Budd 2004 chỉ ra rằngsinh viên với cách học "chủ động" thích sử dụng sơ đồ tư duy hơn, trong khi các sinhviên theo cách"thụ động" lại thích nghe giảng hơn.Về phương pháp học tập của sinh
Trang 1BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Năm học: 2015-2016
ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
Mã số: CT2016-01-01
Trang 2BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Năm học: 2015-2016
Tên đề tài: ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
Mã số: CT2016-01-01
Đơn vị quản lý đề tài: Trường Đại học Lao động – Xã hội
Đơn vị thực hiện đề tài: Khoa Kế toán
BAN CHỦ NHIỆM
1 TS Lê Thị Tú Oanh – Chủ nhiệm
2 TS Tô Thị Ngọc Lan – Thư ký
3 ThS Trần Anh Quang – Thành viên
4 ThS Cao Mai Quỳnh – Thành viên
5 ThS Nguyễn Thị Linh – Thành viên
6 Sinh viên Trần Thị Hồng Thu – Thành viên
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ 1
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 12
1.1 Các khái niệm phương pháp học tập, ứng dụng sơ đồ tư duy và kết quả học tập .12
1.1.1 Khái niệm phương pháp học tập 12
1.1.2 Khái niệm SĐTD, lịch sử hình thành, ứng dụng SĐTD và kết quả học tập 14
1.2 Phương pháp thiết kế sơ đồ tư duy 18
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập 20
1.3.1 Nhân tố bên trong 20
1.3.2 Nhân tố bên ngoài 21
1.4 Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập 22
1.4.1 Phương pháp học tập 23
1.4.2 Ứng dụng sơ đồ tư duy 25
1.5 Kinh nghiệm của các khoa/ trường về ứng dụng SĐTD trong học tập của sinh viên 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI 34
2.1 Khái quát về tổ chức quá trình đào tạo của Trường Đại học Lao động - Xã hội 34
2.2 Thực trạng phương pháp học tập và ứng dụng SĐTD trong học tập của sinh viên 37
2.2.1 Nghiên cứu thực nghiệm 38
2.2.3 Nghiên cứu định lượng 44
Trang 42.3.1 Mức độ sử dụng SĐTD ảnh hưởng tới thời gian học của sinh viên 51
2.3.2 Mức độ sử dụng SĐTD ảnh hưởng tới ghi nhớ kiến thức của sinh viên 53
2.3.3 Mức độ sử dụng SĐTD ảnh hưởng tới xếp loại học tập của sinh viên 54
2.4 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng SĐTD trong học tập của sinh viên 55
2.4.1 Phân tích nhân tố khám phá 56
2.4.2 Phân tích đánh giá độ tin cậy 59
2.4.3 Phân tích so sánh nhóm 61
2.4.4 Phân tích hồi quy đa biến 64
2.5 Đánh giá chung 66
2.5.1 Kết quả đạt được 66
2.5.2 Tồn tại và nguyên nhân 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72
CHƯƠNG 3 73
GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG 73
ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 73
3.1 Định hướng phát triển về phương pháp học tập của Trường Đại học Lao động - Xã hội 73
3.2 Các giải pháp ứng dụng SĐTD để nâng cao kết quả học tập của sinh viên76 3.2.1 Giải pháp đối với sinh viên trong đổi mới phương pháp học tập 76
3.2.2 Giải pháp đối với giảng viên trong đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá 84
3.2.3 Giải pháp đối với bộ môn trong sinh hoạt chuyên môn về trao đổi kinh nghiệm giảng dạy 86
3.2.4 Giải pháp đối với nhà trường trong bồi dưỡng và định hướng phương pháp đào tạo 86
3.3 Điều kiện và lộ trình thực hiện các giải pháp 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 5DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Hình ảnh mẫu của sơ đồ tư duy 16
Hình 1.2 Minh họa thiết kế một sơ đồ tư duy 20
Hình 2.1 Điểm trung bình của hai lớp thực nghiệm 38
Hình 2.2 Đồ thị so sánh điểm thành phần của hai lớp thực nghiệm 39
Hình 2.3 Đối tượng khảo sát theo giới tính 45
Hình 2.4 Đối tượng khảo sát theo khóa học 45
Hình 2.5 Đối tượng khảo sát theo khoa chuyên ngành 46
Hình 2.6 So sánh thực trạng có sử dụng SĐTD theo khoa 51
Hình 2.7 So sánh việc sử dụng SĐTD ảnh hưởng tới thời gian học 52
Hình 2.8 So sánh việc sử dụng SĐTD ảnh hưởng tới ghi nhớ kiến thức 53
Hình 2.9 So sánh việc sử dụng SĐTD ảnh hưởng tới xếp loại học tập 55
Hình 3.1 Lập kế hoạch học tập học kỳ 1 bằng sơ đồ tư duy 78
Hình 3.3 Thuyết trình Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ (Kỹ năng giao tiếp) 80
Hình 3.4 Đọc tài liệu về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi (Luật) 81
Hình 3.5 Tự học Kiểm soát chu trình tiền lương (Kiểm soát nội bộ) 82
Hình 3.6 Học nhóm về cách sử dụng trạng từ trong Tiếng Anh 83
Hình 3.7 Làm đề cương ôn tập cuối kỳ (Kế toán quốc tế) 84
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Điểm thành phần giữa hai lớp thực nghiệm 43
Bảng 2.3 Thống kê phỏng vấn sinh viên điểm thấp 45
Bảng 2.4 Thống kê phỏng vấn sinh viên điểm cao 46
Bảng 2.5 Mức độ thường xuyên thực hiện các phương pháp học tập 51
truyền thống của sinh viên 51
Bảng 2.6 Mức độ cần thiết thực hiện các phương pháp học tập 52
truyền thống của sinh viên 52
Bảng 2.7 Mức độ thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy 54
trong học tập của sinh viên 54
Bảng 2.8 So sánh thực trạng có sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập theo khoa.55 Bảng 2.9 Mức độ sử dụng sơ đồ tư duy ảnh hưởng tới thời gian học 56
Bảng 2.10 Việc sử dụng sơ đồ tư duy ảnh hưởng tới ghi nhớ kiến thức 57
Bảng 2.11 Thực trạng sử dụng sơ đồ tư duy ảnh hưởng tới xếp loại học tập 59
Bảng 2.12 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett lần thứ nhất 62
Bảng 2.13 Kết quả phân tích nhân tố lần thứ nhất 62
Bảng 2.14 Kết quả phân tích nhân tố lần thứ hai 63
Bảng 2.15 Bảng phân tích đánh giá độ tin cậy nhóm nhân tố tính hữu ích 65
Bảng 2.16 Bảng thống kê về các biến quan sát nhóm nhân tố tính hữu ích 66
Bảng 2.17 Bảng phân tích đánh giá độ tin cậy 67
nhóm nhân tố ảnh hưởng môi trường 67
Bảng 2.18 Bảng thống kê về các biến quan sát nhóm 67
nhân tố ảnh hưởng môi trường 67
Bảng 2.19 Thống kê mô tả biến ứng dụng sơ đồ tư duy 67
Bảng 2.20 Kết quả so sánh nhóm theo giới tính 68
Bảng 2.21 Kết quả so sánh nhóm theo khóa học 69
Bảng 2.22 Kết quả so sánh nhóm theo chuyên ngành 71
Bảng 2.23 Mô hình của phân tích hồi quy đa biến 71
Bảng 2.24 Kết quả phân tích hồi quy đa biến-Coefficients 72
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
LĐXH Đại học Lao động - Xã hội
Trang 8TÓM TẮT ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ Tên đề tài: Ứng dụng sơ đồ tư duy nâng cao kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Lao động – Xã hội
Thành viên nghiên cứu:
1 TS Lê Thị Tú Oanh - Chủ nhiệm
2 TS Tô Thị Ngọc Lan - Thư ký
3. Th.s Trần Anh Quang- Thành viên
4. Th.s Cao Mai Quỳnh - Thành viên
5. Th.s Nguyễn Thị Linh - Thành viên
6 Sinh viên Trần Thị Hồng Thu - Thành viên
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đổi mới phương pháp dạy và học luôn là mối quan tâm của các trường học, đặc biệt
là đối với các trường đại học bởi sản phẩm đào tạo của trường đại học nhằm cung cấpnguồn lao động cho xã hội Trường Đại học Lao động Xã hội (LĐXH) cũng không nằmngoài xu hướng đó Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tính chủ độngcủa sinh viên trong học tập cũng là định hướng của nhà trường nhằm nâng cao chất lượngđào tạo
Sơ đồ tư duy trong học tập được xem là cách thể hiện nội dung của bài học kết hợp từngữ, hình ảnh từ tổng thể đến chi tiết thông qua các đường liên kết giúp cho bài học dễnhớ và dễ hiểu hơn Ngoài ra, cách tiếp cận này còn kích thích tính sáng tạo của ngườihọc Hiện nay, sơ đồ tư duy đang được vận dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trongcác lĩnh vực kinh tế-xã hội, đặc biệt là giáo dục Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tậpđang được đánh giá là phương pháp hiệu quả và phù hợp với xu hướng quốc tế Đối vớisinh viên, khi khối lượng kiến thức nhiều và đa dạng, việc nắm bắt vấn đề một cách hệthống là rất cần thiết Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng học tập theo sơ đồ tưduy thì kết quả tốt hơn Trong nghiên cứu của mình, Frase và Schwarzt (1975) đã chothấy ghi chú kiến thức theo sơ đồ tư duy sẽ giúp việc ghi nhớ nhanh và lâu hơn Nghiên
Trang 9cứu cũng gợi ý cách học chủ động của người học thông qua học nhóm sẽ giúp xử lýthông tin hiệu quả hơn Mento và cộng sự (1999) đã đánh giá học viên qua bài thuyếttrình nội dung theo sơ đồ tư duy và kết quả cho thấy rằng học viên tự tin và làm chủ kiếnthức trong bài thuyết trình tốt hơn từ việc sử dụng sơ đồ tư duy Budd (2004) chỉ ra rằngsinh viên với cách học "chủ động" thích sử dụng sơ đồ tư duy hơn, trong khi các sinhviên theo cách"thụ động" lại thích nghe giảng hơn.
Về phương pháp học tập của sinh viên Trường Đại học LĐXH, từ trước tới nay, sinhviên còn gắn với việc học thụ động thông qua việc ghi chép bài giảng bằng kí tự, gạchđầu dòng tóm ý Cách học này làm giảm tính sáng tạo và chưa sử dụng tối đa khả năngcủa bộ não Với khối lượng kiến thức lớn cho các học phần cơ bản và chuyên ngành, việchọc tập chăm chỉ chưa phải là giải pháp tối ưu mà cần hướng tới học như thế nào, dùngcho công việc gì Thêm vào đó, đối với sinh viên năm thứ nhất, việc thay đổi môi trườnghọc tập cùng với thói quen học ở phổ thông chắc chắn sẽ là hạn chế trong việc tiếp cậnkiến thức ở bậc đại học Do vậy, rất cần thiết để hướng dẫn các em có phương pháp họctập phù hợp, nhớ khối lượng kiến thức nhiều hơn đồng thời kích thích sự sáng tạo, chủđộng nhằm đem lại hiệu quả cao trong học tập Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tậpchính là việc tóm tắt, hệ thống kiến thức bằng “nhánh cây” nhằm giúp người học có thểghi nhớ kiến thức một cách nhanh chóng, khoa học, tạo sự say mê hứng thú và khai tháctiền năng vô tận của bộ não
Xuất phát từ tính hữu ích của sơ đồ tư duy đối với việc học tập của sinh viên và định
hướng đào tạo của Trường Đại học LĐXH, đề tài “Ứng dụng sơ đồ tư duy nâng cao kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Lao động – Xã hội” là rất cần thiết để
nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm đạt được một số mục tiêu nghiên cứu:
- Thực trạng về phương pháp học tập và việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tậpcủa sinh viên Trường Đại học LĐXH;
- Các những nhân tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập củasinh viên Trường Đại học LĐXH;
- Đề xuất các giải pháp nhằm ứng dụng sơ đồ tư duy để nâng cao kết quả học tậpcủa sinh viên Trường Đại học LĐXH;
Trang 10Với các mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu của đề tài là:
Thực trạng về phương pháp học tập và việc ứng dụng sơ đồ tư duy tronghọc tập của sinh viên Trường Đại học LĐXH như thế nào?
Những nhân tố nào ảnh hưởng tới việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong họctập của sinh viên Trường Đại học LĐXH?
Những giải pháp nhằm ứng dụng sơ đồ tư duy để nâng cao kết quả họctập của sinh viên Trường Đại học LĐXH?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu được xác định là: Phương pháp học tập và việc ứng dụng sơ
đồ tư duy trong học tập của sinh viên, Trường Đại học LĐXH
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Phạm vi đối tượng: Sinh viên đại học các khóa 9, 10, 11 Trường Đại họcLĐXH
Phạm vi không gian: Các lớp đại học đang học tại cơ sở 43 Trần DuyHưng, Trường Đại học LĐXH
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng nhằm đánh giá vềthực trạng phương pháp học tập của sinh viên, việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong họctập và nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng sơ đồ tư duy của sinh viên
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, áp dụng cho 2lớp học sinh viên năm thứ 3 của khoa Kế toán có vận dụng sơ đồ tư duy trong họctập và nhóm không sử dụng sơ đồ tư duy; từ đó xây dựng các bài kiểm tra để đánhgiá, so sánh kết quả học tập giữa 2 lớp
5 Nội dung chính của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kếtcấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về phương pháp học tập và ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập của sinh viên
Trong chương 1, đề tài làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về phương pháp học tập vàứng dụng SĐTD trong học tập của sinh viên như các khái niệm cơ bản về phương pháp
Trang 11học tập, SĐTD, phương pháp thiết kế SĐTD, nhân tố ảnh hưởng và ứng dụng SĐTDtrong học tập Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra kinh nghiệm ứng dụng SĐTD trong họctập và giảng dạy của một số Trường đại học ở Việt Nam như Đại học Khoa học (Đạihọc Thái Nguyên), Đại học Sư phạm TP HCM, Đại học Đồng Tháp Từ đó, đề tài đã rút
ra các bài học kinh nghiệm cho Trường Đại học LĐXH trong việc ứng dụng SĐTDtrong học tập và giảng dạy nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên
Chương 2: Thực trạng về phương pháp học tập và ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập của sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội
Qua khảo sát thực trạng, thực hiện nghiên cứu theo phương pháp thực nghiệm,phỏng vấn sâu và phân tích định lượng, chương 2 đã làm rõ về phương pháp học tập vàứng dụng SĐTD trong học tập của sinh viên Trường Đại học LĐXH với các kết quả cơbản:
(1) Tìm hiểu phương pháp học tập truyền thống sinh viên đang thực hiện: phươngpháp ghi chép bài được sinh viên thực hiện nhiều nhất, 25,7% sinh viên thường xuyênthực hiện, 52,81% đạt mức có ghi chép Làm đề cương ôn tập, đọc thêm tài liệu và tựhọc được 22,35% đến 24,08% sinh viên áp dụng thường xuyên Sinh viên đều nhậnthức được tầm quan trọng trong sử dụng các phương pháp học tập truyền thống, nhất làlập kế hoạch học tập và đọc tài liệu được sinh viên đánh giá cao nhất, (giá trị trung bình3,95), tiếp đến là tự học và ghi chép bài (giá trị trung bình 3,89 đến 3,91) Bên cạnh cácsinh viên tích cực học tập, một bộ phận sinh viên còn chưa chú trọng các phương pháphọc tập cơ bản như tự đọc tài liệu (5,4%), lập kế hoạch học tập (3,24%), không ghi chépbài (3,24%) Một số sinh viên cho rằng các phương pháp học tập chưa thực sự cần thiếtnhư phương pháp học nhóm (7,34%), thuyết trình (5,62%)…
(2) Thống kê về việc sử dụng SĐTD trong học tập hiện tại của sinh viên: sinh viên sửdụng SĐTD trong ghi chép bài (giá trị trung bình 3,76) và làm đề cương ôn tập (3,73)thường xuyên nhất Các phương pháp đọc tài liệu, học nhóm và thuyết trình được sửdụng SĐTD ít hơn cả Xét theo các khoa chuyên ngành, việc sử dụng SĐTD trong họctập của sinh viên là khác nhau Sinh viên khoa Công tác xã hội sử dụng nhiều nhất (giátrị trung bình 3,83), tiếp đến Quản lý lao động (giá trị trung bình là 3,76) Sinh viênkhoa Bảo hiểm và Kế toán có mức độ sử dụng thấp hơn và tương đương nhau Sinh
Trang 12viên khoa Quản trị Kinh doanh sử dụng SĐTD ít nhất (giá trị trung bình là 3,60) Cùngvới các ưu điểm trên, một số tồn tại như sinh viên thường xuyên sử dụng phương pháphọc tập truyền thống nhiều hơn so với sử dụng SĐTD, một số sinh viên còn chưa quenvới SĐTD trong học tập, tỷ lệ không tán thành trong học nhóm là cao nhất (2,92% rấtkhông đồng ý; 7,99% không đồng ý) Một số khoa chuyên ngành sinh viên sử dụngSĐTD chưa nhiều như khoa Quản lý lao động, Kế toán, Bảo hiểm.
(3) Thực nghiệm, phỏng vấn và định lượng làm rõ tính hữu ích của SĐTD đối vớikết quả học tập của sinh viên:
- Nghiên cứu thực nghiệm: SĐTD giúp sinh viên nắm kiến thức nhanh, ghi nhớ tốt
và kết quả học tập cao hơn Cùng khoảng thời gian nghe giảng và đánh giá, lớp ứngdụng SĐTD có kết quả cao hơn so với lớp không ứng dụng SĐTD về điểm trung bình(7,2 so với 6,85), số điểm giỏi (gấp 2,43 lần), số điểm trên trung bình và kết quả ít hơn
về số điểm kém (điểm trên trung bình cao hơn 7 người và điểm dưới trung bình ít hơn 3người)
- Phỏng vấn sâu: Sinh viên sử dụng SĐTD trong bài đánh giá hoặc đã sử dụngthường xuyên đạt kết quả cao hơn Các sinh viên bị điểm kém đều chưa từng hoặc ít khi
sử dụng SĐTD trong học tập còn các sinh viên đạt điểm cao đã được tiếp cận, học theoSĐTD hoặc đã áp dụng cách viết và ghi nhớ theo SĐTD thường xuyên Các sinh viênđều thấy thích thú và đề xuất được giảng viên giới thiệu và dạy theo SĐTD, nhất làphần lý thuyết
- Phân tích thống kê định lượng: Kết quả chỉ ra mức độ sử dụng SĐTD trong họctập tỷ lệ thuận với mức độ ghi nhớ kiến thức và xếp loại học tập của sinh viên Sinhviên ghi nhớ kiến thức trên 50% có mức độ sử dụng SĐTD thường xuyên nhất (giá trịtrung bình 4,04) Sinh viên xếp loại xuất sắc có mức độ sử dụng SĐTD cao nhất (giá trịtrung bình 4,26), tiếp đến là sinh viên xếp loại giỏi (giá trị trung bình 3,97) và loại khá(giá trị trung bình 3,71)
(4) Chỉ ra nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến ý định sử dụng SĐTD trong học tập củasinh viên:
Nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng SĐTD trong học tập của sinh viên gồmnhóm nhân tố tính hữu dụng (bao gồm hữu ích và dễ sử dụng) và ảnh hưởng của môi
Trang 13trường Hai nhóm này đều có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê với ý định sửdụng SĐTD trong học tập của sinh viên Mối liên hệ được thể hiện qua phương trình:
U_d_s_d = 1,606 + 0,407 * t_h_d + 0,148 * a_h_m_t
Theo đó, mỗi sự thay đổi của tính hữu dụng sẽ làm tăng ý định sử dụng SĐTD củasinh viên lên 0,407 lần; mỗi sự thay đổi tích cực của thầy cô và bạn bè trong việc sửdụng SĐTD sẽ thúc đẩy việc sử dụng SĐTD của sinh viên lên 0,148 lần Nghiên cứucũng cho thấy xét theo giới tính, không có sự khác biệt giữa sinh viên nam và nữ trongviệc ứng dụng SĐTD nhưng xét theo chuyên ngành, có sự khác biệt đáng kể giữa cácsinh viên chuyên ngành khác nhau Ngoài ra, xét theo khóa học, việc ứng dụng SĐTD
đã có khác biệt đáng kể giữa sinh viên năm thứ 2 và thứ 4 còn chưa đủ cơ sở kết luận về
sự khác biệt giữa sinh viên năm thứ 2 và thứ 3; thứ 3 và thứ 4
Qua kết quả nghiên cứu, SĐTD có những ưu điểm nổi trội so với các phương pháphọc truyền thống như: Cung cấp bức tranh tổng thể của bài học; Tổ chức phân loại suynghĩ của sinh viên, không bỏ sót ý tưởng; Giúp sinh viên ghi nhớ bài học tốt hơn, tạohứng thú hơn trong học tập; Kích thích khả năng sáng tạo của sinh viên, tạo sự linh hoạttrong thay đổi, bổ sung các ý liên quan; Sử dụng rộng rãi, dễ dàng trong các lĩnh vựchọc tập; Hữu ích trong truyền đạt nội dung học tập, trình bày lại vấn đề trong tài liệu.Với các ưu điểm này, SĐTD có thể sử dụng trong dạy học kiến thức mới, củng cố kiếnthức sau mỗi nội dung học, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức học phần, lập kế hoạch họctập…
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phương pháp học tập truyền thống còn thể hiệncác tồn tại: Chưa phát huy tính sáng tạo của sinh viên; Làm sinh viên cảm thấy nhàmchán, không hứng thú trong việc học tập; Sinh viên phải dành nhiều thời gian tự học, tựnghiên cứu trước khi lên lớp; Sinh viên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi cho các kỳ thi dophương pháp học chưa khoa học; Kết quả học tập của sinh viên không cao theo phươngpháo truyền thống (nghiên cứu thực nghiệm cho thấy sinh viên lớp không giảng và ghinhớ theo SĐTD đạt điểm trung bình thấp hơn 0,35 điểm; nghiên cứu định lượng chỉ ramối liên hệ giữa xếp loại xuất sắc và giỏi có mức độ sử dụng SĐTD thường xuyên hơncác sinh viên còn lại)
Nguyên nhân:
Trang 14Về phía sinh viên, sinh viên chưa quen với cách học theo SĐTD; môi trường học tập
của sinh viên ít chịu ảnh hưởng theo cách học bằng SĐTD; sinh viên chưa nhận thứcđầy đủ tính hữu ích của SĐTD trong học tập; sinh viên chưa biết cách sử dụng SĐTD
Về phía giảng viên, áp dụng nhiều phương pháp dạy học truyền thống, thụ động như
thuyết trình, truyền thụ tri thức một chiều; ngại đổi mới phương pháp dạy học; cáchthiết kế bài giảng slide còn chưa sáng tạo
Về phía nhà trường, Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ học tập còn thiếu (hệ thống tài
liệu thư viện, máy tính…); chưa tổ chức nhiều hội thảo, cuộc họp về việc xây dựngphương pháp học tập, giảng dạy hiệu quả cho giảng viên và sinh viên; Chính sáchkhuyến khích và khen thưởng đối với sinh viên đạt thành tích cao trong học tập chưathực sự thu hút, khích lệ sinh viên trong việc học tập và rèn luyện
Kết quả nghiên cứu thực trạng và phân tích nhân tố là cơ sở quan trọng cho các đềxuất về ứng dụng SĐTD nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên Trường Đại họcLĐXH
Chương 3: Giải pháp nhằm ứng dụng sơ đồ tư duy để nâng cao kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội.
Để thúc đẩy việc ứng dụng SĐTD trong giảng dạy và học tập nhằm nâng cao kết quảhọc tập cho sinh viên, chúng tôi đã đề xuất ra 4 nhóm giải pháp:
(1) Giải pháp đối với sinh viên trong đổi mới phương pháp học tập truyền thống: Tìmhiểu về tính hữu ích và cách sử dụng SĐTD nhằm sử dụng hiệu quả trong học tập Ứngdụng SĐTD trong từng phương pháp cụ thể như ghi chép, tự học, đọc tài liệu, học nhóm,thuyết trình, lập kế hoạch học tập, đề cương học phần ; Rèn luyện kỹ năng sử dụngSĐTD trong hoạt động và công việc hàng ngày; Tích cực tương tác với thầy cô và bạn bètrong quá trình học trên lớp theo cách học SĐTD; Chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp họctheo SĐTD với bạn bè
(2) Giải pháp đối với giảng viên trong đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánhgiá: Giảng viên cần tìm hiểu về tính hữu ích và cách sử dụng SĐTD; Chia sẻ, trang bịcho sinh viên về tính hữu ích và cách sử dụng SĐTD; Sử dụng SĐTD trong giảng dạyđược thể hiện qua các bước lập kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị bài giảng, chuẩn bị tài liệu
và bài tập cho sinh viên, giảng dạy trên lớp kết hợp các phương pháp dạy học, đánh giásinh viên
Trang 15(3) Giải pháp đối với bộ môn trong sinh hoạt chuyên môn về trao đổi kinh nghiệmgiảng dạy: Tổ chức các buổi họp bộ môn, họp nhóm thảo luận về giảng dạy tích cực nóichung và SĐTD nói riêng để mọi giảng viên trong bộ môn quen dần với cách dạy mới
và vận dụng vào việc dạy học trên lớp; Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy bằng cácphương pháp giảng dạy tích cực nói chung và SĐTD nói riêng; Hướng dẫn sử dụngphần mềm Mindmap để thiết kế bài giảng; Tổ chức dự giờ giảng viên để các giảng viên
có điều kiện học tập, rút kinh nghiệm; Tạo dựng cơ sở dữ liệu của bộ môn cho từng bàigiảng sử dụng SĐTD
(4) Giải pháp đối với nhà trường trong bồi dưỡng và định hướng phương pháp đàotạo: Hỗ trợ trang thiết bị để việc ứng dụng SĐTD được dễ dàng hơn; Bồi dưỡng và địnhhướng phương pháp sơ đồ tư duy cho giảng viên và sinh viên; Khuyến khích giảng viêntrong đổi mới phương pháp dạy học tích cực
Chúng tôi hy vọng với các nhóm giải pháp này, hoạt động giảng dạy và học tập củasinh viên nhà trường đạt kết quả tích cực hơn
Kết luận chung
Phương pháp học tập luôn là công cụ quan trọng đối với giảng viên và sinh viêntrong Trường Đại học để truyền đạt và lĩnh hội kiến thức nhanh, hiệu quả Sử dụngSĐTD đang là một trong những phương pháp tích cực, không chỉ giúp sinh viên trongghi chép bài, thuyết trình, làm việc nhóm, tự học, đọc tài liệu… một cách hiệu quảtrong học tập mà còn rất hữu ích trong công việc hằng ngày Về học tập, SĐTD giúpsinh viên hứng thú với việc học tập, kích thích sáng tạo liên tục của sinh viên, từ đó cóthể làm kết quả học tập được cao hơn
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc ứng dụng SĐTD đối với sinh viên Trường ĐHLĐ-XH giúp sinh viên đạt kết quả học tập cao hơn Kết quả này được kiểm chứngthông qua nghiên cứu thực nghiệm giữa 2 lớp sinh viên năm thứ 3 Khoa Kế toán, phỏngvấn sâu nhóm sinh viên đạt kết quả học tập cao và thấp, phân tích định lượng so sánhkết quả học tập của các nhóm sinh viên theo xếp loại Nghiên cứu cũng đã chỉ ra nhómnhân tố ảnh hưởng tích cực đến ứng dụng SĐTD của sinh viên là tính hữu dụng (baogồm hữu ích và dễ sử dụng), ảnh hưởng của môi trường.Các nhân tố này là cơ sở chocác giải pháp tác động tới việc ứng dụng SĐTD của sinh viên
Trang 16Thông qua đề tài nghiên cứu “Ứng dụng SĐTD nâng cao kết quả học tập của sinhviên Trường Đại học Lao động – Xã hội”, nhóm tác giả mong muốn góp phần giúp sinhviên nhà trường biết đến phương pháp SĐTD và ứng dụng trong thực tiễn học tập để cóphương pháp học tập hợp phù hợp, đạt kết quả học tập cao hơn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếusót nhất định. Chúng tôi mong nhận được sự chỉ dẫn của các phòng Khoa ban chứcnăng, các nhà khoa học và đồng nghiệp để công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn/
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới phương pháp dạy và học luôn là mối quan tâm của các trường học, đặcbiệt là đối với các trường đại học bởi sản phẩm đào tạo của trường đại học nhằm cungcấp nguồn lao động cho xã hội Trường Đại học Lao động Xã hội (LĐXH) cũngkhông nằm ngoài xu hướng đó Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, phát huytính chủ động của sinh viên trong học tập cũng là định hướng của nhà trường nhằmnâng cao chất lượng đào tạo
Sơ đồ tư duy trong học tập được xem là cách thể hiện nội dung của bài học kếthợp từ ngữ, hình ảnh từ tổng thể đến chi tiết thông qua các đường liên kết giúp chobài học dễ nhớ và dễ hiểu hơn Ngoài ra, cách tiếp cận này còn kích thích tính sángtạo của người học Hiện nay, sơ đồ tư duy đang được vận dụng rộng rãi và mang lạihiệu quả cao trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, đặc biệt là giáo dục Ứng dụng sơ đồ
tư duy trong học tập đang được đánh giá là phương pháp hiệu quả và phù hợp với xuhướng quốc tế Đối với sinh viên, khi khối lượng kiến thức nhiều và đa dạng, việcnắm bắt vấn đề một cách hệ thống là rất cần thiết Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ
ra rằng học tập theo sơ đồ tư duy thì kết quả tốt hơn Trong nghiên cứu của mình,Frase và Schwarzt (1975) đã cho thấy ghi chú kiến thức theo sơ đồ tư duy sẽ giúpviệc ghi nhớ nhanh và lâu hơn Nghiên cứu cũng gợi ý cách học chủ động của ngườihọc thông qua học nhóm sẽ giúp xử lý thông tin hiệu quả hơn Mento và cộng sự(1999) đã đánh giá học viên qua bài thuyết trình nội dung theo sơ đồ tư duy và kếtquả cho thấy rằng học viên tự tin và làm chủ kiến thức trong bài thuyết trình tốt hơn
từ việc sử dụng sơ đồ tư duy Budd (2004) chỉ ra rằng sinh viên với cách học "chủđộng" thích sử dụng sơ đồ tư duy hơn, trong khi các sinh viên theo cách"thụ động" lạithích nghe giảng hơn
Về phương pháp học tập của sinh viên Trường Đại học LĐXH, từ trước tới nay,sinh viên còn gắn với việc học thụ động thông qua việc ghi chép bài giảng bằng kí tự,gạch đầu dòng tóm ý Cách học này làm giảm tính sáng tạo và chưa sử dụng tối đakhả năng của bộ não Với khối lượng kiến thức lớn cho các học phần cơ bản và
Trang 18học như thế nào, dùng cho công việc gì Thêm vào đó, đối với sinh viên năm thứnhất, việc thay đổi môi trường học tập cùng với thói quen học ở phổ thông chắc chắn
sẽ là hạn chế trong việc tiếp cận kiến thức ở bậc đại học Do vậy, rất cần thiết đểhướng dẫn các em có phương pháp học tập phù hợp, nhớ khối lượng kiến thức nhiềuhơn đồng thời kích thích sự sáng tạo, chủ động nhằm đem lại hiệu quả cao trong họctập Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập chính là việc tóm tắt, hệ thống kiến thứcbằng “nhánh cây” nhằm giúp người học có thể ghi nhớ kiến thức một cách nhanhchóng, khoa học, tạo sự say mê hứng thú và khai thác tiền năng vô tận của bộ não.Xuất phát từ tính hữu ích của sơ đồ tư duy đối với việc học tập của sinh viên và
định hướng đào tạo của Trường Đại học LĐXH, đề tài “Ứng dụng sơ đồ tư duy nâng cao kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Lao động – Xã hội” là
rất cần thiết để nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm đạt được một số mục tiêu nghiên cứu:
- Thực trạng về phương pháp học tập và việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong họctập của sinh viên Trường Đại học LĐXH;
- Các những nhân tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập củasinh viên Trường Đại học LĐXH;
- Đề xuất các giải pháp nhằm ứng dụng sơ đồ tư duy để nâng cao kết quả học tậpcủa sinh viên Trường Đại học LĐXH;
Với các mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu của đề tài là:
Thực trạng về phương pháp học tập và việc ứng dụng sơ đồ tư duytrong học tập của sinh viên Trường Đại học LĐXH như thế nào?
Những nhân tố nào ảnh hưởng tới việc ứng dụng sơ đồ tư duy tronghọc tập của sinh viên Trường Đại học LĐXH?
Những giải pháp nhằm ứng dụng sơ đồ tư duy để nâng cao kết quảhọc tập của sinh viên Trường Đại học LĐXH?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu được xác định là: Phương pháp học tập và việc ứngdụng sơ đồ tư duy trong học tập của sinh viên, Trường Đại học LĐXH
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trang 19 Phạm vi đối tượng: Sinh viên đại học các khóa 9, 10, 11 Trường Đạihọc LĐXH
Phạm vi không gian: Các lớp đại học đang học tại cơ sở 43 Trần DuyHưng, Trường Đại học LĐXH
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng nhằm đánh giá vềthực trạng phương pháp học tập của sinh viên và việc ứng dụng sơ đồ tư duy tronghọc tập
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, áp dụng cho
2 lớp học sinh viên năm thứ 3 của khoa Kế toán có vận dụng sơ đồ tư duy trong họctập và nhóm không sử dụng sơ đồ tư duy; từ đó xây dựng các bài kiểm tra để đánhgiá, so sánh kết quả học tập giữa 2 lớp Phương pháp cụ thể như sau:
4.1 Nghiên cứu thực nghiệm
Hai lớp lựa chọn thực nghiệm là 120 sinh viên kế toán năm thứ 3, lớp D9KT11(không hướng dẫn học theo sơ đồ tư duy) và lớp D9KT12 (hướng dẫn học theo sơ
đồ tư duy) trong bài giảng “Khái quát về thuế thu nhập cá nhân” của học phần Kếtoán thuế Sinh viên không được báo trước về buổi thực nghiệm Thời gian giảngviên truyền đạt: 20 phút với nội dung chính: Thu nhập chịu thuế và người nộp thuếthu nhập cá nhân Với lớp D9KT11, giảng viên thực hiện thuyết trình theo trình tự,lần lượt các vấn đề và ví dụ minh họa, giải thích Còn với lớp D9KT12, giảng viênhướng dẫn sinh viên cách ghi nhớ dạng sơ đồ tư duy hình nhánh cây Nội dung, ví
dụ và giải thích tương tự như ở lớp trước nhưng trình bày bài giảng theo sơ đồ tưduy Khi kết thúc bài giảng, giảng viên loại bỏ số sinh viên đến muộn, giữ lại 55sinh viên mỗi lớp để làm bài thu hoạch 15 phút với câu hỏi “Trình bày người nộpthuế thu nhập cá nhân và các loại thu nhập chịu thuế tương ứng?” Giảng viên chấmđiểm theo cùng thang điểm cho 2 lớp
Trang 20quả cao nhất và 5 sinh viên đạt kết quả thấp nhất Sau khi ghi chép phỏng vấn,chúng tôi thực hiện thống kê trên phần mềm excel, tìm ra những điểm tương đồngcủa từng sinh viên về phương pháp học tập hiện tại và ứng dụng sơ đồ tư duy Cáctác giả phác thảo nội dung phỏng vấn, ghi chép và thực hiện phân tích dữ liệu quacác bước:
Bước 1: Tổng hợp dữ liệu vào cùng file excel theo các câu hỏi cơ bản đã đặt
ra Các câu trả lời linh hoạt đưa riêng mục để mã hóa sau
Bước 2:
- Đọc qua toàn bộ file dữ liệu
- Đọc lại để tìm những từ hoặc cụm chìa khóa, những vấn đề chung trong cáccuộc phỏng vấn, ghép lại với nhau và gán tiêu thức phân loại (đặt tên nhóm) Cácđoạn phỏng vấn có cùng nội dung được đưa vào cùng 1 ô excel
- Đọc lại nhiều lần để rõ ý tưởng từng đoạn và thống nhất từng tiêu thức phânloại
Bước 3:
- Lọc các dữ liệu theo mã, so sánh sự xuất hiện của mã đó với các câu hỏinghiên cứu để tìm mối liên hệ giữa mã đó với việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong họctập của sinh viên
- Lặp lại nhiều lần thao tác này để tìm và xây dựng mối liên hệ giữa các nhân
tố
4.3 Nghiên cứu định lượng
Đề tài thực hiện điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi phát trực tiếp cho sinh viên cáclớp khóa 9, 10, 11 của các khoa chuyên ngành Bảng hỏi được chia thành 4 phầnchính: phương pháp học tập, kết quả học tập, đánh giá về sơ đồ tư duy và thông tinngười trả lời Thông tin của bảng hỏi được dựa trên mô hình Chấp nhận công nghệ(Technology Aceptance Model-TAM) nhằm đánh giá việc ứng dụng sơ đồ tư duytrong học tập, kế thừa thang đo của các nghiên cứu trước đây của Davis và cộng sự(1989), Venkatesh và cộng sự (2003)
Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, mô hình nghiên cứu nhân tố được chúngtôi đề xuất theo Hình 1
Trang 21Hình 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Các giả thuyết nghiên cứu đặt ra là:
Giả thuyết 1 (H1): Nhận thức được tính hữu ích của sơ đồ tư duy sẽ có ảnh
hưởng tích cực đến việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập của sinh viên
Giả thuyết 2 (H2): Nhận thức được tính dễ sử dụng của sơ đồ tư duy sẽ có ảnh
hưởng tích cực đến việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập của sinh viên
Giả thuyết 3 (H3): Ảnh hưởng của môi trường khuyến khích việc sử dụng sơ đồ
tư duy sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập củasinh viên
Các giai đoạn thực hiện như sau:
Bước 1: Xây dựng Phiếu khảo sát thử gửi đến 20 sinh viên để đánh giá về mức
độ hợp lệ, dễ hiểu của các câu hỏi Chỉnh sửa theo góp ý nhận được để hoàn thiệnphiếu khảo sát
Bước 2: Gửi phiếu khảo sát chính thức cho sinh viên các chuyên ngành bằng bảncứng
Bước 3: Thu thập, làm sạch dữ liệu:
Tổng số phiếu gửi đi là 965, số phiếu thu về hợp lệ là 926 phiếu
- Xác định cỡ mẫu trong tổng thể sinh viên của 3 khóa D9, 10, 11:
Nhận thức tínhhữu ích (U)
H1
H3H2
Trang 22 n là quy mô mẫu nghiên cứu
N là quy mô mẫu tổng thể
z là giá trị phân phối hai bên tương ứng với độ tin cậy đã chọn
e là sai số chọn mẫu cho phép
p là tỷ lệ trong tổng thể của biến nghiên cứu
Áp dụng công thức trên, đề tài xác định cỡ mẫu nghiên cứu trong tổng thể 9.000sinh viên với độ tin cậy 95% (z = 1,96), sai số chọn mẫu 5%, tỷ lệ p là 0,5:
- Tổng hợp file excel, kiểm tra tính phù hợp của phiếu, loại bỏ phiếutrống, phiếu không đầy đủ thông tin
- Kiểm tra làm sạch dữ liệu
Bước 4: Phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS 18 bằng các công cụ: (1) Kiểmđịnh độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha; (2) Phân tích nhân tố khámphá EFA; (3) Phân tích tương quan hồi quy với các nhân tố và mối liên hệ giữa cácnhân tố trong mô hình; (4) Kiểm định sự khác biệt về khóa học, giới tính, chuyênngành
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tàiđược kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về phương pháp học tập và ứng dụng sơ đồ tưduy trong học tập của sinh viên
Chương 2: Thực trạng về phương pháp học tập và ứng dụng sơ đồ tư duy tronghọc tập của sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội
Chương 3: Giải pháp nhằm ứng dụng sơ đồ tư duy để nâng cao kết quả học tậpcủa sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội
Trang 236 Tổng quan nghiên cứu
Ở các nước phương Tây, đa số mọi người sử dụng mô hình tư duy hình vẽ dạngmũi tên khi xử lý thông tin Hệ thống giáo dục từ tiểu học đến đại học lựa chọn nhấnmạnh đến sử dụng tư duy mũi tên là phương pháp trong đào tạo chính thức (Pollard,2010) Tony Buzan, một nhà nghiên cứu về não, nhà toán học và nhà tâm lý học đãphát minh ra kỹ thuật lập sơ đồ tư duy để khuyến khích, tích hợp cả hai bán cầu nãotrái và phải làm việc để tăng khả năng nhớ lại các thông tin (Tony & Barry, 2009)
Sơ đồ tư duy được định nghĩa là đại diện “trực quan, phi tuyến tính” của các ýtưởng và các mối liên hệ của các ý tưởng đó.Sơ đồ tư duy bao gồm một mạng lướicác khái niệm có kết nối và liên quan với nhau.Trong sơ đồ tư duy, bất kỳ ý tưởngnào cũng có thể được kết nối với ý tưởng khác Dạng tự do, suy nghĩ tự phát là cầnthiết khi tạo một sơ đồ tư duy và mục đích là để tìm ra sự kết nối sáng tạo giữa các
ý tưởng này Do đó, sơ đồ tư duy là các sơ đồ kết hợp cơ bản với nhau (Martin,2011)
6.1 Nghiên cứu về ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập trên thế giới
Nghiên cứu về sơ đồ tư duy trên thế giới đã được nhiều học giả quan tâm, nhất làtrong hoạt động đào tạo Việc ứng dụng sơ đồ tư duy rất đa dạng, cùng một vấn đềnhưng mỗi người sẽ có những ý tưởng phát triển mối liên kết sáng tạo khác nhau.Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nghiên cứu về việc ứng dụng sơ đồ tư duy trongdạy, học đã được thực hiện ở nhiều chuyên ngành và chương trình học Các nghiêncứu đều cho thấy vai trò của ứng dụng sơ đồ tư duy giúp sinh viên ghi nhớ nhanh cácnội dung đã đọc, tự tin trong thuyết trình Các nhà nghiên cứu khuyến khích việc sửdụng các sơ đồ tư duy trong các lĩnh vực học tập
Đối với đào tạo y học, Farrand và cộng sự (2002) đã tiến hành nghiên cứu tạiTrường Đại học London, khoa Y và Nha khoa để kiểm tra liệu việc sử dụng sơ đồ tưduy có ghi nhớ thông tin tốt hơn so với ghi chép bằng văn bản Đối tượng tham gianghiên cứu là 50 sinh viên y khoa năm thứ 2 và thứ 3, với 31 nữ và 19 nam, độ tuổitrung bình là 20,1 Nghiên cứu chia ra hai nhóm, một nhóm được hướng dẫn học theo
sơ đồ tư duy và một nhóm nghiên cứu tự chọn Họ cùng đọc một văn bản gồm 600 từtrong vòng mười phút Sau đó, các sinh viên được làm bài kiểm tra trong 30 phút Kếtquả cho thấy nhóm sử dụng sơ đồ tư duy có thể ghi nhớ thông tin tốt hơn nhóm tự
Trang 24chọn Nghiên cứu đã khẳng định tính hiệu quả của việc ghi nhớ thông tin trong y họcnhờ sử dụng sơ đồ tư duy.
Đối với đào tạo toán học, sơ đồ tư duy cung cấp một phương pháp để sinh viênnhớ các mối quan hệ và các bước trong một thuật toán Nghiên cứu của Entrekin(1992) thực hiện với một giảng viên môn đại số và lượng giác tại Trường Đại họcNam Mississippi sử dụng sơ đồ tư duy như một công cụ giảng dạy Giảng viên vẽmột sơ đồ tư duy trên bảng với các câu hỏi Các sinh viên áp dụng các ký hiệu để vẽ
sơ đồ tư duy Sinh viên trở nên tích cực hơn và tăng cường sự tham gia trong bài học.Sinh viên phác họa một sơ đồ giúp họ nhớ lại thông tin để trả lời câu hỏi Sơ đồ tưduy cung cấp một phương pháp để sinh viên nhớ các mối quan hệ và các bước trongmột thuật toán Nghiên cứu đã kết luận rằng sơ đồ tư duy có thể có hiệu quả khi thựchiện một chủ đề trong một ngày hoặc nhiều chủ đề trong một buổi học Sơ đồ tư duy
là hữu ích trong việc giới thiệu các khái niệm mới thông qua trực quan sinh động.Tuy nhiên, một số quan điểm khác cho rằng nên thận trọng khi sử dụng sơ đồ tưduy trong giáo dục toán học Giảng viên đánh giá rằng sơ đồ tư duy giúp hệ thốngkiến thức cho sinh viên gặp khó khăn với toán học, nhiều khi gây khó hiểu Trong sơ
đồ tư duy, mỗi nhánh chính được xây dựng trên một hệ thống nhánh phụ phức tạp.Nếu sự kết nối giữa bộ phận đơn lẻ không được thể hiện đầy đủ thì mối quan hệ với ýchính sẽ không đầy đủ (Brinkman, 2003)
Trong đào tạo thạc sĩ, một nghiên cứu khác được Mento và cộng sự (1999) thựchiện với học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh Học viên đã
sử dụng sơ đồ tư duy là công cụ trong bài học theo tình huống Học viên được chỉđịnh một số bài báo hoặc bài đọc liên quan đến một chủ đề cụ thể và làm bài tập sơ
đồ tư duy Một học viên trong nhóm thuyết trình nội dung theo sơ đồ tư duy Kết quảcho thấy rằng sự tự tin và làm chủ kiến thức trong bài thuyết trình của học viên tốthơn từ việc sử dụng sơ đồ tư duy
Ngoài ra, các nghiên cứu tâm lý khác của Budd (2004) đã cho thấy sơ đồ tư duy
có thể được tích hợp dễ dàng phong cách học tập đa dạng với những chủ đề khácnhau mà trước đây đã được dạy với phương pháp giảng dạy truyền thống Kết quả chỉ
ra rằng sinh viên với cách học "chủ động" thích sử dụng sơ đồ tư duy hơn, trong khicác sinh viên theo cách"thụ động" lại thích nghe giảng hơn Tác giả không đề nghị
Trang 25chỉ sử dụng sơ đồ tư duy cho một khoá học nhưng sử dụng nó làm đa dạng trong hoạtđộng học tập của sinh viên.
Như vậy, kết quả nghiên cứu về sử dụng sơ đồ tư duy trong đào tạo toán học củaBrinkman (2003) và chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Mento vàcộng sự (1999) đã cho thấy có ảnh hưởng tích cực từ sử dụng các sơ đồ tư duy đếnquá trình dạy và học Bên cạnh đó, một số học giả cũng không ủng hộ hoàn toàn việc
sử dụng sơ đồ tư duy, nhất là trong lĩnh vực toán học vì nếu không thể hiện đầy đủmối liên hệ thì sẽ không phát huy được hiệu quả của sơ đồ tư duy
6.2 Nghiên cứu về ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy và họctập đã thực hiện trong thời gian gần đây Tác giả Trần Ngọc Huynh (2012) với đề tài
“Giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học môn Địa lý lớp
8 ở Trường THCS Lê Lợi” Đề tài đã đưa ra các giải pháp thiết thực về phương pháphọc tập của học sinh THCS trong môn Địa lý lớp 8
Tác giả Hoàng Cường (2013) với đề tài nghiên cứu về thực trạng phương pháphọc tập truyền thống và giải pháp ứng dụng sơ đồ tư duy để đổi mới phương pháphọc tập của sinh viên lớp KHQL K8, Trường Đại học Khoa học thuộc Đại học TháiNguyên, đã đề xuất một số giải pháp ứng dụng sơ đồ tư duy để đổi mới phương pháphọc tập của sinh viên như đổi mới cách đọc tài liệu, phương pháp học nhóm, phươngpháp thảo luận, làm đề cương ôn tập … rất hữu ích với sinh viên K8
Tác giả Nguyễn Thị Diễm My và Lý Minh Tiên (2015) thực hiện nghiên cứu vềứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học học phần Tâm lý học đại cương cho sinh viêncác khoa không chuyên ở Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Côngtrình đã đánh giá dựa trên việc thử nghiệm so sánh phương pháp dạy học có áp dụng
và không áp dụng sơ đồ tư duy, từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đã kiến nghị vềviệc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tâm lý học đại cương
Như vậy, kết quả nghiên cứu về sử dụng sơ đồ tư duy trong đào tạo cho thấy ảnhhưởng tích cực từ sử dụng sơ đồ tư duy đến quá trình dạy và học Tuy nhiên, ở ViệtNam, các nghiên cứu về ứng dụng sơ đồ tư duy trong đào tạo nói chung và đào tạođại học nói riêng còn chưa nhiều Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của các côngtrình khác nhau, chưa điển hình áp dụng cho tất cả sinh viên Các nghiên cứu tập
Trang 26trung nhiều từ phía giảng viên trong việc xây dựng bài giảng, phương pháp giảng màchưa đứng ở góc độ học tập của sinh viên Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu mới chỉdừng lại ở nghiên cứu thực nghiệm, chưa làm rõ kết quả thông qua phỏng vấn sâu.Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn làm rõ tính hữu ích của việc ứng dụng sơ đồ
tư duy trong học tập đối với sinh viên kế toán, Đại học Lao động Xã hội, sử dụng kếthợp phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phỏng vấn sâu và phân tích định lượng
Trang 27CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
1.1 Các khái niệm phương pháp học tập, ứng dụng sơ đồ tư duy và kết quả học tập
1.1.1 Khái niệm phương pháp học tập
1.1.1.1 Khái niệm phương pháp
Phương pháp được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau Theo từ điển Tiếng
Việt, “Phương pháp là cách thức tiến hành để có hiệu quả” Theo quan điểm Triết học,“Phương pháp là hình thái chiếm lĩnh hiện thực, sự chiếm lĩnh hiện thực trong các hoạt động của con người, đặc biệt là hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn”, (Bách khoa toàn thư triết học (Liên Xô),tập III, tr409) Phương pháp chính là cách thức làm việc của chủ thể, cách thức này tùy thuộc vào nội dung “Phương pháp là
sự vận động bên trong của nội dung” (Hêghen).
Thuật ngữ “Phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (methodos) có nghĩa làcon đường để đạt mục đích Theo đó, Phương pháp học tập là con đường để đạt mụcđích học tập
Theo Lexicon der Padagogik: “Phương pháp giúp để trình bày có lý lẽ vững vàng một chân lý đã xác định rồi hoặc để vạch ra một con đường tìm tòi một chân
lý mới”
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Phương pháp là các cách thức được
sử dụng để tìm kiếm luận cứ và tổ chức luận cứ để chứng minh luận điểm (luận đề). Phương pháp là cách thức hành động được chủ thể sử dụng nhằm thực hiện một mục đích nhất định nào đó”.
Như vậy, tóm lại có thể hiểu: “Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn”.
1.1.1.2 Khái niệm học tập
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang, nghiên cứu dạy học theo quan điểm quá trình:
“Học là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách
đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện Vai trò tự điều
Trang 28khiển của quá trình học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dưới sự điều khiển của thầy, nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học Học có 2 chức năng kép
là lĩnh hội và tự điều khiển”.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam – Viện ngôn ngữ
học: “Học tập là học và luyện tập để hiểu biết và có kỹ năng”.
Như vậy, ta có thể đi đến một khái niệm chung nhất về học tập là: “Học tập là một loại hình hoạt động được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy, giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những phương thức hành vi nhằm phát triển nhân cách toàn diện”.
“Phương pháp học tập là con đường để đạt mục đích học tập”.
1.1.1.4 Khái niệm đổi mới, đổi mới phương pháp học tập
a. Khái niệm đổi mới
Theo từ điển Tiếng Việt, năm 2008: “Đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển” Đổi mới là
cải cách cái lỗi thời, cái cũ thay vào đó là thừa kế cái tốt thay cái mới hợp với thờiđại mới Đó là con đường tiến hóa của nền văn minh Đổi mới không bao giờ là đủ
cả, nó kéo dài theo chiều dài của lịch sử Đó là kết luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin
về tính biện chứng của quá trình phát triển, về tính phản tương thích giữa thượngtầng kiến trúc và cơ sở hạ tầng xã hội cũng như sự đấu tranh thường xuyên giữachúng để thúc đẩy tiến trình lịch sử đi lên
Như vậy,“Đổi mới là thay đổi, kế thừa cái cũ và tiếp thu những cái mới một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay”.
b Khái niệm đổi mới phương pháp học tập
Trang 29Đổi mới phương pháp học tập có thể hiểu là “con đường tốt nhất để đạt chất lượng và hiệu quả học tập cao” Đổi mới phương pháp học tập về bản chất là sự đổi
mới cách thức tổ chức học tập theo quan điểm phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của người học Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháphọc tập nói riêng là quy luật tất yếu của chính bản thân người làm công tác giáodục, của giáo viên và sinh viên trongđiều kiện mới
Đổi mới phương pháp học tập là thay đổi, kế thừa các phương pháp học tậptruyền thống và tiếp thu các phương pháp học tập mới một cách linh hoạt, phù hợpvới điều kiện Hoàn cảnh, để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.Đổi mới không phải thay cái cũ bằng cái mới Nó là sự kế thừa, sử dụng mộtcách có chọn lọc và sáng tạo hệ thống phương pháp học tập truyền thống hiện còn
có giá trị tích cực trong việc hình thành tri thức, rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm vàphát triển thái độ tích cực đối với đời sống, chiếm lĩnh các giá trị xã hội Đổi mớiphương pháp học tập theo hướng khắc phục những phương pháp lạc hậu, tăngcường vận dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, CNTT, nhằm tạo điềukiện cho người học hoạt động tích cực, độc lập và sáng tạo
1.1.2 Khái niệm SĐTD, lịch sử hình thành, ứng dụng SĐTD và kết quả học tập
1.1.2.1 Khái niệm sơ đồ tư duy
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theomột trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của một câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não”.
Phương pháp này có lẽ đã được nhiều người Việt biết đến nhưng nó chưa baogiờ được hệ thống hóa và được nghiên cứu kĩ lưỡng và phổ biến chính thức trongnước mà chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trước các mùa thi
Trang 30Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép Bằng cách dùng giản đồ ý, tổngthể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ vớinhau bằng các đường nối Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận
Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra sơ đồ tư duy thì: “Sơ
đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng Ở giữa sơ đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, sơ đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển”.
Sơ đồ tư duy được định nghĩa là đại diện “trực quan, phi tuyến tính” của các ýtưởng và các mối liên hệ của các ý tưởng đó Sơ đồ tư duy bao gồm một mạng lướicác khái niệm có kết nối và liên quan với nhau Trong sơ đồ tư duy, bất kỳ ý tưởngnào cũng có thể được kết nối với ý tưởng khác Dạng tự do, suy nghĩ tự phát là cầnthiết khi tạo một sơ đồ tư duy và mục đích là để tìm ra sự kết nối sáng tạo giữa các
ý tưởng này Do đó, sơ đồ tư duy là các sơ đồ kết hợp cơ bản với nhau (Davie,2011)
Như vậy, ta có thể đi đến một khái niệm chung nhất về sơ đồ tư duy là: “Sơ đồ
tư duy (MindMap) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc
sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như sơ đồ địa lí,
có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng Sơ đồ tư duy theo một cách riêng Do đó, việc lập Sơ
đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người”.
Trang 31Hình 1.1 Hình ảnh mẫu của sơ đồ tư duy
1.1.2.2. Lịch sử hình thành sơ đồ tư duy
Ở các nước phương Tây, đa số mọi người sử dụng sơ đồ tư duy dạng mũi tên khi
xử lý thông tin Hệ thống giáo dục từ tiểu học đến đại học lựa chọn nhấn mạnh đến sửdụng tư duy mũi tên là phương pháp trong đào tạo chính thức (Pollard, 2010) Buzan,một nhà nghiên cứu về não, nhà toán học và nhà tâm lý học đã phát minh ra kỹ thuậtlập sơ đồ tư duy để khuyến khích, tích hợp cả hai bán cầu não trái và phải làm việc đểtăng khả năng nhớ lại các thông tin (Buzan, 2009) Phương pháp này được phát triểnvào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Tony Buzan như là một cách để giúp họcsinh “ghi lại bài giảng” mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh Cách ghi chépnày sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn
Đến giữa thập niên 70, Peter Russell đã làm việc chung với Tony và họ đãtruyền bá kĩ xảo về giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo
dục.
1.1.2.3 Tác dụng (lợi ích) của việc ứng dụng sơ đồ tư duy và kết quả học tập
Trong cuộc sống, sơ đồ tư duy đem lại các lợi ích cho con người từ ghi chú, gợinhớ, sáng tạo, giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề, cụ thể:
Trang 32- Ghi chú: Khi thông tin được gợi ra, Sơ đồ tư duy (Mind maps) giúp tổ chức
thông tin theo một hình thức mà dễ dàng được xuất hiện và ghi nhớ Được sử dụng
để ghi chú tất cả các loại sách vở, bài giảng, hội họp, phỏng vấn, và đàm thoại
- Gợi nhớ, hồi tưởng: Bất cứ khi nào thông tin được xuất hiện từ trong bộ não
thì Mind maps cho phép các ý tưởng được ghi lại rất nhanh ngay sau khi nó đượcsinh ra vào một hệ được tổ chức Vì thế chẳng cần phải viết cả một câu.Nó như mộtphương tiện nhanh và hiệu quả trong việc tổng quát và vì thế có thể giữ lại các hồitưởng rất nhanh gọn
- Sáng tạo: Bất cứ khi nào bạn muốn khuyến khích sự sáng tạo, Mind maps sẽ
giúp bạn giải phóng cách suy diễn cổ điển theo phương thức ghi chép sự kiện theodòng cho phép các ý tưởng mới được hình thành nhanh chóng theo luồng tư duyxuất hiện
- Giải quyết vấn đề: Khi bạn gặp trở ngại với một vấn đề, Mind maps có thể
giúp bạn nhìn nhận tất cả các vấn đề và làm thế nào để liên kết chúng lại với nhau
Nó cũng giúp bạn có được cái nhìn tổng quát là bạn có thể nhìn nhận vấn đề dướigóc độ nào và sự quan trọng của nó
- Trình bày (trình diễn): Mind maps không chỉ giúp ta tổ chức các ý kiến hợp lý,
dễ hiểu mà còn giúp ta trình bày mà không cần phải nhìn vào biên bản có sẵn
Trong giáo dục, đào tạo, sơ đồ tư duy đem lại nhiều lợi ích cho người học, thayđổi phương pháp học, ghi chép hiệu quả, học tập tích cực và trong các công việcquản lý của trường học
- SĐTD giúp sinh viên học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp
học tập cho sinh viên không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn
là mục tiêu dạy học Thực tế cho thấy một số sinh viên học rất chăm chỉ nhưng vẫnhọc kém, nhất là môn toán, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phầnsau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biếtvận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau Phần lớn số học sinh nàykhi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin,lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo SĐTD trong dạyhọc học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo vàphát triển tư duy
Trang 33- SĐTD giúp sinh viên học tập một cách tích cực: Một số kết quả nghiên cứu
cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình
tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình Vì vậy, việc sử dụng SĐTD giúphọc sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não
- SĐTD giúp sinh viên ghi chép có hiệu quả: Do đặc điểm của SĐTD nên
người thiết kế SĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi”thông tin cần thiết nhất và lôgic Vì vậy, sử dụng SĐTD sẽ giúp học sinh dần dầnhình thành cách ghi chép có hiệu quả
Tác giả Stella Cottrell đã tổng kết cách “ghi chép” có hiệu quả trên SĐTD: 1)Dùng từ khóa và ý chính; 2) Viết cụm từ, không viết thành câu; 3) Dùng các từ viếttắt; 4) Có tiêu đề; 5) Đánh số các ý; 6) Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màusắc,… 7) Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng; 8) Sử dụngmàu sắc để ghi
- Sử dụng SĐTD giúp giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lí nhà trường lập kế hoạch công tác và có cái nhìn tổng quát toàn bộ kế hoạch từ chỉ tiêu, phương
hướng, biện pháp,…và dễ theo dõi quá trình thực hiện đồng thời có thể bổ sungthêm các chỉ tiêu, biện pháp,…một cách rất dễ dàng so với việc viết kế hoạch theocách thông thường thành các dòng chữ
SĐTD có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhàtrường hiện nay,có thể thiết kế SĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ,… hoặc cũng có thểthiết kế trên phần mềm sơ đồ tư duy. Việc sử dụng SĐTD giúp cán bộ quản lí có cáinhìn tổng quát toàn bộ vấn đề, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúpsinh viên học tập tích cực
1.2 Phương pháp thiết kế sơ đồ tư duy
Cho dù vẽ bằng tay hay bằng máy chúng ta đều có thể thực hiện theo các bướcsau:
- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang) hoặc trên
máy
+ Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề Hình ảnh có thểthay thế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình
Trang 34Sau đó, chúng ta có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõràng.
+ Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh. + Có thể dùng từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâusắc về chủ đề
- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
+ Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật.+ Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm
+ Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽtỏa ra một cách dễ dàng
- Bước 3: Vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ trong tiêu đề phụ.
+ Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hìnhảnh
+ Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thờigian
+ Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh.Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa
+ Sau đó, nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp
2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2…bằng đường kẻ.Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn
+ Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ congđược tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn
+ Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu Chúng ta thayđổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn
- Bước 4: Người vẽ có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng
thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn
Trang 35Hình 1.2 Minh họa thiết kế một sơ đồ tư duy
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập củasinh viên thực chất là tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng sơ đồ tư duy.Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến ý định, hành vi được thực hiện nhiều trênthế giới, dựa trên mô hình chấp nhận sử dụng công nghệ Nhiều nghiên cứu trướcđây đã chỉ ra rằng các cá nhân sẽ sử dụng công nghệ mới nếu họ cảm nhận rằng nóđem lại hữu ích lớn hơn so với nỗ lực từ việc sử dụng, điều này ảnh hưởng đáng kểđến ý định và hành vi sử dụng Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác lại chứngminh là nhận thức dễ sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến ý định và hành vi sử dụngcông nghệ của người dùng Nhận thức dễ sử dụng là sự nhận thức về mức độ nỗ lựccần bỏ ra để sử dụng công nghệ của người sử dụng Theo đó, nhóm nhân tố ảnhhưởng đến việc ứng dụng sơ đồ tư duy gồm: (1) Nhân tố bên trong (Nhận thức vềtính hữu ích; Nhận thức về tính dễ sử dụng); (2) Nhân tố bên ngoài (Ảnh hưởng củamôi trường tới hành vi)
1.3.1 Nhân tố bên trong
Trang 36Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến ứng dụng sơ đồ tư duy bao gồm nhận thức vềtính hữu ích khi sử dụng sơ đồ tư duy và nhận thức về tính dễ sử dụng của sơ đồ tưduy.
Nhận thức về tính hữu ích được hiểu là mức độ mà một cá nhân cho rằng việc
chấp nhận sử dụng công nghệ mới sẽ làm tăng hiệu quả công việc Hiệu quả côngviệc còn thể hiện qua việc cá nhân có thể không đặc biệt thích công nghệ thông tinnhưng họ cảm nhận được việc sử dụng sẽ giúp họ cơ hội tăng lương và chức vụtrong công việc (Davis, 1989) Như vậy, nhận thức về tính hữu ích của sơ đồ tư duy
sẽ giúp cá nhân hiểu được nếu ứng dụng nó, hoạt động học tập sẽ đạt kết quả caohơn về thời gian bỏ ra với lượng kiến thức ghi nhớ nhiều hơn, xếp loại học tập caohơn
Nhận thức về tính dễ sử dụng được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân về
việc sử dụng công nghệ thông tin sẽ không cần phải thực sự nỗ lực Hay người sửdụng công nghệ mới sẽ có thể làm như vậy khá dễ dàng khi so sánh giữa nỗ lực bỏ
ra và nhận thức lợi ích thu được (Davis, 1989) Như vậy, với nhận thức về tính dễ
sử dụng, sinh viên sẽ sẵn sàng áp dụng sơ đồ tư duy nếu đã biết cách sử dụng vàhiểu về nó Kết quả các nghiên cứu trước cũng cho thấy rằng việc thực tế sử dụngmột công nghệ sẽ tăng hiệu suất do nhận thức về tính hữu ích là một yếu tố quyếtđịnh trực tiếp của ý định hành vi Bất kỳ nhân tố nào không đề cập trong hai nhân tốtrên cuối cùng cũng ảnh hưởng đến tính hữu ích và tính dễ sử dụng, tác động lên ýđịnh và hành vicủa người sử dụng
1.3.2 Nhân tố bên ngoài
Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi được xem là nhân tố môi trường Đốivới môi trường học tập, các tác nhân tác động đến quá trình học tập của sinh viêngồm giảng viên, bạn bè và người thân
Giảng viên tác động đến sinh viên trong quá trình học, truyền đạt thông tin từ
giảng viên đến sinh viên có thể nhanh hoặc chậm tùy theo phương pháp giảng dạy
và phương pháp học tập của sinh viên Sinh viên có thể ghi chú tuần tự toàn bộ bàigiảng nhưng cũng có sinh viên chỉ ghi những ý chính Tuy nhiên, cách giảng củagiảng viên sẽ tác động đến việc tiếp thu kiến thức của sinh viên Giảng viên thay đổiphương pháp, hướng dẫn theo sơ đồ tư duy sẽ giúp sinh viên tiếp cận, làm quen và
Trang 37hứng thú với cách học này Từ đó, sinh viên sẽ hình thành nên cách áp dụng sơ đồ
tư duy cho riêng mình trong các phương pháp tự học, đọc tài liệu, thuyết trình, thảoluận nhóm…
Bạn bè là các cá nhân cùng môi trường học tập Do vậy, việc tương tác giữa sinh
viên với bạn cùng lớp, cùng nhóm sẽ thường xuyên trong hoạt động học Khi sinhviên chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sơ đồ tư duy, hiệu quả của cách học này sẽ tácđộng tích cực đến ý định sử dụng sơ đồ tư duy của sinh viên khác Đặc biệt là trongphương pháp học nhóm, thuyết trình, việc sử dụng sơ đồ tư duy của một cá nhân sẽ
dễ triển khai, lan tỏa cho cả nhóm, kích thích sự sáng tạo và bổ sung ý kiến của cácthành viên nhóm
Các cá nhân khác như người thân, trường học…cũng là nhân tố tác động tới
việc học theo sơ đồ tư duy của sinh viên Bố mẹ dạy con cách học theo sơ đồ tưduy, khích lệ con ghi nhớ và sáng tạo sẽ tạo điều kiện con làm quen, thành thạo vànhận thức được hiệu quả của cách học này Bên cạnh đó, nhiều người khác cũngnằm trong nhóm này nếu có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh viên Ví dụnhư cô dì chú bác nói chuyện với cháu về cách sử dụng sơ đồ tư duy và kết quả nóđem lại hoặc trong buổi thuyết trình sinh hoạt ngoại khóa, sinh viên được làm quen
và hứng thú với phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy…
Như vậy, nhân tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng sơ đồ tư duy có thể khải quáttheo nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài Với nhóm nhân tố bên trong, bản thânsinh viên nhận thấy sơ đồ tư duy thực sự có ích với bản thân và có thể sử dụng dễdàng sẽ tác động tích cực đến việc sẵn sàng sử dụng sơ đồ tư duy Với nhóm nhân
tố bên ngoài, các tác động của người xung quanh như thầy cô, bạn bè hoặc ngườithân có sử dụng và hướng dẫn sinh viên sẽ tác động đến ý định và hành vi sử dụng
sơ đồ tư duy của sinh viên Việc nhận diện và nắm được các nhân tố ảnh hưởng có ýnghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân và tổ chức liên quan đến đào tạo trong việctác động, điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu học tập và đào tạo
1.4 Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập
Sơ đồ tư duy còn là công cụ hữu ích để giúp cho sinh viên đạt kết quả học tập tốthơn, cải thiện khả năng nhớ Quan trọng hơn là công việc ghi chép của sinh viên sẽđột phá đáng kể giúp tiết kiệm thời gian của mình
Trang 381.4.1.2 Phương pháp ghi chép bài
Ghi chép là một việc rất quan trọng trong quá trình học tập Nghe, nhìn vàongười giảng và ghi chép là ba hoạt động gắn bó mật thiết trong quá trình nghegiảng Sinh viên ghi chép bài tập đầy đủ và đúng cách sẽ giúp ghi nhớ bài học tốthơn, việc học tập đạt hiệu quả hơn
Các sinh viên thường ghi bài theo cách “cô đọc trò ghi” ghi rất nhiều mà khôngtrọng tâm vào nghe, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra Một quyển
vở nhiều chữ nhìn rất khó nhớ và để tìm lại một khái niệm hay một công thức tínhtoán sinh viên phải dở đi dở lại, mất rất nhiều thời gian tìm kiếm Trong ghi chép,hầu hết các sinh viên không biết phân tích và chọn lọc thông tin, nên thông tin đượcghi lại dài dòng, khó hiểu
Ghi chép bài theo kiểu truyền thống làm cho sinh viên cảm thấy nhàm chán.Khiến sinh viên không tập trung trong giờ học Có lẽ sẽ khá khó để tìm thấy mộtgiảng đường mà 100% các bạn sinh viên đều chăm chú theo dõi và ghi chép bài đầy
đủ Nhiều bạn thường chọn những chỗ ngồi giáo viên ít để ý để… ngủ, hay onlinebằng laptop, rồi không ghi bài, hoặc đọc giáo trình của những môn học khác…
1.4.1.3 Phương pháp thuyết trình
Thuyết trình là trình bày bằng lời trước người nghe về một vấn đề nào đó nhằmcung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe Một người cóhiểu biết sâu rộng và có khả năng diễn đạt tốt bằng lời nói thì có thể giáo dục,thuyết phục và động viên người khác theo mong muốn của họ Khả năng thuyếttrình tốt có thể đem lại cho nhà quản lý, nhà điều hành, kinh doanh hay nhà khoahọc thành công Kỹ năng thuyết trình là một vũ khí vô cùng lợi hại, một thế mạnhcạnh tranh của con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào Đối với sinh viên thuyết trình
là một hoạt động không thể thiếu bởi sinh viên thường xuyên được tra cứu tài liệu
Trang 39và trình bày trước lớp Những bài thuyết trình thành công trước lớp hay trước đámđông sẽ giúp sinh viên thành công trong học tập Kỹ năng này cũng rất cần thiết chosinh viên khi trình bày các công trình nghiên cứu, khóa luận, báo cáo khoa học…trong và ngoài trường.
1.4.1.4 Phương pháp đọc tài liệu
Sách báo, tài liệu (gọi chung là sách) là kho tàng tri thức nhân loại được lưu lạicho các thế hệ sau Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với mọi người,đặc biệt là người trí thức – trong đó có các bạn sinh viên Mọi thành công của conngười đều là sự kết hợp của nỗ lực sức lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy, từ cuộcsống, từ sách vở
1.4.1.5 Phương pháp tự học
Trong quá trình học tập, bao giờ cũng có phần tự học của sinh viên, nghĩa là tựmình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức Trong tự học, bước đầu sinh viênthường có nhiều lúng túng nhưng chính những lúng túng đó lại là động lực thúc đẩysinh viên tư duy để thoát khỏi “lúng túng” Nhờ vậy, sinh viên sẽ thành thạo lên vàhay đặt những dấu hỏi, phát hiện vấn đề, từ đó đi đến có đề tài nghiên cứu LuậtGiáo dục đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡngnăng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sángtạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”
1.4.1.6 Phương pháp học nhóm
Học tập theo nhóm là một phương pháp học tập trong đó các thành viên cùngphối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hướng đếnmột mục tiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể
Các nhà nghiên cứu đã từng tuyên bố rằng, “cho dù nội dung môn học như thế nào thì sinh viên làm việc theo từng nhóm nhỏ cũng có khuynh hướng học được nhiều hơn những gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các hình thức dạy học khác’’,
(Barbara Gross Davis)
Học nhóm không chỉ giúp sinh viên có thêm kiến thức mà còn phát huy kỹ nănglàm việc nhóm, khả năng sáng tạo của bản thân, rất tốt cho công việc sau này
1.4.1.7 Phương pháp làm đề cương ôn tập
Trang 40Ôn tập là hình thức nhằm ôn lại, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức cơ bảncủa một chương trình học Khâu ôn tập trong quá trình dạy học giữ vai trò rất quantrọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên
1.4.2 Ứng dụng sơ đồ tư duy
1.4.2.1. Ghi chép và ghi chú
Đầu tiên, SĐTD là công cụ ghi chép thông tin vô cùng hiệu quả Sinh viên cóthể bị quá tải vì số lượng bài học cần ghi chép ngày càng nhiều và gặp khó khăn đểghi nhớ chúng Sơ đồ tư duy đề xuất cách ghi thông tin chỉ bằng từ khóa, sau đó liênkết các kiến thức, ý tưởng một cách trực quan Mọi thông tin chỉ thể hiện trên mộttrang giấy sẽ cho ta bức tranh toàn cảnh lượng kiến thức của môn học Sau buổihọc, sinh viên nhìn qua là có thể ôn lại
1.4.2.2. Lên kế hoạch học tập
Sử dụng SĐTD để lên kế hoạch cho học tập rất hiệu quả Trước mỗi học kỳ, sinhviên lập SĐTD cho học tập và các hoạt động ngoại khóa Trong từng nội dung, đặtmục tiêu chung cho kỳ học và mục tiêu riêng cho từng học phần Dựa trên các mụctiêu đã đặt ra, sinh viên biểu diễn chi tiết bằng các phương pháp sử dụng phù hợp.Việc lên kế hoạch này sẽ giúp sinh viên có điều chỉnh kịp thời trong quá trình thựchiện
1.4.2.3 Thuyết trình
Khi còn học cấp 3 hay học lên cao đẳng, đại học, sinh viên rất ngại phải thuyếttrình Chúng ta cảm thấy không tự tin, mất bình tĩnh trước đám đông dẫn đến quênnội dung cần thuyết trình Bài thuyết trình càng dài thì cảm giác lo lắng càng lớn.Khi chọn SĐTD làm giải pháp thuyết trình, sinh viên không phải mất thời gianđọc từng Slide nhàm chán Thay vào đó, dùng SĐTD để ghi lại từ khóa và hình ảnh.Việc này kích hoạt kỹ năng diễn đạt và khả năng nhớ của sinh viên Công việcthuyết trình sẽ trở nên tự nhiên hơn và sinh viên sẽ có nhiều thời gian để giao tiếpvới khán giả của mình hơn
1.4.2.4. Học bài thi
Thi cử là nỗi ám ảnh của sinh viên Trước ngày thi, sinh viên thường phải “tiêuthụ” một lượng lớn kiến thức và bài tập Nhiều sinh viên tất tả đi mượn vở của