1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh sử dụng một số sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học lịch sử lớp 11 chương trình giáo dục phổ thông 2018

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

I Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài.

Hơn 20 năm đầu thế kỉ 21, thế giới đã chứng kiến sự phát triển như vũ bãocủa cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đặc biệt là sự ra đời và phát triển của trí tuệnhân tạo đã và đang tác động mạnh mẽ đến nhiều nghành nghề, đặc biệt là nghềdạy học Đại hội Đảng lần thứ XIII một lần nữa khẳng định tiếp tục đổi mớiđồng bộ, toàn diện giáo dục, đặc biệt là triển khai dạy và học chương trình sáchgiáo khoa năm 2018 theo hướng phát triển năng lực tư duy độc lập, các kĩ năngcủa học sinh và phát huy khả năng dạy học theo hướng ứng dụng các phươngpháp dạy học hiện đại.

Albert Einstein nói rằng: “Hãy dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điềuđược học như một phần thưởng quý giá chứ không như một nhiệm vụ ngánngẩm” Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, tôi luôn tự hỏi: dạy như thếnào để tạo hứng thú và hấp dẫn học sinh trong mỗi tiết học? Hiện nay giáo dụcđang đổi mới một cách toàn diện, trong đó có phương pháp dạy học Để phát huytính tích cực, chủ động học tập của học sinh, đòi hỏi giáo viên không ngừng cảitiến phương pháp dạy học Giáo viên cần phải xác định đúng đắn dạy học lịch sửđể làm gì? (mục đích), dạy học cái gì? (nội dung), dạy như thế nào? (phương pháp).Trên thực tế, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trườngphổ thông, đặc biệt đối với các môn khoa học xã hội, trong đó có Lịch sử khôngcòn là vấn đề mới Trong bối cảnh chương trình sách giáo khoa năm 2018 đãtriển khai dạy và học ở lớp 10 và lớp 11 thì việc phát triển năng lực học sinh đểnâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học là một vấn đề rất cấp thiết đối với cácgiáo viên và học sinh

Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay, thì việc họcsinh chủ động nhận thức là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy của các emtrong học tập lịch sử và nâng cao chất lượng học tập môn lịch sử.

Tuy nhiên, theo nhận định của một số giáo viên thì việc áp dụng những kĩthuật dạy học mới còn mới mẻ đối với việc dạy và học lịch sử ở tỉnh ta Chúng tachưa có quan niệm đầy đủ về sự cần thiết của việc áp dụng những kĩ thuật trongdạy học lịch sử, (thậm chí có người cho rằng áp dụng những kĩ thuật dạy học mớikhông phù hợp, không hiệu quả trong điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của họcsinh hiện nay)

Trang 2

Để góp một phần nhỏ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử

trong nhà trường, tôi chọn đề tài “Sử dụng một số sơ đồ tư duy, nhằm nângcao hiệu quả trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 11 – Chương trình giáo dụcphổ thông 2018 »

1.2 Mục đích nghiên cứu.

- Giúp học sinh nắm vững kiến thức Lịch sử dễ dàng hơn và sâu hơn.

- Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực xemxét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và nhânvật lịch sử Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh, cởimở như làm việc với sách giáo khoa, với nhóm bạn, với thầy cô giáo, sưu tầm vàsử dụng các loại tư liệu lịch sử…

- Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp Biết đặt vấn đềvà giải quyết vấn đề trong quá trình học tập Là những kĩ thuật tổ chức hoạt độnghọc tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kíchthích, thúc đẩy sự tham gia tích cực Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cánhân HS Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.

Góp phần vào việc giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học có hiệu quả.Giúp cho giáo viên kết hợp một cách nhuần nhuyễn, khoa học giữa các kiến thứcliên môn trong giảng dạy môn lịch sử.

- Làm cho bộ môn lịch sử trong trường phổ thông thực sự trở thành một mônhọc hấp dẫn, làm cho học sinh không cảm thấy sợ mỗi khi đến giờ học lịch sử.

- Để môn lịch sử thực sự góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh,giáo dục truyền thống, đạo đức, rút ra những bài học kinh nghiệm, những quyluật cuộc sống.

Như vậy việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm là cần thiết và hữu ích choquá trình giảng dạy lịch sử ở bậc THPT

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh khối 11 trường phổ thôngNguyễn Mộng Tuân Sáng kiến đưa ra một số sơ đồ tư duy nhằm thay đổi cáchdạy và học lịch sử ở trường THPT, phù hợp với nguyện vọng của học sinh và sựphát triển của xã hội Sáng kiến lần đầu được áp dụng tại khối học sinh lớp 11,trường phổ thông Nguyễn Mộng Tuân, năm học 2023 - 2024.

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Xuất phát từ kinh nghiệm thực tế giảng dạy lịch sử lớp 11 tại trường phổthông Nguyễn Mộng Tuân, bản thân đã quan sát, khảo sát trực tiếp qua các tiết

2

Trang 3

dạy, thu thập số liệu cụ thể qua các bài thi, kì thi khảo sát do nhà trường tổ chứcvà giáo viên kiểm tra trên lớp.

II Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Xuất phát từ lý luận về phương pháp dạy học lịch sử theo hướng pháttriển năng lực tư duy và các kĩ năng của học sinh, giáo viên cần phải sử dụng kĩthuật giảng dạy hiện đại, giúp học sinh chủ động nắm vững những kiến thức cơbản, phát triển kĩ năng phân tích, đánh giá một bài học lịch sử Cha đẻ củaphương pháp tư duy Mind-map (sơ đồ tư duy, giản đồ ý) là Tony Buzan Ông đãđi nhiều nước để phổ biến phương pháp của mình, ông đã có mặt ở Việt Namvào tháng 4 năm 2007 Ở Việt Nam hiện nay đã có hai quyển sách được dịch từcác công trình nghiên cứu của ông là “sơ đồ tư duy” và “sử dụng trí não củabạn” Vậy sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ýtưởng, tóm tắt những ý chính, ý cơ bản của một nội dung, hệ thống hoá một chủđề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết…sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở, nó không có một định dạng hoặc một khuôn mẫunhất định Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử sẽ phát huy tối đatiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực và có tác dụng hỗ trợ cácphương pháp dạy học tích cực khác.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.* Về phía giáo viên

Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đã cho thấy: Không ít giáo viên đãquen với phương pháp dạy học truyền thống là truyền thụ kiến thức, thầy đọc, tròchép, chiếu chép, nặng về nội dung kiến thức, coi nhẹ việc đổi mới phương pháphoặc đổi mới nhưng máy móc, chưa hiệu quả

Thực trạng việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là khá mới nhưng đáp ứng được một phầnnhu cầu đối mới phương pháp dạy - học trong nhà trường THPT Phù hợp vớinguyện vọng của người học và yêu cầu của xã hội

THPT Các giáo viên dạy môn lịch sử đã được trang bị tài liệu và tập huấn về kĩthuật dạy học hiện đại Các nhà trường THPT trong tỉnh đều quan tâm ủng hộ, tạođiều kiện để giáo viên nghiên cứu và sử dụng kĩ thuật tích cực trong dạy học bộmôn Học sinh hào hứng tiếp cận cách thức học tập mới

Trang 4

- Tuy nhiên, đa số giáo viên còn dè dặt trong việc sử dụng sơ đồ tư duy trongdạy học vì nhiều lí do khác nhau về khách quan hoặc chủ quan:

+ Để chuẩn bị một sơ đồ tư duy cho một buổi học mất rất nhiều thời gian củagiáo viên và học sinh.

+ Điều kiện cơ sở vật chất phần lớn trong các nhà trường chưa phù hợp đểtriển khai kĩ thuật

+ Số lượng học sinh quá đông trong một lớp học (42 > 45), nhóm học ( 6 >8 học sinh) gây khó khăn về khâu tổ chức, thời gian triển khai hoạt động và hiệuquả giờ dạy.

-+ Đặc trưng bộ môn lịch sử nhiều kiến thức, sự kiện, nhân vật… giáo viêncần tường thuật, thuyết trình, miêu tả cho sinh động tốn khá nhiều thời gian tronggiờ dạy

+ Nhiều giáo viên chưa thực sự thông hiểu về sơ đồ tư duy nên còn lúngtúng (các bước triển khai, câu hỏi, thời gian…) hoặc do dự sợ không hòan thànhgiờ dạy, cháy giáo án Có giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp, chưa tâmhuyết với nghề nghiệp.

+ Cách nhận xét, đánh giá giờ dạy của các đồng nghiệp còn hay nặng vềhình thức, cầu toàn …

* Về phía học sinh

- Việc thi theo hình thức mới sẽ tạo đà cho các em yêu thích môn Lịch sử,giảm việc phải ghi nhớ các sự kiện, số liệu, ngày tháng Nhiều học sinh vớimục đích chỉ xét tốt nghiệp nên các em chọn ban KHXH (vì theo các em nó dễhọc hơn ban KHTN).

- Học sinh phần lớn chưa được làm quen hoặc có thì rất ít với sơ đồ tư duy.Ý thức học tập của các em chưa thực sự tự giác, có tránh nhiệm với bản thân vàvới nhóm, còn ỷ lại, dựa dẫm

*Kết quả của sáng kiến

Trang 5

7.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến

Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Học sinh khối 11, trường phổ thông NguyễnMộng Tuân

7.3 Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến

- Góp phần vào việc giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học có hiệu quả.Giúp cho giáo viên phát triển được tính chủ động của học sinh trong học tập,phát triển năng lực tư duy học sinh trong học tập môn Lịch sử

- Làm cho bộ môn lịch sử trong trường phổ thông thực sự trở thành một mônhọc hấp dẫn, làm cho học sinh không cảm thấy sợ mỗi khi đến giờ học lịch sử.

- Để môn lịch sử thực sự góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh,giáo dục truyền thống, đạo đức, rút ra những bài học kinh nghiệm, những quyluật cuộc sống.

Xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều nguy cơ Một trong những nguy cơlớn đối với đất nước đó là thế hệ trẻ không học, không biết lịch sử dân tộc Vì

vậy dạy học lịch sử như thế nào để ít nhất “Dân ta phải biết sử ta’ Sự phát triển

xã hội dựa trên nền tảng là cội nguồn dân tộc Vậy môn lịch sử góp phần quantrọng vào sự phát triển xã hội Môn lịch sử sẽ giúp học sinh có được những hiểubiết về quá khứ, những cách nhìn nhận xã hội một cách chân thực, khách quan.SKKN sẽ góp một phần vào việc thay đổi cách nghĩ, cách dạy, cách học môn lịchsử hiện nay

Như vậy việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm là cần thiết và hữu ích cho quátrình giảng dạy lịch sử ở bậc THPT

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục để giải quyết vấnđề.

2.3.1 Các bước tổ chức dạy học bằng sơ đồ tư duy.

Giáo viên phải nắm vững những ý chính và phát triển kiến thức theonhánh của sơ đồ tư duy đã được xác định và thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1 Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc cá nhân dựa trên yêu cầu,gợi ý , hướng dẫn của giáo viên.

- Bước 2 Sau khi thực hiện xong, cá nhân học sinh hoặc đại diện cho nhóm sẽlên trình bày về sản phẩm tư duy của mình.

- Bước 3 Học sinh thảo luận, bổ sung kiến thức để hoàn thiện sơ đồ tư duy.Giáo viên lúc này đóng vai trò là trọng tài, là cố vấn giúp các em hoàn thành sơđồ tư duy và dẫn dắt vào kiến thức của bài.

Trang 6

- Bước 4 Cũng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵnhoặc bằng sơ đồ tư duy mà cả lớp đã hoàn thiện Khi cũng cố kiến thức, giáoviên hướng dẫn học sinh hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy.

2.3.2 Áp dụng sơ đồ tư duy vào những bài học cụ thể.* Áp dụng khi dạy bài mới:

VD 1 Khi dạy bài: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ

SẢN

Yêu cầu về mặt kiến thức, học sinh phải nhận thức được khái quát được vềtiền đề của cách mạng tư sản, mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực, kếtquả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.

Trước khi vẽ sơ đồ tư duy, giáo viên chia lớp học thành 4 nhóm và giaonhiệm vụ.

Nhóm 1 Tiền đề của các cuộc Cách mạng tư sản.Nhóm 2 Nội dung của các Cách mạng tư sản.Nhóm 3 Kết quả của các cuộc cách mạng tư sản.Nhóm 4 Ý nghĩa của của các cuộc cách mạng tư sản.

Sau khi học sinh hoàn thành vẽ sơ đồ tư duy trong khoảng thời gian quyđịnh, giáo viên cho đại diện các nhóm lên trên bảng vẽ sơ đồ của nhóm mình theokhu vực bảng đã được phân chia để làm sao sau khi các nhóm vẽ xong thì sơ đồtư duy phải được liên kết logic giữa 4 nhóm vẽ.

Các thành viên trong lớp góp ý, bổ sung xong Giáo viên sẽ trình chiếu sơđồ tư duy của Bài: Những vấn đề chung của các cuộc cách mạng tư sản trên máytính kết hợp với Tivi để học sinh theo dõi Giáo viên trình chiếu kết hợp với nhấnmạnh những kiến thức cơ bản sinh cần nhớ Sơ đồ tư duy trình chiếu của bài nàyđược tác giả thể hiện trên giấy trong SKKN và để ở trang sau

6

Trang 7

Đối với một số bài mới, giáo viên không ghi tiêu mục như cách cũ mà vẽchủ đề chính của bài lên bảng sau đó cho học sinh ngồi theo nhóm, thảo luận sơđồ tư duy do mỗi học sinh đã chuẩn bị trước ở nhà, đối chiếu với sơ đồ tư duy củacác bạn trong nhóm, sau đó giáo viên đặt câu hỏi về chủ đề, nội dung chính bàihọc hôm nay có mấy nhánh chính số 1 và gọi học sinh lên bảng vẽ sơ đồ cácnhánh chính lên bảng và có ghi chú thích lên từng nhánh lớn Sau khi học sinh ghixong nhánh chính số 1, giáo viên đặt câu hỏi ở nhánh chính thứ nhất có mấynhánh nhỏ cấp số 2…cứ như vậy học sinh sẽ tìm hiểu kiến thức và hoàn thành sơđồ tư duy rõ ràng.

VD 2: khi dạy bài: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP Ở ĐÔNG NAM Á

Sau khi giáo viên đặt câu hỏi và gợi ý để học sinh xác định các nhánh chínhsau:

- Chống thực dân ở Đông Nam Á.

- Giành độc lập cuối thế kỉ XIX đàu thế kỉ XX.- Quá trình phát triển.

Từ 3 nhánh chính trên giáo viên sẽ gợi ý để học sinh hoàn thiện sơ đồ tưduy về bài: Hành trình đi đến độc lập ở Đông Nam Á Sơ đồ tư duy bài này sauđó sẽ được giáo viên trình chiếu trên Tivi để cả lớp cùng theo dõi Sơ đồ tư duytrình chiếu của bài này được tác giả thể hiện trên giấy trong SKKN và để ở trangsau.

Trang 8

VD 3 Khi giáo viên dạy chủ đề 4: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC

VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM(TRƯỚC NĂM 1945) Đây là một chủ đề rất dài, nhiều nội dung kiến thức quantrọng, vì vậy để dạy chủ đề này giáo viên có thể gợi ý để học sinh về nhà chuẩnbị trước bằng sơ đồ tư duy khái quát với những cụm từ khoá như: Khái quátchung, thắng lợi, không thành công Khi tiến hành dạy bài mới, giáo viên chiếu3 cụm từ khoá này lên Tivi và gợi ý để học sinh trình bày ý tưởng phát triển sơđồ tư duy từ những từ khoá này Sơ đồ tư duy trình chiếu của bài này được tácgiả thể hiện trên giấy trong SKKN và để ở trang sau.

8

Trang 9

VD 4: Khi dạy bài: Sự phát triển của Chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh

thế giới thứ hai đến nay Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụNhóm 1 Từ khoá là: Sự phát triển của Chủ nghĩa xã hội từ năm 19945-1991Nhóm 2 Chủ nghĩa Xã hội khủng hoảng – sụp đổ.

Nhóm 3 Từ khoá là: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.

Sau khi đại diện 3 nhóm học sinh lên trinh bày sơ đồ tư duy, các bạngóp ý, giáo viên nhận xét và hướng dẫn đi đến kết luận bằng 1 sơ đồ tư duy hoànchỉnh được trình chiếu trên Tivi cho cả lớp xem Sơ đồ tư duy trình chiếu của bàinày được tác giả thể hiện trên giấy trong SKKN và để ở trang sau.

Trang 10

* Sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức bài học.

Việc sử dụng sơ đồ tư duy để cũng cố kiến thức bài học rất hiệu quả, giúphọc sinh thêm một lần ghi nhớ, khắc sau những kiến thức đã tiếp thu trên lớp.Sau mỗi bài học giáo viên có thể cho mỗi học sinh vẽ một sơ đồ tư duy theocách hiểu của các em, mỗi em sẽ có một sự sáng tạo riêng và cách tư duy độcđáo.

VD: khi dạy bài: CUỘC CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG (THẾ KỈ XV).Sau khi gọi một số học sinh lên bảng thể hiện sơ đồ tư duy của cá nhân, giáoviên góp ý và trình chiếu sơ đồ tư duy bài này lên Tivi Sơ đồ tư duy trình chiếucủa bài này được tác giả thể hiện trên giấy trong SKKN và để ở trang sau.

10

Trang 11

*Sử dụng sơ đồ tư duy để ra bài tập về nhà.

Sau mỗi tiết học, học sinh có thể nắm bài và học bài tốt hơn, tôi thường rabài tập về nhà phù hợp với thời gian, trình độ của học sinh Bìa tập về nhà yêucầu cần khó hơn, mang tính khái quát tổng hợp hơn Chẳng hạn như để dạy tốtbài: VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG, giáo viên giaonhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm kiếm nội dung của bài học theo các câu hỏi ởcuối mỗi mục trong bài Đồng thời yêu cầu học sinh sưu tầm một số tranh ảnh,clip về Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tự mình vẽ sơ đồ tư duytheo ý hiểu của mình.

Khi tiến hành dạy bài Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông trên lớp, tôisẽ trình chiếu sơ đồ tư duy, gợi ý, nhấn mạnh những nội dung chính của bài vàgọi những bạn chuẩn bị tốt nhất lên trình bày sơ đồ tư duy lên bảng và cho điểmđể khuyến khích học sinh Sơ đồ tư duy trình chiếu của bài này được tác giả thểhiện trên giấy trong SKKN và để ở trang sau.

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w