1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số phương pháp dạy học tích cực trong bài dạy đạo đức môn giáo dục công dân lớp 6 ở trường trung học cơ sở điền lư

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG BÀIDẠY ĐẠO ĐỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 Ở

TRƯỜNG THCS ĐIỀN LƯ

Người thực hiện: Phạm Thị BìnhChức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Điền LưSKKN thuộc môn: Giáo dục công dân

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

Nội dungTrang

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5

2.3.3 Giải pháp 3: Nghiên cứu trường hợp điển hình 7

2.3.6 Thiết kế giáo án thực nghiệm có vận dụng phương pháp dạyhọc tích cực vào trong quá trình giảng dạy tại trường THCS ĐiềnLư ( Có phụ lục kèm theo)

122.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

Trang 3

1.1 Lí do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà cách mạng vĩ đại, vị lãnh tụ thiên tài của dântộc Việt Nam đã từng dạy: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáodục mà nên" Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng cho rằng: "Con người vốnsinh ra chưa có nhân cách, nhân cách là cấu tạo mới do từng người tự hìnhthành nên và phát triển trong quá trình giao tiếp và học tập Chính vì vậy, môngiáo dục công dân có vị trí đặc biệt trong quá trình giáo dục đạo đức cho họcsinh Đặc biệt là học sinh lớp 6 đang ở độ tuổi thiếu niên nên ý thức của các emchưa phát triển đầy đủ, bên canh đó tính cách của các em mới được hình thànhnên các em thường có một số đặc điểm nổi bật về tính cách như: Tính ham hiểubiết, tính hồn nhiên, tính chân thực, tính bắt chước…Vì thế thông qua các bàihọc, các mẩu chuyện về gương sáng đạo đức giúp các em lĩnh hội được kiếnthức và từ đó các em hình thành thêm những phẩm chất và nhân cách đạo đứccon người thông qua bài học.

Thế nhưng hiện nay, chất lượng và hiệu quả dạy học môn GDCD vẫn chưacao, vẫn còn tình trạng học sinh chán học môn GDCD Vậy, vấn đề đặt ra làgiáo viên dạy môn GDCD như thế nào để học sinh học, thích học, không chánhọc môn này Theo tôi, vấn đề cốt lõi là ở chỗ phương pháp dạy học (PPDH)của giáo viên PPDH môn GDCD rất đa dạng, phong phú bao gồm các PPDHtruyền thống và hiện đại như: Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai, tròchơi, động não, giải quyết tình huống, khăn trải bàn…Tùy từng nội dung bàihọc, từng phần, từng điều kiện dạy học của nhà trường mà giáo viên lựa chọn vàsử dụng các PPDH một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất Trong đó, theo tôinghĩ sử dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ tạo được sự hứng thú cho họcsinh, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, vì thế mà nâng cao hiệu quả dạy học.

Xuất phát từ những yêu cầu trên mà phương pháp dạy học môn giáo dụccông dân cũng có những yêu cầu đổi mới Dạy học môn này không chỉ làtruyền thụ tri thức mà phải hình thành hành vi, thói quen đạo đức pháp luật ởmỗi học sinh vì thế mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương đổi mớiphương pháp dạy học, tinh thần đổi mới đó đã được quán triệt một cách triệt đểnhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngày một tốt hơn Chính những lí do đó,bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn giáo dục công dân ở trườngTrung học cơ sở nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số phương pháp dạy

học tích cực trong bài dạy đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 6 ở trườngTrung học cơ sở Điền Lư” với những phương pháp dạy học tích cực này sẽ

giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản của môn giáo dục công dân hơn, từ đócuốn hút các em say sưa hứng thú với môn học ngay từ những năm đầu cấp hainày Đồng thời góp thêm một tiếng nói tâm huyết vào hoạt động dạy học môngiáo dục công dân đặc biệt là những bài dạy về đạo đức theo tinh thần đổi mớiphương pháp dạy học tích cực.

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Giải pháp đưa ra một vấn đề thực hiện đổi mới giáo dục theo đúng tinhthần chỉ đạo của Bộ giáo dục Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, thựchiện mục tiêu môn học, mục tiêu giáo dục.

Trang 4

- Bên cạnh đó, giải pháp còn góp phần phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh.

- Việc áp dụng biện pháp giúp đồng nghiệp có thêm kênh thông tin thamkhảo cho các đồng nghiệp bởi: Đề tài đưa ra những giải pháp và ví dụ minh họacụ thể cho phương pháp dạy học tích cực.

- Đây là đề tài có tính thực tiễn cao Thông qua đề tài này sẽ hạn chế đượctư tưởng ngại sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học vì sợ mất thờigian, sợ cháy “Kế hoạch bài dạy”…để nâng cao hiệu quả dạy học.

- Đề tài không chỉ áp dụng trong dạy học GDCD 6 mà còn áp dụng trongdạy học GDCD các khối và thậm chí là ở các môn học khác.

- Thông qua phương pháp dạy học tích cực, học sinh được trực tiếp trảinghiệm nên sẽ giáo dục cho các em những kĩ năng sống cơ bản, cần thiết.

- Giải pháp đánh giá đựơc thực trạng của công tác dạy học giáo dục đạođức nói riêng và dạy học giáo dục công dân nói chung cho học sinh ở trườngtrung học cơ Điền Lư, đặc biệt là ở khối lớp 6 Thông qua đó nhằm đổi mớiphương pháp nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy Đồng thời nâng cao ýthức cho học sinh để học sinh thấy được ý nghĩa thiết thực của việc học mônGiáo dục công dân mà trọng tâm là phần đạo đức trong việc hình thành nhâncách con người toàn diện phù hợp với yêu cầu khách quan của đất nước và thờiđại.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Một số phương pháp dạy học tích cực trong bài

dạy đạo đức môn Giáo dục công dân khối 6 ở trường Trung học cơ sở Điền Lư

- Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 6A, 6B trường Trung học cơ sở

Điền Lư, Bá Thước , Thanh Hóa.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận trên cơ sở những kiến thức về tâm lý,

giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáodục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh.

- Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin về đối tượngnghiên cứu Dùng phương pháp này để quan sát học sinh qua các tiết dạy xemthái độ học tập của các em như thế nào Qua đó tìm hiểu sâu hơn về vấn đềnghiên cứu.

- Phương pháp phân tích sản phẩm: Là nghiên cứu sản phẩm học tập củahọc sinh và giảng dạy của giáo viên, cho ta xác định khả năng nhận thức, trìnhđộ nhận thức thái độ hứng thú học tập của học sinh từ đó rút ra bài học chomình trong vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập số liệu thông tin về tình hình dạy và học của độingũ giáo viên dạy Giáo dục công dân ở trường và đồng thời gặp gỡ trao đổi trựctiếp với một số giáo viên đang dạy môn này ở trường khác Trên cơ sở đó bằngcon đường phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu khái quát hóa, cụ thể hóa đểbước đầu rút ra một số kết luận cần thiết cho mình.

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Trước tiên, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt phản ánh các

Trang 5

nguyên tắc, yêu cầu chuẩn mực, chi phối hành vi của con người trong các mốiquan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên Nó là mônhọc cơ bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức lối sống lành mạnh vàcách sống có lý tưởng cao đẹp, từ đó các em biết cách vận dụng hành vi đạo đứcđó vào cuộc sống hàng ngày như thể hiện lòng hiếu thảo, yêu kính ông bà chamẹ, biết ơn thầy cô giáo và những người đã giúp đỡ mình, biết yêu thương giúpđỡ bạn bè, có mối quan hệ xã hội tốt đẹp…Đặc biệt trong công cuộc đổi mớihiện nay khi yếu tố con người được coi trọng thì tiềm năng trí tuệ cùng với sứcmạnh tinh thần và đạo đức con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽtrong lĩnh vực xã hội Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đứccho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng làđòi hỏi cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục.

Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăngcường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng,Luật giáo dục 2019 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục là giúp cho học sinhphát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bảnnhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựngtư cách và trách nhiệm công dân” (Điều 23-Luật giáo dục).

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm2.2.1 Thực trạng giảng dạy môn Giáo dục công dân ở lớp 6 trườngTHCS Điền Lư trước khi áp dụng hiệu quả phương pháp dạy học tích cựcđối với các bài đạo đức lớp 6.

a Ưu điểm.

- Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực đã đượctriển khai tới toàn thể các giáo viên giảng dạy các bộ môn trong nhà trường.Phương pháp dạy học tích cực đã đang được ứng dụng trong dạy học tất cả cácbộ môn, trong đó có môn giáo dục công dân.

- Học sinh tích cực đón nhận phương pháp dạy học tích cực trong quá trìnhdạy học, các tiết học cũng trở nên sôi nổi, hấp dẫn hơn.

2.2.2 Nguyên nhân của thực trạng.

a Về phía học sinh

Đối với học sinh lớp 6 là một lớp đầu cấp vì các em mới rời ghế trườngtiểu học lên cấp THCS và cũng là năm đầu tiên các em được tiếp cập vớichương trình thay sách giáo khoa mới nên các em còn nhiều bỡ ngỡ trong cáchtiếp cận với phương pháp học tập ở cấp hai Vì vậy nhà trường đã tổ chức thựchiện giảng dạy môn GDCD theo đúng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo xongviệc dạy học môn GDCD ở trường THCS còn gặp nhiều khó khăn và bất cập bởivề mặt học sinh cũng như cha mẹ học sinh đang còn xem nhẹ môn học này, xemđây là môn học phụ nên các em còn chưa có ý thức trong các giờ học môn

Trang 6

GDCD mà chủ yếu chú tâm vào các môn học khác những giờ học trên lớpthường hay lơ là Chính vì thế mà cách tiếp nhận tri thức của các em từ các bàihọc còn nhiều hạn chế.

b Về phía giáo viên.

Năm học 2021-2022 là năm đầu tiên thay sách giáo khoa, cho nên việc tìmra các phương pháp tích cực để áp dụng vào từng bài học cụ thể đang còn nhiềuhạn chế Bên cạnh môn Giáo dục công dân là môn học phụ nên lấy giáo viên ởcác môn học khác sang dạy giáo dục công dân, bởi vậy các thầy cô chưa đượcđào tạo về chuyên môn hoặc giáo viên được đào đạo lồng ghép giữa văn và giáodục nên còn nhiều bất cập về phương pháp giảng dạy bởi giáo viên chỉ chú ýđến môn dạy chính của mình mà không chú ý đến phương pháp dạy môn họcnày, nên cách soạn bài cũng như cách truyền tải kiến thức còn thiếu nhiều kinhnghiệm, chính vì vậy mà làm cho giờ học trở nên buồn tẻ cho nên học sinh chưacoi trọng môn học này lại càng xem nhẹ việc học môn giáo dục công dân hơn.Khi xây dựng đề tài này bản thân tôi khi đó vận dụng và kế thừa những phươngpháp dạy học tích cực vào đề tài nghiên cứu của mình Để rồi từ đó giúp mìnhcó một phương pháp dạy học tối ưu mà truyền tải những kiến thức cho học sinhgiúp học sinh hình thành phát triển được những nhân cách, phẩm chất đạo đứcqua mỗi bài học của mình.

2.2.3 Kết quả của thực trạng

- Nhìn chung trong mỗi giờ lên lớp khi dạy giáo dục công dân giáo viênchưa linh hoạt trong cách sử dụng các phương pháp dạy học, mà giáo viên chỉđưa ra các vấn đề từ đó giáo viên rút ra nội dung bài học Bởi lẽ phương pháphọc chưa được vận dụng đầy đủ nên giáo viên chưa làm cho giờ học sôi động,có sôi động thì mới kích thích được hứng thú học tập của các em, để rồi qua mỗibài học giúp các em rút ra được các phẩm chất, các biểu hiện của phẩm chất đạođức trong mỗi bài học, rồi từ đó mà bồi dưỡng, hình thành tư tưởng ý thức đạođức cho các em Không chỉ có vậy các em còn lơ là thờ ơ với môn học, tiếpnhận kiến thức theo kiểu dập khuôn, chính vì thế mà kết quả dạy và học chưađạt hiệu quả cao

- Giáo viên dạy bộ môn chưa thực sự tâm huyết với bộ môn của mìnhgiảng dạy, còn truyền thụ kiến thức theo một chiều mà không đặt học sinh vàođối tượng trung tâm, không phát huy được tinh thần tự học của học sinh

- Về phía học sinh khi học tập chưa xác định được tầm quan trọng của bộmôn Khi kiểm tra đánh giá thường chỉ tự xếp mình vào dạng "Trung bình chủnghĩa" là an toàn.

- Môn GDCD thường được HS gọi là “3K”( khó, khô, khổ) và cũng chẳngmấy học sinh mặn mà khi học môn GDCD Vì vậy, để tiết học GDCD sinhđộng, lôi cuốn và tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên cần ápdụng các PPDH tích cực vào dạy học.

- Do nhiều nguyên nhân xảy ra không chỉ về phương pháp dạy học mà nócòn ảnh hưởng phần nào qua sự tiếp cận của các em Bởi vậy trong mỗi giờ họcgiáo dục công dân, đặc biệt là giờ học đạo đức các em chưa cảm nhận hết đượccác biểu hiện của đạo đức, các phẩm chất của đạo đức trong mỗi bài học Vì vậyviệc dạy bài dạo đức cho học sinh đang là nỗi băn khoăn khoăn của người giáo

Trang 7

viên khi trực tiếp giảng dạy môn học Để góp phần thay đổi tình trạng trên vàvới trăn trở của một giáo viên giảng dạy lâu năm đối với môn học này trong thờigian qua tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn dạy theo đổi mới phương pháp và kết hợpvới một số hoạt động dạy học tích cực trong dạy học giáo dục công dân nóichung, đặc biệt là trong dạy học bài đạo đức nói riêng của lớp đầu cấp để tạocho các em có sự hứng thú với môn học ngay từ những ngày đầu bước vào giaiđoạn chuyển cấp lên THCS.

2.2.4 Kết quả khảo sát điểm kiểm tra của học sinh trước khi vậndụng đề tài này trong năm học 2021-2022

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

Năm học 2021- 2022 vấn đề dạy học môn GDCD đã và đang đổi mới vàlà một trong những môn chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạyhọc, cũng như trong quá trình thay đổi sách giáo khoa thì dạy học đạo đức thôngqua bộ môn GDCD được xác định một nhiệm vụ quan trọng, là đòi hỏi cấp báchcủa xã hội đối với việc nâng cao chất lương giáo dục phổ thông Chương trìnhsách giáo khoa GDCD mới có niều dổi mới về mục tiêu, cấu trúc sự đổi mới nàyrất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD cho học sinh Thông quabài học, học sinh có thể tự hoạt động tích cực chủ động sáng tạo tìm tòi pháthiện và chiếm lĩnh nội dung bài học một cách hiệu quả.

Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các phươngpháp dạy học và các hoạt động dạy học tích cực vào dạy môn giáo dục công dânđặc biệt là bài dạy về các chuẩn mực đạo đức lớp 6 ở bậc THCS cho phù hợp.

2.3.1 Giải pháp 1: Thảo luận nhóm

Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học, trong đó họcsinh được chia thành các nhóm nhỏ và trong một thời gian nhất định các nhómcùng nhau thảo luận để giải quyết vấn đề mà giáo viên đặt ra Đặc trưng củaphương pháp thảo luận nhóm là có sự tiếp xúc trực diện giữa những người thamgia và tự do trao đổi ý tưởng, quan điểm, kinh nghiệm của cá nhân tạo ra sưkhác biệt, sự hoà đồng, sự gần nhau phong phú của các quan điểm, ý tưởng.

- Chuẩn bị: Trong quá trình dạy học để phương pháp này đạt hiệu quả

cao cần có sự chuẩn bị chu đáo Về phía giáo viên cần có bảng phụ, máy chiếu,để ghi các câu hỏi của các câu hỏi thảo luận nhóm Về phía học sinh có giấyA4, bảng phụ, phiếu học tập

Trang 8

- Cách thực hiện: Giáo viên chia lớp thành các nhóm tùy thuộc vào số

lượng học sinh trong lớp mà giáo viên chia nhóm, chia số lượng học sinh theonhóm cho cho phù hợp, có khi chia theo bàn hoặc theo tổ Các nhóm có phâncông nhóm trưởng, thư kí của nhóm, và thời gian thảo luận là từ 3-5 phút Hếtthời gian thảo luận nhóm trưởng của các nhóm trình bày kết quả của nhómmình, các nhóm nhận xét kết quả của nhóm bạn Giáo viên đánh giá và bổ sung.

* Ví dụ

Bài 5: Tự lập (3 tiết ) Tiết PPCT:12

Ảnh lớp học thảo luận theo nhóm (Học sinh trường THCS Điền Lư)

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu

bài tập

- Giáo viên cho học sinh đọc câu chuyện: “Hai bàn tay”

- Giáo yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vàophiếu bài tập

Nhóm 1: Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước dù chỉ với hai

bàn tay trắng?

Nhóm2: Em thích nhất câu nói nào của Bác trong câu truyện trên? Tại sao?Nhóm 3: Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

Câu 1: Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước dù chỉ với hai bàn tay

trắng vì.

- Bác Hồ là người có lòng yêu nước;

- Bác Hồ có lòng quyết tâm cao với sự hăng hái nhiệt huyết của tuổi trẻ,với lòng tự tin vào chính sức lực của mình;

- Bác Hồ là người có tính tự lập, tự lo liệu, không trông chờ, dựa dẫm phụthuộc vào người khác, dám đương đầu với khó khăn gian khổ;

- Vì thế Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay trắng.

Câu 2: Em thích nhất câu nói của Bác trong câu chuyện trên khi Bác vừa

nói vừa giơ hai bàn tay “Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì

mà sống và để đi” Vì câu nói này thể hiện tính siêng năng kiên trì, ý chí quyết

tâm ,và tính tự lập cao của Bác.

Trang 9

Câu 3: Bài học cho mình qua câu chuyện trên: Muốn thành công trong

công việc cần có lòng kiên trì, ý chí quyết tâm, và cần có tính tự lập.- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác truyện đọc trả lời

* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh cử đại diện nhóm lần lượt trình bày các câu trả lời.

*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

2.3.2 Giải pháp 2: Xử lí tình huống

Tình huống là một hoàn cảnh thực tế gắn với câu chuyện, có nhân vật,trong đó chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột mà người ta phải đưa ra quyếtđịnh trên cơ sơ cân nhắc các phương án khác nhau Tình huống trong dạy học lànhững tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực Xử lí tình huống làphương pháp trong đó giáo viên đưa học sinh vào những tình huống, vấn đề cóthực trong cuộc sống, chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết,kích thích học sinh chủ động, tự lực tìm hiểu tình huống, tìm giải pháp cần thiếtđể giải quyết vấn đề đó.

Ví dụ: Bài 3: Siêng năng, kiên trì (02 tiết ) Tiết PPCT:07

- Phương pháp này được áp dung trong phần III: Phần luyện tập.- Bài tập 2: Xử lí tình huống

- Giáo viên cho học sinh đọc tình huống và trả lời câu hỏi

+ Tình huống 2: Lớp 6A có phong trào thi đua giải các bài toán khó Mặcdù là thành viên trong lớp nhưng Hòa thường xuyên bỏ qua, không làm nhữngbài toán khó vì ngại suy nghĩ

?.Việc làm của Hòa trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính gì ?? Nếu là bạn của Hoa em sẽ khuyên Hòa làm gì?

- Giáo viên cho học sinh lên bảng làm bài tập trả lời xử lí tình huống trên.+ Việc làm của Hòa trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tínhchăm chỉ và kiên trì.

+ Nếu là bạn của Hoa em sẽ khuyên bạn nên cố gắng chăm chỉ tham gia,vì qua các phong trào này bạn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và đặc biệt làtrau dồi cho bạn một lượng kiến thức khác lớn.

- Giáo viên cho học sinh trong lớp nhận xét bài làm của bạn.- Giáo viên đánh giá, bổ sung và cho điểm.

2.3.3 Giải pháp 3: Nghiên cứu trường hợp điển hình

Nghiên cứu trường hợp điển hình là cách sử dụng một câu chuyện có thậthoặc truyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sốngthực tiễn để mình chứng minh cho một vấn đề hay một số vấn đề Nghiên cứutrường hợp điển hình có thể được thực hiện sau khi học sinh được nghe đọc hoặcquan sát băng hình phim video Các trường hợp điển hình có tác động rất lớnđến nội dung kiến thức bài học.

Ví dụ: Bài 2: Yêu thương con người (02 tiết) Tiết PPCT : 04

- Phương pháp này được áp dụng ngay trong phần I: Phần khởi động đểtạo được hứng thú với bài học Học sinh bước đầu nhận biết về tình yêu thươngcon người để chuẩn bị vào bài học mới.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng cách cho học

Trang 10

sinh xem băng hình về miền Trung thân yêu.

- Các hình ảnh thực tế về miền trung sẽ cho học sinh có cái nhìn thực tếvề tình hình lũ lụt và từ đó học sinh có cái nhìn cảm thông chia sẻ, tác động đếntình cảm sự yêu thương giữa con người và con người với nhau, hiểu được giá trịcủa tình yêu thương và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua xem video “Thương lắm

miền Trung ơi” và trả lời câu hỏi:

Câu 1 Hình ảnh gợi em nhớ tới sự việc nào xảy ra ở nước ta?

Câu 2 Trước sự việc đó, Nhà nước và Nhân dân ta đã có những hành

Trang 11

* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.

Câu1: Hình ảnh trên đề cập đến hoạt động giúp đỡ chia sẻ đồng bào miền

Trung bị lũ lụt năm 2020

Câu 2: Hoạt động của nhà nước và nhân dân ta giúp đỡ đồng bào miền

Trung: Hỗ trợ về vật chất và tinh thần, quyên góp tiền và các vật dụng ủng hộđồng bào miền Trung

Câu 3: Đồng cảm với những đau thương mất mát mà đồng bào miền

Trung gặp phải, rất trân trọng và tự hào về sự giúp đỡ của mọi người dân ViệtNam hướng về đồng bào nơi lũ lụt trong khó khăn hoạn nạn.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

2.3.4 Giải pháp 4: Tổ chức trò chơi

- Phương pháp tổ chức trò chơi là phương pháp mà dạy học thông quaviệc tổ chức hoạt động cho học sinh Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinhđược hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơichuyển tải mục tiêu của bài học Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiếnthức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học Trong thực tế dạyhọc, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng

- Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiếnthức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khibắt đầu bài học mới Trong mỗi bài giáo viên nên lựa chọn những trò chơi phùhợp để gây hứng thú trong học sinh Giúp học sinh chủ động tích cực trong cáchlĩnh hội kiến thức.

a Trò chơi : “Người làm vườn nhân hậu”

-Ví dụ: Bài 2: Yêu thương con người (02 tiết ) Tiết PPCT : 04

+ Phương pháp tổ chức trò chơi này sẽ được áp dụng khi dạy ở phần II: Biểu hiện của yêu thương con người

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua phiếu bài tập và trò chơi “Người

làm vườn nhân hậu”

* Phiếu bài tập: Tìm hiểu biểu hiện của tình yêu thương con người bằng

cách hoàn thiện phiếu bài tập

* Trò chơi “người làm vườn nhân hậu”Hình ảnh minh

họa Trò chơi"Người làmvườn nhân hậu"

Trang 12

- Luật chơi:

- Giáo viên chia lớp thành ba đội Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất

+ Nhóm 1: Lời nói,+ Nhóm 2: Việc làm,

+ Nhóm 3: Thái độ, thể hiện tình yêu thương con người.

+ Thời gian: Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp ánvà dán lên cây, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiếnthắng.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập- HS:

+ Nghe hướng dẫn.

+ Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiệnnhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhómkhác

+ Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

* Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luậnGV:

- Yêu cầu học sinh lên trình bày.- Hướng dẫn học sinh cách trình bày

- Trình bày kết quả làm việc cá nhân

- Học sinh chơi trò chơi “người làm vườn nhân hậu”* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ- Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn

- Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

Ví dụ

Khi dạy bài 3: Siêng năng, kiên trì (02 tiết).Tiết PPCT: 06

+ Phương pháp trò chơi này sẽ được áp dụng khi dạy ở phần 2 :Biểu hiệncủa siêng năng kiên trì

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua câu hỏi phiếu bài tậpvà trò chơi “Tiếp sức”.

Trang 13

* Phiếu bài tập: Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng kiên trì bằng cách hoàn

thiện phiếu bài tập

* Luật chơi:

+ Giáo viên chia lớp thành ba nhóm

Nhóm 1: Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng kiên trì trong học tập,Nhóm 2: Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng kiên trì tronglao động,

Nhóm 3: Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng kiên trìtrong hoạt động xã

+Thời gian: Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút.

+Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp ánlên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiếnthắng.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS:

+ Nghe hướng dẫn.

+Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiệnnhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhómkhác.

+Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

* Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

GV: - Yêu cầu đại diện của nhóm lên trình bày.- Hướng dẫn HS cách trình bày

+ Biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

Nhóm 1: Trong học tập:Đi học chuyên cần, chăm chỉ làm bài, có kế

hoạch học tập, bài khó không nản, tự giác học, đạt kết quả cao….

Nhóm 2: Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không bỏ dở công việc,

không ngại khó, miệt mài với công việc, tìm tòi sáng tạo…

Nhóm 3: Trong hoạt động xã hội: Kiên trì luyện tập TDTT, kiên trì đấu

tranh phòng chống tệ nạn xã hội, dịch bệnh covid, bảo vệ môi trường,

2.3.5 Giải pháp 5: Đóng vai tình huống

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cáchứng xử nào đó trong một tình huống giả định Học sinh sẽ đóng vai các nhân vật,thể hiện cách xử lí giải quyết tình huống trên cơ sở trí tưởng tượng và ý nghĩsáng tạo của các em Đây là phương pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắcvề một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thựchiện hoặc quan sát được.Việc diễn không phải là phần chính của phương phápnày là điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

Trang 14

Ví dụ - Bài 4: Tôn trọng sự thật (03 tiết ) Tiết theo PPCT: 11

Phương pháp này được vận dụng trong phần II : Ý nghĩ của tôn trong sự thật

* Giáo viên: Cho học sinh sắm vai tình huống và trả lời câu hỏi:

Bố của Toàn là một tấm gương về lòng trung thực Ông thường dạy Toàn phảitôn trọng sự thật Một lần, Toàn hỏi bố:

- Bố ơi, câu nói “Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt” có đúng không ạ?Bố Toàn ôn tồn trả lời:

- Không đúng đâu con Người thẳng thắn, thật thà, biết tôn trọng sự thậtsẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp bởi tôn trọng sự thật, làm chứng cho sự thật làbảo vệ cho những điều đúng đắn, tránh oan sai, nhầm lẫn, giúp cuộc sống trởnên tốt đẹp hơn Đôi khi, người thẳng thắn, thật thà, phải chịu thiệt thòi, thậmchí còn bị người xấu hãm hại Nhưng khi con sống thật, con sẽ được mọi ngườiquí mến, tin tưởng Nếu con giả dối, mọi người sẽ ghét bỏ xa lánh con Sự dốitrá là nguyên nhân của những xung đột, đổ vỡ Các nhà khoa học có chứng minhđược rằng: Nói thật, sống trung thực giúp tâm hồn thanh thản, bình an và sứckhỏe tốt hơn!

- Vâng ạ, con cảm ơn bố!

* Học sinh: Sắm vai 3 em học sinh (Vai bố Toàn, Toàn, người dẫnchuyện) và tìm hiểu câu hỏi.

? Em có nhận xết gì về vai diễn của các bạn?

? Nêu suy nghĩ của em về nội dung đoạn hội thoại?

?.Theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

- Theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa trong cuộc sống:

+ Góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ giá trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn,oan sai

+ Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn, cuộc sống trở nên tốtđẹp hơn.

+ Làm cho tâm hồn thanh thản, bình an và sức khỏe tốt hơn, bản thân đẹphơn trong mắt mọi người.

* Giáo viên nhận xét, đánh giá vai diễn và cách trả lời của học sinh.

Ngoài các phương pháp nghiên cứu trên thì trong quá trình dạy học còn rấtnhiều các phương pháp tối ưu khác Vì vậy khi giảng dạy giáo viên cần sử dụnglinh hoạt các phương pháp, các kĩ thuật dạy học tích Có như vậy thì kết quả dạyvà học sẽ đạt hiệu quả cao.

2.3.6 Thiết kế giáo án thực nghiệm có vận dụng phương pháp dạy họctích cực vào trong quá trình giảng dạy tại trường THCS Điền Lư ( Có phụlục kèm theo)

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với bản thân, với đồng nghiệp.

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w