SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP CẬN, GIẢNG DẠY BÀI 2-VĂN BẢN 1,2,3: CHÙM THƠ HAI CƯ HAIKU NHẬT BẢN SÁCH KẾT NỐI TRI
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP CẬN, GIẢNG DẠY BÀI 2-VĂN BẢN 1,2,3: CHÙM THƠ HAI CƯ (HAIKU) NHẬT BẢN (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 10
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2024
Trang 22.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 6
2.3.1
Giải pháp 1: Nghiên cứu thơ Hai cư dưới góc nhìnvăn hóa Nhật Bản nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ,năng lực tự học và rèn luyện kĩ năng hợp tác cho họcsinh
8
2.3.2
Giải pháp 2: Tiếp cận thơ Hai cư thông qua thế giớibiểu tượng và sử dụng kĩ năng mềm để tạo không khítrong tiết học
92.3.3 Giải pháp 3: Phân công nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà 12
2.3.4 Giải pháp 4: Tiến trình dạy học trên lớp 15
1 MỞ ĐẦU.
Trang 31.1 Lý do chọn đề tài.
Charles DuBos từng nói rằng: “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”, Macxin Gocki cũng từng khẳng định rằng “Văn học là nhân học”,
văn chương giống như dòng sữa ngọt lành xoa dịu những đau khổ, những day dứt,dằn vặt trong trái tim của con người mỗi khi vấp ngã trên đường đời Văn chương
là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người, giúp con ngườinhận thức được cái hay, cái đẹp, cái chuẩn mực trong cuộc sống Chính vì lẽ đóvăn chương đã làm nên những tác phẩm bất hủ, trường tồn với thời gian, giốngnhư Santưkhốp Sêđrin từng nói “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” Tuy nhiên trong giai đoạn hiệnnay, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, giới trẻ có xuhướng tìm đến các môn Ngoại ngữ, Tin học và các môn Khoa học tự nhiên đểchọn ngành, chọn nghề, giống như một sự đảm bảo cho tương lại, bởi vậy vị trícủa môn Văn trong các nhà trường đang bị suy giảm Vậy làm thế nào để khôiphục động lực học tập, khơi dậy niềm đam mê, nhen nhóm lên ngọn lửa của tìnhyêu văn học cho học sinh? Đó luôn là những câu hỏi lớn mà bản thân tôi trăn trởtrong nhiều năm giảng dạy
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã và đang từng bước đổi mới cănbản và toàn diện nền giáo dục của nước ta, đảm bảo phát triển năng lực và phẩmchất thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực,hiện đại, hài hoà đức trí thể mĩ, chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức đã học đểgiải quyết những vấn đề trong học tập và đời sống Bởi vậy, môn Ngữ văn cũng sẽkhông đi theo lối mòn dạy theo chương trình rập khuôn có sẵn, mà sẽ xây dựng mộtchương trình hoàn toàn mới theo hướng mở nhằm đổi mới phương pháp, đổi mớiđánh giá và đặc biệt là việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học Thơ Hai - cư là một trong những thể văn độc đáo nhất của văn học Nhật Bảnnói riêng và đối với văn học nhân loại nói chung Thơ Hai cư cũng tượng trưng cho
vẻ đẹp tâm hồn người Nhật, đây cũng là dòng thơ tinh tế được người phương Đông
ví như “Hạt trân châu”, người phương Tây lại có cái nhìn sâu sắc hơn khi cho rằngthơ Hai cư lại giống như một “Tảng băng trôi” theo nguyên lí “3 nổi 7 chìm” Bởithơ Hai cư đã chạm đến cái đỉnh cao nhất của ngôn từ, của cái đẹp không lời, đọcđược cảm xúc của những khoảng lặng, biến cái không lời thành có lời, cái vô hìnhthành hữu hình và mang đến cho người đọc sự liên tưởng phong phú đến bất ngờ.Thơ Hai cư Nhật Bản đã được đưa vào chương trình Ngữ văn và trở thành thể loạithơ vô cùng đặc biệt và độc đáo Tuy nhiên, để học sinh có thể cảm nhận được đầy
đủ tầng sâu ý nghĩa trong thơ Hai cư quả là điều không hề dễ dàng Để giúp họcsinh vượt qua rào cản đó, sau nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp, tôi xin mạnh dạn
Trang 4chọn đề tài sáng kiến: “Một số giải pháp tiếp cận, giảng dạy Bài 2 - Văn bản 1,2,3: chùm thơ Hai cư (haiku) Nhật Bản (Sách kết nối tri thức với cuộc sống) theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 Trường THPT Thạch Thành 4”
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đề tài hướng đến mục đích đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh, tạo niềm say mê, hứng thú, tích cực, chủ động
cho học sinh đối với môn ngữ văn nói chung, thơ Hai cư nói riêng.
- Nhằm phát triển những năng lực cần thiết cho người học như năng lực ngôn ngữ,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Lí thuyết về dạy học theo định hướng phát triển năng lực: thẩm mĩ, ngôn ngữ
- Học sinh lớp 10 Trường THPT Thạch Thành IV
- Chùm thơ Hai cư của Nhật Bản – Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trước hết để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cần thiếtcho học sinh, cần phải vận dụng nhiều phương pháp mang tính thực tế Trong đề tàinày tôi mạnh dạn đưa ra những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thu thập thông tin, rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê toán học và so sánh
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Trên cơ sở của sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022 với đề tài: “Một số giải pháp giảng dạy thể loại ca dao qua chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” để phát triển năng lực thầm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác cho học sinh lớp 10 Trường THPT Thạch Thành 4”, tôi đã phát triểnthêm những điểm mới sau:
- Hướng tiếp cận một tác phẩm Văn học nước ngoài nhìn từ góc độ: Vận dụng linhhoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: phương pháp dạy học tích cực,phương pháp dạy học chia nhóm, phương pháp dạy học kích thích tư duy, kĩ thuậtdạy học lồng ghép trò chơi
- Bồi dưỡng, phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh khối 10
2 NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề
Trang 5Theo từ điển tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiênsẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó Hoặc năng lực là khả năng huy động tổnghợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong bốicảnh nhất định Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù Năng lựcchung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống vàhọc tập, làm việc Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như nănglực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của mônhọc đó tạo nên Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một trong những xuhướng quan trọng trong lĩnh vực giáo dục hiện nay Thay vì tập trung vào việctruyền đạt kiến thức theo hướng một chiều, thì dạy học phát triển năng lực sẽ tạo ramột môi trường học tập tương tác, khuyến khích học sinh vận dụng các kĩ năng,kiến thức đã học được vào trong thực tế cuộc sống và quan trọng là lấy học sinh làmtrung tâm
Vai trò của môn Ngữ văn ở trường phổ thông là hình thành và phát triển cácnăng lực cốt lõi và năng lực đặc thù của môn học; đặc biệt là năng lực giao tiếp(cùng với 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức
và kĩ năng ấy vào các tình huống trong học tập và đời sống) và năng lực cảm thụ,thưởng thức văn học: bồi dưỡng và nâng cao vốn văn hoá, góp phần tích cực vàoviệc giáo dục, hình thành và phát triển cho học sinh những tư tưởng tình cảm nhânvăn, trong sáng, cao đẹp Giáo viên cũng đóng một vai trò quan trọng là ngườihướng dẫn, đồng hành cùng học sinh, giúp học sinh phát huy tối đa năng lực, chủđộng lĩnh hội kiến thức Bởi vậy, ở bộ môn Văn nói chung và Văn bản 1: Thơ Hai
cư Nhật Bản nói riêng lại có nhiều đặc trưng độc đáo, cần xác định được các nănglực sẽ phát triển cho học sinh như: năng lực thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ, năng lựchợp tác trong đó năng lực ngôn ngữ và thẩm mĩ là quan trọng hơn cả
Năng lực thẩm mĩ: Ở môn Ngữ văn, năng lực thẩm mĩ gồm hai năng lựcnối tiếp nhau trong quá trình tiếp xúc với vẻ đẹp của tác phẩm văn chương và tiếng
Việt: năng lực khám phá cái đẹp và năng lực thưởng thức cái đẹp Năng lực khám
phá cái đẹp lại gồm năng lực phát hiện cái đẹp và những rung động thẩm mĩ Cái
đẹp nghệ thuật thường không bộc lộ ngay, mà nhiều khi lại được ẩn giấu trong hìnhtượng bằng lời, tác phẩm văn chương lại thường có tính đa nghĩa và tính mơ hồ, nênphải có con mắt tinh tường trên cơ sở những rung động thẩm mĩ mạnh mẽ thì mới
phát hiện được Còn năng lực thưởng thức cái đẹp chính là năng lực cảm thụ cái đẹp
và đánh giá cái đẹp ấy Khi đó, người đọc sẽ sống cùng tác phẩm văn chương vàchuyển hóa cái đẹp của tác phẩm thành cái đẹp trong lòng mình, thành tài sản tinhthần của mình Đó là quá trình "đồng sáng tạo" cùng tác giả để tạo ra những "dịbản" trong lòng người đọc Và từ cái đẹp của nghệ thuật mà họ nhận ra cái đẹp trongcuộc sống của con người: đây chính là sự đánh giá cái đẹp đúng đắn nhất, và sựđánh giá này là điều không thể thiếu trong năng lực thẩm mĩ của người học để họchiếm lĩnh được cái đẹp ấy Phát triển năng lực thẩm mĩ ở đây chính là bồi dưỡng
cho thế hệ trẻ về cả hai mặt cảm xúc và lí trí qua các khâu phát hiện cái đẹp, cảm
thụ cái đẹp, đánh giá cái đẹp.
Trang 6Năng lực ngôn ngữ: Năng lực ngôn ngữ của học sinh trung học gồm ba
năng lực chủ yếu sau đây: Năng lực làm chủ ngôn ngữ (tiếng Việt); Năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) để giao tiếp; Năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) để tạo lập văn bản Năng lực làm chủ ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải có một vốn từ
ngữ nhất định, hiểu và cảm nhận được sự giàu đẹp của tiếng Việt, nắm được các quy
tắc về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả để sử dụng tốt tiếng Việt Năng lực giao tiếp ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải biết sử dụng thuần thục tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) để giao
tiếp trong nhiều tình huống khác nhau với những đối tượng khác nhau trong gia
đình, nhà trường và xã hội Năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản là một
năng lực đặc trưng rất quan trọng của năng lực ngôn ngữ học sinh trong nhà trường.Bởi mục đích cuối cùng của nó là để tạo ra được những văn bản chuẩn mực và đẹp
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Secnusepxky từng khẳng định: “Những kết luận khoa học như những thỏi vàng chỉ lưu hành trong một phạm vi nhỏ hẹp., còn trí thức từ các tác phẩm văn học như những đồng tiền nhỏ dễ dàng lưu thông, len lỏi đến với mọi người” Vănhọc như nguồn suối mát lành chảy vào tâm hồn, thanh lọc lòng người, xua tan nhữngmệt mỏi, u uất, khổ đau và thù hận, tiếp thêm niềm tin để con người mạnh mẽ đối mặtvới giông bão cuộc đời Đây cũng là lí do để văn chương giữ nguyên vị trí của mìnhtrong đời sống dân tộc Tuy nhiên, giữa lúc khoa học đang phát triển mạnh mẽ, conngười cùng lúc phải đối mặt với nhiều áp lực cuộc sống, câu hỏi đặt ra là: liệu ángsáng của văn học có còn đủ chiếu sáng, còn đủ diệu kì để có thể xuyên thấu lòngngười? văn học có còn đủ sức cảm hoá lòng người? văn hoá có thể bất tử hoá để nuôidưỡng vẻ đẹp vĩnh viễn hay không?
Có một thực trạng đáng buồn là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đứng trước
sự phát triển đến chóng mặt của khoa học kĩ thuật tiên tiến đã khiến cho không ít họcsinh dần có xu hướng chọn khối thi và môn thi đại học trước khi bước vào ngưỡngcửa cấp 3 THPT, thậm chí đa số các phụ huynh sẽ định hướng trước cho con mìnhnên lựa chọn những môn tự nhiên để học và thi đại học, đây cũng là một sự lựa chọnđúng đắn để đảm bảo cho tương lại Tuy nhiên cũng vì thế mà môn Ngữ văn trong cácnhà trường THPT dần mất ưu thế, có khi bị xem nhẹ Mặc dù vậy tại Trường THPTThạch Thành 4, môn Văn vẫn đang là sự lựa chọn của nhiều học sinh yêu thích cácmôn xã hội, nghĩa là trong định hướng cho tương lai, các em vẫn chọn các môn xã hội
để hướng đến sự thành công ở con đường phía trước Vậy làm thế nào để giữ vữngniềm yêu thích, và khơi dậy ngọn lửa hứng thú say mê của học sinh đối với môn Ngữvăn?
Trong những năm gần đây đặc biệt là từ khi được tiếp thu nội dung đổi mớiphương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất của học sinh,
Trang 7trường THPT Thạch Thành 4 nói chung và giáo viên Ngữ văn nói riêng luôn chútrọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực họcsinh Dù vậy, một thực tế cho thấy việc dạy học theo định hướng phát triển năng lựcvẫn chưa được tiến hành thường xuyên liên tục ở các tiết dạy học của giáo viên Có lẽviệc đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực người học đang khiến giáoviên còn lúng túng trong khâu soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng phương tiện dạy học và
cả lượng kiến thức sâu rộng để đảm bảo nội dung bài học theo định hướng mới nênviệc đổi mới các phương pháp chỉ mới dừng lại ở những dự án thi giáo viên giỏi hoặccác tiết thao giảng có sự chuẩn bị đầu tư kĩ càng Việc tiếp thu kiến thức theo nhữngphương pháp mới của học sinh cũng vì thế mà mang tính thụ động, một chiều chưatạo được sự hứng thú say mê, sáng tạo và chủ động, trên thực tế học sinh vẫn còn rất
xa lạ với các phương pháp dạy học mới, vậy nên chưa thực sự phát huy được nănglực của bản thân thông qua các tiết học
Nhắc đến thơ Hai cư, có lẽ sẽ có vô vàn độc giả yêu thích thơ ca đều phải trầmtrồ thán phục bởi sự độc đáo có một không hai của thể thơ ngắn nhất thế giới này.Thơ Hai cư làm rung động từng cảm giác tinh vi nhất của con người, đọc thơ Hai cưkhiến cho tâm hồn con người được lắng đọng, khiến ta có thêm những chiêm nghiệmsâu sắc về cuộc sống, con người và vạn vật dù nhỏ bé Trong chương trình cũ Ngữvăn 10, học sinh đã được tìm hiểu chùm thơ Hai cư của Ba sô và Thơ Hai cư NhậtBản một lần nữa được đưa vào chương trình SGK mới của lớp 10 Bộ kết nối tri thứcvới cuộc sống Mặc dù thơ Hai cư đã được đưa vào chương trình Ngữ văn 10 cáchđây nhiều năm, nhưng để học sinh cảm nhận được sâu sắc vẻ đẹp độc đáo của thể thơnày quả không hề đơn giản Bởi đây là một trong số những thể thơ có số tiếng vàoloại ngắn nhất thế giới, tả ít mà gợi nhiều, vì thế sự cô đọng, hàm xúc cũng như cấu tứmới lạ khiến cho học sinh khó hiểu được phần chùm của thơ Hai cư
Hơn nữa, ngôn ngữ và văn hoá Nhật vẫn còn khá xa lạ với cả giáo viên và họcsinh, đối tượng học sinh là dân tộc thiểu số với tâm lí học tập thụ động, không hiểusâu sắc được bản chất và chiều sâu của thơ Hai cư Chính khoảng cách về lối sống,ngôn ngữ, tầm hiểu biết, tầm văn hoá đã gây không ít trở ngại trong quá trình dạyhọc Ví dụ một bài thơ Hai cư có nhan đề là Ao cũ phần phiên âm bằng tiếng Nhậtnhư sau:
Furuikeya (Ao cũ
Kawazu tobikomu Con ếch nhảy vào
Mizu no oto Vang tiếng nước xao.)
Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi mong muốn rằng sáng kiến này sẽ lànhững giải pháp quan trọng để qua đó vừa tạo được hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc
Trang 8với một thể thơ độc đáo như thơ Hai cư, đồng thời thông qua những giải pháp trongsáng kiến sẽ khơi dậy được niềm say mê văn chương cho học sinh, tạo hứng thú, sựchủ động tích cực trong học tập, phát huy được những năng lực và phẩm chất cần thiết.
2.3 Những giải pháp tiếp cận, giảng dạy Bài 2 – Văn bản 1,2,3: chùm chơ Hai
cư Nhật Bản nhằm phát triển các năng lực trọng tâm cho học sinh.
2.3.1 Giải pháp 1: Nghiên cứu thơ Hai cư dưới góc nhìn văn hoá Nhật Bản nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực tự học và rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh
Nhật Bản được ví như một xứ sở thần bí của Thần đạo với nhiều tập tục và lễnghi vô cùng trang trọng Nơi đây gắn liền với vẻ đẹp của xứ sở hoa anh đào nở rộgiống như những đám mây hoa bồng bềnh và “hoa đạo” nên còn được gọi là xứ sởhoa anh đào Không những vậy, đây còn là xứ sở dũng mãnh của “truyền thống võ sĩđạo” và “kiếm đạo”, của những môn phái võ thuật nổi tiếng như “su mô, akido, karate,judo , vậy nên không nói ngoa khi cho rằng Nhật Bản là xứ sở của Thiền đạo, Trà đạogắn liền với những bài thơ Hai cư ngắn đến mức tưởng chừng như không thể ngắn hơn
và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc Bởi vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, văn học vàvăn hoá Nhật Bản là hai nguồn văn minh lớn của nhân loại
Thật không nói ngoa khi cho rằng: “Bất cứ một tác phẩm nghệ thuật được rađời đều mang dấu ấn của một nền văn hóa nhất định” Thật đúng như vậy, đời sốngvăn hoá tinh thần Nhật Bản phần nào cũng được phản chiếu trong văn học Vì vậy, để
có thể cảm nhận tốt các tác phẩm văn học Nhật Bản nói chung, thơ Hai cư nói riêngthì việc trau dồi những hiểu biết về văn hoá Nhật Bản là điều vô cùng cần thiết Sựhiểu biết về tác giả, về thời đại, về đất nước đã sản sinh ra tác phẩm và những nét đặcsắc về thiên nhiên, về tập tục xã hội, nhất là về tâm lý dân tộc sẽ giúp ta hiểu và cảmtác phẩm một cách sâu sắc, có căn cứ Hơn thế, mỗi học sinh khi tìm hiểu những bàithơ Hai cư (một thể thơ mới mẻ cả về thể loại và thi pháp) cần phải nắm bắt đượcnhững đặc điểm vô cùng độc đáo của thể thơ này Qua đó, không chỉ giúp học sinhhiểu rõ những nội dung ẩn sau câu chữ gợi ít tả nhiều mà qua đó còn phát triển đượcnhững năng lực quan trọng như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ, năng lực tự học
và khám phá kiến thức văn hoá nước ngoài
Trước khi tìm hiểu Bài 2 Vẻ đẹp của thơ ca, để có một tiết dạy thơ Hai cư NhậtBản thành công và cũng để học sinh tiếp cận và tiếp xúc trước với thơ Hai cư, giáoviên sẽ chia lớp thành 4 nhóm và giao bài tập về nhà để học sinh có thời gian thu thậptài liệu về văn hoá Nhật Bản Cụ thể công việc và nhiệm vụ của từng nhóm như sau:Nhóm 1: Tìm hiểu vài nét về địa lí, lịch sử Nhật Bản; nhóm 2: Tìm hiểu vài nét về văn
Trang 9học nghệ thuật Nhật Bản như truyện, thơ ca, kịch; nhóm 3: Tìm hiểu về danh lamthắng cảnh như đền đài, khu du lịch nổi tiếng, hoặc vẻ đẹp bốn mùa của Nhật Bản;nhóm 4: Tìm hiểu về văn hoá đặc trưng của Nhật Bản như trà đạo, hoa anh đào,kimono, origami, nhà sư
Giáo viên yêu cầu về dung lượng và thời gian nộp bài Sau khi giáo viên thu bàicủa mỗi tổ, chấm điểm và trả bài Khi học đến thơ Hai cư Nhật Bản, sản phẩm bài làmcủa mỗi nhóm sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích để học sinh hiểu hơn về văn hoáNhật Bản trong thơ Hai cư Với hình thức này, học sinh sẽ hứng thú trong việc tự học,
tự nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức, khơi gợi tinh thần tìm tòi, say mê trải nghiệmnhững kiến thức mới Qua đó, rèn luyện được kĩ năng hợp tác, kĩ năng khám phá đểhoàn thành nhiệm vụ học tập
2.3.2 Giải pháp 2 Tiếp cận thơ Hai cư thông qua thế giới biểu tượng và sử dụng kĩ năng mềm để tạo không khí trong tiết học.
a Tiếp cận thơ Hai cư thông qua thế giới biểu tượng
Nhật Bản là “đất nước mặt trời mọc”, đất nước của hoa đạo, trà đạo, Thiền
tông và của cả thi đạo Với người Nhật, thi ca không đơn thuần là một thể loại văn học
mà còn là một tôn giáo Tôn giáo tinh thần được biểu hiện bằng ngôn ngữ và nhữngbiểu tượng đa nghĩa Với sự ngắn gọn, nhỏ nhắn, mơ hồ như một làn hương thoáng
nhẹ, diệu kỳ, thơ Hai cư đã tích tụ cả “ba nghìn thế giới thơm” và luôn mời gọi sự
khám phá của người đọc Mặc dù vậy, để hiểu được tầng sâu ý nghĩa trong thơ Hai cư
không phải là một điều đơn giản Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu từng nói “Thơ ca ấy là
lối đi dưới lá, hoặc là một cửa động cô tịch Bạn gọi thì nó sẽ thưa, nghĩa là cửa động
sẽ mở khi có tri âm ” Do đó khi chúng ta tiếp cận thơ Hai cư thông qua thế giới biểu
tượng, sẽ giúp cho học sinh mở ra một con đường thế giới thơ nhiều mới lạ và đầy sứchấp dẫn
“Đỉnh cao của nghệ thuật là biểu tượng”, đó là nguyên lí cơ bản hướng đến thơ
Hai cư, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng khi đánh thức trong người đọc nhữngtrường liên tưởng sâu rộng, đòi hỏi người đọc huy động cả kiến thức văn hoá, thâmnhập vào thế giới tinh thần bên trong chúng ta, giúp cho ta thấy được dòng chảy tưtưởng, tạo nên trường liên tưởng, tưởng tượng không có giới hạn Thông qua việc giải
mã thế giới biểu tượng sẽ giúp học sinh mở ra khả năng khám phá chiều sâu của thơ
Hai cư, để thấy được “dòng chảy sâu kín của ngôn ngữ biểu tượng, sự phân nhánh
của nó trong vỉa tầng kí ức của chúng ta”
Trang 10Trong thơ Hai cư có rất nhiều biểu tượng, dường như mỗi bài thơ Hai cư đềuchứa đựng một biểu tượng độc đáo Khi dạy chùm thơ Hai cư Nhật Bản trong sách kếtnối tri thức với cuộc sống, giáo viên sẽ là người khơi gợi để học sinh tìm ra biểu tượngtrong mỗi bài thơ Hai cư Với Văn bản 1(bài thơ Hai cư của tác giả Ba-sô – Basho):Biểu tượng trong bài thơ là Biểu tượng Sinh vật, mà cụ thể hơn đó là biểu tượng con Quạ:
ảo Đó cũng chính là sự cô tịch mà Basho mang trong trái tim mình khi ông lắng ngheniềm im lặng bất diệt của chân không
Với Văn bản 2 (Bài thơ Hai cư của nữ sĩ Chi-y-ô – Chiyo): Biểu tượng trong bài thơ là Biểu tượng Hoa, cụ thể hơn đó là biểu tượng Hoa triêu nhan:
Ôi hoa triêu nhan
Dây gàu vương hoa bên giếng
Đành xin nước nhà bên
(Nhật Chiêu dịch)
Vẫn là sự cô đọng hàm xúc đến ngỡ ngàng, vẻ đệp của bài thơ được làm nổibật thông qua biểu tượng hoa triêu nhan, một loài hoa với màu tím ngai ngái, bàngbạc trong nắng ban mai, rực rỡ đỏ thắm trong sắc xanh của lá, cũng là sắc hoa “phithời” Hoa triêu nhan là loài hoa mang nhan sắc ban mai bởi hoa chỉ nở vào buổisáng sớm, rạng ngời đón lấy những tia nắng tinh khôi và phai tàn dần dưới nắng
Trang 11chiều, mặc dù non nớt là vậy nhưng nó lại có sức sống mãnh liệt và bền bỉ Vào mộtbuổi sớm mai Nữ sĩ Chi-y-ô sững sờ lặng ngắm một cảnh tượng đẹp đến mê hồn:Hoa triêu nhan lộng lẫy nở, quấn quanh dây gàu, có bông trắng muốt, bông biếcxanh, có bông huyết rồng đỏ thắm, những cánh hoa mỏng manh như cánh bướm dậpdờn trong sương sớm Nữ sĩ không muốn làm kinh động đến giấc mộng đẹp đẽ củahoa, không muốn phá tan đi sức sống mạnh mẽ của một loài hoa nhỏ bé mà xinh đẹp.Cuối cùng nữ sĩ chọn cách “ Đành xin nước nhà bên”, Trước cái đẹp, trước sự sống,nhà thơ nâng niu, trân trọng, và không nỡ đánh thức vẻ đẹp trong trẻo của thiênnhiên, để sự sống và cái đẹp luôn luôn được hiện hữu Cái đẹp được nảy sinh từ tâmhồn biết yêu thương, tinh tế, tâm hồn tự nhiên của hoa cỏ tuyệt mĩ, tâm hồn của hoa
và người tương chiếu tạo nên phút giây bất tử, nằm ngoài quy luật thời gian, vô thuỷ
vô chung Bài thơ này có thể được xem như một tuyên ngôn hùng hồn của lòng từ biPhật giáo và phảng phất triết lí của Thiền Tông
Với văn bản 3( Bài thơ Hai cư của Issa – một trong bốn nhà thơ Hai cư vĩ đạinhất của Nhật Bản): Biểu tượng Sinh vật, cụ thể hơn đó là Biểu tượng Con ốc nhỏ:
Chậm rì, chậm rì
Kìa con ốc nhỏ
Trèo núi Fuji
(Nhật Chiêu dịch)
Bắt gặp ngay dòng đầu tiên của câu thơ là hình ảnh của con ốc với trạng thái
“Chậm rì, chậm rì”, trèo lên núi Fuji (là ngọn núi cao nhất Nhật Bản) Hình ảnh con
ốc nằm trong thế đối lập hoàn toàn với ngon núi Fuji, khi một bên là sự nhỏ bé chậmchạp còn bên kia là ngọn núi kì vĩ, tráng lệ, lớn lao Con ốc nhỏ di chuyển chậm chạptrong khi ngọn núi vẫn đứng yên Bởi vậy hình ảnh con ốc nhỏ không chỉ mang ýnghĩa tả thực mà còn tượng trưng cho những khả năng của con người, đó là biểutượng về hành trình chinh phục đỉnh cao của con người, cũng là hình trình gian nan
để đi đến thành công của mỗi người trong cuộc sống Thông qua hành trình khó khăncủa con ốc nhỏ trèo núi Fuji, nhà thơ Ít-sa đã truyền đạt những suy tư sâu sắc về cuộcsống, con ốc nhỏ cũng trở thành biểu tượng cho những giới hạn của con người Dùcuộc sống có quá nhiều những khó khăn, thử thách nhưng quan trọng nhất là chúng takhông bao giờ từ bỏ, mà phải luôn nỗ lực vươn lên, bằng sức lực và trí tuệ của chínhmình
b Sử dụng kĩ năng mềm để tạo không khí trong tiết học
Trang 12Kĩ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kĩ năng quan trọng của con người:
kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm Đối với người giáo viên,trong quá trình giảng dạy, tùy từng bài học cụ thể mà có cách truyền đạt khác nhauđến học sinh, đôi khi giáo viên vừa là người giảng dạy, truyền đạt kiến thức, vừa phảiđóng thêm những vai trò khác như là một ca sĩ, một họa sĩ, một diễn viên thậm chímột nhà biên kịch Khi tìm hiểu chùm thơ Hai cư Nhật Bản, giáo viên có thể chuẩn
bị trước một vài bức tranh tự vẽ về thiên nhiên trong thơ Hai cư hoặc cung cấp chohọc sinh những video tư liệu sống động về văn hoá Nhật bản như: Văn hoá trà đạo,trang phục truyền thống Kimono, tinh thần võ sĩ đạo, đấu vật Sumo, văn hoá giaotiếp, nghệ thuật cắm hoa Sau khi trình chiếu xong các video, để tạo hứng thú trongtiết học, giáo viên có thể mời vài ba bạn học sinh biểu diễn lại văn hoá thưởng trà củangười Nhật, điều đó không chỉ làm cho không khí lớp học sôi nổi mà còn là cách đểkhắc sâu kiến thức về văn hoá Nhật Bản nói chung, lối tiếp cận độc đáo trong thơ Hai
cư nói riêng cho học sinh Với giải pháp này, giờ dạy Văn không khô khan, nặng nềvới học sinh mà ngược lại còn tạo được không khí học tập sôi nổi, lôi cuốn, hứngthú, say mê
2.3.3 Giải pháp 3 Phân công nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà
Nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọngcủa học sinh trước khi tìm hiểu nội dung bài học mới Điều này cũng được thể hiệnrất rõ trong phần dặn dò ở cuối mỗi tiết dạy: Học bài cũ và soạn bài mới theo phầntrả lời câu hỏi trong sách giáo khoa Việc giao nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà không chỉgiúp học sinh rèn luyện thói quen tự học mà còn khuyến khích học sinh tìm kiếm cáctài liệu bổ ích, giúp học sinh phát triển vốn kiến thức thực tiễn, thái độ học tập tựgiác, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề Với chùm bài thơ Hai cư Nhật Bản, trướckhi dạy thử nghiệm ở lớp 10B6, tôi sẽ phân công nhiệm vụ chuẩn bị bài của học sinh:Nhiệm vụ thứ nhất là học sinh lập bảng KWL (theo cá nhân) và trả lời phiếu học tập(làm việc theo nhóm)
a Lập bảng KWL (học sinh làm việc cá nhân)
Kĩ thuật KWL là đề xuất của Donna Ogle vào năm 1986 Donna Ogle là giáo sưdanh dự về Đọc và Ngôn ngữ tại Đại học quốc gia Louis ở Chicago Các lĩnh vựcnghiên cứu chính của bà tập trung vào các chiến lược phát triển khả năng hiều vàcách cải thiện việc dạy học đọc viết thông qua phát triển chuyên môn Bà được nhiềungười biết đến với kĩ thuật KWL KWL thể hiện quá trình động não của học sinh vềchủ đề bài học Các em bắt đầu từ những gì đã biết về chủ đề, những thông tin các
em biết được ghi vào cột K Sau đó các em đề xuất những gì mình muốn biết dưới