1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh dạy học truyện ngắn một chuyện đùa nho nhỏ của an tôn sê khốp ngữ văn 10 tập 2 bộ kết nối tri thức với cuộc sống theo định hướng phát triển năng lực học sinh

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 4,27 MB

Nội dung

phát huy tốt nhất năng lực của học sinh khi tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại.Bởi thế, xin được mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp đề tài: Dạy học truyện ngắn“Một chuyện đùa nho nh

Trang 1

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục là sự nghiệp trăm năm, đầu tư cho giáo dục là đầu tư hướng tới sựphát triển bền vững lâu dài của quê hương, đất nước Bởi thế, đổi mới giáo dục, từ nềngiáo dục hàn lâm, nặng lí thuyết, đến nền giáo dục khai phóng chú trọng phát triểnnăng lực, phẩm chất người học là chuyện cần làm và phải làm một cách đồng bộ, kịpthời ở tất cả các cấp học Nghị quyết Nghị Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽphương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt mộtchiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo

cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” Cốt lõi củadạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình tập trung vào việc phát triển tối đakhả năng của người học Trong đó, năng lực là tổng hòa của 3 yếu tố: Kiến thức, kỹnăng, thái độ Qua đó, việc thiết kế hoạt động dạy và học có sự đan xen, liên quan,…nhằm mục đích giúp người học chứng minh khả năng học tập thực sự của mình Từđây, học sinh có thể phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tinh thần tự học đểkhông ngừng nâng cao năng lực học tập Thực tiễn cho thấy, những năm qua, việc đổimới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã có nhiềukhởi sắc Đây là nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhân lực, tạo nềntảng vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

An-tôn Sê-khốp (1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất, sinh ra và lớn lên trongmột gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp, niềm Nam nướcNga Năm 1884, tốt nghiệp Y khoa, Trường Đại học Tổng hợp Mát-xcơ-va, Sê-khốpvừa làm bác sĩ, vừa viết báo, viết văn, đồng thời tham gia nhiều công việc xã hội, giáodục, văn hóa Năm 1887, ông được nhận giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoahọc Nga.Trên văn đàn nước Nga thế kỉ XIX, Sê-khốp giữ vị trí riêng, một trong nhữngđại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga, nhà cách tân thiên tài trong lĩnhvực truyện ngắn và kịch nói Trăm năm đi qua, người đọc vẫn thích thú với nhiềutruyện ngắn đặc sắc của Sê-khốp: “Anh béo và anh gầy”, “Con kì nhông”, “Phòng số6”, “Người trong bao”, “Chuyện đời vặt vãnh” Kì tài của người viết là với những cốttruyện rất giản dị, truyện ngắn Sê-khốp đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ýnghĩa nhân bản sâu xa Với tài năng sáng tạo, “Sê-khốp đã đưa truyện ngắn lên vị tríxứng đáng, tạo điều kiện cho thể loại này phát triển” Bởi thế, không quá khi khẳngđịnh: “Trước Sê-khốp, chưa hề có Sê-khốp; sau Sê-khốp, có vô vàn Sê-khốp”

Truyện ngắn “Một chuyện đùa nho nhỏ” ( T.Sê-khốp) được chọn giảng dạytrong sách Ngữ văn 10 ( Bộ KNTT với cuộc sống) thuộc Bài 7 Quyền năng của người

kể chuyện Đây là một văn bản mới, có sức hấp dẫn, bởi vậy sau hai năm học trực tiếpgiảng dạy lớp 10, bản thân tôi đã thiết kế các hoạt động dạy và học nhằm mục đích

Trang 2

phát huy tốt nhất năng lực của học sinh khi tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

Bởi thế, xin được mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp đề tài: Dạy học truyện ngắn

“Một chuyện đùa nho nhỏ” của An-tôn Sê-khốp (Ngữ văn 10 - Tập 2 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu những vấn đề liên qua đến dạy học phát triển năng lực học sinh ở phần Đọc, khám phá cái hay vẻ đẹp của văn chương

- Nghiên cứu các biện pháp cụ thể nhằm dạy học phát triển năng lực học sinh

- Giúp học sinh rèn luyện nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực tiếp nhậnvăn bản; năng lực tạo lập văn bản; năng lực cảm thụ thẩm mĩ

- Từ một tiết học cụ thể, vận dụng linh hoạt ở nhiều tiết học khác

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Sáng kiến tập trung nghiên cứu:

+ Các hình thức tổ chức dạy học phát huy năng lực học sinh truyện ngắn “Một chuyệnđùa nho nhỏ” ( T Sê-khôp), Ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

- Đối tượng áp dụng khảo sát đề tài: Học sinh lớp 10A6, 10A10 Trường THPT HậuLộc 1 năm học 2023 - 2024

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp như: Khảo sátphân loại; thực nghiệm trên lớp; phân tích, phân loại; thống kê, so sánh, đối chiếu;điều tra tìm hiểu

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáodục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâmđến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì quaviệc học Với môn Ngữ văn, năng lực cũng cần được hướng đến khi triển khai các nộidung dạy học của bộ môn, do tính ứng dụng thực tiễn và quy trình hình thành năng lực

có thể gắn với các bối cảnh học tập của môn học, khi nảy sinh những tình huống cóvấn đề Với một số nội dung dạy học trong môn Ngữ văn như: xây dựng kế hoạch chomột hoạt động tập thể, tiếp nhận một thể loại văn học mới, viết một kiểu loại văn bản,

lí giải các hiện tượng đời sống được thể hiện qua văn bản, thể hiện quan điểm của cánhân khi đánh giá các hiện tượng văn học,… Quá trình học tập các nội dung trên làquá trình giải quyết vấn đề theo quy trình đã xác định Quá trình giải quyết vấn đềtrong môn Ngữ văn có thể được vận dụng trong một tình huống dạy học cụ thể hoặctrong một chủ đề dạy học Thông thường, khi dạy học môn Ngữ văn, giáo viên cầnhướng đến phát triển các năng lực cụ thể cho học sinh như sau: Năng lực giải quyếtvấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực hợp tác; Năng lực tự quản bản thân; Năng lựcgiao tiếp tiếng Việt; Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ

Trang 3

Từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học, học sinh sẽ biết rung động trước cái đẹp,biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hình tượng, biểuhiện không đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ ước cho cuộc sống tốt đẹp hơn.Như vậy, quá trình dạy học Ngữ văn đồng thời giúp học sinh hình thành và phát triểncác năng lực đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, thông qua việc rèn luyện vàphát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói Trong quá trình hướng dẫn HS tiếp xúc vớivăn bản, môn Ngữ văn còn giúp học sinh từng bước hình thành và nâng cao các nănglực học tập của môn học, cụ thể là năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập vănbản Để đạt được hiệu quả tốt nhất, thầy cô giáo cần đa dạng hóa các hình thức dạyhọc văn bản, vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực học sinh.

2.1.2 Bám sát nguyên tắc dạy đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

Dạy đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại là nguyên tắc hàng đầu mà bất cứngười giáo viên dạy văn nào cũng cần phải tuân theo Trong chương trình THPT, sốlượng các tác phẩm truyện chiếm số lượng khá nhiều Ở đó mỗi tác phẩm đề có vẻ đẹpriêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Tuy nhiên, tựu chung lại,khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản văn học thuộc thể loại truyện, nhất thiết giáoviên cần nắm vững đặc trưng riêng của thể loại văn học thú vị này Theo quan niệmcủa chúng tôi, bước đầu tiên khá quan trọng là thầy cô giáo cần giúp học sinh tìm hiểubối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung vàhiểu ý nghĩa của câu chuyện Sở dĩ cần làm tốt điều này bởi văn học và đời sống luôngắn bó mật thiết, đặc biệt truyện luôn phản ánh đời sống trong tính khách quan, “mỗitrang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tô Hoài) Bước thứ hai, định hướnghọc sinh tìm hiểu diễn biến cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc vớicác tình tiết, sự kiện biến cố cụ thể Làm rõ giá trị của các yếu tố đó trong việc phảnánh hiện thực đời sống và khắc họa bản chất, tính cách các nhân vật Chú ý tới nghệthuật tự sự, sáng tạo tình huống truyện của nhà văn Bước thứ ba, đây là khâu quantrọng nhất khi đọc hiểu văn bản truyện Đó là phân tích các nhân vật trong dòng lưuchuyển của cốt truyện Tập hợp thành hệ thống và làm rõ ý nghĩa của các chi tiết miêu

tả nhân vật về ngoại hình, hành động, nội tâm, ngôn ngữ Tìm hiểu mối quan hệ nhânvật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh Từ đó, cần hướngđến khái quát đặc điểm tính cách, vẻ đẹp của nhân vật trong truyện Khái quát nhữngnội dung tư tưởng, ý nghĩa nhân sinh sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong truyện Về cơbản, dạy học truyện ngăn cần bám sát đặc trưng thể loại Song với truyện ngắn có cốttruyện, nghiêng về miêu tả thế giới nội tâm nhân vật như truyện “Một chuyện đùa nhonhỏ”, phải có những phương án tiếp cận riêng, giúp học sinh hiểu văn bản, nắm vữngphong cách truyện ngắn của Sê - khốp Bên cạnh đó, gắn với chủ đề của bài học,

“Quyền năng của người kể chuyện”, trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểuvăn bản, thầy cô cần giúp các em hiểu rõ vai trò của ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, đây

là yêu cầu then chốt của bài học

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Trang 4

2.2.1 Thuận lợi

* Về phía giáo viên:

Đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm mới mà bản thân tôi tâm đắc, ấp ủ nên có sự tìmtòi, nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau dựa trên định hướng dạy học đổimới, tích cực, sáng tạo.Trong thực tế giảng dạy tại trường THPT Hậu Lộc 1, được sựquan tâm của tổ chuyên môn về kiến thức, kĩ năng giảng dạy, đặc biệt thường xuyên

có sự trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên đã giúp bản thân tôi thường xuyên đượctạo điều kiện tốt nhất khi áp dụng đề tài Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn cónhững định hướng, chỉ đạo về chuyên môn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạyhọc của Bộ Giáo dục đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên được ápdụng đổi mới phương pháp trong dạy học

* Về phía giáo viên:

- Rào cản về tâm lí giữa các phương pháp dạy học truyền thống với sự đổi mới sángtạo

- Những lo lắng khi phương pháp mới của bản thân chưa được đồng nghiệp, học sinhchấp nhận hoặc phù hợp với xu thế chung

2.2.2 Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên

Giáo viên khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp cung cấp chohọc sinh qua bài học, chưa hứng thú say mê với bài dạy vì học sinh không chuyên

tâm Học sinh hiểu biết về đặc trưng truyện của học sinh còn hạn chế Kĩ năng phân tích và cảm thụ tác phẩm truyện còn lúng túng, thụ động Năng lực tự học chưa cao,

khả năng thuyết trình trên lớp còn hạn chế

Từ thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng

kĩ thuật dạy học tích cực, các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại, vận dụng tích hợpkiến thức liên môn từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Cụ thể như sau:

2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động Khởi động

- Nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thếnữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học

Trang 5

Bởi vậy, người thầy trước hết phải là người “thắp lửa đam mê” Đặc biệt đối với mônhọc Ngữ văn, chỉ có niềm đam mê mới đưa các em khám phá đến tận cùng vẻ đẹp củanhững tác phẩm văn chương

- Các bước tiến hành Khởi động khi bắt đầu tiết học được triển khai như sau:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài từ cuối giờ

học trước: Hồi tưởng, nhớ lại những kỉ niệm của bản thân gợi cho em nhiều suy ngẫm

về cuộc sống của chính mình Những suy ngẫm, bài học từ những kỉ niệm đó có ýnghĩa như thế nào đối với em?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện nhiệm vụ trước khi đến lớp Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV có thể chọn từ 3 đến 4

học sinh chia sẻ về những kỉ niệm của bản thân Những học sinh khác theo dõi Vàđây là chia sẻ xúc động của một em học sinh: Ngày bé, ông gọi tôi về ông ăn cơm.Nhà tôi cách quê ba tiếng đi xe, tôi lại mải chơi để ông đợi cơm thật lâu Tối đó, ôngquạt cho tôi ngủ Ông bảo, ông năm nay đã bảy mươi tuổi tuổi rồi, nếu mỗi tháng cháu

về thăm ông một lần, cả năm ông gặp cháu được mười hai lần, nếu ông sống thôngmười năm nữa, sẽ được gặp cháu hơn một trăm lần Sau này lớn lên, mỗi lần nghĩ đếnông, tôi đều ước giá như ngày đó tôi trở về thăm ông nhiều hơn

Hình ảnh sử dụng trên Slide phần Khởi động

Bước 4: Nhận xét, kết luận: GV tổng hợp những chia sẻ của HS, dẫn dắt vào bài

học Cuộc đời mỗi người là chuỗi dài những năm tháng, ở đó những kỉ niệm của quákhứ luôn đọng lại nhiều dư vị cảm xúc, có những ngọt ngào yêu thương, và đôi khi cả

ân hận nuối tiếc Sâu lắng, nhẹ nhàng, T.Sê-khôp, cây bút truyện ngắn lỗi lạc của nướcNga cuối thế kỉ XIX đã gieo vào lòng người đọc nhiều nghĩ suy xoay quanh “Mộtchuyện đùa nho nhỏ”, thầy trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, khám phá sức hấp dẫn củatruyện trong buổi học hôm nay

2.3.2 Phát triển năng lực học sinh qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi

Văn chương vốn đa nghĩa, giúp học sinh hiểu đúng cái hay, vẻ đẹp của tác phẩm,phát triển năng lực tư duy, nhận biết, phát hiện vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ củacác em là nhiệm vụ khó khăn Bởi vậy, thầy cô giáo cần xây dựng được hệ thống câu

Trang 6

hỏi ở nhiều mức độ khác nhau trong quá trình thiết kế giáo án Câu hỏi phát huy nănglực học sinh trong bài học phải thuộc hệ thống hoàn hảo, bao hàm nhiều mức độ từnhận biết đến thông hiểu, vận dụng, có những câu hỏi chính và câu hỏi phụ dẫn dắt gợi

ý trả lời Muốn thực hiện tốt, giáo viên nhất thiết phải nắm vũng bài giảng, hình dungkịch bản giờ học, lường trước được ý nghĩ học sinh, phương án các em sẽ trả lời Khidạy truyện ngăn “ Một chuyện đùa nho nhỏ”, tôi bám sát hướng dẫn của sách giáokhoa, chủ động xây dựng hệ thống các câu hỏi như sau:

- Câu hỏi gợi dẫn trong khi đọc: Đọc văn bản là khâu then chốt trong quá trình

hướng dẫn học sinh Đọc hiểu văn bản Song, để phát triển năng lực đọc, hệ thống câuhỏi gợi dẫn vô cùng quan trọng Với các câu hỏi này, học sinh sẽ hướng vào văn bản,suy nghĩ, phát hiện vấn đề, từ đó bước đầu nắm bắt các sự việc, chi tiết, ngôi kể, điểmnhìn trần thuật của truyện Dưới đây là hệ thống câu hỏi gợi dẫn:

1 Lưu ý về ngôi kể Lời

3 Lưu ý câu văn hé lộ ý

đùa cợt của nhân vật

“tôi”

Câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi” là câu

“Ôi gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnhlàm sao!”

4 Vì sao Na-đi-a “không

muốn tin rằng gió đã

nói điều ấy”

Na-đi-a không muốn tin rằng gió đã nói những lời

ấy muốn tin đó là lời nói của nhân vật "tôi"

5 Lưu ý “độ vênh” giữa

suy đoán của người kể

chuyện với hành động

tiếp theo của Na-đi-a

Người kể chuyện đoán rằng Na-đi-a sợ hãi độ cao,

sợ phải trượt xe một mình, nhưng Na-đi-a vẫn

“xăm xăm đi, đầu không ngoảnh lại”

6 Lưu ý hình ảnh “hàng

rào cao có đinh nhọn”

ngăn cách hai nhân vật

Trang 7

nhân vật “tôi” khi

chuyển về thời điểm kể

“bây giờ”

điểm kể “bây giờ” là tâm trạng của sự hoài niệm,một tâm trạng phức tạp Na-đi-a đã có cuộc sốngriêng, có hạnh phúc riêng và câu nói hồi xưa đã trởthành một kỉ niệm của nàng còn nhân vật “tôi” vẫnkhông biết vì sao hồi ấy lại nói những lời ấy vớiNa-đi-a, tại sao phải đùa như vậy

- Câu hỏi sau khi đọc văn bản: Đây là hệ thống câu hỏi được trình bày trong sách

giáo khoa với mục đích định hướng học sinh tìm hiểu, khám phá văn bản Trong quátrình dạy, giáo viên cần chọn lọc, sắp xếp câu hỏi theo từng mức độ khác nhau từ nhậnbiết đến thông hiểu, vận dụng Đặc biệt, cần linh hoạt, bổ sung câu hỏi mới để gợi mở,dẫn dắt học sinh tiếp cận văn bản hiệu quả nhất, khơi gợi sự tìm tòi sáng tạo và nângcao năng lực tư duy

1 Câu chuyện trong Một chuyện

đùa nho nhỏ được kể bằng lời

người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Người kể chuyện là nhân vật

phụ chứng kiến, người được

nghe kể lại hay nhân vật tham

gia hành động chính?

- Câu chuyện trong “Một chuyện đùa nhonhỏ” được kể bằng lời người kể chuyệnngôi thứ nhất, xưng “tôi”

- Người kể chuyện là nhân vật tham giahành động chính

2 Dựa vào sự thay đổi thời gian,

địa điểm, thành phần nhân vật

trong mạch truyện kể, có thể

xác định truyện ngắn gồm mấy

phần? Tóm lược nội dung từng

phần

- Đoạn 1: Từ đầu đến “…không muốn tin

rằng gió đã nói những lời ấy!”: Lời yêuthương chân thành bột phát của nhân vật

“tôi” bất giác trở thành một chuyện đùa, songlại nhen lên lòng Na-đi-a khát vọng hạnhphúc cùng những băn khoăn

- Đoạn 2:Từ “Sáng hôm sau ” đến

“ không còn khả năng hiểu nữa ”: Na-đi-asay sưa với khát vọng yêu thương, rồi quyếttâm vượt qua nỗi sợ, truy tìm sự thật mộtmình

- Đoạn 3: Từ “Thế rồi những ngày xuân

tháng Ba đã tới ” đến “Còn tôi trở vào nhàthu xếp đồ đạc ”: cảnh chia tay lúc xuânsang – khoảnh khắc giao cảm một lần nữabừng lên rồi vụt tắt

- Đoạn 4: Từ “Chuyện ấy đã qua lâu rồi” cho

đến hết: Những suy tư, nuối tiếc, trăn trởnhiều năm sau, khi tất cả chỉ còn là kỉ niệm

3 Căn cứ vào những gì được biểu Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong

Trang 8

hiện trong lời tả và kể của nhân

vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu

tiên, hãy đoán định tình cảm

thực sự của nhân vật với

4 Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ

khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a,

những hành động, cử chỉ, lời

nói nào của nhân vật “tôi” cho

thấy anh không còn khả năng

đồng cảm với Na-đi-a nữa? Vì

sao có thể nói nhân vật “tôi”

+ Lần thứ hai, “tôi” thấy Na-đi-a tái nhợtmặt, toàn thân run run, nhưng anh khôngvòng tay giữ lấy nàng như lần đầu nữa.+ Những lần sau, “tôi” không còn quan sátkhuôn mặt sợ hãi của Na-đi-a, mà chỉ chútâm đến tiếng gió và quá trình trượt tuyệt đểnắm chắc thời gian nói ra câu đùa

- Nhân vật “tôi” đã đánh mất khả năngđồng cảm sau những câu nói đùa Và nhiềunăm sau khi nhớ lại, nhân vật “tôi” đã đánhmất một tình yêu trong sáng

5 Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!”

có ý nghĩa thế nào với Na-đi-a?

Vì sao bất chấp nỗi sợ, cô quyết

định ngồi vào xe trượt xuống

“một mình” để “thử xem có

còn nghe thấy những lời ngọt

ngào say đắm ấy nữa không”?

- Câu nói “đi-a, anh yêu em!” với đi-a là một câu nói hệ trọng, và là một câunói đem lại cho Na-đi-a hạnh phúc cũngnhư sự đau khổ

Na Bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xetrượt xuống "một mình" để "thử xem cócòn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm

ấy nữa không" vì cô muốn xác nhận lời nói

đó có phải là của nhân vật "tôi" hay không

6 Cảnh chia tay của hai nhân vật

lúc xuân sang gợi lên cho bạn

có lúc phải chia xa nhau, cuộc đời dù muốnhay không vẫn sẽ có những cuộc chia lykhiến ta thấy đau buồn

- Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, có lẽ tôi

sẽ tiến đến và nói lời chia tay với Na-đi-a,

Trang 9

thú nhận về tình cảm cũng như trò đùa vớinàng, trải lòng để biểu đạt tâm trạng củamình.

7 Trong phần kết, khi kể về tình

trạng cuộc sống của Na-đi-a và

của mình nhiều năm sau, người

kể chuyện có tâm trạng thế

nào? Hãy nêu nhận xét về cảm

hứng chủ đạo của truyện ngắn

- Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộcsống của Na-đi-a và của mình nhiều nămsau, người kể chuyện có tâm trạng phứctạp, một sự băn khoăn và hơi chút hoàiniệm Nhiều năm sau, Na-đi-a đã có hạnhphúc của riêng mình và câu nói ấy đã trởthành một kỉ niệm đẹp với nàng, còn nhânvật “tôi” vẫn chưa hiểu được lý do bản thânbày ra trò đùa đó

- Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn làcảm hứng yêu thương, nhớ lại những sựviệc trong quá khứ nay đã trở thành một kỉniệm Truyện ngắn lấy cảm hứng từ một kỉniệm của tác giả, gợi nhớ lại trò đùa về câunói “tôi yêu em” như một cách gửi gắm tìnhcảm của mình đến người con gái ấy

2.3.3 Phát triển năng lực học sinh qua việc tổ chức hoạt động nhóm

Làm việc theo nhóm là sự hợp sức, tranh thủ của nhiều học sinh với nhau Cóthể nhóm ngồi cùng bàn, dãy bàn hay cùng tổ Mỗi nhóm có thể từ 3 học sinh trở lên.Các em trao đổi, thảo luận với nhau về một vấn đề nào đó liên quan đến bài học màgiáo viên đặt ra… Tập hợp ý kiến các thành viên trong nhóm rồi đi đến kết luận thốngnhất, sau đó trình bày trước lớp và tiếp tục trao đổi, tranh luận với các nhóm khác dưới

sự dẫn dắt của thầy cô Làm việc theo nhóm huy động sức mạnh tập thể, kích thíchnhu cầu giải bày của cá nhân Khi ngồi lại trao đổi, suy nghĩ một vấn đề, một chi tiết,một khía cạnh nào đó trong tác phẩm các em tự do bày tỏ ý kiến của mình; từ bàn bạc,thảo luận mà “vỡ” ra nhiều điều và chắc chắn sẽ có những khám phá độc đáo về cáihay, cái đẹp của tác phẩm Nhóm này trình bày, nhóm khác lắng nghe rồi các nhómnhận xét, bổ sung Tất cả tạo nên “bàn tròn tiếp nhận” và sự cảm thụ văn chương nhưmột dòng chảy liên tục được thăng hoa Để cho chính các em tiếp nhận, cảm thụ, đọc

và hiểu trước khi giáo viên chốt lại chắc chắn sẽ phát huy tư duy, năng lực cảm thụ,khơi gợi, thắp sáng tình yêu văn học, tạo sự hứng thú của người học Làm việc theonhóm còn có ý nghĩa xây dựng thói quen phát biểu trong giờ học Sau khi chuẩn bịxong, đại diện nhóm lên trình bày Chính điều này có tác dụng rèn luyện kỹ năngthuyết trình trước tập thể - có lợi cho nghề nghiệp mà học sinh theo đuổi saunày.Trong tiến trình thực hiện bài dạy, tôi tổ chức học sinh hoạt động nhóm khi tìmhiểu về Nhân vật tôi và sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật thông qua Phiếu học tập.Các bước tiền hành như sau:

Trang 10

* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát PHT số 1, yêu cầu:

+ Đọc văn bản, hoàn thành phiếu học tập để tìm hiểu về sự thay đổi điểm nhìn theomạch truyện

+ Phát hiện các chi tiết về hành động, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật tôi trong từngđoạn truyện

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, hoàn thành Phiếu học tập

*Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổsung ý kiến

Hình ảnh học sinh trình bày sản phẩm thảo luận nhóm

* Bước 4: Nhận xét, kết luận:GV nhận xét tổng quát, cùng HS chốt lại những ý cơ bản.

Để tổ chức hoạt động nhóm hiệu quá, cần chú trọng đến nghệ thuật tổ chức traođổi, phát biểu theo nhóm Cụ thể, thầy cô nên quy định rõ về thời gian thảo luận, thờigian phát biểu, trình bày phần trả lời của nhóm; trong lúc các em trao đổi, giáo viêncần bao quát các nhóm để nhắc nhở, để theo dõi học sinh nào không tham gia làm việchoặc chỉ ngồi nghe một cách thụ động; yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trao đổi rõràng, mạch lạc; nếu cùng một đề tài thì các nhóm trình bày sau nên tránh những gìnhóm trước đã nói để khỏi lặp ý; thường xuyên thay đổi học sinh lên trình bày, tránhtình trạng có em luôn đại diện nhóm phát biểu, nhiều em lại chưa 1 lần trình bày trướclớp với ý nghĩ sợ sệt, thái độ rụt rè; yêu cầu các em khi phát biểu, trình bày kết quảlàm việc của nhóm cần theo hệ thống, giọng nói, ngữ điệu rõ ràng, lôi cuốn

2.3.4 Phát huy năng lực học sinh qua các tình huống dạy học có vấn đề

Tình huống có vấn đề là tình huống đặc trưng bởi trạng thái tâm lý xác địnhcủa con người, nó kích thích tư duy khi trước con người nảy sinh những mục đích vàđiều kiện hoạt động mới, trong đó những phương tiện và phương thức hoạt độngtrước đây mặc dù là cần nhưng chưa đủ để đạt mục đích mới nào Phương phápnghiên cứu tình huống là một phương pháp dạy học, trong đó trọng tâm của quá trình

Trang 11

dạy học là việc phân tích và giải quyết các vấn đề của một trường hợp được lựa chọntrong thực tiễn Với phương pháp này, học sinh tự lực nghiên cứu một tình huống thựctiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra, hình thức làm việc chủ yếu là làmviệc nhóm Những tình huống đó chứa đựng vấn đề cần giải quyết Để giải quyết cácvấn đề đó đòi hỏi có những quyết định dựa trên cơ sở những giải pháp được đưa ra đểgiải quyết Việc tạo tình huống phải đảm bảo các nguyên tắc: Tính mục đích, khả năngkhơi gợi sự sáng tạo, thích ứng Trên nguyên tắc đó, trong quá trình dạy học văn bản

“Một chuyện đùa nho nhỏ” ( T Sê-khôp), tôi đặt học sinh vào một vài tình huống cóvấn đề, từ đó các em trao đổi, chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của bản thân Cụ thể, tôi sửdụng hai câu hỏi hướng đến hai đối tượng, học sinh nữ và học sinh nam Với học sinh

nữ, tôi đặt ra tình huống, nếu là nhân vật Na-đi-a, em sẽ bất chấp sợ hãi trượt tuyếtmột mình để truy tìm lời yêu hay mạnh dạn thổ lộ tình cảm với nhân vật tôi, tại sao?Trong trường hợp này, các em sẽ có những lựa chọn và lí giải riêng, song thú nhất làchia sẻ chân thành của một bạn nữ: “yêu thì nói yêu, mến thì nói mến, em sẽ trực tiếpkiểm định sự thật từ nhân vật tôi, không che dấu tình cảm của mình” Với học sinhnam, tôi đặt ra một tình huống, nếu trong vị trí của nhân vật tôi, em có biến lời yêuthiêng liêng thành “chuyện đùa” không, tại sao? Tình huống này, các em tỏ ra rất hàohứng, bày tỏ những quan điểm khác nhau, có em cho rằng, dù sao đó chỉ là chuyệnđùa, không mất mát gì cả, song có em lại khẳng định, chuyện tình cảm không đùa nhưthế được, nói lời yêu phải có trách nhiệm với lời yêu, đừng để mọi chuyện qua đi rồitiếc nuối, ân hận Trong thời lượng trên lớp, một vài tình huống như thế tạo nên khôngkhí hào hứng, sôi nổi, học sinh được nói và dám nói lên suy nghĩ của mình, đây là điềurất nên làm

2.3.5 Phát triển năng lực học sinh qua việc sử dụng kết hợp các phương tiện, thiết bị dạy học

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay đang là một xu hướng

của ngành giáo dục Đây là một hướng đi mới mang lại những hiệu quả đáng kinhngạc, góp phần mang nền giáo dục tiến xa hơn để hội nhập quốc tế Dạy Đọc - Hiểuvăn bản văn học có ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện thiết bị dạy họchiện đại (ti vi, máy chiếu) là việc làm thường xuyên ở các trường học hiện nay Trướcđây, giờ giảng văn chủ yếu chỉ bao gồm Thầy – Trò – Văn bản cùng với phấn trắngbảng đen Sự hấp dẫn của giờ học là những lời giảng bình của thầy Học sinh ít đượckhám phá văn bản mà phần lớn cái hay vẻ đẹp của tác phẩm đều do thầy tìm hiểu rồicung cấp Cách dạy đó phần nào làm hạn chế sự chủ động tích cực của học sinh trongtiếp nhận văn bản Hiện nay, theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, công nghệthông tin, phương tiện thiết bị dạy học hiện đại được xem là yếu tố quan trọng gópphần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập.Thực hiện giờ Đọc hiểu văn “Mộtchuyện đùa nho nhỏ” ( T Sê - khốp) chúng tôi soạn giảng bằng giáo án điện tửPowerPoint, sử dụng máy tính, ti vi làm phương tiện hỗ trợ cho giờ học

2.3.6 Thiết kế giáo án sau khi vận dụng các biện pháp mới

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w