1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong dạy học tiết nói và nghe môn ngữ văn 7 ở trường trung học cơ sở ái thượng

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong dạy học tiết “Nói và nghe” môn Ngữ văn 7 ở trường trung học cơ sở Ái Thượng, huyện Bá Thước
Tác giả Hoàng Viết Tính
Trường học Trường trung học cơ sở Ái Thượng
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 572,5 KB

Nội dung

Người học không chỉ học cách “Nghe tích cực với tư duy phản biện” mà còn phải biết tương tác, trao đổi với giáo viên, biết đặt câu hỏi, biết trình bàyquan điểm của mình rõ ràng tự tin, b

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GIAO TIẾP

VÀ HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TIẾT “NÓI

VÀ NGHE” MÔN NGỮ VĂN 7 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

ÁI THƯỢNG, HUYỆN BÁ THƯỚC.

Người thực hiện: Hoàng Viết Tính

Trang 2

NỘI DUNG TRANG

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2

2.3 Các giải pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao năng

lực giao tiếp và hợp tác của học sinh thông qua tiết học “Nói và nghe”

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với Hội đồng giáo dục,

với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Trang 3

cả các môn học, vì ngôn ngữ chính là công cụ của tư duy và bản chất của hoạtđộng dạy học chính là hoạt động giao tiếp Hoạt động này thiết lập nên mối quan

hệ tương hỗ giữa người dạy và người học, đóng vai trò quyết định, nổi trội nhấttrong việc tổ chức, triển khai hoạt động của một lớp học Các tác giả Jean-MarcDenommé và Madeleine Roy đã phân tích: Người học với tư cách là người nhận,đặc biệt cố gắng thích nghi với lời truyền đạt của người dạy: anh ta giải mã, đánhgiá và khoanh những phần khó hiểu lại Anh ta sẵn sàng tham dự như một ngườiphát bằng cách đặt câu hỏi hoặc mang đến một vài bình luận cá nhân Người họcvới chức năng kép của mình là người nhận và người phát phải đảm đương tráchnhiệm là người thợ chính trong quá trình đào tạo mìnH Kết quả của hoạt độngdạy học dựa trên sự giao tiếp đảm bảo quá trình truyền thông tin, hiểu thông tin và

xử lí thông tin hiệu quả Người học phải biết nghe và tư duy để tránh bất cứ một sựthu nhận sai lệch nào, phải học được cách tận dụng tốt nhất những thông điệptruyền đến Người học không chỉ học cách “Nghe tích cực với tư duy phản biện”

mà còn phải biết tương tác, trao đổi với giáo viên, biết đặt câu hỏi, biết trình bàyquan điểm của mình rõ ràng tự tin, biết thuyết phục người nghe với những lí lẽ vàbằng chứng… Để thực hiện tốt những yêu cầu này, thì việc rèn luyện kĩ năng nói

và nghe cho học sinh một cách bài bản trong nhà trường là điều hết sức cần thiết.Không chỉ có tác dụng hỗ trợ học sinh học tập tốt các môn học khác, việc rèn luyện

kĩ năng nói và nghe còn giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp của bản thân đểchuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống Năng lực giao tiếp được các tổ chứctuyển dụng nhân sự trên thế giới rất coi trọng, xem đó là một năng lực cốt lõi, cầnthiết của con người, giúp con người thành công trong công việc chuyên môn và cáchoạt động khác của mọi tổ chức xã hội Cốt lõi của giao tiếp là nói và nghe Do đó,việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe về bản chất chính là hướng tới phát triển nănglực giao tiếp cho học sinh - một năng lực chung cốt yếu của Chương trình Giáo dụcphổ thông 2018

Chính vì những lý do trên tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong dạy học tiết “Nói và nghe” môn Ngữ văn 7, ở trường trung học cơ sở Ái Thượng, huyện Bá Thước " 1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của tôi khi viết sáng kiến này là nhằm tìm ra những giải phápchung nhất và hiệu quả nhất để nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác ở học sinhtrung học cơ sở, giúp định hướng cho các em cách trình bày quan điểm, suy nghĩ

cá nhân, cách lắng nghe, lĩnh hội, phản biện trong giao tiếp, đặc biệt cách hợp táctrong hoạt động nhóm thông qua các tiết Nói và nghe của môn Ngữ văn 7

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đềxuất giải pháp nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua cáctiết học “Nói và nghe” môn Ngữ văn 7 của học sinh ở trường trung học cơ sở ÁiThượng.

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên cứutài liệu hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nói chung và phươngpháp, kỹ thuật dạy học sử dụng bản đồ tư duy

- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát thái độ, mức độ hứng thú học tậpcủa học sinh

- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạytrên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý

- Phương pháp thực nghiệm: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng; ápdụng dạy thử nghiệm trên lớp

- Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ tíchcực của học sinh khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm với khi đã áp dụng sángkiến kinh nghiệm

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Nói và nghe là 2 trong 4 kỹ năng giao tiếp cần rèn luyện cho học sinh Khácvới học ngoại ngữ, việc dạy tiếng mẹ đẻ tập trung chính vào kỹ năng đọc và viết.Không đến trường học sinh vẫn biết nói và nghe Khái niệm “mù chữ” chủ yếu đểchỉ tình trạng không biết đọc và viết Tuy nhiên, không phải vì thế mà không dạynói - nghe cho học sinh Người xưa đã lưu ý cần dạy “học nói” sau “học ăn”

Với chương trình Ngữ văn 2018, số tiết dành cho kỹ năng nói và nghe rất ít,chỉ 10% tổng số thời lượng (khoảng trên 10 tiết/năm) Tuy nhiên, cần lưu ý việcrèn luyện kỹ năng nói và nghe được thực hiện ở nhiều hình thức khác nhau: Kiểmtra bài cũ, phát biểu ý kiến xây dựng bài, trao đổi thảo luận, sinh hoạt lớp Có thểcoi đó là nội dung rèn luyện nói và nghe tự do với kỹ năng giao tiếp thông thường

Số tiết 10% mà chương trình quy định được hiểu là dạy nói - nghe có nội dungtheo đề tài, chủ đề bắt buộc Cụ thể đề tài, chủ đề nói - nghe ấy phụ thuộc vào nộidung đọc và viết trong mỗi bài học Đọc hiểu và viết nội dung gì thì nói - nghe sẽ

tổ chức để học sinh rèn luyện theo nội dung ấy Điều này vừa thực hiện tích hợpnội dung các kỹ năng, vừa góp phần củng cố nội dung đã học ở đọc và viết Ví dụ:Bài 6 - Ngữ văn 6 (bộ Cánh diều), khi học đọc hiểu: “Bài học đường đời đầu tiên”thì sau đó luyện viết bài văn “Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ”; đến nói và nghe tiếptục “Kể về một kỷ niệm đáng nhớ” Như thế, về nội dung nói và nghe ở các bài họchầu như học sinh được kế thừa lại nội dung đã chuẩn bị ở đọc và viết, chỉ khácnhau cách thức hoạt động Học sinh cũng cần chuẩn bị nhưng chỉ là xem xét, bổsung thêm và chuyển từ hình thức đọc, viết thành nói nghe cho phù hợp

Vậy tiến trình giờ dạy nói - nghe nên như thế nào? Do rất ít thời gian ( chỉ

có 10 tiết trong Ngữ văn 7) nên yêu cầu đầu tiên là tập trung để học sinh thực hànhnói và nghe Giáo viên không nên sa vào lý thuyết mà chỉ dành ít thời gian giaonhiệm vụ theo định hướng mà sách giáo khoa nêu lên Có thể hình dung giờ nói và

Trang 5

nghe với các hoạt động như sau: Thứ nhất, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinhchuẩn bị giới thiệu, thuyết trình, trình bày nội dung gì (đã có bài tập nêu trong sáchgiáo khoa), thời gian chuẩn bị tùy vào nội dung và hình thức tổ chức, nhưng khôngcần nhiều (vì đã có nội dung từ đọc và viết) Thứ hai, tổ chức cho học sinh trìnhbày, giới thiệu, thuyết trình và lắng nghe theo dõi nội dung đã chuẩn bị Đây làhoạt động chính; càng nhiều lượt học sinh được trình bày càng tốt Thứ ba, tổ chứccho học sinh trao đổi, nhận xét, phản hồi về nội dung và kỹ năng nói của ngườitrình bày Từ đó giáo viên nhận xét về kỹ năng và nội dung nói, nghe của học sinh;đưa ra các uốn nắn về kỹ thuật nói, nghe (không dài dòng, tản mạn, lúng túng ) vàđặc biệt về thái độ trong khi nói, nghe Ví dụ: Người nói cần nhìn vào các bạn, biếtkết hợp lời nói với ngôn ngữ hình thể; tốc độ và âm lượng khi nói nên thế nào chophù hợp Với việc nghe cần tôn trọng người nói như tập trung nghe, hướng vềngười nói Cần có tác phong và sự tự tin khi trình bày, trao đổi

Dạy nói - nghe không chỉ là kỹ năng nói và nghe mà còn cơ hội để rèn giũaphẩm chất, thái độ, tình cảm, lối sống có văn hóa cho học sinh Đừng gây tổnthương người khác dù chỉ là câu nói Ông cha ta đã dặn: “Lời nói chẳng mất tiềnmua ” Xứ Nghệ có câu “lời nói, đọi máu” Vì thế, khi dạy nói - nghe, giáo viênkhông chỉ chú ý nội dung, mà quan trọng hơn là cần tập trung vào kỹ năng và thái

độ khi nghe, nói

Đối với học sinh trung học cơ sở, trong các tiết học Nói và nghe cần trìnhbày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; sửdụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách mạch lạccâu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ những cảm xúc, thái độ, trải nghiệm, ýtưởng của mình đối với những vấn đề được nói đến; thảo luận ý kiến về vấn đề đãđọc, đã nghe; thuyết minh về một đối tượng hay quy trình; biết cách nói thích hợpvới mục đích, đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; biết sử dụng hình ảnh, kí hiệu, biểuđồ, để trình bày vấn đề một cách hiệu quả Học sinh cần nghe hiểu với thái độphù hợp và tóm tắt được nội dung; nhận biết và bước đầu đánh giá được lí lẽ, bằngchứng mà người nói sử dụng; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cáchphản hồi những gì đã nghe một cách hiệu quả

Yêu cầu cần đạt đối với các tiết Nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 7theo Chương trình giáo dục phổ thông môn 2018 như sau:

Nói: Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí

lẽ, bằng chứng thuyết phục Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác củangười nghe Biết kể một truyện cười Biết sử dụng và thưởng thức những cách nóithú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe Có thái độ phù hợp đối với nhữngcâu chuyện vui

Giải thích được quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động

Nghe: Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày Nói nghe tươngtác

Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt

Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được nhữngđiểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giảiquyết

Trang 6

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.1.Thuận lợi:

Ngay từ khi chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được thông qua và tiếpcận, Ban giám hiệu các nhà trường luôn quan tâm, xây dựng kế hoạch cụ thể đếntừng giáo viên để ai cũng được tiếp cận, bồi dưỡng, thực hành phát triển tay nghềqua các đợt thi đua hội giảng, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn trong năm

học Đặc biệt tổ chuyên môn luôn chú trọng đổi mới phương pháp, dự giờ rút kinhnghiệm, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để xây dựng đội ngũ vững mạnh Tổ chứcnhiều chuyên đề thảo luận cùng trao đổi trong tổ hàng tuần để mỗi giáo viên tựtrang bị cho mình nhiều kinh nghiệm quí báu không ngừng nâng cao chất lượnghiệu quả giờ dạy, nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn của từng giáo viên.Nhà trường hoàn thiện từng bước cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy và

học theo nội dung, chương trình đổi mới khá tốt

Bản thân giáo viên trong trường luôn có sự nỗ lực học hỏi kinh nghiệm từđồng nghiệp, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tự rút kinh nghiệm sau mỗi giờ lên lớp.Tham gia tập huấn đầy đủ các moddul và đạt kết quả cao

2.2 Khó khăn.

2.2.1 Với học sinh: Luyện nói trong nhà trường là để nói theo chủ đề,những vấn đề không quen thuộc như trong giao tiếp hàng ngày lại yêu cầu có mạchlạc, liên kết, không được nói tùy tiện Đứng trước môi trường này nhiều học sinhthường ngày biết ăn nói sinh động bỗng trở nên lúng túng, ngượng nghịu Bêncạnh đó, có một thực tế là càng lên lớp lớn, các em càng ngại nói, ngại phát biểutrước tập thể Biết cũngkhông nói Có nhiều em lên bục giảng đứng nói mà khôngdám nhìn xuống lớp, tay chân như thừa thãi, vụng về Có em ấp úng một chút rồikhông thể nói tiếp được nữa.Cá biệt còn có những trường hợp không nói được một

ý nào; không biết dung từ, sắp xếp từ để biểu đạt ý nghĩ Một phần, ngoài giờ họccác em quen nói tự do, còn trong giờ tập nói, các em phải trả lời, phải suy nghĩ,phải giữ gìn lời nói của mình dưới sự giám sát của giáo viên Phần khác, còn rấtnhiều em phát âm chưa tốt, nói sai nhiều, khi trả lời học sinh có thói quen lặp lại từngữ nhiều, diễn đạt vụng về, thiếu mạch lạc, tác phong chưa mạnh dạn, không dựa

và đề cương để nói mà thường là đọc,vì thế mà thiếu tự nhiên không đúng ngữ điệunói, không kết hợp được các yếu tố phi ngôn ngữ dẫn đến bài nói không thuyếtphục, không có hiệu quả cao

2.2.2 Với giáo viên:

Qua khảo sát từ học sinh và dự giờ tiết “Nói và nghe” của các đồng nghiệptrong và ngoài nhà trường, tôi nhận thấy tiết “Nói và nghe” thực sự chưa đượcnhiều giáo viên quan tâm Có tiết dạy, giáo viên cho học sinh cả lớp ngồi viết bàihết quá nửa tiết sau đó cho một vài học sinh đứng tại chỗ cầm giấy đọc bài Giáoviên không hướng dẫn các em chuẩn bị trước nội dung nói và tập luyện nói ở nhànên chất lượng tiết “Nói và nghe” chưa cao Bên cạnh đó, tâm lí một bộ phận giáoviên còn ngại rèn kĩ năng nói cho học sinh trong các giờ học nói chung và qua tiết

“Nói và nghe” nói riêng Nguyên nhân cơ bản còn là do thời lượng tiết học có hạn

mà mục tiêu cần đạt lại không đơn giản, không đủ để giáo viên có thể cho tất cảcác em trong lớp lên luyện nói mà chỉ linh động phân nhóm cho đại diện nhóm lên

Trang 7

trình bày Ngoài ra, số tài liệu tham khảo, hướng dẫn cho giáo viên thực hiện tiết

“Nói và nghe” còn hạn chế Đa số giáo viên phải tự tìm tòi để đưa ra phương phápdạy học tiết “Nói và nghe” phù hợp nhất với đối tượng học sinh của mình

Để có kết luận xác đáng, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng họctập của học sinh trong năm học 2022-2023 Cụ thể, tôi đã phát phiếu điều tra chohọc sinh khối 7 trong năm học để các em phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến,nguyện vọng của mình về việc giáo dục phát triển năng lực giao tiếp và hợp tácthông qua các tiết học Nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 7 Kết quả khảo sátkhi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Bảng số 1 Kết quả khảo sát phần chuẩn bị bài, khả năng diễn đạt ngôn ngữ

và tích cực tham gia nhận xét, chia sẻ trước bài nói của bạn, trong các tiết “Nói

và nghe” môn Ngữ văn của học sinh khối 7 trường THCS Ái Thượng:

Năm học Tổng số

Rất tích cực Tích cực Bình thường

Không tích cực

2022-2023 70 6 8,6 10 14,3 15 21,4 39 55,7

Qua quan sát trên lớp trong các giờ học Ngữ văn 7 ở các tiết dạy “ Nói vànghe”, tôi nhìn thấy các em ít để tâm vào công việc học, thiếu hào hứng, thiếu tíchcực chủ động trong học tập, chính vì vậy mà kết quả chưa cao Tôi trăn trở suynghĩ phải chăng do cách tổ chức giờ học chưa thực phù hợp, áp dụng các giải phápchưa phù hợp Những năm gần đây, tôi đã vận dụng các giải pháp và hình thức tổchức dạy học nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh tronggiảng dạy bộ môn mình phụ trách đã làm thay đổi căn bản suy nghĩ, cách học cũngnhư sự hứng thú, tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh từ đó đem lại hiệu quảcao trong học tập Tổ chức dạy học theo phương thức và phương pháp này sẽ giúpmỗi cá nhân trong nhóm phát huy được tính chủ động, tích cực sáng tạo trong hoạtđộng Các em được tham gia một cách chủ động, tích cực sáng tạo, thoải mái

2.3 Các giải pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh thông qua tiết học “Nói và nghe” ở môn Ngữ văn 7

2.3.1 Giải pháp 1: Giao nhiệm vụ chuẩn bị cho học sinh tại nhà.

Đây là khâu rất quan trọng tạo nên thành công cho tiết Nói và nghe, giáo viêncần giao cho học sinh chuẩn bị trước tại nhà.Vì vậy, tôi rất chú trọng tới khâu nàyđối với học sinh Thông thường, tôi giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà như sau:

Nhiệm vụ cần thực hiện tại nhà:

- Thứ nhất: Đọc kỹ yêu cầu của để, lựa chọn nội dung mà mình dự kiến sẽluyện nói trước lớp

- Thứ hai: Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói

- Thứ ba: Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh hỗ trợ cho bài nói (nếu có)

- Thứ tư: Nêu lên những cảm xúc, suy nghĩ, bài học rút ra từ bài nói Lựa chọncách thức thể hiện sao cho phù hợp với bài nói

Cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh:

Trang 8

Cách 1: Giao nhiệm vụ cá nhân thông qua phiếu học tập.

Ví dụ: Trình bày ý kiến về vấn đề: Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ (Ngữ văn 7)

Mẫu phiếu học tập hướng dẫn học sinh bước tìm ý:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (BƯỚC TÌM Ý CHO ĐỀ BÀI)

Đề bài: Trình bày ý kiến về vấn đề: Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ.

1 Hiện trạng của việc trẻ em sử

dụng các thiết bị công nghệ

2 Nguyên nhân của tình trạng trẻ em

sử dụng quá nhiều các thiết bị công

nghệ

3 Hậu quả của tình trạng trẻ em sử

dụng nhiều các thiết bị công nghệ

4 Giải pháp khắc phục tình trạng

5 Liên hệ đến bản thân em và các

bạn

* Mẫu phiếu học tập hướng dẫn học sinh bước lập dàn ý:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (BƯỚC LẬP DÀN Ý CHI TIẾT)

Đề bài: Trình bày ý kiến về vấn đề: Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ.

A Phần mở đầu

- Lời chào hỏi (Chào hỏi thầy cô và các

bạn, giới thiệu bản thân)

4 Giải pháp với mỗi cá nhân:

5 Giải pháp với nhà trường và gia đình

học sinh

C Kết luận

Liên hệ - hành động bản thân

Ví dụ 2: Tiết Nói và nghe KỂ LẠI MỘT TRUYỆN NGỤ NGÔN (Ngữ văn 7)

Mẫu phiếu học tập hướng dẫn học sinh bước tìm ý:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (BƯỚC TÌM Ý CHO ĐỀ BÀI)

Đề bài: Kể lại một truyện ngụ ngôn.

1 Truyện ngụ ngôn kể về sự kiện

gì?

Trang 9

2.Truyện có nhân vật chính nào?

3 Diễn biến câu chuyện (mở đầu,

phát triển, kết thúc) ra sao?

4 Bài học rút ra từ câu chuyện là

gì?

Mẫu phiếu học tập hướng dẫn học sinh bước lập dàn ý:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (BƯỚC LẬP DÀN Ý CHI TIẾT)

Đề bài: Kể lại một truyện ngụ ngôn.

A Phần mở đầu

- Lời chào hỏi (Chào hỏi thầy cô và các bạn,

giới thiệu bản thân)

- Giới thiệu về truyện ngụ ngôn mà em định

kể

B Phần nội dung chính của bài nói.

Ví dụ: Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy

giếng là một trong những truyện dân gian

hay Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật

để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người

Nội dung chính: Lựa chọn và sắp xếp các ý

tìm được từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy

giếng theo một trình tự hợp lí

Ví dụ:

Khi ếch ở trong giếng (hoàn cảnh sống, suy

nghĩ và thái độ của ếch)

Khi ếch ra ngoài giếng (môi trường sống đã

thay đổi; hành động và thái độ của ếch; hậu

quả)

C Kết luận

Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật con

ếch trong câu chuyện Nêu ý nghĩa và bài

học cho bản thân từ truyện ngụ ngôn Ếch

ngồi đáy giếng.

Liên hệ - hành động bản thân

Cách 2 Giao nhiệm vụ cho nhóm thông qua phương pháp dự án hoặc hoàn tất một nhiệm vụ.

Cách thức giao nhiệm vụ:

Chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm về xác định nội dung

dự định sẽ trình bày, tìm ý cho nội dung nói và nghe

Hướng dẫn các nhóm thống nhất và lập dàn ý theo kỹ thuật sơ đồ tư duy ragiấy A0

Từ hệ thống sơ đồ tư duy thống nhất của nhóm, các thành viên sẽ chuẩn bị bàinói theo cách của riêng mình

Trang 10

Hay giáo viên cũng có thể giao nhiệm vụ cho học sinh các nhóm thống nhấtdàn ý chung trong bài Nói và nghe với 3 nội dung cơ bản như: Xác định yêu cầu,tìm ý, lập dàn ý Sau đó, mỗi nhóm học sinh sẽ lựa chọn hình thức trình bày đểchia sẻ bài nói của mình trước lớp.

2.3.2 Giải pháp 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh khi nói phải đảm bảo cấu trúc cơ bản của một bài nói:

Một bài nói hoàn thiện sẽ bao gồm có 3 phần cơ bản:

- Phần thứ nhất: Phần mở đầu bài nói.

Cần phải có lời chào hỏi trước khi nói (Chào cô giáo, chào các bạn, giới thiệu

về bản thân

Ví dụ: Em xin kính chào cô giáo, tôi xin chào tất cả các bạn Tôi xin tự giới

thiệu, tôi tên là … học sinh lớp…)

Giới thiệu về nội dung nói và nghe mình định trình bày

- Phần thứ 2: Phần nội dung chính của bài nói (trình bày và sắp xếp các ý

theo một trình tự nhất định)

- Phần thứ 3: Phần kết thúc bài nói.

Người nói cần phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của mình trước nội dung đề cập tớitrong bài nói

Thể hiện mong muốn được chia sẻ, tham gia đóng góp ý kiến của người nghe

Ví dụ: Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe những chia sẻ của tôi Rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của thầy cô và các bạn về bài nói của tôi để lần sau tôi sẽ trình bày bài nói tốt hơn!

2.3.3 Giải pháp 3: Đa dạng các hình thức tổ chức cho HS nói.

Bước 1: Nói trong nhóm

Bước 2: Nói trước tập thể

Học sinh dựa trên dàn ý đã xây dựng, HS luyện nói với nhau trong nhóm.Các bạn trong nhóm sẽ nhận xét, góp ý về nội dung bài nói

Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày bài nói của mình trước lớp.Học sinh trong lớp theo dõi và nhận xét

Giáo viên theo dõi, nhận xét cụ thể, nêu hướng khắc phục và cho điểm đốivới những học sinh có bài nói tốt

Để cho bài nói của học sinh thêm phần sinh động, hấp đẫn ta có thể lựa chọnthêm nhiều hình thức khác để huy động được nhiều đối tượng học sinh nói đạt hiệuquả Tùy theo mỗi đề bài mà ta áp dụng hình thức trình bày bài nói phù hợp

a Thi nói tiếp sức đồng đội.

Có thể dùng hình thức này đối với lớp dạy có nhiều học sinh trung bình, chưaquen nói trước tập thể, lại ít có nhân tố tích cực (HS khá giỏi, lanh lợi, hoạt bát)làm nòng cốt Cách nói này yêu cầu nói trong phạm vi thời gian nhất định, tạokhông khí sôi nổi, kích thích sự mạnh dạn, tự tin

Bước 1: Nói trong nhóm.

Giáo viên phân loại học sinh (giỏi, khá, trung bình, ) trong mỗi nhóm Ở cácnhóm đều thống nhất phần nói:

- Phần mở bài: học sinh trung bình, yếu

- Một phần của thân bài: học sinh khá, giỏi

Trang 11

- Phần kết bài: học sinh trung bình, yếu.

Học sinh dựa trên dàn ý đã xây dựng, luyện nói với nhau trong nhóm Các bạntrong nhóm nhận xét, góp ý về nội dung bài nói và cách thức nói (Bài nói đã đủ ýchưa? Bài nói có mạch lạc không? Ngôn ngữ diễn dạt như thế nào? Phong cách nói

ra sao? Giọng nói có rõ ràng, tự nhiên không? )

Bước 2: Nói trước tập thể lớp.

- Mỗi nhóm lần lượt lên nói theo hình thức tiếp sức Cụ thể nhóm 1: Hs trungbình, yếu nói phần mở bài; học sinh khá giỏi nói một phần của thân bài; học sinhtrung bình, yếu nói phần kết bài Tiếp theo nhóm 2 tưong tự như vậy

- Học sinh trong lớp theo dõi, nhận xét

- Giáo viên nhận xét chung về nội dung nói và cách nói đổi với các nhóm vàcho điểm Giáo viên lưu ý nhấn mạnh phần cho điểm đối với nhóm có học sinhtrung bình, yếu nói khá tốt, mạnh dạn, tự tin; học sinh khá giỏi nói tốt kèm giọngđiệu, thái độ, cử chỉ

b Thi nói có hình ảnh minh họa.

Cách nói này dành cho nhiều đối tượng học sinh, có những học sinh trungbình, yếu; những học sinh tuy có khả năng viết bài nhưng chưa mạnh dạn tự tin nóitrước tập thể Cách này tương tự như cách thi nói tiếp sức nhưng có vật dụng trựcquan, hình ảnh minh họa phần nào giúp các em tự tin nói hơn

b Thi nói khi học sinh được vào vai.

Cách nói này nhằm khơi nguồn sáng tạo, tạo hứng thú cho học sinh Gv địnhhướng cho sinh khâu dựng “kịch bản”, “diễn xuất”, để các em thực hiện bài nói tốthơn

Áp dụng hình thức này cho những học sinh khá, giỏi làm “đầu tàu”, sau đó làhọc sinh trung bình

Ví dụ hs vào vai phóng viên để nói về chủ đề: ô nhiễm môi trường; vào vaihướng dẫn viên du lịch để thuyết minh về một danh lam thắng cảnh; vào vai nhàvăn để giới thiệu về một cuốn sách mới ra…

Khi HS được vào vai các em sẽ không những rèn luyện năng lực giao tiếp màcòn khiến hs thấy mình chững chạc, lớn khôn, có hiểu biết…

Việc linh hoạt sử dụng một số hình thức luyện nói khác nhau nhằm thay đổikhông khí giờ luyện nói cũng như tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện khảnăng của mình tùy vào năng lực mỗi em Điều đạt đến cuối cùng là dù ít hay nhiềumỗi học sinh đều được trưởng thành về khả năng giao tiếp lựa chọn từ ngữ để phục

vụ cho hiệu quả giao tiếp tốt hơn trong cuộc sống sau này

2.3.4 Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện trực quan trong bài nói để thu hút người nghe.

Để bài nói của mình trở nên hấp dẫn hơn, tôi đã hướng dẫn các em có thể ứngdụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện bài nói để thu hút người nghehơn Vậy, ứng dụng công nghệ bằng cách nào?

- Hướng dẫn học sinh sử dụng trang Google hoặc Youtobe để tải và nghe cácbài nói mới Từ đó học sinh có thể học cách thức điều chỉnh giọng nói, tác phong,nét mặt, cử chỉ của bản thân khi tham gia nói

Trang 12

- Hướng dẫn học sinh cách sử dụng âm nhạc phù hợp với bài nói mà mình lựachọn để tăng thêm tính hấp dẫn cho bài nói (nên lựa chọn âm thanh ở mức vừaphải, nhạc điệu lựa chọn cần phù hợp với chủ đề trong bài nói).

Có thể hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm cắt và ghép nhạc trực tuyến để

có những đoạn nhạc phù hợp

Sử dụng các phần mềm Catcut hoặc ticktok trên điện thoại để có được nhữngđoạn nhạc phù hợp ( cách sử dụng nhạc này, học sinh lớp 6 khá thành thạo)

- Sử dụng phương tiện trực quan như hình ảnh, đồ dùng để thu hút người nghe

2.3.5 Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh cách tự rèn luyện kĩ năng nói trước khi trình bày bài nói trước lớp.

Việc hướng dẫn học sinh cách tập luyện trước khi trình bày trước lớp rất quantrọng Bởi khi các em được tập luyện, các em sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn và hiệuquả phần nói sẽ tốt hơn

- Tập luyện cách điều chỉnh giọng nói và tốc độ nói.

Âm lượng giọng nói: thay đổi phù hợp lúc to, lúc nhỏ

Tốc độ nói: Có thể nhanh hay chậm phù hợp với từng chi tiết, sự việc trongbài

Cách thể hiện: Giọng nói cần thay đổi phù hợp với giọng kể, giọng nhân vật,giọng vui hay buồn, sôi nổi hay suy tư

Cao độ: Cách lên xuống giọng

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả.

Sử dụng cử chỉ tay trong khi nói: Việc kết hợp nhiều cử chỉ tay phù hợp sẽ tạocho người giáo viên một dáng vẻ thân thiện và thu hút học sinh tập trung hơn vào

hệ thống tri thức mà các em đang chinh phục Tuy nhiên cần phải tránh những cửchỉ tay tiêu cực như: bối rối, khua chân múa tay liên tục, khoanh tay, cho tay vàotúi quần… Các cử chỉ tay cần phù hợp với nội dung của câu chuyện.Tư thế củangười nói: Tự tin đứng thẳng, có thể di chuyển đi lại, đi lên, xuống

Thể hiện trên gương mặt: Vui, buồn, tươi cười, ngạc nhiên cần phù hợp vớinội dung nói

Giao tiếp bằng mắt: Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn Giao tiếp bằng mắt đúngcách sẽ giúp cho bài nói hấp dẫn hơn Có thể là dùng ánh mắt vui, hạnh phúc, thíchthú trước những chi tiết, sự việc vui Thậm chí là ánh mắt sợ hãi, buồn khổ trướcnhững sự kiện buồn Đôi mắt sẽ có giá trị thay cho những lời nói

- Luyện nói trước gương hoặc trước người thân.

Trước khi luyện nói cần ghi nhớ những nội dung cơ bản

Nhìn vào gương để tự điều chỉnh cử chỉ, điệu bộ, phong thái của bản thân.Nhờ người thân lắng nghe và nhận xét cho mình

- Luyên nói bằng cách quay lại video.

Việc quay lại Video giúp chúng ta có thể xem lại Video để tự điều chỉnh cả vềtốc độ, giọng điệu hay cử chỉ

Gửi Video cho bạn bè nhờ bạn bè nhận xét giúp mình

2.3.6 Giải pháp 6: Xác định nhiệm vụ của người nói và người nghe.

Trong tiết nói và nghe, cả người nói và người nghe đều phải xác định rõ nhiệm

vụ của mình Trước phần nói và nghe của học sinh, tôi đã tổ chức cho học sinh

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Kỹ năng quản lý lớp học có hiệu quả - NXB Đại học QG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng quản lý lớp học có hiệu quả
Nhà XB: NXB Đại học QG Hà Nội
4. Phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục học sinh khó khăn về học cấp THCS - NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục học sinh khó khăn vềhọc cấp THCS
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
5. Tâm lý lứa tuổi học sinh - NXB Đại học QG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý lứa tuổi học sinh
Nhà XB: NXB Đại học QG Hà Nội
6. Dạy và học tích cực – Một số phương pháp dạy và kĩ thuật dạy học (Nhà xuất bản Đại học sư phạm) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực – Một số phương pháp dạy và kĩ thuật dạy học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm)
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 9. (bộ kết nối tri thức với cuộc sống) Khác
2. Các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w