SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH QUA CÁC TIẾT NÓI V
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH
QUA CÁC TIẾT NÓI VÀ NGHE MÔN NGỮ VĂN 8
Người thực hiện: Trần Thị Ái Vân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Trần Phú
SKKN thuộc môn : Ngữ văn
Trang 2II PHẦN NỘI DUNG
7 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 02
8 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 03
10 Vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy học, việc rèn luyện kỹ
năng nói được tiến hành theo ba giai đoạn, 04
11 Các hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng nói cho HS 07
III PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 3I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo) trong quy định mục tiêu dạy học môn Ngữ văn ở cấp Trung học cơ sở về phát triểncác năng lực chung, trong đó có năng lực ngôn ngữ, ngoài yêu cầu về năng lực đọchiểu và viết, còn nêu cụ thể yêu cầu về hai kĩ năng nói và nghe Đó là học sinh biết nói
dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái
độ phù hợp Khung chương trình cũng như sách giáo khoa của chương trình giáo dụcphổ thông môn Ngữ văn năm 2018 cũng đã rất chú trọng đến bốn kĩ năng Đọc – Viết –Nói và nghe, thể hiện rõ về số lượng tiết phân chia cho hai kĩ năng nói và nghe tăng lênrất nhiều, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất người học
Nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thìnói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin Nếungười thầy đóng vai trò hướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh tác phẩmvăn chương, thì người học (học sinh) phải tự mình bộc lộ sự hiểu biết, phải biết pháttriển tư duy thành lời - ngôn bản Muốn cho người nghe hiểu cho được thì người nóiphải nói cho tốt, có nghĩa là nói phải mạch lạc, logic, phải bảo đảm các qui tắc hộithoại, phải chú ý đến các cử chỉ, nét mặt, âm lượng… Vì thế, luyện nói là việc rất quantrọng trong quá trình dạy- học văn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệuquả của giờ dạy học Ngữ văn Luyện nói tốt sẽ giúp người học sẽ có được một công cụgiao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, trong nhà trường trung học nói chung, một bộ phậnhọc sinh còn yếu về kĩ năng nói Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này Dễthấy nhất là học sinh ngại nói trong giờ học, có tâm lí ngượng ngùng, dè dặt vì sợ nóisai, không có đủ thông tin để diễn đạt Sự hạn chế về vốn sống, vốn hiểu biết và kinhnghiệm giao tiếp, ít giao lưu trong gia đình, tập thể dẫn đến việc học sinh không chủđộng, linh hoạt trong việc thực hiện các chủ đề, hình thức nói Các hoạt động tập thểcần đến việc trao đổi, thảo luận, diễn thuyết, hùng biện, ít và khó được tổ chức nênhọc sinh không có nhiều điều kiện để rèn luyện kĩ năng nói Số lượng học sinh ở mỗilớp học khá đông nên việc rèn luyện kĩ năng nói cho từng học sinh còn hạn chế Một
bộ phận giáo viên chú trọng rèn luyện kĩ năng viết, chưa có phương pháp phù hợp,sáng tạo để khuyến khích, tạo điều kiện và phát triển năng lực nói cho học sinh…
Trong những năm học qua, tôi đã ứng dụng các biện pháp dạy học tích cực vàotrong dạy học nhờ đó đã mang lại hiệu quả thiết thực cho dạy và học nói chung, giúphọc sinh nâng cao năng lực nói và nghe nói riêng Học sinh sôi nổi, hứng thú trong các
Trang 4tiết học Do việc thay đổi xây dựng lại chương trình giáo dục tăng thêm cho tiết học đểgiáo viên có thể tổ chức thêm nhiều các hoạt động dạy học, không hạn chế về mặt thờigian; đặc biệt qua trao đổi với đồng nghiệp kết hợp với kinh nghiệm của bản thân,trong quá trình áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy với đối tượng học sinh mới,nhận thức khác nhau, năng lực, đặc điểm khác nhau; tôi cũng cải tiến và đúc rút thêmmột số giải pháp mới nhằm phát huy hết năng lực, phẩm chất của học sinh
Với những lí do trên, năm học này tôi nghiên cứu một số biện pháp: “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao kĩ năng nói cho học sinh qua các tiết dạy Nói và nghe - Ngữ Văn 8 ở Trường THCS Trần Phú – Nông Cống” nhằm tiếp tục
hoàn thiện sáng kiến và phát huy được năng lực, phẩm chất học sinh
2 Mục đích nghiên cứu.
Với đề tài này, tôi muốn hướng tới mục tiêu là đưa ra: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao kĩ năng nói cho học sinh qua các tiết dạy Nói và nghe
- Ngữ Văn 8 ở Trường THCS Trần Phú – Nông Cống Trong các tiết học Nói và nghe,
học sinh sẽ được nói và nghe, thảo luận, trao đổi và tương tác trên cơ sở những gì mình
đã viết hoặc đọc HS phải xác định được mục đích nói và người tiếp nhận, phải tuânthủ các bước từ chuẩn bị nội dung nói và tập luyện đến trình bày bài nói và trao đổi về
bài nói Hai kĩ năng này không chỉ tạo cơ hội cho các em phát triển năng lực giao tiếp
mà còn góp phần phát triển hiệu quả năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề vàsáng tạo ở người họ Đồng thời tôi cũng soạn một giáo án thể nghiệm để minh họa cụthể cho đề tài
Mục tiêu viết sáng kiến là nhằm cải tiến trên cơ sở các biện pháp đã làm Vànghiên cứu thêm một số biện pháp mới kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả của tiết học
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: những kinh nghiệm của bản thân vận dụng phương pháp tích
nhằm nâng cao kĩ năng nói cho học sinh qua các tiết dạy Nói và nghe, môn Ngữ văn
lớp 8
- Phạm vi nghiên cứu: là học sinh khối 8 Trường THCS Trần Phú - Nông Cống
4 Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
- Nghiên cứu SGK, sách giáo viên và tài liệu hướng dẫn tham khảo Ngữ văn 8
- Phương pháp điều tra, khảo sát
Trang 5a Dạy học tích cực trong môn Ngữ văn.
Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng môn Ngữvăn nói riêng, một trong những quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trongnhững năm gần đây là: dạy học theo hướng tích cực Phương pháp dạy học tích cực làdạy học phát huy tinh thần học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh phươngpháp này tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải người dạythông qua các kỹ thuật dạy học tích cực Là phương pháp dạy học mà giáo viên làngười đưa ra, gợi mở cho một vấn đề và cùng học sinh thảo luận, tìm ra mấu chốt vấn
đề cũng như những vấn đề liên quan Phương pháp này lấy sự chủ động tìm tòi, sángtạo tư duy của học sinh làm nền tảng Tuy đã đưa vào chương trình giáo dục phổ thôngnhiều năm nhưng đến nay, phương pháp dạy học này vẫn còn chưa nhuần nhuyễnkhiến việc áp dụng của giáo viên còn nhiều lúng túng, chưa phát huy hiệu quả
Năm học 2023- 2024 là năm học thứ ba dạy học theo chương trình giáo dục phổthông 2018, yêu cầu sự thay đổi đồng bộ không chỉ ở các bộ sách giáo khoa, mà còn ởthay đổi phương pháp, nội dung giảng dạy, cách kiểm tra đánh giá… để các em làmquen với chương trình sách giáo khoa THPT ở các năm tiếp theo nên việc thay đổiphương pháp dạy học là yêu cầu cần thiết Các phương pháp sử dụng đặc biệt làphương pháp dạy học tích cực là cần thiết, đáp ứng với yêu cầu đổi mới
b Nội dung và mục tiêu dạy học tích cực.
Xuất phát từ thực tiễn cơ sở thực tiễn giảng dạy môn Ngữ Văn tôi nhận thấymuốn học sinh hứng thú với môn học, muốn có hiệu quả trong giảng dạy học Vănkhông thể không đổi mới phương pháp, đặc biệt là áp dụng phương pháp dạy học tíchcực, trong đó có việc áp dụng phương pháp này vào việc rèn kĩ năng nói cho học sinh
Vì với phương pháp học tập tích cực học sinh sẽ được rèn kĩ năng hợp tác, làm việcnhóm, thông qua đó học sinh hình thành khả năng hòa nhập, đoàn kết Nhiều hoạt độngđồng nghĩa với việc học sinh sẽ tăng mức độ tương tác, lớp học sẽ sôi động, hứng khởi.Khi học sinh trở thành tâm điểm, thì việc tiếp thu thụ động cũng không còn Từ đó tăngkhả năng ghi nhớ và tiếp thu kiến thức Thực tế cho thấy học sinh nhớ khoảng 10%những gì họ đọc, 20% những gì họ nghe, nhưng 90% những gì họ làm Học tập tíchcực giúp học sinh hiểu rằng sự sáng tạo sẽ phát triển bằng sự nỗ lực và làm việc chămchỉ Học sinh trong các lớp học tích cực cũng hiểu rằng không ai có tất cả các câu trả
lời, vì vậy họ phải tìm ra câu trả lời…
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Nơi tôi giảng dạy là một trường điểm, tuy thuộc địa bàn nông thôn, nhưng đa sốhọc sinh được bố mẹ quan tâm đến việc học, dành thời gian cho học tập của các em.Thế nhưng tư tưởng coi trọng kiến thức hàn lâm, chưa chú trọng đến việc phát triển các
kỹ năng mềm trong đó có kỹ năng giao tiếp chưa được coi trọng Hơn nữa, bản thân
Trang 6các em cũng còn tâm lý xem nhẹ hoạt động nói trong giờ học, kỹ năng nói trước tậpthể hạn chế, rất ngại nói, không tự tin khi nói trước đông người.
Và ở một vài giáo viên, việc dạy tiết Đọc-hiểu văn bản rơi vào đơn điệu, nhàm chánbởi giáo viên chỉ sử dụng hệ thống câu hỏi phát vấn, đàm thoại Những học sinh phátbiểu đa số là học sinh khá giỏi Còn những học sinh trung bình, yếu kém thì vẫn cứtrầm lặng, nhút nhát việc tạo hứng thú cho những đối tượng này hầu như không có Vànhư thế nhiều học sinh không có cơ hội để rèn kĩ năng nói Trong các tiết Nói và Nghegiáo viên có tổ chức theo từng bước như quy trình hướng dẫn song hình thức tổ chứcđơn điệu, máy móc, lặp lại gây nhàm chán Khâu chuẩn bị chưa có chất lượng dẫn đếnhiệu quả của hoạt động thấp, học sinh tham gia bị động, không cải thiện được kỹ năngnói
Khi giáo viên có sự đầu tư cho tiết dạy và hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị chu đáothì việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm trong giờ học tiết đọc-hiểu văn bản cũngnhư trong tiết luyện nói đạt hiệu quả cao Không khí học tập của học sinh khác hẳn khi
GV (giáo viên) thuyết giảng Ở các em lộ rõ sự thích thú, đa số các thành viên trongnhóm có vẻ háo hức và nói một cách tự nhiên Tất cả như có một luồng điện vô hìnhnào đó được lan truyền cho cả lớp làm nóng lên không khí học tập Nhiều em giơ tayxin được trình bày kết quả thảo luận, được trình bày những điều mà nhóm đã phát hiện,cảm nhận tổng hợp và thật là thoả mãn với những kiến thức được chắc lọc rút ra từchính sự hiểu biết của các em Đó cũng là lúc GV cho các em thêm sự tự tin vào khảnăng của mình, các em sẽ cố gắng hơn để được phát biểu, nói trước lớp trong lần sau.Đây cũng là kĩ năng vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ những suy nghĩ cảm xúcnhững điều cảm thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin trứơc tập thể Vừa là biện pháp
có khả năng khắc phục đựơc những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm
Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn
Qua nhiều năm giảng dạy Ngữ văn với những thuận lợi và khó khăn mà bản thân tôi
đã gặp trong quá trình dạy - học bộ môn nói chung và tiết luyện nói, nói riêng, tôi đãrút ra được những vấn đề mang tính kinh nghiệm Tôi xin mạnh dạn trình bày sáng
kiến của mình về việc: “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao kĩ năng nói cho học sinh qua các tiết dạy Nói và nghe - Ngữ Văn 8”.
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
a Vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy học ngôn ngữ, tôi xác định việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong môn Ngữ văn được tiến hành theo ba giai đoạn, mỗi giai đoạn có mục đích, nhiệm vụ khác nhau và có cách thức tiến hành riêng
Trang 7- Giai đoạn 1: Chuẩn bị nói Đây khâu HS chuẩn bị các điều kiện trước khi nói,
ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của quá trình nói Chuẩn bị cho việc nói baogồm:
+ Chuẩn bị nội dung: Để nội dung nói mang tính thuyết phục và tạo cảm hứng
cho người nghe, người nói phải chuẩn bị đủ thông tin về chủ đề, nắm vững và hiểuchính xác các thông tin Nếu học sinh biết trước đề tài, chủ đề nói, các em có thể thêmvào chủ đề những thông tin bổ sung, thông tin mới, những ý tưởng, câu chuyện dí dỏm
có ý nghĩa để chứng minh rõ thêm, làm phong phú thêm cho vấn đề cần phải trình bày.Người nói cần có sự chuẩn bị về bố cục của phần nội dung sẽ trình bày: Phần mở, phầnthân và kết luận
+ Tập luyện nói là một việc quan trọng và cần thiết, nhưng học sinh thường bỏ qua
công việc này Kỹ năng nói phải luôn được đặt trong hoạt động giao tiếp và việc luyệnnói một cách nghiêm túc và thường xuyên là yếu tố then chốt giúp nâng cao kỹ năngnói của mỗi người Trong quá trình luyện nói, người nói có thể ghi chú, ước tính thờigian và chỉnh sửa những chỗ cần thiết về nội dung và cách thể hiện Việc luyện nóicũng giúp người nói ghi nhớ các dữ liệu và trình tự thuyết trình một cách hiệu quả,giúp việc trình bày vấn đề được thông suốt hơn Ngoài ra, việc tập luyện sẽ giúp ngườinói nhận ra được những khó khăn và hạn chế của mình trong lúc phát biểu Theo đó,cách tốt nhất là mỗi HS nên ghi hình lại quá trình luyện nói của mình, tự xem lại để rútkinh nghiệm và nhờ người khác góp ý
+ Chuẩn bị tâm lí trước khi nói trước nhiều người: Dù là người lần đầu tiên nói trước
đông người hay đã phát biểu nhiều lần, học sinh đều không tránh khỏi áp lực tâm lí khiđứng trước đám đông Trong cuộc nói chuyện, người nói luôn muốn những khán giả,thính giả của mình có thể tiếp thu một cách có hứng thú với nội dung mà mình truyềnđạt Dù đối tượng nghe là ai cũng đều tạo sức ép đối với người trình bày Chính vì thế,chuẩn bị về tâm lí là điều quan trọng để có được một phần trình bày tốt trước mọingười Một số kĩ thuật như thả lỏng cơ thể, co duỗi nắm tay hay sử dụng phương phápthở yoga có thể giúp học sinh chuẩn bị tâm lí tốt trước khi nói Cùng với nội dungnói có chất lượng, sự tự tin sẽ quyết định thành công của một buổi thuyết trình Ngườinghe sẽ trở nên thoải mái và cởi mở hơn trước phong thái tự tin của người nói Sựtương tác tích cực giữa người nói và người nghe cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quảcủa hoạt động giao tiếp Tác phong và ngôn ngữ cơ thể của người nói cũng góp phầntạo ra thành công của một bài trình bày hoặc một cuộc hội thoại Các yếu tố phi ngônngữ như ánh mắt, cử chỉ, tư thế đi, đứng, ngồi sẽ thể hiện rõ tâm lí, sự tự tin của ngườinói, tạo cảm giác gần gũi hoặc xa lạ giữa người nói và người nghe Cần hạn chế việckhua tay, khua chân, cử động không ngừng khi nói Ngôn ngữ cơ thể là thứ cần được
Trang 8sử dụng một cách khéo léo và tế nhị ngay từ khi bắt đầu bài phát biểu nhằm giúpchuyển tải được nội dung nói cũng như hạn chế một số xung đột không đáng có
Giai đoạn chuẩn bị nói cần đến sự tự giác và ý thức chủ động của học sinh GV
có vai trò là người định hướng và nhắc nhở học sinh tự điều chỉnh Hầu hết học sinhđều chuẩn bị nói ngoài giờ học trên lớp Tuy nhiên, nếu có điều kiện, GV cũng cần thịphạm sự chuẩn bị của mình trong những hoạt động nói nào đó (ở đó có sự chứng kiếncủa học sinh), ví dụ: Nói chuyện hoặc phát biểu trước phụ huynh học sinh, thuyết trìnhdẫn dắt vào bài, bình giảng nội dung và nghệ thuật của văn bản văn học Từ đó, họcsinh sẽ được khuyến khích việc chuẩn bị chu đáo các phần nói của mình
- Giai đoạn 2: Luyện nói có kiểm soát: Đây là giai đoạn chính của việc rèn luyện kỹ
năng nói HS cần được luyện tập cả việc nói theo chủ đề và nói tự do Trên lớp, trongcác giờ luyện nói (thuộc các tiết Nói và nghe), thông thường HS sẽ xác định một ngườinghe giả định nào đó hoặc thực hiện hình thức đóng vai để thuyết trình hoặc đối thoại.Hình thức rèn luyện kỹ năng nói chủ yếu là hoạt động theo cặp, nhóm theo sự tổ chức,hướng dẫn của GV Việc kiểm soát quá trình rèn luyện là để thúc đẩy sự tiến bộ chứkhông nhằm mục đích đánh giá Một số cách rèn luyện kỹ năng nói có thể áp dụngtrong các giờ học như sau:
+ HS dựa vào tình huống gợi ý (qua tranh vẽ, từ ngữ cho sẵn hoặc bài hội thoại mẫu)
để luyện nói theo yêu cầu: trình bày, miêu tả về một đối tượng, suy đoán về sự việc, sựkiện
+ HS luyện nói theo cá nhân/ cặp/ nhóm dưới sự kiểm soát của HS khác và GV để sửalỗi phát âm, ngữ pháp, luyện ngữ âm, dùng từ
+ HS nói độc lập hoặc nhóm HS nói có tương tác theo nội dung và hình thức được yêucầu trước: Luyện nói về thông tin cá nhân, đóng vai giao tiếp, phỏng vấn, thảo luận,tranh luận
+ HS luyện trình bày với sự hỗ trợ của đa phương tiện, GV và các HS khác theo dõi,
hỗ trợ, uốn nắn, góp ý Việc tổ chức những nhóm rèn luyện kỹ năng nói để các thànhviên của nhóm có điều kiện hội ý, phân tích, góp ý những điểm mạnh, yếu cho nhauqua phần trình bày trước nhóm hoặc qua các thiếu sót của từng cá nhân là một hoạtđộng có ý nghĩa đối với việc rèn luyện kỹ năng nói của mỗi HS
- Giai đoạn 3: Luyện nói tự do: Đây là một bước rèn luyện kỹ năng nói cũng là giai
đoạn sản sinh lời nói Trong rèn luyện kỹ năng nói, giai đoạn này có người trực tiếp,người nói tham gia vào các tình huống giao tiếp phong phú của đời sống để rèn luyện
kỹ năng nói của mình Do vậy, GV cần mở rộng các loại hình hoạt động để thúc đẩyviệc nói của HS, hoàn thiện kỹ năng nói cho HS, giúp HS vận dụng vốn kiến thức cánhân và các phương pháp đã rèn luyện vào hoạt động giao tiếp hàng ngày, trước hết làgiao tiếp trong giờ học, lớp học GV cần là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động để
Trang 9HS tự luyện nói GV nên lưu ý một số điểm sau để giúp HS luyện nói tốt hơn: - Phốihợp sử dụng thường xuyên các hình thức luyện tập nói theo cặp hoặc theo nhóm để HS
có nhiều cơ hội luyện kỹ năng nói trong lớp, từ đó giúp HS cảm thấy tự tin và mạnhdạn hơn trong giao tiếp
- Hướng dẫn HS cách tiến hành, làm rõ yêu cầu bài tập hoặc gợi ý hay cung cấp ngữliệu trước khi cho HS làm việc theo cặp hoặc nhóm Việc gợi ý và hướng dẫn HS luyệnnói rất cần sự sáng tạo và khả năng sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực của GV; GVkhông nên chỉ sử dụng thuần tuý vào sách giáo khoa và các tài liệu in
- Ngữ cảnh cần được giới thiệu rõ ràng, sử dụng thêm các giáo cụ trực quan đa phươngtiện để gợi ý hay tạo tình huống giao tiếp Có thể mở rộng tình huống, khai thác cáctình huống có liên quan đến chính hoàn cảnh của địa phương, khuyến khích liên hệ đếntình hình cụ thể của chính cuộc sống thật của HS
Ba giai đoạn HS luyện nói này thường không tách rời nhau Do thời lượng rèn luyệntrên lớp thường không có nhiều nên GV cần khuyến khích HS tăng cường việc tự rènluyện (đặc biệt ở khâu Chuẩn bị nói), đồng thời cổ vũ các em tham gia vào các loạihình câu lạc bộ, nhóm, tổ học tập để có cơ hội rèn luyện kỹ năng nói một cách chínhthống
b Các hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng nói cho HS:
- Rèn luyện theo mẫu, giao tiếp: rèn luyện theo mẫu là một phương pháp được áp dụng
rộng rãi trong giáo dục ngôn ngữ nói chung và dạy học tiếng Việt nói riêng Thực chấtcủa quá trình học tiếng là một quá trình bắt chước có ý thức nên phương pháp nàyđược áp dụng tốt cho việc rèn luyện kỹ năng nói Cần tạo các tình huống ngôn ngữ đểkích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho HS về việc nói làm gì, nói nội
dung gì, nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào, sử dụng hình thức hỗ trợ nào,
Điều quan trọng là giáo viên phải có được những mẫu tốt, phân tích được nhữngđặc trưng của chúng để HS hiểu và nắm vững cơ chế hoạt động nói, từ đó dựa theo môhình để thực hiện hoạt động nói năng đúng chuẩn, sáng tạo, hiệu quả Ngoài việc sửdụng các loại mẫu (qua ghi âm, phim ảnh, thông tin mạng, ), giáo viên cũng phải rènluyện kỹ năng nói của mình để trở thành một mẫu cho HS làm theo
Bên cạnh phương pháp rèn luyện theo mẫu, giao tiếp là phương pháp có nhiều
ưu thế trong việc rèn luyện kỹ năng nói, năng lực giao tiếp cho HS, phù hợp với bảnchất của ngôn ngữ, mục tiêu dạy học và nguyên tắc trực quan trong giáo dục Học sinhbiết sử dụng các yếu tố ngôn ngữ (từ, cấu trúc ngữ, cấu trúc câu, các yếu tố ngôn điệu,
tu từ, phong cách ) và những yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, phương tiện, người nói,người nghe, không gian, thời gian, ) để thực hiện một hoạt động nói năng đúng chuẩncho từng hoạt động giao tiếp cụ thể
Trang 10- Đa dạng hóa hình thức, môi trường rèn luyện kỹ năng nói: Hoạt động rèn luyện
kỹ năng nói cho HS trong giờ dạy học chính khóa môn Ngữ văn ở trường THCS được
sử dụng có hiệu quả, như hình thức kể chuyện theo vai, bằng lời của nhân vật hoặc kểchuyện sáng tạo dựa theo một tác phẩm đã được học, đọc thêm
+Rèn luyện kỹ năng nói qua hình thức kể chuyện theo vai cũng là góp phần bồidưỡng tư tưởng, tình cảm; trau dồi, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống; phát triển vốn
từ ngữ, vốn văn học, khả năng sáng tạo, thói quen quan sát, ghi nhớ; phát triển nănglực trí tuệ cho HS
+ Đàm thoại là hình thức trao đổi giữa giáo viên và HS hoặc giữa HS với nhau,trong đó giáo viên nêu ra hệ thống câu hỏi dẫn dắt hợp lý để HS tập luyện kỹ năng nóiđúng, phản ứng nhanh, biểu lộ được tình cảm và phong cách ngôn ngữ phù hợp Khiluyện tập kỹ năng nói qua đàm thoại, cần chú ý đảm bảo số lượng, nội dung, mức độcủa câu hỏi để phù hợp với trình độ HS, tạo hứng thú nói năng cho HS
+ Thảo luận nhóm là một hình thức dạy học phân hóa, HS hợp tác làm việc vớinhau, thông qua giao tiếp, trao đổi, tranh luận, chia sẻ và có cơ hội để diễn đạt ý nghĩcủa mình, tìm tòi và mở rộng hình thức bộc lộ suy nghĩ để rèn luyện kỹ năng nói Tổchức dạy học theo nhóm giúp những HS nhút nhát, diễn đạt yếu có điều kiện rèn luyện,tập dượt để dần dần khẳng định tính tự chủ của mình trong hoạt động giao tiếp, giáoviên phải chuẩn bị tốt kế hoạch, phân chia nhóm hợp lý, xác định nội dung và thời giantrình bày, xử lý tốt các tình hưống xảy ra, cá thể hóa trong việc điều chỉnh, uốn nắn sựlệch chuẩn trong kỹ năng nói
+Luyện nói theo chủ đề, phát biểu, thuyết trình là hình thức giúp HS nắm đượcnhững vấn đề liên quan đến đối tượng nghe, chuẩn bị bài nói, trình bày bài nói, quansát và tiếp xúc với người nghe, tự đánh giá và rút ra những kinh nghiệm cho mình saumỗi lần nói
+ Ngoài ra, hình thức kiểm tra vấn đáp không chỉ có tác dụng đánh giá kết quảhọc tập của HS mà còn là một dịp để rèn luyện KNN một cách toàn diện
Rèn kỹ năng nói qua hoạt động tự học
Hoạt động rèn luyện KNN qua hoạt động tự học, hoạt động ngoài giờ lên lớpđược thể hiện rất phong phú về nội dung và hình thức ở trên các lĩnh vực văn hoá, khoahọc, nghệ thuật, thể dục thể thao, kỹ thuật
Những hoạt động này có tác dụng rèn luyện KNN một cách toàn diện, sinh độngcho HS Có thể tổ chức theo hình thức thảo luận nhóm, đóng vai diễn kịch, tổ chứcphong trào “nói lời hay, làm việc tốt”, diễn đàn tranh luận phê phán những lối nói phichuẩn mực, hoạt động tình nguyện, bảo vệ môi trường, rèn luyện nói trong môi trườnggia đình,
Trang 11Để nâng cao chất lượng, hiệu quả rèn luyện KNN cho HS, không chỉ thay đổinhận thức của cả người dạy và người học, mà quan trọng hơn, phải đổi mới nội dung,phương pháp, hình thức rèn luyện để tạo hứng thú cho HS, nâng cao hiệu quả chấtlượng dạy học.
c Quy trình thực hiện bài nói
Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ vớicác phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ Với các yêu cầu này, học sinh cần sử dụngnhững bước nào để có một bài nói hoàn chỉnh, thuyết phục?
Bước 1: Xác định đề tài, mục đích, người nghe, không gian, thời gian nó
Thao tác cần làm: Xác định các thành tố giao tiếp khi thực hiện bài nói bằng cách đặtcâu hỏi: Đề tài của bài nói là gì? Mục đích của bài nói là gì? Người nghe là ai? Họmong chờ nhận được điều gì từ bài nói? Bài nói được thực hiện trong không gian nào?Trong thời gian bao lâu? Tôi sẽ dành bao nhiêu thời gian cho phần trao đổi sau bài nói?Lưu ý: Có thể sử dụng kĩ thuật 5W1H (what: cái gì; where: ở đâu; when: khi nào; who:ai; why: tại sao; how: thế nào) để xác định các thành tố giao tiếp khi thực hiện bài nói.Việc xác định đề tài, mục đích, người nghe, không gian và thời gian nói giúp học sinhlựa chọn được cách nói phù hợp, dễ dàng thuyết phục người nghe
Bước 3: Luyện tập và trình bày
Thao tác cần làm: 1) Luyện nói cho đến khi nhuần nhuyễn, lưu loát, làm chủ được bàinói 2) Trình bày bài nói dựa vào dàn ý đã chuẩn bị, kết hợp với phần trình chiếu vàphương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ
Lưu ý: 1) Có thể luyện nói trước gương, tự thu âm, ghi hình bài nói để xem lại, luyệnnói theo nhóm,… 2) Lưu ý sử dụng ngôn ngữ nói 3) Phong thái tự tin, làm chủ khônggian và thời gian nói 4) Tương tác tích cực với người nghe trong quá trình nói
Bước 4: Trao đổi và đánh giá
Thao tác cần làm: 1) Trao đổi với những câu hỏi, ý kiến của người nghe 2) Trong vaitrò người nói, tự đánh giá bài nói của bản thân Trong vai trò người nghe, nghe và đánhgiá bài nói của người khác