1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh rèn kỹ năng nói trong giờ dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 ở trường thpt tĩnh gia 4

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn Kĩ Năng Nói Trong Giờ Dạy Học Ngữ Văn Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Lớp 10 Ở Trường THPT Tĩnh Gia 4
Tác giả Lê Thị Hương
Trường học Trường THPT Tĩnh Gia 4
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 3,91 MB

Cấu trúc

  • 1. MỞ ĐẦU (5)
    • 1.1. Lí do chọn đề tài (5)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu (5)
    • 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (6)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (6)
  • 2. NỘI DUNG (6)
    • 2.1. Cơ sở lí luận dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh (6)
      • 2.1.1 Khái niệm dạy học theo định hướng PTNL (6)
      • 2.1.2. Vai trò của giáo viên môn Ngữ văn trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh (6)
    • 2.2. Cơ sở lý luận về ngôn ngữ nói (7)
      • 2.2.1. Khái niệm về ngôn ngữ nói (7)
      • 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng nói (7)
    • 2.3. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm (9)
      • 2.3.1. Chương trình Ngữ văn lớp 10 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (9)
      • 2.3.2. Thực trạng về việc tổ chức các hoạt động nói ở trường THPT (9)
      • 2.3.3. Thực trạng về việc tổ chức các HĐ nói ở trường THPT Tĩnh Gia 4 (10)
    • 2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề (11)
      • 2.3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp rèn kĩ năng nói trong giờ dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho HS lớp 10 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 (11)
      • 2.3.2. Phương pháp xây dựng giải pháp rèn kĩ năng nói trong giờ dạy học Ngữ văn theo ĐHPTNL cho HS lớp 10 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 (11)
    • 2.4. Hiệu quả của sáng kiến (20)
      • 2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục HS (20)
      • 2.3.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường (22)
  • 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (22)
    • 3.1. Kết luận (22)
    • 3.2. Những đề xuất – kiến nghị (23)
      • 3.2.1. Đối với nhà trường (23)
      • 3.2.2. Đối với Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thanh Hóa (23)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (24)

Nội dung

NỘI DUNG

Cơ sở lí luận dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Dạy học theo định hướng PTNL là dạy học định hướng kết quả đầu ra, chú trọng NL vận dụng tri thức vào thực tiễn Dạy học theo định hướng PTNL là mô hình dạy học nhằm phát triển tối đa năng lực của người học, trong đó người học tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy[2- trang 5].

Trong dạy học theo định hướng PTNL môn Ngữ văn thường sử dụng các phương pháp dạy học như: dạy học nêu vấn đề, dạy học theo dự án, phương pháp tự học của học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp [2- trang 5].

2.1.2 Vai trò của giáo viên môn Ngữ văn trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Trong chương trình dạy học theo định hướng PTNL hiện nay, hoạt động dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò là người định hướng và tổ chức cho HS các hoạt động liên tiếp sáng tạo, phù hợp và hấp dẫn để học sinh chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực tư duy, trí tuệ Như vậy sản phẩm đầu ra quan trọng của giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông trong thời đại ngày nay không chỉ là những thế hệ trẻ “biết được gì” mà còn phải “làm được gì”, nghĩa là coi trọng ở tiêu chí năng lực Giáo viên bộ môn Ngữ văn cũng đóng vai trò chủ đạo trong dạy học góp phần hình thành những năng lực cho học sinh Bằng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, giáo viên giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức bộ môn từ đó góp phần hình thành phát triển những năng lực chung cũng như những năng lực chuyên môn đặc thù.

Dạy học theo định hướng PTNL cho học sinh là một quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục; các năng lực của học sinh THPT sẽ được tích lũy qua nhiều bài học trong chương trình Ngữ văn phổ thông Có những bài học mà ở đó sau khi học xong và hoàn thành tốt các nhiệm vụ, học sinh sẽ phát triển được nhiều năng lực và các tiết dạy học Nói trong giờ dạy học Ngữ văn là một bài học quan trọng giúp HS phát triển kĩ năng Nói để các em tự tin hơn khi giao tiếp cũng như chủ động hơn trong việc thể hiện giá trị của bản thân Tuy nhiên thực tế dạy và học bài này đang có nhiều hạn chế Vậy nên việc giáo viên vận dụng các Phương Pháp dạy học để tổ chức tốt các hoạt động học tập cho học sinh để nâng cao hiệu quả bài học và PTNL là một yêu cầu cấp thiết.

Cơ sở lý luận về ngôn ngữ nói

2.2.1 Khái niệm về ngôn ngữ nói

Theo Nguyễn Quang Uẩn, “ngôn ngữ nói là ngôn ngữ hướng vào người khác là chủ yếu, nó được biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác”[9- Trang 12] Ngôn ngữ nói có hai loại:

- Ngôn ngữ đối thoại: Là loại ngôn ngữ giữa hai hay một số người với nhau)[9- Trang 12] Loại ngôn ngữ này có những đặc điểm tâm lí riêng: trong quá trình đối thoại có sự thay đổi vị trí và vai trò của mỗi bên Chính sự thay đổi này có tác dụng hỗ trợ, giúp cho hai bên dễ hiểu nhau hơn, người nói và người nghe luôn được gặp mặt trực tiếp (nếu là đối thoại trực tiếp) Ngoài tiếng nói ra còn có phương tiện hỗ trợ cho ngôn ngữ như: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt (nếu là đối thoại gián tiếp thì không có đặc điểm này) Do đó, người nói có thể trực tiếp thấy được phản ứng của người nghe, từ đó có thể điều chỉnh lời nói của mình

- Ngôn ngữ độc thoại: là loại ngôn ngữ mà trong đó, một người nói và những người khác nghe Đó là loại ngôn ngữ liên tục, một chiều mà không có sự hỗ trợ ngược trở lại Người nói cần có sự chuẩn bị trước về nội dung hình thức và kết cấu của những điều định nói, đôi khi phải tìm hiểu trước về đối tượng (đối tượng người nghe) Ngôn ngữ cần trong sáng, dễ hiểu, chính xác[9- Trang 12] Ngôn ngữ nói độc thoại có thể tạo những căng thẳng nhất định cho cả người nói và người nghe, vì vậy người nói cần chuẩn bị trước, theo dõi ngôn ngữ của chính mình và phản ứng của người nghe, còn người nghe cần tập trung chú ý trong một thời gian dài

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng nói

Có nhiều cách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KNN của một học sinh. Các tài liệu tâm lí giáo dục học xác định: Trong nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, có ba yếu tố quan trọng nhất là: Động cơ học tập, thái độ học tập và chiến lược học tập[9- Trang 15] Theo đó, việc rèn luyện KNN của học sinh cũng chịu sự chi phối của ba nhân tố này

Góc độ giáo dục ngôn ngữ lại xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KNN của một cá nhân bao gồm các yếu tố về con người, nội dung nói và các yếu tố ngoại tác trong đó:

Yếu tố con người: Bao gồm các vấn đề về nhân khẩu học, phát âm, nhịp điệu, tốc độ nói, kinh nghiệm nói, sự chuẩn bị và tâm lí khi nói Trong đó phát âm có ảnh hưởng lớn nhất đến KNN của một cá nhân[9- Trang 36] Chất giọng, độ cao thấp(lên giọng, xuống giọng), nhịp điệu, âm sắc, tính kịch liệt( trong sự hưởng ứng hay phản kháng), cách chuyển tông điệu đều có ý nghĩa rất quan trọng Để rèn luyện tốt KNN, HS cần nhận thức rằng không nên chỉ cố gắng học thuộc lòng toàn bộ nội dung bài viết mà hãy biết điều khiển giọng nói của mình.Trong rèn luyện KNN, giáo viên cần hướng dẫn HS cách tự đúc rút kinh nghiệm sau mỗi lần thực hiện việc nói tự do hoặc nói theo chủ đề

- Nội dung nói: Là một nhân tố thiết yếu Để có tính hấp dẫn, thu hút người nghe thì nội dung nói cần đảm bảo tính thiết thực, đặc sắc, mới lạ và độc đáo Bố cục và trình bày nội dung nói cần được sắp xếp theo một tổ chức nhất định, rõ ràng, logic, hợp lí Khi nói, người nói cần đảm bảo tính nhất quán về nội dung được nhắc đến, cụ thể là cần có sự tương đồng giữa các nội dung cơ sở lí thuyết, thực trạng, phân tích, đánh giá.

- Các yếu tố ngoại tác: Các yếu tố ngoại tác như người nghe, không gian, thời gian nói, các phương tiện công nghệ hỗ trợ có những ảnh hưởng quan trọng đến việc rèn luyện KNN Trong đó, người nghe là tác nhân có ảnh hưởng lớn nhất Sử dụng công nghệ thông tin vào việc minh họa, hỗ trợ cho phần trình bày bằng lời cũng ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả và chất lượng nói Việc sử dụng các công cụ trình chiếu, các hình ảnh minh họa cho bài phát biểu sẽ giúp người nghe hiểu rõ hơn về nội dung đang được nói đến và người nói sẽ dễ dàng tương tác với người nghe.

2.2.3 Các giai đoạn rèn luyện kĩ năng nói

Nói là hoạt động tạo lập văn bản bằng âm thanh ngôn ngữ [9- Trang 41]. Đây là việc học sinh vận dụng kiến thức đã học về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp vào thực tế giao tiếp Việc rèn KNN cần được phối hợp chặt chẽ với các KN khác, tiến hành từng bước, thường xuyên để học sinh vận dụng vào giao tiếp hàng ngày Vì vậy, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, tổ chức để học sinh có cơ hội rèn luyện KNN Việc rèn luyện KNN cho học sinh trong môn Ngữ văn có thể được tiến hành theo ba giai đoạn, mỗi giai đoạn có mục đích, nhiệm vụ khác nhau và có cách thức tiến hành riêng Quy trình này có thể được áp dụng trước hết vào hoạt động nói theo chủ đề a Giai đoạn 1 : Chuẩn bị nói (Pre-speaking) Đây khâu học sinh chuẩn bị các điều kiện trước khi nói, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của quá trình nói Chuẩn bị cho việc nói bao gồm:

Chuẩn bị nội dung: Để nội dung nói mang tính thuyết phục và tạo cảm hứng cho người nghe, người nói phải chuẩn bị đủ thông tin về chủ đề, nắm vững và hiểu chính xác các thông tin Nếu học sinh biết trước đề tài, chủ đề nói, các em có thể thêm vào chủ đề những thông tin bổ sung, thông tin mới, những ý tưởng, câu chuyện dí dỏm có ý nghĩa để chứng minh rõ thêm, làm phong phú thêm cho vấn đề cần phải trình bày Người nói cần có sự chuẩn bị về bố cục của phần nội dung sẽ trình bày: Phần mở, phần thân và kết luận.

Tập luyện nói: Là một việc quan trọng và cần thiết, nhưng HS thường bỏ qua công việc này KNN phải luôn được đặt trong hoạt động giao tiếp và việc luyện nói một cách nghiêm túc và thường xuyên là yếu tố then chốt giúp nâng cao KNN của mỗi người Trong quá trình luyện nói, người nói có thể ghi chú, ước tính thời gian và chỉnh sửa những chỗ cần thiết về nội dung và cách thể hiện Ngoài ra, việc tập luyện sẽ giúp người nói nhận ra được những khó khăn và hạn chế của mình trong lúc phát biểu Theo đó, cách tốt nhất là mỗi học sinh nên ghi hình lại quá trình luyện nói của mình, tự xem lại để rút kinh nghiệm và nhờ người khác góp ý

Chuẩn bị tâm lí trước khi nói: Dù là lần đầu tiên hay đã nhiều lần phát biểu thì chúng ta đều không tránh khỏi áp lực tâm lí khi đứng trước đám đông.

Dù đối tượng nghe là ai cũng đều tạo sức ép đối với người trình bày Chính vì thế, chuẩn bị về tâm lí là điều quan trọng để có được một phần trình bày tốt trước mọi người Giai đoạn chuẩn bị nói cần đến sự tự giác và ý thức chủ động của học sinh Giáo viên có vai trò là người định hướng và nhắc nhở học sinh tự điều chỉnh Hầu hết HS đều chuẩn bị nói ngoài giờ học trên lớp Tuy nhiên, nếu có điều kiện, giáo viên cũng cần thị phạm sự chuẩn bị của mình trong những hoạt động nói nào đó (ở đó có sự chứng kiến của học sinh).Từ đó, học sinh sẽ được khuyến khích việc chuẩn bị chu đáo các phần nói của mình b Giai đoạn 2: Luyện nói có kiểm soát (Controlled practice) Đây là giai đoạn chính của việc rèn luyện KNN Học sinh cần được luyện tập cả việc nói theo chủ đề và nói tự do Trên lớp, trong các giờ luyện nói (thuộc các bài học Làm văn trong chương trình Ngữ văn), thông thường hình thức rèn luyện KNN chủ yếu là hoạt động theo cặp, nhóm dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên Việc kiểm soát quá trình rèn luyện là để thúc đẩy sự tiến bộ chứ không nhằm mục đích đánh giá c Giai đoạn 3: Luyện nói tự do (Free practice) Đây là một bước rèn luyện KN, cũng là giai đoạn sản sinh lời nói (Production) Trong rèn luyệnKNN, giai đoạn này người nói tham gia vào các tình huống giao tiếp phong phú của đời sống để rèn luyện KNN của mình Do vậy, giáo viên cần mở rộng các loại hình hoạt động để thúc đẩy việc nói của học sinh, hoàn thiện KNN cho học sinh, giúp học sinh vận dụng vốn kiến thức cá nhân và các phương pháp đã rèn luyện vào hoạt động giao tiếp hàng ngày, trước hết là giao tiếp trong giờ học,lớp học Giáo viên cần là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động để học sinh tự luyện nói.

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.3.1 Chương trình Ngữ văn lớp 10 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Tổng cả năm có 105 tiết Trong đó trừ các tiết ôn tập và kiểm tra, trả bài thì số tiết đọc văn là 52 tiết, số tiết thực hành Tiếng Việt 8 tiết, làm văn 31 tiết trong đó số tiết dành cho hoạt động nói và nghe chỉ có 9/31 tiết ở cả năm (SGK Ngữ văn tập 1 có 5 tiết nói và nghe SGK Ngữ văn tập 2 có 4 tiết nói và nghe)

Như vậy, thời gian dành cho việc rèn kĩ năng nói rất ít nên cần có phương pháp dạy học phù hợp.

2.3.2 Thực trạng về việc tổ chức các hoạt động nói ở trường THPT

Thực tế ở các trường học nói chung, các trường THPT nói riêng, học sinh ngại nói trong giờ học, có tâm lí ngượng ngùng, dè dặt vì sợ nói sai, không có đủ thông tin để diễn đạt Sự thiếu tự tin đó bắt nguồn từ sự hạn chế về vốn sống,vốn hiểu biết và kinh nghiệm giao tiếp, ít giao lưu trong gia đình, tập thể dẫn đến việc học sinh không chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện các chủ đề,hình thức nói Các hoạt động tập thể cần đến việc trao đổi, thảo luận, diễn thuyết, hùng biện ít và khó được tổ chức nên học sinh không có nhiều điều kiện để rèn luyện KNN

Số lượng học sinh ở mỗi lớp học khá đông nên việc rèn luyện KNN cho từng học sinh còn hạn chế

Một bộ phận giáo viên thường chỉ chú trọng rèn luyện KN đọc và viết, chưa có phương pháp phù hợp, sáng tạo để khuyến khích, tạo điều kiện và phát triển NL nói cho học sinh

2.3.3 Thực trạng về việc tổ chức các HĐ nói ở trường THPT Tĩnh Gia 4

Tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu khảo sát để đánh giá năng lực nói (Phụ lục 2) từ 85 HS của hai lớp 10B4 và 10B2 với kết quả thể hiện như bảng sau:

Câu Lựa chọn Số học sinh Tỷ lệ % Ghi chú

1.Em có yêu thích tiết học Nói trong các giờ học môn Ngữ Văn không?

2 Em có thường được tham gia vào các hoạt động nói trong giờ học môn Ngữ Văn không?

3 Em có cảm thấy khó khăn khi chuẩn bị nội dung trước khi thực hành nói hay không?

4 Em có cảm thấy khó khăn khi tham gia làm việc nhóm cùng các bạn hay không

5 Em có cảm thấy tự tin khi thực hành nói trong các tiết học ngữ văn?

6 Em có thường xuyên nhận được những góp ý, nhận xét tích cực từ thầy (cô) giáo và các bạn sau mỗi giờ thực

7 Các em có thấy các tiết học nói thú vị và bổ ích cho bản thân không?

8 Em có mong muốn thay đổi đối với các tiết học nói của môn Ngữ

Qua thực tế giảng dạy và kết quả khảo sát ở hai lớp học cho thấy năng lực nói của HS đang còn yếu, HS thiếu tự tin và chưa hào hứng nhiều với việc nói. Thời gian tiết luyện nói trong chương trình Ngữ văn 10 có hạn (45 phút) không tạo được điều kiện cho tất cả học sinh được nói Sách giáo viên cũng chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc dạy kỹ năng nói Do vậy mà một tiết luyện nói chỉ hiệu quả với những em khá, giỏi, chăm chỉ trong lớp còn những học sinh lười sẽ thụ động Dù có hoạt động thảo luận nhóm thì những em yếu cũng ít tham gia, điều này sẽ khiến giờ học không đạt được kết quả như mong muốn Vì vậy tôi đã tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy để phát triển NL nói cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả học tập, tạo nền tảng tốt cho việc giao tiếp của các em ở trường học cũng như trong đời sống xã hội.

Các giải pháp để giải quyết vấn đề

2.3.1 Cơ sở xây dựng giải pháp rèn kĩ năng nói trong giờ dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho HS lớp 10 ở trường THPT Tĩnh Gia 4

Căn cứ vào yêu cầu về kết quả cần đạt của các tiết dạy nói và nghe trong chương trình Ngữ văn lớp 10- Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống là: Học sinh nắm vững và biết cách nói- nghe linh hoạt; có khả năng nghe và đánh giá nội dung cũng như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; có chủ kiến và thái độ tranh luận phù hợp

Căn cứ vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của Bộ GD & ĐT. Theo tôi, đổi mới PP dạy học trước hết là sự đổi mới người thầy, đổi mới cách chuẩn bị giờ dạy của giáo viên, thay đổi cách tổ chức hoạt động của học sinh, thay đổi phương pháp học của học sinh để vừa đảm bảo tính ổn định và linh hoạt trong hoạt động dạy học Điều đó có nghĩa là trong hoạt động dạy và học, giáo viên cần áp dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt và sáng tạo, tùy thuộc vào nội dung dạy học, đối tượng học sinh, mục đích của bài học để tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao nhất có thể

2.3.2 Phương pháp xây dựng giải pháp rèn kĩ năng nói trong giờ dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho HS lớp 10 ở trường

THPT Tĩnh Gia 4 a Chuẩn bị trước khi nói Đây là giai đoạn giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị giới thiệu, thuyết trình, trình bày nội dung Khâu chuẩn bị trước khi nói rất quan trọng vì vậy Giáo viên cần trang bị cho học sinh những kĩ năng nói theo các bước sau:

* Chuẩn bị nội dung nói: thực hiện nhiệm vụ của bài tập nêu trong sách giáo khoa hoặc bài tập giáo viên giao, xác định đề tài (nói cái gì?), xác định đối tượng giao tiếp( nói trong hoàn cảnh nào?), xác định mục đích giao tiếp (nói để làm gì?), tìm thông tin phục vụ vấn đề, tìm các phương tiện phù hợp…

Chuẩn bị nội dung nói trước hết cần tìm ra chủ đề cho bài nói HS cần xác định các nhiệm vụ trong Sách giáo khoa/ nhiệm vụ GV giao, đồng thời xem xét trong ngân hàng ý tưởng( trao đổi với các bạn trong lớp, với gia đình, quan sát thực tế đời sống xung quanh mình, xem các phương tiện thông tin đại chúng ), chú ý tới những vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người… để chọn chủ đề

Sau khi đã chọn được chủ đề, giáo viên hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:

+ Tập hợp các thông tin về chủ đề: Thông tin có thể do người nói trực tiếp quan sát thực tế, chứng kiến sự việc, ghi chép, lưu giữ Thông tin cũng có thể do các cơ quan, tổ chức chính quyền, tổ chức xã hội và người dân cung cấp. Khi tổng hợp thông tin cần chú ý lựa chọn những thông tin hướng tới làm rõ chủ đề nói

+ Xác định người nghe là ai: Việc xác định này nhằm mục đích trả lời câu hỏi: Người nghe đã biết gì về vấn đề mà mình sẽ trình bày Mình muốn họ biết điều gì? Những thông tin nền mà mình phải cung cấp.

+ Kiểm soát, đánh giá thông tin: Cần phải chắc chắn rằng các thông tin phải chính xác Muốn như vậy phải tập hợp thông tin từ những tài liệu đáng tin cậy và đã được kiểm soát (như trong các văn bản cho phép phát hành, trong các luận văn, luận án đã được bảo vệ trước hội đồng đánh giá; các nguồn tin từ các tổ chức pháp nhân và các cá nhân đủ tư cách cung cấp hoặc phát ngôn Nếu số liệu tự mình thu thập, đo đạc thì các công cụ phải đáng tin cậy và phải trích nguồn rõ ràng Có thể sử dụng cả những nguồn thông tin hỗ trợ

+ Sắp xếp thông tin: Khi làm việc này cần trả lời câu hỏi: đâu là thứ tự tốt nhất để trình bày thông tin của mình? Có thể kết hợp những yếu tố truyền thông ở đâu?

+ Quyết định về phương tiện truyền thông sẽ sử dụng (nếu có): Ở thao tác này HS cần trả lời câu hỏi: Bạn quyết định phương tiện truyền thông nào sẽ được sử dụng trong bài thuyết trình? Clip, phần mềm, các dạng phương tiện nào có thể sử dụng và giúp bạn đạt được hiệu quả tốt nhất khi thể hiện luận điểm của mình

Chẳng hạn, trong Bài 3 - Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận, SGK Ngữ văn 10 (tập 1), bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, ở phần Nói và nghe: “Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau”, học sinh có thể kế thừa phần viết: “ Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm” để lựa chọn một trong những chủ đề sau:

CĐ 1: Từ bỏ một thói quen (Nên hay không nên duy trì thói quen lướt mạng xã hội 1 tiếng/ ngày; Phong trào check-in khi đi du lịch, nên hay không?; Nên hay không nên phạt học sinh trang điểm khi đến trường? )

CĐ 2: Từ bỏ một quan niệm (Có nên khuyến khích thần tượng siêu anh hùng Hollywood cho giới trẻ? Nên hay không nên thỏa hiệp với bố mẹ về ước mơ, tương lai của bản thân? )

Với các đề tài thảo luận trên, học sinh được gián tiếp trải nghiệm các tình huống thực tiễn trong đời sống Chẳng hạn, với đề tài “Có nên khuyến khích thần tượng siêu anh hùng Hollywood cho giới trẻ?”, học sinh sẽ rất hứng thú vì Phim hành động Hollywood từ lâu đã chiếm trọn thị phần phim ảnh trên thế giới Nhân vật siêu anh hùng có ảnh hưởng lớn đến giới trẻ (từ nhận thức đến lời nói, hành động) Các siêu anh hùng cổ vũ người trẻ có những ước mơ táo bạo, bồi dưỡng niềm tin vào cuộc sống Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại cho rằng hành động bạo lực trong phim cần có sự kiểm soát, cấm đoán Vấn đề đặt ra là việc thần tượng một nhân vật không có thật và thường xuyên phải sử dụng hành động bạo lực để bảo vệ công lí có nên được khuyến khích ở giới trẻ hay không? Với vai trò là người trong cuộc, học sinh sẽ có những kiến giải để bảo vệ quan điểm đồng tình hay bác bỏ Từ đó, học sinh sẽ có nhận thức đúng đắn về vấn đề

Hiệu quả của sáng kiến

2.4.1 Đối với hoạt động giáo dục HS

Qua quá trình dạy học, với việc rèn kỹ năng nói cho HS, tôi nhận thấy đây là một phương pháp dạy và học hữu hiệu, học sinh tự tin hơn, nhanh nhẹn hoạt bát hơn khi giao tiếp, chủ động thể hiện được quan điểm của mình trước tập thể. Chính vì thế mà hiệu quả của hoạt động giáo dục đã được nâng lên. a Kết quả định lượng

Tôi đã tiến hành kiểm tra đối chứng ở các lớp 10 về thực hành kĩ năng nói như sau:

Khối lớp Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Kiểm tra đối chứng

10 B2(TN) – 42 HS B4 (ĐC) - 43 HS KT

Kết quả thu được tôi đã mô hình hóa thành biểu đồ để dễ so sánh hơn:

Rất tự tin Tự tin Bình thường Chưa tự tin

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Hình 2: Biểu đồ so sánh kết quả thực hành kĩ năng nói b Kết quả định tính

* Cách thức đánh giá: Giáo viên sử dụng phiếu khảo sát (Thời gian làm bài: 15 phút) để kiểm tra đánh giá sự tự tin trong giao tiếp( nói) của học sinh (lớp 10B2 và 10B4) Kết quả khảo sát như bảng sau:

Bảng 1: Thái độ của học sinh lớp 10 khi được rèn kỹ năng nói trong tiết học Ngữ văn ở trường THPT Tĩnh Gia 4 năm học 2023-2024

Cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp

Cảm thấy bình thường khi giao tiếp

Không tự tin khi giao tiếp

Qua bảng trên ta có thể thấy có tới 94.2% số HS cảm thấy hứng thú với việc rèn kĩ năng nói, chỉ có 5.8% số HS cảm thấy bình thường và không có HS nào là không tự tin sau khi được rèn luyện Có 82.4% số HS cảm thấy rất hiệu quả sau khi được rèn luyện kĩ năng nói, 17.6% số HS có chuyển biến tốt, không có HS nào không có chuyển biến Như vậy, việc rèn kĩ năng nói đã góp phần trong việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh, giúp các em chủ động, tự tin thể hiện bản thân khi giao tiếp. c Tác động của việc rèn kĩ năng Nói đối với học sinh

Kết quả được thống kê trong bảng dưới đây:

Bảng 2: Tác động của việc rèn kĩ năng Nói đối với học sinh trong tiết họcNgữ văn lớp 10 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 năm học 2023-2024

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý

Qua bảng trên, có thể nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng Nói đã tác động rất tích cực đến quá trình học văn cũng như sự tự tin, tích cực của học sinh.

Tất cả 100% đều tự tin và yêu thích học tập bộ môn hơn vì được rèn luyện kĩ năng nói Trong khi đó có 17.65 % học sinh tự tin và có tới 82.35% học sinh hoàn toàn tự tin nhờ việc được rèn kĩ năng nói.

Như vậy, việc rèn kỹ năng kĩ năng nói trong tiết học môn Ngữ văn cho

HS lớp 10 ở Trường THPT Tĩnh Gia 4 đã góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục, giúp HS phát triển kĩ năng giao tiếp để tự tin, chủ động đón nhận tương lai

2.3.2 Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Sáng kiến kinh nghiệm đã đề cập và tìm hiểu một vấn đề quan trọng thiết thực đối với công việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn của giáo viên và đối với việc học đọc văn của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 4.

Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục một cách sáng tạo và hiệu quả.Tạo dựng được những tiết học phát huy tính tích cực, làm tăng hứng thú học tập cho học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học, đặc biệt khuyến khích những em học yếu, nhút nhát chủ động, tự tin hơn Đó là một thành công đáng kể của bản thân và cũng là của sáng kiến.

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thái độ của học sinh lớp 10 khi được rèn kỹ năng nói trong tiết học Ngữ văn ở trường THPT Tĩnh Gia 4 năm học 2023-2024 - skkn cấp tỉnh rèn kỹ năng nói trong giờ dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 ở trường thpt tĩnh gia 4
Bảng 1 Thái độ của học sinh lớp 10 khi được rèn kỹ năng nói trong tiết học Ngữ văn ở trường THPT Tĩnh Gia 4 năm học 2023-2024 (Trang 21)
Bảng 2: Tác động của việc rèn kĩ năng Nói đối với học sinh trong tiết học Ngữ văn lớp 10 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 năm học 2023-2024 - skkn cấp tỉnh rèn kỹ năng nói trong giờ dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 ở trường thpt tĩnh gia 4
Bảng 2 Tác động của việc rèn kĩ năng Nói đối với học sinh trong tiết học Ngữ văn lớp 10 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 năm học 2023-2024 (Trang 21)
1. Hình ảnh giáo viên hướng dẫn luật tranh biện - skkn cấp tỉnh rèn kỹ năng nói trong giờ dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 ở trường thpt tĩnh gia 4
1. Hình ảnh giáo viên hướng dẫn luật tranh biện (Trang 33)
4. Hình ảnh học sinh thuyết trình - skkn cấp tỉnh rèn kỹ năng nói trong giờ dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 ở trường thpt tĩnh gia 4
4. Hình ảnh học sinh thuyết trình (Trang 35)
5. Hình ảnh học sinh tranh biện - skkn cấp tỉnh rèn kỹ năng nói trong giờ dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 ở trường thpt tĩnh gia 4
5. Hình ảnh học sinh tranh biện (Trang 36)
6. Hình ảnh trao giải thưởng cho học sinh - skkn cấp tỉnh rèn kỹ năng nói trong giờ dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 ở trường thpt tĩnh gia 4
6. Hình ảnh trao giải thưởng cho học sinh (Trang 37)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w