Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm như một nhân vật, không tham gia vào mạch vận động của cốt truyện và chỉ được nhận biết q
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG TRI THỨC QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀO VIỆC TIẾP CẬN HAI TÁC PHẨM “DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN” (THẠCH LAM) VÀ “MỘT CHUYỆN
ĐÙA NHO NHỎ” (AN-TÔN SÊ-KHỐP)
Người thực hiện: Lê Thị Phương
Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2024
Trang 2MỤC LỤC
1.4 Phương pháp nghiên cứu 1
2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiên kinh
nghiệm
4
2.3 Vận dụng tri thức “Quyền năng của người kể chuyện”
vào việc tiếp cận hai tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan” và
“Một chuyện đùa nho nhỏ”
4
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân đồng nghiệp và nhà trường
10
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Bắt đầu từ năm học 2022-2023 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
2018 đối với lớp 10 So với chương trình năm 2000 và 2006, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Ngữ văn có nhiều điểm mới Cụ thể là đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng áp dụng kĩ thuật dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học này vào thực tiễn còn là một thách thức lớn, khi lâu nay các em theo chương trình cũ, vẫn còn nặng về cách học thụ động Các tác phẩm trong chương trình học cũng chính là ngữ liệu thi Do đó, giáo viên vẫn giành quyền chủ động và áp đặt kiến thức khi dạy đọc hiểu, cốt để học sinh có được kiến thức càng sâu càng tốt về văn bản ấy Trong khi đó, mục tiêu của tiết dạy đọc hiểu văn bản của chương trình mới là hướng dẫn học sinh từ việc tìm hiểu, cảm nhận, đánh giá một văn bản cụ thể theo đặc trưng thể loại của nó để hình thành kĩ năng đọc những văn bản khác cùng thể loại
Chương trình mới yêu cầu dạy đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại, và
hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài cũng bám sát đặc trưng thể loại Đây là cách tiếp cận văn bản khó, nếu không có hướng xử lí thì dễ dẫn đến sự rời rạc giữa các ý trong bài học, dẫn đến học sinh khó tiếp nhận được đầy đủ các giá trị, ý nghĩa của văn bản
Vì vậy, để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản dựa vào đặc trưng thể loại cần dựa vào phần Tri thức Ngữ văn, yêu cầu học sinh nắm được các đặc trưng của thể loại từ đó hướng dẫn học sinh phân tích các biểu hiện của đặc trưng thể loại trong văn bản theo hướng: những biểu hiện của mỗi đặc trưng? Sự biểu hiện
đó có đặc điểm gì đặc sắc? Nó thể hiện được nội dung, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm như thế nào? So sánh sự biểu hiện đó với những văn bản cùng thể loại khác mà học sinh đã học hoặc đã đọc Từ đó, học sinh rút ra được phương pháp tìm hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại, hình thành được kĩ năng đọc và phân tích những văn bản mới
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng tiếp cận tác phẩm truyện từ ngôi kể
và điểm nhìn Từ đó, học sinh có thể chủ động thâm nhập một tác phẩm truyện
kể bất kì
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba trong hai tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan” (Thạch Lam) và “Một chuyện đùa nho nhỏ (An- tôn Sê- khốp)
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 4Phương pháp
- Nghiên cứu lí luận chung
- Khảo sát điều tra từ thực tế dạy và học
- Tổng hợp so sánh, rút kinh nghiệm
Cách thực hiện:
- Trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo ý kiến giáo viên cùng bộ môn, tham khảo tài liệu liên quan kết hợp với tư duy khoa học của bản thân
- Liên hệ thực tế trong nhà trường, áp dụng đúc rút kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy
- Thực nghiệm sư phạm: trực tiếp giảng dạy lớp 10A9 (2023- 2024) để đối chứng đề tài nghiên cứu
Trang 52 NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Xuất phát từ đặc trưng của truyện kể:
Với bất kì một truyện kể nào, người kể chuyện cũng đồng thời đảm nhiệm hai vai trò: vai trò giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện và vai trò điều khiển, kiểm soát câu chuyện (người kể chuyện có vai trò trần thuật và điều khiển truyện kể) Truyện không thể tồn tại nếu thiếu đi người kể chuyện Nhờ người kể chuyện, người đọc được dẫn dắt vào thế giới nghệ thuật của truyện kể để tri nhận về nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian Và ở mỗi một truyện kể sẽ hiện hữu một kiểu người kể chuyện Có thể người kể chuyện ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba
Người kể chuyện ngôi thứ nhất là người kể xưng “tôi” hoặc một hình thức tự xưng tương đương Tùy theo mức độ tham gia vào mạch vận động cốt truyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể lại câu chuyện được nghe từ người khác hay xuất hiện với vai trò tác giả “lộ diện” Người kể chuyện ngôi thứ nhất thường là người kể chuyện hạn tri (không biết hết mọi chuyện), trừ trường hợp ở vai trò tác giả “lộ diện” vận dụng quyền năng “biết hết” của mình
Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm như một nhân vật, không tham gia vào mạch vận động của cốt truyện và chỉ được nhận biết qua lời kể Người kể chuyện ở ngôi thứ ba mặc dù không trực tiếp tham gia sự kiện trong câu chuyện nhưng người kể chuyện dường như thấu suốt mọi diễn biến, kể cả những gì thuộc thế giới nội tâm sâu kín của con người Người kể chuyện có khi xác lập điểm nhìn bên ngoài khách quan để tái hiện bức tranh cuộc sống, có khi lựa chọn điểm nhìn bên trong (để cho cảnh vật, con nguòi hiện ra qua nỗi niềm, trạng thái tâm lí của một nhân vật nào đó trong truyện) Sự chuyển dịch điểm nhìn linh hoạt như vậy thêm một lần nữa xác nhận quyền năng của kiểu nhân vật kể chuyện toàn tri
Người kể chuyện dù ở ngôi thứ nhất hay thứ ba, đều kể chuyện từ điểm nhìn nhất định, qua hệ thống lời kể lời người kể chuyện là lời kể, tả, bình luận của người kể chuyện, có chức năng khắc họa bối cảnh, thời gian, không gian, miêu
tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn nhận, thái độ đánh giá đối vói sự việc, nhân vật Lời của người kể chuyện phân biệt với lời nhân vật (thuật ngữ chỉ lời nói gắn với ý thức và cách thể hiện của nhân vật bằng hình thức lời nói trực tiếp hay gián tiếp)
Từ điểm nhìn và hệ thống lời người kể chuyện, lời nhân vật, các phương diện của bức tranh đời sống và nhân vật được thể hiện để người đọc tri nhận Quyền năng của người kể chuyện thể hiện ở phạm vi miêu tả, phân tích, lí giải và mức
độ định hướng đọc trong việc cắt nghĩa, đánh giá sự kiện, nhân vật được khắc
Trang 6học trong tác phẩm văn học.
Từ tri thức trên, vận dụng vào việc tìm hiểu hai tác phẩm trong chương trình đọc hiểu để thấy được vai trò và quyền năng của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba trong mỗi tác phẩm
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh vốn đã quen với cách học thụ động từ cấp dưới, phụ thuộc rất nhiều vào thầy cô giáo Các em chưa quen với cách tiếp cận văn bản theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực
Tâm lí ngại học văn, học văn khó (cho rằng phải có năng khiếu mới học được văn) Nhất là khi ở chương trình mới thì văn bản trong sách giáo khoa chỉ mang tính tham khảo chứ không còn là pháp lệnh Dẫn đến việc các em xem nhẹ, thậm chí bỏ qua những văn bản trong sách giáo khoa Do đó sẽ không rút ra được phương pháp tìm hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại để mà hình thành được kĩ năng đọc và phân tích những văn bản mới
2.3 Vận dụng tri thức “Quyền năng của người kể chuyện” vào việc tiếp cận hai tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan” (Thạch Lam) và “Một chuyện đùa nho nhỏ” (An-tôn Sê-khốp)
2.3.1 Ngôi kể và điểm nhìn trong câu chuyện.
- “Dưới bóng hoàng lan” được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
Ngôi kể này nhất quán trong toàn bộ tác phẩm, tuy trần thuật bằng lời của người
kể chuyện ẩn danh (giấu mình sau nhân vật, quan sát nhân vật từ bà, Thanh, Nga
để kể lại câu chuyện) nhưng hầu như trong cả tác phẩm điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu nhân vật Thanh Tác giả đã để cho người kể chuyện di chuyển điểm nhìn của mình, điểm nhìn mang tính khách quan của người kể chuyện ngôi thứ ba ẩn danh vào nhân vật Thanh để quan sát, cảm nhận, miêu tả Và trong trường hợp này, nhân vật đáng lẽ chỉ là đối tượng được quan sát và thể hiện qua người kể chuyện ẩn danh bỗng nhiên trở thành người quan sát và trực tiếp bộc lộ cảm nhận, tình cảm, tâm tư nỗi niềm của mình với những con người, với những
sự việc mà anh ta quan sát
- “Một chuyện đùa nho nhỏ” người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất.
Người kể chuyện xưng tôi đồng thời cũng là nhân vật chính của câu chuyện- là chàng trai tạo ra “một chuyện đùa nho nhỏ” trong lần đi trượt tuyết của cô bạn Nađia, cũng là người kể lại câu chuyện trong hồi ức của chính mình từ ngôi thứ nhất Nhân vật tôi có sự di chuyển điểm nhìn: nhập vào vai của chính bản thân mình- một chàng thanh niên trẻ trung trong một năm tháng khá xa trong quá khứ, một hồi ức sống động khi sự việc như đang diễn ra ngay trước mắt Câu chuyện ấy được triển khai từ đầu đến cuối mạch truyện kể và di chuyển từ anh thanh niên lúc đó sang một người đàn ông từng trải, đã hiểu biết, đã thấu trải bây giờ sau rất nhiều năm, khi sự việc ngày hôm qua đã trở thành quá khứ Và độ
Trang 7chênh giữa điểm nhìn lúc đó với điểm nhìn bây giờ đã tạo ra một sự gián cách rất cần thiết cho những suy ngẫm và trăn trở
2.3.2 Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba trong tác phẩm Dưới bóng hoàng lan.
Người kể chuyện nhập thân vào thế giới cảm xúc của nhân vật (di chuyển
vào cái nhìn của Thanh, di chuyển vào cảm xúc, sự xúc động cũng như những lời đối thoại của Thanh) để tạo nên lời kể chuyện về thế giới thân thuộc xung quanh chàng: từ khu vườn, căn nhà đến bà, cô hàng xóm… Lời người kể chuyện đan xen với lời độc thoại nội tâm của nhân vật
Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt hiện lên qua đôi mắt của nhân vật Thanh Mọi đối tượng đều trở nên gần gũi, thân thiết dưới cái nhìn chan chứa tình cảm của Thanh Từ điểm nhìn của Thanh, ta nhận ra những không gian nghệ thuật trữ tình êm ả, thơ mộng Đó là thiên nhiên, là làng quê, là tình cảm với những đồ vật thân thuộc, tình cảm bà cháu và tình yêu đôi lứa Mà qua cách cảm nhận đó, ta khám phá được vẻ đẹp tâm hồn Thanh, cũng như chất trữ tình của câu chuyện- vốn là một nét nổi bật trong bút pháp truyện ngắn của Thạch Lam
Không gian làng quê, khu vườn và ngôi nhà của bà
Theo điểm nhìn và cảm nhận của Thanh, không gian làng quê, đặc biệt là khu
vườn và ngôi nhà của bà hiện lên sống động, chi tiết: “con đường gạch Bát
Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí” Vẻ đẹp của thiên
nhiên, hương thơm hoa lá được cảm nhận sống động qua thị giác, khứu giác của nhân vật Những từ ngữ miêu tả tinh tế, những so sánh gợi cảm làm hiện lên
hình ảnh ngôi nhà xưa cũ, thân thuộc “Nước mát rợi và Thanh cúi nhìn bóng
chàng lay động trong lòng bể với những mảnh trời tan tác” “Trên trường kỉ, ngọn đèn con và cái điếu cũ kĩ Con mèo già tròn mình nằm bên cạnh, mắt lim dim trong sự bình yên và nhà nhã” “Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng, lá cây rung động dưới làn gió nhẹ Một thân cây cao vút trước mặt, mùi hương thoang thoảng đưa vào” Tất cả cảnh vật, đồ vật, tới cả con mèo già cũng
đều đem tới cho con người cái cảm giác được thả mình trong bình yên, thư thái-một cảm giác mà con người hiện đại như chúng ta vẫn khao khát vô cùng!
Trở về với không gian “mát mẻ và hiền lành ấy”, Thanh thấy “mát hẳn cả
người”, thấy “bình yên và thong thả” “tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngửng lại trên bực cửa”, “tâm hồn nhẹ nhõm và tươi mát như vừa mới tắm
ở suối” Hình ảnh so sánh giúp thể hiện cảm giác nhẹ nhõm của nhân vật khi
tâm hồn được nâng đỡ, xoa dịu sau những ồn ào, mệt mỏi của đời sống phố thị, được thanh lọc trong trẻo, nguyên sơ giữa không gian thân thuộc, an lành
Mỗi cảm xúc được Thanh thể hiện khiến độc giả đồng cảm với tình yêu, nỗi
Trang 8nhớ và sự gắn bó sâu sắc với quê hương Hai năm xa nhà đi ra tỉnh mà những ấn tượng của chàng với quê hương vẫn không dễ gì phai nhạt
Không gian bình yên, thương mến của cuộc sống gia đình
Hai năm xa cách, Thanh trở về và cảm nhận tình thân với bà, dấu yêu từ
những chi tiết nhỏ Hình ảnh bà với “mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc” “đôi mắt
hiền từ dưới làn tóc trắng đưa lên nhìn cháu, âu yếm và mến thương” Lời nói
cử chỉ dịu dàng, trìu mến “cháu đã về đấy ư? Đi vào trong nhà không nắng
cháu” “con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt trời nắng thế này mà con không
đi xe ư” “bà cụ không thôi phẩy chiếc phất trần lên đầu giường…sửa chiếu và xếp lại gối” “buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi” bà giục cháu nghỉ ngơi
còn mình thì “xuống bếp làm cơm” Hình ảnh bà với mái tóc, dáng vẻ, nụ cười,
ánh mắt, lời nói, cử chỉ, hành động…tất cả đều hiện lên trong điểm nhìn của Thanh, vì thế sẽ dễ khiến người đọc nương theo cảm xúc của nhân vật mà xúc động thấm thía Tình cảm hai bà cháu dành cho nhau nhẹ nhàng, thân yêu, trìu
mến “Bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ… Bà chàng lúc nào cũng sẵn sang
chờ đợi để mến yêu chàng” Chàng “cảm động và mừng rỡ” “cảm động gần ứa nước mắt” “cảm thấy chính bà chở che cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ” Dường như sự xa cách về thời gian (2 năm), về không gian (Thanh
công tác ở tỉnh, bà ở quê) không hề làm đổi thay, phai nhạt tình yêu thương sâu đậm với bà, không làm mất đi sự thiêng liêng của tình cảm bà cháu
Không gian thơ mộng, ngọt ngào cho những rung động đầu đời trong sáng, đẹp đẽ
Dưới bóng hoàng lan là một không gian thơ mộng, ngọt ngào, gợi cảm là nơi bắt đầu và nuôi dưỡng tình cảm nhẹ nhàng, tự nhiên trong sáng, những rung động đầu đời tươi mới, lạ lùng, bỡ ngỡ, mơ hồ khi trong cảm nhận của Thanh, hình ảnh Nga luôn quấn quýt gắn liền với hương hoa hoàng lan Bóng cây hoàng
lan đã gợi nhắc anh về cô bé Nga ngày trước “chàng chợt nhớ, chạy xuống nhà
ngang gọi vui vẻ: cô Nga” Những chi tiết miêu tả lời nói, thái độ, cử chỉ của cả
hai nhân vật đều nhẹ nhàng, trìu mến: Thanh- tự nhiên ân cần “nhìn cô thiếu nữ
xinh xắn…nhìn đôi môi thắm của Nga…chuyện trò dưới bóng đèn mãi tới khuya…cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình”, Nga dịu dàng, trong sáng.
Cảm giác của Thanh với Nga khi gần gũi như tình thân “có lúc chàng lầm tường
Nga chính là em gái ruột”, khi xao xuyến dịu dàng, vương vấn với những cảm
xúc mơ hồ “có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải”.
Những rung cảm trong sáng, nhẹ nhàng ấy đã dần trở thành niềm tin của Thanh vào tình cảm của Nga dành cho chàng, chờ đợi chàng, tình cảm ấy khiến quê
hương và ngôi nhà thân thuộc sẽ ngày càng thêm gắn bó với chàng: “Thanh biết
rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước Mỗi mùa cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương”
Trang 9Lời kể: trong truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”, ưu tiên hàng đầu làm nên
nét đặc sắc trong văn phong Thạch Lam không phải là cốt truyện mà là lời kể dịu dàng, thương mến Lời kể bao hàm kể và tả, giới thiệu nhân vật, dẫn dắt dòng sự việc, miêu tả nhân vật, tập trung những biểu hiện tinh tế trong tâm trạng, tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt Lời kể và tả thể hiện thái độ trân quý, dịu dàng trước vẻ đẹp trong tâm hồn con người: tình yêu thương sâu nặng giữa
bà và cháu, tình cảm tự nhiên trong sáng giữa Thanh và Nga, cách cư xử ân tình, chu đáo, ân cần giữa các nhân vật với nhau, sự nâng niu trân trong đối với từng cảnh vật, từng kỉ niệm (con đường, bóng đèn, chiếc trường kỉ, cây hoàng lan) Chính vì thế, quyền năng biết hết của người kể chuyện toàn tri ở ngôi thứ ba có thể làm giảm tính hấp dẫn cho cốt truyện nhưng lại giúp người đọc nhanh chóng theo dõi dòng tâm tư nhân vật để có sự cảm thông, chia sẻ, mến thương
2.3.3 Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện ngắn
“Một chuyện đùa nho nhỏ” (An-tôn Sê- khốp)
Trong “Dưới bóng hoàng lan” và “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” người kể chuyện đều ở ngôi thứ ba, dù quyền năng của họ khác nhau Còn ở truyện “Một chuyện đùa nho nhỏ” người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất, đồng thời người kể chuyện cũng là một trong hai nhân vật chính của câu chuyện Người kể chuyện di chuyển điểm nhìn theo dòng hồi ức và trở về hiện tại
Từ đầu đến “còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc” là câu chuyện trong hồi ức của nhân vật Còn lại là những suy tư, nuối tiếc, trăn trở của nhân vật tôi nhiều năm sau, khi tất cả chỉ còn là kỉ niệm
Câu chuyện bắt đầu từ điểm nhìn “lúc ấy”:
Từ lần trượt tuyết đầu tiên và những lời yêu thương chân thành Nhân vật
tôi không chỉ là người chứng kiến mà còn trực tiếp tham gia vào diễn biến truyện Lần trượt tuyết đầu tiên là một tình huống nguy hiểm, đáng sợ, là thời khắc hệ trọng đối với cuộc đời họ khi họ dường như đang đối diện với sự sống
và cái chết (giờ khắc hệ trọng của sinh tử) “Làn không khí bị xé ra quật vào mặt,
gào rít bên tai dữ tợn đâm vào da buốt nhói, gió như muốn giật phăng đầu ra khỏi vai Gió ép mạnh, đến nghẹt thở Tưởng chừng như có một con quỷ nào đang giơ tay nắm lấy chúng tôi và vừa rú lên vừa kéo xuống địa ngục Mọi vật chung quanh nhập lại thành một vệt dài vun vút lao về phía sau Chỉ một giây lát nữa thôi có lẽ chúng tôi sẽ chết!” Xuất phát từ tình huống đặc biệt nguy
hiểm, đáng sợ, hệ trọng khi con người có thể tiếc nuối cả đời nếu không kịp làm,
nói những điều mình mong muốn, nên câu “Nađia, anh yêu em” là lời yêu
thương chân thành, tuyệt đối không phải là lời đùa cợt, không thể là lời đùa cợt
Tuy nhiên, những lần sau nhân vật tôi đã biến câu chuyện thành “chuyện đùa nho nhỏ”
Trang 10Lúc đầu, khi đỡ Nađia rời khỏi xe trượt tuyết, nhân vật tôi vẫn có sự đồng cảm với tâm trạng sợ hãi của Nađia, vẫn lắng nghe, quan sát và có những cử chỉ trìu mến, ân cần Nhưng khi cảm giác sinh tử qua đi, khi nhận ra tâm trạng xúc động, bối rối của Nađia, thay vì xúc động, thay vì giãi bày chân thành, thay vì biến nó thành cơ hội để cho tình cảm của hai người có thể đi xa hơn thì một nét tâm lí mới đã xuất hiện trong lòng nhân vật tôi Khi nhận ra câu nói của mình trên xe trượt tuyết có tác động mạnh tới Nađia, khiến nàng băn khoăn, bối rối
cực độ, nhân vật tôi thấy “gương mặt nàng mới ngộ nghĩnh làm sao” Đó là cảm
giác thú vị, là tâm lí hiếu thắng của ngùời đàn ông khi ý thức được sức mạnh của mình Tâm lí hiếu thắng đàn ông làm mất đi sự chân thành trong tình cảm nhân vật tôi dành cho Nađia, đó cũng là lúc anh ta dù rất hiểu Nađia nhưng không còn đồng cảm với nàng nữa
Những lần trượt tuyết sau đó, nhân vật tôi rất quan tâm tới tâm trạng của Nađia, anh ta quan sát tất cả những biểu cảm nhỏ nhất trên gương mặt, dáng vẻ Nađia, đọc được từ gương mặt, ánh mắt của nàng về sự hồ nghi, băn khoăn, đau khổ, hiểu cả khao khát tuyệt vọng của nàng khi muốn biết sự thật bằng mọi giá,
kể cả việc chấp nhận nỗi sợ hãi tột cùng trong những lần trượt tuyết tiếp theo Nađia không chỉ cảm thấy hạnh phúc được nghe lời tỏ tình mà còn băn khoăn liệu lời yêu ấy có tồn tại khách quan từ một con người cụ thể nào đó không, hay chỉ là ảo giác, là tiếng vọng của tiềm thức sâu kín trong lòng nàng Đối với Nađia, đó là câu hỏi của lòng tự trọng, của danh dự, của cuộc đời và niềm hạnh phúc- một câu hỏi rất hệ trọng, hệ trọng nhất trên đời này Nhưng sự quan tâm
và thấu hiểu không hề giúp nhân vật tôi đồng cảm với Nađia Không còn thành thực, xúc động như lần trượt tuyết đầu tiên, “tôi” đã tính toán, sắp đặt một cách
đầy thích thú, biến câu nói chân thành của chính mình thành trò đùa cợt: “cũng
đúng vào lúc chiếc xe lao nhanh nhất, tiếng gió gào rít ghê ghớm nhất, tôi lại nói…”, “tôi lấy chiếc khăn tay che miệng đi, rồi khẽ đằng hắng lên mấy tiếng,
và khi xe lao xuống lưng chừng đồi, tôi còn kịp nói…”, “mỗi lần xe lao từ trên đồi xuống, tôi lại thì thào nhắc lại những lời đó…” Những quan sát tinh kĩ của
nhân vật tôi không xuất phát từ sự lo lắng, xót thương cho nỗi sợ hãi, băn khoăn của Nađia mà chỉ vì sự tò mò, thích thú kiểm chứng tác động câu nói của mình đối với nàng Sự thấu hiểu của nhân vật tôi với những diễn biến day dứt, đau khổ trong tâm trạng Nađia không giúp anh ta có thêm sự cảm thông với Nađia
mà chỉ để tăng thêm niềm thích thú trong cái tôi đàn ông khi đồng nhất những tác động ấy với sức mạnh của anh ta Những quan sát tinh sắc giúp nhân vật vẫn đặt điểm nhìn trong ý thức của Nađia để hiểu rõ tâm trạng nàng nhưng không nhằm tới sự cảm thông với Nađia mà chỉ nhằm thỏa mãn tâm lí hiếu thắng trong cái tôi của chính mình Từ đây, nhân vật tôi đã tự đánh mất sự đồng cảm với Nađia, không còn xót thương cho nỗi sợ hãi, sự băn khoăn đau khổ của Nađia,