TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ - HÓA - SINH ------ PHẠM THỊ ĐÀI LOAN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM ẢO BẰNG PHẦN MỀM CROCODILE PHYSICS 605 TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO
NỘI DUNG
TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
Là TN được xây dựng từ những phần mềm sọan trên máy tính, nhằm mô phỏng các hiện tượng vật lý, hóa học, sinh học xảy ra trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm Có đặc điểm là có tính năng tượng tác cao, giao diện thân thiện với người sử dụng và có thể mô phỏng những quá trình, điều kiện tới hạn khó xảy ra trong tư nhiện hay khó thu được trong phòng thí nghiệm Thí nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc học chay, dạy chay thường gặp do thiếu phương tiện, điều kiện TN giúp người học chủ động học tập, phù hợp với tinh thần người học là trung tâm của giáo dục hiện đại.[4]
1.1.2.Nguyên tắc tạo và sử dụng thí nghiệm ảo trong việc dạy học vật lý ở trường THPT
Nguyên tắc 1: Về sự kết hợp giữa nội dung TN hiển thị và kịch bản sư phạm
Nội dung bài giảng, là sự kết hợp giữa nội dung TN ảo và kịch bản sư phạm Nội dung TN ảo nhằm cung cấp thông tin và kịch bản sư phạm đã xây dựng nhằm biến nội dung thông tin thành kiến thức Do đó, một thí nghiệm hay, đẹp đến mấy nhưng nó có hợp lý hay không, có biến được lượng thông tin thành kiến thức hay không là ở kịch bản sư phạm của GV
Nguyên tắc 2: Tập trung làm rõ, hướng dẫn cho HS quan sát hiện tượng chính
Các TN ảo muốn thu được nhiều số liệu, muốn dễ điều khiển, muốn đẹp thì đa số đều chứa các liên kết, các bộ phận phức tạp Vì vậy GV phải làm rõ chủ đích của từng bước TN ảo, làm rõ trọng tâm của TN đó và đồng thời, qua đó hướng dẫn HS quan sát đúng theo mục đích giáo dục của TN ảo
Nguyên tắc 3: Tạo cơ hội cho HS tương tác với tài liệu, với TN ảo
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM
Cơ sở lý luận
Là TN được xây dựng từ những phần mềm sọan trên máy tính, nhằm mô phỏng các hiện tượng vật lý, hóa học, sinh học xảy ra trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm Có đặc điểm là có tính năng tượng tác cao, giao diện thân thiện với người sử dụng và có thể mô phỏng những quá trình, điều kiện tới hạn khó xảy ra trong tư nhiện hay khó thu được trong phòng thí nghiệm Thí nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc học chay, dạy chay thường gặp do thiếu phương tiện, điều kiện TN giúp người học chủ động học tập, phù hợp với tinh thần người học là trung tâm của giáo dục hiện đại.[4]
1.1.2.Nguyên tắc tạo và sử dụng thí nghiệm ảo trong việc dạy học vật lý ở trường THPT
Nguyên tắc 1: Về sự kết hợp giữa nội dung TN hiển thị và kịch bản sư phạm
Nội dung bài giảng, là sự kết hợp giữa nội dung TN ảo và kịch bản sư phạm Nội dung TN ảo nhằm cung cấp thông tin và kịch bản sư phạm đã xây dựng nhằm biến nội dung thông tin thành kiến thức Do đó, một thí nghiệm hay, đẹp đến mấy nhưng nó có hợp lý hay không, có biến được lượng thông tin thành kiến thức hay không là ở kịch bản sư phạm của GV
Nguyên tắc 2: Tập trung làm rõ, hướng dẫn cho HS quan sát hiện tượng chính
Các TN ảo muốn thu được nhiều số liệu, muốn dễ điều khiển, muốn đẹp thì đa số đều chứa các liên kết, các bộ phận phức tạp Vì vậy GV phải làm rõ chủ đích của từng bước TN ảo, làm rõ trọng tâm của TN đó và đồng thời, qua đó hướng dẫn HS quan sát đúng theo mục đích giáo dục của TN ảo
Nguyên tắc 3: Tạo cơ hội cho HS tương tác với tài liệu, với TN ảo
Một sự nguy hiểm là đôi khi GV không kiểm soát được TN ảo và đồng thời cũng làm cho HS tiếp nhận một cách thụ động, bỏ mất cơ hội tương tác giữa HS – GV và HS – TN Đây là một tai hại cho quá trình giảng dạy Do đó GV cũng như người thiết kế các TN ảo cần nghiên cứu tìm ra hướng khắc phục Có thể khắc phục theo các hướng sau:
- Thiết kế TN ảo và kịch bản sư phạm làm sao để người học cùng với GV tham gia vào xây dựng mô hình TN
- GV khuyến khích HS tham gia vào bài TN ảo bằng các câu hỏi hay các cuộc thảo luận về hiện tượng TN, cải tiến TN ảo hay hơn, chính xác hơn
Nguyên tắc 4: Sự hòa hợp giữa ảo và thực
TN ảo là ảo chứkhông thực Biến một hiện tượng tự nhiên thành một TN theo chủ ý con người rồi lại giả lập trên máy tính Như vậy thế giới ảo này chắc chắn còn chứa nhiều cái không thật, không hoàn chỉnh để đáp ứng nhiệm vụ thay thế cho tầm nhìn về thế giới thực Để tránh những tác hại do vấn đề này gây ra, người thiết kế TN phải tạo ra một môi trường đủ thật bằng cách xây dựng một
TN ảo đủ thật, chứa các tương tác phức tạp hoặc có thể làm giảm đi càng nhiều càng tốt các hiệu ứng, tương tác giả, quá lý tưởng, không phù hợp với thực tế Các nguyên tắc trên cần được người thiết kế và GV xem xét cụ thể nhằm tạo ra những TN ảo đủ thật và đáp ứng mục tiêu học tập Các TN mà tôi xây dựng dưới đây phần lớn cố gắng đáp ứng các nguyên tắc đó
1.1.3 Tổng quan về phần mềm Crocodile Physics 605
1.1.3.1.Đặc điểm và chức năng cơ bản của phần mềm Crocodile Physics 605
Crocodile Physics là một phần mềm mô phỏng chuyên dụng được sử dụng trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghiệp và có thể được sử dụng một cách có hiệu quả trong dạy học vật lý Crocodile Physics là một phần mềm dạy học được thiết kế gọn nhẹ, có thể hoạt động trên tất cả các loại máy vi tính thông thường, có nhiều tính năng và dễ sử dụng
Tuy nhiên, để có thể sử dụng một cách có hiệu quả thì đòi hỏi người sử dụng phải có một trình độ tiếng anh và tin học tương đối khá vì chưa có bản tiếng việt Với Crocodile Physics người sử dụng có thể thiết kế các TN mô phỏng sinh
8 động, hấp dẫn, những hiện tượng trong tự nhiên như được thu nhỏ lại trên màn hình, có thể sử dụng để giải các bài tập Vật Lý, giúp HS nắm bắt được các khái niệm, tính chất sự vật một cách chủ động và linh hoạt hơn khi vận dụng vào thực tế cuộc sống
Phần mềm Crocodile Physics cho phép phân tích thiết kế, đo đạc các đại lượng Vật Lý của bất kì đối tượng nào trong hệ thống Phần mềm cũng cho phép thay đổi các thông số của các thành phần trong mỗi lần chạy mô phỏng Khi thiết kế, nếu thông số không phù hợp với hiện tượng Vật Lý thì chương trình sẽ tự báo lỗi cụ thể để có thể điều chỉnh
Trong phần mềm Crocodile Physics có thư viện hình ảnh thư viện “linh kiện số” rất đa dạng và phong phú GV chỉ việc lựa chọn hình ảnh phù hợp để đưa vào thiết kế, không tốn nhiều thời gian cho việc tìm kiếm Việc đưa hình ảnh vào các mô phỏng sẽ làm tăng tính trực quan sinh động Những bộ phận phụ trong mô phỏng có thể được ẩn giấu để người học có cảm giác như đang dùng các phương tiện thông dụng để tìm kiếm các thông tin cần thiết
Crocodile Physics có thể được sử dụng kết hợp với các phần mềm khác để biên soạn giáo án điện tử, kết hợp với các phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực chủ động học tập của HS
Phần mềm có thể được sử dụng để dạy học đối với HS phổ thông và các sinh viên đại học Mặt khác nó có khả năng hỗ trợ cho nhiều hình thức học tập như: trên lớp, ở nhà, theo nhóm.[3]
1.1.3.2.Khởi động phần mềm Crocodile Physics 605, giới thiệu về dao diện của phần mềm a Cài đặtphần mềm Crocodile Physics 605
Chạy file CP_605.exe sẽ ra khung bên dưới (hình 1.1)
Chọn Iaccept the terms in the license agreement Sau đó ra khung (hình 1.2) chọn next
Xuất hiện (hình 1.3) ấn Change nếu bạn muốn thay đổi thư mục cài đặt Sau đó ấn Next
Chọn Install trung khung (hình 1.4)
Chọn Finish trong khung (hình 1.5) để hoàn thành việc cài đặt b Khởi động chương trình
Khi chạy chương trình bạn nháy đúp chuột vào File chạy của phần mềm trên Desktop là Crocodile Physics 605 hoặc chạy trực tiếp một file thí nghiệm đã được thiết lập
Cơ sở thực tiễn
Thực trạng của việc sử dụng thí nghiệm ảo bằng phần mềm Crocodile Physics trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” vật lý 10
Chương “Các định luật bảo toàn”là một chương quan trọng và tương đối khó trong Vật lý lớp 10 Nội dung của chương mang tính trừu tượng khá cao, đòi hỏi HS phải có một nền tảng vững chắc, có khả năng phân tích tổng hợp và khái quát nhất định thì mới có thể hoàn thành tốt mục tiêu về kiến thức và kỹ năng yêu cầu Nhìn chung, việc giảng dạy Vật lý nói chung và chương “Các định luật bảo toàn” nói riêng hiện nay chưa thể hiện tốt các đặc trưng thực nghiệm của môn học cũng như của chương.Rất nhiều giáo viên chưa tận dụng hết các phương tiện thí nghiệm hiện có để tăng hiệu quả giờ dạy Vật lý ở các trường phổ thông chủ yếu là Vật lý thực nghiệm, phương pháp của nó chủ yếu là phương pháp thực nghiệm.Trong khi thí nghiệm thật không có điều kiện thực hiện thì số GV phổ thông biết ứng dụng TN ảo vào dạy học Vật lý là không nhiều Nguyên nhân là: nhiều GV thiếu kiến thức tin học và thiếu sự quan tâm đến sự có mặt của làm thí nghiệm ảo, đại đa số các phần mềm thí nghiệm hiện có đều được viết bằng tiếng nước ngoài nên các giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu và sử dụng nó cho hiệu quả Việc chuẩn bị một bài dạy có TN ảo cũng tốn khá nhiều thời gian ở nhà Một số nơi vì không đủ điều kiện vật chất nên GV không đủ phương tiện để sử dung các TN ảo để dạy học.Mặt khác, việc các nhà quản lý giáo dục coi việc kiểm tra tình hình ứng dụng các phương tiện thí nghiệm ảo ở trường phổ thông như một khâu để đánh giá chất lượng dạy học.Từ đó cũng đã tạo một tâm lý dạy học đối phó, chỉ những tiết dạy đánh giá, có người dự giờ thì giáo viên mới sử dụng TN ảo
Như vậy, hiện nay việc sử dụng TN ảo để dạy học ở trường THPT là chưa phổ biến, chưa thật sự phát huy hết hiệu quả và chưa được xem như một công cụ dạy học trong toàn bộ hệ thống các PPDH Sử dụng CNTT như một thiết bị dạy
23 học nhằm thúc đẩy việc đổi mới PPDH Mỗi PPDH đều có mặt mạnh, mặt yếu, tuy nhiên nếu sử dụng TN ảo đúng mục đích nó sẽ giúp chúng ta phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu.[5]
Trên đây tôi đã trình bày những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc DH khi phối hợp việc sử dụng TN ảo nhằm phát triển năng lực của HS, đồng thời đã tổng quan được phần mềm Crocodile Physics Qua việc phân tích những vấn đề trên có thể rút ra một số kết luận sau:
- Sự phát triển của CNTT đã mở ra nhiều triển vọng trong việc đổi mới PPDH Máy vi tính được sử dụng trong dạy học để hổ trợ cho việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của QTDH và nhất là hổ trợ đắc lực cho việc dạy học và học chương trình mới theo hướng tích cực hóa người học
- Phần mềm Crocodile Physics là một phần mềm dạy học có nhiều tính năng và dễ sử dụng Với Crocodile Physics ta có thể thiết kế các TNMP sinh động, hấp dẫn trong điều kiện bình thường ta không thực hiện được Ngoài ra có thể sử dụng phần mềm Crocodile Physics để giải các bài tập Vật lý,giúp HS hiểu rõ được các khái niệm, tính chất của sự vật một cách chủ động và linh hoạt hơn
- Những cơ sở lí luận trên đây sẽ được tôi cụ thể hóa trong việc vận dụng phần mềm Crocodile Physics để thiết kế các TN ảo trong một số bài dạy cụ thể chương “ Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 cơ bản
XÂY DỰNG THÍ NGHIỆM ẢO CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ 10 BẰNG PHẦN MỀM CROCODILE PHYSICS 605 25 2.1 Đặc điểm nội dung chương “Các định luật bảo toàn”
Thiết kế một số thí nghiệm ảo dùng dạy học chương “Các định luật bảo toàn”
2.2.1 TN1:Khảo sát định luật bảo toàn động lượng trong va chạm đàn hồi(hình 2.1)
- Trong hệ kín gồm hai viên bi, viên bi màu cam có khối lượng 1kg và chuyển động với vận tốc 4m/s va chạm trực đối với viên bi màu tím có khối lượng 2kg và đang chuyển động với vận tốc 2m/s
2.2.2 TN2:Khảo sát định luật bảo toàn động lượng trong va chạm đàn hồi (hình 2.2)
- Trong hệ kín gồm hai viên bi, viên bi màu cam có khối lượng 1kg và chuyển động với vận tốc 4m/s, va chạm trực đối với viên bi màu tím có khối lượng 1kg và đang đứng yên.
2.2.3 TN3: Khảo sát định luật bảo toàn động lượng trong va chạm mềm
- Trong hệ kín gồm hai viên bi, viên bi màu cam có khối lượng 2kg và chuyển động với vận tốc ban đầu 3m/s, va chạm trực đối với viên bi màu tím có khối lượng 1kg và chuyển động với vận tốc ban đầu 3m/s
2.2.4 TN4: Khảo sát định luật bảo toàn động lượng trong va chạm mềm
- Trong hệ kín gồm hai viên bi, viên bi màu cam có khối lượng 2kg và chuyển động với vận tốc ban đầu 3m/s, va chạm trực đối với viên bi màu tím có khối lượng 1kg và có vận tốc ban đầu 0m/s
2.2.5 TN5: Khảo sát định luật bảo toàn cơ năng của con lắc đơn (hình 2.5)
2.2.6.TN6: Khảo sát định luật bảo toàn cơ năng của con lắc lò xo (hình 2.6)
2.2.7.TN7: Khảo sát định luật bảo toàn cơ năng của sự rơi tự do (hình 2.7)
Thiết kế giáo án với sự hỗ trợ của phần mềm Crocodile Physics 605
- Viết được công thức tính cơ năng cuả một vật chuyển động trong trọng trường
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường
- Viết được công thức tính cơ năng cuả một vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi của lò xo
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi của lò xo
- Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường để giải một số bài tập đơn giản
- Vận dụng được công thức tính cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi của lò xo để giải một số bài tập đơn giản
3.Thái độ: Rèn luyện thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu và trao đổi các vấn đề mới trong khoa học
4 Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung:Năng lực tự học,năng lực sáng tạo năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và trình bày ý kiến
K1: - Nêu được định nghĩa, viết được công thức tính cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường
- Nêu được khái niệm, viết được công thức về sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường
- Nêu được khái niệm và viết được công thức bảo toàn cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi
K2: Trình bày được mối quan hệ của cơ năng, động năng và thế năng
K3:- Sử dụng được nội dung của định luật bảo toàn cơ năng để giải thích được nguyên tắc chuyển động của con lắc đơn, con lắc lò xo và sự rơi tự do của một vật
- Vận dụng được nội dung của định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán liên quan
P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí như:
Tại sao con lắc trong đồng hồ lại chuyển động không ngừng?
P3: Thu thập các thông tin để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến nội dung bài học : Đọc sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí , internet ,…
P8: Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra, dự đoán
X5: Lắng nghe và ghi lại cách thiết lập các công thức của định luật bảo toàn động lượng
X6: trình bày kết quả học tập từ các hoạt động học tập mà giáo viên đã yêu cầu
X8: HS tham gia hoạt động làm việc nhóm trong học tập vật lý
- Ngoài sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu giáo viên cần chuẩn bị thêm: + Phiếu học tập
+ Thí nghiệm ảo khảo sát định luật bảo toàn cơ năng được thiết kế trên phần mềm Crocodile Physic
+ Video về con lắc đơn trong đồng hồ
- Ôn lại các bài: + Cơ năng (lớp 8)
+ Động năng, Thế năng (lớp 10)
1 Nêu định nghĩa và viết biểu thức tính cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường
2 Quan sát TN ảo về dao động của con lắc đơn và điền vào chỗ trống
Xét dao động của con lắc đơn chuyển động trong trọng trường, quan sát và ghi giá trị của động năng, thế năng, cơ năng
3 Dựa vào bảng số liệu hãy nêu nhận xét cơ năng của vật trong các mốc thời gian
4 Nhận xét về giá trị của động năng và thế năng của vật khi chuyển động trong trọng trường
Quan sát TN ảo về dao động của con lắc lò xo và đọc số liệu
1 Em hãy mô tả sự biến thiên của động năng và thế năng đàn hồi của con lắc lò xo ?
2 Theo em thì cơ năng của con lắc có được bảo toàn không?
3.Cơ năng lúc này được tính như thế nào? Hãy viết công thức tính cơ năng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi
A động năng của vật không đổi
B thế năng của vật không đổi
C tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi
D tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi
Câu 2: Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng Như vậy đối với vận động viên
A động năng tăng, thế năng tăng
B động năng tăng, thế năng giảm
C động năng không đổi, thế năng giảm
D động năng giảm, thế năng tăng
Câu 3: Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng
A động năng đạt giá trị cực đại
B thế năng đạt giá trị cực đại
D thế năng bằng động năng
Câu 4: Cơ năng của vật không thay đổi nếu vật chuyển động :
A chỉ dưới tác dụng của trọng lực
D chỉ có lực ma sát nhỏ
Câu 5: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 3 m Độ cao vật khi động năng bằn hai lần thế năng là
Câu 6:Từ điểm M có độ cao so với mặt đất là 0,8 m ném xuống một vật với vận tốc 2 m/s Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s 2 , mốc thế năng tại mặt đất Khi đó cơ năng của vật bằng
III Chuỗi các hoạt động học
Hoạt động Giáo Viên Hoạt động Học sinh Nội dung
A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Nêu vấn đề khởi động tư duy của HS bằng cách nêu lên vấn đề
- Cho HS quan sát TN ảo về sự rơi tự do (hình 2.7)
Hỏi: Các em có nhận xét gì về hai đồ thị biểu diễn động năng và thế năng vật khi rơi trong trọng trường?
2 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- nhận xét câu trả lời của HS
Hỏi: Vậy liệu tổng động năng và thế năng của vật gọi là đại lượng gì?Giá trị của nó có gì đặc biệt? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.GV thông qua mục tiêu bài học
Thực hiện nhiệm vụ học tập
Trả lời các câu hỏi của
+ HS chú ý phát hiện vấn đề và hiểu được nhiệm vụ của bài học
+ HS ghi nội dung bài vào vở
+ Tiếp nhận mục tiêu của bài học
B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút)
Hoạt động 1 :Tìm hiểu về cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường
1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu học sinh đọc sách và trả lời câu hỏi 1 trên
- Yêu cầu HS quan sát TN ảo về dao động của con lắc đơn trong trọng trường và thảo luận các câu hỏi còn lại trên
- Gợi ý HS hoàn thành phiếu học tập
2 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Cho điểm cộng cho các nhóm, cá nhân có kết quả báo cáo hoặc nhận xét tốt
- Khẳng định lại kiến thức cho
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Tiếp nhận nội dung câu hỏi trong"phiếu học tâp số 1"
- Câu 1 : đọc sách, nghiên cứu và trả lời theo cá nhân
- Câu 2-3-4: Thực hiện theo nhóm
- Các nhóm, dưới sự phân công nhiệm vụ của nhóm trưởng, cùng quan sát TN ảo, đọc số liệu, nghiên cứu, thảo luận các nội dung câu hỏi; thư ký của nhóm ghi lại các kết quả đã được thảo luận
- Câu 1: Cá nhân xung phong trình bày câu trả lời
- Các bạn khác có ý kiến bổ sung
Câu 2-3-4: Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung
I Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường
1 Định nghĩa: Tổng động năng và thế năng của vật được gọi là cơ năng của vật
- Kí hiệu cơ năng là W
2 Sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường
Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là đại lượng bảo toàn
- Nếu động năng giảm thì thế năng tăng (động năng chuyển hóa thành thế năng) và ngược lại
- Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.(10 phút)
1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Khi vật chuyển động trong trọng trường, chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn.Vậy khi vật chịu tác dụng của lực đàn hồi thì cơ năng của vật được bảo toàn hay không?
Cho các em quan sát TN ảo về dao động của con lắc lò xo trong trọng trường (hình 2.6)
Yêu cầu HS thảo luận các yêu cầu trên “phiếu học tập số 2”
2 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích các em đưa ra câu trả lời
- Nhận xét, đánh giá và cho điểm cộng các nhóm có câu trả lời tốt
- Khẳng định lại kiến thức cho HS
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các nhóm, dưới sự phân công nhiệm vụ của nhóm trưởng, cùng nghiên cứu, thảo luận các nội dung trong phiếu học tập số 2; thư ký của nhóm ghi lại các kết quả đã được thảo luận
Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
*Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận
* Các nhóm khác có ý kiến bổ sung
- Tiếp nhận, ghi lại nội dung kiến thức
II Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi
Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là một đại lượng bảo toàn
C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (10 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS hoàn thành câu C1,C2
Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi trên
2 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Cho điểm cộng cho các nhóm, cá nhân có kết quả báo cáo hoặc nhận xét tốt
1 Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
2 Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS làm các bài tập GV giao
D HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Nếu chúng ta thực hiện TN của con lắc đơn tại lớp học thì trong quá trình chuyển động cơ năng của con lắc có được bảo toàn không ?vì sao?
2 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Xác nhận ý kiến đúng của HS Vì TN có sức cản của không khí nên cơ năng không bảo toàn vật chuyển động chậm dần rồi dừng laị
- Chú ý : Nếu vật chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát,… thì cơ năng của vật biến đổi
Công của lực cản, lực ma sát… sẽ bằng độ biến thiên của cơ năng
1 Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh tiếp nhận câu hỏi và suy nghĩ câu trả lời
- Trình bày câu trả lời
- Các bạn khác có ý kiến bổ sung
Trong chương này tôi đã nêu khái quát nội dung chính của chương “Các định luật bảo toàn” Thiết kế được 7 TN ảo, trong đó 4 TN khảo sát về định luật bảo toàn động lượng và 3 TN khảo sát định luật bảo toàn cơ năng Đồng thời tôi cũng thiết kế được 2 giáo án theo định hướng phát triển năng lực, có sử dụng các
TN ảo mà mình thiết kế
Tôi tin rằng kết quả DH có SD các TN ảo theo hướng dạy học phát triển năng lực HS trong chương này sẽ có những kết quả khả quan, góp phần nâng cao chất lượng DH ở các trường THPT
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Đối tượng và mục đích thực nghiệm sư phạm
- Các bài dạy học thuộc chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 Cơ bản
- Học sinh một số lớp 10 thuộc trường THPT Trần Văn Dư – Huyện Phú Ninh
Mục đích của thực nghiệm sư phạm là kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra Cụ thể là kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức dạy học Vật Lí có sử dụng các TN ảo để tích cực hóa năng lực của học sinh trong chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 cơ bản Đồng thời kết quả thực nghiệm sư phạm sẽ góp phần đánh giá tính khả thi của đề tài Tìm ra những thiếu xót của đề tài, để từ đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung sao cho hoàn thiện, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học Vật Lí và quá trình đổi mới phương pháp dạy học của trường phổ thông.
Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
- Tổ chức dạy học một số bài thuộc chương “Các định luật bảo toàn” Vật Lí lớp 10 cơ bản theo định hướng phát triển năng lực có sử dụng TN ảo cho các lớp thực nghiệm và đối chứng
- Cho HS các lớp thực nghiệm và đối chứng làm bài kiểm tra sau cuối đợt thực nghiệm
- So sánh, đối chiếu kết quả học tập và xử lí kết quả thu được của các lớp thực nghiệm và đối chứng
- Tiến hành điều tra, thăm dò HS cuối đợt thực nghiệm.
Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.3.1 Nội dung thực nghiệm sư phạm
Quá trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành vào học kì II năm học 2018 -2019 Đối với các lớp thực nghiệm sử dụng bài giảng được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực và có sử dụng TN ảo, còn lớp đối chứng thì giữ nguyên điều
41 kiện và nội dung vốn có Kết quả thực nghiệm được rút ra từ việc so sánh lớp thực nghiệm với lớp đối chứng Tiết dạy và bài thuộc chương “Các định luật bảo toàn”
3.3.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.3.2.1 Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm
Việc chọn mẫu thực nghiệm có ảnh hưởng trực tiếp đến chọn mẫu thực nghiệm sư phạm Do đó để chọn được hai nhóm đối chứng và thực nghiệm tương đương nhau nhằm thỏa mãn yêu cầu của thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp trao đổi với các GV dạy lí lớp 10 ở trường để biết tình hình học vật lí của các lớp, đồng thời xem xét kết quả học tập học kì I của học sinh các lớp 10
Từ sự xem xét, cân nhắc đó chúng tôi đã lựa chọn mẫu thực nghiệm gồm lớp thực nghiệm và đối chứng có sĩ số gần bằng nhau, có trình độ và chất lượng tương đương nhau Sau khi nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm các lớp sau:
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
3.3.2.2 Tiến hành thực nghiệm sư phạm
Tất cả các giờ học thực nghiệm đều được quan sát và ghi chép đầy đủ về các hoạt động của GV và HS theo các nội dung, đó là tiến trình lên lớp của GV và HS trong các giờ học Việc sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực có sử dụng TN ảo trong dạy học vật lí có mang lại hiệu quả và thực hiện được ý đồ của tác giả hay không.Việc tổ chức dạy học theo phương pháp này có đem lại hứng thú học tập cho HS hay không Sự điều tiết thời gian cho các hoạt động học tập có khả thi và phù hợp hay không Đánh giá mức độ thu nhận và lưu giữ kiến thức và vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn, năng lực nhận thức các vấn đề của HS thể hiện qua chất lượng trả lời các câu hỏi
Sau các tiết dạy ở các lớp thực nghiệm và đối chứng , HS được đánh giá bằng một bài kiểm tra về nội dung bài học có liên quan Nội dung của bài kiểm tra nhằm đánh giá mức độ lĩnh hội các khái niệm, các định luật, tính chất, bản chất của các sự vật, hiện tượng và khả năng vận dụng kiến thức của HS
Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Qua quá trình quan sát, theo dõi giờ học và khảo sát “Phiếu thăm dò ý kiến
HS về hiệu quả của việc sử dụng các thí nghiệm tự tạo vật lý 10 ở trường THPT” ở các lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
* Đối với các lớp đối chứng:
- Nội dung dạy ở lớp đối chứng giống với lớp thực nghiệm Trong quá trình tổ chức hoạt động cho HS, GV có sử dụng TN nhưng chỉ dừng lại ở mức độ một số TN thật được trang bị sẵn ở trường.Chủ yếu là GV tiến hành, HS chủ yếu quan sát, lắng nghe và ghi chép
- Nhiều HS chỉ trả lời câu hỏi khi được GV chỉ định, chưa tích cực, chủ động tham gia xây dựng bài, chất lượng các câu trả lời chưa cao Khả năng liên hệ thực tiễn chưa cao
* Đối với các lớp thực nghiệm:
- GV đã sử dụng tốt các TN ảo tự tạo vào quá trình DH, tạo động cơ hứng thú học tập cho HS
- Số lượng TN trong giờ học tăng lên nhưng vẫn đảm bảo thời gian theo quy định
- HS tích cực tham gia xây dựng bài Chất lượng các câu trả lời khá tốt
- Tinh thần hợp tác giữa các HS tốt, việc lĩnh hội kiến thức nhanh chóng, chính xác
3.4.2 Đánh giá định lượng Để đánh giá một cách định lượng hiệu quả của các TN ảo được thiết kế cũng như hiệu quả của việc sử dụng các TN ảo được thiết kế vào DH giữa hai
43 nhóm đối chứng và thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng điểm số trung bình của các bài kiểm tra và tiến hành dưới các hình thức sau:
- Lập bảng phân phối: Bảng phân phối tần số, bảng phân phối tần suất và bảng phân phối tần suất lũy tích
- Biểu diễn bằng các đồ thị: Từ các bảng phân phối tần số, bảng phân phối tần suất và bảng phân phối tần suất lũy tích vẽ các đồ thị phân phối tần số, đồ thị phân phối tần suất, đồ thị phân phối tần suất lũy tích tương ứng
- Tính các tham số đặc trưng: Số trung bình cộng, phương sai và độ lệch chuẩn
+ Giá trị trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được tính theo công thức: i i
n (1) Trong đó f i là số HS đạt điểm X i , n là số học sinh dự kiểm tra
+ Phương sai: dùng để chỉ độ lệch bình phương trung bình của các giá trị thu được trong mẫu, được tính theo công thức:
+ Độ lệch chuẩn S cho biết độ phân tán quanh giá trị X được tính theo công thức:
S càng nhỏ tức số liệu càng ít phân tán
+ Hệ số biến thiên: cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu
n (5) Sau khi tiến hành kiểm tra có được kết quả phân phối tần số (f i ) các điểm số (X i ) của bài kiểm tra sau thực nghiệm như sau:
Bảng 3.2 Bảng phân phối tần số (fi) các điểm số (Xi) của bài kiểm tra sau thực nghiệm
Biểu đồ 3.1.Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất
Số % học sinh đạt mức điểm (X i )
Số bài kiểm tra đạt điểm XI Thực nghiệm Đối chứng Điểm số Xi
Biểu đồ 3.2.Biểu đồ phân phối tần suất của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm
Qua phân tích ta được kết quả phân phối tần suất tích lũy như sau:
Bảng 3.4 Phân phối tần suất tích lũy
Số % học sinh đạt mức điểm X i trở xuống (W i %)
Biểu đồ 3.3 Biểu đồ phân phối tần suất tích luỹ
Số % bài kiểmt ra đạt điểm XI
Số % bài kiểm tra đạt điiểm Xi trở xuống
Thực nghiệm Đối chứng Điểm số Xi Điểm số Xi
Căn cứ vào điểm các bài kiểm tra của HS ta có kết quả phân loại theo học lực của HS như sau:
Bảng 3.5 Phân loại theo học lực của HS
Biểu đồ 3.4 Phân loại học lực của HS
Bảng 3.6 Các tham số thống kê
Qua tính toán các tham số thống kê theo công thức đã đưa ra ở trên, từ bảng phân loại theo học lực (bảng 3.5), bảng các tham số thống kê và đồ thị phân phối tần suất, đồ thị phân phối tần suất tích lũy, chúng tôi rút ra được nhận xét sau:
+ Điểm trung bình kiểm tra của nhóm TNg cao hơn so với nhóm ĐC
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi
+ Đường tích lũy ứng với nhóm TNg nằm ở bên phải và về phía dưới đường lũy tích ứng với nhóm ĐC
+ Độ lệch chuẩn S khá bé (S TNg = 1,65 và S DC = 1,63 ) chứng tỏ mức độ phân tán của điểm số quanh giá trị X nhỏ, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao
+ Tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém của nhóm TNg giảm rất nhiều so với các nhóm ĐC Ngược lại, tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm TNg cao hơn nhóm ĐC
Từ đó cho ta đi đến kết luận: Kết quả học tập của nhóm TNg cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC Việc nghiên cứu thiết kế, và sử dụng thí nghiệm ảo trong DH lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực đã góp phần nâng cao chất lượng DHVL ở trường THPT
Thông qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến các giờ học TNg bằng PP điều tra, quan sát, khảo sát phiếu điều tra kết hợp với việc xử lý các bài kiểm tra bằng PP thống kê toán học cho thấy:
- Thông qua diễn biến trên lớp và phiếu điều tra cho thấy thiết kế và sử dụng TN ảo trong DHVL lớp 10 theo hướng phát triển năng lực cho HS có tác dụng phát huy được tính tích cực của HS, giúp cho HS chiếm lĩnh được các kiến thức khoa học sâu sắc, vững chắc, vận dụng được, đồng thời đảm bảo được sự phát triển trí tuệ, phát triển năng lực sáng tạo của HS trong quá trình học tập; giờ học khá sinh động và không nặng nề, cường độ làm việc và chất lượng các câu trả lời của HS được nâng cao
- Thông qua xử lý, phân tích các bài kiểm tra cho thấy các lớp TNg có kết quả các bài kiểm tra cao hơn so với các lớp ĐC
- Như vậy, việc nghiên cứu thiết kế và sử dụng TN ảo trong DHVL lớp 10 theo hướng phát triển năng lực HS mà chúng tôi đề xuất phù hợp với thực tế đổi mới PPDH ở các trường THPT, đồng thời đảm bảo được các yêu cầu về mặt sư phạm và mục tiêu DHVL hiện nay
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài: “Thiết kế và sử dụng thí nghiệm ảo bằng phần mềm
Crocodile Physics 605 trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật
Lý 10 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh”chúng tôi đã thu được những kết quả sau:
Trình bày cơ sở lý luận của việc thiết kế và sử dụng TN ảo trong DHVL lớp 10 theo hướng phát triển năng lực của HS, chúng tôi đã đề xuất được một số biện pháp để nâng cao chất lượng DHVL ở trường THPT Tiến hành tìm hiểu thực trạng của vấn đề sử dụng TN ảo trong DHVL.Phân tích những nguyên nhân của thực trạng, dựa trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng việc sử dụng TN ảo trong DH
Xây dựng quy trình khi tiến hành thiết kế TN ảo Trên cơ sở lý luận, chúng tôi đã nghiên cứu đề xuất thiết kế 1 số TN VL lớp 10:Thí nghiệm kiểm chứng định luật bảo toàn động lượng,kiểm chứng định luật bảo toàn cơ năng
Xây dựng quy trình thiết kế tiến trình DH có sử dụng TN ảo nhằm nâng cao được chất lượng DH Dựa trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành xây dựng các tiến trình DH có sử dụng các TN ảo được thiết kế theo hướng hướng phát triển năng lực của HS trong chương “Các định luật bảo toàn” vật lí 10 cơ bản
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính hiệu quả của việc nghiên cứu thiết kếvà sử dụng TN ảo trong DHVL lớp 10 theo hướng phát triển năng lực của HS
Qua kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu thiết kế và sử dụng TN ảo trong DHVL lớp 10 có tính khả thi, phù hợp với thực tế dạy học ở trường THPT hiện nay Việc nghiên cứu thiết kế và sử dụng TN ảo trong DHVL lớp 10 sẽ khắc phục những khó khăn, tồn tại của việc sử dụng TN thật trong DHVL góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả DH ở trường THPT
3.2 Một số kiến nghị Đối với các cấp quản lý giáo dục:
- Tiếp tục đầu tư, trang bị thiết bị CNTT, các phương tiện DH hiện đại trong trường học
- Đẩy mạnh phong trào thi đua thiết chế các TN ảo sử dụng trong DH
- Cần có kế hoạch tổ chức, bồi dưỡng cho GV những kỹ năng thiết kế TN ảo sử dụng trong DHVL
- Có chính sách, chế độ ưu đãi, khuyến khích GV thiết kế TN ảo sử dụng trong DH ở các trường THPT Đối với GV
- Tăng cường khai thác, xây dựng và sử dụng các TN ảo trong DH
- Tìm hiểu và rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho việc thiết kế và sử dụng TN ảo
- Đầu tư thời gian đưa ra các thiết kế các TN ảo và sử dụng trong DH
- Xây dựng các kế hoạch hướng dẫn HS chế tạo các TN ảo đơn giản phục vụ cho việc học tập Đối với học sinh
- Cần mạnh dạn hơn, sẵn sàng đưa ra các ý kiến, suy nghĩ của mình đối với
- Cần làm quen với việc thiết kế các TN ảo đơn giản phục vụ cho việc học tập dưới sự hướng dẫn của GV
- Cần phát huy tính sáng tạo trong việc thiết kế các TN ảo đơn giản
Căn cứ vào những kết quả đã đạt được nêu trên, dựa vào những điều kiện thực tiễn về tư liệu, PT kỹ thuật và kỹ năng của bản thân, chúng tôi nhận thấy trong điều kiện cho phép, đề tài có thể được phát triển theo các hướng sau:
Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng TN ảo nhằm nâng cao chất lượng trong DHVL
Thứ hai, mở rộng nghiên cứu thiết kế nhiều TN ảo khác nhau ở các phần khác nhau của bộ môn VL ở trường THPT
Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu tăng tính khoa học, tính thẩm mỹ cho các TN ảo tự tạo
1 Lương Duyên Bình ( chủ biên), SGK Vật lý lớp 10 ban cơ bản, NXB Giáo
2 Nguyễn Văn Đồng, An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Di, Lưu Văn Tạo (1980),
Phương pháp giảng dạy vật lí ở trường phổ thông, tập II, NXB Giáo dục, Hà
3 Lê Văn Giáo ( 2005), Thí nghiệm và phương tiện trực quan trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo Dục
4 Trần Huy Hoàng (2006), Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học một số kiến thức Cơ học và Nhiệt học THPT, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh, Vinh
5 Nguyễn Mạnh Hùng (2007), Khai thác chương trình Crocodile Physics vào thiết kế thí nghiệm vật lý ở trường phổ thông, Trường Đại học Sư phạm Thành
6 Phạm Xuân Quế, Nguyễn Xuân Thành (2006), Các ứng dụng cơ bản của máy vi tính trong dạy học vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
7 Phạm Xuân Quế, Phạm Minh Vĩ (2008), Sử dụng phối hợp phần mềm mô phỏng trong dạy học vật lí, Tạp chí giáo dục, (161), tr.39-40
8 Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà
9 Nguyễn Đức Thâm ( chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế ( 2002),
Phương pháp dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm Hà Nội
10 Phạm Hữu Tòng (2007), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
11.GSTS Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại, NXB Giáo Dục Hà Nội
12 Đỗ Hương Trà, Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông, nhà xuất bản đại học sư phạm
PHỤ LỤC 1 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (trắc nghiệm khác quan) BÀI: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG-ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 2: Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và
1,5 kg; 2 m/s Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau Tổng động lượng của hệ này là
Câu 3:Định luật bảo toàn động lượng phát biểu như sau
A Động lượng của một hệ là đại lượng bảo toàn
B Động lượng của một hệ cô lập có độ lớn không đổi
C Động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn
D Động lượng là đại lượng bảo toàn
Câu 4: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên Coi va chạm giữa hai vật là mềm Sau va chạm, hai vật dính nhau và chuyển động với cùng vận tốc
Câu 5: Một viên đạn pháo khối lượng m 1 = 10 kg bay ngang với vận tốc v1 = 500 m/s dọc theo đường sắt và cắm vào toa xe chở cát có khối lượng m 2 = 1 tấn, đang chuyển động cùng chiều với vận tốc v 2 = 36 km/h Vận tốc của toa xe ngay sau khi trúng đạn là
Câu 6:Cơ năng đàn hồi của hệ vật và lò xo
A bằng động năng của vật
B bằng tổng động năng của vật và thế năng đàn hồi của lò xo
C bằng thế năng đàn hồi của lò xo
D bằng động năng của vật và cũng bằng thế năng đàn hồi của lò xo
Câu 7 :Biểu thức tính cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi là
Câu 8:Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất, vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống Bỏ qua sức cản không khí.Trong quá trình MN thì
A động năng tăng C cơ năng cực đại tại N
B thế năng giảm D cơ năng không đổi
Câu 9 : Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt phẳng nằm ngang là 30 o Bỏ qua ma sát Lấy g = 10 m/s 2 Vận tốc của vật ở chân dốc là:
A Một đáp số khác B 10 2m/s C 10 m/sC 5 2m/s
Câu 10: Chọn đáp án đúng: Cơ năng là
A một đại lượng vô hướng có giá trị đại số
B một đại lượng véc tơ
C một đại lượng vô hướng luôn luôn dương
D một đại lượng vô hướng luôn dương hoặc có thể bằng 0
Câu 11:Từ điểm M có độ cao so với mặt đất là 0,8 m ném xuống một vật với vận tốc đầu 2 m/s Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s 2 , mốc thế năng tại mặt đất Khi đó cơ năng của vật bằng
Câu 12:Người ta thả rơi tự do một vật 400g từ điểm B cách mặt đất 20 m Bỏ qua mọi ma sát, lấy g= 10 m/s 2 Cơ năng của vật tại C cách B một đoạn 5m là
A 20J B 60J C 40J D 80J Đáp án bài kiểm tra 15 phút (trắc nghiệm khách quan)
Phương án trả lời đúng của các câu hỏi
Giáo án Bài 23 : ĐỘNG LƯỢNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG
- Nêu được khái niệm hệ cô lập và lấy được ví dụ về hệ cô lập
- Phát biểu được định luật bảo tòan động lượng đối với hệ cô lập
- Viết được biểu thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ gồm hai vật
- Nêu được khái niệm va chạm mềm và chuyển độngbằng phản lực
- Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải một số bài tập đơn giản
- Vân dụng được định luật bảo tòan động lượng để giải quyết va chạm mềm
- Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải thích được chuyển động của tên lửa
3.Thái độ: Rèn luyện thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu và trao đổi các vấn đề mới trong khoa học
4 Đinh hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung:Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,năng lực sáng tạo năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và trình bày ý kiến
- Nêu được khái niệm hệ cô lập
- Nêu được định nghĩa và viết được công thức bảo toàn động lượng trong hệ cô lập
- Nêu được khái niệm về va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực
K2: Trình bày được mối quan hệ của vận tốc và khối lượng của hệ trước và sau phản ứng
K3: Sử dụng được nội dung của định luật bảo toàn động lượng để giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực
Vận dụng được nội dung của định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí như:
- Tại sao quả bóng bàn rơi xuống nền nhà xi măng nảy lên