PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG CHUYÊN ĐỀ MÔN TIN HỌC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH T
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
CHUYÊN ĐỀ MÔN TIN HỌC
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG CHƯƠNG
TRÌNH TIN HỌC LỚP 6
GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ
NĂM HỌC 2023 - 2024
Trang 2BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
“SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC LỚP 6”
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh chóng của tri thức nhân loại
và sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin làm cho mô hình dạy học theo tiếp cận nội dung không còn phù hợp nữa Dạy học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực của học sinh là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ về chất của ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI Dạy học ngày nay không chỉ có nhằm đến giúp học sinh “biết được cái gì
mà còn phải nhắm tới cái đích cao hơn là họ phải “làm được” cái gì với ý thức và phẩm chất của người lao động mới – người lao động tri thức trong thời đại kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Đây vừa là mục tiêu, động cơ dạy – học, vừa là khó khăn
và cũng vừa là thách thức mới cho Ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta và của toàn xã hội
Nghị quyết số 29 kì họp Quốc hội lần thứ Tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI ra đời đã tạo ra một hành lang pháp lí để toàn Đảng, toàn dân và trước hết là để toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung toàn tâm, toàn ý thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện Có thể nói, đây là một trong những cuộc cách mạng lớn về giáo dục và đào tạo ở nước ta kể từ khi hệ thống giáo dục quốc dân ra đời Sự thật là việc dạy theo mô hình tiếp cận nội dung không còn phù hợp nữa Việc học bây giờ của học sinh trong nhà trường không còn là thụ động, các
em không chỉ ngồi im một chổ để nghe thầy cô giáo thuyết giảng và chỉ học thuộc lòng những dòng chữ dày đặc đã được in trong cuốn sách giáo khoa Ngược lại, bây giờ, học sinh được hoạt động để chủ động lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp
Năm học 2023-2024 là năm thứ 3 bậc học THCS thực hiện việc giảng dạy chương trình phổ thông 2018 đối với lớp 6 Chương trình phổ thông 2018 đang dần thực hiện từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển từ cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra
Trang 3đánh giá kết quả học tập, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục
Trong quá trình thực hiện chương trình phổ thông 2018 giáo viên đóng vai trò
vô cùng quan trọng, là người trực tiếp giảng dạy mỗi giáo viên cần phải làm rõ: Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực là gì? Giáo viên cần phát triển những phẩm chất và năng lực gì cho học sinh? Sử dụng các phương pháp dạy học nào để phát triển được phẩm chất năng lực của học sinh?
Để bước đầu thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018, giúp học sinh phát triển những phẩm chất và năng lực đã nêu ở trên đồng thời vận dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong giảng
dạy môn tin học lớp 6, tôi xin trình bày chuyên đề: “Sử dụng một số phương pháp
dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong chương trình tin học lớp 6”.
II THỰC TRẠNG
1 Thuận lợi.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ban giám hiệu nhà trường có sự quan tâm, chú trọng tới việc đổi mới phương pháp dạy học và thực hành nên trong những năm qua môn tin học được quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị dạy học
- Giáo viên được tạo điều kiện học tập bồi dưỡng thường xuyên các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh theo chương trình phổ thông mới 2018
- Phần lớn các em học sinh lớp 6 đã được học tập môn tin học ở tiểu học nên dễ dàng làm quen, có ý thức học tập tốt, luôn tìm tòi học hỏi những kiến thức mới và hứng thú với môn học
2 Khó khăn:
- Số lượng học sinh trong một lớp còn khá đông, số lượng máy còn ít, một số máy đã cũ hay hư hỏng, diện tích phòng hẹp ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dạy học
- Về thái độ học tập, do các em là học sinh đầu cấp nên rất nhiều em chưa làm quen môi trường học tập mới nhiều em ngại khi sử dụng máy tính dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao
3 Khắc phục:
a Về mặt cơ sở vật chất:
Trong đầu năm học 2023-2024 nhà trường đã tiến hành sửa chữa, bổ sung hiện nay đã có tổng số 20 bộ máy vi tính, đồng thời đã tiến hành sử chữa hệ thống mạng nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy học
Trang 4b Về phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Theo Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Bộ giáo dục đào tạo(1) chương trình giáo dục
định hướng phát triển năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức
các phẩm chất chủ yếu, bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, và trách
nhiệm Chương trình môn tin học căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất trong
chương trình tổng thể, tìm kiếm các cơ hội để lồng ghép, tích hợp giáo dục phẩm chất cho học sinh trong các chủ đề học tập, hoạt động giáo dục của môn học Với đặc thù môn học, giáo dục tin học có lợi thế giúp học sinh phát triển các phẩm chất như:
chăm chỉ, trung thực, và trách nhiệm qua nội dung dạy học liên quan tới môi trường
công nghệ máy tính – kĩ thuật số mà con người đang sống và những tác động của nó; qua các hoạt động thực hành, lao động và trải nghiệm nghề nghiệp; qua các nội dung đánh giá và dự báo phát triển của lĩnh vực CNTT&TT
Môn Tin học cũng góp phần phát triển các năng lực chung, bao gồm: tự chủ và
tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo Ở cấp trung học cơ sở học
sinh có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản để hoà nhập, thích ứng với xã hội số; tạo được sản phẩm số phục vụ bản thân và cộng đồng; bước đầu có tư duy điều khiển các thiết bị số Năng lực tin học đạt được ở cuối cấp trung học cơ sở góp phần chuẩn
bị cho học sinh học tiếp giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học trường nghề hoặc tham gia lao động với năng lực cụ thể sau đây:
- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
- NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
- NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
- NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;
- NLe: Hợp tác trong môi trường số.
Để phát triển những phẩm chất và năng lực trên, giáo viên cần áp dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học nào? Theo H.V.Sơn và cộng sự (2018)(2), các
Trang 5Phương pháp dạy học phát triển năng lực học phổ thông được hệ thống hoá thành 5 nhóm phương pháp tiêu biểu, cụ thể là:
Nhóm phương pháp dạy học thông báo – thu nhận;
Nhóm phương pháp dạy học làm mẫu – tái tạo;
Nhóm phương pháp dạy học khuyến khích – tham gia;
Nhóm phương pháp dạy học kiến tạo – tìm tòi
Nhóm phương pháp tình huống – nghiên cứu.
Với mỗi nhóm phương pháp dạy học nêu trên có thể có nhiều phương pháp dạy học
cụ thể khác nhau, và các phương pháp dạy học này đều có thể sử dụng và khai thác một cách hiệu quả trong các hoạt động dạy học cho môn tin học nói riêng (và cả các môn học/hoạt động giáo dục khác nói chung) Một số phương pháp dạy học đã và đang được áp dụng phổ biến trong dạy học môn tin học gần đây như:
1 Thông báo, trình diễn, trực quan;
2 Đàm thoại gợi mở;
3 Dạy học giải quyết vấn đề;
4 Dạy học thực hành;
5 Dạy học chương trình hoá;
6 Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ;
7 Dạy học thông qua trò chơi;
8 Đóng vai, diễn kịch và mô phỏng;
9 Tham quan thực địa, trải nghiệm – khám phá;
10 Dạy học dựa trên dự án;
11 Dạy học định hướng STEM trong môn Tin học
Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh Một số các kỹ thuật dạy học tích cực có thể được áp dụng trong làm việc nhóm, hoặc trong các hình thức dạy học tương tác toàn lớp khi thiết kế những hoạt động dạy học môn tin học, bao gồm: kỹ thuật động não, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy chia sẽ nhóm đôi, kỹ thuật KWL…
Đầu năm học giáo viên bộ môn đã tiến hành phổ biến về phương pháp học tập cho học sinh đầu cấp giúp các em làm quen với pháp học tập mới nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy học Giáo viên bộ môn cũng tham gia tập huấn các modul của chương trình phổ thông 2018, nhằm tiếp thu có hiệu quả các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
Trang 6- Là giáo viên giảng dạy bộ môn tin học, tôi luôn không ngừng học tập các phương pháp, phần mềm dạy học mới và luôn tham gia đầy đủ và có hiệu quả trong quá trình tập huấn các modul của chương trình phổ thông 2018 Để áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh vào thực tế
dạy học tôi xin trình bày một tiết dạy học minh họa: bài 13 – thực hành: tìm kiếm
và thay thế
TIẾT DẠY MINH HỌA:
Chủ đề 5: ỨNG DỤNG TIN HỌC BÀI 13 – THỰC HÀNH: TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ
(Số tiết: 1 tiết)
1 Tổ chức lớp học:
- Sĩ số lớp 6/1: 32 học sinh
- Lớp học được chia thành nhóm: mỗi nhóm 1 đến 2 học sinh/ máy
2 Các hoạt động học tập, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh:
Hoạt động học
tập Tổ chức lớp học
Phương pháp dạy
học
Phương pháp đánh giá kết quả học tập
1 Mở đầu -HS thảo luận nhóm
đôi, trả lời câu hỏi
-Đàm thoại, gợi mở -Hợp tác theo nhóm nhỏ
-Đánh giá qua câu trả lời của học sinh
2.Hoạt
động
hình
thành
kiến
thức
mới
1 Tại
sao
phải
tìm
kiếm và
thay thế
văn bản
- HS thảo luận nhóm
và thực hành
- Giải quyết vấn đề
- Dạy học thực hành
-Đánh giá qua phần trình bày của HS và thực hành trên máy
2 Sử
dụng
công cụ
tìm
kiếm và
thay thế
- HS thảo luận nhóm tìm ra kiến thức mới
- HS thực hành trên máy
-Dạy học thực hành
-Đánh giá qua phần trình bày và sản phẩm của học sinh trên máy
3.Luyện tập
-Tổ chức các nhóm làm phần luyện tập trả lời các câu hỏi
-Hợp tác theo nhóm
-Đánh giá qua kết quả làm bài tập của học sinh trên bảng nhóm
Trang 74.Vận dụng
- Tổ chức học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập dưới dạng tổ chức trò chơi
- Hướng dẫn học sinh
về nhà truy cập trang web để làm bài tập vận dụng
-Dạy học thông qua trò chơi
-Đánh giá qua câu trả lời của từng đội, của khán giả
3 Kế hoạch bài dạy
Bài 13 – Thực hành: Tìm kiếm và thay thế
Thời gian thực hiện: (1tiết)
I Mục tiêu:
1 Về kiến thức:
- Trình bày được tác dụng của công cụ tìm kiếm, thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản
- Sử dụng được công cụ tìm kiếm, thay thế của phần mềm soạn thảo văn bản
2.Về năng lực:
2.1 Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
- Năng lực tự chủ, tự học: chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập; vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học về soạn thảo văn bản để giải quyết yêu cầu trong bài tập mới
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hiểu được mục đích giao tiếp trong các hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
2.2 Năng lực Tin học:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực A (NLa): Sử dụng công cụ công nghệ thông tin để hoàn thiện sản phẩm số:
sử dụng được công cụ tìm kiếm, thay thế của phần mềm soạn thảo văn bản để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ học tập
Năng lực C (NLc): Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông: Sử
dụng công cụ tìm kiếm và thay thế để tìm kiếm và thay thế một cách nhanh chóng và chính xác
Trang 8Năng lực D (NLd): Ứng dụng CNTT và truyền thông trong học và tự học: Sử dụng
thành thạo công cụ tìm kiếm và thay thế
3 Về phẩm chất:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân, sự khác biệt về văn hoá, từ ngữ giữa các vùng miền
- Chăm chỉ: Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập
- Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá
- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập
II Thiết bị dạy học và học liệu:
1 Thiết bị dạy học:
- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu
2 Học liệu:
- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo
- HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn
III Tiến trình dạy học:
1 Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Học sinh xác định được nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết: Sửa công thức làm kem sữa chua dưa hấu thành công thức làm kem sữa chua xoài
b) Nội dung:
- Học sinh suy nghĩ đưa ra giải pháp thực hiện để sửa công thức làm kem
c) Sản phẩm:
- Công thức làm kem sữa chua xoài
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu lên bảng văn bản sau:
Công thức kem sữa chua dưa hấu
Nguyên liệu
- Dưa hấu: 250g
- Sữa chua: 100g
- Mật ong: 1 thìa cà phê
Dụng cụ
- 1 tô to
- 4 khuôn làm kem
Trang 9Hướng dẫn
- Cho dưa hấu vào tô
- Nghiền nát dưa hấu
- Cho sữa chua và mật ong vào tô
- Trộn đều hỗn hợp
- Cho hỗn hợp vào khuôn làm kem
- Đặt khuôn kem vào ngăn đá tủ lạnh trong thời gian ít nhất 4 tiếng
- Lấy kem ra và thưởng thức
Học sinh hoạt động nhóm trả lời câu hỏi sau: Từ công thức làm kem sữa chua dưa hấu, muốn thành công thức làm kem sữa chua xoài em làm thế nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi của GV
* Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình
+ Từ công thức làm kem sữa chua dưa hấu, muốn thành món kem sữa chua xoài, ta chỉ việc đổi nguyên liệu dưa hấu thành xoài
* Kết luận, nhận định
+ Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo
Tương tự như vậy, nếu như bây giờ có một văn bản mà trong đó tất cả các từ “Lớp 6A” các bạn viết nhầm thành “Lớp 6B” thì chúng ta sẽ phải sửa như thế nào?
Vậy tìm và thay thế có tác dụng gì? Làm thế nào để tìm kiếm và thay thế nhanh thì chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay
2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới(20 phút)
Hoạt động 2.1:Tại sao phải tìm kiếm và thay thế văn bản (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được: Tại sao phải tìm kiếm và thay thế văn bản
- Học sinh biết tác dụng của công cụ tìm kiếm và thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản
b) Nội dung:
- Chỉnh sửa tệp văn bản công thức kem sữa chua dưa hấu thành kem sữa chua xoài trên phần mềm soạn thảo văn bản
c) Sản phẩm:
- Công thức kem sữa chua xoài trong phần mềm soạn thảo văn bản
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu công thức kem sữa chua dưa hấu lên máy chiếu
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Trong phần mềm soạn thảo văn bản, em thực hiện những thao tác nào để chỉnh sửa tệp văn bản công thức làm kem sữa chua dưa hấu và kem sữa chua xoài?
+ Em có biết cách nào chỉnh sửa tệp văn bản nhanh hơn không?
Trang 10* HS thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi của GV
- GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện vài nhóm lên trả lời câu hỏi và thực hành sửa trên văn bản
Trả lời:
+ Trong phần mềm soạn thảo văn bản, để chỉnh sửa công thức làm kem, em tìm lần lượt từ đầu đến cuối văn bản để tìm từ “dưa hấu” Sau đó em xoá mỗi từ “dưa hấu” và
gõ từ “xoài” vào vị trí đó
+ Để chỉnh sửa văn bản nhanh hơn, em có thể dùng công cụ tìm kiếm và thay thế
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét câu trả lời của các bạn
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và cho điểm nhóm trả lời tốt
Hoạt động 2.2:Sử dụng công cụ tìm kiếm và thay thế (15 phút)
a) Mục tiêu:
- Học sinh sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản
b) Nội dung:
- Học sinh soạn thảo nội dung công thức làm kem sữa chua dưa hấu và định dạng văn bản để đạt được kết quả như Hình 5.22 (SGK - T58)
- Thực hành thao tác tìm kiếm để tìm cụm từ “dưa hấu” trong tệp văn bản vừa soạn thảo
- Thực hành thao tác thay thế cụm từ “dưa hấu” bằng từ “xoài”
c) Sản phẩm:
- Mỗi máy tính có tệp văn bản kemsuachua-duahau.docx
- Học sinh thực hiện được việc tìm kiếm và thay thế, thể hiện trên tệp văn bản của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh khởi động phần mềm Word, nhập nội dung công thức làm kem sữa chua dưa hấu và định dạng để có kết quả như Hình 5.22 (Tr58-SGK)
- Lưu tên tệp kemsuachua-duahau.docx
- Tìm các cụm từ “dưa hấu”
- Thay thế các cụm từ tìm được băng từ “xoài”
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thực hành trên máy thực hiện các yêu cầu của GV
- GV quan sát các nhóm thực hành, hỗ trợ khi cần thiết
* Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo lẫn nhau rồi nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm