Vẫn cò đó tình trạng:Thầy thuyết giảng, trò tiếp nhận kiến thức một cách thụ động;Tri thức thường được truyền thụ dưới dạng có sẵn, ít trải qua sựtìm tòi, khám phá của học sinh; Hoạt độn
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THCS & THPT BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC NGỮ VĂN 11
TẠI TRƯỜNG THCS & THPT BÁ THƯỚC
Người thực hiện: Lê Văn Đông Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2024
Trang 2MỤC LỤC
1 Mở đầu 11.1 Lý do chọn sáng kiến.1
1.2 Mục đích nghiên cứu.2
1.3 Đối tượng nghiên cứu.3
1.4 Phương pháp nghiên cứu.3
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 32.1 Cơ sở lý luận.3
2.1.1 Phương pháp dạy học tích cực 32.1.2 Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực .42.2 Thực trạng dạy học trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 42.2.1 Ưu điểm 42.2.1 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 42.3 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Ngữ văn lớp 11 trường THCS & THPT Bá Thước 62.3.1 Một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy họcNgữ văn 62.3.2 Một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữvăn 62.3.3 Các góc độ tác động của sự hứng thú 102.3.4 Thực nghiệm sư phạm thiết kế hoạt động dạy học tíchcực trong dạy học Ngữ văn lớp 11 ở trường THCS & THPT BáThước 112.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.21
2.4.1.Tính mới, tính sáng tạo 212.4.2 Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực củasáng kiến 21
Trang 33 Kết luận, kiến nghị 233.1 Kết luận23
3.2 Kiến nghị 24TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
1 Mở đầu
1.1.Lý do chọn sáng kiến
Theo UNESCO mục đích của học tập là: “Học để biết, học đểlàm, học để cùng nhau chung sống, học để tự khẳng địnhmình” Điều này càng đúng hơn bao giờ hết trong thời kì côngnghiệp hoá, hiện đại hoá và toàn cầu hoá hiện nay Đó là, giáodục hướng đến xây dựng, đào tạo những thế hệ con người cónăng lực tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, củadân tộc và phát huy tính tích cực của cá nhân trong việc làmchủ tri thức, có kĩ năng thực hành giỏi, có tư duy sáng tạo, cótác phong công nghiệp, có tính tổ chức, tính kỉ luật, có sức khỏe
để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa vàhiện đại hóa đất nước Để đáp ứng được những yêu cầu của thờiđại, đưa giáo dục Việt Nam trở thành một nền giáo dục tiến bộ,hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới,trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủtrương, chính sách đổi mới về giáo dục Trong đó đặc biệt nhấnmạnh đến đổi mới phương pháp dạy học: “Tiếp tục đổi mớimạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹnăng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyếnkhích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới trithức, kỹ năng, phát triển năng lực” [10]
Chương trình Giáo dục phổ thông mới (2018) đã được triểnkhai ở các cấp học (cấp học THPT: năm học 2022-2023 bắt đầuthực hiện đối với lớp 10, năm học 2023-2024: lớp 10 và 11), rõràng yêu cầu đặt ra với giáo dục là phải đổi mới về phương phápcho phù hợp với nội dung chương trình mới nhằm mục tiêu đào
Trang 4tạo con người mới “vừa hồng, vừa chuyên” nhưng thực trạngdạy học nói chung, và dạy học Ngữ văn nói riêng vẫn còn hiệntượng chưa bắt kịp những thay đổi đó Vẫn cò đó tình trạng:Thầy thuyết giảng, trò tiếp nhận kiến thức một cách thụ động;Tri thức thường được truyền thụ dưới dạng có sẵn, ít trải qua sựtìm tòi, khám phá của học sinh; Hoạt động dạy của thầy là chủđạo, làm lu mờ hoạt động học của trò; Trong tiết học, các hoạtđộng học tập (HĐHT) nhằm giúp học sinh tự giác, tích cực tìmtòi, khám phá, kiến tạo kiến thức còn hạn chế.
Cách giảng dạy này mặc dù vẫn có những ưu điểm khi gắnvới đặc trưng môn học song cũng bộc lộ nhiều hạn chế khi đặttrong mục tiêu và yêu cầu giáo dục Ngữ văn phổ thông hiệnnay: “Nếu nhìn từ góc độ phát huy tính chủ thể, tích cực củangười học, đặc biệt lấy yêu cầu hình thành cách học, phươngpháp học để phát triển năng lực tự học thì giảng văn có nhiềuhạn chế, nhất là khi học sinh ít được thực hành, tương tác, ítđược yêu cầu vận dụng” [11] Chính vì thế, trong giờ học Ngữvăn với lối giảng dạy cũ chúng ta dễ nhận thấy không nhiều họcsinh chăm chú vào bài giảng của thầy cô, có chăng cũng chỉ tậptrung một số em yêu thích môn Ngữ văn, có năng lực học Ngữvăn tốt, còn lại các em chỉ chiếu lệ, ghi chép bài một cách thụđộng, và không thể tiếp nhận kiến thức dù ở mức độ cơ bảnnhất.Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huytính tích cực, chủ động của học sinh là một yêu cầu cấp thiết vớimỗi giáo viên Ngữ văn… Tinh thần của phương pháp dạy học
(PPDH) tích cực là tạo hứng thú học tập cho học sinh, hướng học
sinh (HS) vào mục đích khám phá kiến thức một cách tự giác,tích cực, sáng tạo Tuy nhiên, để phát huy được hiệu quả củacác phương pháp này trong dạy Ngữ văn, đòi hỏi chúng ta phảixây dựng các HĐHT phù hợp cho học sinh Đây chính là vấn đề
mà bản thân tôi và các đồng nghiệp vô cùng trăn trở
Đó chính là lý do chính để tôi xây dựng sáng kiến kinh
nghiệm với đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học tích
cực nhằm nâng cao hiêụ quả dạy học Ngữ văn 11 tại trường THCS & THPT Bá Thước ”.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này là vận dụng những phương pháp tíchcực phù hợp với điều kiện và đối tượng học sinh lớp 11 trườngTHCS & THPT Bá Thước, giúp học sinh phát huy sự tích cực, tự
Trang 5giác, tự học… nhằm mang lại hiệu quả dạy học ngữ văn theotinh thần đổi mới Phương pháp dạy học tích cực đồng thời sẽtạo điều kiện để học sinh làm chủ hoạt động học, tự tìm tòi,khám phá và chiếm lĩnh tri thức một cách hứng thú Qua đó, các
em có nhiều thuận lợi để trau dồi những kĩ năng cần thiết chobản thân
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy mônngữ văn lớp 11 tại trường THCS & THPT Bá Thước
Đề tài được tiến hành trên học sinh khối 11 trường THCS & THPT
Bá Thước, cụ thể là các lớp 11A1, 11A3 và 11A5
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên chươngtrình ngữ văn 11; Sách tham khảo và các tài liệu trên Internet
về các vấn đề liên quan đến đề tài
- Phương pháp điều tra, quan sát: Dự giờ, quan sát, lập phiếu
điều tra kết quả học tập của học sinh đối với việc giảng dạymôn ngữ văn 11
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm
sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài
- Phương pháp thống kê: Làm khảo sát và tổng hợp, xử lý số liệuthu thập được
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tìm hiểu, phân tích tính tíchcực, chủ động của học sinh, rút ra những kết luận, đánh giá cầnthiết
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Phương pháp dạy học tích cực
Nói đến phương pháp dạy
học tích cực chính là nói đến
Trang 6cách dạy học mà ở đó, giáo viên là người đưa ra những gợi mởcho một vấn đề và cùng học sinh bàn luận, tìm ra mấu chốt vấn
đề cũng như những vấn đề liên quan Phương pháp này lấy sựchủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng,giáo viên chỉ là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề
Hay nói cách khác, phương pháp dạy và học tích cựckhông cho phép giáo viên truyền đạt hết kiến thức mình có đếnvới học sinh mà thông qua những dẫn dắt sơ khai để kích thíchhọc sinh tiếp tục tìm tòi và khám phá kiến thức đó Cách dạynày đòi hỏi giáo viên phải có bản lĩnh, chuyên môn tốt và cả sựnhiệt thành, hoạt động hết công suất trong quá trình giảng dạy
2.1.2 Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích
2.1.2.2 Chú trọng đến phương pháp tự học
Nếu giáo viên chủ động áp dụng phương pháp dạy và họctích cực, người dạy phải loại bỏ hoàn toàn suy nghĩ cầm tay chỉviệc, đọc – chép,…, như những cách thức giảng dạy thôngthường khác
Với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ chú trọngcho học sinh cách thức rèn luyện và tự học, tự tìm ra phươngpháp học tốt nhất để có thể tự nắm bắt kiến thức mới Tấtnhiên, kiến thức mới sẽ được giáo viên kiểm định và đảm bảochắc chắn đấy là kiến thức chuẩn
2.1.2.3 Ưu tiên phương pháp học nhóm, tập thể
Với phương pháp học tích cực, giáo viên phải biết cách chiađội, nhóm và giúp các học sinh phối hợp cùng với nhau để tìm
ra phương pháp học tốt nhất
2.1.2.4 Chốt lại kiến thức học
Sau mỗi kiến thức, giáo viên
và học sinh tổng hợp lại những kiến
thức tìm hiểu được, đồng thời giải
đáp những vấn đề học còn thắc
mắc, cùng trao đổi và chốt lại kiến
thức cho cả buổi học
Trang 72.2 Thực trạng dạy học trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm
2.2.1 Ưu điểm
Về phía Giáo viên:
Hiện nay giáo viên phổ thông được trao quyền nhiều hơntrong việc xây dựng chương trình dạy học, do đó sự phân bốthời gian được chủ động và phù hợp hơn với thực tiễn dạy học,điều này cũng giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc thiết kếcác liều lượng và mức độ kiến thức phù hợp với các đối tượnghọc sinh
Nhóm chuyên môn Ngữ văn trường THCS & THPT Bá Thướcgồm có 5 giáo viên, đa số là giáo viên đang ở độ chín của nghềnghiệp, năng động, nhạy bén với những cái mới, có khả năngvận dụng hiệu quả, sáng tạo những ưu việt của thiết bị hiện đạitrong giảng dạy Giáo viên đã được trang bị các kiến thức về đổimới giáo dục phổ thông qua chương trình tập huấn của Bộ Giáodục và đào tạo, trong đó có các kiến thức về phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực
Về phía học sinh:
Với căn cứ là sự phân hoá về trình độ và tính tập thể trongtâm lí học của học sinh trung học phổ thông, hoạt động tích cựctrong dạy học sẽ giúp học sinh cùng học hỏi, giảng giải chonhau bằng các hình thức tổ chức hợp tác nhằm tạo các mối liên
hệ ràng buộc giữa các cá thể trong học tập
Đa số học sinh trường THCS & THPT Bá Thước có ý thứctrách nhiệm cao, ham học hỏi, luôn cố gắng thực hiện tốt các vụđược giao Trong các giờ học, đa số các em có ý thức lắng nghe,thực hiện những yều cầu trong hoạt động học tập từ giáo viên
và có khả năng hợp tác trong các hoạt động nhóm
2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
*Hạn chế :
Về phía Giáo viên: Mặc dù giáo viên đã được tập huấn
các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, song trong thực tế,tôi nhận thấy việc áp dụng những phương pháp, kĩ thuật nàychưa đáp ứng được yêu cầu và hiệu quả trong dạy học môn họcngữ văn chưa cao Một số giáo viên còn nặng phương phápthuyết trình, truyền thụ, chưa chú trọng rèn luyện cho học sinhkhả năng tự tiếp cận kiến thức, khả năng nhận dạng
Trang 8Bên cạnh đó, một số giáo viên còn thiếu niềm tin ở khảnăng nắm vững bản chất kiến thức của học sinh Do đó, trongcác giờ dạy giáo viên ít khi tạo tình huống và cơ hội để các họcsinh cùng hợp tác phát hiện và giải quyết vấn đề Vì thế, ítnhiều cũng làm hạn chế đến tính tích cực và khả năng hợp táccủa học sinh.
Về phía học sinh:
Một bộ phận không nhỏ học sinh không nắm được bản chấtcủa việc học môn Ngữ văn, có những học sinh có thể học thuộclòng một bài viết rất dài nhưng không hiểu bản chất của nó Bên cạnh đó, về mặt tâm lí nhiều học sinh ngại học, chưamạnh dạn, thiếu tự tin trong học tập môn Ngữ văn Ngoài ra với
số lượng học sinh trong lớp còn đông, phương tiện học tập củahọc sinh còn thiếu vì vậy việc áp dụng phương phương phápdạy học tích cực vào giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn
*Nguyên nhân hạn chế
- Việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảngdạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS & THPT Bá Thước còn rấthạn chế Có giáo viên còn ít sử dụng phương pháp này trongquá trình dạy học
- Hầu hết giáo viên được điều tra đều mong muốn tìm hiểu vàvận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học tại lớpmình phụ trách, song sự hiểu biết của họ về phương pháp dạyhọc tích cực còn phiến diện, khả năng vận dụng các phươngpháp, kĩ thuật mới chưa thuần thục
- Học sinh trường THCS & THPT Bá Thước phần lớn là ngườidân tộc thiểu số (chiếm 96%), khả năng nhận thức còn nhiềuhạn chế, năng lực học tập ngữ văn của các em không cao Họcsinh cảm thấy hứng thú khi được giáo viên tổ chức dạy học tíchcực và mong muốn được tổ chức nhiều giờ học tích cực hơn,song nhiều em còn rụt rè, có thói quen thụ động, chưa tích cựctrong các hoạt động học và còn thiếu các kỹ năng để hợp táctrong khi làm việc nhóm
Với mong muốn khắc phục những tồn tại trong việc dạyhọc đã nêu ở trên, chúng tôi hướng đến tìm hiểu cách thứcvận dụng phương pháp dạy học tích cực với môn ngữ văn lớp
11, đồng thời góp thêm một cách làm mới trong quá trình nỗ lựctìm kiếm những kinh nghiệm hữu ích trong quá trình đổi mới
Trang 9phương pháp, nhằm mang lại hiệu quả dạy học bộ môn mà bảnthân đang đảm nhiệm.
2.3 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy
học Ngữ văn lớp 11 trường THCS & THPT Bá Thước 2.3.1 Một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Ngữ văn
Bên cạnh sử dụng phương pháp dạy học mang tính đặctrưng của bộ môn ngữ văn, giáo viên cũng nên vận dụng cácphương pháp dạy học tích cực để phát triển tư duy, tăng sựhứng thú trong mỗi tiết học Hiện nay, các nhà nghiên cứu giáodục đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học tích cực như: Phươngpháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp tìnhhuống có vấn đề, phương pháp kích thích tư duy Tuy nhiên, để
áp dụng giáo viên cần linh hoạt tùy vào bài học, đối tượng họcsinh để chọn được phương pháp phù hợp
2.3.2 Một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữ văn
Ngoài các kỹ thuật dạy học quen thuộc, có thể kể đến một
số kỹ thuật dạy học có hiệu quả đặc biệt trong việc phát huytính tích cực, sáng tạo của người học như sau:
2.3.2.1 Kỹ thuật “Các mảnh ghép”
Kỹ thuật “Các mảnh ghép” là hình thức học tập kết hợp
giữa cá nhân với nhóm và các nhóm với nhau nhằm: cùng nhau
giải quyết một nhiệm vụ có nhiều chủ đề, khuyến khích sự thamgia tích cực của học sinh, nâng cao vai trò cá nhân trong quátrình hợp tác
Dụng cụ: Chuẩn bị giấy bút cho các thành viên
Thực hiện: phân học sinh thành từng nhóm có nhómtrưởng, giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm, các nhóm cùngthảo luận và rút ra kết quả, yêu cầu từng thành viên trongnhóm đều có khả năng trình bày kết quả, mỗi nhóm sẽ tách ra
và hình thành nhóm mới theo sơ đồ, lần lượt từng thành viêntrình bày kết quả thảo luận
Lưu ý: các chủ đề đưa ra thảo luận cần chọn lọc đảm bảo
có tính độc lập với nhau, trước khi tách nhóm phải đảm bảo cácthành viên đều có khả năng trình bày kết quả thảo luận ở bướcthảo luận đầu tiên
Ưu điểm: phát triển tinh thần làm việc theo nhóm, pháthuy trách nhiệm của từng cá nhân, giúp học sinh phát huy hiểu
Trang 10biết và giải quyết những hiểu biết lệch lạc, giúp đào sâu kiếnthức trong các lĩnh vực.
Hạn chế: kết quả phụ thuộc vào quá trình thảo luận ở vòng
1, nếu vòng thảo luận này không có chất lượng thì cả hoạt động
sẽ không có hiệu quả, số lượng thành viên trong nhóm rất dễkhông đồng đều, không thể sử dụng kỹ thuật này cho các nộidung thảo luận có mối quan hệ ràng buộc nhân quả với nhau
2.3.2.2 Kỹ thuật khăn phủ bàn (Khăn trải bàn)
Kỹ thuật khăn trải bàn cũng là phương pháp dạy học tích
cực, việc tổ chức hoạt động mang tính kết hợp giữa hoạt động
cá nhân với hoạt động nhóm nhằm: Thúc đẩy sự tham gia tíchcực của học sinh; tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cánhân học sinh; phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinhvới nhau
Dụng cụ: Bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm
Thực hiện: Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng,
thư ký và giao dụng cụ, giáo viên đưa ra vấn đề cho các nhóm,
từng thành viên viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy, nhómtrưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn những ýkiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy
Lưu ý: mỗi thành viên làm việc tại góc riêng của mình
Ưu điểm: Tăng cường tính độc lập và trách nhiệm củangười học
Hạn chế: Tốn kém chi phí và khó lưu trữ, sửa chữa kết quả
2.3.2.3 Kỹ thuật “Động não” hay “Công não”
Kỹ thuật động não (công não) do Alex Osborn (Mỹ) phát
triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ Là kỹ thuậtnhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đềcủa các thành viên trong nhóm cùng thảo luận Các thành viêntham gia một cách tích cực nhằm tạo ra “cơn lốc” ý tưởng
Dụng cụ: sử dụng bảng hoặc giấy khổ lớn để mọi người dễđọc các ý kiến, hệ thống máy tính kết nối mạng
Thực hiện: giáo viên chia nhóm, các nhóm tự chọn nhómtrưởng và thư ký, giao vấn đề cho nhóm, nhóm trưởng điềuhành hoạt động thảo luận chung của cả nhóm trong một thờigian quy định, các ý kiến đều được thư ký ghi nhận, khuyếnkhích thành viên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt, cả nhóm cùnglựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, xóanhững ý không phù hợp, sau cùng thư ký báo cáo kết quả
Lưu ý: trong quá trình thu thập ý kiến, không được phêbình hay nhận xét
Trang 11Ưu điểm: dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian, huyđộng mọi ý kiến của thành viên, tập trung trí tuệ, khuyến khíchcác thành viên nhóm tham gia hoạt động.
Hạn chế: dễ xảy ra tình trạng lạc đề nếu chủ đề không rõràng, mất thời gian cho việc lựa chọn các ý kiến tốt nhất, có tìnhtrạng một số thành viên quá năng động nhưng một số kháckhông tham gia, lưu trữ kết quả thảo luận khá khó khăn và lãngphí
2.3.2.4 Kỹ thuật “Bể cá”
Kỹ thuật “Bể cá” thường dùng để thảo luận nhóm, học sinh
sẽ ngồi thành một nhóm và thảo luận với nhau Số học sinh cònlại trong lớp ngồi xung quanh theo vòng bên ngoài để theo dõicuộc thảo luận và khi kết thúc thảo luận sẽ đưa ra những nhậnxét về cách ứng xử của những học sinh thảo luận Vì nhữngngười ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luậnnhư xem những con cá trong bể cá nên được gọi là phươngpháp thảo luận “bể cá”
Lưu ý trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không cóngười ngồi để những học sinh tham gia quan sát có thể ngồi vào
đó và đóng góp ý kiến cho cuộc thảo luận Trong quá trình thảoluận, có thể thay đổi vai trò của những người quan sát và nhữngngười thảo luận với nhau
Dụng cụ: chuẩn bị giấy bút cho các thành viên
Thực hiện: giáo viên đưa ra chủ đề thảo luận cho mộtnhóm trung tâm, nhóm này sẽ tiến hành thảo luận với nhau, cácthành viên còn lại của lớp sẽ ngồi xung quanh, tập trung quansát nhóm đang thảo luận
Ưu điểm: kỹ thuật này vừa giải quyết được vấn đề vừaphát triển kỹ năng quan sát và giao tiếp của học sinh
Hạn chế: yêu cầu phải có không gian tương đối rộng, trongquá trình thảo luận cần có thiết bị âm thanh, hoặc phải nói to
để mọi người nghe rõ, những thành viên nhóm quan sát rất dễ
có xu hướng không tập trung vào chủ đề thảo luận
2.3.2.5 Kỹ thuật “XYZ” ( Kỹ thuật 365)
Kỹ thuật “XYZ” sử dụng với mục đích phát huy tính tíchcực trong thảo luận nhóm Trong đó, X là số người trong nhóm,
Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗingười Kỹ thuật này cần 6 người mỗi nhóm, mỗi người sẽ viết ra
3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh Do vậy, kỹ thuậtnày còn gọi là kỹ thuật 635
Dụng cụ: chuẩn bị giấy bút cho các thành viên
Trang 12Thực hiện: giáo viên chia nhóm và đưa ra chủ đề chonhóm, quy định số lượng ý tưởng và thời gian theo đúng quy tắcXYZ, các thành viên trong nhóm trình bày ý kiến của mình, hoặcđưa ý kiến cho thư ký tổng hợp lại để tiến hành đánh giá và lựachọn.
Lưu ý: Giáo viên phân chia số lượng thành viên đồng đều,quy định và theo dõi thời gian cụ thể để tạo tính công bằng giữacác nhóm
Ưu điểm: Kỹ thuật này có yêu cầu cụ thể nên bắt buộc cácthành viên trong nhóm đều phải làm việc
Hạn chế: Mất nhiều thời gian cho hoạt động nhóm, nhất làquá trình tổng hợp và đánh giá ý kiến
2.3.2.6 Kỹ thuật “Lược đồ tư duy”
Phương pháp dạy học tích cực theo kỹ thuật lược đồ tư duy
do Tony Buzan đề xuất từ cơ sở sinh lý thần kinh về quá trình tưduy Kỹ thuật này là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc
và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng
Dụng cụ: bảng lớn hoặc giấy khổ lớn, bút nhiều màu, cácphần mềm vẽ sơ đồ tư duy
Thực hiện: giáo viên chia nhóm và giao chủ đề cho cácnhóm, mỗi thành viên lần lượt kết nối ý tưởng trung tâm với ýtưởng của cá nhân để mô tả ý tưởng thông qua hình ảnh, biểutượng hoặc một vài ký tự ngắn gọn
Lưu ý: giáo viên để học sinh tự lựa chọn sơ đồ; sơ đồ thứbậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi; giáo viên đưa câu hỏi gợi ý để cácnhóm lập sơ đồ; khuyến khích học sinh sử dụng biểu tượng, kýhiệu, hình ảnh và văn bản tóm tắt
Ưu điểm: kỹ thuật sơ đồ tư duy giúp học sinh nắm đượcquá trình tổ chức thông tin, ý tưởng cũng như giải thích và kếtnối thông tin với cách hiểu biết của mình; thích hợp với các nộidung ôn tập, liên kết lý thuyết với thực tế; phù hợp tâm lý họcsinh, đơn giản, dễ hiểu
Hạn chế: kỹ thuật sử dụng sơ đồ giấy khó lưu trữ, thay đổi,chỉnh sửa, tốn kém chi phí; sơ đồ do giáo viên xây dựng, sau đógiảng giải cho học sinh khiến học sinh khó nhớ bài hơn học sinh
tự làm
2.3.2.7 Kỹ thuật “Chia sẻ nhóm đôi”
Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi do giáo sư Frank Lyman đại họcMaryland giới thiệu năm 1981 Đây là hoạt động làm việc theonhóm đôi, qua đó phát triển năng lực tư duy của từng cá nhântrong giải quyết vấn đề
Trang 13Dụng cụ: không cần thiết sử dụng các dụng cụ hỗ trợ vìchủ yếu phát triển kỹ năng nghe và nói của học sinh.
Thực hiện: giáo viên giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi mở vàdành thời gian để học sinh suy nghĩ; học sinh thành lập nhómđôi và chia sẻ ý tưởng, thảo luận, phân loại với nhau; nhóm đôinày lại tiếp tục chia sẻ với nhóm đôi khác hoặc với cả lớp
Lưu ý: giáo viên cần làm mẫu hoặc giải thích để học sinhchia sẻ được ý tưởng mà mình đã nhận được chứ không chỉ chia
sẻ ý kiến cá nhân
Ưu điểm: học sinh biết lắng nghe, tóm tắt ý của bạn cùngnhóm để phát triển được những câu trả lời tốt
Hạn chế: giáo viên không thể bao quát hết hoạt động của
cả lớp nên học sinh dễ dàng trao đổi những nội dung không liênquan đến bài học
2.3.2.8 Kỹ thuật KWL (KWLH)
Kỹ thuật KWL là một hình thức tổ chức dạy học thông quahoạt động đọc hiểu do Donna Ogle giới thiệu năm 1986 Với kỹthuật này, học sinh suy nghĩ về chủ đề bài đọc và ghi nhận tất
cả những gì các em đã biết vào cột K của biểu đồ Sau đó họcsinh lên danh sách các câu hỏi muốn biết thêm trong chủ đề vàghi nhận vào cột W của biểu đồ Sau khi đọc xong, học sinh sẽ
tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W và ghi nhận vào cột L Sau nàybiểu đồ KWL được bổ sung thêm cột H ở sau cùng nhằm khuyếnkhích học sinh định hướng nghiên cứu Cột H sẽ ghi nhận nhữngbiện pháp tìm thông tin mở rộng sau khi học sinh đã hoàn tấtnội dung ở cột Lvà muốn tìm hiểu thêm
Dụng cụ: bảng KWL (KWLH) dành cho giáo viên và họcsinh
Thực hiện: chọn bài đọc mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu,giải thích, tạo bảng KWL (KWLH), giáo viên vẽ lên bảng, mỗi họcsinh cũng có một mẫu bảng riêng, yêu cầu học sinh suy nghĩnhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề, cả giáoviên và học sinh cùng ghi nhận vào cột K, kết thúc hoạt độngkhi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng và tổ chức cho các emthảo luận về những gì đã ghi nhận, giáo viên gợi mở cho họcsinh xem muốn biết thêm điều gì về chủ đề, khi học sinh nêu ratất cả các ý tưởng thì giáo viên và học sinh cùng ghi nhận câuhỏi vào cột W, bắt buộc học sinh đọc và tự điền câu trả lời tìmđược vào cột L, trong quá trình đọc, học sinh cũng đồng thời tìm
ra câu trả lời và ghi nhận vào cột W
Lưu ý : giáo viên nên chuẩn bị câu hỏi để giúp học sinhđộng não, khuyến khích học sinh giải thích về những điều các
Trang 14em nêu ra, nên đặt câu hỏi tiếp nối và gợi mở, giáo viên chuẩn
bị sẵn một số câu hỏi mong muốn học sinh tập trung vào những
ý tưởng để bổ sung vào cột W, khuyến khích học sinh ghi vàocột L những điều các em cảm thấy thích
Ưu điểm: những điều học sinh cần học có liên quan trựctiếp đến nhu cầu về kiến thức nên tạo hứng thú học tập cho các
em, hình thành khả năng tự định hướng học tập cho học sinh,giáo viên và học sinh tự đánh giá kết quả học tập, định hướngcho các hoạt động tiếp theo
Hạn chế: các sơ đồ cần phải được lưu trữ cẩn thận sau khihoàn thành hai bước K và W, vì bước L có thể sẽ phải mất mộtthời gian dài mới có thể tiếp tục thực hiện
2.3.3 Các góc độ tác động của sự hứng thú
2.3.3.1 Tác động của sự hứng thú trong cuộc sống
- Hứng thú có tác động chống lại sự mệt nhọc và những cảm
xúc tiêu cực, duy trì trạng thái tỉnh táo ở con người
- Hứng thú định hướng và duy trì tính tích cực của con người,làm con người chịu khó tìm tòi và sáng tạo
- Hứng thú đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển và hìnhthành nhân cách con người, nó tạo nên khả năng cho hoạt độngtrí tuệ, thẩm mỹ và các dạng hoạt động khác
- Hứng thú làm cho con người xích lại gần nhau hơn
2.3.3.2 Tác động của hứng thú trong dạy học
Dạy học là một nghệ thuật, người dạy – giáo viên là những
“Kỹ sư tâm hồn”, sản phẩm tạo ra của quá trình dạy học là sảnphẩm đặc biệt – con người (nhân cách) Nó không giống với mộtngành nghề nào Điều đó đặt ra những yêu cầu khắt khe đối vớigiáo viên Theo William Arthur Ward, “Người thầy tầm thườngtường thuật Người thầy tốt giải thích Người thầy giỏi thể hiện.Người thầy vĩ đại truyền cảm hứng.” Từ đó ta thấy việc truyềncảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh, người học làđiều cực kì quan trọng và cần thiết Bởi lẽ “Chúng ta không thểdạy ai làm bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ khám pháđiều đó” (Galileo Galilei) Cho nên nếu khơi dậy được sự hứngthú, say mê cho học sinh thì sẽ tạo ra động cơ học tập tích cực,
nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt kết quả học tậptốt nhất
Trong dạy học Ngữ văn, việc tạo được hứng thú học tâp chohọc sinh là một yếu tố quyết định đến sự thành công của người
Trang 15thầy Theo các nhà nghiên cứu giáo dục, việc gây được hứng thúcho học sinh trong giờ học ngữ văn nói lên năng lực chuyên môncủa người dạy Văn chương dễ làm say mê người học nếu ngườidạy tạo được sự hứng thú tự thân nơi các em Người học văn cảmthụ được cái hay, cái đẹp trong từ ngữ, bố cục, vần điệu khi cóđược sự hứng thú tìm hiểu và đưa đến cảm xúc “Nhiệm vụ củagiáo viên dạy văn là phải tạo sự hứng thú, phải khiến cho những
từ ngữ khô khan biết nhảy múa biết vẽ ra những khung cảnh lúcyên bình, lúc dữ dội, phải đi vào tâm hồn các em những tình cảmyêu, ghét, nhớ nhung, mơ mộng phải mở ra những cánh cửa từlâu được khóa chặt bằng sinh hoạt đời thường” (Trần Thị Thúy –giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) )
Việc đặt học sinh ở vị trí trung tâm trong phương pháp dạyhọc mới sẽ thúc đẩy tư duy học sinh, các em được làm quen vớinhững câu hỏi gợi mở, những gợi ý cho một đề tài thảo luận, các
em có quyền nêu những nhận xét, những cảm nhận cá nhân về
đề tài, về nhân vật, về tác giả Từ những cảm nhận đôi khi chưachính xác, gây tranh cãi sẽ góp phần rất lớn trong việc điều chỉnhnhận thức, tạo ra hứng thú cho học sinh Và văn học sẽ khôngcòn xa lạ “đóng khung trong tháp ngà” mà trở nên gần gũi vớicác em
2.3.4 Thực nghiệm sư phạm thiết kế hoạt động dạy học tích cực trong dạy học Ngữ văn lớp 11 ở trường THCS
& THPT Bá Thước
Dựa vào các điều kiện, đối tượng học sinh để thiết kế tìnhhuống dạy học tích cực có hiệu quả, tôi nhận thấy, học sinhhoạt động rất sôi nổi, chủ động trong việc tìm hiểu kiến thứcmới trong SGK Sau đây là một số ví dụ:
BÀI 3 – CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
VĂN BẢN 1: CẦU HIỀN CHIẾU (NGÔ THÌ NHẬM)
Trang 162 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh phân tích được nội dung và ý nghĩa của văn bản, mối quan hệ giữa các
luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, quan hệ giữa chúng với luận đề; nhận biết và giải thích được sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản
- Học sinh phân tích được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết; vai trò của
các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn bản nghị luận.
b Nội dung thực hiện:
❖ GV triển khai tìm hiểu văn bản qua các hình thức: phát vấn, thựchiện phiếu học tập, thảo luận nhóm
2.3 Sức thuyết phục và ý
nghĩa của văn bản
Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 6 nhóm, phân công nhóm
trưởng, thư ký và giao dụng cụ và đưa ra
vấn đề cho các nhóm HS các nhóm suy
ngẫm, thực hiện hoạt động theo kĩ thuật
KHĂN TRẢI BÀN để trả lời câu hỏi 5,6 SGK
+ Nhóm 1, 2: Theo em, điều gì tạo nên
sức thuyết phục của “Chiếu cầu hiền”?
+ Nhóm 3, 4: Viết “Chiếu cầu hiền?” trong
một hoàn cánh hết sức đặc biệt, tác giả gửi
gắm khát vọng lớn lao nào đối với đất
- Có các luận điểm rõ ràng,mạch lạc, quan hệ với nhau rấtchặt chẽ
- Có lí lẽ sắc bén, bằng chứngxác thực, thái độ chân thànhthể hiện sự thấu hiểu lòngngười, lời mời gọi tha thiết
2 Ý nghĩa của văn bản
Qua việc “nhập vai” vua Quang Trung viết bài chiếu, Ngô Thì Nhậm hiểu được tầm quan trọng của việc ban chiếu, yêu