1 lượng nhỏ vào két nước giúp làm giảm nhiệt của động cơ, phun khử mùi trong xe

- Trong nông nghiệp:

+ Pha loãng 500 – 1000 lần GE phun tưới cây, hoa, làm chất trừ sâu, làm chất diệt côn trùng, diệt cỏ tự nhiên, làm phân bón hữu cơ, làm chất kích thích tang trưởng để tăng chất lượng rau quả, tăng năng suất

+ Làm giảm phân bón trong trồng trọt

+ Làm cho nông trại không bị nhiễm côn trùng, làm sạch nước ở trang trại

Trang 7

2.2.1 Đặc điểm tình hình

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa là một trường chuyên biệt, 95% học sinh là người dân tộc thiểu số, 100% học sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn của 11 huyện miền núi của Tỉnh Thanh Hóa được hưởng chế độ chính sách

của nhà nước

Cơ sở vật chất nhà trường được các cấp, cơ quan quản lý quan tâm đầu tư trang

bị đầy đủ, bao gồm trang bị 6 phòng học thông minh, máy tính, ti vi và phòng tin học phục vụ cho công tác dạy và học của nhà trường

100% học sinh được ăn ở, sinh hoạt, học tập nội trú tại trường

2.2.2 Thực trạng của vấn đề

a Thu n l i

Được sự quan tâm của Sở Giáo dục Đào tạo, nhà trường được trang bị 06 lớp học có máy tính, tivi, 100% phòng học có máy chiếu và phương tiện hỗ trợ ứng dụng CNTT trong giảng dạy ifi được phủ sóng toàn trường, giúp các em tìm hiểu kiến thức trên các trang mạng, ebook tốt hơn

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hoá, học sinh ăn ở, sinh hoạt và học tập tại trường Việc giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức, bảo vệ môi trường

là việc làm thường xuyên, liên tục trong nhà trường Thực hiện vấn đề xử lý rác thải hữu cơ trong nhà trường sẽ tiết kiệm được một lượng kinh phí cho nhà trường, cho học sinh như: lấy dung dịch GE pha vào nước lau sàn, tưới cây, giảm bớt được thời gian lao động cho các nhân viên trong nhà bếp Học sinh làm kế hoạch nhỏ như thu gom, phân loại rác, xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp

GE (Enzyme rác thải) Dung dịch GE được làm từ vỏ trái cây, rau củ quả phế phẩm có thể sử dụng để làm nước gội đầu, rửa bát, tưới cây, sản phẩm có thể bán được Thông qua đó, rèn luyện cho học sinh kỹ năng sống, giáo dục tình yêu lao động và biết trân trọng thành quả lao động Ngoài ra, học sinh còn phát huy tính cộng đồng trách nhiệm, có tính tự giác, tự lập, tính kỷ luật cao trong vấn đề xử lý rác thải bảo vệ môi trường

Đa số học sinh của trường sinh sống ở các vùng miền núi nên các loại hoa quả trái cây nhiều, việc áp dụng và thực hiện đề tài sẽ giúp cho học sinh có hướng phát triển làm dung dịch GE tại địa phương

b h h n

Môn học Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp tuy không phải là mới đối với học sinh, nhưng không mấy học sinh hứng thú với môn học Chủ yếu học sinh hướng đến học các môn chính như Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lý, Hoá, Sinh

Trang 8

5

Chính vì vậy, mục tiêu của đề tài này là tạo cho các em một cơ hội “học mà chơi, chơi mà học”, các em có cơ hội kết hợp kiến thức của các môn Hoá Học, Sinh Học nghiên cứu khám phá tìm ra câu trả lời “Làm thế nào để biến rác thành tiền?”

Qua đó, tạo sự hứng thú, kích thích tính ham học hỏi, khám phá của học sinh, phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học

2.3 Các giải pháp và biện pháp thực hiện

2.3.1 Công tác tổ chức thực hành làm dung dịch Garbage Enzyme cho học sinh:

Thời gian: 1 buổi

Sau khi học lý thuyết chủ đề Bảo vệ môi trường tự nhiên Môn Hoạt động trải

nghiệm hướng nghiệp lớp 10 – Sách kết nối tri thức và cuộc sống

a Hướng dẫn chi tiết cách làm dung dịch GE

Nguyên liệu và dụng cụ cần thiết:

Nguyên liệu:

- Rau củ thải loại, vỏ trái cây, và trái cây thải loại …

- Đường đen (hoặc đường nâu, mật mía, nước mía) Tuy nhiên, ta nên thay thế đường bằng gạo Gạo mốc cũng được hoặc cơm nguội thừa phơi qua 1 ngày nắng

Dụng cụ: Dụng cụ lên men bằng nhựa như: bình trụ, can có nắp đậy (có thể tái sử

dụng các loại xô đựng sơn, bình đựng nước tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng dung dịch GE)

Quy trình làm dung dịch GE

Bước 1: Cho nguyên liệu (rau củ phế phẩm, vỏ trái cây, và trái cây phế

phẩm…) vào bình Nên cho vào mỗi bình 1 loại nguyên liệu để có thể sử dụng GE hợp lý với mục đích sử dụng

Phần nguyên liệu chiếm 30% dung tích bình

Bước 2: Cho đường đen (hoặc mật mía, nước mía) Nếu sử dụng gạo ta nấu

chín gạo với nước, sau đó xay nhuyễn bằng máy xay rồi đổ vào bình Lưu ý lượng gạo nấu cần đúng tỷ lệ gạo 50gam/1 lít nước ngâm bình

Bước 3: Đổ nước vào bình (không quá 80% thể tích bình):

Tỷ lệ: 0,5-1 kg đường + 3 kg vỏ trái cây/trái cây + 10 lít nước

Để dung dịch lên men tự nhiên (đóng nắp bình) Hàng ngày khuấy hoặc lắc cho bã được tiếp xúc đều trong dịch và thoát bớt khí do quá trình lên men tạo thành

Trang 9

6

Quá trình lên men:

- Lên men chính: Giai đoạn đầu của quá trình lên men, vi khuẩn có sẵn

trong thực vật sẽ lên men đường có trong rau củ và đường mới bổ sung chuyển hóa thành axit, các hợp chất hữu cơ, sinh ra khí CO2 đẩy bã nổi lên bề mặt

Khi hàm lượng đường được sử dụng hết quá trình tạo khí giảm, bã dần chìm xuống đáy Quá trình này kéo dài 2 - 3 tuần Hết giai đoạn lên men chính, đóng chặt nắp bình

- Lên men phụ: Tiếp tục quá trình hóa học giữa các chất có trong dung dịch

tạo mùi thơm dễ chịu Dịch bắt đầu trong dần Trên bề mặt có thể tạo ra lớp sinh khối trông giống cái dấm rất đẹp mắt

Sau 1 tháng kể từ khi bắt đầu lên men ta có thể lấy dịch ra dùng dần

Sau 3 tháng dung dịch GE rất trong, có màu đặc trưng của hoa quả nguyên liệu ban đầu, hương thơm tự nhiên nhẹ nhàng

Những lưu ý hi sử dụng và chế biến GE:

- Thay thế đường, mật bằng gạo Khi ủ GE bằng đường nếu để tẩy rửa sẽ làm rít bát đĩa, để lau sàn sẽ mất công lau lại 1 lần nữa, để tưới lan, cây cảnh sẽ thu hút kiến, côn trùng

- Men trong gạo phát triển rất nhanh, vi sinh vật phát triển tốt tăng hiệu quả của enzyme Ta có thể sử dụng gạo đã bị mối mọt cũng được, vừa tiết kiệm mà vẫn mang lại hiệu quả cao Điều này cũng rất thuận tiện cho việc xử lý cơm thừa trong gia đình và bếp ăn nội trú Lấy cơm thừa, gạo mốc, nấu thành nước cơm để

ủ enzyme

- Nên phân loại hoa quả hữu cơ khi ngâm để sử dụng hiệu quả nhất

- Cần phải nắm vững cách làm chi tiết, chuẩn bị nguyên liệu cần thiết cho buổi thực hành

b Tiến hành thực hành

Hoạt động 1: Phân công công việc trong 1 lớp, kiểm tra kiến thức thông qua

phiếu trắc nghiệm cho từng tổ

Tổ 1: Làm GE từ rau thải loại

Tổ 2 + 3: Làm dịch GE từ chuối

Tổ 4: Làm dịch GE từ vỏ dứa

Các tổ chuẩn bị: Cân; hộp nhựa (dung tích 10 lít); nước; đường vàng và vỏ dứa (hoặc vỏ chuối, dứa, chuối thải loại, rau thải loại), bao tay, đũa (hoặc que khuấy)

Nhiệm vụ 1: Các tổ thảo luận, thống nhất các bước làm dung dịch GE, trả lời các

câu hỏi sau:

1 Dung dịch GE là gì?

2 Cần phải chuẩn bị nguyên liệu gì? Dụng cụ gì trước khi làm dung dịch GE?

3 Tỉ lệ các loại nguyên liệu được tính như thế nào?

4 Trình bày các bước làm dung dịch GE từ vỏ dứa (hoặc rau, chuối thải loại)?

Hoạt động 2: Các hoạt động thực hành:

Trang 10

7

Nhiệm vụ 2: Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu với các yếu tố: cách sơ

chế nguyên liệu, tỉ lệ nguyên liệu, thời gian lên men theo bảng sau:

Yếu tố nghiên

cứu

Phương án thực nghiệm Đặc điểm sản phẩm

Giải thích ết quả Cách sơ chế

nguyên liệu

Tỉ lệ các loại

nguyên liệu

Thời gian

Giáo viên gọi đại diện các tổ lên báo cáo quá trình làm GE và đặt câu hỏi:

1 Tại sao phải dùng đường nâu (đường vàng) để làm GE? Có thể thay đường nâu (đường vàng) bằng nguyên liệu khác được không?

2 Có mấy quá trình lên men khi làm GE?

3 Yêu cầu sản phẩm sau gia đoạn lên men chính (2-3 tuần)?

4 Yêu cầu sản phẩm sau giai đoạn lên men phụ (3 tháng)?

Nhắc HS viết thời gian lên men chính/ phụ trên nắp hộp để theo dõi sản phẩm Giáo viên nhận xét khâu chuẩn bị, hoạt động hợp tác làm thực hành và sản phẩm của từng tổ

Trình bày đầy đủ, chi tiết, thẩm mỹ Diễn đạt trôi chảy,

thể hiện được sự phối hợp giữa các thành viên trong

nhóm

Tốt

Trình bày tương đối đầy đủ Diễn đạt trôi chảy, nhưng

chưa thể hiện được sự phối hợp giữa các thành viên

trong nhóm

Đạt

Bài trình bày chuẩn bị chưa đạt Trình bày còn lúng

túng, thiếu tính chặt chẽ, thiếu sự phối hợp giữa các

Trang 12

9

2.3.2 Kết quả của sản phẩm

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

- Đánh giá sản phẩm sau 2 tuần (giai đoạn lên men chính)

Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm sau 2 tuần

Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm sau 3 tháng:

Mùi chua nhẹ, xen lẫn thơm của dứa (hoặc chuối)

GE rau có mùi dưa chua

Tốt

Mùi chua đậm, mùi thơm nhẹ của dứa (hoặc chuối) GE rau có mùi dưa chua

Đạt

Hình ảnh sản phẩm sau 2 tuần Hình ảnh sản phẩm sau 3 tháng

Trang 13

10

Nhận xét sản phẩm sau 2 đợt đánh giá: Sản phẩm của 4 đều đạt mức độ đánh giá

Tốt và Đạt Không có tổ nào Chưa đạt

Giáo viên khen ngợi tinh thần làm việc hăng say, nghiêm túc của các tổ nhóm Đồng thời, nhận xét chất lượng và cho điểm từng tổ nhóm

Đánh giá hả năng làm sạch của dung dịch GE

- Dùng dung dịch GE dứa (chuối) với

tỉ lệ pha loãng 20% thay cho dung

Để tăng độ hoạt hóa, tạo bọt cho sản

phẩm để tăng khả năng làm trơn và

tẩy rửa bề mặt, có thể pha GE với

chất tạo bọt hóa học an toàn cho tiếp

5 Tính độc hại Thân thiện và không gây

hại cho con người

Có các thành phần gây hại cho con người qua tiếp xúc

Trang 14

Kết quả thu được sau khi cho học sinh làm thực hành GE thông qua các hoạt động rất tích cực sau:

Khảo sát phỏng vấn các nhân viên nhà bếp, các cô cảm thấy rất vui khi có

sự đồng hành của học sinh tham gia vào việc xử lý rác thải và làm ra sản phẩm Enzyme rác thải từ các phế phẩm rau củ quả Bản thân các cô cũng được học thêm

Trang 15

12

một kiến thức mới từ việc xử lý rác thải, tạo ra sản phẩm có ích cho bản thân và tiết kiệm được chi phí trong gia đình Dung dịch GE đã được mang vào dùng thử nghiệm trong nhà bếp, được các cô pha vào nước rửa bát, nước lau sàn để sử dụng, lấy dung dịch GE pha loãng (theo tỉ lệ 1/500) để tưới cây trong khuôn viên nhà trường

Khảo sát phỏng vấn học sinh, đa số học sinh rất phấn khởi vì được làm thực hành, được cùng nhau khám phá, nghiên cứu Ở hai lớp (10A và 10B) làm thực nghiệm đã sử dụng để xịt phòng giúp phòng ở thơm và có tác dụng đuổi muỗi, côn trùng, sử dụng làm nước rửa bát, nước lau sàn, tẩy rửa bồn cầu Các em thấy rất phấn khởi vì đã tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường Từ đó, giúp các em nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, làm giàu kiến thức cho bản thân trong lĩnh vực phân loại và xử lý rác thải Các em mong muốn được nhân rộng mô hình làm GE ở các lớp trong trường học, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường tại địa phương nơi mình sinh sống Hứng thú học tập của học sinh được nâng cao, chất lượng dạy học có sự chuyển biến rõ rệt, giờ học trở nên sinh động, kích thích tính khám phá, hay tìm tòi, gây hứng thú thực sự cho học sinh, làm cho các em yêu thích môn học tăng lên

Phát huy được sự tích cực chủ động của học sinh trong nắm bắt kiến thức

từ thực tế và rèn luyện kỹ năng thực hành trong học tập môn trải nghiệm hướng nghiệp

Trang 16

13

BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC

(Thời gian: 15 phút) Câu 1: Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi về:

A Tính chất vật lí B Tính chất hóa học

C Tính chất sinh học D Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đối tượng nào?

C Cây trồng và hệ sinh thái D Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Loại chất thải nào phân hủy hoàn toàn khi chôn vào đất?

A Chất thải thực vật B Chất thải nhựa

C Chất thải kim loại D Chất thải động vật

Câu 4: “Việc chế biến lại một sản phẩm và sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới” được gọi là:

A Tái chế chất thải B Tái sử dụng

C Xử lý chất thải D Giảm thiểu chất thải

Câu 5: Biện pháp bảo vệ môi trường là:

A Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ Phân bón vi sinh

B Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học

C Sử dụng thiên địch

D Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Xử lí chất thải hợp lí giúp:

A Bảo vệ môi trường

B Tạo ra sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp

C Cả A và B đều đúng

D Cả A và B đều sai

Câu 7 Ô nhiễm môi trường đất, nước sẽ dẫn đến:

A Mất cân bằng sinh thái B Ô nhiễm thứ cấp

C Cả A và B đều đúng D Đáp án khác

Câu 8: Việc giảm thiểu triệt để khối lượng và tính chất nguy hại của chất thải rắn

được gọi là

A Tái chế rác thải B Tái sử dụng

C Giảm thiểu chất thải D Xử lý chất thải

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Một xô nhựa có thể được tái chế

B Tất cả chúng sinh đều tạo ra chất thải

C Chất thải không phân huỷ được có thể hoá thành chất vô hại

D Rác đã trở thành mối nguy hiểm cho con người, động vật, chim chóc và môi trường

Câu 10: Nguyên tắc 3R trong quản lý chất thải được ưu tiên

A Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế B Giảm thiểu, từ chối, tái sử dụng

C Giảm thiểu, từ chối, tái chế D Giảm thiểu, tái sử dụng, xoay vòng

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w