1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh ứng dụng sơ đồ tư duy để nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng việt ở lớp 3a trường tiểu học minh sơn 2 huyện ngọc lặc

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Qua đó,có thể đánh giá được tương đối chính xác việc tiếp thu bài của học sinh để lựachọn, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học phùhợp nhất.Xuất phát từ vai tr

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT ỞLỚP 3A, TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH SƠN 2,

Trang 2

M C L CỤC LỤCỤC LỤC

1.2 M c đích nghiên c uục đích nghiên cứu ứu 21.3 Đ i tối tượng nghiên cứu ượng nghiên cứung nghiên c uứu 21.4 Phương pháp nghiên cứung pháp nghiên c uứu 2

2N i dung c a sáng ki n kinh nghi mội dungủa sáng kiến kinh nghiệmến kinh nghiệmệm2

2.1 C s lý lu n c a sáng ki n kinh nghi mơng pháp nghiên cứu ở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm ận của sáng kiến kinh nghiệm ủa sáng kiến kinh nghiệm ến kinh nghiệm ệm 22.2 Th c tr ng ực trạng ạng v n đ nghiên c uấn đề nghiên cứu ề tài ứu 42.3 Các gi i pháp đã s d ng đ gi i quy t v n đải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ử dụng để giải quyết vấn đề ục đích nghiên cứu ể giải quyết vấn đề ải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ến kinh nghiệm ấn đề nghiên cứu ề tài 72.4 Hi u qu áp d ng sáng ki n kinh nghi mệm ải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ục đích nghiên cứu ến kinh nghiệm ệm 18

3K t lu n, ki n nghến kinh nghiệmận, kiến nghịến kinh nghiệmị19

3.1 K t lu nến kinh nghiệm ận của sáng kiến kinh nghiệm 19

Trang 3

1.Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Năm học 2023 - 2024 là năm học thứ tư Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chứcthực hiện đại trà chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học Dạy học theohướng tiếp cận năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinhlà nhiệm vụ vừa bức thiết lại vừa trọng tâm, xuyên suốt chương trình giáo dụcphổ thông tổng thể Để thực hiện được mục tiêu đó, đổi mới phương pháp dạyhọc trên tất cả các môn học là nhiệm vụ cần thực hiện đầu tiên Đặc biệt, TiếngViệt là môn học vô cùng quan trọng bởi nó giúp học sinh phát triển khả năng tưduy ngôn ngữ, bồi dưỡng tâm tư, tình cảm, nhân cách, dạy cho các em biết cảmnhận cái hay, cái đẹp, cách đối nhân xử thế và sự hướng thiện với cuộc sống…

Thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, trẻ em được tiếp cận vớinhiều nguồn tri thức phong phú và đa dạng từ sách báo, tạp chí hay các trangthông tin điện tử… Làm thế nào giáo viên và phụ huynh có thể giúp trẻ tổng hợpđầy đủ và tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng? Là giáo viên trực tiếp đứng lớp,việc lựa chọn phương pháp dạy học nào phù hợp, phát triển năng lực tư duy,kích thích hứng thú học tập, nâng cao chất lượng môn học là ưu tiên hàngđầu Khi tổ chức dạy học môn Tiếng Việt, nhiều giáo viên đã và đang áp dụngrất nhiều phương pháp dạy học hiện đại như dạy học phát hiện vấn đề, dạy họctheo dự án, dạy học phân hóa, dạy học bằng thí nghiệm,… Song, sử dụng sơ đồtư duy là một phương pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả dạy học hiện nay.

Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan(người Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và chia sẻ khắp thế giới Kĩ thuật này giúphọc sinh phát triển nhận thức, khả năng tư duy, kích thích trí tưởng tượng, sángtạo và đặc biệt là dễ nhìn, dễ viết và vô cùng dễ ghi nhớ.

Môn Tiếng Việt lớp 3 là môn học bắt buộc trong nhà trường phổ thông,chiếm thời lượng nhiều nhất so với các môn học khác Môn học này khôngnhững khó đối với học sinh mà còn khó với cả người dạy Lượng kiến thức đadạng, nhiều chữ, nhiều hoạt động, nhiều kĩ năng phải huy động cùng một lúc khihọc sinh học tập Vì vậy khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Tiếng Việt, họcsinh sẽ không phải tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà trái lại, các emphải động não và ghi nhớ một cách sáng tạo, logic những kiến thức đã học Cácnhánh với sự kết hợp hài hòa của chữ viết, hình ảnh, đường nét, màu sắc sẽ kíchthích học sinh tìm tòi, đào sâu, mở rộng thêm ý tưởng của chính mình một cáchchi tiết, sáng tạo và thăng hoa.

Gần 28 năm gắn bó với nghề giáo, bản thân tôi, ngoài sự nhiệt huyết, hếtlòng vì học sinh thân yêu thì còn có một tình yêu sâu sắc với tiếng Việt Trongcác giờ dạy Tiếng Việt, tôi luôn vận dụng kết hợp đa dạng các phương phápdạy tích cực để học sinh hứng thú nhất và giờ học đạt hiệu quả cao nhất Sơ đồtư duy được tôi sử dụng thường xuyên trong mọi hoạt động từ khởi động, đếnkhám phá và vận dụng Có thể dùng sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ, hệ thốngnhững điều cần ghi nhớ ở bài mới và củng cố kiến thức cuối tiết học… Tôicũng có thể dễ dàng kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh bằng cách tổchức cho các em thi vẽ sơ đồ tư duy theo yêu cầu ngay trên lớp, trình chiếu sản

Trang 4

2phẩm và cùng lớp bổ sung, góp ý, bình chọn sơ đồ tư duy chất lượng Qua đó,có thể đánh giá được tương đối chính xác việc tiếp thu bài của học sinh để lựachọn, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học phùhợp nhất.

Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của sơ đồ tư duy trong dạy học nóichung, dạy Tiếng Việt 3 nói riêng và đặc biệt hiện nay ở đơn vị chưa có một đềtài nào đưa ra giải pháp cụ thể cho dạy học nội dung này, tôi đã mạnh dạn

nghiên cứu và đưa ra giải pháp “ Ứng dụng sơ đồ tư duy để nâng cao hiệu quảdạy học môn Tiếng Việt ở lớp 3A, Trường Tiểu học Minh Sơn 2,huyện NgọcLặc”.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu nhận thức về sơ đồ tư duy của học sinh lớp 3A tại đơn vị.- Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Tiếng Việt lớp 3.

- Nghiên cứu tác động của các biện pháp đưa ra đối với học sinh lớp 3A sau khi áp dụng đề tài.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra, so sánh, thực hành, luyện tập.

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm* Tìm hiểu vai trò của môn Tiếng Việt ở Tiểu học

Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậcTiểu học Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic, học tiếng Việt sẽgiúp các em hình và phát triển tư duy ngôn ngữ Qua môn học, các em được họccách giao tiếp, cách truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xácvà biểu cảm.

Ở bậc Tiểu học, tầm quan trọng của môn Tiếng Việt được thể hiện qua 2giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Các lớp 1, 2, 3

Nội dung của môn Tiếng Việt tập trung hình thành những cơ sở ban đầucho việc học đọc, học viết; định hướng cho việc học nghe, học nói dựa trên vốnTiếng Việt mà trẻ đã có Các bài học ở giai đoạn này chủ yếu là bài học thựchành, được thấm vào học sinh một cách tự nhiên qua các bài học thực tế Ở giaiđoạn này, trẻ sẽ nhận diện được và sử dụng được các đơn vị của Tiếng Việt, các

Trang 5

quy tắc sử dụng Tiếng Việt trong lúc đọc, viết, nghe, nói Việc học Tiếng Việt ở giai đoạn này sẽ tạo nền tảng cho trẻ trong việc phát triển tư duy ngôn ngữ, biểu hiện qua việc trẻ đọc thông thạo và hiểu đúng ý nghĩa một văn bản ngắn; viết rõ ràng, đúng chính tả; nghe chủ động; nói chủ động, rành mạch.

- Giai đoạn 2: Các lớp 4, 5

Về nội dung môn học, học sinh ở giai đoạn này đã được cung cấp nhữngkhái niệm cơ bản về một số đơn vị ngôn ngữ và quy tắc sử dụng Tiếng Việt làmnền móng cho việc phát triển toàn diện các kĩ năng Bên cạnh những bài họcthực hành (ở giai đoạn trước), học sinh được học các bài về tri thức Tiếng Việt(từ vựng, ngữ pháp, văn bản, phong cách,…) Những bài học này cũng khôngphải là lý thuyết đơn thuần, được tiếp nhận hoàn toàn bằng con đường tư duytrừu tượng, mà chủ yếu vẫn bằng con đường nhận diện, phát hiện trên nhữngngữ liệu đã đọc, viết, nghe, nói, rồi sau đó mới khái quát thành những khái niệm.Nội dung chương trình giai đoạn này nhằm phát triển các kĩ năng đọc, viết,nghe, nói lên một mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn.

Ngoài ra, tầm quan trọng của Tiếng Việt ở bậc Tiểu học còn hướng đếnviệc hình thành các kĩ năng mềm, kĩ năng sống cần thiết cho trẻ Giáo dục kĩnăng sống được thể hiện ở tất cả các nội dung của môn học như: kĩ năng giaotiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng suy nghĩ sáng tạo, kĩ năng ra quyết định, kĩnăng làm chủ bản thân,… Thông qua các kĩ năng này sẽ giúp trẻ nhận biết đượcnhững giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bảnthân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong học tập cũng như cuộcsống Tiếng Việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các mốiquan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên, biết sốngtích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.

Tóm lại, Tiếng Việt là môn học không thể thiếu trong hệ thống giáo dụccủa nước nhà, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh ở bậc Tiểu học - lứa tuổi đangtrong giai đoạn hình thành về nhân cách và tư duy Vì vậy, Tiếng Việt khôngnhững là “công cụ của tư duy” mà còn bước đệm để hình thành nhân cách củamột đứa trẻ.

* Tìm hiểu về tầm quan trọng của sơ đồ tư duy đối với giáo dục

- Sơ đồ tư duy là gì?

Theo nguồn Internet, sơ đồ tư duy có tên tiếng Anh là Mindmap, đượcbiết đến là phương pháp ghi chú thông minh với các ý tưởng sử dụng từ ngữngắn gọn cùng hình ảnh sinh động để bộ não con người có thể tiếp cận, ghi nhớmột cách nhanh chóng và lưu trữ lâu dài.

Mindmap không chỉ giúp con người ghi nhớ theo một trình tự nhất địnhmà còn giúp chúng ta liên hệ các dữ kiện, kích thích trí não sáng tạo để tạo hứngthú cho quá trình học tập, làm việc Sử dụng Mindmap, con người không cầnmất thời gian, công sức ghi chép dày đặc các nội dung mà thông qua các tiêu đềngắn gọn, các ký hiệu, hình ảnh hai chiều để ghi nhớ một cách tổng thể, chi tiết.

Sơ đồ tư duy có cấu trúc gồm từ khóa/chủ đề chính ở vị trí trung tâm, cácnhánh nhỏ chỉ các nội dung, hình ảnh được phát triển từ chủ đề chính ở xungquanh Ngoài ra, để cây sơ đồ đẹp hơn và dễ ghi nhớ hơn có thể chèn thêm cáchình ảnh hoặc biểu tượng.

Trang 6

- Lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy

Nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục nói riêng, việc sử dụng sơ đồ tư duycó nhiều lợi ích trong dạy - học và công tác quản lí.

+ Đối với công tác dạy - học:

Hiện nay, ngành giáo dục đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác đổimới, thay đổi phương pháp dạy học, chuyển đổi số Đối với giáo viên, dạy họclấy học sinh làm trung tâm là yêu cầu bắt buộc trong tổ chức tiết dạy Vì vậy ápdụng cách vẽ sơ đồ tư duy trong giảng dạy mang lại rất nhiều lợi ích Sơ đồ tưduy sẽ giúp giáo viên có thể trình bày các khái niệm trong lớp học rõ ràng, tậptrung vào các vấn đề cần trao đổi cho học sinh, đồng thời cung cấp được cáchnhìn tổng quan về chủ đề/nội dung bài học.

Đối với học sinh, các em cũng có thể tiếp nhận nội dung bài học một cáchtổng quan và chính xác, nâng cao hiệu quả học tập Học sinh sẽ không phải tiếpnhận thông tin một cách thụ động mà ngược lại học sinh phải suy nghĩ, sáng tạo,ghi nhớ các kiến thức đã học một cách logic Ngoài ra, học sinh có thể trình bàynội dung bài học một cách khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ Các em vừa ghi chép kếthợp sử dụng hình ảnh, màu sắc, sáng tạo ý tưởng để tóm tắt nội dung bài học,chủ động ghi nhớ kiến thức Từ đó kích thích hứng thú học tập, phát huy tối đatiềm năng ghi nhớ của bộ não Sơ đồ tư duy mang lại hiệu quả cao trong học tập,phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp để học sinh nắm chắc kiếnthức, ghi nhớ lâu thay cho kiểu học thuộc lòng, máy móc trước đây.

+ Đối với công tác quản lí:

Trong công tác quản lý, sơ đồ tư duy giúp cho việc truyền đạt thông tinđến cấp dưới được rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu Nó trở thành công cụ hữu hiệunhư một “bản đồ vạn năng” để nâng cao hiệu quả công việc trong việc lên kếhoạch, thiết lập mục tiêu, thuyết trình và nhiều công việc khác.

Ngoài ra sơ đồ tư duy còn có tính ứng dụng cao trong quản lí thời gian.Người quản lí có thể liên kết các công việc với nhau và sắp xếp chúng trongkhoảng thời gian nhất định, đảm bảo tính khoa học Nhờ vậy mọi công việc sẽđược phân chia hợp lí và giải quyết trong thời gian thích hợp.

Ngoài ra, dạy học bằng sơ đồ tư duy là một phương pháp dạy học ghi chúđầy sáng tạo, giúp liên kết các kiến thức bằng hình ảnh một cách trực quan, dễhiểu, dễ nhớ Phương pháp này nên được khuyến khích không chỉ trên lớp màcòn ở nhà Phụ huynh hoàn toàn có thể cùng con em ôn tập các kiến thức saunhững giờ học tại trường.

2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

* Thực trạng dạy - học Tiếng Việt 3 tại trường Tiểu học Minh Sơn 2

- Về phía giáo viên

+ Thuận lợi:

Trường Tiểu học Minh Sơn 2 là một trường nằm xa trung tâm cụm phíatây của huyện Ngọc Lặc.Trong những năm gần đây, trường luôn luôn là lá cờđầu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện nhà Nhà trường có đội ngũlãnh đạo năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá; có tập thể giáoviên nhiệt tình, đoàn kết, có trình độ chuyên môn vững vàng, hăng say lao độngsáng tạo; có Hội cha mẹ học sinh vững mạnh, luôn đồng hành, tin tưởng và sát

Trang 7

cánh cùng nhà trường mọi thời điểm Đặc biệt nhà trường luôn được sự quantâm, chỉ đạo kịp thời của chính quyền địa phương xã Minh Sơn.

Quy mô trường lớp, giáo viên tương đối lớn Đội ngũ giáo viên khá đồngđều, chuẩn về

trình độ đàotạo Đặc biệt,đội ngũ giáoviên dạy khối3 ở các nămhọc gần đâyđều duy trì sốlượng 3 giáoviên cơ bảnđứng lớp, yêutrẻ, năng lựcchuyên mônvững vàng vàtận tâm với

Nhà trường luôn quan tâm, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng caotay nghề cho nhà giáo thông qua các Hội thảo, chuyên đề, các buổi tập huấn,sinh hoạt chuyên môn…Những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học đãphát huy được hiệu quả Vì vậy, khi tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phổthông 2018, nhà trường đã hoàn toàn chủ động mọi điều kiện về con người,trang thiết bị,… bước đầu đã mang lại kết quả khả quan.

+ Một số khó khăn:

Số ít giáo viên mới chỉ chú trọng truyền đạt nội dung môn học mà chưaquan tâm đúng mức đến phần thực hành, trải nghiệm, vận dụng thực tế Nhất lànăm học 2023 - 2024 này, khi thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông đốivới lớp 3, một vài giáo viên còn bỡ ngỡ, một số nội dung kiến thức vẫn dạy theolối mòn cũ, chưa kịp bắt nhịp với chương trình hiện hành.

Số ít giáo viên vẫn còn lạm dụng phương pháp dạy học cũ, ngại đổi mớivà sáng tạo.

Khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức của một số giáo viên hạn chế Vìvậy kiến thức môn học được trình bày rườm rà, thiếu khoa học, ảnh hưởng đếnhứng thú học tập của học sinh.

Đồ dùng, thiết bị dạy học vẫn còn thiếu hoặc chưa đáp ứng về chất lượng.

- Về phía học sinh

+ Thuận lợi:

Quy mô học sinh lớp 3 tương đối đông, luôn duy trì 3 lớp Năm học2022 - 2023 có 65 học sinh, năm học 2023 - 2024 có 69 học sinh Đời sốngngười dân địa phương những năm gần đây đã được cải thiện nên phụ huynhcũng rất quan tâm đến việc học tập của con em Giai đoạn này các em đã lớnhơn, có ý thức Nhiều học sinh ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện.

Trang 8

- Nguyên nhân của thực trạng

Số ít giáo viên còn lúng túng trong khâu đổi mới phương pháp dạy học.Một số đồ dùng, thiết bị phục vụ công tác dạy học chưa được cấp đầy đủhoặc thiếu về số lượng.

Xã Minh Sơn đã về đích Nông thôn mới, song tỉ lệ hộ nghèo, hộ cậnnghèo trong xã vẫn còn cao Số học sinh thuộc diện trên phần lớn thiếu sự quantâm từ phía gia đình (do bố mẹ đi làm ăn xa, gửi con cho ông bà, người thân )

80% dân số của xã là người dân tộc thiểu số, vì thế số học sinh là con emdân tộc thiểu số còn hạn chế về năng lực ngôn ngữ.

Giai đoạn này, học sinh thường nhanh nhớ, chóng quên nên việc sắp xếp,hệ thống kiến thức bài học/chủ đề còn gặp nhiều khó khăn, chưa hiệu quả.

Một số học sinh chưa có ý thức cao trong học tập, thiếu tự giác trong suynghĩ và rèn luyện; thiếu sự hợp tác trong nhóm

Đa số học sinh thích học môn Toán, các môn đặc thù như Nghệ thuật Âmnhạc, Nghệ thuật Mĩ thuật, Giáo dục thể chất… hơn là học môn Tiếng Việt.

-Kết quả của thực trạng:

Qua nhiều năm dạy lớp 3, điều tôi trăn trở nhất là chất lượng giáo dụccũng như hứng thú học tập môn Tiếng Việt của học sinh bao giờ cũng thấp hơnmôn Toán và các môn học khác Đầu năm học 2022 - 2023, sau khi nhà trườngphân công chủ nhiệm, tôi đã tiến hành khảo sát đối tượng học sinh lớp 3A do tôiphụ trách.

Kết quả khảo sát thời điểm Tuần 3 như sau:

Học sinh vẽ được sơ đồ tư duy đơn giản

LớpSĩ số Số lượngHoàn thành tốtTỉ lệSố lượngHoàn thànhTỉ lệSố lượngChưa hoàn thànhTỉ lệ

Theo bảng khảo sát trên, tỉ lệ học sinh có kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy tốt cònthấp (chỉ đạt 14,4%), trong khi đó số học sinh chưa có kĩ năng vẽ sơ đồ tư duymôn học chiếm tới 46,4% Điểm yếu nhất là các em chưa thể tổ chức, sắp xếpkiến thức cần ghi nhớ dưới dạng mô hình như sơ đồ tư duy Điều đó chứng tỏ

Trang 9

khả năng ghi nhớ kiến thức môn học của các em chưa bền vững, dẫn đến kết quảkhảo sát chất lượng môn học rất thấp (chỉ có 21,4% xếp loại Hoàn thành tốt, loạichưa hoàn thành là 7,1%).

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Từ thực trạng của vấn đề nêu trên, tôi đã nghiên cứu và thực hiện các việclàm cụ thể như sau:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch bài dạy

Mỗi giáo viên cần phải thiết kế chương trình giảng dạy của lớp mình chocả năm học hoặc lập kế hoạch bài học và bài tập cho học sinh theo từng buổi Sơđồ tư duy luôn mang đến cho giáo viên một cái nhìn tổng thể, rõ ràng và trựcquan về những gì cần được đề cập.

Tổ chức cho học sinh tiếp thu kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy có khi chỉlà một phần nhỏ trong tiết học (nếu là dạng bài mới) hoặc cả tiết học (nếu làdạng bài thực hành, luyện tập/ôn tập chủ đề) Vì vậy, giáo viên cần có địnhhướng đúng để xây dựng kế hoạch phù hợp Các bước cơ bản tôi đã thực hiện:

Bước 1 Xác định yêu cầu cần đạt cho bài học/hoạt động

Xác định đúng được mục tiêu sẽ đưa bản kế hoạch đi đúng hướng, hỗ trợviệc giảng dạy và học tập Mục tiêu được xác định này phải là mục tiêu chungcủa cả tập thể lớp học.

Bước 2 Xây dựng nội dung phần giới thiệu/nêu vấn đề

Sau khi đã có mục tiêu tiếp theo là xây dựng nội dung phần giới thiệu.Giới thiệu một cách sáng tạo sẽ kích thích được sự hứng thú của học sinh thamgia Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nêu vấn đề,chẳng hạn như lấy ví dụ thực tế, nêu sự kiện, tình huống ứng dụng thực tế, videoclip ngắn, câu hỏi thăm dò Nên đa dạng hóa cách giới thiệu, mở đầu để bắt đầubuổi học sinh động, cuốn hút hơn.

Bước 3 Xây dựng nội dung chính cho hoạt động

Chuẩn bị nhiều cách để tổ chức hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của họcsinh tốt hơn, nhất là để huy động mọi đối tượng cùng tham gia Đồng thời, khilập kế hoạch, cũng phải ước tính thời gian cụ thể cho hoạt động nhằm đảm bảotruyền đạt đầy đủ nội dung cần học đến các em.

Bước 4 Lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá sự hiểu biết của học sinh

Trong quá trình tổ chức hoạt động, giáo viên phải thường xuyên kiểm tramức độ hiểu biết của học sinh Suy nghĩ các câu hỏi để kiểm tra, đánh giá sự tậptrung cũng như tiếp thu bài của các em, dự đoán các câu trả lời mà học sinh sẽđưa ra và cách bạn đáp lại…

Bước 5 Xây dựng kết luận

Việc tổng kết bài học sẽ tổng hợp lại kiến thức chính, giúp học sinh cóđộng lực hơn để ôn tập kiến thức khi ở nhà, ngoài ra còn có thể giúp học sinhhứng thú chờ đón bài học tiếp theo hơn.

Giáo viên đánh giá lại nếu người kết luận buổi học là học trò của mình.Từ đó hướng dẫn ôn tập kiến thức khi ở nhà Đồng thời gợi mở về buổi học saubằng nhiều cách khác nhau như giới thiệu sơ về bài học kế tiếp, đưa ra một sốcâu hỏi để các em tự nghiên cứu trước ở nhà…

Trang 10

Thứ hai, giáo viên nắm vững quy trình dạy học bằng sơ đồ tư duy

Dạy học bằng sơ đồ tư duy có thể tổ chức theo hình thức cá nhân hoặc nhóm Tôi đã xây dựng quy trình này thành các hoạt động sau đây:

Hoạt động 1 Phát hiện vấn đề (thông qua tìm hiểu yêu cầu hoạt động)Hoạt động 2 Tổ chức thảo luận nhóm/cá nhân, lập sơ đồ tư duy

Hoạt động 3 Đại diện các nhóm/cá nhân báo cáo, thuyết trình

Hoạt động 4 Các nhóm nhận xét, phản biện, bổ sung Giáo viên góp ý và

cùng học sinh chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học.

Hoạt động 5 Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm, tuyên

dương những nhóm có thành tích tốt, chốt kiến thức bài học.

Như vậy, kết quả bài học được xây dựng bởi chính hoạt động của họcsinh Từ việc chuẩn bị các điều kiện thực hiện hoạt động, lên ý tưởng, thiết kế vàtrình bày kết quả, các em là người trực tiếp tham gia, trực tiếp đánh giá và trựctiếp chiếm lĩnh kiến thức qua hoạt động của bản thân/đội/nhóm.

Thứ ba, hướng dẫn học sinh “nhận diện” sơ đồ tư duy

Để tiết học Tiếng Việt bằng sơ đồ tư duy đạt hiệu quả, trước tiên tôi đã tựthiết kế một số sơ đồ tư duy bằng việc vẽ trên máy tính, trên bảng lớp hoặc bảngphụ Sau đó tôi giới thiệu cho học sinh làm quen và “nhận diện”.

Tổ chức cho học sinh tập “ Đọc hiểu” sơ đồ tư duy, làm sao để nhìn vàosơ đồ, học sinh có thể trình bày được nội dung bài học hay chủ đề.

Thứ tư, hướng dẫn học sinh quy trình vẽ sơ đồ tư duy

Cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ trên giấy, bìa cứng hoặc bảng phụ.Trước tiên tôi chọn tên một chủ đề hoặc một hình ảnh của chủ đề chính cho vàovị trí trung tâm để cho học sinh có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào các nhánh“con” theo cách hiểu của học sinh Tôi đã cụ thể hóa quy trình này thành 4 bướcđể học sinh dễ dàng thực hiện

Bước 1 Xác định chủ đề/ý chính/từ khóa cho sơ đồ

Chọn từ trung tâm (hay từ khóa) là tên của một bài, chủ đề hay nội dungkiến thức cần khai thác Bước này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định đếnhiệu quả của quá trình vẽ sơ đồ nên yêu cầu người vẽ phải xác định đúng.

Bước 2 Vẽ các nhánh cấp 1

Sau khi đã xác định được chủ đề chính/ý chính, hãy cho chúng vào tờ giấy trên bảng hoặc trên màn hình ở vị trí trung tâm, vẽ thêm các nhánh xuất phát từ chủ đề trung tâm nối đến các ý phụ của phân nhánh.

Số lượng nhánh sẽ tùy thuộc vào nội dung bài và lưu ý sử dụng những từ ngắn gọn, súc tích, tập trung, đúng trọng tâm.

Bước 3 Vẽ nhánh cấp 2, cấp 3

Từ các nhánh phụ cấp 1 hãy tiếp tục triển khai các nhánh phụ cấp 2, cấp3, bổ sung nội dung thông tin cho đến khi đầy đủ Các ý phụ đều có nội dunghướng đến chủ đề chính, bổ sung cho chủ đề chính của sơ đồ.

Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trungtâm thì ý càng cụ thể, chi tiết Có thể nói, sơ đồ tư duy là một bức tranh tổng thể,một mạng lưới tổ chức, liên kết khá chặt chẽ theo cấp độ để thể hiện một nộidung, một đơn vị kiến thức nào đó.

Trang 11

Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ (Tô màu, kết hợp hình ảnh minh họa)

Để sơ đồ trở nên rõ ràng, sinh động và ghi nhớ dễ hơn, các em cần tô màucho các nhánh Đối với chủ đề chính/ý chính sẽ tô đậm nhất, các nhánh cấp 1 tôđậm hơn các nhánh cấp 2, cấp 3 và sử dụng màu sắc khác nhau để dễ phân biệt.Bên cạnh đó, để cho trí tưởng tượng của học sinh được phát huy, tôi khuyếnkhích học sinh chủ động sáng tạo thêm nhiều hình ảnh, giúp các ý quan trọngthêm nổi bật cũng như giúp kiến thức lưu vào trí nhớ của học sinh tốt hơn Cáchvẽ sơ đồ tư duy ban đầu sẽ có cảm giác phức tạp và mất thời gian vì vừa phảitìm từ khoá, vừa mất thời gian vẽ nhưng sơ đồ tư duy hoàn chỉnh vừa là một bứctranh về những ý nghĩ của học sinh, vừa là một bản tóm tắt nội dung chủ đề hoặcbài học.

Một sơ đồ tư duy tốt cần có sự kết hợp hài hòa giữa phần chữ, màu sắcvà phần hình Không nên để quá nhiều chữ sẽ khiến sơ đồ bị rối nhưng cũngkhông nên lạm dụng hình ảnh vì có thể sẽ làm nội dung trở nên rườm rà, thiếuchi tiết.

Khi hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy, ban đầu có thể học sinh vẽchưa chính xác, đi lệch hướng Tôi luôn cho học sinh tự thảo luận, tự vẽ, viếtra, sau đó để cả lớp nhận xét, chỉnh sửa Nếu làm sai, được góp ý, chỉnh sửa thìsau này các em sẽ nhớ rất lâu Giáo viên không nên xây dựng sơ đồ sẵn rồigiảng cho học sinh công nhận, điều này mang tính hình thức, áp đặt, thiếu hiệuquả.

Trong 4 bước trên, tôi đặc biệt lưu ý khi thực hiện bước 1, bởi vì xác địnhđược nội dung chính của chủ đề sẽ quyết định thành công của sơ đồ.

Thứ năm, lựa chọn sơ đồ tư duy phù hợp

* Lựa chọn Sơ đồ tư duy phù hợp với lứa tuổi học sinh Lớp 3

Hiện nay, sơ đồ tư duy được tạo nên bởi nhiều ý tưởng để có thể diễn giảimột cách dễ hiểu, dễ nhớ Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhữngmẫu sơ đồ càng thêm đa dạng Tuy nhiên, với học sinh lớp 3, các em cũng cònkhá nhỏ, tư duy của các em còn hạn chế nên việc sử dụng những sơ đồ phức tạpsẽ không hiệu quả Vì vậy tôi đã nghiên cứu và chọn lọc ra một số mẫu sơ đồđơn giản, phù hợp với lứa tuổi Cụ thể như sau:

Sơ đồ tư duy hình cây: Sơ đồ tư duy hình cây là sơ đồ khá đơn giản, được

thể hiện giống như một cái cây với nhiều nhánh nội dung nhỏ Theo đó, chủ đềchính sẽ được đặt ở phần trên cùng của cây, bên dưới sẽ là các chủ đề phụ và cácý tưởng, các thông tin liên

quan Sơ đồ tư duy hìnhcây được đánh giá là rấtphù hợp để phân loại vàsắp xếp thông tin Đây làphương pháp sắp xếp vàtrình bày thông tin một cáctrực quan nhất Từ đó pháthuy được khả năng ghi

Sơ đồ tư duy hình tròn: Sơ đồ tư duy hình tròn là sơ đồđược thể hiện với một hình tròn lớn

Trang 12

Mẫu sơ đồ tư duy hình tròn

bao quanh một hình tròn nhỏ bêntrong Chủ đề chính sẽ được thể hiệntrong vòng tròn nhỏ chính giữa, các ýkiến bổ trợ sẽ được diễn giải ở trongvòng tròn lớn để làm rõ hơn cho chủđề chính.

Sơ đồ tư duy hình cầu:

Sơ đồ tư duy dạng cầu cũng là mộttrong những sơ đồ tư duy đẹp được thểhiện với một hình lớn ở giữa để thể hiệnchủ đề chính Xung quanh là các chủ đềphụ mà bạn có thể tự do sáng tạo theo ýthích Sơ đồ hình cầu thể hiện nhữngthành phần tương đồng, những điểm

Sơ đồ tư duy dấu ngoặc:

Mẫu sơ đồ tư duy dấu ngoặc

Sơ đồ tư duy dấu ngoặc là sơđồ hình cây theo hàng ngang để liệtkê toàn bộ các thành phần Men theocác dấu ngoặc là các chủ đề phụ bổtrợ cho chủ đề chính Sơ đồ tư duydạng dấu ngoặc thường dùng để tổnghợp thông tin, sắp xếp các ý một cáchkhoa học.

Sơ đồ tư duy bong bóng:

Sơ đồ tư duy bong bóng là dạng sơđồ gồm một hình tròn nằm ở trung tâm thểhiện chủ đề chính, liên kết với nó sẽ lànhững bong bóng tròn nhỏ nằm ở xungquanh để thể hiện những chủ đề phụ.Người xem có thể dễ dàng nhận ra các mốiliên hệ giữa các thông tin nhỏ với chủ đề

Sơ đồ tư duy đám mây:

Sơ đồ tư duy đám mây là cách thểhiện sáng tạo, mang tính tư duy nhưngđồng thời cũng mang tính thẩm mĩ cao.Với chủ đề chính/ từ khóa là đám mây lớn,xung quanh là các đám mây nhỏ thể hiệncác ý phụ được phát triển từ chủ đề chính.Nhìn vào sơ đồ, người đọc dễ dàng nhận

Trang 13

Sơ đồ tư duy dạng bóng đèn:

Mẫu sơ đồ tư duy bóng đèn

Hình ảnh bóng đèn với nhữngtia ánh sáng được phát ra, tượngtrưng cho nguồn tri thức vô tận màcon người luôn khát khao khám phá.Sơ đồ tư duy dạng bóng đèn là mộtcách thể hiện sáng tạo và độc đáo,kích thích sự tò mò khám phá Chủđề chính được đặt trong bóng đèn,xung quanh là các ý phụ được pháttriển từ chủ đề chính.

* Lựa chọn Sơ đồ tư duy phù hợp với chủ đề/nội dung/dạng bài

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội khi dạy học Tiếng Việt 3 bằng sơ đồ tưduy thì việc vẽ ra một sơ đồ cụ thể và chi tiết sẽ đòi hỏi người học phải mấtnhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu thông tin, tìm ra những ý chính - ý phụđể trình bày lại dưới dạng sơ đồ Trong quá trình vẽ sơ đồ, người học sẽ phảivận dụng nhiều hình vẽ, ký hiệu để biểu đạt kiến thức Vì sơ đồ tư duy do bảnthân người học tự thiết kế, nên người vẽ sẽ dễ dàng hiểu và nắm rõ kiến thức.Nhưng đối với những người không trực tiếp vẽ sơ đồ thì rất khó để hiểu đượcnhững từ khóa, ký tự, đường biểu diễn… Sử dụng sơ đồ tư duy không phải lúcnào cũng mang lại hiệu quả cao và không phải ai cũng dễ dàng tiếp thu kiến thứcthông qua sơ đồ Vì vậy, giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài, những nội dung kiếnthức nào phù hợp, đem lại hiệu quả cao thì mới tổ chức hoạt động cho học sinh.

Thứ sáu, phát huy tính tích cực của học sinh

Những tuần đầu năm học, khi tổ chức cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy, tôithường trực tiếp làm người hướng dẫn, các em thực hành Song với mục đích tạora sự mạnh dạn, chủ động, phát huy tính tích cực của học sinh, tôi dần thay thếvai trò người hướng dẫn sang người theo dõi hoạt động, các em làm chủ hoạtđộng Lúc đầu, các em gặp không ít khó khăn như: trong nhóm chưa thống nhấtchọn từ khóa, các nhánh, dạng sơ đồ… nên thường xuyên bị gián đoạn và cần sựhỗ trợ từ giáo viên Đến tuần học thứ 6, các em đã có thể mạnh dạn đứng ra thựchành Đến tuần học thứ 10 các em đã thuần thục kĩ năng và tạo ra được nhiều sơđồ đẹp, sáng tạo Sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động củahọc sinh thấy rõ Tất cả các em đều hào hứng và tham gia học tập rất tích cực.

Học sinh tích cực tham gia hoạt động nhóm

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:12

Xem thêm:

w