giải pháp thông qua đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ôn tập Toán nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Hoằng Hóa”- Gi
Trang 1TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
ÔN TẬP TOÁN NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG,
SÁNG TẠO VÀ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA
Họ và tên: Nguyễn Thị Sâm Lĩnh vực: Toán học
Đơn vị: Trường THPT Hoằng Hóa
THANH HÓA, NĂM 2024
Trang 2Trang
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Những điểm mới của SKKN 2
2 NỘI DUNG 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.2 Cách xây dựng sơ đồ tư duy trong dạy học ôn tập môn Toán 3
2.2.1 Nhánh 4
2.2.2 Từ khóa 5
2.2.3 Màu sắc 5
2.2.4 Hình 6
2.2.5 Bố cục 6
2.3 Ưu điểm của sơ đồ tư duy 7
2.4 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 8
2.4.1 Thuận lợi 8
2.4.2 Khó khăn 8
2.5 Các giải pháp đã thực hiện với sơ đồ tư duy trong việc dạy học ôn tập Toán 10 ở trường trung học phổ thông Hoằng Hóa 8
2.5.1 Ôn tập chương I Mệnh đề và tập hợp 8
2.5.2 Ôn tập chương III Hệ thức lượng trong tam giác 10
2.5.3 Ôn tập chương IV Vectơ 12
2.6 Hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ôn tập Toán 10 15
3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19
3.1 Kết luận 19
3.2 Kiến nghị 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Môn Toán có vai trò, vị trí quan trọng trong việc góp phần hình thành và
“phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực người học” Trong đó nănglực toán học bao gồm các thành tố: năng lực tư duy và lập luận toán học; nănglực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giaotiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời kì bùng nổ thông tin Việc dạy học
và học xuất hiện ở nhiều nền tảng mạng xã hội, ứng dụng, thiết bị truyền thông,sách, báo,… Điều này đòi hỏi của chúng ta phải biết sàng lọc, tiếp cận ghi nhậnthông tin như thế nào Do vậy, nếu không có một phương pháp thu thập ghi nhậnthông tin chắc chắn hiệu quả mang lại hạn chế nhiều Việc học tập chăm chỉchưa hẳn đã là giải pháp tối ưu, điều quan trọng phải là chúng ta học như thế nào
và làm thế nào để có giá trị gia tăng từ kiến thức Qua nghiên cứu cho thấy,nhiều học sinh lớp 10 ở trường THPT Hoằng Hóa chưa biết cách học, ghi kiếnthức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộcnhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật”trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng liên kết các kiến thức liên quan vớinhau Bản chất của dạy học là lấy người học làm trung tâm, là phát huy cao độtính tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo của người học
Trong quá trình dạy học ở trường THPT Hoằng Hóa, tôi nhận thấy rằng các
em học sinh lớp 10 có một số em còn mất gốc, khả năng tư duy còn hạn chế,chưa chủ động trong việc học tập Đặc biệt, với môn Toán các em học với lượngkiến thức mới, với rất nhiều khái niệm, định lý và công thức nên gặp khó khăntrong việc học Với trách nhiệm là một giáo viên giảng dạy bộ môn Toán, tôimong muốn được đồng hành cùng các em luôn động viên, khích lệ và thật sựthấy cần thiết phải thay đổi các em, để các em có thể chủ động và hứng thú hơntrong việc học Toán
Với mục đích giúp các em một phương pháp học hay phương pháp ghi nhớnhanh, nhớ lâu thông tin một cách dễ dàng, hiệu quả khoa học, tôi xin nêu ra
Trang 4giải pháp thông qua đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ôn tập Toán nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Hoằng Hóa”
- Giúp giáo viên khắc phục và giải quyết những khó khăn trong công tácgiảng dạy, áp dụng những phương pháp tiên tiến hiện đại nâng cao nghiệp vụ sưphạm của bản thân, là cơ sở để trao đổi kinh nghiệm hữu ích với đồng nghiệp
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Chương trình sách giáo khoa, tài liệu ôn tập Toán
- Sơ đồ tư duy trong dạy học ôn tập Toán của giáo viên
- Học sinh lớp 10 trường THPT Hoằng Hóa
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên cứu,tôi đã sử dụng một số phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài,
- Phương pháp quan sát ,
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn,
- Phương pháp thực nghiệm
1.5 Những điểm mới của SKKN
Đề tài xây dựng cách vẽ sơ đồ tư duy trong các tiết học ôn tập môn Toán
10 Giúp học sinh có phương pháp ghi nhận thông tin nhanh, nhớ lâu và các kiếnthức của bài học cũng như hướng giải quyết một số bài toán Kích thích khảnăng sáng tạo của một bộ phận học sinh
Trang 52 NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương
tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não Đây là cách đểghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược
đồ phân nhánh
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ýtưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức…bằng cách kết hợpviệc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tíchcực Đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địalí; có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùngmàu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau Sơ đồ tư duy chú trọngtới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh) Có thể vậndụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗitiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó làmột kĩ thuật minh họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắcphù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não Theo Tony Buzan
“một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ…” và “màu sắc cũng có tác dụng kíchthích não như hình ảnh Màu sắc mang đến cho sơ đồ tư duy những rung độngcộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo”
Sơ đồ tư duy được ông Tony Buzan (1942-2019) phát minh vào những năm
1960 Ông là tiến sĩ tâm lí học và nhiều môn khoa học khác Ông nghiên cứu cơchế hoạt động của bộ não và đưa ra phương pháp MindMap
2.2 Cách xây dựng sơ đồ tư duy trong dạy học ôn tập môn Toán
Vật liệu làm sơ đồ tư duy dễ tìm, dễ kiếm, đơn giản và có áp dụng ngay cảnhững trường có điều kiện khó khăn Bản đồ tư duy có thể được vẽ trên giấy bìa,bảng phụ, sử dụng bằng bút chì, phấn màu, bút màu, tẩy… hoặc có thể thiết kếtrên powerpoint hay các phần mềm chuyên dụng để thiết kế cho sơ đồ tư duy.Khi lập sơ đồ tư duy, ta bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề Một
Trang 6hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp học sinh tập trung vào chủ đề và làm cho học sinhcảm thấy hứng thú hơn.
Để vẽ sơ đồ tư duy, ta cần chú ý:
Hình 1.1
2.2.1 Nhánh
- Các nhánh chính sẽ là nhánh có kích thước lớn nhất, được kết nối trựctiếp với hình trung tâm Nên vẽ các nhánh bằng đường cong tự nhiên, vì não bộcủa chúng ta luôn thích đường cong hơn đường thẳng
- Chiều dài nhánh và từ khóa nằm trên nhánh phải có độ dài tương đương,các nhánh phải được xuất phát từ một điểm Điều này sẽ thể hiện mối liên kết rõràng, chặt chẽ với ý tưởng
Hình 1.2
Trang 7Hình 1.3
2.2.3 Màu sắc
Luôn sử dụng màu sắc vì màu sắc luôn có tác dụng kích thích não như hìnhảnh, các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dàyhơn
Hình 1.4
Trang 82.2.4 Hình
Các từ, ảnh, ý cần đứng độc lập và nên đặt trên một đường kẻ, các côngthức, định lý toán học thì có thể đóng khung nếu vẽ trên giấy, tạo ảnh nếu sửdụng máy tính
Hình 1.5
2.2.5 Bố cục
- Bố trí thông tin quanh hình ảnh trung tâm một cách đều đặn
- Nên tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho bản thân mình (kiểu màu sắc vàđường kẻ)
- Cần ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể dễ dàng tra cứu
Hình 1.6
Trang 92.3 Ưu điểm của sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy Đó cũng là phương pháp dễnhất để đưa thông tin vào trong bộ não và chuyển tải nó ra ngoài Nó là phươngtiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả, “sắp xếp” được ý nghĩ của con người.Khi nghiên cứu về bộ não, người ta nhận thấy bộ não hoạt động theo hai nhánh:
- Não phải nhạy cảm với thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dáng,tưởng tượng
- Não trái thích hợp với các từ ngữ, con số, tư duy phân tích
Do đó, người ta kích thích não phải là tốt nhất Trình bày vấn đề theo sơ
đồ, biểu đồ vẫn gây hưng thú với người xem Trong các sơ đồ ấy thì sơ đồ màTony Buzan đưa ra được đánh giá là có hiệu quả nhất
Việc thể hiện gần giống cơ chế hoạt động của bộ nào thì sơ đồ tư duy sẽgiúp con người sáng tạo hơn, tiết kiện thời gian hơn, ghi nhớ tốt hơn; nhìn thấybức tranh tổng thể, tổ chức và phân loại suy nghĩ
So với các cách thức ghi chép truyền thống thì ghi chép bằng sơ đồ tư duy
có những điểm vượt trội như sau:
- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng
- Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận Ý càng quan trọngthì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn
- Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ
- Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ
- Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bấtchấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanhchóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ
- Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính
Sơ đồ tư duy là một công cụ dạy học hữu hiệu, tiết kiệm thời gian Thôngqua việc sử dụng cả não trái và não phải, nó giúp học sinh tiếp thu bài nhanh,hiểu kĩ, nhớ được nhiều kiến thức hơn Tuy nhiên, sơ đồ tư duy không phải là
Trang 10một tác phẩm hội họa, nên nếu chúng ta quá tập trung vào việc trau chuốt hìnhảnh sẽ làm mất thời gian Thời gian đó, chúng ta có thể dành vào công việc kháccần thiết hơn.
2.4 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Một số học sinh có năng khiếu vẽ
2.4.2 Khó khăn
- Hệ thống máy tính tuy có nhưng chưa được nhiều
- Đời sống gia đình của một bộ phận học sinh còn khó khăn nên có nhiềugia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em Do vậy, nhiều em họcsinh còn ham chơi, đến trường chưa tập trung cho việc học tập
- Do chất lượng đầu vào của trường THPT Hoằng Hóa thấp, nhiều họcsinh lớp 10 bị mất kiến thức Toán cơ bản, chưa chủ động học tập, năng lực tưduy hạn chế nên khó khăn trong việc phát triển tư duy
2.5 Các giải pháp đã thực hiện với sơ đồ tư duy trong việc dạy học ôn tập Toán 10 ở trường trung học phổ thông Hoằng Hóa.
2.5.1 Ôn tập chương I Mệnh đề và tập hợp
Trong chương I Mệnh đề và tập hợp của Toán 10 bộ kết nối tri thức vớicuộc sống là kiến thức mới đối với các em học sinh khối 10 Chương này cungcấp những khái niệm và kí hiệu logic thường dùng, củng cố và mở rộng hiểu biếtban đầu về lý thuyết tập hợp đã được học ở các lớp dưới Từ đó góp phần hìnhthành khả năng suy luận có lý, khả năng tiếp nhận, diễn đạt vấn đề một cáchchính xác, tạo cơ sở để học tốt các nội dung học khác Để phát huy tính chủđộng và tạo hứng thú cho học sinh ôn tập tôi dùng sơ đồ tư duy sau làm mẫutrên máy tính để dạy học:
Trang 11Hình 2.1
Nội dung kiến thức bài “Mệnh đề” được tóm tắt theo sơ đồ hình 2.2
Hình 2.2
Các phép toán trên tập hợp dễ gây cho học sinh nhầm lẫn khi tính, đặc biệt
là các em học sinh trung bình, yếu ở Trường THPT Hoằng Hóa lại càng gặp khókhăn hơn trong quá trình làm phép toán tập hợp Để các em học sinh dễ tiếp thubài hơn tôi đưa ra một sơ đồ tư duy tổng hợp các khái niệm cơ bản về tập hợp,các tập hợp số, các phép toán, nêu tính chất Sau đây là sơ đồ tư duy được ápdụng để ôn và làm bài tập phép toán trong tập hợp:
Trang 12Hình 2.3
Qua sơ đồ hình 2.2 và hình 2.3 các em học sinh đã nắm được hết các khái niệm
về mệnh đề, tập hợp và vận dụng làm được bài tập các phép toán trong tập hợp
2.5.2 Ôn tập chương III Hệ thức lượng trong tam giác
Lượng giác được phát tiển từ nhu cầu tính toán góc và khoảng cách trongrất nhiều lĩnh vực như thiên văn học, lập bản đồ, bản vẽ thiết kế, khảo sát và tìmtầm bắn của pháo binh Ở lớp 9, ta đã biết tỉ số lượng giác của một góc nhọn.Chương này mở rộng đó cho một góc bất kỳ từ 0o đến 180o Để hiểu rõ và rènluyện tính nhớ lâu của các em tôi sử dụng sơ đồ tư duy sau:
Hình 3.1
Ở bài 5, giúp học sinh nhận biết giá trị lượng giác của góc từ 0o đến 180o, dễdàng nhớ được hệ thức liên hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc phụ nhau, bùnhau và tính giá trị lượng giác của một góc Tôi sử dụng sơ đồ tư duy sau:
Trang 13Hình 3.2
Để trình bày ngắn gọn các hệ thức lượng trong tam giác giúp học sinh nắmvững được định lý cosin, định lý sin, công thức tính diện tích, giải tam giác vàgiải quyết một số bài toán trong đo đạc Các em học sinh có thể dựa vào sơ đồ tưduy hình 3.3 để củng cố kiến thức:
Hình 3.3
Trang 14Qua sơ đồ 3.2 và 3.3 học sinh đã nắm rõ được các công thức và vận dụnglàm bài tập liên quan đến hệ thức lượng trong tam giác.
2.5.3 Ôn tập chương IV Vectơ
Ở tiết “Ôn tập chương IV” giáo viên cần giúp học sinh nắm vững kiến thức
vectơ, vận dụng làm bài tập cơ bản và ứng dụng tính công trong môn Vật lý, ứngdụng vào đời sống Ví dụ hình 4.1 cho thấy từ Thành phố Thanh Hóa cáchtrường THPT Hoằng Hóa 13,85km về hướng Đông Bắc
Trang 15diễn một số đại lượng như lực, vận tốc bằng vectơ Giúp các em học sinh nắmvững kiến thức tôi sử dụng sơ đồ tư duy sau:
Hình 4.3
Ở bài 8 “ Tổng và hiệu của hai vectơ” giáo viên cần ôn tập cho học sinhbiết thực hiện các phép toán cộng, trừ vectơ Mô tả trung điểm của đoạn thẳng,trọng tâm tam giác bằng vectơ Biết vận dụng vectơ trong bài toán tổng hợp lực,tổng hợp vận tốc Tôi tổng hợp kiến thức ôn tập như sơ đồ tư duy dưới đây:
Trang 16Hình 4.4
Nội dung kiến thức bài “Tích của một vectơ với một số” ta cần cho họcsinh biết thực hiện phép nhân vectơ với một số, biết mô tả các mối quan hệ cùngphương, cùng hướng bằng vectơ hay phân tích một vectơ theo hai vectơ khôngcùng phương theo sơ đồ hình 4.5
Hình 4.5
Để nhận biết tọa độ của vectơ và thể hiện các phép toán vectơ theo tọa độ.Biết thể hiện mối quan hệ giữa các vectơ thông qua tọa độ của chúng Ta cầnnắm vững các nội dung sau:
Trang 17Hình 4.6
Giúp các em học sinh tính góc, tích vô hướng của hai vectơ trong nhữngtrường hợp cụ thể Để ghi nhớ công thức, tính chất tọa độ của tích vô hướng củahai vectơ ta quan sát sơ đồ sau:
Trang 18tư duy:
Hình 6.1 Sản phẩm của một học sinh lớp 10A7
Hình 6.2 Học sinh 10A8 sáng tạo sơ đồ tư duy theo nhóm
Trang 19Hình 6.3 Học sinh 10A7 sáng tạo sơ đồ tư duy theo nhóm
Trang 20Hình 6.4 Học sinh 10A8 sáng tạo sơ đồ tư duy theo nhóm
Hình 6.5 Học sinh 10A8 thuyết trình bài ôn tập các số đặc trưng đo độ phân tán.
Trang 21Hình 6.6 Học sinh 10A7 sáng tạo và thuyết trình theo sơ đồ tư duy
Căn cứ vào kết quả dạy học thực hành tôi nhận thấy, đề tài đã phát huy tácdụng trong việc nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề: Sử dụng sơ đồ tư duy trongdạy học ôn tập Toán 10 cho học sinh ở trường THPT Hoằng Hóa tôi thấy các em
đã tiếp thu khá tốt, các em đã chủ động làm bài, sáng tạo sơ đồ tư duy và hứngthú hơn trong học tập bộ môn Toán
Sau khi tiến hành chấm và phân loại, thống kê kết quả làm bài thi cuối học kỳ
I của các em học sinh lớp 10A7 và 10A8 trường THPT Hoằng Hóa, tôi thu đượckết quả như sau:
Lớp Số học sinh Điểm 8,2-10 Điểm 5,2-8 2,2-5 điểm 0-2 điểm
10A7 47 8 17,03 21 44,68 16 34,04 2 4,2610A8 45 10 22,22 20 44,45 14 31,11 1 2,22
3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
“Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ôn tập Toán nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Hoằng Hóa” phù hợp với nhận thức của học sinh lớp 10 ở trường
THPT Hoằng Hóa
Việc dạy học sinh ôn tập toán theo sơ đồ tư duy đáp ứng và kích thích được
sự hứng thú, chủ động tìm hiểu của học sinh Phản ứng tích cực mà tôi nhậnđược từ các em học sinh đã làm cho tôi cảm nhận được niềm vui nghề nghiệp vàlàm cho quan hệ cô trò của chúng tôi gắn bó hơn
Ưu điểm của việc sử dụng sơ đồ tư duy dạy học là giúp học sinh nhớnhanh, nhớ lâu, chính xác nội dung bài học, các công thức ôn tập Nhược điểm
là sơ đồ tư duy có thể gây mất thời gian khi tổng hợp thông tin và dữ liệu phứctạp, việc xây dựng sơ đồ tư duy có thể đòi hỏi mất nhiều thời gian và công sức
3.2 Kiến nghị
Đề tài này có thể là không lạ đối với những ai yêu và thích nghiên cứuToán Nhưng với mong muốn đáp ứng tinh thần ham học, thích khám phá của