1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung bóng chuyền khối 10

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG CÁC BÀI TẬP VÀ TRÒ CHƠI BỔ TRỢ NHẰMNÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNGPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VỀ KỸ THUẬT ĐẬP

BÓNG THEO PHƯƠNG LẤY ĐÀ NỘI DUNG BÓNG CHUYỀN KHỐI 10

Người thực hiện: Phùng Văn ThiếtChức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc môn: Thể dục

THANH HÓA NĂM 2024

MỤC LỤC

Trang 2

NỘI DUNG Trang

2.2.1 Thực trạng về dạy kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà

2.2.2 Mức độ hứng thú của học sinh đối với các bài tập và trò

chơi đập bóng theo phương lấy đà trong môn bóng chuyền 52.3 Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu

quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung Bóng chuyền khối 10

52.3.1 Các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kỷ thuật đập

Trang 3

1.1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục thể chất (GDTC) là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời làmột bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nướcta Sự nghiệp giáo dục nói chung và GDTC nói riêng đã góp phần hết sức quantrọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách,trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đấtnước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng.

Nội dung chủ yếu của môn GDTC là rèn luyện kỹ năng vận động và pháttriển tố chất thể lực cho học sinh (HS) bằng những bài tập đa dạng như rèn kỹnăng vận động cơ bản, đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vậnđộng, các môn thể thao và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạtđộng

GDTC là môn học bắt buộc, giúp HS biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệsinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua cáctrò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kỹ năng vậnđộng cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện.

Trong hoạt động dạy và học môn Thể dục trong trường THPT việc “Vậndụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kỹ thuật đậpbóng theo phương lấy đà nội dung học tự chọn môn Bóng chuyền khối 10” đóngmột vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, hình thành kỷ thuậttạo nên hưng phấn đam mê tập luyện cho các em học sinh

Đặc biệt trong giảng dạy môn Bóng chuyền nếu giáo viên không có cácbài tập đưa ra hợp lí thì hiệu quả giờ dạy sẽ không cao, cụ thể là hầu hết các emhọc sinh khó thực hiện được kỹ thuật vì: trong kỹ thuật môn bóng chuyền đòihỏi các em học sinh phải có tố chất về sức nhanh, sức mạnh, mềm dẻo và khéoléo mới thực hiện được kỹ thuật Trong đó điểm yếu nhất của các em đặc biệtcác em nữ là thể lực yếu, tâm lí tiếp xúc với bóng sợ sệt, việc kết hợp với cácđộng tác kỹ thuật không chính xác và linh hoạt

Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Vận dụng các bài tập và trò chơi bổtrợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo đinh hướng phát triển năng lựchọc sinh về kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà nội dung Bóng chuyềnkhối 10” với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân tới đồng

nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu

- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.

Trang 4

- Phương pháp điều tra sư phạm.

- Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

1.5 Những điểm mới của đề tài

- Vận dụng một số bài tập mới vào giảng dạy không bị động vào phânphối chương trình

- Phát huy được tính tự giác tập luyện cho học sinh

- Chủ động đổi mới phương pháp không bám theo phân phối chươngtrình

- Tìm hiểu điều kiện và thực tiển giảng dạy kỹ thuật đập bóng theophương lấy đà nội dung bóng chuyền THPT.

- Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy họctheo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kỹ thuật đập bóng theo phươnglấy đà nội dung Bóng chuyền khối 10

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận.

Bóng chuyền là môn thể thao đồng đội thi đấu đối kháng gián tiếp, khôngva chạm thân thể trực tiếp bởi do lưới ngăn cách, hoạt động thi đấu Bóng chuyềntheo hướng toàn diện - nhanh - cao - biến.

Toàn diện trong thi đấu Bóng chuyền thể hiện ở việc thực hiện một loạtkỹ thuật cơ bản (chuyền, đệm, phát, đập, chắn) trong một khoảng thời gian ngắn.Kỹ thuật thực dụng thi đấu (vận dụng cụ thể trong thi đấu); kỹ thuật sở trường,tức khả năng vận dụng điêu luyện vào tình huống nào đó được đào tạo phù hợpvới điều kiện cá nhân (chuyền 2, libero, chủ công, phụ công, hoặc sở trường vềphát, phòng thủ, chuyền 1, chắn), độc chiêu, tức có trình độ kỹ xảo cao mangtính sáng tạo, độc đáo của cá nhân mà người khác chưa đạt tới Cuối cùng xuyênsuốt mang tính nền móng cơ sở tạo điều kiện cho sự phát triển của tất cả các kỹthuật trên mà mọi tài năng muốn phát triển đến trình độ cao nhất cần có là côngcơ bản (công tay, công thân, công chân, công mắt và năng lực phán đoán cảmnhận) Ngoài toàn diện về kỹ thuật ra còn phải toàn diện về tri thức, vận dụng kỹchiến thuật cá nhân và tập thể, năng lực thích ứng với hoàn cảnh, sức khoẻ, tâmlý, nhân cách và thể lực chuyên môn Sự toàn diện thể hiện năng lực, trình độ thiđấu gắn chặt hữu cơ thống nhất ở con người Tính toàn diện này là hướng ứngdụng của quá trình đào tạo, huấn luyện, đồng thời là yêu cầu toàn diện của từngcá nhân VĐV, chưa kể phạm vi trình độ tổng hợp một đội bóng hình thành sứcmạnh thể hiện về trình độ thi đấu cao trước mọi đối thủ.

Nhanh trong Bóng chuyền chỉ năng lực thực hiện động tác nhanh, tần sốđộng tác nhanh (bật đập nhanh, ghìm nhanh, xoay chuyển nhanh), nhanh trongsự điều khiển của thần kinh theo hướng tăng tốc và nhanh trong giảm tốc Nhanhchính là điều kiện để thực hiện được các dạng biến hoá.

Cao trong Bóng chuyền chỉ chiều cao đứng, cao với tay, bật cao, xa có đàhoặc không có đà, cao thể hiện năng lực khống chế không gian cao, xa tạo điều

Trang 5

kiện cho VĐV khống chế tầm cao, không gian chiều cao theo chiều thẳng đứngvà chiều ngang.

Biến hoá chỉ năng lực điều khiển cao nhất với trình độ kỹ năng, kỹ xảocao vận dụng trong điều kiện biến đổi của thi đấu Biến hoá phải thể hiện trên cơsở nhịp điệu tốc độ biến điểm, biến tầm, biến phương, biến chiều, biến hìnhđộng tác, biến lực ) Bóng chuyền phải vận động đến bóng, tiếp xúc bóng trongthời gian rất ngắn (theo luật), bóng lại luôn chuyển động trên không, khôngdừng lại nên biến hoá là mục tiêu cao nhất mang tính nghệ thuật sáng tạo cao,tức tài năng Bóng chuyền cần có năng lực linh hoạt cao

2.1.1 Kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà trong bộ môn bóng chuyền2.1.1.1 Kỹ thuật đập bóng – Tư thế chuẩn bị

Đứng cách lưới khoảng 2 – 3m (nếu đứng sát lưới thì không có chỗ lấy đàvà nhảy lên sẽ bị chạm lưới) Không nên đứng nguyên một chỗ mà nên xê dịchnhẹ để có thể sẵn sàng điều chỉnh bước nhảy và gốc độ chạy lấy đà Đầu gối hơichùng, thân người hơi ngã về phía trước trong sân, mắt theo dõi người chuyềnbóng.

 Góc độ của đường lấy đà (so với lưới) phụ thuộc vào khả năngngười đập, người đập giỏi có thể lấy đà với góc độ lớn hơn, có khi thẳng góc vớilưới (900 ) Nếu đập kém hoặc mới tập mà chạy góc độ lớn thì người sẽ chạmvào lưới, và đường bóng đập dễ bị chắn cho nên góc độ lấy đà (so với lưới)thông thường từ 350 – 500; với người mới tập thì trung bình 450.

 Số bước lấy đà: có thể 1 – 4 bước nhưng thông thường là 3 bước.

2.1.1.3 Kỹ thuật đập bóng – Giậm nhảy

Việc chuyển từ bước lấy đà cuối cùng sang giậm nhảy phải thật liên tụccũng có người giậm nhảy một chân Nhưng thường giậm nhảy bằng hai chân.Bước cuối cùng là bước ở vị trí giậm nhảy, bước này rất quan trọng, vì phải làmthế nào để khi nhảy lên có thể đập bóng ở tầm trước mặt.

Gót chân ở bước cuối cùng vừa đặt xuống đất và hai chân ngang nhau,thân người vẫn ngả về phía trước, thì khuỵu đầu gối thấp xuống và chuyển sứcgót chân lên mũi chân để bật lên Muốn bật được cao phải dùng sức bật của đầugối, tới khớp xương hông (vươn bụng) và cuối cùng là sức cổ chân Đồng thờiphải phối hợp đánh tay, tức là trước khi giậm nhảy, đánh mạnh hai tay ra phíasau, khi chân đã khuỵu hết mức thì hai tay đánh xuống thẳng góc với mặt sân.

2.1.1.4 Kỹ thuật đập bóng – Nhảy và đập

Chuẩn bị đập bóng được bắt đầu khi thân người bật lên tới tầm cao nhất,người ngửa ra phía sau và hơi nghiêng về phía tay đập bóng, hai chân hơi gập tựnhiên, không khép sát quá cũng không dang rộng quá.

Trang 6

Tay đập bóng từ trên cao đưa sát mang tai ra phía sau, cánh tay duỗi thẳngvà cổ tay đập gập vào bóng, cổ tay còn có tác dụng điều khiển bóng Tay kiacũng từ phía trên hạ xuống phối hợp.

Khi đập vào bóng, thân người vươn thẳng, hai chân cũng duỗi ra phíatrước (đầu gối thẳng) tạo thành sức mạnh đập trúng vào bóng Đập bóng thôngthường ở tầm cao hơn đầu và chếch về phía trước mặt chừng 10 – 15cm.

Bóng nâng cao hay thấp tuỳ theo quả đập cao, trung bình hay thấp Nhữngđiểm chạm bóng vẫn phải ở tầm cao nhất cho nên bất cứ đập kiểu nào cũng phảinhảy thật cao.

2.1.1.5 Kỹ thuật đập bóng – Rơi xuống

Sau khi đập xong, muốn cho người rơi xuống không bị mất thăng bằng,chạm lưới hay vượt qua vạch giữa thì phải thả lỏng các bắp thịt, rơi xuống bằngmũi bàn chân, hai bàn chân xoay theo chiều lưới, đầu gối hơi khuỵu.

2.1.2 Dạy học phát triển năng lực học sinh.

PPDH phát triển năng lực học sinh khái niệm để chỉ những phương phápgiáo dục hướng tới việc hoạt động hóa, chủ động hóa nhận thức của người học,nghĩa là tập trung vào tính chủ động sáng tạo của người học chứ không phải tậptrung vào phát huy tính chủ động của người dạy

Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa GV và HS Nếu GV chỉthuyết trình, có gì nói nấy thì những gì GV giảng chỉ là kiến thức một chiều Cóthể HS đã biết những kiến thức ấy, hay đó là những nội dung không hữu ích đốivới cuộc sống hiện tại và tương lai của các em GV phải luôn đổi mới bài giảngcũng như phong cách đứng lớp Mối quan hệ GV- HS sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹpqua việc giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học và cuộc sốngcủa HS.

Khi GV dạy học bằng phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh,

HS thấy được học chứ không bị học HS được chia sẻ những kiến thức và kinh

nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệmkhông chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn trong lớp HS hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể hiện, được làm được chủ động trong việchọc, cho các em được làm việc, được khám phá tiềm năng của chính mình GVcần giúp các em có được sự tự tin, có trách nhiệm với bản thân để từ đó chia sẻtrách nhiệm với cộng đồng.

Và muốn HS có được sự tự tin và tin tưởng vào giá trị của chính mình,các em cần được học theo phương pháp chủ động Chỉ khi các em được tựkhám phá kiến thức, tự học, tự làm và tự bổ sung cho nhau thì kiến thức mới trởthành tri thức của người học, chuyển thành hành động, thành thói quen hàngngày của họ.

Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân với đối tượng, thể hiện sự chú ýđến đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng, có sự hứng thú thỏa mãnđối tượng

Trong môn học giáo dục thể chất Học sinh được tạo điều kiện chủ độngvới nội dung học sẽ thoả được đam mê và hứng thú bất tận.

2.2 Cơ sở thực tiễn.

Trang 7

2.2.1 Thực trạng về dạy kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà của giáo viên.

Giảng dạy theo định hướng PPCT dẫn đến thiếu bài tập, học sinh khó hìnhthành động tác

Giáo viên cứng nhắc không phát huy được phẩm chất năng lực và tính tựgiác, tích cực của học sinh

2.2.2 Mức độ hứng thú của học sinh đối với các bài tập và trò chơi đập bóngtheo phương lấy đà trong môn bóng chuyền.

Trong kỹ thuật môn Bóng chuyền đòi hỏi các em học sinh phải có tố chấtvề sức nhanh, sức mạnh, mềm dẻo và khéo léo mới thực hiện được kỹ thuật.Trong đó điểm yếu nhất của các em đặc biệt các em nữ là thể lực yếu, tâm lí tiếpxúc với bóng sợ sệt, việc kết hợp với các động tác kỹ thuật không chính xác vàlinh hoạt

Nguyên nhân của thực trạng

Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấyđà môn Bóng chuyền nếu giáo viên chỉ bám theo phân phối chương trình màkhông có sự đầu tư đổi mới phương pháp, cũng như không biết vận dụng các bàitập vào giảng dạy thì hiệu quả của giờ dạy không cao, không phát huy được tínhtự giác tập luyện cho học sinh Từ đó không thực hiện được mục đích cơ bảngiáo dục sức khỏe cho học sinh.

Trong quá trình giảng dạy để đánh giá hiệu quả của giờ dạy tôi đã chia 6lớp khối 10 thành 2 nhóm

Gồm các lớp: 10A4: 40 Hs, 10A5: 41 Hs, 10A6: 42 Hs,

2.3 Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạyhọc theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh về kỹ thuật đập bóng theophương lấy đà nội dung Bóng chuyền khối 10

Để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy của giờ học thể dục nội dungđập bóng theo phương lấy đà môn bóng chuyền khối 10 Tôi đã nghiên cứu vàvận dụng vào giảng dạy các bài tập và trò chơi bổ trợ như sau:

2.3.1 Các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kĩ thuật đập bóng chínhdiện theo phương lấy đà

Để nắm vững kĩ thuật đập bóng, học sinh phải chú ý các tư thế động tácngay từ ban đầu: Tư thế chuẩn bị, chạy đà, thân người và tay đập bóng.

2.3.1.1 Tập các động tác không bóng

Bài tập 1: Bài tập hình thành động tác cơ bản của tay, vai và thân người khiđập bóng

* Mục đích

Trang 8

Nhằm hình thành động tác cơ bản ban đầu của đông tác đập bóng trong đóhình thành cơ bản động tác của tay vai và thân người

* Cách tập luyện

Vận dụng đội hình khởi động để tập luyện

-Tư thế chuẩn bị: Đứng tư thế chân trước chân sau (chân thuận ở sau,chân yếu trước khoảng cách 2 chân rộng gần bằng vai):

- Nhịp 1: Đưa 2 tay ra trước lên cao, tay đập bóng đưa ra sau cao hơn đầu1 chút, tay còn lại dừng ở phía trước mặt thân người căng hình cánh cung Trọngtâm dồn về chân sau.

- Nhịp 2: đạp chân sau và kết hợp với đánh bóng Tay đánh bóng vươn lênbàn tay tiếp xúc phía trên và sau bóng Tay còn lại chuyển động xuống dưới vàhơi ra sau Kết thúc gập thân và gập bàn tay đánh bóng.

- Số lần tập: thực hiện mỗi lần tập: 10 lần Nghỉ giữa lần tập 1 phút, tập 3lần.

* Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình cảlớp(nhóm) Giáo viên đếm cho học sinh tập theo nhịp sau đó dùng tín hiệu còiđể học sinh tập nhanh.

                                              

Bài tập 2: Các bài tập hình thành động tác chạy đà đập bóng

a Đà 1 bước thực hiện động tác đập bóng (không có bóng)

- Nhịp 2: Đạp mạnh 2 chân kết hợp đánh 2 tay từ dưới lên bật nhảy thânngười lên căng hình cánh cung Tay đánh bóng vươn lên cao ra sau.

- Nhịp 3: Đập bóng kết hợp gập thân và gập cổ tay đánh bóng.

* Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình cảlớp(nhóm) Giáo viên đếm cho học sinh tập theo nhịp sau đó dùng tín hiệu còiđể học sinh tập nhanh.

           

Trang 9

                                  

- Nhịp 1: Bước chân sau lên 1 bước sau đó bước chân thuận bước lên 1bước

- Nhịp 2: Bước chân thuận lên 1 bước đặt vào vị trí giậm nhảy, khi chânthuận đang di chuyển trên không thì chân kia nhanh chóng đạp đất đưa theo đuổikịp chân thuận để 2 chân cùng tiếp đất và chùng 2 chân.

- Nhịp 3: Đạp mạnh 2 chân kết hợp đánh 2 tay từ dưới lên bật nhảy thânngười lên căng hình cánh cung Tay đánh bóng vươn lên cao ra sau

- Nhịp 4: Đập bóng kết hợp gập thân và gập cổ tay đánh bóng.

* Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình từng hàng.Giáo viên đếm cho học sinh tập theo nhịp sau đó dùng tín hiệu còi để học sinhtập nhanh.

                                              

- Nhịp 1: Bước chân thuận lên 1 bước, sau đó bước chân không thuận lên1 bước tiếp

Trang 10

- Nhịp 2: Bước chân thuận lên 1 bước đặt vào vị trí giậm nhảy, khi chânthuận đang di chuyển trên không thì chân kia nhanh chóng đạp đất đưa theo đuổikịp chân thuận để 2 chân cùng tiếp đất và chùng 2 chân.

- Nhịp 3: Đạp mạnh 2 chân kết hợp đánh 2 tay từ dưới lên bật nhảy thânngười lên căng hình cánh cung Tay đánh bóng vươn lên cao ra sau

- Nhịp 4: Đập bóng kết hợp gập thân và gập cổ tay đánh bóng.

* Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình từng hàng.Giáo viên đếm cho học sinh tập theo nhịp sau đó dùng tín hiệu còi để học sinhtập nhanh 2 hàng bên trái thực hiện xong vòng trái về đứng cuối hàng 2 hàngbên phải thực hiện xong vòng phải về đứng cuối hàng.

                                GV

- Nhịp 1: Tung bóng lên 1 cao ở phía trước chếch sang bên tay đập bóngkhoảng cao hơn tầm với của tay đập bóng, đồng thời đưa tay đập bóng lên cao rasau Căng thân hình cánh cung.

- Nhịp 2: đạp chân sau và kết hợp với đánh bóng Tay đánh bóng vươn lênbàn tay tiếp xúc phía trên và sau bóng Tay còn lại chuyển động xuống dưới vàhơi ra sau Kết thúc gập thân và gập bàn tay đánh bóng.

* Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình từng hàng.Giáo viên dùng tín hiệu còi để học sinh tập luyện.



Trang 11

- Nhịp 1: Tung bóng lên 1 cao ở phía trước chếch sang bên tay đập bóngkhoảng 1,5m.

- Nhịp 2: Bước chân sau lên 1 bước dài sau đó nhanh chóng đưa chân cònlại về cùng chân trụ chùng 2 chân.

- Nhịp 3: Đạp mạnh 2 chân kết hợp đánh 2 tay từ dưới lên bật nhảy thânngười lên căng hình cánh cung Tay đánh bóng vươn lên cao ra sau.

- Nhịp 4: Đập bóng kết hợp gập thân và gập cổ bàn tay đánh bóng.

* Đội hình tập luyện: Giáo viên cho học sinh tập luyện theo đội hình từnghàng 4 em Giáo viên dùng tín hiệu còi để học sinh tập luyện.

Bài tập 3: Chạy đà đập bóng treo

a, Đà 1 bước thực hiện động tác đập bóng treo

* Mục đích:

Nhằm hình thành động tác cơ bản động tác chạy đà khi đập bóng* Cách tập luyện:

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:24

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w