1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua việc đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học các tiết nói và nghe trong chương trình ngữ văn 11

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua việc đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học các tiết nói và nghe trong chương trình Ngữ Văn 11
Tác giả Nguyễn Thị Ngân
Trường học Trường THPT Quảng Xương II
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 5,2 MB

Cấu trúc

  • 1. Mở đầu… (3)
    • 1.1. Lí do chọn đề tài (3)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu (4)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (4)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (4)
  • 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm (0)
    • 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm (4)
      • 2.1.1. Năng lực giao tiếp và hợp tác ở học sinh trung học phổ thông (4)
      • 2.1.2. Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua việc đa dạng hóa các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ học Ngữ Văn.................................................................................................................. 3 2.1.3. Định hướng dạy học tiết nói và nghe trong chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018 ở môn Ngữ Văn. 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.................. 2.2.1. Đặc điểm tình hình của nhà trường ...................................................... 2.2.2. Thực trạng về năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh…................ 2.2.3. Thực trạng việc dạy học tiết nói và nghe ở môn Ngữ Văn lớp 11(Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)…............................................................ 2.2.4. Thực trạng việc dạy học phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh qua các tiết nói và nghe ở môn Ngữ Văn lớp 11 tại trường THPT Quảng Xương II……........................................................................................ 2.2.5. Sự cần thiết phải đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học nói và (5)
      • 2.3.1. Giải pháp 1. Thiết lập tiến trình chung cho các tiết học nói và nghe (10)
      • 2.3.2. Giải pháp 2. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức khởi động tiết học (12)
      • 2.3.3. Giải pháp 3. Sử dụng hình thức video thuyết trình…………………....... 13 2.3.4. Giải pháp 4. Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy kết hợp dạy học hợp tác (15)
  • Tài liệu tham khảo (23)
  • Phụ lục (25)

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁTRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG IISÁNG KIẾN KINH NGHIỆMPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC CHOHỌC SINH THÔNG QUA VIỆC ĐA DẠNG HÓA HÌNHTHỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁ

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Năng lực giao tiếp và hợp tác ở học sinh trung học phổ thông

Năng lực còn được gọi là khả năng thực hiện, là tổng hợp các đặc điểm và thuộc tính tâm lý cá nhân, phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo hoạt động đó đạt hiệu quả cao Năng lực được hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá nhân và phải trải qua quá trình học tập, công tác, rèn luyện thường xuyên mà ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn.[6]

Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó Giao tiếp không đơn thuần là một hành vi đơn lẻ mà nó nằm trong một chuỗi các tư duy hay hành vi mang tính hệ thống trong bản thân các bên tham gia giao tiếp Mục đích của giao tiếp là nhằm thiết lập và củng cố các mối quan hệ xã hội Hoạt động giao tiếp có thể tiến hành bằng ngôn ngữ hoặc bằng các hệ thống ký hiệu khác Trong đó, giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động giao tiếp chủ đạo trong đời sống con người

Năng lực giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục; đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều [6]

Hợp tác là cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung.

Năng lực hợp tác là khả năng tương tác lẫn nhau, trong đó mỗi cá nhân thể hiện sự tích cực, tự giác, sự tương tác trực diện và trách nhiệm cao trên cơ sở huy động những tri thức, kĩ năng của bản thân nhằm giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ chung.

2.1.2 Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua việc đa dạng hóa các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ học Ngữ Văn.

Môn Ngữ văn là môn học đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh Qua việc vận dụng đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại ở môn Ngữ văn, giáo viên sẽ giúp học sinh biết xác định mục đích giao tiếp, lựa chọn nội dung, kiểu văn bản và thể loại, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp để thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; biết tiếp nhận các kiểu văn bản và thể loại đa dạng; chủ động, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp Cũng qua giờ học Ngữ văn, học sinh phát triển khả năng nhận biết, thấu hiểu và đồng cảm với suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác; biết sống hoà hợp và hoá giải các mâu thuẫn; thiết lập và phát triển mối quan hệ với người khác; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.

2.1.3 Định hướng dạy học tiết nói và nghe trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018 ở môn Ngữ văn. Điểm khác biệt lớn nhất của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018 so với Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 là sự chuyển hướng hoàn toàn từ việc coi trọng truyền đạt kiến thức sang việc chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực, lấy các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết làm trục chính Trong đó, Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã quy định rõ thời lượng dành cho hoạt động nói và nghe là khoảng 10% số tiết của năm học.

Lộ trình dạy học kĩ năng nói và nghe trong Chương trình có sự nhất quán, liên tục cả ba cấp học và thống nhất trong các bộ sách giáo khoa hiện hành. Ở cấp THPT, Chương trình định hướng người dạy tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở cấp THCS với các yêu cầu cần đạt cao hơn: Học sinh có khả năng nghe thuyết trình và đánh giá được nội dung, hình thức biểu đạt của bài thuyết trình đó;biết tranh biện về một vấn đề trong đời sống; có thái độ cầu thị và văn hóa tranh luận phù hợp; có hứng thú thể hiện chủ kiến, cá tính trong tranh luận; trình bày vấn đề khoa học một cách tự tin, có sức thuyết phục; nói và nghe linh hoạt; nắm được phương pháp, quy trình tiến hành một cuộc tranh luận. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành 2018, quy định cụ thể về các kĩ năng cần đạt trong học tập nói và nghe ở cấp trung học phổ thông như sau: Kĩ năng nói yêu cầu về âm lượng, tốc độ, sự liên tục, cách diễn đạt, trình bày, thái độ, sự kết hợp của các cử chỉ, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ khi nói…; Kĩ năng nghe yêu cầu về cách nghe, cách ghi chép, hỏi đáp, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ khi nghe, nghe qua các phương tiện kĩ thuật,…; Kĩ năng nói và nghe tương tác cùng các yêu cầu về thái độ, sự tôn trọng nguyên tắc hội thoại và các quy định trong thảo luận, phỏng vấn.

“Dạy nói - nghe không chỉ là dạy kỹ năng nói và nghe mà còn cơ hội để rèn giũa phẩm chất, thái độ, tình cảm, lối sống có văn hóa cho học sinh Đừng gây tổn thương người khác dù chỉ là câu nói.” [3] Việc hiện hữu hóa dạy nói và nghe thành tiết học cụ thể trong chương trình quả là một sự đổi mới cần thiết và vô cùng quan trọng nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1.Đặc điểm tình hình của nhà trường

Trường THPT Quảng Xương II nằm trên địa bàn nông thôn 9 xã miền đồng của huyện Quảng Xương Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường dù còn thiếu thốn nhưng đã và đang được hoàn thiện nhờ sự quan tâm của chính quyền, sự linh hoạt đổi mới trong quản lí, chỉ đạo của Ban giám hiệu, sự đồng thuận của phụ huynh và sự giúp đỡ của các cựu học sinh Trong những năm gần đây, nhà trường đã có nhiều chuyển biến trong việc đổi mới phương pháp dạy học Nhà trường tổ chức phong trào đổi mới dạy học theo hướng khai phóng và đã tạo ra được không khí thi đua dạy và học rất tích cực. Để giáo dục phát triển năng lực cho học sinh một cách bài bản và hoàn thiện hơn, nhà trường chúng tôi đã tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục: tổ chức các câu lạc bộ (Câu lạc bộ kịch, Câu lạc bộ thanh niên tình nguyện, Câu lạc bộ truyền thông), giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức các cuộc thi đổi mới dạy và học theo hướng khai phóng cấp trường, tổ chức các hoạt động dã ngoại tham quan thực tế, tham quan các mô hình sản xuất nhỏ ở địa phương (nghề chiếu cói, nghề làm mắm cáy ) Bước đầu thông qua các hoạt động này các em được khám phá về bản thân, phát huy năng lực sáng tạo của mình, hình thành phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác của bản thân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc giáo dục phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Hình thức tổ chức chưa đồng bộ, chưa phong phú, đa dạng; việc tổ chức còn mang tính nhất thời, chưa thường xuyên, chưa thực sự được coi trọng từ việc lập kế hoạch, triển khai hoạt động cho đến việc đánh giá, đúc rút kinh nghiệm.

Về bộ môn Ngữ văn, chất lượng dạy học đã có những cải thiện nhất định qua các kì thi Tuy nhiên, thực tế còn nhiều học sinh chưa thực sự tự giác, chưa có hứng thú và động cơ học tập Các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại đã được áp dụng nhưng chưa đồng bộ, chưa thường xuyên Dẫn đến vẫn còn cách học thuộc lòng, gò bó kiến thức, học sinh chưa biết cách vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, chưa phát huy hết những năng lực vốn có của bản thân.

2.2.2 Thực trạng về năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh

Về năng lực giao tiếp, hiện nay, học sinh được tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ, mạng truyền thông, được rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua nhiều kênh phong phú (tại trường, qua mạng, trong giao tiếp thường ngày) nên nhiều em có năng lực giao tiếp tốt hơn, mạnh dạn hơn.Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thì năng lực giao tiếp hiện nay ởhọc sinh vẫn có nhiều điều đáng lo ngại như: Một số em không biết cách diễn đạt, thờ ơ với người khác, không nói lên chính kiến trước các vấn đề có liên quan đến bản thân, nổi bật nhất là tình trạng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp chưa tốt Một số em có biểu hiện sự thô lỗ, cộc cằn, thiếu lịch sự tế nhị trong giao tiếp, sử dụng nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, tối nghĩa, dung tục.

Tương tự năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác được thể hiện tốt ở nhiều học sinh do sự mạnh dạn, chủ động, giao tiếp tốt Bên cạnh đó, còn nhiều học sinh không có tinh thần hợp tác với bạn bè, giờ ra chơi là mở điện thoại, không giao lưu với ai, hầu như chỉ làm bạn với điện thoại, trong học tập thiếu sự tương tác với nhóm học tập.

2.2.3 Thực trạng việc dạy học tiết nói và nghe ở môn Ngữ văn lớp 11 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006, đã thực hiện việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe dưới một số hình thức như: kiểm tra bài cũ, phát biểu ý kiến xây dựng bài, trao đổi, thảo luận, sinh hoạt lớp và không quy định thời lượng cụ thể trong khung chương trình chuẩn.

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Khảo sát đánh giá việc tham gia các hoạt động trong giờ học nói và - skkn cấp tỉnh nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua việc đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học các tiết nói và nghe trong chương trình ngữ văn 11
Bảng 2 Khảo sát đánh giá việc tham gia các hoạt động trong giờ học nói và (Trang 20)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w